Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu nhập của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ KIM TÚ

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ
TỨC VÀ CHẤT LƯỢNG THU NHẬP CỦA
CÁC CƠNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ KIM TÚ

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ CHẤT
LƯỢNG THU NHẬP CỦA CÁC CƠNG TY TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Chun ngành : Tài chính-Ngân hàng
Mã ngành : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐẠT CHÍ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Lê Thị Kim Tú
Tôi xin cam đoan rằng bài nghiên cứu này là cơng trình nghiên cứu của tơi. Bài
nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu nhập của
các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Lê Đạt Chí có các nội dung và kết quả nghiên cứu được thể
hiện trong bài hồn tồn do tơi thực hiện và chưa được bất kỳ tác giả nào cơng bố
trong cơng trình nghiên cứu nào. Bất kỳ thơng tin nào được trích dẫn hoặc thu thập
từ nguồn bất kỳ đều được chú thích nguồn tham khảo ở phần tài liệu tham khảo.
Nếu có sự gian lận nào, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước Hội đồng với bài
nghiên cứu của mình.
Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2017

LÊ THỊ KIM TÚ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT ....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU BÀI NGHIÊN CỨU ................................................................ 2
1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................2


1.2

Mục tiêu đề tài ...............................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu đề tài: .......................................................................................3

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................3

1.3.1

Không gian:.............................................................................................3

1.3.2

Thời gian: ................................................................................................3

1.4

Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................4

1.5


Ý nghĩa nghiên cứu: ......................................................................................4

1.5.1

Ý nghĩa về mặt khoa học: .......................................................................4

1.5.2

Ý nghĩa về mặt thực tiễn: ........................................................................4

1.6

Kết cấu đề tài: ................................................................................................4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 6
2.1.

Lý thuyết về cổ tức. .......................................................................................6

2.1.1

Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức ...................................................6

2.1.2

Các tiêu chí dùng để tính tốn chính sách cổ tức ...................................6

2.2.

2.1.2.1


Thu nhập một cổ phần (Earning per share-EPS) .............................6

2.1.2.2

Cổ tức mỗi cổ phần (Dividend per share-DPS) ...............................6

2.1.2.3

Chỉ số thanh toán cổ tức ...................................................................7

2.1.2.4

Chỉ số thu nhập giữ lại .....................................................................7

Lý thuyết về chất lượng thu nhập ..................................................................7


2.2.1

Chất lượng thu nhập................................................................................7

2.2.2

Đo lường chất lượng thu nhập ................................................................9

2.3.

2.2.2.1


Đo lường chất lượng thu nhập qua sự ổn định của thu nhập: ..........9

2.2.2.2

Đo lường chất lượng thu nhập qua chất lượng dồn tích: ...............10

2.2.2.3

Đo lường chất lượng thu nhập qua dự báo thu nhập:.....................11

2.2.2.4

Đo lường chất lượng thu nhập qua làm đẹp thu nhập: ...................11

2.2.2.5

Đo lường theo các tiêu chí ảnh hưởng đến chất lượng thu nhập: ..12

Mối quan hệ chính sách cổ tức tác động đến chất lượng thu nhập..............12

2.3.1

Chính sách cổ tức khơng tác động đến chất lượng thu nhập: ...............12

2.3.2

Chính sách cổ tức liên quan đến chất lượng thu nhập tương lai...........13

2.3.3


Nội dung thông tin cổ tức liên quan đến thu nhập hiện tại: ..................14

2.4

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây:......................................................15

2.4.1

Nghiên cứu thực nghiệm của Judson Caskey và Michelle Halon (2005).
...............................................................................................................15

2.4.2

Nghiên cứu thực nghiệm của Skinner và Soltes (2011): ......................17

2.4.3

Nghiên cứu thực nghiệm của Tong và Miao (2010) .............................19

2.5.

Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây: .................................22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 25
3.1

Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm................................................................25

3.1.1


Mơ hình tương tác chéo ........................................................................25

3.1.2

Mơ hình đo lường tương tác chéo thơng qua Persistent .......................26

3.1.3

Mơ hình đo lường chất lượng thu nhập thơng qua dịng tiền tự do ......27

3.1.4 Mơ hình đo lường phản ứng của nhà đầu tư đối với thu nhập thông qua
hệ số phản ứng thu nhập (ERC) .........................................................................28
3.1.5

Bảng tóm tắt các mơ hình và kỳ vọng: .................................................30

3.2

Bảng tóm tắt kỳ vọng kết quả mơ hình: ......................................................31

3.3

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................32

3.4

Phương pháp kiểm định và ước lượng ........................................................34

3.4.1


Nội dung phân tích dữ liệu ...................................................................34

3.4.1.1

Thống kê mơ tả biến định lượng trong mơ hình. ...........................34


3.4.1.2

Phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình. .........34

3.4.1.3

Lựa chọn phương pháp ước lượng mơ hình. ..................................34

3.4.2

Phương pháp kiểm định ........................................................................35

3.4.2.1

Giả định phương sai của sai số khơng đổi: ....................................35

3.4.2.2

Giả định khơng có sự tương quan giữa các phần dư: ....................35

3.4.2.3 Giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (không
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến): ..................................................................36
3.4.3


Phương pháp ước lượng hồi quy...........................................................36

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .......................................... 38
4.1

Phân tích thống kê mơ tả giữa các biến trong mơ hình ...............................38

4.2 Kiểm định sự tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi
của các biến trong mô hình ....................................................................................40
4.2.1

Ma trận tương quan đơn giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập.40

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mơ hình bằng nhân tử phóng đại
phương sai VIF ...................................................................................................43
4.2.3

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi: .........................................43

4.2.4

Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng .........44

4.3

Phân tích kết quả hồi quy: ...........................................................................46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 57
5.1


Kết luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................57

5.2

Hạn chế đề tài: .............................................................................................57

5.3

Hướng mở rộng của đề tài: ..........................................................................57

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH
PHỤ LỤC ĐỊNH LƯỢNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAER
AAQ
AQ

Kế toán và kiểm toán thực thi pháp luật (Accounting and
Auditing Enforcement Releases)
Chất lượng tích lũy của thu nhập, đo lường bằng giá trị tuyệt
đối của hồi quy phần dư
Chất lượng tích lũy của thu nhập, đo lường bằng độ lệch tiêu
chuẩn của hồi quy phần dư

