Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH SDB việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ QUỲNH NHƯ

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Logistics – Trường hợp
nghiên cứu tại Công ty TNHH SDB Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ QUỲNH NHƯ

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Logistics – Trường hợp
nghiên cứu tại Công ty TNHH SDB Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
MÃ SỐ: 60340121

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics – Trường hợp nghiên cứu tại
Công ty TNHH SDB Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của TS. Ngô Thị Ngọc Huyền. Bài luận văn được đúc kết
từ quá trình học tập, nghiên cứu và từ kinh nghiệm thực tiễn công tác tại Công ty
Trách Nhiệm Hữu Hạn SDB Việt Nam trong thời gian qua. Nội dung nghiên cứu,
thông tin được trích dẫn và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ hình thức nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam kết trên.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Quỳnh Như


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Chương 1. Tổng Quan Nghiên Cứu Đề Tài .................................................................................. 1
1.1.

Lý do chọn đề tài. .................................................................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 1

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................... 2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 2

1.5.

Tổng quan nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài......................................................... 3

1.6.

Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài..................................................................................... 4

1.7.

Kết cấu luận văn. ................................................................................................................... 4

Chương 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu. .................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng. .. 5


2.1.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............................................. 5
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................................... 6
2.2.

Lược khảo các công trình nghiên cứu trước có liên quan. .............................................. 10

2.2.1. Nghiên cứu của Voss và các cộng sự (2006) .................................................................... 10
2.2.2. Nghiên cứu của Yoon và Park (2014) .............................................................................. 11
2.2.3. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy (2013) .............................................................. 11
2.2.4. Nghiên cứu của Wong và Karia (2010) ........................................................................... 12
2.2.5. Nghiên cứu của Rafiq và Jaafar (2007) ........................................................................... 14
2.3. Cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics – thông qua trường
hợp điển hình tại Công ty TNHH SDB Việt Nam. ....................................................................... 15
2.3.1. Tổng quan về thị trường Logistics Việt Nam.................................................................. 15
2.3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics tại thị trường
Việt Nam ...................................................................................................................................... 19
2.3.3. Giới thiệu về Công Ty TNHH SDB Việt Nam ................................................................ 22
2.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. ............................................................... 24

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................... 31


3.1.

Quy trình nghiên cứu .......................................................................................................... 31

3.2.

Nghiên cứu định tính .......................................................................................................... 32


3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .......................................................................................... 32
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính........................................................................................... 34
3.3.

Nghiên cứu định lượng. ...................................................................................................... 36

3.3.1.Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng ................................................................................ 36
3.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 38
3.3.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu ..................................................................................... 39
3.3.4. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu .............................................................................. 39

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. .................................................................................. 43
4.1.

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................................ 43

4.2.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) ..................................................... 48

4.3.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)................................................................................... 51

4.3.1. Phân tích EFA cho thang đo các biến độc lập của mô hình .......................................... 51
4.3.2. Phân tích EFA cho thang đo biến phụ thuộc của mô hình ............................................ 54
4.4. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................................................ 55
4.5.Phân tích tương quan................................................................................................................ 58
4.6. Phân tích hồi qui tuyến tính bội ........................................................................................... 59
4.6.1. Kết quả phân tích hồi qui, đánh giá mô hình và kiểm định giả thuyết ........................ 59

4.6.2. Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
nhìn từ góc độ khách hàng ......................................................................................................... 63

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. ...................................................................................... 67
5.1. Kết luận ..................................................................................................................................... 67
5.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu................................................................................................... 68
5.3. Hàm ý quản trị ......................................................................................................................... 70
5.3.1. Đối với nhân tố khả năng đáp ứng dịch vụ ..................................................................... 71
5.3.2. Đối với nhân tố độ tin cậy ................................................................................................. 72
5.3.3. Đối với nhân tố chuyên môn nhân viên ........................................................................... 74
5.3.4. Đối với nhân tố giá cả........................................................................................................ 75
5.3.5. Đối với nhân tố khả năng cung cấp thông tin ................................................................. 76
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................ 77

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEC (ASEAN Economic Community) : Cộng đồng kinh tế ASEAN
FIATA : Liên đoàn Quốc Tế các Hiệp hội Giao nhận
GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm nội địa
House B/L (House Bill of Lading): Vận đơn thứ cấp
SCM (Supply Chain Management): Chuỗi các quy trình cung ứng
SDB (Savino Del Bene) : Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Savino Del Bene Việt
Nam
TMS (Transportation Management Systems ): Phần mềm quản lý vận chuyển
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) : Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương

WMS (Warehouse Management System): Hệ thống quản lý kho
WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới
VN : Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Loại hình hoạt động của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam..…..…….16
Bảng 2.2. So sánh một số dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp Logistics….……...18
Bảng 2.3. Sản lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm………...…..………………….20
Bảng 2.4. Chỉ số Chất lượng dịch vụ Logistics của Việt Nam…………….....…………21
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014-2016...……...……...…...................23
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả các nhân tố liên quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Logistics……………………………….…….…………………….....24
Bảng 2.7. Tổng hợp các nhân tố trong mô hình nghiên cứu………………………….…25
Bảng 3.1. Mã hóa các thang đo……………………………..……...…………………....37
Bảng 4.1. Thống kê mô tả điểm đánh giá của khách hàng đối với các thang đo……..…47
Bảng 4.2. Thống kê mô tả điểm trung bình của các nhân tố…………..…...……………48
Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát trong thang đo……....…...….49
Bảng 4.4. Kiểm định Bartlett’s và KMO cho thang đo các biến độc lập……………..…51
Bảng 4.5. Bảng Tổng phương sai trích………………………………………..…………52
Bảng 4.6. Ma trận xoay các nhân tố……………………………..………………………53
Bảng 4.7. Kiểm định Bartlett’s và KMO cho thang đo biến phụ thuộc…………...…….54
Bảng 4.8. Bảng Tổng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc...…………………55
Bảng 4.9. Ma trận nhân tố của biến phụ thuộc……………....…………………………..55
Bảng 4.10. Các nhân tố và biến quan sát trong mô hình hồi qui bội……….…...……….56
Bảng 4.11. Ma trận hệ số tương quan Pearson…………………………………………..58
Bảng 4.12. Đánh giá độ phù hợp của mô hình……………………………...……….…..60


Bảng 4.13. Kiểm định độ phù hợp của mô hình……………………....…………………60

Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi qui bội……………...……...…………………………60
Bảng 4.15. Bảng kiểm định giả thuyết……………………………..……………………62
Bảng 4.16. Phân tích ANOVA về hình thức sở hữu của công ty ………..……………...64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình năng lực cạnh tranh đối với dịch vụ chuyển phát hàng không.….…10
Hình 2.2. Mô hình cạnh tranh của các hãng vận tải hàng không……………………..…11
Hình 2.3. Mô hình quyết định lợi thế cạnh tranh của Tân Cảng Logistics……………...12
Hình 2.4. Mô hình lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics…………...……..13
Hình 2.5. Mô hình lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 3PL…………….……………..15
Hình 2.6. Biểu đồ thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu…….………………...17
Hình 2.7. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Logistics…………………………………………….…………………………………...27
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu…………….…………………………………………...31
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau bước nghiên cứu định tính……….….….36
Hình 4.1. Biểu đồ tỉ lệ người đại diện tham gia khảo sát……………...………….......…43
Hình 4.2. Biểu đồ tỉ lệ lĩnh vực hoạt động của công ty………….………………….…...44
Hình 4.3. Biểu đồ tỉ lệ loại dịch vụ các công ty đang sử dụng……………….....…….…44
Hình 4.4. Biểu đồ tỉ lệ về thời gian sử dụng dịch vụ……………………….……….…...45
Hình 4.5. Biểu đồ tỉ lệ về hình thức sở hữu của công ty……………………….…….….45
Hình 4.6. Biểu đồ tỉ lệ về thời gian công tác của người được khảo sát……..……….…..46
Hình 4.7. Biểu đồ tỉ lệ về quy mô nhân lực của công ty………………….………….….46


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại hội nhập kinh tế trên toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam phải


đối mặt với rất nhiều thuận lợi và khó khăn. Vì thế, để đón đầu được những thách
thức và tận dụng những cơ hội thì đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần phải
phát huy hơn nữa những tiềm lực cũng như khả năng cạnh tranh của mình.
Ngành vận tải quốc tế được xem là một ngành dịch vụ có sự góp sức lớn cho
nền kinh tế Việt Nam, đang trên đà phát triển và chịu áp lực canh tranh cao, đặc
biệt là sau khi Việt Nam đã hoàn tất việc ký kết một loạt các hiệp định trong năm
2015, mà nổi bật là ký kết thành lập Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN mang đến cơ hội
tiếp cận thị trường mới, nhưng cùng với đó là sự mở cửa thị trường nội địa. Do
vậy, các tổ chức Logistics và giao nhận vận tải trong đó có Công ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn SDB Việt Nam phải gánh sức ép cạnh tranh từ những Tập Đoàn nước
ngoài và nhiều hãng vận tải lớn trên toàn cầu. Tình hình cạnh tranh lớn, mức độ
hội nhập ngày càng cao, sự mở rộng của thị trường và mong muốn của khách hàng
tạo ra những thử thách không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Ngành Logistics ngày càng phát triển cả về chất lẫn về lượng, mức tăng
trưởng ổn định và theo dự báo của Ngân Hàng Thế Giới con số này sẽ đạt xấp xỉ
12% đến năm 2020. Hội nhập đã tác động đến mọi thành phần trong nền kinh tế
trong đó có ngành dịch vụ Logistics. Một trong những vấn đề khó khăn đó chính là
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, hiện nay các doanh
nghiệp Logistics trong nước vẫn còn yếu thế so với nước ngoài, năng lực cạnh
tranh và hiệu quả kinh doanh chưa cao. Chính vì các lý do đó, tác giả đã chọn đề
tài:“Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Logistics – Trường hợp nghiên cứu tại Công ty TNHH SDB Việt Nam” để
phân tích.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.
-

Xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp dịch vụ Logistics.
1


-

Đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đó đến năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics thông qua trường hợp nghiên cứu
điển hình tại công ty TNHH SDB Việt Nam.

