Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Pháp môn niệm phật tam muội trong kinh hoa nghiêm ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.21 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ TRỌNG BẢO

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TAM MUỘI
TRONG KINH HOA NGHIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ TRỌNG BẢO

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TAM MUỘI
TRONG KINH HOA NGHIÊM
Ngành: Triết học
Mã số: 60220301

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT

HÀ NỘI, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Pháp môn niệm Phật tam muội trong kinh Hoa
Nghiêm” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
PGS.TS. Trần Nguyên Việt. Các số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, rõ
nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Đỗ Trọng Bảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TAM MUỘI VÀ
KINH HOA NGHIÊM .......................................................................................................... 7
1.1. PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TAM MUỘI .................................................................... 7
1.2. KINH HOA NGHIÊM VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN CỦA NÓ ............. 17
Chƣơng 2. BỐN PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TAM MUỘI CƠ BẢN TRONG KINH
HOA NGHIÊM ................................................................................................................... 38
2.1. NIỆM PHẬT PHÁP THÂN ..................................................................................... 39
2.2. NIỆM PHẬT CÔNG ĐỨC ....................................................................................... 44
2.3. NIỆM PHẬT DANH TỰ .......................................................................................... 53
2.4. NIỆM PHẬT ADIĐÀ ............................................................................................... 62
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 74


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong kinh Niết bàn có đoạn Thích Ca Mâu Ni nói về tính cần thiết của
giải thoát với các đệ tử của mình nhƣ sau:
“Tự mình làm ngọn đuốc, tự mình làm phƣớc lành, xem chân lý chính là
ngọn đuốc và phƣớc lành đó. Bất luận là trong giờ khắc này hay là sau khi ta
mất đi, các đệ tử nhất định phải tự bảo vệ và tự soi sáng cho mình, đồng thời
phải dùng chân lý để bảo vệ và soi sáng cho mình” [2, tr.26]. Đây là di huấn
hết sức quan trọng và cũng là tiền đề để Phật giáo tồn tại và phát triển, trở
thành một trong ba tôn giáo lớn của thế giới. Cũng nhƣ mọi tôn giáo khác,
Phật giáo lấy giải thoát con ngƣời khỏi nỗi khổ truyền kiếp làm mục đích tối
thƣợng.
Tuy nhiên, làm thế nào để đạt đƣợc giải thoát, đƣợc đến với cõi Niết bàn
hay Tịnh độ đã trở thành nguyên nhân của sự xuất hiện các phƣơng pháp tu
hành khác nhau trong Phật giáo. Ngay cách hiểu về Niết bàn và tiêu chí đạt
tới cảnh giới đó cũng không thống nhất khi chúng ta tìm hiểu nó trong các bộ
kinh của Phật giáo nhƣ Tạp A Hàm kinh, Đại Niết bàn kinh, Niệm Phật tam
muội kinh, v.v. Duy chỉ có điều đƣợc thừa nhận chung về cảnh giới Niết bàn
chính là cảnh giới tâm linh, không phải là cảnh giới vật chất, vì thế nó không
có địa danh xác định. Tiểu thừa Phật giáo cho rằng, đến với Niết bàn là đến
với bến bờ bên kia (đáo bỉ ngạn), với chúng ta, chừng nào còn ở bờ bên này
(thử ngạn) thì vẫn còn lẩn quẩn trong vòng luân hồi. Ngƣợc lại, Đại thừa Phật
giáo cho rằng, Niết bàn tức là luân hồi xét từ góc độ nào đó, tức là có Niết bàn
ở thế giới bên này chứ không phải chỉ có ở thế giới bên kia nhƣ Tiểu thừa xác
nhận. Nói cách khác, cái vô minh, cái nhìn thấy đƣợc là luân hồi, còn cái nhận
biết đƣợc, giác ngộ (tri nhận) đƣợc là Niết bàn. Tiểu thừa Phật giáo coi việc
đạt mục tiêu Niết bàn chỉ sau khi 1.đoạn trừ đƣợc nghi hoặc, đoạn trừ tham,