BLUE


Khơng chệch, vững và hiệu quả

CFO
Control
Dividend
Earning
ERC
FEM
GAAP
GMM
HOSE
OLS
Persistent
PPE
Ret
REM
∆Sales

Dịng tiền hoạt động kinh doanh của cơng ty
Biến kiểm sốt
Chính sách cổ tức
Chất lượng thu nhập
Hệ số phản ứng thu nhập
Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng cố định
Các nguyên tắc kế toán chung
General Method of Moments
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Mơ hình ước lượng bình phương nhỏ nhất
Sự bền vững thu nhập
Tài sản cổ định

Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu
Mơ hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên
Chênh lệch doanh thu
Ủy ban chứng khoán và sở giao dịch Mỹ ( Securities and
Exchange Commission)
Các công ty bị cáo buộc gian lận bởi SEC
Tổng tích lũy thu nhập
Hệ số khuếch đại phương sai.

SEC
SECERER
TACC
VIF


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. .................................. 22
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các mơ hình và kỳ vọng ............................................................... 30
Bảng 3.2: Kỳ vọng kết quả trong mơ hình (1), mơ hình (2) và mơ hình (3) ............... 31
Bảng 3.3: Kỳ vọng kết quả trong mơ hình (4) .................................................................... 32
Bảng 3.4: Kỳ vọng kết quả trong mơ hình (6) và mơ hình (7) ....................................... 32
Bảng 3.5: Tổng hợp các biến dùng trong mơ hình thực nghiệm .................................... 33
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình.....
.......................................................................................................................................................... 38

Bảng 4.2: Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các biến độc lập và các biến phụ
thuộc ............................................................................................................................................... 42
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .......... 43
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi trong mơ hình .................................... 44
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra tự tương quan phần dư trong mơ hình trên dữ liệu bảng

.......................................................................................................................................................... 45

Bảng 4.7 : Kết quả hồi quy mơ hình (5) ............................................................................... 52
Bảng 4.8 : Kết quả hồi quy mơ hình (7) (8)......................................................................... 54


1

TÓM TẮT
Bài này tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng
thu nhập của các cơng ty phi tài chính được niêm yết trên HOSE trong thời gian từ
năm 2007 đến năm 2016 với mẫu ngẫu nhiên nghiên cứu hơn 300 công ty. Kết quả
đã cho thấy rằng chính sách cổ tức có mối quan hệ với chất lượng thu nhập, cụ thể
là chính sách cổ tức cao làm tăng thu nhập bền vững, tăng chất lượng tích lũy.
Kết quả này củng cố giả thiết kỳ vọng về chính sách cổ tức và chất lượng thu
nhập Lu Deng, Sifei li, Mingqing Liao (2017). Các cơng ty có mức chi trả cổ tức
càng cao có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng thu nhập năm sau, và động này tiếp
tục tác động kép tới bền vững thu nhập ở các năm tiếp theo.
Tuy nhiên tại thực nghiệm các cơng ty trên HOSE chưa tìm thấy chính sách
cổ tức tăng ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu.
Từ khóa: Chất lượng thu nhập, bền vững thu nhập, chính sách cổ tức, cơng ty
HOSE, dữ liệu bảng.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU BÀI NGHIÊN CỨU
1.1

Lý do chọn đề tài

Trong bất kỳ cơng ty nào cũng ln có ba quyết định quan trọng đó là quyết

định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và quyết định đầu tư. Trên thế giới đã có
nhiều tác giả nghiên cứu khác nhau về các khía cạnh của chính sách cổ tức như là:
Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và sở hữu của doanh nghiệp, cổ tức và sự biến
động giá cổ phiếu của công ty, cổ tức và giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp....
Trong thị trường tài chính cịn non trẻ ở Việt Nam, các cơng ty vẫn chưa
quan tâm nhiều đến chính sách cổ tức. Chính sách cổ tức của các cơng ty chưa có
tính chiến lược dài hạn, chưa có bằng chứng thực nghiệm rõ ràng, cụ thể về hiệu
quả của chính sách cổ tức, do vậy, các tác giả rất cần thiết phải có các nghiên cứu
về chính sách cổ tức, tìm ra chính sách cổ tức tốt nhất, hiệu quả nhất, và đánh giá
cao tầm quan trọng của chính sách này đối với mỗi doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, chủ đề về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu
nhập lần đầu tiên được xem xét năm 2015 trong bài “Relationship between
dividends and earnings quality in VietNam” do 4 tác giả : TS Lê Quang Minh,
Nguyễn Thị Tú Anh, Vũ Khánh Linh, Phùng Minh Tuấn thực hiện. Bài nghiên cứu
này xem xét thứ nhất cổ tức có cung cấp thơng tin về chất lượng thu nhập được đo
lường bởi sự bền vững của thu nhập hay không, thứ hai liệu có sự tương tác giữa
quyết định cổ tức hiện tại và chất lượng thu nhập hay không? Và nghiên cứu này
chỉ ra rằng các cơng ty có chính sách chi trả cổ tức cao có chất lượng thu nhập cao
hơn và mối quan hệ này ổn định theo thời gian, tỷ lệ cổ tức ảnh hưởng đến chất
lượng thu nhập.
Bài nghiên cứu này chỉ mới nghiên cứu 2 vấn đề lớn, chưa nghiên cứu các
vấn đề còn lại. Tại Việt Nam,vấn đề nghiên cứu này còn khá mới và chỉ được thực
hiện bởi một số ít các tác giả trong nước. Để kiểm định mối quan hệ giữa cổ tức và
chất lượng thu nhập chính xác phù hợp cho các công ty trong thời kỳ 2007-2016 với


3


các phương diện tiếp cận đầy đủ hơn bao gồm chất lượng thu nhập; bền vững thu
nhập; chất lượng thu nhập qua sai số trong tổng tích lũy thu nhập mục tiêu; chất
lượng thu nhập qua phản hồi nhà đầu tư trên giá chứng khốn, tơi chọn đề tài: “ Mối
quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu nhập của các cơng ty trên thị
trường chứng khốn Việt Nam”.
Mục tiêu đề tài

1.2

1.2.1. Mục tiêu đề tài:
Bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu
nhập trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm giải quyết các vấn đề sau:
-

Phân tích tác động của chính sách cổ tức đến chất lượng thu nhập của các
công ty trên HOSE

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cơng ty phi tài chính để tìm ra mối quan hệ
giữa cổ tức và chất lượng thu nhập trên HOSE
Cụ thể, bài nghiên cứu này giải quyết các câu hỏi sau:
-

Chi trả cổ tức cao hơn có làm tăng chất lượng thu nhập thể hiện qua thu nhập
bền vững hay không?

