Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

“NGUYÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.17 KB, 73 trang )

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG


VÕ THỊ KỲ DUYÊN

TÊN ĐỀ TÀI :
“NGUYÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM
CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG ”

LUẬN VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2008
Võ Thị Kỳ Duyên

i


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG


VÕ THỊ KỲ DUYÊN



TÊN ĐỀ TÀI :
“NGUYÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM
CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG ”

LUẬN VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. NGUYỄN VINH QUY

TP. HỒ CHÍ MINH - 2008
Võ Thị Kỳ Duyên

ii


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

LỜI CẢM ƠN
Với những bỡ ngỡ ngày đầu bước chân vào trường, sau bốn năm học, nhờ sự
dẫn dắt của thầy cô của khoa Công nghệ môi trường nói riêng và thầy cô của trường
Đại học nông lâm – Thành phố Hồ Chí Minh nói chung em đã từng bước trưởng
thành, nắm vững kiến thức cơ bản và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt bốn năm học vừa qua.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Vinh Quy, trưởng Khoa Công
nghệ môi trường đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Nhà máy chế biến trung tâm – Công ty cao su Phú

Riềng đã giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu để hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn người thân đã động viên, tạo điều kiện tốt
nhất, bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
Do lần đầu tiên thực hiện đề tài cũng như hạn chế về thời gian nên đề tài không
thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Võ Thị Kỳ Duyên

Võ Thị Kỳ Duyên

iii


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................vii
Chương I MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ. ................................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. ...................................................................... 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. .................................................................... 2
1.4 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI....................................................................... 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................................................... 2
Chương II TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ SXSH. ................................................................................................ 4

2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CAO SU. ....................... 12
Chương III KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM
CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG........................................................................................... 15
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM............................................ 15
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY. ........................................................ 21
3.3 TRỌNG TÂM THỰC HIỆN SXSH............................................................................... 23
Chương IV ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH CHO QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỦ LY
TÂM ......................................................................................................................................... 24
4.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỦ LY TÂM. ............................................ 24
4.2 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH. ................. 37
4.3 CHỌN LỰA CÁC GIẢI PHÁP. .................................................................................... 39
4.4 PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP SXSH. ................................... 47
4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LỢI ÍCH KỸ THUẬT, KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA
CÁC GIẢI PHÁP SXSH. ..................................................................................................... 54
4.6 CHỌN LỰA VÀ SẮP XẾP CÁC GIẢI PHÁP SXSH THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN...... 59
4.7 PHÁC THẢO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SXSH TẠI NHÀ MÁY. ............................. 63
4.8 DỰ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SXSH
TẠI NHÀ MÁY. .................................................................................................................. 67
Chương V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 68
5.1 KẾT LUẬN. ................................................................................................................... 68
5.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ....................................................................................................... 69
PHỤ LỤC A ............................................................................................................................. 70
PHỤ LỤC B ............................................................................................................................. 72
PHỤ LỤC C ............................................................................................................................. 73
PHỤ LỤC D ............................................................................................................................. 74
PHỤ LỤC E.............................................................................................................................. 75

Võ Thị Kỳ Duyên


iv


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SXSH: Sản xuất sạch hơn.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical oxygen demand).
COD: Nhu cầu oxy hóa học (Biochemical oxygen demand).
CTR: Chất thải rắn.
GHG: Các khí gây hiệu ứng nhà kính (Green house gases).
ONKK: Ô nhiễm không khí.
DRC: Hàm lượng cao su khô trong một đơn vị thể tích.
SVR: Cao su định chuẩn kỹ thuật (Standard Vietnam Rubber)
UNEP: Chương trình môi trường Liên hợp quốc (United Nations Environment
Programme).
UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (United Nations Industrial
Development Organization).
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.

Võ Thị Kỳ Duyên

v


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam. ......... 14

Bảng 2.2 Đặc tính nước thải của ngành chế biến cao su. ............................................ 18
Bảng 3.1 Mức vật tư sử dụng năm 2007. ................................................................... 23
Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực Nhà máy. .................. 28
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực Nhà máy..................... 30
Bảng 3.4 Đặc tính nước thải sản xuất tại khu vực Nhà máy. ...................................... 31
Bảng 4.1 Cân bằng vật liệu cho trọng tâm thực hiện SXSH. ...................................... 35
Bảng 4.2 Định giá dòng thải cho trọng tâm thực hiện SXSH. .................................... 36
Bảng 4.3 Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cho trọng tâm thực
hiện SXSH. .................................................................................................................. 37
Bảng 4.4 Sàng lọc các giải pháp SXSH. ..................................................................... 40
Bảng 4.5 Kết quả sang lọc các giải pháp SXSH. ........................................................ 45
Bảng 4.6 Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH. ........................................................... 47
Bảng 4.7 Diễn giải mức độ phân tích khả thi. ............................................................. 59
Bảng 4.8 Phân tích tính khả thi cho từng giải pháp..................................................... 60
Bảng 4.9 Tổng kết chi tiết các giải pháp SXSH. ......................................................... 64
Bảng 4.10 Thứ tự ưu tiên của các giải pháp................................................................ 71
Bảng 4.11 Kế hoạch thực hiện các giải pháp. ............................................................. 76
Bảng 4.12: Dự toán chi phí đầu tư cho SXSH. ........................................................... 80
Bảng 4.13 Kết quả dự tính khi áp dụng SXSH............................................................ 80

Võ Thị Kỳ Duyên

vi


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Phân loại các giải pháp SXSH....................................................................... 9
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức nhà máy. ................................................................................ 21

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm............................................ 24
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ tinh................................................ 26
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ tạp. ................................................ 27
Hình 4.1 Sơ đồ dòng chi tiết quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm....................... 34