1



sân si và 2.sau khi chết mới có sự hoàn thành của trí tuệ Bát Nhã. Trong khi
đó, Đại thừa Phật giáo cho răng, “thành phần của „thể tụ hợp‟ không ngừng
hoán dị, cho nên sinh mệnh của cá thể chỉ có „sự tăng trƣởng của nhất
niệm‟… cho nên giả nhƣ tin rằng, „cá thể‟ không có sinh mệnh, chính là cách
nhìn nhận „ngũ uẩn giai không‟… Cái gọi là Niết bàn chỉ là do cảm giác tỉnh
táo của mộng mị, do từ trong sự trầm kha của tâm thức sống lại, Niết bàn
chính là giác ngộ” [2, tr.317-318].
Qua đó cho thấy, ý nghĩa tên gọi của “Đại thừa Phật giáo” là cỗ xe lớn
chở đƣợc nhiều ngƣời đến với Niết bàn hay Tịnh Độ chính là ở chỗ phái này
đƣa ra lý luận giải thoát cho con ngƣời ngay trong cõi Sa-bà và Ta-bà vừa
bằng tự giác, vừa bằng giác tha. Điều cốt yếu là hành giả trong quá trình tu
tập phải nhất tâm, phải hƣớng tới pháp môn niệm Phật tam muội để tri nhận
Pháp thân, Báo thân và Hóa thân thì sẽ đạt tới giác ngộ, thậm chí đạt tới giác
ngộ rất nhanh (đốn ngộ).
Giác ngộ hay giải thoát là mục đích tối thƣợng của Phật giáo nói chung,
Phật giáo Đại thừa nói riêng. Điều này đƣợc Kinh Hoa Nghiêm luận giải và
chỉ ra các phƣơng pháp rất cụ thể để hành giả thực hành tu niệm cho đúng để
đạt hiệu quả. Mặt khác, tu niệm trong đời sống tôn giáo còn góp phần củng cố
niềm tin vào đạo lý chân chính, điều đó có ý nghĩa không chỉ đối với các phật
tử xuất gia, mà đặc biệt đối với các cƣ sĩ tại gia không bị rơi vào tình trạng
dao động, bị lôi cuốn bởi các tà đạo đang có xu hƣớng biến thái và xuất hiện
ngày càng nhiều ở nƣớc ta. Pháp môn niệm Phật tam muội nói chung, niệm
Phật tam muội trong kinh Hoa Nghiêm giúp ngƣời tu hành giữ vững niềm tin
tôn giáo vào Phật giáo, một tôn giáo đã gắn bó với dân tộc hàng ngàn năm và
hiện tại đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nƣớc theo tinh thần
“Đạo Pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.

2



Vì vậy, với ý nghĩa và tầm quan trọng của pháp môn niệm Phật tam
muội, cùng với việc bản thân học viên là nhà tu hành, cho nên mạnh dạn chọn
“Pháp môn niệm Phật tam muội trong kinh Hoa Nghiêm” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn cao học của mình với mong muốn góp phần làm sáng tỏ
những nội dung cơ bản của Phật giáo Đại thừa vừa uyên bác về mặt triết học,
vừa vi diệu về, mặt phƣơng pháp tu hành trong bộ kinh này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Từ các cuộc kết tập kinh điển của Phật giáo đã hình thành nên bộ kinh
điển đồ sộ đƣợc gọi là Tam tạng kinh (tripitaka). Trong quá trình phát triển
của Phật giáo trải qua hàng thế kỷ, số lƣợng kinh điển ngày càng tăng và điều
đó kéo theo một loạt các công trình nghiên cứu về Phật giáo với số lƣợng
không thể thống kê hết đƣợc. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi xác
định số các công trình cần thiết để tham khảo và sơ bộ phân định các tài liệu
đó theo các hƣớng sau đây:
1. Hướng nghiên cứu các nội dung cơ bản của Phật giáo Đại thừa
Trong phạm vi luận văn này chúng tôi không thể kể hết đƣợc các công
trình nghiên cứu về Phật giáo Đại thừa. Song liên quan đến đề tài có thể chỉ ra
một số công trình nhƣ sau:
Sách Đại thừa khởi tín luận [12] do Bồ tát Mã Minh soạn. Cuốn sách
đƣợc phật tử Chân Hiền Tâm dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt với mục đích
dò tìm dấu vết nghìn năm cũ của các bậc Bồ tát. Cuốn sách nói về lý duyên
khởi của Nhƣ Lai tạng. Hiện nay các sách trƣớc thuật về khởi tín luận đƣợc
chia thành sách đƣợc chia thành 18 loại với số lƣợng 89 quyển.
Cuốn Lược sử Phật giáo Ấn Độ [10] do Hòa thƣợng Thích Thanh Kiểm
biên khảo năm 1963 trình bày khái quát lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Sách do
Thành hội Phật giáo TP HCM xuất bản năm 1989 gồm 4 thiên, 19 chƣơng.
Thiên thứ ba nói về Phật giáo Đại thừa kể từ cuối thế kỷ II đến cuối thế kỷ