-

Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics.

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp dịch vụ Logistics.
 Phạm vi nghiên cứu:
-Về không gian: Điều tra khảo sát khách hàng để thu thập mẫu nghiên cứu

được thực hiện trên phạm vi thị trường dịch vụ Logistics ở khu vực phía Nam Việt
Nam.
-Về thời gian: Công tác điều tra lấy mẫu nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6
năm 2017 đến tháng 8 năm 2017.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu.

Trên cơ sở của phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng kết hợp với

các phương pháp sau đây để thực hiện đề tài này:
 Phương pháp thu thập thông tin
-

Đối với thông tin sơ cấp: Dùng phương pháp phỏng vấn chuyên gia,
phương pháp điều tra khảo sát khách hàng.

-

Đối với thông tin thứ cấp: Áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu
thập số liệu nội bộ của Công Ty TNHH SDB Việt Nam, Hiệp hội các
Doanh nghiệp Logistics Việt Nam, các Viện nghiên cứu…

 Phương pháp xử lý thông tin: Kết hợp giữa các phương pháp thống kê mô
tả, đánh giá Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, kiểm định tương quan, phân
tích hồi qui.
 Công cụ xử lý thông tin: Các số liệu thống kê, các giả thuyết kiểm định và
thang đo sẽ dùng phần mềm SPSS 16.0 để tính toán.

2


1.5.

Tổng quan nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
Trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên

quan đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics được khai

thác và xây dựng theo nhiều xu hướng khác nhau:
Wong và Karia, “Explaining the competitive advantage of logistics service
providers: A resource-based view approach” là một nghiên cứu đề cập đến vấn đề
xác định các nhân tố giúp đạt được lợi thế cạnh tranh, dựa trên quan điểm tiếp cận
của hệ thống nguồn lực, thông qua cuộc khảo sát và thống kê trên 15 công ty
Logistics đa quốc gia. Những phát hiện trong bài nghiên cứu này giúp tác giả có
thể khái niệm và đo lường các thành phần ảnh hưởng vận dụng cho ngành
Logistics tại Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Minh Thảo: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập WTO” (2008) của Trường Đại Học Ngoại Thương, nghiên cứu
đưa ra các lý luận khẳng định quan hệ nhân quả giữa cạnh tranh và thị phần, kiến
nghị giải pháp nhưng chưa cụ thể hóa các nhân tố nào đóng góp quan trọng và
lượng hóa được mức độ.
Yoon và Park, “A study of the competitiveness of airline cargo services
departing from Korea: Focusing on the main export routes”. Dữ liệu được thu
thập từ hơn 50 công ty giao nhận và Logistics hàng đầu, kết quả chứng tỏ “giá cả”
chi phối mạnh nhất, các nhân tố khác có mức ảnh hưởng ít hay nhiều là tùy thuộc
vào lộ trình. Nghiên cứu trình bày các ý nghĩa chiến lược dựa trên các ưu tiên được
nhận diện và trọng số tương đối của các thành tố lựa chọn. Từ kết quả nghiên cứu
có thể cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển các chiến lược cạnh tranh
cho các hãng vận tải ở Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong, Trung Quốc
và Singapore. Những đóng góp của bài nghiên cứu này giúp tác giả xác định các
yếu tố ảnh hưởng khi liên hệ tình hình thực tế tại Việt Nam.
“Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đại lý
giao nhận vận tải xếp dỡ Tân cảng đến năm 2020 nhìn từ phía khách hàng”
3


(2013) của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy. Đề cập đến các nội dung về giá trị vượt

trội làm tăng khả năng cạnh tranh, dựa vào mô hình Servqual làm căn cứ đề xuất
các giả thuyết và yếu tố tác động của chúng.
1.6.

Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài.
Mặc dù ngành Logistics mang lại doanh thu hàng ngàn tỷ Đô la, nhưng phần

lớn giá trị này được mang đến bởi công ty nước ngoài. Tiềm năng tương đối lớn
nhưng ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam không cao, vì thế chưa
tận dụng được hết những ưu thế của ngành. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một
khái niệm tương đối lớn và trừu tượng. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu nhưng cũng
mới bắt đầu phân tích dựa trên các lý thuyết, sau đó dựa vào thực trạng, đưa ra các
giải pháp nhưng còn mang tính cảm tính, nên khả năng vận dụng vào thực tiễn
chưa cao.
Đề tài này cũng có sự kế thừa một phần lý thuyết của các nghiên cứu trước,
nhưng được tiếp nối và phát triển hơn về phương pháp, đề tài trình bày các lập
luận chặt chẽ và đưa ra các chỉ tiêu để đo lường mức độ ảnh hưởng, phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu và thực tiễn hiện tại của ngành dịch vụ này. Hy vọng bài luận
văn này sẽ một nguồn tài liệu có ích trong việc giúp các doanh nghiệp Logistics
nhìn nhận tổng thể và khách quan hơn, từ đó có thể đề ra các chiến lược nhằm cải
thiện vị thế của doanh nghiệp, tăng sức mạnh cạnh tranh và dần dần chiếm ưu thế
trên thị trường dịch vụ Logistics.
1.7.