-

Chi trả cổ tức cao hơn có làm tăng chất lượng thu nhập thể hiện qua chất
lượng tích lũy hay khơng?


-

Chi trả cổ tức cao hơn có làm tăng chất lượng thu nhập thể hiện qua tỷ suất
sinh lời của cổ phiếu hay không?

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1

Không gian:

Các công ty phi tài chính trên HOSE bao gồm hơn 300 cơng ty
1.3.2

Thời gian:

Bài nghiên cứu tiến hành phân tích các cơng ty từ năm 2007 đến năm 2016
nhằm tối đa hóa số lượng quan sát nhằm đạt kết quả tin cậy hơn trong định lượng.


4

1.4

Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên dữ liệu bảng

(Panel Data) để kiểm tra mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu

nhập. Lần lượt kiểm tra các giả thiết cổ điển định lượng (định lý Gauss Markov)
gồm phương sai thay đổi, nội sinh, đa cộng tuyến và tự tương quan. Thực hiện
phương pháp ước lượng mơ hình hồi quy mô-men tổng quát (GMM) được phát triển
bởi Arellano và Bover (1995, 1998) nhằm đảm bảo tính tin cậy BLUE (khơng
chệch, vững và hiệu quả) của ước lượng. Kết quả thực nghiệm từ kiểm định hệ số
hồi quy sẽ được sử dụng làm cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết của
nghiên cứu. Luận văn tiến hành nghiên cứu các tương quan giữa biến độc lập và
biến phụ thuộc trong mơ hình, Nguồn dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính, bản cân
đối kế tốn, lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của hơn 300
công ty trên HOSE giai đoạn 2007 – 2016
1.5

Ý nghĩa nghiên cứu:
1.5.1

Ý nghĩa về mặt khoa học:

Mặc dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên tại Việt
Nam, đề tài này còn rất mới và chưa được nghiên cứu nhiều, bài nghiên cứu này
đóng góp một phần vào kết luận mối quan hệ giữa chính sách cổ tức tác động đến
chất lượng thu nhập của các cơng ty trên HOSE, tìm ra bằng chứng thực nghiệm,
qua đó củng cố lại những học thuyết trên thế giới.
1.5.2

Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Bài nghiên cứu tìm ra kết quả mối quan hệ giữa chính sách cổ tức tác động
đến chất lượng thu nhập của các cơng ty trên sàn chứng khốn HOSE để từ đó giúp
doanh nghiệp đưa ra các chính sách cổ tức đúng đắn, chính xác và phù hợp hơn.
1.6


Kết cấu đề tài:
Ngoài danh mục các bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, phần tóm tắt,

danh mục tham khảo, mục lục và phụ lục, luận văn nghiên cứu được trình bày theo
các chương như sau:


5

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề được nghiên cứu bao gồm các nội
dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây: Trình bày các khái niệm,
các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu và tóm tắt các kết quả của các
nghiên cứu trước. Đó là nền những nền tảng để tạo nên mơ hình nghiên cứu, cơng
thức tính và các lý thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu và phương pháp mơ hình
nghiên cứu. Các thức thu thập số liệu, mơ hình nghiên cứu và lựa chọn mơ hình hồi
quy phù hợp với dữ liệu của nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả đề tài: Nghiên cứu sẽ tiến hành thống kê mơ tả, phân tích
mối quan hệ giữa các biến, kiểm định các vi phạm của mơ hình và phân tích kết quả
hồi quy để xác định tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Chương 5: Kết luận: Tóm tắt kết quả của đề tài nghiên cứu, nêu ra những hạn
chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


2.1.

Lý thuyết về cổ tức.

2.1.1

Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức

Cổ tức: là phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp dành để chi trả cho các
cổ đông, căn cứ vào kết quả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Hay nói cách khác, cổ tức chính là phần chia sẻ lợi nhuận sau thuế của công ty với
các cổ đơng.
Chính sách cổ tức: Chính sách cổ tức là chính sách quyết định giữa lợi nhuận
giữ lại tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các
nhà đầu tư một sự tăng trưởng thu nhập tiềm năng trong tương lai thông qua việc tái
đầu tư, trong khi cổ tức sẽ cung cấp cho các cổ đông một nguồn thu hiện tại. Như
vậy, lợi nhuận giữ lại dùng để tái đầu tư sẽ phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh dài
hạn của công ty, trong khi cổ tức đem lại nguồn thu chắc chắn cho các cổ đơng.
Chính vì thế, sự cân nhắc của các cổ đông khi lựa chọn công ty giữ lại lợi nhuận để
tái đầu tư hay công ty chia cổ tức cho cổ đông là vấn đề quan trọng.
2.1.2

Các tiêu chí dùng để tính tốn chính sách cổ tức

2.1.2.1

Thu nhập một cổ phần (Earning per share-EPS)

EPS là thu nhập trên một cổ phần. EPS là lợi nhuận mà công ty chia cho mỗi

cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. Thu nhập một cổ phần
được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thu nhập một cổ phần được tính theo cơng thức sau:
EPS=

𝑁𝑒𝑡 𝑖𝑛𝑐𝑜𝑚𝑒
𝐴𝑣𝑒𝑟𝑎𝑔𝑒 𝑐𝑜𝑚𝑚𝑜𝑛 𝑠ℎ𝑎𝑟𝑒𝑠

2.1.2.2

Thu nhập ròng−cổ tức ưu đãi

= Số cổ phần thường đang lưu hành

Cổ tức mỗi cổ phần (Dividend per share-DPS)

