Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Kinh tế hộ và trang trại yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện krông ana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.62 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG ANA,
TỈNH ĐẮK LẮK
GVHD

: TS. Nguyễn Văn Hóa

Thực hiện

: Nguyễn Hoàng Thảo My

Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp
Lớp

: Cao học KTNN - K11

Đăk Lăk, tháng 04/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG ANA,


TỈNH ĐẮK LẮK
GVHD

: TS. Nguyễn Văn Hóa

Thực hiện

: Nguyễn Hoàng Thảo My

Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp
Lớp

: Cao học KTNN - K11

Đắk Lắk, tháng 5 năm 2017


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hộ gia đình có vị trí rất quan
trọng, vì nó không những là tế bào của xã hội mà còn là đơn vị sản xuất vật chất,
tạo thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình và xã
hội.
Phát triển nền kinh tế, xã hội của một quốc gia toàn diện và bền vững là một
nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Đó là chủ trương lớn nhất của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu
đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức

quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát
triển của ngành nông nghiệp nước ta đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng
hàng hóa lớn để phục vụ sản xuất. Sản lượng lúa cả năm đạt hơn 45 triệu tấn, tăng
khoảng 230 nghìn tấn so với năm 2014, đưa nước ta từ chỗ thiếu lượng thực thực
phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới, Việt
Nam hiện đang là nước xuất khẩu cà phê RoBusta lớn nhất thế giới, còn tính chung
cả ngành cà phê thì đang đứng thứ hai trên thế giới về lượng xuất khẩu, đứng thứ 3
thế giới về giá trị năm 2015. Về hồ tiêu, Việt Nam chiếm 30% sản lượng hồ tiêu
thế giới, xuất khẩu đi 97 lãnh thổ, quốc gia với 58% thị phần. Tuy nhiên, sản
lượng tiêu năm 2015 chỉ đạt 130.000 tấn (giảm 26 ngàn tấn so với năm 2014).
Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu năm 2015 đạt 156.396 tấn và đạt kim ngạch xuất
khẩu là 1,2 tỷ USD (giảm8% về khối lượng và không thay đổi giá trị so với năm


2014). Giá tiêu xuất khẩu bình quân tháng 9 năm 2015 đạt 9.300 – 9.700 USD/tấn,
tăng 16% so với cùng kỳ năm 2014 (Nguyễn Sinh Cúc, 2002).
Khu vực Tây Nguyên trong những năm qua đã có những biến đổi không
ngừng trong xây dựng kinh tế - xã hội, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội chung của cả nước thì ở vùng Tây Nguyên cũng hết sức cố
gắngxây dựng một vùng năng động vì sự nghiệp phát triển của toàn vùng. Trong
những năm gần đây, bộ mặt kinh tế - xã hội của toàn vùng không ngừng cải thiện,
nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên vùng đất Tây Nguyên đã có những thay
đổi đáng kể, tình hình chính trị, an ninh quốc phòng luôn được đảm bảo vững chắc.
Đó là cơ sở thuận lợi cho Tây Nguyên và nhân dân trong vùng đất Tây Nguyên
được tiếp tục phấn đấu xây dựng một nếp sống mới, một nếp sống văn minh dựa
trên tinh thần đoàn kết, để xây dựng những điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã
hội ở vùng đất Tây Nguyên trong tương lai.
Đắk Lắklà một trong những vùng Tây Nguyên có điều kiện kinh tế - xã hội
khá ổn định trong những năm qua. Đất ở đây chủ yếu đất đỏ bazan phì nhiêu, thuận
lợi phát triển cho các loại cây trồng như: cao su, cà phê, tiêu, điều… và các loại

