Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của rễ cây bồng bồng (calotropis gigantea)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.46 KB, 47 trang )

Mục lục
1D/2D–
NMR :
cym:
d:
dd :
Gal:
Glu:
Rha:
HMBC :
HR-ESIMS:
HSQC:
J:
m:
m/z:
mmu:
ole:
ppm:
Rf :
RP-18:
s:
SKC:
t:
UV:
[α]D :
o
C:

phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều/ 2 chiều (One/Two DimensionnalNuclear Magnetic Resonance)
cymarose
mũi đôi(doublet)


mũi đôi-đôi(doublet- doublet)
Galactose
Glucose
Rhamnose
tương quan H-C qua 2-3 nối (Heteronuclear Multiple Bond Coherence)
khối phổ phân giải cao (High Resolution–Electrospay Ionization-MassSpectrometry)
tương quan H-C qua một nối (Heteronuclear Single Quantum
Cohenrence)
Hằng số ghép (Coupling constant)
mũi đa (Multiple)
Mass to charge ratio
Millimass units
oleandrose
Part per million
Retardation factions
sắc kí cột pha đảo (Reversed Phase C-18)
mũi đơn (Singlet)
sắc kí cột
mũi ba (triplet)
Ultraviolet
Specific rotation
Degree Celcius


DANH MỤC PHỤ LỤC PHỔ
Phụ lục 1: Phổ 1H-NMR của hợp chất PH1
Phụ lục 2: Phổ 13C-NMR của hợp chất PH1
Phụ lục 3: Phổ HSQC của hợp chất PH1
Phụ lục 4: Phổ HMBC của hợp chất PH1
Phụ lục 5: Phổ HR-ESI-MS của hợp chất PH1

Phụ lục 6 : Phổ 1H-NMR của hợp chất PH2
Phụ lục 7: Phổ 13C-NMR của hợp chất PH2
Phụ lục 8: Phổ HSQC của hợp chất PH2
Phụ lục 9: Phổ HMBC của hợp chất PH2
Phụ lục 10: Phổ1H-NMR của hợp chất PH3
Phụ lục 11: Phổ 13C-NMR của hợp chất PH3
Phụ lục 12: Phổ HSQC của hợp chất PH3
Phụ lục 13: Phổ HMBC của hợp chất PH3
Phụ lục 14: Phổ1H-NMR của hợp chất PH4
Phụ lục 15: Phổ 13C-NMR của hợp chất PH4
Phụ lục 16: Phổ HSQC của hợp chất PH4
Phụ lục 17: Phổ HMBC của hợp chất PH4


DANH MỤC HÌNH


Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến:
TS. NGUYỄN TRUNG NHÂN – người đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức
chuyên môn, tận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm nghiên cứu quý báu
trong suốt thời gian em học tập, thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tất cả quý thầy cô Khoa Hóa, đặc biệt quý thầy cô Bộ môn Hóa hữu cơ đã
giảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Anh Nguyễn Hữu Duy Khang, anh Đặng Hoàng Phú đã tận tình truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu, quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Các anh chị nghiên cứu sinh, học viên cao học và các bạn sinh viên bộ môn Hóa
Hữu cơ đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Gia đình đã động viên và tạo điều kiện tốt về vật chất lẫn tinh thần để em hoàn
thành tiểu luận của mình.

Xin chân thành cảm ơn.