DPS là phần tiền được chia cho mỗi cổ phần thường, lấy từ lợi nhuận ròng
sau thuế trừ cổ tức ưu đãi và thu nhập giữ lại chi cho số cổ phần thường đang lưu
hành. Cổ tức mỗi cổ phần được tính theo công thức sau:


7

DPS =

Thu nhập ròng − Cổ tức ưu đãi − Thu nhập giữ lại
Số cổ phần thường đang lưu hành

Các nhà đầu tư thường được nhận cổ tức của mỗi cổ phiếu ngay trong hiện
tại nên đó là chỉ tiêu được các cổ đông rất quan tâm. Các nhà đầu tư thường quan

tâm đến sự chênh lệch cổ tức giữa kỳ này và kỳ khác. Khi mức cổ tức mỗi cổ phần
tăng lên thường mang lại dấu hiệu tốt trong phản ứng tâm lý các nhà đầu tư và
ngược lại nếu cổ tức của mỗi cổ phần bị sụt giảm sẽ đem lại dấu hiệu không tốt cho
doanh nghiệp.
2.1.2.3

Chỉ số thanh tốn cổ tức

Chí số thanh tốn cổ tức phản ánh tỷ lệ cổ tức trong thu nhập mỗi cổ phiếu
mà các cổ đông của công ty nhận được trong kỳ:
Chỉ số thanh tốn cổ tức được tính theo cơng thức sau:
Chỉ số thanh toán cổ tức =

DPS
EPS

Chỉ số thanh toán cổ tức cho biết doanh nghiệp chi ra bao nhiêu phần trăm từ
thu nhập một cổ phần thường để chia cổ tức. Nếu chỉ số thanh toán cổ tức càng cao
phản ánh công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho
các cổ đơng và chỉ có một phần nhỏ được giữ lại để tái đầu tư. Và ngược lại nếu chỉ
số thanh tốn thấp, cơng ty sử dụng hầu hết phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và
chỉ dùng phần nhỏ để chia cổ tức.
2.1.2.4

Chỉ số thu nhập giữ lại

Chỉ số thu nhập giữ lại được tính bởi công thức sau:
Chỉ số thu nhập giữ lại=1- Chỉ số thanh toán cổ tức
2.2.


Lý thuyết về chất lượng thu nhập

2.2.1

Chất lượng thu nhập

Chất lượng thu nhập là một khía cạnh quan trọng dùng để đánh giá tình hình
tài chính của một công ty. Chất lượng thu nhập đề cập đến khả năng báo cáo thu
nhập phản ánh thu nhập thực sự của cơng ty, cũng như tính hữu ích của báo cáo thu
nhập để dự đoán thu nhập trong tương lai. Chất lượng thu nhập cũng đề cập đến sự
ổn định, bền vững, và không thay đổi trong thu nhập được báo cáo. Việc đánh giá


8

thu nhập là rất khó vì các cơng ty có rất nhiều con số về thu nhập như: doanh thu,
lợi nhuận hoạt động, thu nhập rịng....Các nhà phân tích cần có một cơ sở phù hợp
để đánh giá. (Ảnh hưởng của chất lượng thu nhập lên nắm giữ tiền mặt của các
công ty niêm yết Việt Nam. Luận văn Thạc Sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh, Hứa Nguyễn Kim Ngân, 2004)
Chất lượng thu nhập thể hiện một khía cạnh quan trọng của lợi nhuận kế tốn
bởi vì chất lượng thu nhập kém có thể dẫn đến cung cấp khơng chính xác các khoản
tín dụng từ các chủ nợ và phân bổ nguồn lực không tối ưu đến kế hoạch với lợi
nhuận khơng có thật và do đó sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế. Vì vậy chất lượng
thu nhập có ý nghĩa quan trọng và cần được nghiên cứu.
Thu nhập và dịng tiền có sự khác nhau cơ bản như sau:
Thu nhập ròng (lợi nhuận ròng)= Doanh thu- Chi phí
Dịng tiền rịng= Dịng tiền thu vào- Dịng tiền chi ra
Như vậy sẽ có những trường hợp doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng dịng tiền
bị âm và ngược lại. Nguyên nhân là do các trường hợp như sau:doanh nghiệp bán

hàng tăng lợi nhuận nhưng chưa thu được tiền, mua hàng làm tăng chi phí nhưng
chưa thanh tốn...Tuy nhiên, thu nhập sẽ cung cấp thơng tin về dịng tiền, từ thu
nhập hiện hành có thể xác định dịng tiền trong tương lai, việc ước tính lượng dịng
tiền dựa trên tính tốn thời gian dự kiến thu được tiền. Vì vậy chất lượng thu nhập
là yếu tố quan trọng, chứa đựng nhiều thông tin cho các nhà quản lý bên trong cũng
như bên ngoài doanh nghiệp.
Các nhà nghiên cứu đã dùng các cách thức khác nhau để chỉ ra “chất lượng
thu nhập” bao gồm: sự bền vững, sự tích lũy, phương pháp trích trước, trơn tru, kịp
thời, tránh tổn thất, đáp ứng đầu tư....Lafond , Olsson, và Shipper (2004) đề nghị
bảy tính năng mong muốn của thu nhập: chất lượng dồn tích, sự bền vững, khả năng
dự báo, trơn tru, phù hợp giá trị, kịp thời và bảo thủ. Theo Patricia Dechow,
WeiliGe, Catherine Schrand (2010), có ba đặc điểm về định nghĩa chất lượng thu
nhập: Thứ nhất, chất lượng thu nhập là điều kiện thông tin để ra các quyết định hiệu
quả. Do vậy,“chất lượng thu nhập” đứng một mình là vơ nghĩa, chất lượng thu nhập


9

chỉ được xác định trong một mơ hình ra quyết định cụ thể. Thứ hai, chất lượng số
liệu của một báo cáo thu nhập phụ thuộc vào việc báo cáo đó cung cấp thơng tin về
tài chính của cơng ty, nhiều khía cạnh trong đó khơng quan sát được. Thứ ba, chất
lượng thu nhập được xác định cùng với sự liên quan của hoạt động tài chính cơ bản
cho quyết định và khả năng của hệ thống kế toán để đo lường hiệu suất. Nhân tố đo
lường chất lượng thu nhập chia làm ba loại chính: tính chất thu nhập, thu nhập đáp
ứng được nhà đầu tư, và các chỉ số sai sót trọng yếu bên ngồi thu nhập.
2.2.2