Kết cấu luận văn.

Ngoài phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục các bảng và hình, bài
luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.

4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các nhân tố
ảnh hưởng.
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Đây không phải là một khái niệm mới mẻ, bởi trên thực tế đã có rất nhiều sách vở
và tài liệu trình bày. Nó đề cập đến hành động kiểm soát chi phí, tạo ra sự khác biệt và
tập trung vào các phân khúc và lĩnh vực.
Khi doanh nghiệp đã tiến hành một cách mới để quản lý hoạt động của mình,
dùng thiết bị mới hoặc phương tiện kỹ thuật khác nhau, khi đó tổ chức có thể đạt mục
đích mong muốn. Tuy nhiên, đó không chỉ là một sự bổ sung đơn giản của các hoạt
động này. Các chuỗi giá trị là một mạng liên kết thực sự của các hoạt động phụ thuộc
lẫn nhau mà những chi phí của nó đều có liên quan. Chẳng hạn như: có thể cắt giảm
chi phí của các dịch vụ bằng cách đầu tư nhiều hơn trong khái niệm liên quan đến sản
phẩm, bằng cách tích hợp của giá cả đắt hơn, nhưng chất lượng và thành phần tốt hơn.
Việc quản lý tốt hệ thống này là một nguồn lực thực sự mà lợi thế cạnh tranh có thể
được quyết định. Việc khai thác lợi thế của sự phụ thuộc đòi hỏi sự thành công của
phối hợp và quyết tâm đi đến sự thỏa hiệp của các phòng ban khác nhau trong tổ chức
(D. Passemard and Brian H. Kleiner, 2000).
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh đã cho thấy: hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và
sự đáp ứng khách hàng là bốn yếu tố tạo nên lợi thế. Mỗi yếu tố đều có sự ảnh hưởng
đến việc tạo ra sự khác biệt. Bốn yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao
hơn thông qua việc hạ thấp chi phí hay tạo sự khác biệt về sản phẩm so với các đối

thủ. Từ đó, doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ và có lợi thế cạnh tranh.
Như vậy, định nghĩa này chính là tạo sự khác biệt mang tính vượt trội của hàng
hóa hay dịch vụ phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh so với của đối thủ. Biểu hiện cụ
thể qua chất lượng cao hơn và giá tốt hơn tương đối. Lợi thế cạnh tranh sẽ dựa vào các
chỉ tiêu như: thị phần cao và một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động …Sau nhiều kỷ
nguyên của công nghiệp hóa thì lợi thế cạnh tranh luôn đóng góp một tầm quan trọng
rất lớn trong tiến trình tăng trưởng và theo đuổi sự khác biệt hóa.
5


2.1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ này có sự kết nối quan trọng với lợi thế và cạnh tranh, tuy ngày
càng được nhắc tới nhiều hơn nhưng đối với nhiều người nó vẫn còn là một khái niệm
trừu tượng và rất khó để đo đếm.
Chính là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, thể hiện qua các nguồn lực nội bộ
bao gồm: tài nguyên con người, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, qua đó phải tạo ra
được năng lực cốt lõi mang tính khác biệt so với các đối thủ trên thị trường.
Trong cạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả
năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả
năng cạnh tranh yếu. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, của một ngành là
năng suất so sánh giữa các doanh nghiệp cùng loại hoặc giữa các ngành cùng loại của
các nước khác nhau. Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức, thì cơ sở của năng lực
cạnh tranh là tri thức, là kỹ thuật cao, là dịch vụ hoàn hảo. Trong đó, khoa học-công
nghệ và kỹ thuật cao là lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố hàng đầu quyết định đến
việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và sự phát triển. Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày
càng cao. Do đó, năng lực cạnh tranh trước hết phải được tạo ra từ chính thực lực và
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích có thể thấy rằng mối quan hệ nhân - quả giữa năng lực và

lợi thế cạnh tranh đó là nếu nguồn lực mạnh (với năng lực cốt lõi quý hiếm, khó thay
thế, khó bắt chước) sẽ sản xuất ra được hàng hóa hoặc dịch vụ đặc biệt có chất lượng
cao hơn mà giá bán rẻ hơn đối thủ, và ngược lại.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.2.1. Các nhân tố bên ngoài
a.Môi trường vĩ mô
-Môi trường kinh doanh toàn cầu: Tập hợp tất cả các nhân tố bên ngoài phạm vi lãnh
thổ bao gồm các thị trường toàn cầu, các vấn đề chính trị quốc tế nổi bật, thể chế và
văn hóa trên toàn cầu…
6