cây trồng ngắn ngày khác. Đem lại giá trị cao cho nông hộ, góp phần thực hiện
mục tiêu nâng cao đời sống của người dân.
Huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã có bước phát triển và đạt được nhiều kết
quả cao, đời sống của nhân dân đã được cải thiện một bước đáng kể, bộ mặt kinh tế
có nhiều đổi mới. Song quá trình phát triển kinh tế của một số xã, buôn còn gặp
nhiều khó khăn. Đa phần dân số ở các xã, buôn chủ yếu sống phụ thuộc vào nông
nghiệp. Mặc dù có thế mạnh về cây công nghiệp nhưng đến nay công tác quy
hoạch phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp ở một số xã còn hạn chế. Người
dân canh tác theo kinh nghiệm truyền thống và phát triển theo phong trào, thiếu


kiến thức về thị trường, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất đã làm giảm chất lượng, giá
trị nông sản địa phương. Vậy trước tình hình phát triển kinh tế hộ ở đây cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ, cần phải làm thế
nào để từng bước tiến đến hoàn thiện xây dựng các tiêu chí của chương trình xây
dựng nông thôn mới của Đảng đề ra theo hướng CNH – HĐH, đây là những vấn đề
rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạngphát triển kinh
tế nông hộ trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk’’ làm đề tài nghiên
cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh
Đắk Lắk.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông hộ trên
địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện
Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.


PHẦN HAI

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ nông dân
2.1.1.1. Khái niệm hộ, hộ nông dân
Trong từ điển ngôn ngữ (Oxford Press – 1987) “Hộ là tất cả những người
sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người chung huyết
tộc và những người làm ăn chung”.
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một hộ tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các đơn vị kinh tế lớn hơn của nền
kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng
phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi
một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các hộ nông dân nước
ta trong tình hình hiện nay.
2.1.1.2. Khái quát về kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó các
nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để
tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định
trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa
nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.
Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm các khâu của quá trình tai
sản xuất mở rộng: sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng. Kinh tế hộ thể hiện được


các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông – lâm –
ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp.
Tóm lại, kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống
trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường
nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo trong kinh

tế thị trường (Frank Ellis, 1988).
2.1.1.3. Phân loại hộ nông dân
- Phân loại căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
+ Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường. Loại hộ
này có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để
tiêu dùng trong gia đình. Để có đủ sản phẩm, lao động trong nông hộ phải hoạt
động cật lực và đó cũng được coi là một lợi ích, để có thể tự cấp tự túc cho sinh
hoạt, sự hoạt động của họ phụ thuộc vào :





Khả năng mở rộng diện tích đất đai
Có thị trường lao động để họ mua nhằm lấy lãi
Có thị trường lao động để họ bán sức lao động tạo thu nhập
Có thị trường sản phẩm để họ trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
+ Hộ nông dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: loại hộ này có mục tiêu là tối đa
hóa lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ còn có phản ứng gay gắt với thị trường
vốn, ruộng đất, lao động.
- Phân loại theo tính chất của ngành sản xuất hộ gồm có:
+ Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
+ Hộ chuyên nông: là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc nề,
rèn, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dệt, may, làm


dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp.
+ Hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp , vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.
+ Hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, có quầy hàng hoặc buôn bán ở chợ.

- Phân loại căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ gồm có: hộ giàu, hộ khá,
hộ trung bình, hộ nghèo, hộ đói.
2.1.1.4. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân
Nhìn chung kinh tế hộ nông dân mang những đặc trưng cơ bản sau:
+ Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên
có mối quan hệ găn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống.
+ Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông
dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất.
+ Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động
mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu
khác của gia đình.
+ Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành
viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn cộng đồng.
2.1.2. Phát triển kinh tế hộ nông dân
2.1.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân
- Quan điểm về phát triển:


Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ
mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
-

Phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội với mức độ cao liên tục
trongthời gian dài. Sự phát triển của nó dựa trên việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiênmột cách có hiệu quả mà vẫn bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu
của thế hệ tương lai.
- Phát triển kinh tế hộ nông dân:

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ
mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
2.1.2.2. Vai trò của phát triển kinh tế hộ
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhân
lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc chiến, đồng
thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho gia đình
(chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế vườn theo
lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến
lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ).
Tóm lại, kinh tế hộ có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát
triểnkinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế nông hộ gắn liền với phát triển nông thôn
bền vững, tức là phát triển theo hướng CNH-HĐH đất nước, giữ vững hiệu quả
kinh tế, xã hội và môi trường dựa theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà


nước nhằm đảm bảo được nhu cầu hiện tại nhưng không làm giảm khả năng đáp
ứng trong tương lai.
2.1.3. Nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân
Phát triển kinh tế hộ nông dân bao gồm:
• Phát triển qui mô các yếu tố sản xuất của kinh tế hộ nông dân

Các yếu tố sản xuất chủ yếu của kinh tế hộ nông dân bao gồm: đất đai, vốn,
lao động. Phát triển các yếu sản xuất là nhằm gia tăng qui mô đất đai tính trên hộ
nông dân (hoặc tính trên 1 lao động); gia tăng vốn đầu tư cho sản xuất của hộ, gia
tăng số lượng lao động.
• Nâng cao trình độ sản xuất của chủ hộ

Trình độ của chủ hộ bao gồm trình độ học vấn và kỹ năng lao động. Người
lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến hộ

khoa học kỳ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất, phải giỏi
chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có
những tố chất của một người dám làm kinh doanh.
• Gia tăng kết quả sản xuất của kinh tế hộ

Kết quả sản xuất của kinh tế hộ biểu hiện ở đầu ra của kinh tế hộ như: Sản lượng
hàng hóa nông sản, giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu...
Kết quả này có được nhờ sự kết hợp các yếu tố nguồn lực lao động, vốn, đất
đai, trình độ sản xuất của chủ hộ và sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh
như chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
cho hộ nông dân …


• Nâng cao thu nhập, đời sống và tích lũy của kinh tế hộ

Phát triển kinh tế hộ cuối cùng phải có tác động tích cực đến thu nhập các hộ
nông dân, phải làm gia tăng thu nhập bình quân của hộ nông dân, gia tăng mức
sống, thỏa mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệ
sinh… và ngày càng gia tăng mức tích lũy của hộ.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ
2.1.4.1. Nhóm yếu tố chủ quan
+ Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không có gì có thể
thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp.
+ Vốn đầu tư cho sản xuất: Vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm
những tài sản, vật phẩm trong sản xuất kinh doanh cũng như các ngành sản xuất
khác. Trong sản xuất nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hóa.
+ Lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không

có lao động thì không có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp
cũng như đất đai của nông hộ lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên cả hai mặt,
lượng và chất.
2.1.4.2. Nhóm yếu tố khách quan
+ Điều kiện tự nhiên: Do đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống, quá
trình sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như khí
hậu, môi trường, thời tiết…
+ Thị trường: Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa thị trường có tác
động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi giá cả. Giá


cả lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường. Có hai loại thị trường là thị
trường đầu vào và thị trường đầu ra.
+ Chính sách của Nhà nước: Chính sách kinh tế là công cụ đắt lực của chính
phủ. Trong quản lý kinh tế, mỗi chính sách ban hành đều có tác động rất lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ.
+ Ngoài các yếu tố kể trên, kinh tế hộ còn chịu ảnh hưởng của các phong tục,
tập quán, truyền thống văn hóa…
2.1.4.3. Nhóm yếu tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ:
+ Kỹ thuật canh tác: Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác
nhau,với yêu cầu giống cây con khác nhau, đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác
nhau.
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ: Sản xuất của hộ nông dân không
thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có
năng suất cao, chất lượng tốt
2.2. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên nằm về phía Tây
Nam dãy Trường Sơn, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặt
nước biển từ 500 – 800m. Diện tích toàn tỉnh là 13,125 km 2, dân số là 1,7 triệu
người, lao động là 968,843 người. Ngoài vị trí trung tâm kinh tế - văn hóa của khu

vực Tây Nguyên, xét về tiềm năng thì Đắk Lắk có diện tích đất đỏ bazan chiếm
khoảng 1/3 diện tích tự nhiên, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài
ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả. Ngoài ra Đắk Lắk còn có gần
1 triệu ha đất nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó tỉnh Đắk Lắk còn có những đồng cỏ
bạt ngàn để chăn nuôi đại gia súc, hàng ngàn hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản.


