Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của phường bình thọ, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THANH CA

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ CỦA
PHƯỜNG BÌNH THỌ, QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THANH CA

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ CỦA
PHƯỜNG BÌNH THỌ, QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành

: Chính trị học

Mã số

: 8310201



LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ MẠNH TOÀN

HÀ NỘI, NĂM 2018


MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN
CHỦ Ở CƠ SỞ................................................................................................. 9
1.1 Nhận thức chung về Dân chủ và Quy chế dân chủ ở cơ sở .................... 9
1.2. Nội dung của quy chế dân chủ ở cơ sở ................................................ 25
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ CỦA PHƯỜNG BÌNH THỌ, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 35
2.1. Khái quát chung về phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh ..................................................................................................... 35
2.2. Thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của phường Bình
Thọ, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh ....................................................... 38
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của
phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh ................................. 53
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ ......................................... 62
3.1. Nâng cao nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân ................................................................................................. 62
3.2. Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ....... Error! Bookmark not
defined.
3.3. Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm giữa các

địa phương, các cơ sở.................................................................................. 69
3.4. Kiện toàn Tổ chỉ đạo đồng thời củng cố hoạt động của Ban thanh tra
nhân dân ...................................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi thực hiện dân
chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của cách mạng. Đảng ta khẳng định phải “lấy dân làm gốc”, đề ra phương
châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để đáp ứng yêu cầu của
giai đoạn phát triển mới, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều Nghị định, Chỉ thị quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng
tạo của nhân dân để phát triển kinh tế, ổn định chính trị, phát triển xã hội như
Chỉ thị 30- CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở, Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế
thực hiện dân chủ ở xã, Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11. Đây là một bước
tiến lớn thể hiện sự quyết tâm củng cố, hoàn thiện và phát triển nền dân chủ
XHCN của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là phương thức giải quyết
các nhiệm vụ, mục tiêu chung của đất nước trong công cuộc đổi mới. Việc
ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở là một chủ trương hết sức đúng đắn, hợp
lòng dân của Đảng và Nhà nước ta; đáp ứng kịp thời tâm tư, nguyện vọng,
những vấn đề bức xúc của người dân, đáp ứng được nhu cầu bức thiết và lợi
ích to lớn, trực tiếp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, được nhân
dân hưởng ứng rất nhiệt tình và tích cực thực hiện. Vì vậy, sau gần 10 năm
thực hiện, Quy chế dân chủ ở cơ sở thực sự đã đi vào cuộc sống, tác động

tích cực tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao tính chủ động, sáng
tạo của mỗi người dân, thiết thực củng cố, tăng cường hệ thống chính trị ở cơ
sở, thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới, phát triển đất nước.
Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai tình hình thực hiện QCDC ở cơ sở
vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm: một số nơi việc xây dựng và thực hiện
QCDC ở cơ sở chưa đạt yêu cầu, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm;
2


một số cán bộ có trách nhiệm triển khai thực hiện chưa nghiêm túc QCDC ở
cơ sở, hoặc triển khai một cách hình thức, chiếu lệ, nhiều người chưa nhận
thức đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Do đó, tình trạng nhũng nhiễu, gây
phiền hà cho nhân dân vẫn còn xảy ra; một bộ phận nhân dân mới chỉ thấy
quyền lợi nhiều hơn nghĩa vụ, vì vậy, hiện tượng lợi dụng dân chủ, dân chủ
quá trớn đang là nguy cơ đe dọa mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với
nhân dân, gây không ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội,...
Là người đang công tác trong bộ máy Nhà nước, tác giả nhận thấy rõ vị
trí và tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là
thực hiện dân chủ ở cấp xã, phường, thị trấn; nơi gần dân nhất, nơi trực tiếp
lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ việc xác định vị trí
và tầm quan trọng đó, tác giả muốn tìm hiểu việc thực hiện Quy chế dân chủ
cơ sở tại cấp phường nhằm phát hiện ra những thuận lợi, khó khăn, bất cập
trong việc triển khai tổ chức, thực hiện cũng như những đánh giá về việc thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ phía người dân. Từ thực tiễn trên, tôi chọn
đề tài "Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của phường Bình Thọ, quận
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh" làm luận văn tốt nghiệp, đồng thời
mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở trên địa bàn phường.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được nhiều nhà

khoa học quan tâm, nghiên cứu với nhiều bài viết, nhiều công trình đã được
công bố, xuất bản thành sách. Có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm lý luận chung
và Nhóm khảo sát kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở một số địa
phương.
- Nhóm lý luận chung bao gồm:

3


Một trong nhiều công trình điển hình có giá trị tham khảo như "Quy
chế thực hiện dân chủ cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả
Dương Xuân Ngọc (2000). Công trình đã đi sâu vào chỉ rõ ý nghĩa và tầm
quan trọng của Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã cả về mặt lý luận và thực
tiễn.
Cũng quan tâm đến vấn đề lý luận và thực tiển của việc thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay, tác giả Nguyễn Cúc (2002) đã
tập trung làm sáng tỏ một số khía cạnh chủ yếu về lý luận và thực tiễn của
việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong tình hình hiện nay ở nước ta trong đề tài
“Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay. Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn”.
Tác giả Trần Bạch Đằng cũng khẳng định thực hiện dân chủ ở cơ sở là
một trong những khâu rất quan trọng nhằm hoàn thiện cơ chế nhân dân làm
chủ xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong đề tài “Dân chủ ở cơ sở
một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số
35/2003. Theo tác giả, đây là một vấn đề không chỉ mang ý nghĩa thời sự mà
còn là một sự tiếp nối truyền thống, phát huy sức mạnh của dân được hình
thành trong lịch sử mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta.
Cũng đề cập về thực trạng việc Thực hiện dân chủ cơ sở ở nước ta hiện
nay tác giả Trần Khắc Việt tại Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/2004 đã chỉ ra

những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội
ở nước ta, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy dân chủ
trong tình hình hiện nay trong đề tài “Thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay:
Vấn đề đặt ra và giải pháp”.
Nói về tầm quan trọng và sức mạnh của việc thực hiện Dân chủ ở cơ sở
tác giả Hoàng Chí Bảo (2007) đã đi nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về
4


dân chủ và dân chủ ở cơ sở, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của việc thực
hành dân chủ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay trong đề tài “Dân chủ và dân
chủ cơ sở ở nông thôn trong tình hình đổi mới”.
- Nhóm khảo sát kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở một số địa
phương
Đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn về quá trình thực hiện Quy chế dân chủ
cơ sở ở địa phương có một số công trình nổi bật như “Quá trình thực hiện
Quy chế dân chủ cơ sở ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay", Đề tài
khoa học cấp bộ 2002-2003 của tác giả Nguyễn Thị Ngân đã đề cập đến thực
trạng việc thực hiện QCDC cơ sở ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, qua đó tác
giả đã đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện
QCDC ở khu vực đồng bằng sông Hồng.
Cùng với đó có Nguyễn Minh Thi: "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
tại các vùng nông thôn miền núi của tỉnh Bắc Giang hiện nay", Luận văn thạc
sĩ CNXHKH bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2000.
Phan Văn Bình: "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố
Vinh - Những vấn đề đặt ra và giải pháp", Luận văn thạc sĩ CNXHKH bảo vệ
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001. Nguyễn Thanh Sơn:
"Thực hiện QCDC ở xã trên địa bàn tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp",
Luận văn thạc sĩ CNXHKH bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh năm 2003.

Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố
Nhìn chung, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là chủ đề được nhiều
người quan tâm, đặc biệt là các nhà quản lý và các nhà khoa học, do đó số
lượng công trình nghiên cứu khá nhiều. Các công trình được tiếp cận chủ yếu
dưới góc độ chính trị học, xã hội học. Đặc biệt nhiều công trình đi sâu nghiên
cứu về cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở
5


cơ sở, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng việc thực hiện Quy chế dân chủ
ở cơ sở... từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp cho việc thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày một tốt hơn.
Trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, các tư liệu về lĩnh vực này được
thể hiện dưới hình thức các báo cáo tổng kết của UBND TP. HCM, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc hay Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM. Các báo cáo cho thấy
Quy chế dân chủ cơ sở đã dần dần đi vào cuộc sống và phát huy được tác
dụng tại địa phương và việc đưa Quy chế đến người dân đã đạt được những
kết quả khả quan, như theo Báo cáo số 79 của UBND TP.HCM, Báo cáo số
62 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Báo cáo số 28 của Ban
Dân vận Thành uỷ TP. HCM.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu việc
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ thực tiễn ở cơ sở cấp phường. Riêng ở
thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay ngoài ngoài các báo cáo tổng kết của
UBND TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hay Ban Dân vận Thành
ủy TP.HCM và các báo cáo của các quận/huyện, phường/xã về việc thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập riêng
đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói
chung và phường Bình Thọ, quận Thủ Đức nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích

Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện quy chế dân chủ ở phường Bình Thọ góp phần thực hiện thắng
lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ
6


- Phân tích khái quát một số vấn đề lý luận của việc thực hiện Quy chế
dân chủ cơ sở.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
của phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở tại phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của phường Bình Thọ, quận Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh.
- Thời gian: Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở phường Bình
Thọ từ năm 2015 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp logic
và lịch sử, phương pháp tiếp cận chức năng xã hội, tổng hợp, so sánh, thống
kê, qui nạp, diễn dịch.