-Yếu tố về kinh tế: Bao gồm các chỉ số: GDP,thu nhập, tỉ giá, lãi suất, sản lượng đầu
vào, sản lượng đầu ra…ảnh hưởng đến hầu hết mọi doanh nghiệp, không chỉ trong
hiện tại mà còn ở tương lai.
-Thể chế chính trị và pháp luật: Vì mỗi đất nước sẽ có những thể chế chính trị riêng,
hệ thống luật pháp và quy định riêng, và nếu không ổn định về chính trị và pháp luật
sẽ kéo theo sự bất ổn về kinh tế.
-Văn hóa và xã hội: Là nhân tố mạnh nhất quyết định đến các đặc tính thị trường của
doanh nghiệp. Nhân tố này thường biến đổi dần theo thời gian và đôi khi rất khó nhận
biết.
-Các điều kiện tự nhiên: Nguồn nước, không khí, khoáng sản, rừng cây…đem lại
những khía cạnh vừa tốt đẹp và khó khăn khi đòi hỏi cạnh tranh về mặt địa lý, hoặc
khi cần lên kế hoạch xây dựng.
-Khoa học kỹ thuật: Nhân tố này quyết định đến khả năng cạnh tranh về giá và về chất
của sản phẩm tung ra ngoài thị trường. Hình thành nên chiến lược khác biệt hóa, tập
trung hay chiến lược chi phí thấp.
Nói tóm lại, các nhân tố trên không chỉ ảnh hưởng đến một công ty, một doanh
nghiệp, một tập đoàn mà ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế-xã hội.
b.Môi trường ngành

Môi trường ngành là môi trường tập hợp nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh, và
cùng chịu sự tác động của môi trường ngành, nên nó được gọi là mô trường cạnh
tranh. Theo Porter, bản chất của cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định có
thể được xem như là một hỗn hợp gồm năm áp lực hay áp lực (Fred. R David, 2014,
trang 86) như sau:
-Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành: Đây thường yếu tố mạnh nhất trong mô
hình này và kế hoạch của một công ty chỉ thành công khi mang đến lợi thế vượt trội
hơn nhiều so với tổ chức cùng ngành.

7


-Sự gia nhập của đối thủ mới tiềm năng: Cạnh tranh tăng lên khi có một cá thể mới
gia nhập vào ngành. Và những doanh nghiệp mới gia nhập này sẽ có thể tăng cường
hoạt động, lâu dần sẽ có thể chiếm lĩnh thị trường.
-Tiềm năng phát triển của các sản phẩm thay thế:Đối mặt với doanh nghiệp tạo ra sản
phẩm thay thế . Sức mạnh cạnh tranh này có thể tăng lên khi các đối thủ chủ động
tăng quy mô và phạm vi nhằm tăng lợi nhuận của họ.
-Áp lực từ phía khách hàng:Đây có thể là áp lực quan trọng nhất và quyền thương
lượng của khách hàng thường là mặc cả về chi phí, về giá trị sản phẩm nhận được, bảo
hành, các phụ kiện theo kèm…
-Áp lực của nhà cung cấp: Họ gây sức ép lên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp khi
chỉ có số ít nhà cung cấp độc quyền về nguyên liệu chuyên dụng, trên thị trưởng chỉ
có vài các nguyên liệu thay thế tốt, chi phí để chuyển đổi sang các nguồn khác khá đắt
đỏ…
Doanh nghiệp không thể thay đổi theo hướng có lợi cho bản thân doanh nghiệp
mà chỉ có thể điều khiển bản thân doanh nghiệp sao cho hòa hợp với diễn biến để tận
dụng những ưu thế và né tránh rủi ro.
2.1.2.2. Các nhân tố bên trong
Nghiên cứu bên trong doanh nghiệp là một việc vô cùng quan trọng trong việc

đề ra các mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến vị thế của doanh
nghiệp trong mô trường cạnh tranh.
a.Hoạt động quản trị: Theo Fred R.David (2014) thì chức năng quản trị sẽ bao gồm :
Hoạch định, tổ chức, động viên, nhân sự và kiểm tra. Các chức năng này đóng một vai
trò hết sức cần thiết trong việc đánh giá các mục tiêu mang tính chiến lược.
-Hoạch định: Là việc xác định mục tiêu và đề ra các phương pháp hiệu quả nhất để
đạt được nó.
-Tổ chức: Là quá trình đạt được sự hợp tác bằng cách tạo ra cơ cấu mối quan hệ giữa
nhiệm vụ và quyền hạn.

