Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quan niệm của immanuel kant về cái đẹp trong tác phẩm phê phán năng lực phán đoán ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.9 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VIẾT NGHỊ

QUAN NIỆM CỦA IMMANUEL KANT VỀ CÁI ĐẸP
TRONG TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN”

Ngành: Triết học
Mã số: 8 22 90 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thu Nghĩa

Hà Nội, năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1 .............................................................................................................. 8
IMMANUEL KANT VỚI TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN
ĐOÁN” ................................................................................................................. 8
1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và những tiền đề cho sự
hình thành triết học I. Kant ............................................................................... 8
1.1.1. Điều kiện kinh tế .................................................................................... 8
1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội.................................................................. 10
1.1.3. Điều kiện văn hóa ................................................................................ 12
1.1.4. Tiền đề lý luận, tư tưởng...................................................................... 16
1.2. Khái quát chung về tác giả, tác phẩm ...................................................... 19


1.2.1. Khái quát chung về tác giả .................................................................. 19
1.2.2.

Khái quát chung về tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán...... 29

Kết luận chương 1 ......................................................................................... 33
Chương 2 ............................................................................................................ 36
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ VỀ CÁI ĐẸP
TRONG TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN” .............. 36
CỦA I. KANT .................................................................................................... 36
2.1. Những nội dung cơ bản về cái đẹp trong tác phẩm “Phê phán năng lực
phán đoán” ......................................................................................................... 36
2.1.1. Cái đẹp ở phương diện chất ............................................................... 38
2.1.2. Cái đẹp ở phương diện lượng ............................................................. 43
2.1.3. Cái đẹp ở phương diện tương quan ................................................... 49
2.1.4. Cái đẹp ở phương diện hình thái ....................................................... 62
2.2. Giá trị và hạn chế về cái đẹp trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán
đoán” của Kant .................................................................................................. 69


Kết luận chương 2 ......................................................................................... 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 79


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỹ học - với tư cách là một bộ phận của triết học, trong đó cái đẹp vừa là
phạm trù mỹ học cơ bản, vừa là phạm trù mỹ học trung tâm; những cuộc thảo
luận về cái đẹp đã có gốc rễ xa xưa trong lịch sử tư tưởng phương Tây, nhưng

tất cả các quan niệm đều chưa đi đến một quan điểm thống nhất do xuất phát từ
những cơ sở triết học khác nhau về cái đẹp. Việc tìm ra bản chất của cái đẹp có
một ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các quy luật khác của đời sống
thẩm mỹ. Cái đẹp như là một thước đo hoạt động của con người và cũng là cái
chuẩn để chỉ ra phẩm giá của con người. C.Mác đã viết: “Súc vật chỉ nhào nặn
vật chất theo thước đo và nhu cầu giống loài của nó, cịn con người thì có thể áp
dụng thước đo thích dụng cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn
vật chất theo quy luật của cái đẹp. Nhờ quá trình lao động cải tạo tự nhiên và cải
tạo bản thân, con người dần dần phát triển và nhận thức ra quy luật phổ biến cái
đẹp” [26, 17]. Cái đẹp xuất hiện ở mọi quan hệ thẩm mỹ của con người: quan hệ
với tự nhiên, với xã hội và đặc biệt là trong nghệ thuật. Cái đẹp làm cho cuộc
sống của con người thêm sinh động, đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, chúng
ta cần xây dựng một hệ thống lý luận các giá trị về thẩm mỹ mà đặc biệt về cái
đẹp nhằm định hướng cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp mới nhằm phục vụ đời sống
tinh thần nhân dân, hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong sáng.
Immanuel Kant - người mở đầu nền triết học cổ điển Đức với quan điểm
duy tâm chủ quan đã đưa ra một góc nhìn mới về mỹ học. Nghiên cứu quan
niệm của Kant về cái đẹp chúng ta mới thực sự bừng tỉnh trước sự đa dạng,
phong phú của nó. Cái đẹp khơng thể bị gị ép, rập khn máy móc như quan
niệm trước đây mà hơn hết cần phải giải thốt cho cái đẹp, vì chính sự tự do của
cái đẹp mới giúp con người giải thốt lối tư duy khn mẫu và tự do sáng tạo
nghệ thuật, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người.