Đo lường chất lượng thu nhập

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng thu nhập, do đó cũng có

nhiều phương pháp đo lường.
2.2.2.1

Đo lường chất lượng thu nhập qua sự ổn định của thu nhập:

Một số tác giả đã nghiên cứu chất lượng thu nhập như Saghafi và Kordestani
(2004) cho rằng chất lượng thu nhập là sự ổn định thu nhập qua các năm kế tiếp. Sự
ổn định thu nhập càng cao, sự kiểm sốt của cơng ty qua việc giữ lợi nhuận hiện
hành càng lớn và chất lượng thu nhập càng tốt. Ví dụ, Karmi và Sadeghi (2010) đã
tìm thấy mối quan hệ giữa chất lượng thu nhập và ổn định lợi nhuận trong công ty
tại thị trường giao dịch chứng khốn Tehran. Các tác giả tìm thấy kết quả đáng kể
trong mối quan hệ giữa chất lượng thu nhập và ổn định lợi nhuận.
Chất lượng thu nhập được đánh giá qua sự ổn định của thu nhập, sự ổn định
này được đo bằng mơ hình tự hồi quy. Sự ổn định thu nhập càng cao, chất lượng thu
nhập sẽ càng tốt. Để đo lường sự ổn định thu nhập, hệ số giải thích của biến
EARNJ,t-1, tương ứng với β1 trong mơ hình hồi quy, được xem như là đại diện của
sự ổn định thu nhập. Theo Kormedi và Lipe (1987), Modarres và Abbaszadeh
(2008), mơ hình hồi quy chất lượng thu nhập:
EARNJ,t=β0 + β1EARNJ,t-1 + εJ,t
Theo Majid Zanjirdar và Masomeh Chogha (2012) : Thu nhập ổn định có
nghĩa là thu nhập hiện tại được lặp lại hoặc được giữ liên tục; ổn định thu nhập cao
hơn cho thấy rằng một cơng ty có khả năng tốt hơn để giữ thu nhập hiện tại và vì
vậy, nó được giả định rằng chất lượng thu nhập sẽ cao hơn. Vì vậy, nếu giá trị hệ số


10

của biến giải thích của β1 càng gần 1, ổn định thu nhập sẽ càng cao (chất lượng thu
nhập cao) và ngược lại β1 càng gần 0, ổn định thu nhập sẽ càng thấp (chất lượng thu
nhập kém).

2.2.2.2

Đo lường chất lượng thu nhập qua chất lượng dồn tích:

Patricia Dechow, Weili Ge, Catherine Schrand (2010) đã đề ra mơ hình chất
lượng thu nhập dựa trên cơ sở dồn tích:
Accruals=Earningst - CFt
Phương pháp này đo lường trực tiếp dựa trên hệ thống kế tốn liên quan đến
dịng tiền. Chi phí trích trước có chất lượng thấp vì nó đại diện cho một thành phần
của thu nhập không bền vững. Nhược điểm của cơng thức này là hiệu suất cơ bản
có thể khác nhau giữa các cơng ty có trích trước nhiều so với các cơng ty có trích
trước ít. Vì vậy, tính bền vững thấp hơn của các thành phần dồn tích có thể được
điều khiển bởi cả hiệu suất cơ bản và các quy tắc đo lường.
Ngoài Patricia Dechow, Weili Ge, Catherine Schrand (2010) cũng đã đề ra
mơ hình đo lường chất lượng thu nhập dựa trên đo lường chất lượng dồn tích (AQ)
được đo bằng độ lệch chuẩn của phần dư từ mơ hình hồi quy chi phí dồn tích với
dòng tiền từ hoạt động ở hiện tại và tương lai. Độ lệch chuẩn càng cao (thấp) của sai
số mô hình cho thấy chất lượng dồn tích càng thấp (cao). McNichols (2002) dựa
trên mơ hình Dechow và Dichev, đã đưa ra mơ hình chất lượng thu nhập như sau:
𝑇𝐴𝐶𝐶𝑖,𝑡 = 𝛼0 ×

1
𝐶𝐹𝑂𝑖,𝑡−1
𝐶𝐹𝑂𝑖,𝑡
𝐶𝐹𝑂𝑖,𝑡+1
+ 𝛼1 ×
+ 𝛼2 ×
+ 𝛼3 ×
𝑇𝐴𝑖,𝑡−1
𝑇𝐴𝑖,𝑡−1

𝑇𝐴𝑖,𝑡−1
𝑇𝐴𝑖,𝑡−1

+ 𝛼4 ×

∆𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖,𝑡
𝑃𝑃𝐸𝑖,𝑡
+ 𝛼5 ×
+𝜀
𝑇𝐴𝑖,𝑡−1
𝑇𝐴𝑖,𝑡−1

Trong đó:
TACCi,t :Tổng tích lũy của cơng ty i năm t chia cho tổng tài sản của năm t-1.
CFOi,t-1; CFOi,t; CFOi,t+1: là dịng tiền mặt hoạt động của cơng ty lần lượt
năm t-1, năm t, năm t+1
∆Salesi,t : thay đổi doanh thu của công ty i năm t
PPEi,t : tài sản cố định của công ty i trong năm t


11

Từ mơ hình trên, Dechow và Dichev có được hai phương thức chất lượng
tích lũy. Một là giá trị tuyệt đối của hồi quy phần dư (AAQ), hai là độ lệch tiêu
chuẩn của hồi quy phần dư (AQ) giá trị cao hơn cho thấy chất lượng thu nhập thấp
hơn và ngược lại.
2.2.2.3

Đo lường chất lượng thu nhập qua dự báo thu nhập:


Lipe (1990) đưa ra một biện pháp đo lường dự báo thu nhập dựa trên sự thay
đổi của thu nhập trong đó chênh lệch cao về thu nhập dẫn đến giảm khả năng dự
báo. Sau Lipe (1990), Fransis và cộng sự (2004) đo lường dự báo thu nhập bằng
cách sử dụng căn bậc hai của phương sai từ phương trình dự báo thu nhập như sau:
̂𝑗,𝑡 )
RESIDPERj,t=√𝜎 2 (𝑈
̂𝑗,𝑡 ) là phương sai sai số ước tính của cơng ty j trong thời gian t được
Trong đó 𝜎 2 (𝑈
tính từ mơ hình EARNJ,t=β0 + β1EARNJ,t-1 + UJ,t . Giá trị của RESIDPERj,t càng lớn
cho thấy dự báo thu nhập càng thấp và do đó chất lượng thu nhập càng thấp.
2.2.2.4

Đo lường chất lượng thu nhập qua làm đẹp thu nhập:

Làm đẹp thu nhập là cách thức tránh những lên xuống bất thường của thu
nhập nói cách khác là làm giảm thu nhập ở những năm thu nhập cao nhằm dự trữ
cho những năm thu nhập kém. Các nhà quản lý sẽ sử dụng phương pháp dồn tích
trong cách làm đẹp thu nhập, lợi nhuận cao sẽ đề nghị ít sử dụng phương pháp dồn
tích vào thu nhập được làm đẹp. Leuz và cộng sự (2003) đo lường sự làm đẹp qua
tỷ số của các độ lệch về thu nhập từ hoạt động và dòng tiền từ hoạt động của công
ty theo độ trễ là 1 năm so với tổng tài sản. Bowen và cộng sự (2003) đo lường thu
nhập được làm đẹp qua tỷ số độ lệch chuẩn của dòng tiền từ hoạt động và độ lệch
chuẩn của thu nhập.
Frasis và cộng sự (2004) đo lường thu nhập được làm đẹp qua tỷ số độ lệch
chuẩn của thu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty theo độ
trễ là 1 năm so với tổng tài sản theo mơ hình như sau:
Smoothj,t=

𝜎(𝑂𝐶𝐹𝑗,𝑡 /𝐴𝑆𝑆𝐸𝑇𝑗,𝑡−1 )
𝜎(𝐸𝑎𝑟𝑛𝑗,𝑡 /𝐴𝑆𝑆𝐸𝑇𝑗,𝑡−1 )



12

Trong đó :
𝜎 : độ lệch chuẩn
𝑂𝐶𝐹𝑗,𝑡 : dịng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty j trong thời gian t
𝐸𝑎𝑟𝑛𝑗,𝑡 : thu nhập rịng của cơng ty j trong thời gian t
𝐴𝑆𝑆𝐸𝑇𝑗,𝑡−1 : tổng tài sản của công ty j trong năm t-1
Giá trị của Smooth càng lớn chỉ ra thu nhập được làm đẹp càng nhiều và ngược lại
2.2.2.5

Đo lường theo các tiêu chí ảnh hưởng đến chất lượng thu nhập:

Jodi L. Bellovary Giacomino Akers (2005) đã đưa ra mơ hình đánh giá chất
lượng thu nhập sử dụng 20 tiêu chí ảnh hưởng đến chất lượng thu nhập, xem xét
doanh thu và chi phí sản phẩm, cũng như các thay đổi kế toán, mua lại, và ngưng
hoạt động. Mơ hình này cũng đánh giá sự ổn định, hoặc thiếu ổn định của một công
ty dẫn đến sự hiểu biết cụ thể, đầy đủ hơn về thu nhâp tương lai tiềm năng của nó.
Chất lượng thu nhập được đánh giá bằng cách gán một giá trị điểm từ 1 đến 5 cho
mỗi trong số 20 tiêu chí, với tổng thể là 100 điểm. Điểm số 1 cho thấy một ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng thu nhập, và một điểm số 5 cho thấy một ảnh hưởng
tích cực đến chất lượng thu nhập.
2.3.

Mối quan hệ chính sách cổ tức tác động đến chất lượng thu nhập

Đã có rất nhiều nghiên cứu làm tiền đề, cơ sở lý thuyết giải thích cho mối
quan hệ chính sách cổ tức tác động đến chất lượng thu nhập. Có trường phái lý
thuyết cho rằng chính sách cổ tức khơng tác động đến chất lượng thu nhập, hoặc

chính sách cổ tức tác động đến chất lượng thu nhập hiện tại, hoặc chính sách cổ tức
tác động đến chất lượng thu nhập tương lai.
2.3.1

Chính sách cổ tức khơng tác động đến chất lượng thu nhập:

Theo Merton Miller và Franco Modigliani (1961) trong thị trường hồn hảo
(khơng thuế, khơng có chi phí giao dịch chứng khốn, cũng khơng có chi phí phát
hành và chi phí thơng tin), cổ tức khơng tác động đến giá trị vốn cổ phần của cổ
đông. Giả định cơ bản của quan điểm này là chính sách cổ tức khơng tác động đến
các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Vì chính sách đầu tư quyết định dịng thu


13

nhập trong tương lai của doanh nghiệp do đó chính sách đầu tư là quyết định quan
trọng nhất trong việc quyết định giá trị của doanh nghiệp.
Aharony và Swary (1980) đã sử dụng mẫu gồm 149 công ty công nghiệp
trong danh sách công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ đã kiểm tra phản
ứng của thị trường đến thông báo thu nhập và cổ tức. Các tác giả đã tìm thấy rõ ràng
rằng giá cổ phiếu phản ứng với cổ tức hơn là với thu nhập, vì vậy các tác giả đã chỉ
ra rằng các nhà quản lý có thời gian để thơng báo cổ tức nhưng khơng có thời gian
để thơng báo thu nhập, vì cổ tức không thể cung cấp nhiều hơn thông tin về hiệu
quả thực sự của công ty.
Kane, Lee, Marcus (1984) thêm các cơng ty chứng thực hiệu quả của cổ tức
và tìm thấy rằng khi thông tin trên thu nhập và cổ tức khác, nhà đầu tư có thể sử
dụng thơng tin cổ tức để xem lại thông tin các tác giả nhận được từ thơng báo thu
nhập.
2.3.2


Chính sách cổ tức liên quan đến chất lượng thu nhập tương lai

Bên cạnh phản ứng của thị trường, một hướng nghiên cứu khác điều tra tác
động giữa chính sách cổ tức và thu nhập tương lai, nhưng khơng có kết luận nào
được đưa ra cho nghiên cứu này.
Bhattacharya (1979) và Miller and Rock (1985) giải thích rằng những thay
đổi trong chính sách cổ tức thể hiện tin tức về dòng tiền trong tương lai và do đó dự
đốn sự tích cực thay đổi cổ tức và giá cả phản ứng với sự thay đổi cổ tức.
Healy và Palepu (1988) đã tìm ra rằng gia tăng thu nhập sau khi chia cổ tức
và giảm thu nhập sau khi bỏ qua chia cổ tức. Kết quả của các tác giả cũng đã chỉ ra
rằng giá cổ phiếu cũng phản ứng như thông báo cổ tức, như các nhà đầu tư giải
thích các thơng báo này nhưng là dự báo của nhà quản lý về sự thay đổi trong thu
nhập tương lai.
Theo Nissim và Ziv (2001), sự thay đổi chính sách cổ tức cung cấp thêm
thơng tin về thu nhập các năm sau đó.