8


-Đông viên: Là quá trình gây ảnh hưởng và thúc đầy con người cùng hướng về một
mục tiêu chung.
-Nhân sự: Gồm có các việc như phỏng vấn, tuyển dụng, huấn luyện, tuyển mộ, thưởng
phạt, thăng tiến…
-Kiểm tra: Đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược diễn ra đúng hướng và theo kế
hoạch, giảm thiểu đến mức tối đa các công việc kém hiệu quả.
b.Hoạt động của bộ phận Marketing: Quá trình này nhằm xác định, thiết lập và có
các chiến lược để làm thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng nhắm đến.
c.Hoạt động của bộ phận Kế toán/Ngân quỹ:Khả năng tài chính sẽ đánh giá tiềm
lực thu hút vốn và tiềm năng trên thị trường. Đây là thước đo cho vị thế của một
doanh nghiệp.
d.Hoạt động vận hành: Biến đổi nguồn nguyên vật liệu đưa vào và đưa ra thành sản
phẩm hoàn chỉnh. Quá trình này liên kết tất cả con người ở mọi bộ phận sản xuất và
chiếm phần lớn tài sản vốn của công ty.
e.Hoạt động nghiên cứu và phát triển: Giữ vai trò nhất định và giúp cho các nhà
quản trị sáng tạo ra và ngày càng giới thiệu ra thị trường hàng hóa với nhiều tính năng
mới đặc biệt với chất lượng ngày càng tốt hơn.

f.Hoạt động quản trị hệ thống thông tin : Là nguyên liệu dẫn truyền và kết nối mọi
hoạt động của quy trình, cải tiến không ngừng khả năng trao đổi, đem đến sự chính
xác và tốc độ nhanh hơn.
g.Hệ thống phân tích chuỗi giá trị: Đây là quá trình xác định các chi phí có liên
quan trong toàn bộ tiến trình sản xuất của một doanh nghiệp. Nó được bắt đầu từ khâu
tuyển chọn và mua nguyên vật liệu cho đến khi ra thành phẩm hoàn hảo.
h. Tích hợp chiến lược và văn hóa: Ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định kinh
doanh, vì vậy phải cần chú ý khi bàn bạc và phân tích nguồn lực bên trong.

9


2.2.

Lược khảo các công trình nghiên cứu trước có liên quan.

2.2.1. Nghiên cứu của Voss và các cộng sự (2006)
Nghiên cứu này nhận định các tiêu chí cho khách hàng xem xét và chọn người vận
tải vận chuyển hàng hóa chính là: an ninh (security), khả năng phục hồi (resiliency),
giảm chi phí (cost reduction). Để kiểm tra khả năng cạnh tranh ở thị trường Hàn Quốc,
Park và các cộng sự (2009) sử dụng phương pháp phân tích Analytic Hierarchy
Process (AHP), là một mô hình quyết định đa tiêu chí được sử dụng trong quá trình ra
quyết định, đánh giá ưu tiên hoặc đánh giá hiệu suất được giới thiệu bởi Saaty (1980).
Dữ liệu được tập hợp từ 5 tập đoàn là: DHL, FedEx, UPS, TNT và EMS. Nghiên cứu
tập trung phát hiện ra những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động chuyển phát,
thông qua đó phân tích về tiềm lực cạnh tranh của các hãng này ở thị trường Hàn
Quốc. Đề xuất mô hình có 6 yếu tố với 26 biến đo lường. Kết quả chỉ ra: Chính xác
(accuracy) và kịp thời (promptness) ảnh hưởng mạnh nhất, các yếu tố còn lại như: an
toàn (safety), tiện lợi (convenience), hiệu quả kinh tế (economic efficiency) và độ tin
cậy (dependability) cũng ảnh hưởng ít hay nhiều tùy thuộc vào từng công ty.

Năng lực cạnh tranh của dịch vụ
chuyển phát nhanh hàng không

Chính xác

Kịp thời

An toàn

Tiện lợi

Hiệu quả
Kinh tế

Độ tin
cậy

Hình 2.1. Mô hình năng lực cạnh tranh đối với dịch vụ chuyển phát hàng không
( Nguồn : Park et al, 2009)

10


2.2.2. Nghiên cứu của Yoon và Park (2014)
Dựa trên nền tảng của những nghiên cứu trước và sử dụng phương pháp phỏng vấn
sâu. Năm chuyên gia làm việc trong ngành công nghiệp vận tải hàng không với hơn
15 năm kinh nghiệm được mời để tham gia phỏng vấn, đề cập đến sự cạnh tranh của
các hãng vận tải ở thị trường Hàn Quốc, tập trung vào lộ trình xuất khẩu chính, lộ
trình xuất khẩu chính vào năm 2013 có Hồng Kông, Thượng Hải , Hà Nội, Thiên Tân,
Los Angeles, Frankfurt, Tokyo, Chicago, Đài Bắc và Viên. Với các số liệu được thu

thập trong vòng hai tháng từ giữa tháng 8 năm 2013 đến giữa tháng 10 năm 2013 và
sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc phân cấp AHP của Satty (1980) để thu thập
dữ liệu từ các cán bộ của 50 công ty giao nhận hàng đầu để đưa ra mô hình có 24 biến
quan sát thuộc 5 yếu tố và đo lường bằng thang đo Likert, kết quả khảo sát cho thấy
có 40,15% chuyên gia đều cho biết “giá cả” có tác động nhiều nhất giữa các hãng vận
tải hàng không, tiếp theo đó là độ tin cậy (26,04%), nhanh chóng (23,39%), sự thuận
tiện (6,69%) và tính xã hội (3,73%).