Có nhiều tài nguyên chưa được khai thác như: Boxit, vàng, saphia, cao lanh…
Những con sông, con suối chảy qua Đắk Lắk là nguồn thủy năng vô tận để xây
dựng những nhà máy điện lớn. Vùng đất Tây Nguyên này là nơi tụ hội của 44 dân
tộc, với những truyền thống văn hóa độc đáo, phương thức canh tác và kiến thức
bản địa phong phú.
Trong những năm gần đây,đặc biệt là năm 2015 kinh tế xã hội Đắk Lắk có
nhiều chuyển biến tích cực.
-Theo số liệu thống kê, tổng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản từ
đầu năm đến nay ước đạt 12.583 tỷ đồng, đạt 41,7% kế hoạch, tăng 3,25% so với
cùng kỳ năm 2014, các công trình thủy lợi bảo đảm nước tưới chủ động cho 76,1%
diện tích cây trồng có nhu cầu tưới, 85,3% cư dân nông thôn được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh. Về sản xuất đồ gỗ, toàn tỉnh chế biến được 3.000 m 3 gỗ xẻ,
7.000 m3 gỗ tinh chế, 2.000 bộ mộc dân dụng, sản xuất hơn 15.000 tấn cà phê bột,
cà phê hòa tan, chế biến tinh và xuất khẩu 47.424 tấn tinh bột sắn, 2.583 tấn cao su,
302 tấn hạt điều, 2.984 tấn tiêu… Về công tác hành chính, Sở nông nghiệp tỉnh
Đắk Lắk đã đơn giản hóa 62 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực liên quan, tiếp
nhận 2.186 hồ sơ, giải quyết 2.166 hồ sơ, còn 20 hồ sơ đang trong thời gian giải
quyết theo quy định, tiến hành 2 cuộc thanh tra hành chính, 15 cuộc thanh tra
chuyên ngành về kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, thú y, thức ăn chăn nuôi đối
với 310 tổ chức, cá nhân, phạt hành chính hơn 138 triệu đồng(Báo Đắk Lắk, 2015).
- Thu ngân sách năm 2015 đạt 3.495 tỷ đồng, (tương đương 126% dự toán
Trung ương giao), trong đó, thu thuế, phí và lệ phí đạt 2.693 tỷ đồng, thu biện pháp
tài chính 662 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu hơn 60 tỷ đồng. Đối với hoạt động

chi thường xuyên, đơn vị đã kiểm soát chi ngân sách đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức và dự toán được phân bổ, trong đó, đã phát hiện và từ chối thanh toán do


chứng từ sai mục lục ngân sách, chế độ, định mức với tổng số tiền hơn 10,5 tỷ
đồng. Bên cạnh đó, công tác quản lý, điều hành ngân quỹ, thanh toán, quản lý kho
quỹ, thanh kiểm tra cũng được thực hiện tốt (Báo Đắk Lắk, 2015).
Hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất nông hộ, vì
vậy kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng. Vì thế, tỉnh Đắk Lắk rất chú trọng đến phát
triển nông nghiệp, vì phần lớn dân cư sống ở nông thôn, nguồn thu chính là trồng
trọt và chủ yếu là từ cây lúa, cà phê. Ngoài cây cà phê, lúa ra thì cây cao su, tiêu,
điều ở Đắk Lắk cũng rất phát triển, đã giải quyết một phần lớn việc làm cho người
dân nơi đây.
Để đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh
đã ban hành phê duyệt nhiều quy hoạch, dự án, đề án như: Quy hoạch rau sạch,
mía đường, chăn nuôi và giết mổ tập trung đến 2015 và tầm nhìn đến 2020, dự án
cải tạo giống bò thịt, quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng
đề án phát triển sản xuất trên địa bàn các xã, đề án tăng cường năng lực quản lý chất
lượng nông lâm thủy sản, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk.
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho Đắk Lắk tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế. Để hội nhập thành công, bền vững nhất là trong nông nghiệp,
tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông
thôn, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ và phát huy giá
trị văn hóa dân tộc… Tạo ra những sản phẩm có giá trị đạt yêu cầu, tiêu chuẩn cao
của thị trường thế giới.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu



Đề tài được tiến hành tại 02 xã và 01 Thị trấn là xã Bình Hòa, Xã Ea Bông,
và Thị trấn Buôn Trấp vì đây là 3 nơi có số hộ sản xuất nông nghiệp tương đối
nhiều, đa dạng thành phần dân tộc (Kinh, Ê Đê, Tày...) và diện tích trồng cây công
nghiệp dài ngày lớn, nên có thể đảm bảo được tính đại diện cho toàn huyện Krông
Ana.
- Mẫu điều tra được chọn theo tiêu chí chọn hộ sản xuất nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi). Hộ nào trồng cây lâu năm phải đang trong thời kì kinh doanh để
phản ánh đúng với mục tiêu nghiên cứu đề ra. Để đảm bảo tính đại diện, tôi chọn
10% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp. Số lượng mẫu điều tra được thể hiện qua
bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.1: Số hộ điều tra


Xã Bình Hòa

Thị trấn Buôn Trấp

Xã Ea Bông

Thôn, Buôn

Số hộ sản xuất

Số hộ điều

nông nghiệp

tra

Thôn 1


102

10

Thôn 2

101

10

Thôn 5

120

12

Buôn Ecam

110

11

Thôn Quỳnh Tân 2

90

9

Tổ dân phố 3


70

7

Buôn Ea Trang

125

9

Buôn Ea Bông

80

8

110

11

872

87

Thôn Quỳnh Ngọc
Tổng

Nguồn: UBND huyện Krông Ana



Mẫu được chọn là 87 hộ nông dân trong đó tại xã Bình Hòa tổng số phiếu điều
tra phỏng vấn là 32 phiếu, Thị trấn Buôn Trấp là 27 phiếu và xã Ea Bông là 28 phiếu.
- Số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, xử lý và phân loại theo thu nhập
vì mức thu nhập thể hiện mức độ sống (ăn uống, sinh hoạt, giáo dục,…) của từng
nhóm hộ. Từ đó phân loại thành các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo. Bảng 3.5
dưới đây thể hiện tiêu chí phân loại hộ.
-Tiêu chí phân loại nông hộ: Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn
hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. Quyết định có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2011:
Bảng 3.5: Tiêu chí phân loại hộ
Tiêu chí

Thu nhập BQ/Khẩu (đồng/người/tháng)

Khá

Trên 800.000 đồng

Trung bình

Từ 401.000 đồng – 800.000 đồng

Nghèo

Dưới 401.000 đồng

Và sau khi điều tra tổng hợp, ta có cơ cấu phân loại nông hộ điều tra theo thu
nhập được thể hiện qua bảng 3.6 dưới đây như sau: Số lượng hộ khá chiếm 56,3%
tổng số hộ phỏng vấn, số hộ trung bình chiếm 31,03% và số hộ nghèo chiếm

12,64%. Cơ cấu hộ và số lượng các hộ điều tra như trên đã đáp ứng được tính đại
diện của nông hộ, có thể suy rộng ra cho các nông hộ trên toàn huyện Krông Ana,
tỉnh Đắk Lắk.
Bảng 3.6: Cơ cấu phân loại nông hộ điều tra
Nhóm hộ

Số hộ điều tra

Tỷ lệ (%)

Khá

49

56,3

Trung bình

27

31,03


Nghèo

11

12,64

Tổng


87

100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.3.2.1. Thông tin, số liệu thứ cấp
Thu thập những tài liệu có sẵn tại UBND huyện Krông Ana, phòng Nông
nghiệp huyện Krông Ana, bao gồm:
- Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện
Krông Ana (nguồn tài nguyên, dân số, lao động, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…)
- Báo cáo về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Krông Ana qua
các năm.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các tài liệu liên quan khác trên sách, báo, tạp
chí, mạng internet.
3.3.2.2. Thông tin, số liệu sơ cấp
- Điều tra trực tiếp hộ nông dân trên địa bàn huyện Krông Ana theo phiếu
phỏng vấn nông hộ (xem phụ lục II).
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê
nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
của huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Số liệu sơ cấp: Toàn bộ số liệu được kế thừa từ điều tra năm 2016 và được
xử lý trên máy tính với phần mềm EXCEL.