Võ Thị Kỳ Duyên

vii


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

Chương I

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sau
khi gia nhập WTO (World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới). Nhiều
ngành công nghiệp đã phát triển trên quy mô lớn và ngày càng nâng cao khả năng cạnh
tranh, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước nói riêng và thị trường
quốc tế nói chung. Điều đó cho thấy một cơ hội mới đang đến để chúng ta có thể hội
nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tạo sức bật để đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp phát triển trong tương lai.
Một trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh và vững chắc
là ngành chế biến cao su. Đây là một ngành có lịch sử từ lâu đời ở nước ta. Trong một
vài năm trở lại đây ngành chế biến cao su là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực
cả về khối lượng và giá trị thu được. Các công ty cao su ngày càng lớn mạnh, diện tích
vườn cây được mở rộng trên nhiều tiểu vùng trong nước và mở rộng sang nước láng
giềng Campuchia, đời sống công nhân ngày càng nâng cao và góp phần vào phát triển
xã hội. Nhưng cùng với sự phát triển, chế biến cao su là ngành sử dụng nhiều nguyên

liệu, hoá chất, năng lượng và tạo ra nhiều chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường
nói chung và đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sống của khu dân cư và môi trường sinh thái quanh khu vực nhà
máy sản xuất do đặc điểm của nhà máy chế biến chủ yếu là rải rác tuỳ thuộc vào khu
vực cung cấp nguyên liệu chính là mủ cao su. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp
chưa thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Biện pháp chủ yếu là sử dụng các giải
pháp xử lý cuối đường ống. Bên cạnh đó hệ thống xử lý cũng không đảm bảo hiệu quả
do những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật cho quá trình xử lý cao. Vì thế những giải
pháp này chủ yếu mang tính đối phó với các cơ quan quản lý về môi trường và dân cư
xung quanh nhà máy. Đó là hiện trạng chung của các doanh nghiệp chế biến cao su
hiện nay. Nó không những ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp về pháp lý cũng như về kinh doanh do những yêu cầu
ngày càng cao về môi trường của khách hàng khó tính. Trước những yêu cầu thực tế
đó cần thiết phải có sự đổi mới nhận thức về các vấn đề môi trường để đảm bảo sự
phát triển lâu dài của ngành chế biến cao su.
Hiện nay có một cách tiếp cận có thể hạn chế các ô nhiễm môi trường đồng thời
tiết kiệm được nguyên, nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất đang được áp dụng
rộng rãi là sản xuất sạch hơn (SXSH). Áp dụng SXSH không chỉ cải thiện được môi
trường mà còn mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời hình ảnh của doanh nghiệp cũng được nâng cao
trong mắt các cơ quan quản lý cũng như khách hàng. Đó là yêu cầu cần thiết cũng
đồng thời là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn
áp dụng cho Nhà máy chế biến trung tâm – Công ty cao su Phú Riềng”.
1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
1.2.1 Mục tiêu.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho Nhà máy
chế biến trung tâm – Công ty cao su Phú Riềng” đưa ra các giải pháp SXSH nghiên
cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ để Nhà máy có thể:
Võ Thị Kỳ Duyên


1


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

-

Giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó góp phần làm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho Nhà máy, đồng thời bảo vệ môi trường
chung cho khu dân cư lân cận nói riêng và môi trường chung cho toàn xã hội
nói chung.
- Tiết kiệm được nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất,
đem lại lợi ích kinh tế cho Nhà máy.
1.2.2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
1.2.2.1 Ý nghĩa khoa học.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện để áp dụng SXSH vào ngành chế biến cao su nói
chung và cho Nhà máy chế biến Trung tâm – Công ty cao su Phú Riềng nói riêng để
Nhà máy có thể sử dụng nguyên nhiên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả, nhằm
giảm thiểu chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường và đưa SXSH trở thành một lựa
chọn mới cho các doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng môi trường.
1.2.2.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài luận văn được thực hiện với ý nghĩa ý nghĩa thực tiễn:
- Khái quát được hiện trạng môi trường và tình hình sản xuất tại Nhà máy chế
biến trung tâm – Công ty cao su Phú Riềng.
- Đề xuất các giải pháp SXSH có thể áp dụng cho Nhà máy nhằm cải thiện môi
trường và tăng hiệu quả kinh tế.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Để thực hiện được các mục tiêu đã đưa ra, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu
các nội dung sau:

- Tổng quan về SXSH và ngành chế biến cao su.
- Khái quát về hoạt động của công ty cao su Phú Riềng và Nhà máy sản xuất
Trung tâm.
- Tìm hiểu các quy trình công nghệ chế biến và hiện trạng môi trường tại Nhà
máy.
- Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy.
- Dự báo và đánh giá kết quả thực hiện.
1.4 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp SXSH cho công đoạn ly tâm trong dây chuyền chế biến mủ ly tâm
của Nhà máy.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu.
Ngày bắt đầu: 02/01/2008.
Ngày kết thúc: 30/6/2008.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu thực tế.
Bằng các phương pháp thực tế để tìm kiếm những nguồn tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài như:
- Thu thập thông tin từ các tài liệu đã học và đã đọc, các tài liệu tham khảo có
liên quan đến ngành chế biến cao su, đến SXSH.
- Thu thập tài liệu trên Internet với các nội dung cần thiết.
- Thu thập các tài liệu có liên quan tại nhà máy về quy trình công nghệ, nguyên
nhiên vật liệu và năng lượng và sản phẩm.

Võ Thị Kỳ Duyên

2



Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

-

Thu thập các tài liệu liên quan đến hiện trạng môi trường của nhà máy và đặc
trưng ô nhiễm của ngành chế biến cao su.
1.5.2 Phương pháp điều tra khảo sát.
- Điều tra khảo sát lượng chất thải phát sinh bằng cách lấy mẫu tại các điểm và
xác định các chỉ tiêu ô nhiễm.
1.5.3 Tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được.
- Tổng hợp và phân tích các tài liệu về nhu cầu và hiện trạng sử dụng nguyên
nhiên vật liệu và năng lượng của nhà máy, từ đó xác định trọng tâm đánh giá SXSH
cho nhà máy.

Võ Thị Kỳ Duyên

3


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

Chương II

TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU
2.1 TỔNG QUAN VỀ SXSH.
2.1.1 Khái niệm về SXSH.
Theo UNEP “Sản xuất sạch hơn (SXSH) là việc áp dụng liên tục một chiến lược
phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ
nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.