Giá cả(Pricing)

Nhanh chóng (Promptness)
Năng lực cạnh
tranh của các hãng
vận tải hàng
không

Độ tin cậy (Reliability)

Sự thuận tiện (Convenience)

Tính xã hội (Sociality)

Hình 2.2. Mô hình cạnh tranh của các hãng vận tải hàng không
(Nguồn: Yoon & Park, 2014)
2.2.3. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy (2013)
Tháng 5 năm 2013, tác giả Phạm Thị Thanh Thủy bàn luận về yếu tố giá trị hay
giá trị vượt trội: Độ tin cậy, giải pháp cung ứng, giá cả, nhân viên phục vụ và cơ sở
11



vật chất kỹ thuật. Tác giả khảo sát chính thức với hơn 130 là các hãng tàu, các công ty
xuất nhập khẩu, các công ty giao nhận vận tải trên thị trường Hồ Chí Minh và một số
tỉnh. Với mô hình gồm 5 yếu tố và 26 biến, sử dụng phương pháp phân tích EFA và
CFA và mô hình SEM. Kết quả có 4 yếu tố có nghĩa thống kê đó là tin cậy, giải pháp
cung ứng (yếu tố có tác động mạnh nhất 0,363), giá cả và nhân viên phục vụ. Yếu tố
bị loại là cơ sở-vật chất do nó có vai trò trong việc mang đến giá trị nhưng không thực
sự tác động nhiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.
Tin cậy

Giải pháp
cung ứng

Giá trị
vượt trội
(Lợi thế
cạnh tranh
của TCL)

Giá cả

Nhân viên
phục vụ
Phục
Cơ sở vật
chất

Hình 2.3. Mô hình quyết định lợi thế cạnh tranh của Tân Cảng Logistics.
(Nguồn: Phạm Thị Thanh Thủy, 2013)
2.2.4. Nghiên cứu của Wong và Karia (2010)
Nghiên cứu này xác định các thành phần nhằm giúp các công ty Logistics đạt

được lợi thế cạnh tranh. Dựa vào lý thuyết nguồn lực, thông qua khảo sát tình trạng
thực tế của 15 công ty Logistics (Schenker, Ryder, K+N, FedEx, TNT, UPS, DHL,
Exel, Yamato, Panalpina, Expeditors, Penske, Wincanton, Kintetsu, Nippon Express),
kết quả là 5 thành phần có thể kết hợp với nhau để làm gia tăng lợi thế.

12


Công nghệ thông tin
Nguồn nhân lực
Lợi thế cạnh tranh
của các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ
Logistics

Nguồn lực vật chất

Mối quan hệ

Kiến thức

Hình 2.4. Mô hình lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics.
(Nguồn: Wong và Karia, 2010)
Trong đó:
 Nguồn lực vật chất: Đây là nguồn lực phổ biến nhất bao gồm: Kho hàng,
đường bộ, đường hàng không, trạm và trung tâm Logistics, đất đai,…15 doanh
nghiệp Logistics đã nhận thức được đây là nguồn lực quan trọng nhất vì chúng
tạo ra “mạng lưới bao phủ” cho toàn bộ chuỗi Logistics.
 Công nghệ thông tin: Cần chú trọng đến mạng lưới này, tiếp cận với nhiều hệ
thống công nghệ thông tin mới và cải tiến mạng lưới thông tin hiện tại tại

doanh nghiệp.
 Nguồn nhân lực: Là đội ngũ có tinh nhuệ, đảm nhiệm công tác trong vận hành,
quản lý kho bãi, dịch vụ khách hàng và quản trị hệ thống thông tin, những kỹ
năng này còn được gọi là kỹ năng Logistics.

13


 Kiến thức: Qua phân tích cho thấy kiến thức chuyên môn đang trở thành một
nguồn tài nguyên duy nhất của các doanh nghiệp Logistics mà khó có thể bắt
chước và khó thay thế được.
 Mối quan hệ: Các công ty hiện nay đang cố gắng tạo lập sự liên kết với các
khách hàng của họ. Sự hợp tác này trở thành lý do chính quyết định cơ hội giao
thương mới, duy trì liên tục và tái thiết hợp đồng dịch vụ.
2.2.5. Nghiên cứu của Rafiq và Jaafar (2007)
Một cuộc khảo sát những khách hàng của doanh nghiệp bên thứ 3 (3PL). Quá
trình tạo ra giá trị dẫn dắt đến lợi thế cạnh tranh. Kết hợp với lý thuyết thực nghiệm,
tiến hành kiểm tra và đánh giá lại lý thuyết đo lường về chất lượng của Mentzer, Flint,
và Kent (1999) trong bối cảnh ngành Logistics 3PL tại Anh.
Kết quả từ cuộc khảo sát đã cho thấy có thể được đo lường bằng các 8 nhân tố
như sau: Price (giá cả), frequency (tầng suất) , capacity (năng lực vận tải), schedule
service (lịch trình dịch vụ), ability to track packages (khả năng theo dõi hàng hóa),
extent of geographic coverage (phạm vi bảo hiểm địa lý), reliability (độ tin cậy),
innovative service offerings (sự đổi mới dịch vụ). Trong đó, nhân tố giá cả (0,291),
khả năng theo dõi hàng hóa (0,304), năng lực vận tải (0,316) và độ tin cậy (0,298) là
các nhân tố chính mang lại sức mạnh cho các 3PL này.