1


Với những đóng góp của mình, Kant được đánh giá là một trong những
nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử triết học trước Mác. Quá trình nghiên cứu
của Kant có thể chia ra hai thời kỳ: thời kỳ tiền phê phán và thời kỳ phê phán.
Trong thời kỳ tiền phê phán, vấn đề được Kant nghiên cứu nhiều là tự nhiên, còn

thời kỳ phê phán, Kant cố gắng xây dựng một hệ thống triết học để tìm lời giải
đáp cho ba câu hỏi lớn: Tơi có thể tri thức được gì? Tơi cần phải làm gì? Và tơi
có thể hy vọng gì? Câu hỏi đầu tiên được ơng giải đáp trong tác phẩm Phê phán
lý tính thuần tuý năm 1781. Câu hỏi thứ hai được ông diễn giải trong Phê phán
lý tính thực tiễn năm 1788. Với câu hỏi thứ ba liên quan đến các quan điểm mỹ
học của ông được đề cập đến trong Phê phán năng lực phán đoán năm 1790.
Tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán” của I. Kant nghiên cứu mỹ
học và cái đẹp từ học thuyết tự nhận thức, mở ra một cách tiếp cận mới trong
lịch sử mỹ học. Các tư tưởng mỹ học và cái đẹp trong tác phẩm này đã được
nhiều nhà mỹ học trên thế giới phân tích sâu sắc. Ở Việt Nam, các tư tưởng mỹ
học và cái đẹp trong tác phẩm này đã được biên soạn trong nhiều giáo trình mỹ
học trình độ đại học và sau đại học, cũng như có rất nhiều các cơng trình khoa
học nghiên cứu. Các tác giả khi nghiên cứu về tác phẩm này đã có những kiến
giải, nhận thức khác nhau về các quan điểm, giá trị và các đánh giá của Kant về
cái đẹp tự nhận thức. Song, tất cả những nghiên cứu đó đều khẳng định được
những đóng góp to lớn của mỹ học nói chung, tư tưởng về cái đẹp nói riêng của
Kant đối với lịch sử mỹ học nhân loại. Với mong muốn góp một cách tiếp cận và
nhận thức mới về cái đẹp của Kant trong tác phẩm Phê phán năng lực phán
đốn, tơi đã chọn vấn đề này làm đối tượng nghiên cứu của mình trong luận văn
này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Triết học Kant nói chung và mỹ học Kant nói riêng đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu này có nhiều đóng góp to lớn trong
việc nghiên cứu tư tưởng triết học và mỹ học của I. Kant.
2


Ở nước ta, đã có nhiều tác giả đi vào nghiên cứu triết học I. Kant. Về
phương diện lịch sử, người đề cập đến triết học I. Kant sớm nhất là GS. Trần
Đức Thảo trong tác phẩm: “Lịch sử tư tưởng trước Marx”. Trong đó, GS. Trần

Đức Thảo đã trình bày các luận điểm của phép biện chứng theo cấu trúc tác phẩm
“Phê phán lý tính thuần túy”. Đây là những đánh giá đúng đắn và khách quan
đối với triết học I. Kant. Tuy nhiên, những đánh giá của ông còn sơ lược, chưa
đi sâu vào một vấn đề cụ thể.
Năm 1962, Nhà xuất bản Sự thật (Hà Nội) đã cho dịch cuốn “Giáo trình
lịch sử triết học - Giai đoạn triết học cổ điển Đức” do Viện Triết học thuộc Viện
Hàn lâm khoa học Liên Xô biên soạn. Bản dịch đã đem đến cho độc giả những
nét khái lược về triết học cổ điển Đức, trong đó triết học I. Kant chiếm một vị trí
quan trọng.
Trần Thái Đỉnh trong cuốn “Triết học I. Kant” đã nêu lên một cách khá
toàn diện các vấn đề triết học I. Kant. Riêng đối với triết học lý luận, tác giả
cũng đưa ra những luận giải khá sâu sắc. Ông cho rằng khi phê phán lý tính
thuần túy, I. Kant khơng nhằm phá hủy siêu hình học mà trái lại cố gắng xây
dựng một siêu hình học mới. Tác giả dành khá nhiều tâm huyết trình bày các
nhận thức triết học I. Kant. Đây là một cơng trình khá đầy đủ và phong phú về
triết học I. Kant.
Trong cuốn “Triết học Immanuen Kant” của tác giả Nguyễn Văn Huyên
Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1996, , tác giả đã trình bày những nét tổng
quát về triết học nhận thức và triết học thực tiễn của I. Kant.
Năm 1997, Viện Triết học đã biên soạn và xuất bản cuốn sách: “I. Kant người sáng lập nền triết học cổ điển Đức”. Cuốn sách tập hợp bài viết của các
tác giả nghiên cứu về lĩnh vực khác nhau của triết học I. Kant. Cơng trình này đề
cập đến tồn bộ triết học I. Kant cả thời tiền phê phán và phê phán, nhưng đi sâu
vào phần phê phán hơn. Trong triết học phê phán của I. Kant, các tác giả nghiên
cứu trên cả ba mảng nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ.
3


