Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ảnh hưởng của vốn xã hội tới thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐOÀN THỊ THÙY LINH

ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI TỚI THU NHẬP
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐOÀN THỊ THÙY LINH
ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI TỚI THU NHẬP
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện,
các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tp.HCM, ngày tháng

năm 2017

Tác giả

Đoàn Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................3
1.5. Kết cấu luận văn ...........................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
VỐN XÃ HỘI VÀ THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH ....................................................4
2.1. Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................4
2.1.1.


Một vài lý thuyết liên quan tới thu nhập hộ gia đình ..........................4

2.1.2.

Lý thuyết về vốn xã hội.......................................................................8

2.1.3.

Cách đo lường về vốn xã hội ............................................................13

2.2. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ...................................15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................22
3.1. Khung phân tích .........................................................................................22
3.2. Đo lường các biến trong mô hình .............................................................27
3.2.1.

Biến độc lập.......................................................................................27

3.2.2.

Biến kiểm soát ...................................................................................28

3.3. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................33
4.1. Phân tích thống kê mô tả ...........................................................................33
4.1.1.

Đặc điểm nhân khẩu học của các hộ gia đình ...................................33

4.1.2.


Thành phần thu nhập của hộ gia đình ...............................................34

4.1.3.

Đặc điểm về vốn xã hội.....................................................................38

4.2. Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội tới thu nhập của hộ gia đình nông
thôn Việt Nam .....................................................................................................44


4.2.1.

Kết quả hồi quy mô hình ...................................................................46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT ........................................55
5.1. Kết luận .......................................................................................................55
5.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................56
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................60
5.3.1.

Hạn chế của luận văn ........................................................................60

5.3.2.

Đề xuất hướng nghiên cứu ................................................................61

DANH MỤC THAM KHẢO
Phụ lục



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VARHS: Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình Việt Nam
SXNLNN: Sản xuất nông lâm, ngư nghiệp
OLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất
DBSH: Đồng bằng Sông Hồng
TDMNPB: Trung du miền núi Phía Bắc
BTB: Bắc Trung Bộ
DHMT: Duyên hải miền Trung
DBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TN: Tây Nguyên
WB: World Bank


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại hoạt động theo chức năng và yếu tố
Bảng 2.2: So sánh vốn xã hội với các loại vốn khác
Bảng 2.3: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Bảng 3.1: Tóm tắt và mô tả các biến theo các nghiên cứu trước
Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học của các hộ gia đình
Bảng 4.2: Số tổ chức tham của các hộ gia đình theo thu nhập trung bình
Bảng 4.3: Mô tả số tổ chức tham gia của 6 vùng miền theo thu nhập
Bảng 4.4: Đặc điểm về đóng góp tiền mặt của từng khu vực
Bảng 4.5: Đặc điểm mật độ tham gia vào tổ chức của hộ gia đình
Bảng 4.6: Bảng dấu kỳ vọng các hệ số của biến độc lập trong mô hình
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng các mô hình hồi quy

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nông thôn
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ gia đình

Hình 4.2: Biểu đồ mô tả tỷ trọng cơ cấu thu nhập theo từng khu vực
Hình 4.3: Thu nhập trung bình theo tính đồng nhất trong tổ chức
Hình 4.4 Thu nhập trung bình theo tính đồng nhất trong từng khu vực


TÓM TẮT
Luận văn sử dụng bộ dữ liệu tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS) năm
2014 để nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn xã hội và thu nhập trung bình của các hộ
gia đình nông thôn Việt Nam. Bài viết sử dụng ba mô hình: mô hình hồi quy OLS với
biến vốn xã hội đơn giản, mô hình hồi quy OLS đầy đủ với biến vốn xã hội gồm bốn
thành phần chính và mô hình hồi quy với biến công cụ là biến niềm tin giữa con
người, các hộ gia đình với nhau. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là thu nhập trung
bình của hộ gia đình, biến độc lập là các nhóm biến về vốn xã hội như: tổng số tổ
chức mà hộ có thành viên tham gia, tính đồng nhất của một trong ba tổ chức quan
trọng nhất đối với hộ, mật độ tham gia vào tổ chức mà hộ có thành viên tham gia lâu
nhất, đóng góp tiền mặt vào tổ chức; các nhóm biến về đặc điểm hộ gia đình như: quy
mô hộ gia đình, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, nghề nghiệp chính của
chủ hộ, số năm đi học trung bình của lực lượng lao động trong hộ, tổng diện tích đất
của hộ gia đình và nhóm biến về các khu vực trong bộ dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vốn xã hội là biến bị nội sinh và có ảnh
hưởng tới thu nhập trung bình của hộ. Các thành phần của vốn xã hội như số tổ chức
hộ tham gia, mật độ tham gia thường xuyên, tính đồng nhất về nghề nghiệp trong tổ
chức quan trọng đối với hộ và số tiền đóng góp vào tổ chức đều có tác động đến thu
nhập hộ gia đình. Nghiên cứu còn cho thấy rằng đặc điểm vốn con người và vật thể
của hộ gia đình còn có vai trò quyết định đến thu nhập của hộ. Cụ thể, số năm đi học
trung bình của lực lượng lao động, tổng diện tích đất của hộ có tác động tích cực đến
thu nhập trung bình của hộ gia đình. Bên cạnh đó, nếu chủ hộ có nghề nghiệp chính
là sản xuất nông nghiệp thì thu nhập của hộ thấp hơn thu nhập của hộ có chủ hộ làm
phi nông nghiệp, quy mô của hộ gia đình có tác động tiêu cực đến thu nhập trung
bình của hộ. Ngoài ra, những hộ nằm ở những khu vực khác nhau cũng có mức thu