14



Giá cả

Tầng suất

Khả năng
cạnh tranh
của các
doanh
nghiệp cung
cấp Dịch vụ
Logistics

Năng lực vận tải

Lịch trình dịch vụ
Khả năng theo dõi hàng hóa

Phạm vi bảo hiểm địa lý

Độ tin cậy
Sự đổi mới dịch vụ
Hình 2.5. Mô hình lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 3PL.
(Nguồn: Rafiq và Jaafar, 2007)
Như vậy, qua các nghiên cứu có thể thấy tuy cách dùng từ và cách thể hiện có thể
không giống nhau, nhưng đa số các nhận định cạnh tranh có thể chịu sự tác động bởi
rất nhiều thành phần như: giá cả, độ tin cậy, chuyên môn của cán bộ nhân viên, khả
năng đáp ứng dịch vụ, cơ sở vật chất hay nguồn lực công nghệ…Đây là những nền
tảng cho tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp.
2.3. Cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics – thông
qua trường hợp điển hình tại Công ty TNHH SDB Việt Nam.

2.3.1. Tổng quan về thị trường Logistics Việt Nam
2.3.1.1. Tình hình cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam
Theo công bố của tổ chức Amstrong & Associates trong năm 2014 đối với thị
trường cung cấp dịch vụ bên thứ 3 (3PL) ở Việt Nam chỉ đạt trên 1,2 tỷ Đô la, so với
thị trường các nước trên thế giới con số này khá khiêm tốn, và mặc khác phần lớn là
do các công ty nước ngoài như DHL, APL, Fedex…tạo ra. Hiện nay, trên thị trường
này mới có một vài các doanh nghiệp Việt Nam nổi trội , họ đã khẳng định mình và
dần trở thành những doanh nghiệp 3PL thực thụ.
15


Bảng 2.1. Hình thức hoạt động của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam
Công ty nhà nước
Công ty TNHH
Doanh nghiệp tư nhân
20%
70%
10%
(Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam)
Bước vào thị trường với vai trò thực hiện dịch vụ 3PL, doanh nghiệp Việt cũng
đạt một số kết quả đáng kể như, năm 2014 mức tăng trưởng doanh thu của Gemadept
ước đạt 28% và so với năm 2013 thì lợi nhuận tăng 175%, khối lượng hàng hóa vận
chuyển qua cảng hàng không SCSC đạt hơn 71 triệu tấn, tăng 14,7% so với năm 2013.
Công ty hiện đang vận hành hệ thống 5 cảng biển kéo dài từ Bắc vào Nam, phục vụ
cho hơn 50 khách hàng cả trong (Masan, Vinamilk, Kinh Đô…) và ngoài nước
(SamSung). Còn đối với công ty Transimex Sài Gòn, mức lợi nhuận sau thuế ước đạt
khoảng 140 tỷ đồng 2014, hơn 4 lần so 2009. Một doanh nghiệp khác cũng đạt được
tình hình khả quan trong lĩnh vực này chính là Vinafco, hiện đã trang bị được hệ thống
quản lý kho, tăng khả năng kiểm soát, giảm sức lao động của con người và linh hoạt
trước mọi tình huống phát sinh. Tuy vậy, các chuyên gia đánh giá rằng đây chỉ mới là

giai đoạn sơ khởi, hoạt động Logistics của các doanh nghiệp chỉ bao gồm một số dịch
vụ đặc thù với quy mô nhỏ và còn khá manh mún: chuyên chở hàng hóa nội địa, dịch
vụ giao nhận, hoạt động thuê kho…Một số các doanh nghiệp như Vinatrans, Thamico,
Vinafco…có triển khai hoạt động vận tải đa phương thức nhưng cũng chỉ rất ít và đảm
nhiệm những công đoạn giao nhận hàng hóa tại kho, làm chứng từ giao nhận hàng
hóa, gom hàng lẻ và chuyên chở đến cảng, sân bay, nhà ga để xuất hàng…Các doanh
nghiệp Logistics Việt Nam phục vụ các công việc như kiểm đếm hàng hóa, kiểm dịch,
đóng gói, đóng mã hiệu, kê khai hải quan…

16


×