14

Brav và cộng sự (2005) báo cáo rằng hơn hai phần ba giám đốc tài chính
điều hành, khảo sát rằng sự ổn định của thu nhập trong tương lai là một trong những
yếu tố quan trọng tác động đến quyết định cổ tức
Hanlon, Myers và Shevlin (2007) đã chỉ ra rằng thu nhập của các cơng ty có
chi trả cổ tức có mối liên quan đến thu nhập tương lai hơn là thu nhập của các công
ty không chi trả cổ tức.
Ngược lại kết quả ở trên, Grullon và cộng sự (2005) tìm ra rằng thay đổi cổ
tức khơng cung cấp thông tin đến thu nhập tương lai.
Benartzi, Michaely, và Thaler (1997) kiểm tra liệu sự thay đổi cổ tức chuyển
thành những thay đổi về thu nhập trong tương lai và tìm thấy những kết quả ngược
với giả thuyết tín hiệu truyền thống (tức là những thay đổi về cổ tức khơng có tương

quan dương liên quan đến thay đổi thu nhập trong tương lai)
2.3.3

Nội dung thông tin cổ tức liên quan đến thu nhập hiện tại:

Một vài nghiên cứu trước đây điều tra liệu rằng nội dung cổ tức có cung cấp
thơng tin về chất lượng thu nhập hiện tại hay không?
Trong nghiên cứu của Miller & Modigliani (1961) giả thiết rằng nhà đầu tư
và ban giám đốc đều có hiểu biết hồn hảo và tồn diện về cơng ty. Tuy nhiên,
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ln có khoảng cách về thông tin giữa các nhà quản
lý và các nhà đầu tư bởi các nhà quản lý kiểm sốt hoạt động của cơng ty hàng ngày
và nắm bắt nhiều thông tin nội bộ mà nhà đầu tư bên ngồi khơng thể tiếp cận được.
Để thu hẹp khoảng cách này, nhà quản lý sử dụng cổ tức như là một công cụ để
truyền tải thông tin nội bộ của công ty cho các nhà đầu tư (Al-Malkawi, 2007).
Trong điều kiện bất cân xứng thông tin này, cổ tức được xem là cơng cụ
truyền tín hiệu cịn được thấy trong kết quả nghiên cứu của Gordon (1963) và
Lintner, J.(1956). Theo nghiên cứu của hai tác giả, thông thường nhà đầu tư đều rất
e ngại rủi ro, khơng thích mạo hiểm điều đó lý giải tại sao họ thích cổ tức hiện tại và
tăng trưởng ổ định hơn là trông chờ vào việc tăng giá cổ phiếu. Cũng theo kết quả
của hai tác giả trên, cổ tức cung cấp một tín hiệu về sự phát triển của công ty cho
nhà đầu tư.


15

Caskey và Hanlon (2005) sử dụng cáo buộc gian lận trong SEC như là đo
lường chất lượng thu nhập và tìm thấy rằng các cơng ty bị cáo buộc gian lận kế tốn
trả cổ tức ít hơn các cơng ty khơng bị cáo buộc.
Skinner và Soltes (2011) tìm ra rằng các cơng ty chi trả cổ tức thường có thu
nhập bền vững hơn là các công ty khác và mối quan hệ cổ tức tác động đến thu

nhập bền vững được ổn định trong vịng 30 năm cho các cơng ty ở Mỹ.
Tong và Miao (2011) cung cấp bằng chứng chứng minh bài nghiên cứu này
chỉ ra rằng chi trả cổ tức tích lũy tùy ý ít hơn và giá trị liên quan thu nhập cao hơn
và như là liên quan mạnh hơn với công ty với chi trả cổ tức lớn hơn.
2.4

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây:

2.4.1

Nghiên cứu thực nghiệm của Judson Caskey và Michelle Halon

(2005)
Judson Caskey và Michelle Halon đã sử dụng mẫu gồm các công ty bị cáo
buộc gian lận bởi SEC và các công ty không bị cáo buộc gian lận bởi SEC trong
giai đoạn 1991 đến năm 2004, tương tự như Dechow và cộng sự (1996) và các bài
nghiên cứu khác đã sử dụng công ty phải theo AAER, Caskey và Halon chọn điều
tra các cơng ty của mẫu này bởi vì sử dụng AAER cho phép các tác giả kiểm tra
mẫu của các công ty rằng SEC được cho là xâm phạm GAAP.
Caskey và Halon theo Skinner (2004) trong việc kiểm tra tình trạng chi trả cổ
tức toàn bộ hơn là thay đổi cổ tức (hoặc giá cả phản ứng đối với thay đổi cổ tức) và
mong đợi rằng các công ty AAER ít có thể chi trả cổ tức vì hai lý do. Thứ nhất, báo
cáo thu nhập gian lận có vẻ ít bền vững hơn thu nhập của các công ty khơng phải là
AAER do các hoạt động thu nhập có xu hướng đảo ngược. Như vậy, các doanh
nghiệp gian lận có ít động cơ khuyến khích trả hoặc tăng cổ tức dựa trên lý thuyết
giống như trong Skinner (2004). Thứ hai, ngồi sự thiếu bền vững, thu nhập gian
lận cịn thiếu tiền mặt để hỗ trợ chi trả cổ tức (nghĩa là thu nhập khơng phải là một
thước đo chính xác về hiệu quả hiện tại (Dechow và Schrand, 2005). Mặc dù các
doanh nghiệp thường sẽ không tăng cổ tức thông thường để trả cú sốc tạm thời đối
với thu nhập vì sự gia tăng này có thể khơng bền vững, thu nhập gian lận thao tác