Trong cuốn “Triết học cổ điển Đức”, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006, tác giả
Lê Công Sự trên cơ sở phân tích những quan niệm về các phạm trù mỹ học của
Kant đã đi đến kết luận: Mỹ học Kant chứa đựng nội dung nhân bản sâu sắc và

chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Kant không nghiên cứu cái đẹp một cách độc lập
tách khỏi chủ thể nhận thức mà gắn cái đẹp với hoạt động đạo đức của con
người. Ông đã khẳng định sức mạnh tinh thần của con người như một cái cao cả
nhất trong những cái cao cả hiện có. Con người đồng thời là những giá trị đẹp
nhất trong những giá trị hiện có. Thơng qua phép phân tích các phạm trù cơ bản
của mỹ học, Kant đã tiến gần tới phép biện chứng về mối quan hệ giữa yếu tố
khách quan và nhân tố chủ quan trong những khái niệm thẩm mỹ. Lý luận về
hoạt động nghệ thuật của Kant là phần đóng góp đáng kể trong mỹ học của ơng.
Bằng lý luận đó, ơng đã đề cao năng lực sáng tạo đặc biệt của con người nói
chung, văn nghệ sĩ nói riêng. Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo của sáng tạo, khả
năng sáng tạo nghệ thuật chỉ có ở con người có lý tính…
Trong cuốn “Lịch sử triết học”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 do
Nguyễn Hữu Vui chủ biên có viết: Hoạt động nghệ thuật là một trong những
lĩnh vực cơ bản để con người gắn liền lý luận và thực tiễn. Ở đây, con người chủ
yếu sử dụng khả năng cảm thụ và đánh giá sự vật. Nghệ thuật là hoạt động tự do
của con người theo chuẩn mực của cái đẹp. Vì vậy, phạm trù trung tâm của thẩm
mỹ học là cái đẹp. Kant không quan tâm xem xét vấn đề có tồn tại cái 5 đẹp
khách quan trong tự nhiên hay không, mà chỉ nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa
con người với tư cách chủ thể hoạt động với các sự vật tự nhiên, nhất là với
những thành quả hoạt động của con người.
Từ điển Triết học I. Kant (A I. Kant Dictionary) của Howard Caygill.
Không chỉ những khái niệm đơn thuần như cái Đẹp, cái Cao cả, cái Đức... mà cả
những khái niệm khó hiểu của I. Kant như: tiên nghiệm, hậu nghiệm, siêu
nghiệm, võng luận,... đều được tác giả Howard Caygill lý giải một cách công

4


phu và đặt trong lịch sử hình thành phát triển của nó. Chính điều này giúp những
người nghiên cứu về triết học I. Kant tiếp cận với tư tưởng của ông dễ dàng hơn.