3



VII với sự hƣng long và phát triển của Đại thừa Phật giáo qua các thời đại
ngài Long Thọ, Đề Bà.
Cuốn Ấn Độ Phật giáo sử luận [31] do tác giả Viên Trí biên soạn, Nxb
Phƣơng Đông, TP HCM, 2009 trình bày lịch sử Phật giáo Ấn Độ từ đức Phật
đến thời kỳ Bộ phái.
Cuốn Bước đầu học Phật [30] do HT Thích Thanh Từ biên soạn, Nxb
Tôn giáo 2002 với mục đích dẫn dắt những ngƣời mới bắt đầu học Phật hiểu
Phật giáo một cách đúng đắn để trở thành phật tử chân chính. Theo tác giả,
bản chất của Phật giáo đã là chân lý, là sự thật, chúng ta đừng làm méo mó
khiến kẻ bàng quan hiểu lầm Phật giáo.
Bộ sách Nguyên thủy, Tiểu thừa, Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận [7]
của Kimura Taiken do HT Thích Quảng Độ dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội,
2012. Đây là bộ sách bàn về tƣ tƣởng của Phật giáo đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm với cách trình bày khúc triết, dễ hiểu về Phật giáo, đặc biệt là cuốn thứ ba
về Phật giáo Đại thừa với lý luận giải thoát hết sức tinh tế và vi diệu.
2. Hướng nghiên cứu Pháp môn niệm Phật tam muội
Hƣớng nghiên cứu này cũng có nhiều sách bàn về lý luận giải thoát
thông qua các hình thức tu niệm, cụ thể:
Cuốn Đường về Cực Lạc [25] của Hòa Thƣợng Thích Trí Tịnh, Thành
hội Phật giáo TP HCM ấn hành năm 1995. Theo tác giả, cuốn sách là sự “gom
góp những chỗ, những nơi dạy về Pháp môn Tịnh Độ của Phật Bồ Tát và Cổ
đức, trong các Kinh các luận chính thức… Đƣờng về Cực Lạc là con đƣờng
Pháp dẫn ta và tất cả chúng sinh từ xứ ác trƣợc Ta Bà về đến thế giới Thanh
tịnh Cực Lạc, cũng chính là Pháp môn Tịnh độ nói bằng một cách khác đấy
thôi”.
Tiếp đến là cuốn Niệm Phật thập yếu [22] do Hòa thƣợng Thích Thiền
Tâm dịch, Nxb TP HCM ấn hành năm 1999. Cuốn sách đƣợc coi là kim chỉ