Từ ngàn xưa trong dân gian đã sử dụng nhiều cây cỏ có sẵn trong tự nhiên làm
thuốc chữa những căn bệnh thường gặp như cảm mạo, tiêu chảy, tẩy giun, cầm máu…
nhưng lúc ấy thành phần hóa học của những cây này chưa được nghiên cứu kĩ càng có
thể sẽ gây ra vài tác dụng phụ không nguy hiểm lắm nên mọi người không để ý tới
nhưng có khi những tác dụng phụ này lại nguy hiểm tới tính mạng con người. Do đó
việc nghiên cứu kĩ các thành phần hóa học và hoạt tính của các chất hóa học này trong
các cây thuốc mà dân gian thường dùng là việc làm rất cần thiết.
Người dân trên các vùng gần bờ biển dọc theo đất nước Việt Nam đều rất quen
thuộc với loại cây có hoa màu tím mọc thành cụm lớn dọc theo bờ biển, một vài người
chỉ biết nó có tác dụng xua đuổi mạt gà, các côn trùng nhỏ nhưng ít ai biết tới công
dụng chữa bệnh thực sự của nó. Loài cây này dân gian thường gọi bồng bồng, cây lá
hen, bàng biển, bồn bồn…Tên khoa học là Calotropis gigantea Linn thuộc họ Thiên
Lý. Nó có công dụng chữa hen suyễn, trị giun sán, rắn cắn, và cả bệnh ung thư… Ở
trên thế giới đã có ngươi nghiên cứu về cây này nhưng số lượng không nhiều, ở Việt
Nam thì số bài viết về cây này rất hiếm. Do đó chúng tôi đã thực hiện đề tài :“Khảo
sát thành phần hoá học cao chloroform của rễ cây Bồng bồng (Caloreopis gigantea
L.) họ Thiên lý (Asclepiadaceae)”.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày quy trình đã cô lập các hợp chất tinh
khiết từ cao chloroform của rễ cây bồng bồng. Hy vọng bài viết này sẽ đóng góp một
phần có ích vào việc nghiên cứu về cây bồng bồng ở trong nước.


PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về họ thiên lý Asclepiadaceae:
1.1.1 Mô tả:[21]
Hầu hết đều là cây thân cỏ hoặc cây bụi, cây có mủ trắng . Một số là thân leo,
một số lại là thân mọng nước và có sự hạn chế mọc lá. Lá đơn giản, thường mọc đối

xứng hoặc xoắn lại, đôi khi có lá kèm.
Hoa lưỡng tính, hầu như đều có dạng tỏa xứng tia, thường bao gồm một cụm
phức tạp hoặc có vành đĩa mật giữa tràng hoa và cơ quan sinh sản của cây. Đài hoa
chia 5 phần khác biệt hoặc kết hợp lại với nhau ở phần đáy. Bên trong bao hoa là tràng
hoa có 5 thùy có cánh tràng liền hoặc có cánh tràng hợp. Bộ nhị và bộ nhụy hầu như
luôn hợp lại tạo thành trục hợp nhụy với 5 nhị phân ra rõ ràng và một nhụy lớn, cùng
với đầu nhụy có 5 thùy. Bao phấn thường có 1 cặp túi phấn được gọi là khối phấn,
được vận chuyển như một đơn vị trong suốt quá trình thụ phấn. Bầu nhụy gồm một
nhụy kép đơn lẻ của hai lá noãn riêng biệt và nó bị tách ra tại ống noãn và vòi nhị, bầu
nhị chỉ kết hợp với nhụy lớn đơn lẻ. Bầu nhụy có sự khác biệt hầu như luôn có bầu
thượng và mỗi cái đều có một ống dẫn và ở mép có nhiều noãn. Quả dạng nang. Hạt
thường có một chùm lông ở cuối hạt.
1.1.2 Phân bố:[21]
Khoảng 250 chi và hơn 2000 loài phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
đặc biệt là ở châu Phi và miền nam Nam Mỹ, với một đại diện trung bình ở miền Bắc
và Đông Nam Á, 44 chi (bốn đặc hữu) và 270 loài (153 loài đặc hữu) ở Trung Quốc.
Một số loài thuộc họ này:

6


Hình 1-1: Matelea denticulata

Hình 1-4: Leptadenia pyrotechnica

Hình 1-2: Caralluma acutangula

Hình 1-5: Hoodia gordonii

Hình 1-3: Calotropis gigantea Linn


Hình 1-6: Microloma calycinum

7


1.2 Giới thiệu về cây bồng bồng (Calotropis gigantea Linn.):
1.2.1 Tên gọi:
 Tên dân gian:
Việt Nam: nam tì bà, cây lá hen, bàng biển, cốc may (Tày).[1]
Ở các nước khác cây này còn có các tên gọi khác như: Sanskrit (arka, alarka),
Anh (Giantic swallow wort, Mudar), Hindi (madar), Kannada (Ekkemale), Telugu
(Mandaramu, Ekke, Jilledu, Arka), Malayalam (Errikka),[4] Indonesia (Koreng susu,
Biduri).[7]
 Tên khoa học: Calotropis gigantea (Linn), thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae)
 Hệ thống phân loại khoa học được cho bởi bảng sau:[4]
Bảng 1: Hệ thống phân loại khoa học

Giới
Ngành
Lớp
Phân lớp
Bộ
Họ
Chi
Loài

Plantae
Magnoliophyta
Lamiidae

Asteridie
Gentianales
Asclepiadaceace
Calotropis
Gigantea

1.2.2 Mô tả cây:[1]
Cây nhỏ cao 5-7 m có thể cao hơn nếu để tự nhiên. Cành có lông trắng. Lá mọc
đối dài 12-20 cm rộng 5-11 cm không có lá kèm. Góc phiến lá có tuyến trắng.
Hoa mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép. Hoa lớn, đều, đẹp, đường kính
5 cm, màu trắng xám hoặc tím hồng. Đài 5, tràng hợp hình bánh xe, 5 nhị liền nhau
thành ống có phần phụ như 5 con rồng. Mùa hoa gần như quanh năm, chủ yếu từ tháng
12-1. Bao phấn hàn liền với đầu nhị. Hạt phấn ở mỗi ô hợp thành một khối phấn có
chui và gót đính 2 lá noãn rời nhau, bầu thượng, đầu nhụy dính liền với các bao phấn.
Quả gồm 2 đại, nhiều hạt dài 23 mm, trên hạt có chùm lông.


Hình 1-7: Quả tươi, quả khô và rễ cây bồng bồng

Hình 1-8: Hoa bồng bồng

1.2.3 Phân bố:[1,6,16]
Phân bố khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Phi và Châu Á. Cây mọc
hoang ở Bangladesh, Trung quốc, Burma, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan,
Philippines, Thái Lan, Sri Lanka, Singapore, đảo Timor, Cuba, New Guinea, đảo
Hawaii, dải đất gần dãy Himalayan (Kartikar và Basu), những vùng đất hoang khô ở
Anh và cây mọc hoang. Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, từ miền Bắc vào
miền Nam thường mọc trên đất có cát ở các tỉnh ven biển, nhưng cũng gặp ở vùng
đồng bằng và các vùng trung du. Cây cũng thường được trồng bằng những đoạn cành.
Có khi được trồng làm cây cảnh, làm hàng rào.



1.2.4 Bộ phận dùng:[2]
Bao gồm: hoa, lá, mủ cây, rễ, vỏ rễ.
1.2.5 Thành phần hóa học:
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây Bồng bồng (Calotropis
gigantea Linn) về thành phần hóa học cũng như về hoạt tính sinh học của nó. Theo
những nghiên cứu này thì cây có các nhóm hợp chất chính sau: flavonoid, steroid,
terpenoid.
1.2.5.1 Nhóm flavonoid:[4,12,13]
OH

O
OR

HO

O

OH
CH3

Số thứ tự
1
2
3
4

Tên hợp chất
Isorhamnetin-3-O-rutinoside

Isorhamnetin 3-O-glucoside
Isorhamnetin rhamnoglucoside
Taraxasteryl acetate

Nhóm thế -R
Glu –Orha -OGal
Glucose
Glucose-O-Rhamnose
H


OH
+

O

HO

OH

o
OH

OH

O

OH
H3C


o

o

OH

HO
OH

Cyanidin 3-O-rutinoside (5)
1.2.5.2 Steroid:[2,4,7,8,11,12]
Calosterol có trong mủ quả cây Bồng bồng công thức C 28H34O là đồng phân
của Ergosterol. [10]