nhập trung bình của hộ khác nhau. So với Đồng bằng sông Cửu Long thì tất cả các
vùng đều có thu nhập thấp hơn.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề
Từ lâu nông thôn đã được xem là một bộ phận cốt lõi và đóng một vai trò cực

kỳ lớn, không chỉ về tỷ lệ dân cư sinh sống mà cả những đóng góp về mặt kinh tế, xã
hội ở nước ta hiện nay. Theo thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội của tổng
cục thống kê, tính đến năm 2016, dân số nông thôn 60.64 triệu người, chiếm 65.4%
dân số và đóng góp hơn 20% GDP Quốc Gia. Con số này một phần minh chứng cho
tầm quan trọng trong việc phát triển nông thôn để ổn định kinh tế, xã hội, trực tiếp
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư. Một trong những cách thức để nâng
cao đời sống vật chất cho người dân đó chính là nâng cao thu nhập cho các hộ gia
đình. Trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các giải pháp cụ thể nhằm
tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình ở khu vực nông thôn có thể tiếp xúc với
nhiều cơ hội phát triển kinh tế, tăng thu nhập gia đình như: đầu tư vốn, hướng dẫn
tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, khuyến khích phát huy vai
trò của vốn xã hội. Bên cạnh đạt được những kết quả đáng khích lệ, từng bước đáp
ứng nhu cầu, nguyện vọng của khu vực nông thôn, song vẫn còn nhiều vấn đề nan
giải. Một trong những bất cập đó chính là chưa thực sự nhận thấy tầm quan trọng của
các nguồn lực trong quá trình nâng cao thu nhập và đời sống cho cư dân vùng nông
thôn.
Xác định vốn xã hội như là một “nguyên liệu mới” để nâng cao thu nhập cho
các hộ gia đình. Đến nay, mối quan hệ của vốn xã hội và thu nhập của các hộ gia đình

đã được đề cập trong rất nhiều các nghiên cứu của các tác giả khác nhau trên thế giới
như Narayan & Pritchett (1999), Lu Sun và cộng sự (2014), và Yusuf (2008). Với
vốn xã hội lớn hơn, các hộ gia đình thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp có sử
dụng phân bón, hóa chất nông nghiệp trong đầu vào hoặc chất lượng giống được cải
thiện hơn do đó thu nhập của họ sẽ cao hơn (Narayan & Pritchett, 1999). Vốn xã hội
cũng có thể mang đến cho người nông dân nhiều bài học, nhiều cơ hội thăng tiến, làm
việc và giúp họ cải thiện được khả năng tự nâng cao thu nhập (Lu Sun và cộng sự,


2

2014). Vốn xã hội đã ảnh hưởng tích cực đến phúc lợi hộ gia đình, là một yếu tố cải
thiện mức sống của thành viên hộ gia đình. Cụ thể là tăng một đơn vị vốn xã hội sẽ
dẫn đến tăng 0,15 phần trăm trong chi tiêu hộ gia đình bình quân trên đầu người
(Yusuf, 2008).
Tại Việt Nam, đã có một vài nghiên cứu khảo sát về tầm quan trọng của vốn
xã hội song các nghiên cứu về vốn xã hội trong nông nghiệp, nông thôn vẫn còn rất
ít. Nguyễn Tuấn Anh (2007, 2010) nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội trong khu
vực nông thôn Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mới tập trung
tìm hiểu vốn xã hội trong quan hệ họ hàng và phạm vi nghiên cứu cũng chỉ giới hạn
ở một làng Bắc Trung Bộ cụ thể. Nhận thấy cần phải nghiên cứu vốn xã hội trên phạm
vi rộng hơn nữa, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của vốn xã hội tới thu nhập hộ
gia đình nông thôn Việt Nam” nhằm hiểu biết cụ thể hơn về tác dụng của vốn xã
hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn xã hội và thu nhập hộ
gia đình nông thôn Việt Nam.

 Mục tiêu cụ thể:
-

Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần thuộc vốn xã hội lên thu nhập
hộ gia đình nông thôn Việt Nam.

-

Đề xuất một số chính sách có liên quan đến vốn xã hội phù hợp giúp các
gia đình nông thôn để nâng cao thu nhập.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Vốn xã hội có ảnh hưởng như thế nào tới thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt

Nam?


3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ

gia đình nông thông Việt Nam (VARHS) năm 2014 do sự kết hợp của các Viện và
cơ quan nghiên cứu thực hiện. Cuộc điều tra năm 2014 thu thập được lượng lớn thông
tin về kinh tế cũng như xã hội của 3648 hộ gia đình nông thôn ở 12 tỉnh bao gồm Hà
Tây, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa,

Đăk Lak, Đăk Nông, Lâm Đồng và Long An. Tuy nhiên, để phù hợp với nghiên cứu
tác giả đã lọc và chỉ sử dụng dữ liệu của 2730 hộ gia đình trong bộ dữ liệu. Điều kiện
lọc ở đây là tác gỉa chỉ lấy những hộ gia đình có chủ hộ là trên 18 tuổi để đúng với
quy định làm chủ hộ của Việt Nam và kết quả mang tính chính xác hơn.
Về đối tượng nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình
nông thôn Việt Nam và vốn xã hội của hộ gia đình dựa trên nguồn dữ liệu “Điều tra
hộ gia đình tiếp cận nguồn lực và đánh giá tác động chương trình hỗ trợ ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn” năm 2014.
1.5.

Kết cấu luận văn

Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến vốn xã hội và thu
nhập hộ gia đình
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách


4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN VỐN XÃ HỘI VÀ THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH
Chương hai trình bày một vài lý thuyết về thu nhập, vốn xã hội bao gồm khái
niệm, cách đo lường vốn xã hội với các tiêu chuẩn khác nhau để làm cơ sở chọn lọc
và áp dụng vào luận văn, cuối cùng là tổng quan các nghiên cứu của các tác giả trước
có liên quan đến đề tài nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau.
2.1.


Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Một vài lý thuyết liên quan tới thu nhập hộ gia đình
 Định nghĩa và phân loại thu nhập
Khi nói đến thu nhập ta ngầm hiểu thu nhập là tất cả những gì mà một cá nhân
nhận được hoặc kỳ vọng nhận được trong cuộc sống của họ. Thu nhập thấp hay cao
sẽ ảnh hưởng tới phúc lợi cá nhân từ đó mà gây ra ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội.
Nghiên cứu về thu nhập chính là tìm hiểu những yếu tố khiến thu nhập thay đổi.
Chính điều này sẽ làm tăng phúc lợi xã hội. Hicks (1975) đưa ra định nghĩa về thu
nhập chính bao gồm các khoản tiền mà cá nhân nhận được hay kỳ vọng nhận được.
Hội nghị các nhà thống kê lao động quốc tế lần thứ 16 thông qua một nghị quyết về
thu nhập đã định nghĩa thu nhập của hộ gia đình là tổng thu nhập bằng tiền và hiện
kim, có tính chất định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm hoặc là thường xuyên của tất cả
các thành viên trong hộ gia đình. Còn theo Ellis (2000) định nghĩa thu nhập là kết quả
của các hoạt động tạo thu nhập, nó được đo lường bằng cả tiền mặt và các khoản đóng
góp cộng lại. Trong đó tất cả những sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra từ các hoạt
động được tính bằng giá thị trường của người sản xuất bất kể cả việc họ cũng là người
sử dụng sản phẩm và dịch vụ đó. Vì vậy tất cả những sản phẩm thuộc sở hữu của
nông trại được định giá bằng với giá khi mà họ bán. Cách tiếp cận thu nhập cũng khá
thú vị, theo nhóm Canberra (một nhóm chuyên gia làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh
vực thống kê thu nhập hộ gia đình gồm có đại diện của các cơ quan thống kê quốc
gia, các cơ quan chính phủ và các cơ quan nghiên cứu từ Châu Âu như Mỹ, Australia
và một số tổ chức quốc tế khác) đã cho rằng tồn tại hai cách tiếp cận truyền thống của


5

thu nhập, thứ nhất là cách tiếp cận vĩ mô, có nguồn gốc từ các tài khoản quốc gia, đặc
biệt là các tiêu chuẩn được đưa ra trong hệ thống Tài khoản Quốc Gia (SNA). Còn

khi tiếp cận theo hướng vi mô thì đây là các khoản thu nhập cá nhân hoặc thu nhập
hộ gia đình, thường dùng trong các nghiên cứu về đói nghèo, phúc lợi và ảnh hưởng
của nó đối với các nhóm kinh tế xã hội khác nhau.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa thu nhập theo các nhà thống
kê đưa ra ở hội nghị lao động quốc tế lần thứ 16, đó là thu nhập của hộ gia đình là
tổng thu nhập bằng tiền và hiện kim, có tính chất định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm
hoặc là thường xuyên của tất cả các thành viên trong hộ gia đình.
Ngoài ra còn rất nhiều cách phân loại thu nhập khác nhau nữa, dựa theo nguồn
tạo ra thu nhập như nghiên cứu của Ellis (2000) hay Barrett và các cộng sự (2001)
đều cho rằng thu nhập chia thành hai loại đó là thu nhập nông trại và phi nông trại.
Nhưng hai nghiên cứu này có đôi chút khác nhau Ellis (2000) đưa ra ví dụ xác định
thu nhập phi nông trại là thu nhập gồm lương, lao động, khác với thu nhập từ làm
việc trên nông trại trong khi Barrett và các cộng sự (2001) lại cho rằng thu nhập phi
nông trại là tất cả những hoạt động từ việc sở hữu tài sản của người nông dân.
Schwarze (2004) thì có cách phân loại theo hướng của Ellis cụ thể ở bảng dưới:
Bảng 2.1: Phân loại hoạt động theo chức năng và yếu tố
Yếu tố
Chức năng
Nông nghiệp

Phi nông nghiệp

Trồng cây hàng năm

Doanh nghiệp

Trồng cây lâu năm

Cho thuê


Lao động cho chính mình
Chăn nuôi
Lâm – ngư nghiệp


6

Lao động nhận tiền công

Lao động nông nghiệp để Lao động phi nông nghiệp
lấy tiền công

để lấy tiền công
Nguồn: Schwarze (2004)

Nhưng Schwarze khác Ellis ở chỗ là thu nhập phi nông nghiệp được tính bằng
cách cộng tổng thu nhập từ doanh nghiệp và tiền cho thuê của tự chính người lao
động. Kết hợp với dữ liệu của VARHS năm 2014, trong bài này tác giả nghiên cứu
theo cách phân loại của Schwarze (2004).
 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình
Trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các yếu tố nhân khẩu học, nguồn lực và thu nhập của hộ gia đình như Fadipe và
cộng sự (2004), Lhing và cộng sự (2003), hay Aikaeli (2010) vv. Kết quả nghiên cứu
của họ cho thấy rằng các yếu tố này thực sự có mối quan hệ chặt chẽ với việc tạo thu
nhập, nâng cao phúc lợi của các hộ gia đình.
Fadipe và cộng sự (2014) trong nghiên cứu đánh giá các yếu tố quyết định thu
nhập giữa các hộ gia đình nông thôn ở Nigeria. Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả
và hàm hồi quy đa biến để phân tích dữ liệu thu thập được từ 90 hộ gia đình ngẫu
nhiên thông qua khảo sát bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy rằng thu nhập từ trang trại
là thu nhập quan trọng nhất cho các hộ gia đình, chiếm 57.9% trong tổng thu nhập.