2.3.4. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số bình quân phản ánh thực trạng
địa bàn nghiên cứu và mô tả hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố nguồn lực kinh

tế nông hộ trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Phương pháp thống kê so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu được dùng
trong phân tích hoạt động kinh tế cũng như trong quá trình thu chi của hộ nông dân
trong quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
2.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của các nông hộ
- Chỉ tiêu phản ánh về nguồn lực con người: Độ tuổi bình quân, giới tính, số
khẩu của hộ, lao động bình quân của hộ,....
- Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực đất đai của nông hộ: Diện tích đất bình quân 1
khẩu, 1 lao động, 1 hộ.
- Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực vốn của nông hộ: Vốn bình quân 1 hộ, số vốn
tự có, vốn vay ngân hàng,....
- Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực trang bị phương tiện sản xuất: Số lượng trang
bị phương tiện trên 1 hộ, giá trị phương tiện sản xuất BQ/hộ,...
2.3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quảsản xuất của nông hộ
- Diện tích cây trồng bình quân (ha/hộ): Là số lượng đất trồng bình quân của hộ.
- Sản lượng BQ/hộ: Là số lượng sản phẩm BQ/hộ được sản xuất ra.
- Năng suất BQ/hộ: Là số lượng sản phẩm BQ/hộ được sản xuất ra trong một
năm trên diện tích một ha đất sản xuất.


- Năng suất ruộng đất = Tổng giá trị sản xuất/Tổng diện tích.
- Thu nhập từ chăn nuôi = Thu từ chăn nuôi – Chi cho chăn nuôi.
- Thu từ sản xuất nông nghiệp = Sản lượng * đơn giá
2.3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của nông hộ
- Tổng thu và cơ cấu các nguồn thu của nông hộ.
Tổng thu = P*Q
Trong đó:

P: Đơn giá bình quân của sản phẩm.

Q: Số lượng sản phẩm các nhóm nông hộ sản xuất ra.

-Tổng chi và cơ cấu nguồn chi của nông hộ.
Trong đó chi phí cho trồng trọt gồm chi phí về giống , phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, nhiên liệu, thuê lao động, tưới nước.Chi cho chăn nuôi bao gồm chi
mua giống, thức ăn, thuốc thú y.
+Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp = Thu từ SXNN – Chi cho SXNN.
+Tổng thu nhập = Thu từ SXNN + Thu nhập khác.
+Hiệu quả sử dụng vốn = Thu nhập từ SXNN/Chi cho SXNN.
+Lao động gia đình: Từ số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ
ra để chăm sóc cho cây trồng vậy nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị
ngày công (mỗi ngày được tính là 8 giờ lao động).



PHẦN BA
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Nguồn lực của nông hộ
3.1.1.1. Nguồn lực lao động
Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Việc
nghiên cứu nguồn nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát
triển nông nghiệp cũng như đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
và địa bàn huyện Krông Ana cũng không phải một ngoại lệ.
Bảng 3.1: Tình hình lao động và nhân khẩu của nông hộ
ST
T