16

không tạo ra tiền mặt cũng không bền vững. Trong khi cơng ty có thể vay để trả cổ
tức, điều này sẽ làm tăng sự giám sát của các báo cáo tài chính của cơng ty mà họ
có thể muốn tránh. Do đó, trong bối cảnh của bài nghiên cứu, việc dự đốn tỷ lệ cổ
tức ít hơn (và tăng tỷ lệ cổ tức) là cả hai vì sự bền vững thấp hơn của thu nhập,
tương tự như Miller và Rock (1985) và Skinner (2004), và vì thu nhập được tạo ra
khơng có dịng tiền liên quan. Đối số thứ hai thường được sử dụng trong chính sách
về phịng ngừa gian lận kế tốn của cơng ty.
Tất nhiên có chi phí tham gia vào việc sử dụng một mẫu Các công ty
SECERER bị buộc tội gian lận, tuy nhiên việc sử dụng các cơng ty này khơng địi
hỏi nhà nghiên cứu ước tính về chất lượng thu nhập (nghĩa là, do bị buộc tội gian
lận, công ty được coi là có thu nhập thấp) và các cơng ty bị cáo buộc gian lận là các
công ty là chủ thể trực tiếp của cuộc tranh luận chính sách gần đây về cổ tức và chất
lượng thu nhập. Kết quả nghiên cứu này là các công ty cung cấp một thiết lập có
tiềm năng hiệu quả cho việc đóng góp cho các tài liệu về mối quan hệ của chất
lượng thu nhập và chính sách cổ tức. Các tác giả lưu ý rằng có rất nhiều nghiên cứu
khác điều tra các cơng ty bị cáo buộc làm sai trái bởi SEC hoặc đã điều chỉnh lại thu
nhập. Không ai trong số những nghiên cứu này, theo hiểu biết của các tác giả, đã
kiểm tra đặc điểm chi trả cổ tức của doanh nghiệp này. Các cuộc thảo luận ở trên
dẫn đến hai giả thuyết:
H1: Cả hai trước khi gian lận và trong suốt giai đoạn gian lận, các công ty bị
cáo buộc gian lận thanh tốn cổ tức ít hơn so với những công ty không bị buộc tội
gian lận.
H2: Bị cho các công ty lừa đảo gia tăng (giảm) cổ tức của cơng ty trong giai
đoạn gian lận ít (nhiều hơn) thường xuyên hơn nếu không các công ty tương tự
không bị buộc tội gian lận.
Kết quả ngược với hai giả thuyết trên (ví dụ, các cơng ty AAER trả cổ tức

thường xuyên như các công ty không phải AAER) sẽ cung cấp bằng chứng không
phù hợp với việc cổ tức cung cấp những thông tin về chất lượng thu nhập nhưng
phù hợp với sự đề kháng của các doanh nghiệp đối với việc giảm cổ tức của các tác


17

giả (Brav và cộng sự, 2005). Ngoài ra, các kết quả trái ngược có thể cung cấp bằng
chứng phù hợp với người quản lý tin rằng các nhà đầu tư giải thích cổ tức như một
dấu hiệu của chất lượng thu nhập và trả tiền mặt cổ tức để che dấu hoạt động bị cáo
buộc gian lận của các công ty này. Điều này cũng đã được lập luận trong Erickson,
Hanlon và Maydew (2004) tìm ra bằng chứng phù hợp với cáo buộc gian lận các
cơng ty đóng thuế trên các khoản thu nhập kế tốn tài chính q mức để che giấu sự
gian lận. Tác giả của nghiên cứu này cũng điều tra mối quan hệ giữa thu nhập hiện
tại và thu nhập thấp và thay đổi cổ tức. Lintner (1956) và Fama và Babiak (1968)
dự đoán và thấy rằng có mối liên hệ giữa thu nhập hiện tại và thu nhập thấp với sự
thay đổi cổ tức. Khi thu nhập được báo cáo gian lận, tuy nhiên, nó có thể là mối
quan hệ này khác. Bài nghiên cứu dự đoán mối quan hệ này yếu hơn đối với các
doanh nghiệp cam kết gian lận kế tốn vì thu nhập của các công ty AAER đang bị
lạm phát gian lận. Cuối cùng của bài nghiên cứu giả thuyết như sau:
H3: Chính sách cổ tức và thu nhập hiện tại, thu nhập thấp là yếu hơn ở các
công ty bị buộc tội gian lận đến kế tốn tài chính.
2.4.2

Nghiên cứu thực nghiệm của Skinner và Soltes (2011):

Skinner và Soltes kiểm tra khả năng cổ tức cung cấp thông tin về tính bền
vững của báo cáo thu nhập (nghĩa là chất lượng của chúng). Sau Miller ( 1986 ), giả
thuyết có thể được thúc đẩy bởi thu nhập “tham số bền vững” từ Miller và Rock
(1985), cụ thể, rằng cổ tức đã cung cấp những thông tin về mức độ thay đổi giai

đoạn hiện tại trong báo cáo thu nhập là bền vững. Tăng thu nhập mà các nhà quản lý
coi là bền vững sẽ được đi kèm bằng cách tăng cổ tức, trong khi thu nhập tăng phần
lớn là do tạm thời. Dự đoán cũng bắt nguồn từ kết quả kinh nghiệm thực tế mà các
nhà quản lý đang không muốn cắt giảm cổ tức và chỉ tăng cổ tức khi cơng ty chắc
chắn rằng có là sự gia tăng bền vững trong khả năng tạo ra thu nhập lâu dài của
công ty. Kormendi và Zarowin ( 1996 ) cung cấp bằng chứng về ý tưởng này (mà
các tác giả gọi là "thu nhập bền vững" mơ hình của hành vi chia cổ tức) và tìm ra
những kinh nghiệm thực nghiệm hỗ trợ cho mơ hình trong một mẫu của 337 công ty
trong giai đoạn 1950 đến 1989.


×