Ngoài quy mô hộ gia đình có tác động tiêu cực đến thu nhập thì trình độ học vấn của
chủ hộ, quy mô trang trại và khả năng tiếp cận điện của hộ gia đình là các yếu tố
chính quyết định tích cực đến thu nhập hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu.
Lhing và cộng sự (2013) nghiên cứu điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của 102 hộ gia đình là khách hàng và 60 hộ gia đình không phải là khách hàng
của một công ty hợp tác tư nhân ở Myanmar. Cụ thể nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy
Logistic và hàm Cobb-douglas để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ
gia đình và các đặc điểm nhân khẩu học, tài chính vi mô lên việc thành lập doanh


7

nghiệp mới của hộ. Kết quả thực nghiệm từ mô hình chỉ ra rằng có sáu biến độc lập
như tuổi, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô đất đai, số lượng cây trồng
và việc thành lập doanh nghiệp mới có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập hộ gia đình.
Và nghiên cứu cho thấy rằng bắt đầu việc thành lập doanh nghiệp mới là yếu tố quan
trọng nhất để tăng thu nhập cho các các hộ gia đình.
Aikaeli (2010) nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội
và yếu tố địa lý lên thu nhập của các hộ gia đình nông thôn và cộng đồng ở Tanzania.
Nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính và bình phương nhỏ nhất
để ước tính mối quan hệ giữa các yếu tố này. Kết quả chỉ ra rằng có bốn yếu tố tác
động tích cực đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn: trình độ học vấn của chủ
hộ, quy mô lực lượng lao động trong hộ, tổng diện tích đất của hộ và doanh nghiệp
tự chủ phi nông nghiệp. Thêm vào đó, kết quả còn chỉ ra rằng nếu chủ hộ là nữ giới
thì sẽ có thu nhập thấp hơn những hộ có chủ là nam giới. Ở cấp độ cộng đồng thôn,
tiếp cận với phương tiện thông tin đại chúng sẽ có khả năng tiếp cận theo thông tin
thị trường nhiều hơn, thuận lợi cho việc kinh doanh, sản xuất, từ đó tăng thu nhập.
Đối với vấn đề về thời tiết, nếu một lượng mưa vừa đủ sẽ làm tăng thu nhập, ngược
lại hạn hán và lũ lụt sẽ thất thu và làm giảm thu nhập.
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014) xác định các

yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang cho thấy: trình độ học vấn,
diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm,
lượng vốn vay và số lượng lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ ở
An Giang. Hay trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011)
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Áp dụng phân tích mô hình hồi quy tuyến tính, các nhân tố tác động
đến thu nhập bình quân/ người của hộ dân tộc thiểu số ở Đồng bằng Sông Cửu Long
là: trình độ học vấn của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao
động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ và trình độ học vấn của lao động
trong hộ có tác động dương đến thu nhập của hộ, chỉ có quy mô hộ có tác động ngược
chiều với thu nhập,. Trong tất cả các yếu tố đó thì số hoạt động tạo ra thu nhập có tác


8

động cùng chiều và mạnh nhất đến thu nhập bình quân/ người của hộ dân tộc thiểu
số ở ĐBSCL.
Và còn rất nhiều các nghiên cứu khác của các tác giả ở trên nhiều địa bàn,
vùng miền khác nhau tại Việt Nam.
Như vậy, thu nhập là một hàm đa biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau,
Y=f(x1, x2, x3….xn). Dạng hàm sản xuất được sử dụng phổ biến như trong nghiên
cứu của Lhing và cộng sự (2013) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập là
hàm sản xuất Cobb- Douglas: Y= A.Xα11. X2α2……..Xnαn.eβiD + xiD1 + µiD2
Trong đó, Y là thu nhập, A là hằng số; Xi (i=1, 𝑛) là các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ như: vốn, lao động, đất đai, trình độ giáo dục...., e là các yếu tố
khác ngoài Xi.
Ngoài ra, dạng hàm bán logarit: LN(Y)= β0 + β1X1 + β2X2 + ....+ βnXn + €i
(Mincer, 1974) hoặc dạng hàm tuyến tính đa biến như trong nghiên cứu của Aikaeli
(2010) : Y= β0 + β1X1 + β2X2 + ....+ βnXn + €i cũng được sử dụng khá rộng rãi để
ước lượng thu nhập và chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình. Trong nghiên cứu này, tác

giả sử dụng hàm bán logarit để nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn xã hội với thu nhập
của các hộ gia đình.
2.1.2. Lý thuyết về vốn xã hội
 Khái niệm về vốn xã hội
Vốn xã hội từ lâu được xem như là một loại vốn tương tự như vốn kinh tế, vốn
văn hóa, vốn con người. Lyda Judson Hanifan được coi là người đầu tiên đưa ra định
nghĩa về vốn xã hội vào năm 1916. Ông dùng khái niệm vốn xã hội để chỉ tình thân
hữu, sự thông cảm, cũng như việc qua lại giữa các cá nhân hay gia đình. Đến những
năm 1980, khái niệm về vốn xã hội được nhắc đến một cách rộng rãi trong tác phẩm
Các hình thức của vốn của Bourdieu (1986). Theo Bourdieu (1986) được trích trong
Trần Hữu Quang (2006) vốn vã hội là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên
hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, những mối liên hệ này ít nhiều đã được thể chế