Nhóm hộ
Phân loại


I

1. Nhân khẩu

1

Tổng số hộ

2

Tổng số khẩu

3

BQ khẩu / hộ
Tuổi BQ của chủ hộ

II

2. Lao động

1

Số lao động

3

Khá


Trung

Nghè

bình

o

BQC

Hộ

49

27

11

87

Người

224

124

55

403


4,6

4,5

5

4,7

Tuổi

56

46

44

48

Người

117

62

22

201

2,38


2,29

2

2,31

52,23

50

40

49,8

Người/h

4

2

ĐVT



Người/h
BQ lao động / hộ



Lao động / khẩu


%


8
4

Tỷ lệ ăn theo

%

47,77

50

60

50,1
2

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Bảng 3.1 thể hiện tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ trên địa
bàn huyện. Trong 87 hộ được điều tra, có tổng cộng 49 nông hộ thuộc nhóm hộ
“Khá”, có 27 nông hộ thuộc nhóm hộ “Trung bình” và có 11 nông hộ thuộc nhóm
hộ “Nghèo”. Đầu tiên, đối với nhóm hộ “Khá” có tổng số 224 nhân khẩu, bình
quân mỗi hộ có 4,6 người trên một hộ. Độ tuổi bình quân của chủ hộnhóm này là
56 tuổi. Trong đó có 117 người thuộc đối tượng người lao động, tỉ lệ lao động trên
mỗi hộ đạt 2,38 lao động trên một nông hộ, số lao động trên khẩu đạt 52,23 %. Thứ
hai, đối với nhóm hộ “Trung bình” có tổng số 124 khẩu, số khẩu trên mỗi hộ đạt
BQ 4,5 người trên một hộ. Độ tuổi BQ của chủ hộ 46 tuổi, số lao động chiếm phần

nửa với số lượng là 62 người, đạt BQ 2,29 người trên mỗi hộ bằng với tỉ lệ lao
động trên hộ của nhóm hộ Khá, số lao động trên khẩu đạt 50 %, còn lại là tỉ lệ của
người ăn theo. Thứ ba, đối với nhóm hộ “Nghèo” có tổng số là 55 khẩu, đạt 5
người trên một hộ. Độ tuổi BQ của chủ hộ là 44 tuổi, trong đó số lao động có 22
người, đạt BQ 2 người trên mỗi hộ và đạt 40% lao động trên khẩu. Có thể thấy, ở 3
nhóm hộ ta có thể thấy BQ số khẩu trên mỗi hộ đạt 4 người. Độ tuổi của chủ hộ
BQ là 48 tuổi. có mức lao động bình quân trên nhân khẩu tương đối bằng nhau. Ta
có mức lao động bình quân trên khẩu của 87 hộ trong mẫu điều tra đạt 49,88%.
3.1.1.2. Nguồn lực đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt quan trọng của các nông hộ.
Dựa trên diện tích và cơ cấu đất mà chủ hộ có thể quyết định lựa chọn cây trồng
cho phù hợp với gia đình và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.


Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất của nông hộ
Chỉ tiêu

ĐVT

Nhóm hộ
Khá

Trung bình

Nghèo

DTBQ/Hộ

Ha/hộ


2,38

1,2

0,8

DTBQ/Khẩu

Ha/khẩu

0,52

0,26

0,16

DTBQ/LĐ

Ha/lao động

0,99

0,52

0,4

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Bảng 3.2: Cho thấy tình hình sử dụng đất của nông hộ. Diện tích bình
quân/lao động giảm dần từ hộ khá là 0,99 ha đến hộ trung bình là 0,52 ha và cuối
cùng thấp nhất là hộ nghèo với 0,4 ha. Trong khi đó một lao động của hộ nghèo

phải nuôi số khẩu ăn theo cao hơn gấp 1,3 lần so với hộ khá và 1,2 lần so với hộ
trung bình. Họ đã nghèo lại có ít tư liệu sản xuất hơn các hộ khác vì vậy kinh tế
gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Cho nên để khắc phục được tình trạng
này địa phương cần có các biện pháp giúp đỡ họ nâng cao năng suất cây trồng, xác
định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với đặc điểm cây trồng, với điều kiện
cụ thể của hộ đảm bảo cho cây trồng phát triển sinh trưởng đạt năng suất chất
lượng sản phẩm cao, thích hợp với nhu cầu thị trường.
Có thể thấy diện tích bình quân/lao động của hộ khá cao nhất là 0,99 ha do
họ có điều kiện về vốn, họ tích tụ được đất đai, và trong quá trình sản xuất có điều
kiện chuyên canh, thâm canh cao hơn, có thu nhập cũng như mức sống cao hơn
nhóm hộ trung bình và nghèo.
Để làm rõ hơn, có thể thấy qua các số liệu của bảng 4.3 về diện tích đất canh
tác của nông hộ.
Bảng 3.3: Diện tích đất canh tác của nông hộ