Như vậy SXSH chính là cách tiếp cận mới và có tính sáng tạo đối với sản phẩm và quá
trình sản xuất.
- Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo tồn nguyên liệu và năng
lượng, loại bỏ nguyên liệu độc hại, làm giảm chất thải và chất phát thải.
- Đối với việc thiết kế sản phẩm: SXSH bao gồm việc làm giảm tác động xấu
tới toàn bộ chu trình của sản phẩm, từ khai thác nguyên liệu đến việc thải bỏ
cuối cùng.
- Đối với ngành dịch vụ: SXSH bao gồm sự kết hợp các nội dung về môi trường
vào việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
như thiết kế lại bao bì sản phẩm dùng ít vật liệu hơn hay vật liệu thân thiện với
môi trường, thu hồi tái sử dụng bao bì sản phẩm…
SXSH là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra phương thức sử dụng nguyên nhiên vật
liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt
động, phế thải và ô nhiễm môi trường. Bằng cách khảo sát quy trình sản xuất một cách
hệ thống, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. SXSH có thể giúp những giải
pháp tiết kiệm rất thực tế, từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và góp phần bảo vệ
môi trường.
Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên nhiên
liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ
có thêm một tỉ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Như thế sẽ tiết
kiệm được một phần lượng tài nguyên trở thành chất thải, từ đó có thể hạ giá thành sản
phẩm do tiêu hao ít nguyên liệu và tài chính để xử lý chất thải. Để đạt được điều này
cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống quá trình tự vận hành cũng như thiết
bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về SXSH.
2.1.2 Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện SXSH.
Áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp, công ty đem lại hiệu quả rất lớn về mặt kinh
tế và môi trường. Tuy nhiên trước khi áp dụng phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể
sau đây:
- Tự nguyện, có cam kết của ban lãnh đạo. Một đánh giá SXSH thành công
nhất thiết phải có sự tự nguyện và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo. Cam

kết này thể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp. Sự nghiêm túc được thể
hiện qua hành động, không chỉ dừng lại ở lời nói.
- Có sự tham gia của công nhân vận hành. Những người giám sát và vận hành
cần sự tham gia tích cực ngay từ đầu khi đánh giá SXSH. Công nhân vận hành
là những người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các giải pháp
SXSH.
- Làm việc theo nhóm. Để SXSH thành công không thể tiến hành độc lập mà
phải có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhóm SXSH.
Võ Thị Kỳ Duyên

4


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

-

Phương pháp luận khoa học. Để SXSH bền vững và có hiệu quả cần phải áp
dụng và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá SXSH.
Để SXSH thâm nhập vào cuộc sống xã hội và áp dụng rộng rãi hơn cần có những
yêu cầu chung để thúc đẩy SXSH.
- Quán triệt các nguyên tắc SXSH trong luật pháp và các chính sách phát
triển quốc gia. Nhanh chóng ban hành các chính sách khuyến khích chuyển
giao công nghệ sạch và các hướng dẫn thực hiện SXSH.
- Nhận thức của cộng đồng và thông tin về SXSH. Để tạo sự hiểu biết rộng rãi
trong tất cả các thành phần xã hội về SXSH cần tiến hành thực hiện thường
xuyên các chương trình truyền thông, đào tạo và tập huấn về SXSH, truyền bá
những thành công của các doanh nghiệp đã áp dụng SXSH trong thời gian qua
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời thiết lập một mạng lưới
trao đổi thông tin về SXSH trên quy mô lớn.

- Phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho SXSH. Đây là những yêu cầu
quan trọng nhất để có thể thúc đẩy việc triển khai SXSH trong thực tế cuộc
sống. Nguồn lực ưu tiên bao gồm các cơ quan và chuyên gia tư vấn, các cơ
quan đào tạo. Nguồn lực tài chính có thể được xây dựng từ ngân sách nhà nước,
các loại thuế, quỹ và các nguồn hỗ trợ quốc tế.
- Phối hợp giữa nhận thức và khuyến khích. Để SXSH được thúc đẩy một
cách có hiệu quả cần kết hợp các yếu tố như: các quy định pháp lý, công cụ
kinh tế và các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích áp dụng SXSH. Một mô hình rất
đáng được xem xét và nhân rộng là lập quỹ môi trường ưu tiên cho doanh
nghiệp vay lãi với lãi suất thấp để thực hiện dự án SXSH.
2.1.3 Phương pháp luận đánh giá SXSH.
Đánh giá SXSH là một quy trình lặp đi lặp lại bao gồm 6 bước.
Bước 1: Bắt đầu
- Thành lập nhóm SXSH.
o Nhóm SXSH có khả năng xác định cơ hội, chọn lựa và thực hiện các giải
pháp SXSH.
o Số người và thành phần phải phù hợp với thực tiễn của đơn vị.
o Đại diện từ các bộ phận và thành phần nên cơ cấu vào nhóm SXSH
- Liệt kê các công đoạn sản xuất.
o Chi tiết hoá tất cả các công đoạn: sản xuất, nhập nguyên liệu, xuất kho,
sử dụng nguyên liệu, nước và năng lượng…
o Chú ý đến các hoạt động có tính thường xuyên (vệ sinh máy móc…)
o Xác định các đầu vào, đầu ra quan trọng nhất: chất thải, thành phẩm,
nguyên liệu…
- Xác định và lựa chọn công đoạn lãng phí nhất.
o Xem xét cả về khía cạnh kinh tế và môi trường để xác định nơi lãng phí
nhất là nơi có tiềm năng SXSH nhất.
Bước 2: Phân tích quy trình sản xuất.
- Xây dựng sơ đồ dòng cho trọng tâm kiểm toán.
- Cân bằng vật liệu và năng lượng.

o Để xác định đầu vào và đầu ra đồng thời để tính toán chi phí của dòng
thải.
- Định giá dòng thải.
o Xác định chi phí cho mỗi tổn thất và dòng thải.
o Có thể xác định vấn đề ưu tiên theo khía cạnh kinh tế.
Võ Thị Kỳ Duyên

5


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

o Chỉ ra có thể đầu tư bao nhiêu để giải quyết hoặc giảm nhẹ vấn đề.
Phân tích nguyên nhân.
o Để đề xuất các cơ hội tốt nhất cho các vấn đề thực tế.
o Không cần phân tích nguyên nhân đối với các vấn đề đã có giải pháp
ngay và hiệu quả.
Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH.
- Phát triển và xây dựng các cơ hội có thể làm được.
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp.
- Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật.
- Đánh giá tính khả thi về kinh tế.
- Đánh giá tính khả thi về môi trường.
- Lựa chọn và chia các cơ hội thành:
o Các cơ hội có thể thực hiện được ngay.
o Các cơ hội cần phân tích thêm (kỹ thuật, kinh tế, môi trường).
o Các cơ hội có thể loại bỏ.
Bước 5: Thực hiện các giải pháp.
- Chuẩn bị thực hiện.
o Chi tiết hoá các đặc tính kỹ thuật của thiết bị.

o Chuẩn bị kế hoạch xây dựng cụ thể.
o So sánh, đánh giá và lựa chọn thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau.
o Lập kế hoạch thích hợp để giảm thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt.
- Thực hiện các cơ hội SXSH.
o Các cơ hội không hoặc ít chi phí cần được thực hiện càng sớm càng tốt
(ngay trong giai đoạn đầu của đánh giá SXSH).
o Các cơ hội còn lại được lựa chọn để thực hiện cần được thực hiện theo
kế hoạch đã được cấp quản lý thông qua.
- Quan trắc và đánh giá kết quả.
o Tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng.
o Chất thải sinh ra.
o So sánh các kết quả trước và sau khi áp dụng SXSH.
Bước 6: Duy trì SXSH.
- Duy trì SXSH.
o Là một phần của công việc quản lý hàng ngày.
o Quan trắc thường xuyên ở cả cấp công ty và từng công đoạn.
o Báo cáo cho cấp quản lý và toàn thể công nhân viên.
- Lựa chọn trọng tâm mới cho đánh giá SXSH.
2.1.4 Phân loại các giải pháp SXSH.
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi trong vận hành
và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp có thể được chia thành 3 nhóm sau:
-

Võ Thị Kỳ Duyên

6


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.