Đặc biệt là bộ ba tác phẩm phê phán của I. Kant, đó là “Phê phán lý tính
thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực tiễn” (1788) và “Phê phán năng lực
phán đoán” (1790), nhưng tập trung chủ yếu vào tác phẩm “Phê phán năng lực
phán đoán” đã được dịch giả Bùi Văn Nam Sơn dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất
bản Văn học xuất bản năm 2007.
Như vậy, việc nghiên cứu về triết học I. Kant luôn thu hút sự chú ý của
nhiều học giả. Các cơng trình nghiên cứu trên đã có nhiều đóng góp to lớn trong
việc nghiên cứu tư tưởng mỹ học của I. Kant. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó
phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, nghiên cứu những nội dung cơ bản
của mỹ học và được trình bày trong các giáo trình triết học lịch sử, lịch sử mỹ
học nói chung hoặc trong các tập bài giảng dùng cho sinh viên chuyên ngành mỹ
học nói riêng mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về mỹ học.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã có những tiếp thu, kế thừa
những thành tựu của những cơng trình nghiên cứu trên. Trên cơ sở đó, tác giả
muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề những giá trị tư tưởng mỹ học cơ bản của I. Kant,
đặc biệt là tư tưởng của ông về phạm trù phán đoán thẩm mỹ, cái đẹp và bản
chất của nghệ thuật.. được trình bày trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán
đốn”
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những tư tưởng về cái đẹp của I. Kant trong tác
phẩm "Phê phán năng lực phán đoán", luận văn khẳng định những giá trị tư
tưởng về cái đẹp trong tác phẩm nhằm kế thừa, phát huy những yếu tố hợp lý
góp phần xây dựng cơ sở lý luận cũng như phát huy khả năng sáng tạo ra cái đẹp
của con người.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5


Để đạt được mục đích trên nhiệm vụ của luận văn sẽ là:

Thứ nhất, khái quát quá trình hình thành tác phẩm “Phê phán năng lực
phán đốn”.
Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản về cái đẹp trong tác phẩm “Phê
phán năng lực phán đoán” của Kant.
Thứ ba, đưa ra những nhận xét, đánh giá quan niệm về cái đẹp trong tác
phẩm “Phê phán năng lực phán đoán”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm của Kant về cái đẹp
được trình bày trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả đi sâu nghiên cứu về cái đẹp theo quan niệm của Kant. Để hoàn
thành luận văn tác giả tiến hành nghiên cứu bộ ba tác phẩm phê phán của I.
Kant, đó là “Phê phán lý tính thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực tiễn”
(1788) và “Phê phán năng lực phán đoán” (1790), nhưng tập trung chủ yếu vào
tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán” (1790), đã được dịch giả Bùi Văn
Nam Sơn dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất bản Văn học xuất bản vào năm 2007.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời, luận văn dựa
trên những nghiên cứu của các nhà kinh điển Mác – Lênin về lịch sử triết học
nói chung, về triết học I. Kant nói riêng; các sách, bài nghiên cứu của các tác giả
về triết học cổ điển Đức, triết học I. Kant như những chỉ dẫn quý báu về mặt
phương pháp luận.
Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, phân tích tổng
hợp, kết hợp giữa lơgic và lịch sử, diễn dịch, quy nạp…

6



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ quan điểm về cái đẹp trong mỹ học I. Kant.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên,
học viên, người nghiên cứu về mỹ học, nghệ thuật, triết học I. Kant. Luận văn
cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu
mỹ học nói chung.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 2 chương 4 tiết.

7


Chương 1
IMMANUEL KANT VỚI TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN
ĐỐN”
1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và những tiền đề cho sự
hình thành triết học I. Kant
1.1.1. Điều kiện kinh tế
Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nước Đức vẫn còn là một quốc
gia phong kiến điển hình, lạc hậu cả về kinh tế và chính trị. Việc tiếp tục tăng
cường quyền lực duy trì chế độ quân chủ của triều đình vua Phổ Phriđrich Vin
Hem đã cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, khiến cho
công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp bị hạn chế, khiến người dân Đức
cảm thấy bất bình trước tình cảnh đất nước thời bấy giờ. Nhiều sử gia đánh giá,
nước Đức thế kỷ XVIII là một trong những nước lạc hậu bậc nhất châu Âu, cuộc
chiến tranh Ba mươi năm (1618 - 1648) với nước láng giềng đã làm tiêu hao
sinh lực của nó. Suốt thời gian dài nước Đức nằm trong tình trạng trì trệ, bảo

