Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ cấp cơ sở ở huyện chương mỹ, thành phố hà nội hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.91 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN THỊ VÀNH KHUYÊN

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ
CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN THỊ VÀNH KHUYÊN

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ
CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 8310201

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA


HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp
thực hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa được ai công bố trong luận văn nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

ĐOÀN THỊ VÀNH KHUYÊN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. BTV:

Ban Thường vụ.

2. CNH – HĐH:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

3. HĐND – UBND:

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân.

4. KCN:


Khu công nghiệp.

5. NXB:
6. TDTT:

Nhà xuất bản
Thể dục thể thao.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài ........................................................... 7
7. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ ...................... 9
1.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ cấp cơ sở: Khái niệm,
vai trò và tính tất yếu ......................................................................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 9
1.1.2. Vai trò của việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ cấp cơ
sở ..................................................................................................................... 15
1.1.3. Tính tất yếu của việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ
cấp cơ sở hiện nay ........................................................................................... 19
1.2. Những nội dung cơ bản của việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho
cán bộ cấp cơ sở .............................................................................................. 22

1.2.1. Nâng cao năng lực tư duy khoa học ..................................................... 22
1.2.2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ lãnh đạo, quản lý về vị trí,
vai trò của chính quyền cơ sở trong nhiệm vụ chính trị ................................. 23
1.2.3. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân ............... 24
1.2.4. Nâng cao trách nhiệm và trình độ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cán bộ
lãnh đạo quản lý kế cận, bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước ................................................................................................................. 24
1.2.5. Nâng cao năng lực, trình độ, giám sát việc thực hiện các thể chế, chế độ,
chính sách, các chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ........ 25


1.2.6. Nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các thể chế,
chế độ, chính sách, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ... 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN
CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ................................ 29
2.1. Thực trạng việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ cấp cơ sở
ở huyện Chương Mỹ hiện nay ......................................................................... 29
2.1.1. Vài nét khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn huyện
Chương Mỹ - Hà Nội ....................................................................................... 29
2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở huyện
Chương Mỹ hiện nay ....................................................................................... 35
2.1.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ cấp cơ sở ở huyện
Chương Mỹ hiện nay ....................................................................................... 40
2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, quản
lý cho cán bộ cấp cơ sở ở huyện Chương Mỹ hiện nay .................................. 53
2.2.1. Cần rà soát, đánh giá và kiện toàn đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.............. 53
2.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh
đạo, quản lý ..................................................................................................... 54

2.2.3. Có chính sách bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, tiền
lương phù hợp với từng vùng, tạo động lực cho cán bộ quản lý .................... 56
2.2.4. Cần đổi mới lề lối, tác phong làm việc ................................................. 59
2.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp trên (tỉnh,
huyện) đồng thời đổi mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo, quản
lý ...................................................................................................................... 63
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được
những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Sự nghiệp cách mạng trong giai
đoạn mới đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ
mới, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt; trong đó, cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp cơ sở ở các địa phương có tầm quan trọng đặc biệt, mang tính
chiến lược để vươn tới những thắng lợi mới trong giai đoạn hiện nay.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhận thức rõ tầm quan
trọng của công tác cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.
V.I.Lênin khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành
được quyền thống trị, nếu nó không tạo ra được trong hàng ngũ của mình
những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và
lãnh đạo phong trào” [60, tr.473]. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đánh
giá rất cao vai trò của công tác cán bộ. Theo Người, “cán bộ là cái gốc của
mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”
[27, tr.10]. Hồ Chí Minh khẳng định: “Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán.
Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán. Cán bộ lấy đức làm cốt cán. Đó là đạo
đức làm người, hoàn thiện con người, đạo đức vì thắng lợi của sự nghiệp vĩ

đại là giải phóng con người và xây dựng xã hội đem lại tự do, hạnh phúc cho
con người” [23, tr.XXVII].
Thấm nhuần lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị các cấp, nhất là cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp cơ sở trung thành với Tổ quốc, với lý tưởng, có phẩm chất,
năng lực thực tiễn và bản lĩnh chính trị vững vàng, gắn bó máu thịt với nhân
dân, đáp ứng được nhiệm vụ lịch sử đặt ra góp phần to lớn vào những thắng
lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta.

1


Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta chủ trương tiếp
tục xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trong đó có đội ngũ
lãnh đạo cấp cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề và quan trọng mà sự
nghiệp cách mạng đặt ra. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá: “Trong thời gian qua, hệ thống chính
trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản
lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng… Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được
đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá” [5, tr.166].
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp
và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì
vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường,
thị trấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết
sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng. Xuất phát từ vị trí quan trọng của cơ sở xã, phường, thị trấn, Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 17NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt
động hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”. Sau khi Nghị quyết ra đời,
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về chức danh, số lượng, một

số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những
người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Trước yêu cầu ngày càng cao trong lãnh đạo, quản lý, điều hành quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, quản
lý đô thị, xây dựng nông thôn mới… Ở cấp xã hiện nay, đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã tại nhiều địa phương còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về số
lượng và chất lượng. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở trở thành nhiệm vụ mang tính cấp bách và có tầm quan
trọng đặc biệt.