PHÂN LOẠI CÁC GIẢI PHÁP SXSH

Tuần
Tuần hoàn
hoàn

Giảm chất thải tại nguồn
Quản lý nội vi

Tận thu, tái sử
Tận thu, tái sử
dụng tại chỗ
dụng tại chỗ

Kiểm soát
quá trình tốt hơn

Tạo ra
raphụ
phẩm
sản Tạo
sản phẩm phụ

Thay đổi
nguyên liệu

Cải tiến sản phẩm

Cải tiến thiết bị


Thay đổi
sản phẩm

Công nghệ
sản xuất mới

Thay đổi
bao bì

Hình 2.1 Phân loại các giải pháp SXSH.
Giảm chất thải tại nguồn.
- Quản lý nội vi: Là những giải pháp đơn thuần nhất của SXSH. Quản lý nội vi
không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện ngay sau khi xác định được các
giải pháp.
- Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu
hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số
của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được
giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.
- Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường. Thay đổi nguyên liệu còn có
thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng
cao hơn.
- Cải tiến thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn.
Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước
kho chứa, là việc bảo tồn bề mặt nóng hoặc lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ
phận cần thiết trong thiết bị.
- Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới và có hiệu quả hơn.
Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác. Mặc dù
vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải
pháp khác.

Tuần hoàn.

Võ Thị Kỳ Duyên

7


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

-

Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: Là việc thu gom chất thải và sử dụng lại cho
quá trình sản xuất.
- Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu gom và xử lý các dòng thải để có thể
trở thành một sản phẩm mới hoặc để bán cho các cơ sở sản xuất khác.
Cải tiến sản phẩm.
- Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện và các yêu cầu đối với sản phẩm đó để
làm giảm ô nhiễm. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm được lượng
nguyên liệu và hoá chất độc hại sử dụng.
- Các thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, đồng thời
bảo vệ được sản phẩm.
2.1.5 Lợi ích của áp dụng SXSH.
Giảm chi phí sản xuất: SXSH giúp làm giảm việc sử dụng lãng phí nguyên vật
liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và
năng lượng một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra khi áp dụng SXSH còn có nhiều khả năng
thu hồi và tái tạo, tái sử dụng các chế phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào và
chi phí xử lý chất thải.
Giảm chi phí xử lý chất thải: SXSH sẽ làm giảm khối lượng nguyên vật liệu
thất thoát đi vào dòng thải và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguổn, do đó sẽ làm giảm khối
lượng và mức độ độc hại của chất thải cuối đường ống vì vậy chi phí liên quan đến

chất thải sẽ giảm và chất lượng môi trường của công ty cũng được cải thiện.
Cơ hội thị trường mới: Nhận thức về vấn đề môi trường của người tiêu dùng
ngày càng cao, tạo nên nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Điều này
mở ra một cơ hội thị trường mới cho các doanh nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm có
chất lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn và môi trường không bị hủy hoại nếu tập
trung nỗ lực vào SXSH. SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, chứng chỉ ISO 14000 sẽ mở ra một thị trường
mới và khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn.
Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: SXSH phản ánh bộ mặt của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp áp dụng SXSH sẽ có được cái nhìn thiện cảm hơn từ các cơ quan
quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư xung quanh vì đã quan tâm đến vấn đề môi
trường.
Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn: Các dự án đầu tư cho SXSH bao gồm
các thông tin về tính khả thi kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Đây là cơ sở cho việc tiếp
nhận các hỗ trợ của ngân hàng và các quỹ môi trường. Các cơ quan tài chính quốc tế
đã nhận thức rõ và ngày càng quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường và xem xét
đề nghị vay vốn của doanh nghiệp từ góc độ môi trường.
Môi trường làm việc tốt hơn: Bên cạnh các lợi ích kinh tế và môi trường
SXSH còn cải thiện các vấn đề an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp cho nhân viên. Các điều
kiện làm việc thuận lợi làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâm kiểm soát chất
thải, tránh lãng phí gây ô nhiễm làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khoẻ người
lao động.
Tuân thủ các quy định, luật môi trường tốt hơn: Điều này có ý nghĩa đối với
môi trường qua việc giảm thiểu chất thải đồng thời dễ dàng đáp ứng, thoả mãn các tiêu
chuẩn, quy định của Luật môi trường đã được ban hành.
2.1.6 Các quan niệm sai lệch thường gặp trong đánh giá SXSH.
SXSH không bị hạn chế đối với công nghiệp hoặc sản xuất. SXSH còn được áp
dụng thành công ở lĩnh vực dịch vụ và các chương trình cộng đồng.
Võ Thị Kỳ Duyên