thủ, bị chia năm xẻ bảy bởi nạn cát cứ. Bộ máy nhà nước của chế độ quân chủ tỏ
ra hà khắc, nhưng kém năng động và hết sức quan liêu, đàn áp tư tưởng tự do và
dân chủ. Xét theo mức độ cách mạng thì Đức lạc hậu hơn so với Anh 200 năm,
so với Pháp 50 năm. Đó là sự cách biệt quá lớn. Song quy luật phát triển của tri
thức triết học cho thấy rằng chính khi trong đời sống xã hội và sinh hoạt tinh
thần nảy sinh những tình huống có vấn đề, địi hỏi phải giải quyết, thì khi ấy, tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể, vào khả năng chủ quan của tư duy con người, truyền
thống văn hóa, mà xuất hiện hàng loạt phương án khác nhau nhằm giải quyết
chúng. Nước Đức nửa sau thế lỷ XVIII hội đủ các đặc điểm ấy. Hơn nữa giai
cấp tư sản Đức sinh sau đẻ muộn đã biết tiếp thu kinh nghiệm của các dân tộc đi
trước, kết thừa có chọn lọc và phát triển chúng trong điều kiện của mình, bất
chấp tình trạng trì trệ của hiện thực vật chất. Tính vượt trước của tri thức, tư
8


tưởng chính là ở đây. Vậy là trên bản đồ Tây Âu lúc đó xuất hiện ba cường quốc
với ba thế mạnh khác nhau: nước Anh với ưu thế vượt trội về kinh tế, nước Pháp
được xem là diễn đàn các tư tưởng và phong trào chính trị, nước Đức với cuộc
cách mạng trong lĩnh vực lý trí.
Nói về thời kì lịch sử đó, Ăngghen đã nói như sau: khơng một ai cảm thấy
mình dễ chịu. Thủ cơng nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp trong
nước đều bị giảm đến mức thấp nhất. Nông dân, người làm nghề thủ công, chủ
xưởng chịu hai tầng đau khổ vì chính sách ăn bám và vì tình hình làm ăn khó
khăn. Giai cấp q tộc và các ơng hồng thấy rằng mặc dù chúng đã bóp nặn
đến cùng những thần dân của chúng nhưng số thu của chúng khó mà đua kịp số
chi ngày càng tăng lên. Mọi việc đều bi đát và cả nước đều cơng phẫn. Khơng có
giáo dục, khơng có những phương tiện tác động đến ý thức quần chúng, khơng
có tự do báo chí, khơng có dư luận xã hội, khơng có cả đến sự bn bán nhỏ nào
tới các nước khác. Khơng có gì cả ngồi sự đê tiện và ích kỉ. Tinh thần ham lợi
thấp kém, hèn hạ thảm hại thấm nhuần trong toàn dân. Tất cả đều hư nát, lung

lay sắp sửa đổ và cũng không thể hy vọng được một sự thay đổi tốt, vì rằng
trong dân tộc khơng có một lực lượng nào đủ sức để có thể dọn đi được cái tử thi
đã rữa của cái chế độ đã lỗi thời ấy [20, 561 - 562].
Về kinh tế, giai cấp tư sản Đức chủ trương ưu tiên phát triển ngành
thương mại, thủ công nghiệp và trong sản xuất theo lối công trường thủ cơng
(những xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa) ở Đức hầu như chưa có vào nửa cuối thế
kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX) bắt buộc phải phục vụ cho bọn phong kiến đang thống
trị ở Đức lúc bấy giờ. Trong khi thị trường bên trong phát triển còn rất yếu, và
việc bn bán trên thị trường cịn rất hạn chế thì khách hàng chủ yếu là tầng lớp
thống trị và số đông quan lại, giai cấp tư sản trong mỗi nhà nước Đức nhỏ ấy đã
bị ràng buộc vào những khách hàng ấy. Nền kinh tế chủ yếu ở trình độ thủ cơng
lạc hậu, những di tích của chế độ nông nô, phường hội, chuyên chế phản động
đều là những lực cản kìm hãm sự phát triển lên tư bản chủ nghĩa của Đức. Ngoài
9


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×