O
O

O
O

OH

OH
OH
O

CHO

OH


OH
O

HO

Syriogenin (1)

O

Proceroside (2)


O

O

OOCPh
R

H

OH
OH

CHO
O

OH

OH

OH
O

O
H

HO

Benzoylineolone (3)

Calatropins (4)
O

O

O

O
H
H

H

OH

HO

O

OH


CHO
O

OH

OH
O
O

OH

H
O

H

19-Nor-cardenilide (5)

O

O
H

H

18,20-Epoxy-cardenolide (6)

O



O

O

O

OH

O
CHO

H
C

O

C

COOH

O

O

OH

CHO
O


CH2

OH

CHOH

O

CH3

O

Galactinic acid (7)

Calotoxin (8)
O

O

O

O

O

HN

S

CHO


OH

O
HO

OH

O

O

O
H

Voruscharin (9)

Uscharidin (10)

O
O

O
CH

HO

OH
O


H

HO

CHO
O


Calotropoginin (11)

Coroglaucigenin (12)
O

O

O

O

CHO

OH
O

N

S
O

O


HO

OH
OH

O

OH

Gofruside (13)

O

Uscharin (14)
O
O

O

HO
H

H

CH3
O

OH


O

O

HO

O
H

CH2OH
O

O

H
OH

OH

OH

OH
OH

H
OH

4’-β-D-Glucofrugoside (15)

Calotropone (16)



O
O

O

O
HO
H

H

OH

O

CH3

H

H
O

H
OH

H
OH


OH

HO
H

OH

Frugoside (17)

Uzarigenin (18)
O

O
H

O

CH3

H

H

O
O
HO

HO

Stimasterol (19)


H

H

OH

H

O

HO
HO

H
OH

6’-O-(E-4-Hydroxycinnamoyl)desglucouzarin (20)
O

O
H

OH

H

H

HO

H

OH

OH

HO
HO

H

β – Sitosterol (21)

19-Nor-2α,10,15β-trihydroxyuzarigenin (22)


O

O

O

O

H

H

CHO


H

H

HO
H

OH

OOH

H

H

HO
H

OH

OH

OH

HO

HO

H


H

15β-Hydroxycardenolide (23)

19-Nor-10-hydroxyperoxy-2α,15βdihydroxyuzarigenin (24)

O
O

O
OH

O

HO
H

CH2

H

H

OH
OH
H

H

OH


O

CHO

H

HO
H

12β-Hydroxycalotropagenin (25)

OH

HO
O
H

O

H

16α-Hydroxycalotropin (26)


O

O
O


O

H

CHO

H

H

H

CHO

HO
H

O
OH

HO

H

OH

HO
OH

O


OH

OH

H3CO

H

H

O

OH

H

O
H

H

H

O

O

15β-Hydroxycalactinic acid (27)


O

16α-Hydroxycalactinic acid methyl ester (28)

O

CH3

O

O

O

H

OH

OH

OH

H

H

OH

O


Cym

O

Cym

O

Cym

O

Cym

O

Ole

O

Ole

O

Ole

O

Ole


O

Cym

O

Cym

Calotroposide A (29)

CH3

O

OH

Calotroposide B (30)


O

CH3

O

O

O

O


OH

CH3

O

O
H

OH

CH3

O

O

OH

OH

OH
H

OH

H

O


Cym

O

Cym

O

Cym

O

Cym

O

Ole

O

O

Ole

O

Ole

Calotroposide C (31)


OH

H
O

Cym

Ole

O

Cym

O

Ole

O

Ole

O

Ole

O

Ole


Calotroposide D (32)

O

OH

Calotroposide E (33)

CH3

O

O

O
H

O

O

H

OH

OH
H

OH


H

O

Cym

O

Cym

O

Cym

O

Ole

O

Cym

O

Ole

O

Ole


Calotroposide F (34)

CH3

Calotroposide G (35)

OH


1.2.5.3 Nhóm terpenoid:[3,4,8]

HO

HO

α –Amyrin (1)