8


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

SXSH không phải là một khái niệm thuần tuý kỹ thuật, nghĩa là không tương
đương với “Các công nghệ sạch hơn”. SXSH liên quan tới sự thay đổi trong thái độ và
hoạt động quản lý, áp dụng bí quyết sản xuất hiện có, và cải thiện hoặc thay đổi công
nghệ.
SXSH không nhất thiết phải là đắt tiền hay liên quan tới những thay đổi lớn
trong công nghệ mà chỉ là những giải pháp đơn giản, dễ thực hiện.
2.1.7 Tình hình áp dụng SXSH.
2.1.7.1 Trên thế giới.
Từ trước những năm 1980 của thế kỷ trước, cách tiếp cận và ứng phó với các vấn
đề ô nhiễm là theo hướng “Kiểm soát ô nhiễm” hay còn gọi là “Phản ứng và xử lý”,
tức là các giải pháp cho các vấn đề ô nhiễm chỉ được đề cập đến sau khi đã có chất
thải. Các giải pháp này chủ yếu là xử lý các chất thải, biến chúng từ dạng này sang
dạng khác để giảm về lượng và ít ô nhiễm hơn.
Năm 1989, Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra sáng
kiến về SXSH, chuyển từ cách tiếp cận bị động sang tiếp cận chủ động, theo hướng
“Dự đoán và phòng ngừa” chất thải phát sinh ra trong quá trình sản xuất. Các hoạt
động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và động viên các đối tác quảng bá khái
niệm SXSH trên toàn thế giới.
Năm 1990 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng
hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNDP về “công nghệ và môi
trường”. Đến năm 1994 có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập.
Năm 1998 UNDP chuẩn bị tuyên ngôn quốc tế về SXSH, chính sách tuyên bố cam
kết về chiến lược và thực hiện SXSH.
SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hoà
Séc, …và đang được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý

môi trường công nghiệp.
Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm tại 51 công ty trong 11 ngành công nghiệp
đã cho thấy SXSH làm giảm ô nhiễm từ 15 -31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với các
phương pháp truyền thống.
Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình như 2 công ty: Công ty
liên doanh Hero Honda Motors và Công ty Tehri Pulp và Perper Limited, sau khi áp
dụng SXSH đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 10% lượng hơi tiêu thụ… với tổng
số tiền tiết kiệm trên 5000.000USD.
Ở Cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH đã cho thấy chất thải
công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải
nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000 m3/năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 24 tỷ
USD/năm.
Ở Indonexia bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000 USD/năm (ở
nhà máy xi măng). Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho SXSH không đến 1 năm.
2.1.7.2 Ở Việt Nam.
Tháng 11/1998 dưới sự hỗ trợ của UNIDO và UNEP trung tâm sản xuất sạch
quốc gia tại Việt Nam đã được thành lập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
này, ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ KHCN & MT đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về
SXSH, thể hiện cam kết của Chính phủ trong phát triển đất nước theo hướng bền
vững. Ngày 6/5/2002, Bộ Khoa học-Công nghệ và môi trường đã ký quyết định số
1146/BKHCNMT – MTg về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về SXSH.
Mục đích kế hoạch hành động quốc gia về SXSH, giai đoạn I là thực hiện thành công
chương trình SXSH trong các cơ sở công nghiệp, sao cho SXSH thực sự trở thành một
Võ Thị Kỳ Duyên

9


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.


công cụ quản lý hiệu quả về mặt kinh tế và tạo ra các lợi ích xã hội và môi trường cho
các doanh nghiệp công nghiệp trong nước trước những thách thức hội nhập toàn cầu
hiện nay.
Theo báo cáo của cục Bảo vệ môi trường thì có gần 28.000 doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: sản xuất hoá
chất và chất tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim… đã
được thông báo về chương trình này. Nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp tham
gia SXSH chỉ là 139, con số này là quá nhỏ so với các doanh nghiệp ở nước ta cũng
như mức độ gây ô nhiễm của các doanh nghiệp này. Nguyên nhân chủ yếu của sự yếu
kém này là do nhận thức sai lệch của các doanh nghiệp cho rằng đầu tư vào các
chương trình môi trường thì không thu lại lợi nhuận và do pháp luật về môi trường còn
lỏng lẻo cũng như chính sách khuyến khích chưa rõ ràng.
Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng SXSH đều giảm 20 – 35% lượng chất
thải, tiết kiệm được trên 2 – 3 tỷ đồng/năm là phổ biến, thậm chí đã có doanh nghiệp
giảm trên 50% lượng nước thải và hoá chất. Thực tế cho thấy 9 doanh nghiệp sản xuất
giấy và bột giấy thuộc chương trình của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, khối
lượng tiêu thụ nguyên liệu thô giảm 700 tấn tre nứa mỗi năm, giảm tiêu thụ nhiên liệu
than 217 tấn/năm, dầu FO giảm trên 788 nghìn lít, giảm 1850 m3 nước/năm đồng thời
giảm khối lượng nước thải 1850 000 m3, lượng khí CO2 giảm 5890 tấn/năm. Số tiền
mà các công ty này tiết kiệm hàng năm là trên 10 tỷ đồng trong khi tổng số tiền đầu tư
cho SXSH là 3.3 tỷ đồng và thời gian hoàn vốn ngắn dưới 1 năm. Trong ngành dệt
nhuộm, 12 doanh nghiệp áp dụng SXSH với khoản đầu tư 2 tỷ đồng đã tiết kiệm 12 tỷ
đồng/năm thông qua việc giảm tiêu thụ tài nguyên và nhiên liệu hàng năm như điện 7
750 MWh, dầu FO 7327 tấn, nước 971 000 m3, hoá chất và chất trợ 380 tấn và thuốc
nhuộm giảm 45 tấn. Riêng ngành cao su đã áp dụng chương trình này tại cơ sở chế
biến cao su Tấn Thành, lượng nước thải phải xử lý ở khâu tách tạp chất và thay nước ở
bể làm sạch nguyên liệu đã giảm 23.5 m3/ngày, và lượng nước tiêu thụ giảm 20%.
Bảng 2.1 Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp
ở Việt Nam.
Ngành công nghiệp

Số lượng
Địa điểm
Kết quả sau khi áp dụng
doanh
SXSH
nghiệp
Dệt
4
Nam Định, Tiết kiệm được 15.000 USD,
Hà Nội,
giảm tới 14% ONKK, 114% các
Tp.HCM
khí gây hiệu ứng nhà kính
(GHG), 20% sử dụng hóa chất,
14% điện và 14% dầu DO tiêu
thụ.
May
1
Tp.HCM
Tiết kiệm được 12,77 tỷ đồng
về điện và dầu DO, giảm chất
thải ra môi trượng 10.780 tấn
CO2.
Thạch
4
Hải Phòng, Tiết kiệm 55.000 USD, giảm tới
Thực
trắng,
Ninh Bình, 13% ONKK, 78% GHG, 34%
phẩm và

bia, hải
Tp.HCM
CTR, 40% hóa chất sử dụng,
bia
sản.
78% tiêu thụ điện và 13% tiêu
thụ than.

1
Tp.HCM
Tiết kiệm 300.000 USD, các lợi
Võ Thị Kỳ Duyên

10


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

ích khác chưa được đánh giá.
Tiết kiệm 125.000 USD, các lợi
ích khác chưa được đánh giá.
Dầu ăn
1
Tp.HCM
Lượng nước cần sản cho 1 tấn
sản phẩm giảm từ 6 – 8 m3
xuống 3 – 4 m3, giảm 700 –
800 m3 lượng nước thải một
ngày, lượng dầu FO giảm 1 –
1,5 tấn/ngày.