Đơn vị tính: Ha/hộ
Nhóm hộ
Chỉ tiêu

Trung

Khá

bình

Nghèo

DTBQ/Hộ


1,15

0,62

0,24

Tỷ lệ (%)

45,2

43,9

24,2

DTBQ/Hộ

0,32

0,14

0,16

Tỷ lệ (%)

12,5

9,95

16,2


DTBQ/Hộ

0,74

0,29

0,31

Tỷ lệ (%)

29

20,6

31,3

DTBQ/Hộ

0,12

0,13

0,12

Tỷ lệ (%)

4,7

9,25


12,1

DTBQ/Hộ

0,22

0,23

0,16

Tỷ lệ (%)

8,6

16,3

16,2

Bình quân diện tích đất

DTBQ/Hộ

2,38

1,2

0,8

canh tác/hộ/ha


Tỷ lệ (%)

100

100

100

Đất trồng

Lúa

cây hàng
năm

Khoai lang

Cà phê
Đất trồng
cây lâu

Điều

năm
Tiêu

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Đối với hộ khá: ở khu vực huyện Krông Ana thì trồng chủ yếu loại cây hàng
năm, trong đó cây lúa chiếm tỷ lệ cao nhất 45,2% đáp ứng nhu cầu về lương thực
cho toàn huyện và Thành phố Buôn Ma Thuột, sau đó là cây lâu năm với cà phê

chiếm 29%. Ngoài ra, mấy năm gần đây ở địa bàn huyện nổi lên với cây khoai lang
Nhật Bản do giá khoai cao nên chiếm tỷ lệ 12,5% với vị trị thứ ba, tiếp đến là tiêu
chiếm 8,6%, và điều chiếm 4,7%.


Đối với hộ trung bình: trồng cây lúa với tỷ lệ 43,9%, cà phê với tỷ lệ 20,6%,
tiêu chiếm 16,3%, cây khoai chiếm 9,95% ít hơn so với hộ khá bởi cây khoai mới
nổi trong những năm gần đây đã làm nhiều nông hộ thuộc hộ khá dám mạo hiểm
chuyển đổi canh tác cây trồng mà không lường trước được sự biến động về giá cả
thị trường.
Đối với hộ nghèo: Diện tích bình quân/ hộ thấp (0,8 ha/hộ) nhưng họ vẫn
dành phần lớn đất để trồng cây lâu năm, cây cà phê chiếm 31,3% diện tích đất của hộ,
cây lúa chiếm 24,2%, tiếp đó là 16,2% diện tích trồng khoai và tiêu của nhiều nông hộ
muốn vượt nghèo, và nhóm hộ này cũng trồng điều với diện tích đất chiếm 12,1%.
Điều kiện khí hậu và địa hình thuận lợi cho các nông hộ ở huyện Krông Ana
trồng cây hàng năm và lâu năm: lúa, khoai, cà phê, tiêu, điều với những vùng đất
trũng màu mỡ thích hợp cho cây lúa và đất cát phù hợp cho cây khoai, đất đỏ
bazan phù hợp cho các cây lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao, giúp cho cuộc sống
của người dân được ổn định.
3.1.1.3. Nguồn lực vốn
-Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp
nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi
lưu thông và trở về sản xuất.Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư,
mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng
để thuê hoặc mua ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy
móc, thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc...).
Bảng 3.4: Tình hình vay vốn của nông hộ
Đơn vị tính: Triệu đồng/năm
Nguồn vốn


Nhóm hộ

So sánh


×