9

hóa. Khối lượng vốn xã hội của một cá nhân cụ thể nào đó phụ thuộc vào mức độ liên
hệ rộng hay hẹp mà anh ta có thể huy động được trong thực tế, và tùy vào khối lượng
vốn kinh tế, vốn văn hóa hay vốn biểu tượng của từng người mà anh ta có liên hệ.
Cách xử lý khái niệm của ông là công cụ hết sức quan trọng, tập trung vào những
điều mà cá nhân có được nhờ tham gia vào nhóm. Ông khẳng định rằng “những lợi
ích có được khi là thành viên của một nhóm, là cơ sở cho sự tích tụ vốn có thể có để
tạo ra khoản lợi đó”. Theo Bourdieu (1986) thì vốn xã hội được thể hiện ra ngoài
bằng: niềm tin; sự tương hỗ và có đi có lại giữa con người với nhau; các quy tắc, hành
vi, thể chế và cả sự kết hợp với nhau thành mạng lưới.
Coleman (1988) thì lại cho rằng vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong
đời sống xã hội như mạng lưới xã hội, các quy tắc và niềm tin trong xã hội là những
cái giúp cho các thành viên có thể gắn kết và làm việc cùng nhau, hướng tới mục đích
chung, cuối cùng đạt được kết quả tốt hơn. Ông cho rằng vốn xã hội có ba đặc tính.
Đầu tiên, nó tùy thuộc vào mức độ niềm tin với nhau của con người trong xã hội, hay

nó tùy thuộc vào nghĩa vụ mà mỗi người tự ý thức thực hiện và kỳ vọng của người
này với người khác. Thứ hai, nó có giá trị vì chứa đựng những liên hệ xã hội mang
đặc điểm của kênh truyền thống, cụ thể là qua tiếp xúc với những người xung quanh
như bạn bè, đồng nghiệp, từ đó họ có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích cho cuộc
sống, thay thế một phần thông tin trong sách báo, truyền hình. Thứ ba, vốn xã hội
càng lớn khi xã hội càng có nhiều quy tắc, chuẩn mực, đặc biệt là những quy tắc có
kèm theo sự trừng phạt.
Fukuyama là một tác giả có nhiều nghiên cứu về vốn xã hội. Ông có những
định nghĩa khác nhau khi bàn về vốn xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển.
Năm 2001, Fukuyama quan niệm “vốn xã hội là những chuẩn mực không chính thức
có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hay nhiều cá nhân”. Một năm sau, ông lại
đưa ra một định nghĩa khác “vốn xã hội là các chuẩn mực, giá trị được chia sẻ để thúc
đẩy sự hợp tác, điều này được chứng minh bằng các mối quan hệ xã hội thực sự”.


10

Ngân hàng thế giới (WB) trích trong Trần Hữu Quang (2006) cũng có định
nghĩa về vốn xã hội, WB (1919) cho rằng “vốn xã hội là một khái niệm có liên quan
tới chuẩn mực và những mạng lưới xã hội dẫn đến hành động tập thể. Ngày càng có
nhiều sự kiện minh chứng rằng sự gắn kết xã hội – vốn xã hội – đóng vai trò trọng
yếu đối với việc giảm nghèo và sự phát triển con người và kinh tế một cách bền
vững”.
Cohen và Prusak (2001) lại định nghĩa rằng vốn xã hội chủ yếu là sự hợp tác
xây dựng giữa con người với nhau: Niềm tin, cách hiểu biết, sự tương hỗ lẫn nhau và
cả sự chia sẻ những giá trị đạo đức, sự nối kết những thành viên trong các tổ chức
trong cộng đồng lại với nhau sẽ làm cho hành động, kết quả có khả năng thực hiện
cao hơn. Putnam (2000) thì cho rằng vốn xã hội là những phương tiện và những kĩ
năng đào tạo có tác dụng làm tăng năng suất cá nhân. Vốn xã hội nói tới những khía
cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội, các quy tắc chuẩn mực

và niềm tin trong xã hội.
Như vậy, có nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau về vốn xã hội, nhưng
chung quy lại các tác giả đều có sự thống nhất chung về vốn xã hội. Thứ nhất, các tác
giả đều thống nhất với nhau ở chỗ cho rằng vốn xã hội gắn liền với mạng lưới và
quan hệ xã hội, chẳng hạn, vốn xã hội kết nối với mạng lưới xã hội tương đối bền
vững (Bourdieu, 1986), vốn xã hội nằm trong xã hội (Coleman, 1988) hay mạng lưới
xã hội là một thành tố của vốn xã hội (Putnam, 2000). Thứ hai, nhiều tác giả khi bàn
về vốn xã hội họ đều dùng khái niệm nguồn lực để định nghĩa vốn xã hội. Nếu
Bourdieu (1986) quan niệm vốn xã hội là nguồn lực dựa trên cơ sở mạng lưới quen
biết, thì Lin (2001) định nghĩa vốn xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội.
Điểm thống nhất thứ ba về vốn xã hội là quan niệm vốn xã hội được tạo ra thông qua
việc đầu tư vào các mạng lưới và quan hệ xã hội, từ đó các cá nhân có thể tận dụng
vốn xã hội có được từ việc đầu tư để tìm kiếm lợi ích. Coleman (1988) thì khẳng định
vốn xã hội là nguồn lực phái sinh của các hoạt động khác, thông qua mối quan hệ
giữa các cá nhân với nhau. Người ta thiết lập và duy trì những quan hệ như thế để thu
thập thông tin, lợi ích cho mình. Trong khi đó Putnam (2000) chỉ ra rằng vốn xã hội