Kim loại
2
Nam Định, Tiết kiệm 357.000USD, giảm
Hải Phòng 15% ONKK, 20% CTR, 5%
điện tiêu thụ, 15% than tiêu thụ.
Giấy in,
Giấy và
3
Phú Thọ,
Tiết kiệm 334.000 USD, giảm
giấy
bột giấy
Tp.HCM
35% ONKK, giảm 950 tấn
tissue và
CO2/năm, giảm 20% thất thoát
xơ sợi, 30% nước thải, 20%
carton
lượng điện và than.
Bột giấy
6
Phú Thọ,
Tiết kiệm 370.000USD, giảm
Hòa Bình, 42% nước thải, 70% tải lượng
Tp.HCM
COD.
Giấy
1
Phú Thọ
Tiết kiệm 2.226 triệu đồng/năm,

giảm 6% lượng bột giấy thất
thoát, 15% nước sử dụng, giảm
550.000m3 nước thải, giảm 30%
tải lượng hữu cơ.
Cao su
1
Tp. HCM
Lượng nước tiêu thụ giảm 20%.
Vật liệu Xi măng
1
Cần Thơ
Tiết kiệm 249.000, giảm 2%
xây dựng
clinker thất thoát, 14% thạch
cao, 7,4% điện sử dụng.
Tấm lợp
1
Tp.HCM
Tiết kiệm 247.000 USD/năm,
amiang
tiết kiệm 252 tấn amiang/năm,
350 tấn ximang/năm, giảm tỷ lệ
sản phẩm hư hỏng từ 0.3 – 1%,
giảm tỷ lệ sản phẩm chất lượng
thấp từ 3 – 5%.
Gạch
1
Hà Nội
Giảm 344 tấn khí CO2/năm
Thép

1
Nam Định Tiết kiệm 139 triệu đồng/năm,
lố rỉ sau ủ mỏng hơn khoảng
50%, giảm 39% lượng acid
HCl, giảm 39% lượng sản phẩm
kém chất lượng.
Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (2007)
Những kết quả khả quan ban đầu trên cho thấy được tiềm năng áp dụng SXSH
của các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn. Vấn đề còn lại của chúng ta là cố gắng đưa
SXSH ngày càng phổ biến để có thể góp phần vào xây dựng một nền công nghiệp sạch
và bền vững.
Đường

Võ Thị Kỳ Duyên

1

Tp.HCM

11


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CAO SU.
2.2.1 Tổng quan về ngành chế biến cao su.
Chế biến cao su là ngành chế biến có từ rất lâu khi người Pháp đến xâm lược và
du nhập cây cao su vào Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX. Trong những năm gần đây
do nhu cầu quốc tế về các sản phẩm từ cao su tăng cao đã biến ngành sản xuất và xuất
khẩu cao su trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Giá cao su liên tiếp đạt mức cao trong nhiều năm qua. Năm 2007, xuất khẩu cao
su đạt 700 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1.36 tỉ USD, tăng 5.6% so với năm 2007. Giá cao
su xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 1.944 USD/tấn. Diện tích vườn cao su
đã và đang được mở rộng đáng kể, chủ yếu là ở vùng Tây nguyên, Đông nam bộ và
một số tiểu vùng khác. Diện tích cao su trồng mới năm 2007 đạt trên 32 nghìn ha, đưa
tổng diện tích trên toàn quốc đạt gần 550 nghìn ha, tăng 5,2% so với năm trước. Ngoài
ra Tổng công ty cao su Việt Nam đang bắt đầu mở rộng diện tích cao su sang nước
láng giềng Campuchia (Tổng công ty cao su Việt Nam - 2007).
Trong 3 tháng đầu năm 2008, các đơn vị thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam
đã xuất khẩu trên 130.000 tấn cao su các loại, bằng tổng lượng cao su xuất khẩu cả
năm 2004, đạt tổng doanh thu trên 2.563 tỷ đồng.
Chủng loại xuất khẩu chính là SVR3L, ngoài ra còn có SVRCV50, SVRCV60
đạt giá trị xuất khẩu cao hơn khoảng 50, 70 USD/tấn. Chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ,
Nhật, Châu Âu.
Từ đầu năm đến tháng 3/2008 Tổng công ty đã trồng được 225.873 ha cao su,
đạt 100% kế hoạch, đưa tổng lượng cao su khai thác đạt 300.000 tấn, cao su chế biến
350.000 tấn (Tổng công ty cao su Việt Nam – 2008).
2.2.2 Chất thải và nguồn phát sinh chất thải của ngành chế biến cao su.
2.2.2.1 Nước thải.
Hàng năm ngành chế biến cao su phát sinh khoảng 10 triệu m3 nước thải, trung
bình lượng nước thải khoảng 25m3/tấn sản phẩm (tính theo khối lượng khô) sản xuất
từ mủ tinh, 35m3/tấn sản phẩm sản xuất từ mủ tạp và 18 m3/tấn sản phẩm sản xuất từ
mủ ly tâm (Tổng công ty Cao su Việt Nam - 2007).
Nước thải cao su là một loại nước thải có nồng độ ô nhiễm rất cao bởi các thành
phần có trong nước thải. Nước thải chế biến mủ thường có pH (4 – 6) thấp do việc sử
dụng acid trong quá trình đánh đông mủ nước làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý sinh
học của nước thải. Hàm lượng N-NH3 trong nước thải cao chủ yếu là do việc sử dụng
NH4 làm chất chống đông tụ trong lưu trữ và chế biến mủ, đặc biệt là chế biến mủ ly
tâm. Bên cạnh đó hàm lượng phosphor trong nước thải cũng rất cao (88.1 – 109.9
mg/l).