β –Amyrin (2)
CH2

O

H

C
O

H
O


O

H

C
H 3C

O

Di-(2-ethylhexyl)phthalate (3)

O
O

C
CH3

O
H

Taraxasteryl acetate (4)


H

H

H
HO
H


Anhydrosophoradiol-3-acetate (5)

ψ-Taraxasterol

(6)

OH

HOOC
OH

OH

Acid 9,12,13-trihydroxyoctadeca-10(E),15(Z)-dienoic (7)

1.2.5.4 Những chất khác:[2,4,8,14,15]
Calotropain-FI (1), calotropain-FII (2), calotropins DI (3), calotropins DII
(4), calotropbenzofuranone (5), giganticine (6), R-(-)-mevalonolactone (7), αcalotropenol (8), β-calotropenol (9), mudarol (10) (bị tách ra thành 2 đồng phân là
giganteol (11), isogiganteol (12))


O

O

OH

N


CH3

HO

O

H
O

N

O

H

Giganticine (6)

O

R-(-)- Mevalonolactone (7)

1.2.6 Công dụng dân gian và hoạt tính sinh học:
1.2.6.1 Công dụng dân gian:
 Lá (theo y học Ấn Độ) được sử dụng để chữa chứng liệt từng phần, dầu trong lá chữa
chứng liệt từng phần. Lá cũng được dùng để trị đau khớp, nhiễm trùng và sốt liên tục,
vết thương. Trong y học Ấn Độ cổ đại nó dùng làm thuốc long đờm, chất tẩy uế, bệnh
giun sán, diệt nấm, diệt côn trùng.[4] Chữa chất độc do rắn cắn, bệnh vatha, chữa ung
nhọt.[2] Ở nước ta, dùng lá cây này làm thuốc chữa hen. Cách dùng: hái lá về, lấy khăn
ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước,
cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3-4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh,

uống nhiều cùng lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống
vào có thể thấy mệt mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2-3
ngày, có khi sau 7-8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút.[1]
 Hoa (theo y học Ấn Độ cổ đại) có vị đắng làm thuốc tiêu hóa, chất làm se, thuốc làm
dễ tiêu, thuốc trị giun sán, thuốc bổ và làm thuốc giảm đau, thường dùng chữa sưng
viêm, hen suyễn, u bướu, bệnh kapha (một trong ba thể dịch theo quan niệm y học Ấn
Độ cổ đại, phát sinh từ đất và nước), chán ăn, cổ trướng, viêm và sốt. Theo y học Ấn
Độ thì hoa là thuốc làm dễ tiêu, tốt cho gan, hoa khô lượng nhỏ uống với đường trị
bệnh phong cùi, giang mai giai đoạn hai và bệnh lậu. [4] Hoa còn được dùng để chữa hen
phế quản.[2]


 Mủ cây có vị đắng, nóng, có dầu, là thuốc xổ, chữa bệnh bạch bì, u bướu, cổ trướng, và
các bệnh đường ruột (y học Ấn Độ cổ đại). Theo cách chữa bệnh của Ấn Độ thì mủ cây
có tính ăn mòn, cay hăng, làm thuốc long đờm, thuốc làm rụng lông, trị giun sán, hữu
dụng trong chữa bệnh phong, ghẻ, nấm da đầu, bệnh trĩ, phát ban trên cơ thể, suyễn,
phù lá lách và gan, bệnh phù thủng, sưng và đau khớp. [4] Chữa các vấn đề về răng,
chuột cắn, sưng tấy, viêm khớp và các triệu chứng khác do thấp khớp. [2] Dân gian còn
dùng nó như một loại thuốc phá thai.[12]
 Vỏ rễ dùng làm thuốc toát mồ hôi, chữa hen suyễn, phù voi, ho, bệnh giang mai (y học
Ấn Độ cổ đại). Vỏ rễ khô dùng thay thế thuốc gây nôn, nếu dùng lượng nhỏ có thể trị
bệnh kiết lị, nhưng dùng nhiều thì gây nôn. Vỏ rễ là thuốc bổ, thuốc trị co thắt, long
đờm, trị giun sán, nhuận tràng, chữa bệnh giang mai. Trộn bột vỏ rễ với tiêu đen dùng
2 lần 1 ngày cũng dùng chữa bệnh vàng da. [4] Vỏ rễ còn trị các bệnh nhiễm trùng da,
ho, cổ trướng. Bột rễ chữa hen suyễn, viêm phế quản, khó tiêu, tăng sự tiết dịch dạ dày.
[2]