11

được dùng để tìm kiếm các luồng thông tin, sự giàu có về kinh tế, hay thành tích tốt
trong sự nghiệp, học hành. Và điểm thống nhất cuối cùng giữa nhiều tác giả khi đề
cập đến vốn xã hội là vấn đề sự tin cậy và quan hệ qua lại/ sự có đi có lại. Coleman
(1988) khẳng định trách nhiệm, niềm tin giữa con người với nhau là các hình thức
của vốn xã hội. Cho đến nay, khái niệm vốn xã hội vẫn đang được các tác giả tiếp tục
thảo luận và phát triển.
 Lý do nào gọi vốn xã hội là vốn?
Có ba lí do chính để gọi vốn xã hội là vốn: Thứ nhất, nó giống những loại vốn
khác là có thể tích lũy được như các loại vốn khác với hi vọng sẽ có thêm nhiều thành
quả trong tương lai dù không chắc chắn. Ví dụ như vốn tài chính là do con người tiết

kiệm mà có được hay vốn con người do học hành, tìm tòi mới có được lượng kiến
thức nhất định.
Thứ hai, vốn xã hội có tính đa công dụng, hay nói cách khác, có thể được sử
dụng trong rất nhiều trường hợp (Coleman, 1988). Ví dụ: Bạn có người bạn rất thân,
khi bạn cần sự giúp đỡ về vấn đề tài chính, anh ta sẵn sàng cho bạn vay tiền mà không
cần một đồng tiền lãi nào, dĩ nhiên bạn sẽ đỡ phải đi vay và trả tiền lãi cho ngân hàng,
hay mạng lưới quan hệ của bạn rộng, bạn sẽ dễ tìm kiếm được việc làm thông qua
những người bạn quen biết giới thiệu.
Thứ ba, vốn xã hội có thể chuyển thành các loại vốn khác (Bourdieu, 1986),
tuy nhiên sự chuyển đổi này không dễ như vốn tài chính. Ví dụ: Nếu mạng quan hệ
xã hội của bạn rộng, bạn có thể học hỏi được rất nhiều kiến thức cũng như kinh
nghiệm, từ đó nâng cao về kĩ năng của cá nhân, đây cũng là một trong những yếu tố
được xem là vốn con người, rõ ràng nhờ có vốn xã hội mà vốn con người được cải
thiện.
Nguồn: Xem ở phụ lục 1A


12

 So sánh vốn xã hội với các loại vốn khác?
Cũng như các loại vốn khác, vốn xã hội có một vài đặc tính khác với các loại
vốn khác. Thứ nhất, khác vốn tài chính nhưng lại có đặc điểm giống vốn vật thể và
vốn con người, vốn xã hội cần được nuôi dưỡng, duy trì, để mang lại lợi ích. Ví dụ
như mối liên hệ sẽ bị phai nhạt đi nếu con người không giữ liên lạc thường xuyên,
không quan tâm tới bạn bè, đồng nghiệp hoặc anh chị em họ hàng.
Thứ hai, khác với vốn vật thể (nhưng lại giống với vốn con người) không thể
đoán trước được suất chiết khấu của vốn xã hội. Có thể ví dụ đơn giản như chiếc xe
chạy càng lâu thì càng giảm giá, nhưng không thể đoán trước được giá trị của một
mối liên hệ so với mức độ mà 2 người đang giữ liên lạc với nhau.
Thứ ba, vốn xã hội có nhưng đặc điểm riêng như vốn xã hội là kết quả của

nhiều người xây dựng, kết nối lại với nhau mới có được, không phải chỉ riêng một cá
nhân tạo thành. Có thể nói vốn xã hội là một loại hàng hoá công. Không một ai có thể
chiếm hữu riêng cho mình mạng lưới xã hội và cũng không một ai có thể phá hoại lợi
ích đến người khác. Tuy nhiên, chỉ một vài cá nhân xấu cũng sẽ dẫn đến sự tàn phá
vốn xã hội mà nhiều người đã mất công xây dựng.
Nguồn: Xem ở phục lục 1B
Coleman (1988) còn so sánh vốn xã hội với vốn vật thể và vốn con người dưới
góc độ tiếp cận vốn con người. Cả ba loại có cùng đặc điểm chung: thứ nhất đều là
một nguồn nguyên liệu cần cho sản xuất, thứ hai rất khó để luân chuyển dễ dàng từ
loại vốn này sang loại vốn khác mà chỉ trong một số trường hợp nhất định, thứ ba
không phải trong tất cả các trường hợp nó đều có lợi mà có thể có lợi trong trường
hợp này nhưng lại có hại trong trường hợp khác. Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm
giống nhau thì vốn xã hội cũng có nhiều sự khác biệt so với các loại vốn khác. Đầu
tiên, vốn xã hội được xây dựng trong liên hệ giữa các cá nhân với nhau. Hai là, vốn
vật thể thì con người hoàn toàn nhìn thấy và hình dung được bởi nó hiển thị rõ trước
mắt; vốn con người thì khó thấy hơn, vì nó tiềm tàng ở bên trong lượng kiến thức,


13

đạo đức của mỗi cá nhân còn vốn xã hội thì khó thấy nhất, bởi nó ẩn chứa trong liên
hệ giữa con người.
Theo Bourdieu (1986), vốn kinh tế tồn tại dưới hình thức vật chất và được đo
bằng tiền và tài sản, vốn tồn tại dưới hình thức phi vật chất là vốn văn hóa và vốn xã
hội, trong đó vốn văn hóa được đo lường bằng vốn con người và vốn xã hội được đo
bằng các mối quan hệ hệ ràng buộc. Bourdieu đã đưa ra một ví dụ để làm rõ luận
điểm của mình: để sở hữu một chiếc máy ta cần tiền để mua chiếc máy đó hay nói
cách khác là cân vốn kinh tế, nhưng để sử dụng và vận hành cái máy đó ta cần vốn
con người và cuối cùng để trao đổi sản phẩm làm ra từ máy đó ta cần phải có các mối
quan hệ tức là cần có vốn xã hội.