Võ Thị Kỳ Duyên

12


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

Bảng 2.2 Đặc tính nước thải của ngành chế biến cao su.
Chỉ tiêu ô nhiễm
COD,
BOD,
Tổng
Ammoniac Chất rắn
mg/l
mg/l
Nito,
theo N,
lơ lửng,
mg/l
mg/l
mg/l
Cao su khối 3 540
2 020
95
75
114
từ mủ nước
Loại sản
phẩm


pH
5.2

Cao su khối
từ mủ đông

2 720

1 594

48

40

67

5.9

Cao su tờ

4 350

2 514

150

110

80


5.1

Mủ ly tâm

6 212

4 010

565

426

122

4.2

Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam (2004)
Nước thải cao su là một loại nước thải rất khó xử lý và bốc mùi khó chịu khi
lưu trữ trong các bể chứa. Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải hiện nay đều không
thể xử lý triệt để theo đúng các tiêu chuẩn môi trường hiện hành. Đó là một hiện trạng
đáng quan tâm của ngành cao su phải đối mặt và giải quyết để có thể phát triển bền
vững, mang lại lợi ích lâu dài và đảm bảo cho ngành nói riêng và công nghiệp nói
chung.
2.2.2.2 Khí thải.
Khí thải của ngành chế biến cao su chủ yếu là mùi hôi do mùi tự nhiên do các vi
khuẩn lên men mủ cao su trong quá trình sản xuất gây ra. Ngoài ra do trong quá trình
chế biến còn sử dụng các hoá chất độc hại và có tính bay hơi mạnh như NH4, các
acid…
Khí thải còn phát sinh từ khâu sấy mủ trong lò, có mùi hôi đặc trưng bao gồm

chủ yếu là các hợp chất hữư cơ bay hơi và hơi nước trong quá trình gia nhiệt. Khí thải
còn do các xe chở mủ chạy dầu tập kết về Nhà máy hàng ngày.
2.2.2.3 Chất thải rắn.
Chủ yếu phát sinh từ quá trình gia công cơ học là các vụn cao su rơi vãi, hầu hết
được sử dụng lại, từ bao bì đóng gói thừa và các bao bì hoá chất sử dụng. Ngoài ra
chất thải rắn còn phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, bùn phơi khô từ hệ
thống xử lý nước thải, bùn từ hệ thống cống rãnh trong nhà máy…
2.2.3 Hiện trạng quản lý môi trường trong các nhà máy chế biến mủ cao su.
Theo Ban quản lý kỹ thuật Tổng công ty cao su Việt Nam, hiện Tổng công ty
có 36 nhà máy chế biến cao su, trong đó có 26 nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải
với tổng kinh phí ban đầu ước tính trên 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua đánh giá của các cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường thì hầu hết các hệ thống này đều hoạt động kém
hiệu quả, nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn theo quy định nhà nước, gây ô
nhiễm nghiêm trọng. Đối với dân cư xung quanh thì các doanh nghiệp chấp nhận trả
một khoản tiền để bù đắp cho những ô nhiễm mà họ phải gánh chịu. Đây không phải là
một giải pháp lâu dài mà các doanh nghiệp phải tìm ra biện pháp quản lý hữu hiệu
mang tính chiến lược để đảm bảo bền vững việc phát triển cho hoạt động sản xuất và
kinh doanh của mình.
2.2.4 Tình hình áp dụng SXSH trong ngành chế biến cao su.
Hiện nay chất thải từ sản xuất cao su vẫn là một thách thức cho chính các doanh
nghiệp vì tính chất khó xử lý, giá thành xây dựng và vận hành cao. Điều này gây khó
Võ Thị Kỳ Duyên

13


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

khăn cho chính doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý môi trường. Vì vậy những
hiệu quả có thể thu được khi áp dụng các giải pháp SXSH vào quy trình sản xuất sẽ

góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm và mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Cho đến nay thì đã có nhà máy chế biến Xuân Lập thuộc Công ty cao su Đồng Nai và
một số doanh nghiệp khác đã áp dụng SXSH và bước đầu mang lại được kết quả khả
quan. Đây là tín hiệu đáng mừng để các nhà máy khác học tập để nhân rộng mô hình
SXSH nhằm đem lại bộ mặt mới cho sản xuất cao su trong tương lai.

Võ Thị Kỳ Duyên

14


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

Chương III

KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM
CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM.
3.1.1 Tên và địa chỉ.
Tên nhà máy:
Nhà máy chế biến trung tâm.
Địa chỉ:
xã Phú Riềng, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Điện thoại:
0651.777694
Fax:
0651.777758
Cơ quan chủ quản:
Công ty cao su Phú Riềng

Tổng công ty cao su Việt Nam
Email:

Website:
http:// www.phuriengrubber.com/
3.1.2 Vị trí địa lý của Nhà máy.
Công ty cao su Phú Riềng là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo
quyết định số 150NN/TCCB-QĐ ngày 04-03-1993 của Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuộc phạm vi
hành chính của 11 xã thuộc 2 huyện Phước Long và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Phía Bắc giáp huyện Lộc Ninh.
- Phía Nam giáp Lâm trường Phú Thạnh và Công ty cao su Đồng Phú.
- Phía Đông giáp Lâm trường Bù Đăng.
- Phía Tây giáp Lâm trường Bù Nho.
Nhà máy chế biến trung tâm thuộc Công ty cao su Phú Riềng nằm trên địa phận
xã Phú Riềng, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 130 km về phía nam.
Nhà máy đặt tại nông trường 10 gần trung tâm công ty, có tổng diện tích
khoảng 7 ha, cách trục đường ĐT741 khoảng 1.5 km.
3.1.3 Lịch sử hình thành của Nhà máy.
Nhà máy được thành lập vào tháng 7/1999 với một dây chuyền chế biến mủ
nước công suất thiết kế 7500 tấn/năm. Hiện nay nhà máy đã có 3 dây chuyền chế biến
mủ gồm: Dây chuyền chế biến mủ nước, Dây chuyền chế biến mủ tạp và Dây chuyền
chế biến mủ ly tâm.
3.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy.
Nhiệm vụ của nhà máy là chế biến mủ cao su được thu tại các nông trường: Phú
Riềng Đỏ, Minh Hưng, Thọ Sơn, Nghĩa Trung, Nông trường 9, Nông trường 6, Nông
trường 3 thành sản phẩm (mủ latex và mủ khối) để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Hoạt động của Nhà máy mang tính mùa vụ, tuỳ thuộc vào mùa thu hoạch mủ
cao su tại các nông trường. Thông thường Nhà máy sản xuất khoảng 10 tháng/năm.