1.2.6.2 Hoạt tính sinh học:
Cây bồng bồng được biết đến với khả năng chữa được nhiều bệnh khác nhau,
với đặc tính nổi trội là có tính độc tự nhiên với vi khuẩn và nấm. Ngoài ra nó còn nhiều

đặc tính khác:
 Chống oxi hóa: Lá cây Calotropis gigantea có hoạt tính chống oxi hóa. Nghiên cứu
cho thấy dịch trích từ hỗn hợp alcol nước của lá có hoạt tính phân hủy triệt để DPPH,
hoạt tính khử và hoạt tính phân hủy gốc tự do NO -. Dịch trích cho thấy hoạt tính phân
hủy DPPH tối đa (85,17 %) ở nồng độ 400 μ/ml, còn đối với gốc tự do NO - cho thấy sự
phân hủy tối đa (54,55 %) ở nồng độ 100 μ/ml. Khả năng khử của dịch trích này được
phát hiện là tăng lên khi tăng nồng độ dịch trích.[2]
 Chống tiêu chảy: dịch trích (50:50) nước và alcol của những bộ phận khác nhau của
cây này được nghiên cứu là có hoạt tính chống tiêu chảy ở chuột. Dịch trích cho thấy


sự giảm đáng kể việc đi ngoài và dường như là dừng hẳn khi dùng với liều 200-400
mg/kg trọng lượng cơ thể.[2]
 Cầm máu: Mủ của cây Calotropis gigantea có hoạt tính đông máu. Dịch trích từ mủ
cây thủy phân protein ở người: casein, fibrinogen và gây đông máu theo cách thức sẵn
có. Dịch trích này thủy phân các tiểu đơn vị của fibrinogen, tiểu đơn vị Aa thủy phân
đầu tiên sau đó là Bb và tiểu đơn vị g. Hoạt tính cầm máu này của mủ cây là do có
enzim thủy phân protein là Calotropin DI, DII và Calotropain FI, FII. [2][5]
 Ngừa thai: Dịch trích ethanol và chloroform từ rễ của cây này có hoạt tính ngừa thai ở
chuột. Dịch trích này cho thấy khả năng ngừa thai 100 % khi dùng ở liều 100 mg/kg,
nó cũng cho thấy hiệu quả 100 % ở liều 12,5 mg/kg khi dùng trong những ngày 1-5 và
1-7 sau khi giao phối.[2][4]
 Chống viêm, giảm đau và hạ sốt:
 Dịch trích etanol của Calotropis gigantea cho thấy hoạt tính chống viêm
chống lại carrageenan chất gây ra phù thủng ở chân chuột bạch.[2]
 Dịch trích alcol của hoa cây này có hoạt tính giảm đau khi tiến hành thí
nghiệm lên chuột. Uống dịch trích etanol từ hoa giảm cơn đau đáng kể và
giảm sự mở rộng vết thương. Dịch trích alcol từ vỏ rễ cũng cho thấy hoạt
tính giảm đau khi thí nghiệm trên chuột bạch, cũng làm giảm số cơn đau
quặn và làm chậm sự loét vết thương.[2]