Bảng 2.2: So sánh vốn xã hội với các loại vốn khác

Tích lũy

Vốn con
người

Vốn tài
chính

Vốn vật
thể

Vốn
thiên
nhiên

Vốn xã
hội

Vốn
văn
hóa

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

Tài sản hữu hình
Hao mòn


+

Đa công dụng

+

+

Suất chiết khấu

+

+

Chuyển dạng

+

+

Khả năng bảo trì

+

+

+

+


+

Nguồn: Xem ở phần phụ lục 1C
2.1.3 Cách đo lường về vốn xã hội
Đo lường vốn xã hội một cách thực nghiệm là việc không dễ dàng. Nhiều tác
giả, công trình nghiên cứu đã đưa ra những cách đo lường vốn xã hội khác nhau tùy
từng mức độ đo vốn xã hội của vấn đề nghiên cứu vi mô hay vĩ mô. Vì vậy mà trên


14

thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về cách thức đo lường vốn xã hội và đưa ra một
số bộ tiêu chuẩn đo lường như Ngân hàng thế giới (2002) hay cách đo lường vốn xã
hội theo khung phân tích của nước Anh được thực hiện bởi Harper và Kelly (2003).vv.
Vốn xã hội được công nhận có tính đa công dụng nên tùy theo mục đích nghiên cứu,
phương pháp tiếp cận mà có những cách đo lường khác nhau. Trong bài nghiên cứu
này, tác giả dựa vào hai nghiên cứu chính để đo lường vốn xã hội theo cấp độ hộ gia
đình.
Nghiên cứu vốn xã hội và phúc lợi hộ gia đình ở Nigeria của Yusuf (2008) và
nghiên cứu vốn xã hội, phúc lợi hộ gia đình ở Burkina Faso của Grootaert (2002)
khảo sát phúc lợi của các hộ gia đình, vốn xã hội của hộ gia đình được đo bằng:
 Mật độ thành viên: Ở cấp độ mỗi gia đình thì chính là tổng số các hiệp hội
mỗi gia đình tham gia.
 Tính không đồng nhất của tổ chức: Mỗi hộ gia đình trả lời câu hỏi liệu các
thành viên một trong ba tổ chức quan trọng nhất đối với hộ là có cùng nhóm
họ hàng, cùng nghề nghiệp, tình trạng kinh tế tương tự, cùng tôn giáo, cùng
giới tính, nhóm tuổi. Nghiên cứu xây dựng một thang điểm từ 0 đến 9 để các
hộ gia đình đánh giá độ không đồng nhất ở mỗi nhóm của mỗi tổ chức. Điểm
không đồng nhất của ba tổ chức quan trọng nhất đối với hộ gia đình chính là

trung bình cộng điểm của ba tổ chức và giao động từ 0 đến 100.
 Chỉ số tham dự cuộc họp: Tổng số lần tham dự các cuộc họp của các thành
viên trong hộ gia đình. Giá trị này sau đó được nhân với 100.
 Đóng góp tiền mặt: Được đo bởi số tiền mà hộ gia đình đóng góp vào hiệp hội
mà các hộ gia đình là thành viên.
 Đóng góp lao động: Số ngày mà thành viên hộ gia đình làm việc cho tổ chức
trong một năm.
 Chỉ số ra quyết định: tổng các lần mà thành viên hộ gia đình tham gia phản
ứng ra quyết định đối với 3 tổ chức quan trọng nhất đối với họ. Giá trị này


15

được tính bằng trung bình cộng của ba nhóm sau đó nhân với 100 cho mỗi hộ
gia đình.
Đề tài sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông
thôn Việt Nam năm 2014 nên sẽ hạn chế về các biến đo lường vốn xã hội. Kết hợp
với các nghiên cứu trên, bài này sử dụng bốn chỉ số tạo thành vốn xã hội: tổng số tổ
chức mà hộ tham gia, mật độ tham gia, tính đồng nhất của tổ chức, đóng góp tiền mặt.
2.2.

Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến vốn xã hội và thu
nhập hộ gia đình
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về vốn xã hội và thu nhập

của các hộ gia đình. Nghiên cứu về vốn xã hội và thu nhập hộ gia đình nông thôn ở
Tanzania của Narayan & Lant Pritchett (1997) đo lường mức độ và đặc điểm của các
tổ chức xã hội như là đại diện của biến vốn xã hội và thái độ của các hộ gia đình đối
với tổ chức họ tham gia hay mức độ tin cậy giữa các hộ gia đình ở nông thôn Tanzania,
tác giả nhận thấy rằng một sự gia tăng độ lệch chuẩn trong các chỉ số vốn xã hội của

một làng sẽ kéo theo tăng ít nhất là 20% chi phí mỗi người trong từng hộ gia đình của
làng đó. Giống với đặc điểm riêng (học hành, tài sản, khoảng cách từ nhà đến chợ,
giới tính chủ hộ) của các hộ gia đình, vốn xã hội của một làng cũng rất quan trọng
trong việc xác định thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn Tanzania. Mặt khác
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đối với những hộ gia đình có chi tiêu cao thường được
tiếp xúc với những dịch vụ xã hội cao hơn như y tế, giáo dục, v.v. Với một vốn xã
hội lớn hơn, các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu bằng nông nghiệp có sử dụng phân
bón, hóa chất nông nghiệp trong đầu vào hoặc chất lượng giống được cải thiện thì có
thu nhập cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một làng có vốn xã hội cao hơn phần
lớn đều sử dụng tín dụng để cải thiện nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho cá hộ
gia đình.
Lu Sun và cộng sự (2014) trong nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của vốn xã
hội lên thu nhập của các hộ gia đình nghèo ở tỉnh Sichuan. Nghiên cứu này sử dụng
phương pháp OLS. Trong mô hình này, thu nhập của hộ gia đình nông dân là biến