4



nam cho những hành giả tu Tịnh Độ. Trọn bộ gồm 10 chƣơng tƣơng ứng với
10 yêu cầu thiết yếu nhất cho quá trình tu niệm của hành giả tới sự giác ngộ.
Bộ sách Đại trí độ luận [3] của Bồ Tát Long Thọ gồm 5 tập giải thích về
các khái niệm của pháp môn tu niệm Phật, đặc biệt là vai trò và năng lực của
trí để đạt tới giải thoát. Bộ sách do HT Thích Thiện Siêu dịch, Viện Nghiên
cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1997.
Cuốn Giải thoát luận Phật giáo [26] của TS Nguyễn Thị Toan, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 cho rằng, quan niệm về giải thoát xuyên
suốt giáo lý của đạo Phật, tạo thành nét đặc sắc của tôn giáo – triết hoc này.
Nghiên cƣu quan niệm về giải thoát trong Phật giáo sẽ giúp chúng ta hiểu sâu
hơn sự đa dạng của các cách thức, các con đƣờng giải phóng con ngƣời trong
các học thuyết xã hội.
Cuốn Khai sáng tuệ giác giáo nghĩa tinh yếu cơ bản của Đạo Phật [2]
của tác giả David Neil do Hoàng Ngọc Cƣơng và Nguyễn Thị Xuân Hiền
dịch, Nxb Đồng Nai ấn hành 2011. Cuốn sách trình bày khái quát giáo lý cơ
bản của Phật giáo, nghiệp lực và Niết bàn tịch tĩnh, giúp độc giả hiểu rõ
những khái niệm cơ bản của phƣơng pháp tu niệm Phật.
3. Hướng nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm và pháp môn niệm Phật tam
muội trong kinh Hoa Nghiêm
Từ 4 tập của bộ kinh Hoa Nghiêm do Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh dịch,
Nxb TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1999 đã xuất hiện nhiều công trình lƣợc
giải, đại cƣơng, giáo trình về kinh này. Cụ thể:
Cuốn Đại cương Kinh Hoa Nghiêm t.1 [28] do Thích Hằng Trƣờng biên
soạn, Nxb tôn giáo Hà Nội, 2004; cuốn Giáo trình Kinh Hoa Nghiêm, do TT
Thích Trí Hải biên soạn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2016; Hòa Thƣợng Thích Trí
Quảng với Lược giải Kinh Hoa Nghiêm, v.v. giúp độc giả hiểu biết rõ hơn về
nguồn gốc, cấu trúc và những nội dung cơ bản của Kinh Hoa Nghiêm.
Ngoài ra còn có các công trình khác liên quan đến hƣớng nghiên cứu này

đƣợc đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Nghiên cứu Phật học, v.v.
5


3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích: làm rõ nội dung của Pháp môn niệm Phật tam muội
trong kinh Hoa Nghiêm
3.2. Nhiệm vụ: để thực hiện đƣợc mục đích nêu trên, luận văn cần tiến
hành các bƣớc sau đây:
- trình bài nội dung của Pháp môn tam muội qua quan niệm của Phật
giáo Đại thừa về Tịnh Độ
- làm rõ sự ra đời và một số vấn đề mang tính văn bản học của kinh Hoa
Nghiêm
- trình bày bốn pháp môn niệm Phật tam muội trong kinh Hoa Nghiêm
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Pháp môn niệm Phật tam
muội
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Pháp môn niệm Phật tam muội
trong kinh Hoa Nghiêm.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: luận văn nghiên cứu Pháp môn niệm Phật tam muội
dựa trên cơ sở lý luận của lịch sử triết học, tôn giáo học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: là các phƣơng pháp đƣợc
ứng dụng trong nghiên cứu lịch sử triết học nhƣ phân tích, tổng hợp, sự thống
nhất giữa logic và lịch sử cụ thể, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, v.v.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những độc giả nghiên
cứu lịch sử triết học, tôn giáo học, triết học tôn giáo và đặc biệt là những
ngƣời quan tâm đến phƣơng pháp tu niệm Phật.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án
có kết cấu gồm 3 chƣơng 9 tiết.

6


Chƣơng 1
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ PHÁP MÔN
NIỆM PHẬT TAM MUỘI VÀ KINH HOA NGHIÊM

1.1.

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TAM MUỘI

1.1.1. Quan niệm của Phật giáo Đại thừa về Tịnh Độ
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới và có một quá trình
lịch sử phát triển lâu dài: thời kỳ Phật giáo nguyên thủy, thời kỳ phân chia
phái bộ thành Thƣợng tọa bộ và Đại chúng bộ, tiếp đến là sự phân chia thành
Tiểu thừa và Đại thừa. Theo biểu tƣợng giản đơn thì quá trình hình thành và
phát triển của Phật giáo đƣợc ví nhƣ cây, gốc của nó là Phật giáo nguyên
thủy, thân của nó là Tiểu thừa và phần ngọn là Đại thừa. Đại thừa (Mahayana)
là cỗ xe lớn không chỉ giản đơn đƣợc dùng làm phƣơng tiện vận tải, mà còn
đƣợc dùng để chỉ giáo pháp khiến ngƣời tu đƣợc mở mang Nhất thiết trí.
Trong Phẩm Thí dụ, Kinh Pháp Hoa viết rằng: “Nếu có chúng sinh nào theo
đức Phật Thế tôn, nghe pháp tín thụ siêng tu tinh tiến, cầu Nhất thiết trí, Phật
trí, Vô sƣ trí, cầu Tri kiến, Lực, Vô sở úy của Nhƣ lai, xót thƣơng làm cho vô
lƣợng chúng sinh đƣợc an lạc, làm lợi ihcs cho Trời, Ngƣời, độ thoát hết thảy
thì đó gọi là MaHaTat”. Nhƣ vậy, Đại thừa hiểu một cách giản đơn, trong sự
đối lập với Tiểu thừa, là cỗ xe lớn chở đƣợc nhiều ngƣời đến đích giải thoát.
Khái niệm Đại thừa còn đƣợc dùng để chỉ giáo pháp (Đại thừa giáo), tức pháp