2


Chương Mỹ là một huyện thuộc Thành phố Hà Nội. Trong những năm
qua, huyện đã có sự phát triển vượt bậc về các mặt của đời sống kinh tế, xã
hội; trong đó, có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý
cấp cơ sở. Tuy nhiên. đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở huyện Chương Mỹ hiện nay,
bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế yếu kém, chưa
phát huy được vai trò trong tổ chức và khai thác được những tiềm năng, thế
mạnh của vùng để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, chưa đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy những giá trị tiên tiến của văn
hóa dân tộc và đấu tranh chống những tư tưởng lạc hậu, xây dựng đời sống
văn hóa mới… Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, chưa tập hợp được đại đa
số những cá nhân ưu tú của cộng đồng người dân trong huyện tham gia, thiếu
quy hoạch mang tính chiến lược. Hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Chương
Mỹ hoạt động còn lúng túng, kém hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ
thống chính trị cơ sở ở huyện Chương Mỹ đáp ứng được nhiệm vụ trong giai
đoạn mới nổi lên như một đòi hỏi khách quan và có tính cấp thiết.
Với những lý do đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Nâng cao năng lực lãnh

đạo, quản lý cho cán bộ cấp cơ sở ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Chính trị học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác cán bộ nói chung và vấn đề năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý
nói riêng đã được nhiều học giả quan tâm. Đã có nhiều công trình trong và
ngoài nước về vấn đề này được công bố, có thể kể đến như:
V.I.Lênin (1974),“Vấn đề cán bộ trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã
hội”, NXB Sự thật, Hà Nội. Công trình này, đã giới thiệu một số ý kiến của
Lê nin và Stalin về vấn đề cán bộ trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội:
Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn và đề bạt
cán bộ, tiêu chuẩn của từng loại cán bộ.
3


Nguyễn Phú Trọng (2001),“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình này đã phân tích và
khẳng định rằng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa là một yêu cầu cấp bách trong công cuộc đổi mới
toàn diện và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả
cũng đưa ra những luận cứ tiêu biểu trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ.
Trong cuốn“Tư tưởng Hồ Chính Minh về cán bộ và công tác cán bộ”,
NXB Lao động, Hà Nội, năm 2002, tác giả Bùi Đình Phong đã phân tích quan
điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức và giải pháp để nâng cao năng
lực phục vụ nhân dân đối với mỗi người cán bộ công chức trong thời kỳ mới.
Đỗ Nguyên Phương (2005),“Mẫu hình và con đường hình thành cán
bộ lãnh đạo chính trị chủ chốt cơ sở”, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong công trình này, tác giả đã phân tích những lý luận và thực tiễn về mẫu
hình của một người cán bộ chân chính, đồng thời chỉ ra con đường để trở
thành một lãnh đạo chính trị chủ chốt.

Luận văn Thạc sĩ của Phan Văn Hai (1997) về đề tài “Nâng cao năng
lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở”; trong đó, tác
giả đã phân tích những yêu cầu cấp bách của việc nâng cao năng lực công tác
cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, từ đó đề xuất những giải pháp để giúp đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở có thể nâng cao năng lực chuyên môn cũng như trình độ
chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn công tác tại cơ sở.
Mai Đức Ngọc (2002),“Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp xã vùng Đồng bằng Bắc bộ ở nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả đã phân tích sự cần thiết phải nâng cao
năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã vùng Đồng bằng Bắc
bộ nước ta hiện nay, đồng thời đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của đội
ngũ này, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp để nâng cao năng lực của đội
ngũ lãnh đạo hiện nay.
4


Nguyễn Minh Châu (2003), “Xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống
chính trị cấp xã ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay”, Luận văn
Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận
của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, khái quát thực trạng năng
lực đội ngũ cán bộ cấp xã vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ này.
Trương Tiến Hưng (2004), “Luật tục Chăm và sự vận dụng trong quản
lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở Ninh Thuận”, Luận văn Thạc sĩ, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong đó, tác giả đã phân tích, làm rõ những
tiền đề lý luận của việc quản lý nhà nước, khái quát tục Chăm ở đây, qua đó
khái quát vấn đề quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã thuộc tỉnh Ninh
Thuận; trên cơ sở đó xuất một số quan điểm áp dụng luật tục Chăm vào quản
lý nhà nước ở cấp xã ở tỉnh Ninh Thuận.
Bùi Khắc Hằng (2004),“Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với

việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở
Thanh Hóa hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Công trình đã đưa ra cơ sở lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ,
đồng thời khát quát thực trạng công tác cán bộ ở cấp cơ sở của tỉnh Thanh
Hóa, từ đó luận giải một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào việc xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã ở của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Nguyễn Danh Tuyên (2017), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán
bộ với việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở thành phố Tuy Hòa hiện nay”. Luận
văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Luận văn được chia thành 3
phần: Phần thứ nhất, tác giả đã phân tích lý luận về cán bộ và công tác cán bộ
của Hồ Chí Minh; phần thứ 2, tác giả đưa ra thực trạng công tác cán bộ ở
huyện Tuy Hòa hiện nay; phần thứ 3, tác giả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong xây dựng đội ngũ cán bộ ở huyện Tuy Hòa.
5


Ngoài ra, còn có nhiều bài báo của các nhà nghiên cứu đăng trên các
báo, tạp chí khoa học về vấn đề cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong hệ thống chính trị.
Qua phân tích kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho thấy,
chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo,
quản lý cho cán bộ cấp cơ sở ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện
nay” một cách toàn diện, sâu sắc, hệ thống dưới góc độ chính trị học. Vì vậy,
trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã được công bố, cùng với
những tìm tòi, điều tra, nghiên cứu, tác giả luận văn hy vọng có thể trình bày,
phân tích và luận giải vấn đề này một cách có hệ thống, sáng rõ hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn này
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực lãnh

đạo, quản lý cho cán bộ cấp cơ sở, đồng thời phân tích thực trạng nâng cao
năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ cấp cơ sở ở huyện Chương Mỹ, Hà
Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng lực lãnh
đạo, quản lý cho cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện
nay.
Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý
cho cán bộ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay.
- Phân tích thực trạng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ
cấp cơ sở ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội trong thời gian qua.
- Luận giải một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo,
quản lý cho cán bộ cấp cơ sở ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Về đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp cơ sở ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội dưới góc độ chính
trị học.
6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×