3.1.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự.
Nhà máy chế biến trung tâm là đơn vị thuộc Công ty Cao su Phú Riềng, thuộc
tổng công ty cao su Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của nhà máy gọn nhẹ, chủ yếu là công
nhân sản xuất.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự của nhà máy được thể hiện qua sơ đồ:
Võ Thị Kỳ Duyên

15


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

Ban giám đốc

Tổ bảo vệ

X. CB
mủ latex

Tổ điện nước

X. CB
mủ tinh

Tổ văn phòng

X. CB
mủ tạp

Tổ 1


Đ. Vận tải

Tổ 2

X. Cơ khí

Tổ 3

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Nhà máy
Nhà máy được lãnh đạo bởi Ban giám đốc gồm 3 người: 01 giám đốc và 02 phó
giám đốc. Giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp các phòng ban. 02 phó giám đốc có
trách nhiệm tham mưu cho giám đốc. Các phân xưởng chế biến được chịu trách nhiệm
trực tiếp bởi ca trưởng. Tương tự đối với đội xe được chịu trách nhiệm bởi đội trưởng.
Số lượng công nhân trong biên chế của từng phân xưởng là:
1. Phân xưởng chế biến mủ ly tâm: 23 người.
2. Phân xưởng chế biến mủ tinh: 14 người.
3. Phân xưởng chế biến mủ tạp: 20 người.
Ngoài ra trong mùa cao điểm khi thu hoạch nhiều mủ còn có công nhân hợp đồng
ngắn hạn.
3.1.6 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.1.6.1 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Sản phẩm của nhà máy gồm mủ ly tâm và mủ khối có các số hiệu: SVRCV60,
SVRCV50, SVLR3L, SVR5. Thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Châu
Âu, Canada…
3.1.6.2 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất.
Nhà máy sử dụng các nguyên liệu sau trong quá trình sản xuất.
- Nguyên liệu: Nguyên liệu là mủ tươi và mủ đông lấy từ các nông trường và từ
nguồn thu mua bên ngoài từ các vườn cây tư nhân. Nguyên liệu được đưa về Nhà
máy bằng các xe bồn.

- Nước.
 Nước dùng để pha loãng mủ: sử dụng nước cấp của Nhà máy lấy từ suối
Rạt. Nước được đưa lên đài và được cấp cho toàn bộ Nhà máy theo chế
độ tự chảy.
 Nước để rửa nguyên liệu và nhà xưởng được lấy từ đài nước. Lượng
nước này chiếm chủ yếu lượng nước cấp và tạo ra nước thải trong quá
trình sản xuất.
- NH3: là chất sử dụng để chống đông cho mủ trong quá trình vận chuyển và sản
xuất mủ cao su.
- Các chất phụ gia (acid lactic, DAP, …): dùng trong quá trình sản xuất mủ.
Võ Thị Kỳ Duyên

16


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

- Acid acetic: dùng để đánh đông mủ trong quá trình sản xuất.
- Chất khử trùng (acid fomic): dùng để khử trùng các thiết bị sản xuất.
- Nhiên liệu:
 Dầu DO: được sử dụng để sấy mủ trong lò sấy. Để sấy 1 tấn mủ cốm làm
từ mủ nước cần 28L dầu DO, 1 tấn mủ cốm làm từ mủ tạp cần 34L dầu
DO.
 Ngoài ra dầu DO còn dùng cho các xe bồn chở mủ từ các nông trường về
Nhà máy, xe xúc và chạy máy phát điện trong trường hợp mất điện.
Bảng 3.1 Mức vật tư sử dụng trong năm 2007
Vật tư
Bình quân
Bình quân
So sánh năm

(kg/tấn) 2006
(kg/tấn) 2007
2006
Acid acetic
3.14
3.13
- 0.01
Meta bisulpit
0.033
0.044
+ 0.011
Hidroxylamin
1.67
1.6
- 0.07
Petton
0.038
0.038
Dầu DO mủ tinh
27.8
28.98
+ 1.18
Dầu DO mủ tạp
37.1
33.9
- 3.2
Dầu cao su
0.11
0.086
- 0.024

Dầu xe xúc
0.8
0.84
+ 0.04
Túi PE
1.69
1.5
- 0.19
Thảm
1.05
1.01
- 0.04
Điện mủ tinh
100
94.7
- 5.3
Điện mủ tạp
196
202
+6
Điện mủ kem
116.7
119.7
+3
Nước mủ tinh
18
18.92
+ 0.92
Nước mủ tạp
28

28.5
+ 0.5
Nước mủ kem
9.7
9.7
NH3
29.7
DAP
4.3
7.02
+ 2.72
Acid lauric
0.5
0.46
- 0.04
Formol
0.8
0.43
- 0.37
Nguồn: Báo cáo tổng kết Nhà máy năm 2007
3.1.7 Quy trình sản xuất của nhà máy.
Hiện nay nhà máy đang có 03 phân xưởng chế biến bao gồm: Phân xưởng chế
biến mủ ly tâm, Phân xưởng chế biến mủ tinh và Phân xưởng chế biến mủ tạp.

3.1.5.1 Quy trình chế biến mủ ly tâm.
Võ Thị Kỳ Duyên

17



Nghiên cứu và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà Máy Chế Biến Trung Tâm – Công ty Cao Su Phú Riềng.

Mủ nước

Kiểm tra

Châm hoá chất và
khuấy trộn lần 1

Ly tâm

Châm hoá chất lần 2

Sản phẩm
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm
Nguyên liệu là mủ cao su tươi đem từ vườn cây về được kiểm tra đủ tiêu chuẩn
được cho vào mương dẫn.
Công đoạn 1: Châm hóa chất và khuấy trộn lần 1.
Mủ từ mương dẫn được bơm lên bồn. Thêm nước để hạ DRC xuống còn
khoảng 25 – 27. Châm thêm NH3 để đạt được nồng độ 0.15%. Châm DAP theo hàm
lượng Mg đo được trong mủ nguyên liệu.Tiến hành khuấy trộn cho hoá chất tan đều
trong dung dịch mủ nước. Để lắng trong 12 tiếng sau đó xả lớp bùn lắng ở đáy bồn.
Công đoạn 2: Ly tâm.
Mủ từ bồn được xả xuống máy ly tâm với công suất 700 L/h (7000 vòng/phút)
để thu được dung dịch mủ có DRC ≥ 60.
Công đoạn 3: Châm hóa chất lần 2.
Mủ sau khi ly tâm được kiểm tra và chia thành 2 loại sản phẩm là HA và LA.
- Mủ HA:
+ NH3 đạt được nồng độ 0.7%.
+ Acid lauric: 0.2 – 0.4% (Tuỳ thuộc thời gian mong muốn để tăng độ ổn

định cơ học. Nếu muốn ổn định nhanh hơn thì hàm lượng acid lauric thêm vào
nhiều hơn).
+ TMTD: 0.2%.
- Mủ LA :
+ NH3 đạt được nồng độ 0.25%.

Võ Thị Kỳ Duyên

18


×