 Dịch trích nước: etanol (50:50) từ rễ cây có hoạt tính hạ sốt. Hoạt tính này
được thí nghiệm bằng việc sử dụng men và vắc-xin thương hàn để gây sốt ở
chuột bạch Swiss và thỏ.[2]
 Trị ung thư và gây độc tế bào: các chất cardenolide glycoside (đại diện là Calotropin
(1), frugoside (2), 4’-O-β-D-glucopyransyfrugoside) trong cây mang hoạt tính gây độc
tế bào đối với vài dòng tế bào ung thư ở người và chuột. Theo nghiên cứu thì chất (1)
và (2) trích từ dịch etanol của rễ có tác dụng ức chế hoạt động của dòng tế bào K562
(gây bệnh bạch cầu mãn tính ở người) và dòng tế bào SGC-7901 (gây ung thư dạ dày ở
người). Dịch trích từ etyl acetate của hoa có khả năng ức chế ung thư biểu mô cổ
trướng của Ehrlich ở chuột.[2]


 Chống co giật: dịch trích alcol từ vỏ rễ cây này với liều dùng nhất định cho thấy hoạt
tính chống co giật, chống lại pentylenetetrazole (PTZ) một chất gây ra chứng co giật ở
chuột. Dịch trích này cũng cho thấy hoạt tính làm ngủ ngon do có hoạt tính an thần. [4]
 Kháng khuẩn:
 Dịch trích nước, metanol, etanol, petroleum eter của lá cây Calotropis
gigantea Linn có hoạt tính chống lại nấm gây bệnh Candida, cô lập lâm
sàng đối với Candida albican, C. parapsilosis, C. tropicalis và C krusei.[2]
 Dịch trích nước từ lá cây này có hoạt tính chống khuẩn Staphylococcus
aureus, Escherichia coli, Bacillus ceceus, Pseudomonas aeruginosa,
Micrococcus luteus, Klebsiella pneumonia. Dịch trích nước từ mủ cây này
hạn chế hoạt động đối với Staphylococcus aureus, Bacillus ceceus,
Escherichia coli và C. krurei. Ngoài ra dịch trích này còn có hoạt tính kháng
nấm gây bệnh trên cây như Fusarium mangiferae (gây bệnh trên cây xoài).[2]
 Dịch trích metanol, petroleum eter, chloroform, etyl acetate từ vỏ rễ của cây
cho thấy hoạt tính chống lại Sarcina lutea, Bacillus megaterium.
Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Shigella sonnei, Escherichia
coli.[2]
 Bảo vệ gan: Vỏ thân cây gồm mủ và sáp. Phần sáp gồm β-amyrin và đồng phân của nó,

α và β-calotropeol, hỗn hợp tetracyclic triterpene, dạng vết của các sterol, acid béo,
giganteol, hidrocacbon C31, C33. Phần mủ gồm các cardiac glycoside, calotropin,
uscharin, calotoxin, uscharidin và gigantin. Mủ cây gồm calotropin DI and DII và
calotropain FI và FII (có hoạt tính thủy phân protein). Nó là chất đầy hứa hẹn trong
việc trị bệnh gan. Dịch trích từ thân cây Calotropis gigantea có tác dụng chữa trị nhất
định đối với gan bị tổn thương cũng như tế bào bị suy yếu do có nhiều nguyên tử oxi
trong chúng khi tiến hành thí nghiệm trên chuột. [5] Dịch trích etanol từ hoa của cây cho
thấy hoạt tính bảo vệ gan khi thí nghiệm lên chuột. Pharacetamol gây nhiễm độc gan,
nó đánh dấu cho biết gan bị tổn thương. Khi điều trị cho chuột bằng dịch trích etanol từ
hoa cây Calotropis gigantea sẽ giảm lượng pharacetamol làm gan trở lại bình thường.


Hoạt tính mà dịch trích này có được là do trong đó có các chất thuộc nhóm terpenoid
và flavonoid.[9]
 Diệt côn trùng: dịch trích metanol petroleum eter và dịch trích chloroform từ vỏ rễ có
hiệu quả trong việc xua đuổi côn trùng như ấu trùng và con trưởng thành của loài
Tribolium castaneum.[17] Chất Giganticine từ dịch trích metanol của vỏ rễ có hoạt tính
tiêu diệt ấu trùng của loài châu chấu sa mạc Schistocerca gregaria.[12]


×