16

phụ thuộc, còn vốn hữu hình, diện tích đất, vốn con người, vốn xã hội là biến độc lập.
Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng yếu tố thể chế như là biến kiểm soát trong mô hình.
Tác giả chạy 4 mô hình với 4 nhóm hộ gia đình có mức thu nhập khác nhau, mô hình
thứ nhất là tất cả các gia đình khảo sát, mô hình thứ 2 là những gia đình có thu nhập
thấp, mô hình thứ 3 là gia đình có thu nhập trung bình, mô hình cuối cùng là gia đình
có thu nhập cao. Kết quả chỉ ra rằng vốn xã hội của một hộ gia đình nghèo có ảnh
hưởng đáng kể đến mức độ thu nhập của họ và mức độ ảnh hưởng khác nhau tại các
mức độ thu nhập khác nhau và hệ số co giãn của vốn xã hội tác động đến nhóm có
thu nhập thấp là nhỏ nhất, và thu nhấp cao là cao nhất. Ngoài ra, vốn xã hội có thể
mang đến cho người nông dân nhiều bài học, nhiều cơ hội thăng tiến, làm việc và
giúp họ cải thiện được khả năng tự nâng cao thu nhập.
Johannes (2011) trong nghiên cứu về vốn xã hội và phúc lợi hộ gia đình ở

Cameroon, nghiên cứu này sử dụng biến công cụ (IV) để điều tra ảnh hưởng nhân
quả của vốn xã hội lên tiêu chuẩn phúc lợi khác nhau. Bộ dữ liệu bao gồm một mặt
cắt ngang của Điều tra hộ gia đình Cameroon năm 2007. Biến vốn xã hội được bắt
nguồn từ thành viên trong các tổ chức văn hóa, xã hội và năm hiệp hội khác. Vốn xã
hội được tìm thấy để tăng phúc lợi hộ gia đình và xóa đói giảm nghèo cũng như nâng
cao việc đi học của trẻ em, đồng thời có ảnh hưởng đến việc cá nhân tham gia lực
lượng lao động. Ước tính cho rằng tác động của vốn xã hội đến thu nhập hộ gia đình
và tham gia vào lực lượng lao động được đánh giá thấp khi hiệu chỉnh bỏ qua các
biến tiềm ẩn không được đưa vào. Vì vậy nghiên cứu đã chạy thêm mô hình sử dụng
biến công cụ và kết quả là biến vốn xã hội bị nội sinh và không tồn tại mối quan hệ
nhân quả. Tác động khi có biến công cụ là tăng một đơn vị vốn xã hội sẽ tăng 2% chi
tiêu bình quân trên đầu người của hộ gia đình, cao hơn nhiều so với mô hình hồi quy
OLS khi tăng một đơn vị vốn xã hội sẽ làm thay đổi 0.3 phần trăm trong chi tiêu bình
quân trên đầu người của hộ gia đình.
Một nghiên cứu tương tự của Yusuf (2008) khảo sát ảnh hưởng của vốn xã hội
tới phúc lợi của các hộ gia đình ở Nigeria. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử
dụng số liệu thống kê mô tả, phương pháp OLS và 2SLS. Biến phụ thuộc là chi tiêu


17

bình quân trên đầu người của mỗi hộ gia đình, biến độc lập gồm các biến: Vốn xã
hội, vốn con người, tài sản và đặc điểm nhân khẩu học của các hộ gia đình. Trong đó,
vốn xã hội được chia thành sáu thành phần: mật độ thành viên, tính không đồng nhất,
chỉ số tham dự cuộc họp, đóng góp tiền mặt, đóng góp lao động và chỉ số ra quyết
định. Ý tưởng chính của nghiên cứu này là giữa vốn xã hội và phúc lợi hộ gia đình
có mối quan hệ nhân quả hai chiều hay không, vốn xã hội có thực sự là đầu vào trong
chức năng sản xuất của hộ gia đình. Để làm điều này, nghiên cứu đã kiểm tra sự tồn
tại mối quan hệ nhân quả với sự trợ giúp của biến công cụ. Chỉ số biến vốn xã hội
được thay thế bởi một biến cụ thể đó là biến niềm tin. Chỉ số này được dựa trên các

nghiên cứu trước đó của Narayan và Prichett (1997), Grootaert (2001), Grootaers và
cộng sự (2002). Kết quả cho thấy rằng mối quan hệ giữa vốn xã hội và phúc lợi hộ
gia đình là mối quan hệ ngoại sinh và không tồn tại mối quan hệ nhân quả. Vốn xã
hội đã ảnh hưởng tích cực đến phúc lợi hộ gia đình, là một yếu tố cải thiện mức sống
của thành viên hộ gia đình. Cụ thể là tăng một đơn vị vốn xã hội sẽ dẫn đến tăng 0.15
phần trăm trong chi tiêu hộ gia đình bình quân trên đầu người. Việc đạt được bằng
cấp giáo dục của các hộ gia đình không ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ gia đình.
Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội đến thu nhập của các hộ gia đình làm
nông của Wolz và cộng sự (2005). Nông nghiệp tư nhân là mô hình chủ đạo của sản
xuất nông nghiệp ở hầu hết các nước ở Châu Âu. Trong nghiên cứu này, nó được
phân tích liệu vốn xã hội là nhân tố quan trọng đóng góp vào thu nhập nông nghiệp
cao hơn. Dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát trang trại ở Ba Lan trong số 410
nông dân bằng cách áp dụng phân tích hồi quy đa biến, phân tích này có thể suy ra
rằng vốn xã hội thực sự là một yếu tố quan trọng và có hưởng đáng kể đến tổng thu
nhập nông nghiệp cho nông dân, cá nhân ở Ba Lan. Nghiên cứu đề nghị từng hộ nông
dân có thể cải thiện thu nhập nông nghiệp của họ nếu họ tham gia và làm việc chủ
động, tích cực trong các tổ chức chính thức.
Agboola và cộng sự (2016) trong nghiên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội và tiếp
cận chương trình vi mô đến năng suất nông dân trồng trọt ở Nigeria. Một kỹ thuật lấy
mẫu đa tầng được sử dụng cho bộ sưu tập dữ liệu từ 150 hộ gia đình ở hai khu vực


×