môn tu hành viên mãn lục độ để thành Phật; dƣới tên gọi Đại thừa tông dùng
để chỉ tông phái, theo đó những tông cầu chứng ngộ thành La Hán thì gọi là
Tiểu thừa tông, những tông cầu thành Phật (Bồ Tát) gọi là Đại thừa tông.
Trong lời giới thiệu bộ sách của Kimura Taiken “Nguyên Thủy, Tiểu
Thừa, Đại Thừa Phật giáo tƣ tƣởng luận”, dịch giả Hòa thƣợng Thích Quảng
Độ viết rằng: “Phật pháp chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Nhƣng phƣơng

7


pháp để đạt đến giải thoát thì có rất nhiều, và phƣơng pháp nào – dù là Đại
Thừa hay Tiểu Thừa cũng đều nhằm đạt đến mục đích nhất vị kể trên” [7,
tr.8]. Khác với các phái Tiểu Thừa, đặc trƣng căn bản nhất của đạo Bồ Tát là
sự nghiệp giải thoát cho bản thân và cho ngƣời khác (tự lợi, lợi tha). Đúng
nhƣ nhận định của Kimura Taiken: “…nếu tự mình muốn đạt đến lý tƣởng
giới thì tất phải đƣa ngƣời khác cũng đạt nhƣ mình; và đƣa ngƣời khác đạt
đến lý tƣởng giới tức là chính mình đạt đến vậy. Đƣơng nhiên, nói một cách
thực tế, trƣớc phải tự cứu mình rồi sau mới cứu ngƣời đƣợc, đó là lẽ thƣờng,
thế nhƣng đứng về mặt thệ nguyện mà nói, thì thay vì, vì mình, trƣớc hết phải
vì ngƣời: đó là tâm từ bi và hạnh từ bi của Bồ Tát” [7, tr.451]. Điều này làm
chúng ta liên tƣởng đến tƣ tƣởng trung thứ đƣợc trình bày trong cuốn Luận
ngữ của Khổng Tử (551-479 TCN), cho rằng “điều mình muốn thành đạt thì
cũng nên giúp ngƣời khác thành đạt”. Tuy nhiên, quan điểm của Khổng Tử
chỉ dùng lại ở chỗ “nên giúp ngƣời khác thành đạt” mà chƣa nói rõ đƣợc bằng
cách nào, mức độ nào, trong khi đó đạo Bồ Tát cho rằng, mỗi cá nhân trên
con đƣờng hoàn thiện bản thân, nếu chỉ hoàn thành cái nhỏ nhoi của riêng
mình mà không hoàn thành cho kẻ khác thì sự hoàn thành đó chƣa thể gọi là
trọn vẹn. Vì vậy, một tiêu ngữ rất nổi tiếng của đạo Bồ Tát xuất phát từ điều
kiện tiên quyết để thực hiện lý tƣởng giải thoát mang tính tối hậu là phải cùng
với tất cả chúng sinh cùng tiến tới giải thoát khỏi mọi phiền muộn, khổ đau,

đó là: “Thƣợng cầu Bồ Đề, hạ hóa chúng sinh” (Trên cầu đạo giác ngộ, dƣới
hóa độ chúng sinh).
Theo Kimura Taiken, “Đạo Bồ Tát nếu muốn thực hiện lý tƣởng tối cao,
tất phải cùng với chúng sinh cùng tiến, cho nên ở đây tất nhiên cần phải nói
đến Tịnh Độ, hoặc Phật Độ, tức là lý tƣởng đó đã trở thành xã hội hóa” [7,
tr.452]. Vậy Tịnh Độ là gì?

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×