7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở tại cấp phường.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy về dân chủ, dân chủ cơ sở; đồng thời các kết quả của luận văn có
thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong việc tiếp tục
đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu của luận văn gồm có 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của
phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN
QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

1.1. Dân chủ và Quy chế dân chủ ở cơ sở
1.1.1. Khái niệm Dân chủ, Dân chủ cơ sở và Quy chế dân chủ ở cơ sở
1.1.1.1. Dân chủ
Thuật ngữ dân chủ xuất hiện từ thời cổ đại. Người đầu tiên đưa ra khái
niệm dân chủ là nhà sử học, nhà chính trị học người Hy Lạp là Hêrôđốt (484
- 425 trước Công nguyên) khi ông xem xét các thể chế chính trị trong lịch sử.
Theo ông, lịch sử đã xuất hiện ba kiểu thể chế chính trị: quân chủ, quý tộc và
dân chủ, trong đó dân chủ là thể chế chính trị do nhân dân nắm quyền lực
thông qua con đường bầu cử. Để chỉ một hiện thực dân chủ đã được thiết lập
trên thực tế, trong ngôn ngữ đã xuất hiện thuật ngữ democratia, nghĩa là
quyền lực thuộc về nhân dân (democratia là từ ghép của hai từ demos là nhân
dân, cratos là quyền lực). Như vậy, với nguyên nghĩa của từ, dân chủ là
quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực, sử dụng
quyền lực để tổ chức, quản lý xã hội, phát triển xã hội, phát triển con người.
Với ý nghĩa đó, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã
hội - nhất là xã hội có giai cấp.
Ngay từ xã hội cộng sản nguyên thủy con người đã biết sống gắn bó với
nhau thành cộng đồng để tồn tại và phát triển. Họ biết sử dụng sức mạnh của
cộng đồng để thực hiện quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc. Một hình thức đặc biệt của dân chủ đã xuất hiện mà Ăngghen gọi là dân
chủ quân sự hay dân chủ nguyên thủy. Thông qua Đại hội nhân dân, nhân dân
đã bầu ra Hội đồng thị tộc và Thủ lĩnh quân sự, đồng thời quyết định những
vấn đề quan trọng của thị tộc. Trong "nền dân chủ quân sự", quyền lực của
9


nhân dân "thiêng liêng và bất khả xâm phạm, đều là một quyền lực tối cao do
tự nhiên ban cho, quyền lực mà mỗi người phải phục tùng một cách vô điều
kiện, trong tình cảm, tư tưởng, và hành động của mình" [14, tr. 149-150].
Sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội, phân hóa giai

cấp và đấu tranh giai cấp đã làm cho xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã, hình
thành nên Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Giai cấp chủ nô đã biến Nhà nước
thành công cụ thực hiện quyền lực chính trị, phục vụ lợi ích của mình. Nhà
nước chủ nô dân chủ là hình thức đầu tiên của chế độ dân chủ trong xã hội có
giai cấp - dân chủ của giai cấp chủ nô.
Theo Các Mác, trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875), dân
chủ tức là chính quyền của nhân dân. Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng
Lênin cũng cho rằng chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong
những hình thái của Nhà nước. Nhà nước chủ nô là hình thái dân chủ đầu tiên
trong lịch sử nhưng không phải giành cho nhân dân với tư cách là số đông mà
là cho giai cấp chủ nô. Tuyệt đại bộ phận con người đã bị đẩy xuống hàng nô
lệ trở thành "con vật biết nói". Đây chính là một trong những nguyên nhân
khiến cho cuộc đấu tranh giành quyền dân chủ trở thành một trong những nội
dung của cuộc đấu tranh giai cấp.
Nền dân chủ sơ khai của xã hội loài người không được tiếp tục phát
triển ở thời kỳ lịch sử tiếp theo mà lại bị thủ tiêu bởi chế độ chuyên chế phong
kiến. Nhà nước phong kiến, độc đoán chuyên quyền câu kết với các thế lực
của thần quyền đã gạt nhân dân lao động ra khỏi cơ chế quyền lực. Cuộc đấu
tranh giành quyền lực - giành quyền làm chủ lại tiếp tục diễn ra gay gắt. Kết
quả là chế độ chuyên chế phong kiến lại bị một trật tự dân chủ mới mạnh mẽ
hơn phủ định - đó là chế độ dân chủ tư sản. Nền dân chủ tư sản mạnh mẽ vì
nó dựa trên một nền kinh tế - xã hội phát triển hơn so với các chế độ trước đó.

10


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×