Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

KẾ HOẠCH BDTX 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.5 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT BẮC MÊ
TRƯỜNG MN PHIÊNG LUÔNG

Số:

/KH- BDTX

PHÊ DUYỆT
CỦA PHÒNG GD&ĐT BẮC MÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHÃI VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phiêng Luông, ngày 25 tháng 9 năm 2017
KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên CBQL, giáo viên
năm học 2017 – 2018

Căn cứ thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên Mầm non.
Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường
xuyên.
Căn cứ văn bản số 168 /PGD-TCCB ngày 19 /9/2017 của Phòng GD&ĐT
về việc hướng dẫn triển khai công tác BDTXGV năm học 2017 – 2018.
Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị và nhu cầu BDTX của giáo viên,
Trường mầm non Phiêng Luông xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên mầm non năm học 2017 - 2018 cụ thể như sau:
I. Mục đích yêu cầu


1. Mục đích
Bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã
hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực
dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác hướng tới việc đánh giá
chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp theo
yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương,
yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục cho cán bộ quản lý và giáo
viên.
Bồi dưỡng thường xuyên nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng
của CBQL và giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức,
quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.


2. Yêu cầu
CBQL,giáo viên nghiên cứu và xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình
BDTX phù hợp với khối lượng kiến thức và phù hợp với điều kiện thực tế trong
công việc cũng như nhu cầu học tập của mình.
II. Đối tượng và số lượng bồi dưỡng
- Cán bộ QL và giáo viên trong toàn trường Mầm non Phiêng Luông.
III. Nội dung, thời lượng, đối tượng
1. Nội dung bồi dưỡng 1: (30 tiết/năm học) là nội dung đáp ứng yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ năm học. Thời lượng 30 tiết/năm học/giáo viên cụ thể.
- Những vấn đề lý luận cơ bản và những điểm mới trong Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 và lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII).
- Tình hình quốc tế và trong nước nổi bật trong 6 tháng đầu năm.
- Chuyên đề học tập và làm theo tấm gươnng đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh năm 2017 về phòng, chống suy thái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
“tự diễn biến, tự chuyển hóa nội bộ”.
- Chương trình 147-CT/TU ngày 24/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về thực hiện Kết luận số 94-KL/TU ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống
giáo dục quốc dân.
- Những ván đề kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương và các nghị
quyết, chương trình, ké hoạch hành động của đảng bộ địa phương về phát triển
kinh tế - xã hội.
Các văn bản chỉ đạo của ngành GD-ĐT từ cấp Bộ đến cấp phòng GD&ĐT
về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017 -2018 và nội dung chỉ đạo hướng dẫn
nhiệm vụ năm học 2017-2018.
Hình thức bồi dưỡng: Tập trung
Thời gian: Tháng 8/2017.
Đối tượng: CBQL, giáo viên toàn trường ( 10/10 đ/c).
2. Nội dung bồi dưỡng 2: Thời lượng 30 tiết/năm học/giáo viên:
- Bồi dưỡng kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh tai nạn thương
tích và đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.
- Bồi dưỡng tổ chức chơi ngoài trời, hoạt động vui chơi thực hiện chương trình
GDMN; hỗ trợ trẻ tự kỷ trong trường mầm non hòa nhập;
- Bồi dưỡng thực hiện tích hợp trong các tổ chức hoạt động giáo dục ở trường
mầm non; bồi dưỡng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, sử dụng kết quả quan
sát trong việc lập kế hoạch;
- Bồi dưỡng các chuyên đề: phát triển vận động, âm nhạc và làm quen với
toán.


- Giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển tình cảm xã hội và phát
triển ngôn ngữ cho trẻ
- Bồi dưỡng phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có
hoàn cảnh khó khăn
- Hợp tác với cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
- Tổ chức bữa ăn và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non
- Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.


Hình thức bồi dưỡng: Tập trung, tự học kết hợp với các sinh hoạt tập thể về
chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn của nhà trường, cụm trường và chủ
yếu là lấy việc tự học của người học là chính, qua đó giúp giáo viên chủ động
học tập đưa vào tài liệu hướng dẫn.
Thời gian: Tháng 8/2017 đến tháng 4/2017.
Đối tượng: CBQL
3. Nội dung bồi dưỡng 3 (khối kiến thức tự chọn ):

Stt

Tên modun

Số
người
tham
gia

Đối
tượng

Thời gian
thực hiện
(Từ ngày
01/9/2017

Hình thức
bồi dưỡng

Đến ngày

30/4 /2018

1

MNQL1: Xây dựng trường Mầm non lấy
trẻ làm trung tâm

2

CBQL

Tập trung,
tự học

2

MNQL2: Thu hút cha mẹ và cộng đồng
tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ

2

CBQL

Tập trung,
tự học

3

MNQL3: Chăm sóc giáo dục trẻ dân tộc
thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn


1

CBQL

Tập trung,
tự học

4

MNQL 4: Tổ chức bữa ăn và nâng cao
chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường
Mầm non

1

CBQL

Tập trung,
tự học

5

MN 3: Đặc điểm phát triển ngôn ngữ,
những mục tiêu và kết quả mong đợi ở
trẻ mầm non về ngôn ngữ

1

Giáo

viên

6

MN6: Chăm sóc trẻ mầm non

01

7

MN 7: Môi trường giáo dục cho trẻ mầm
non

Giáo
viên
Giáo
viên

Tập trung,
tự học
Tập trung,
tự học


01

Giáo
viên

Tập trung,

tự học

01

Giáo
viên

Tập trung,
tự học

10

MN11: Phương pháp tư vấn về chăm
sóc, giáo dục mầm non cho các bậc cha
mẹ có con 3-36 tháng

01

Giáo
viên

Tập trung,
tự học

11

MN17:Lập kế hoạch giáo dục cho trẻ từ
3-36 tháng

01


Giáo
viên

Tập trung,
tự học

12

MN 18: Lập kế hoạch giáo dục trẻ từ 3-6
tuổi

02

Giáo
viên

Tập
trung,tự học

13

MN 19: Phương pháp tìm kiếm, khai
thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và
tổ chức các hoạt động giáo dục

01

Giáo
viên


Tập
trung,tự học

14

MN20: Phương pháp dạy học tích cực

02

Giáo
viên

Tập
trung,tự học

15

MN21: Ứng dụng phương pháp dạy học
tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất

03

Giáo
viên

Tập trung,
tự học

16


MN30: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự
tạo

03

Giáo
viên

Tự học, tài
liệu

17

MN 34: Sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ
em 5 tuổi

02

Giáo
viên

Tự học, tài
liệu

18

MN 40: Phối hợp với GĐ để GD trẻ MN

03


GV

Tự học, tài
liệu

8

9

MN 8: Xây dựng môi trường giáo dục
cho trẻ 3-36 tháng.
MN 9: Môi trường giáo dục cho trẻ 3-6
tuổi

Hình thức bồi dưỡng: Tập trung, tự học, học tập từ xa ( qua mạng Internet).
giáo viên tự xây dựng kế hoạch cho mình, xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo
án ..., qua sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn, qua thao giảng, dự giờ đồng


nghiệp, qua tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy, qua viết sáng kiến kinh
nghiệm, qua dự thi giáo viên giỏi các cấp…
Thời gian bồi dưỡng cho nội dung 3: Bắt đầu từ tháng 9/2017 đến tháng
4/2018.
Đối tượng: CBQL, giáo viên toàn trường
IV. Tổ chức thực hiện
1. Đối với nhà trường
- Thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) BDTX cấp trường, phân công rõ trách
nhiệm của từng thành viên trong BCĐ cùng sinh hoạt, đánh giá từng tổ khối
hoặc phân công báo cáo triển khai, giải đáp thắc mắc về từng nội dung, module

cho toàn thể hội đồng sư phạm trong trường; tham gia sinh hoạt theo kế hoạch
của cụm trường; phối hợp với các thành viên trong BCĐ nhận xét, đánh giá và
công bố kết quả học tập và xếp loại giáo viên.
- Tổng hợp đăng ký bồi dường thường xuyên của cán bộ giáo viên.
- Lập kế hoạch BDTX năm học của trường (căn cứ vào kế hoạch của
Phòng GD&ĐT và nội dung phải thống nhất kế hoạch của trường. Hướng dẫn và
duyệt kế hoạch BDTX của từng giáo viên và các tổ; chịu trách nhiệm tổ chức
kiểm tra và chấm bài của giáo viên trường mình (theo thời gian và đã thống nhất
sau mỗi nội dung hoặc module.
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ quản lý về BDTX như sau: (1) sổ kế
hoạch BDTX (thể hiện nội dung phần chung và phần riêng cụ thể theo từng tuần
và tháng); (2) Tài liệu BDTX: Có đầy đủ các tài liệu tham khảo từ cấp phòng
đến Bộ; (3) Hồ sơ đánh giá, đánh giá kết quả học tập của từng giáo viên của năm
học trước và các văn bản chỉ đạo liên quan tới công tác BDTX của đơn vị.
- Tổ chức thực hiện sơ kết và báo cáo (ngày 31/12), tổ chức tổng kết và
báo cáo kết quả BDTX (vào ngày 25/4) về Phòng GD&ĐT.
2. Đối với tổ chuyên môn.
- Lập kế hoạch tổ chức học tập trung theo tổ khối trong suốt năm học (dựa
trên kế họach của trường). Cần thể hiện rõ trong kế hoạch về thời gian thảo luận
từng phần nội dung, các tiết dự giờ, báo cáo chuyên đề của giáo viên khối mình
trong từng tuần, từng tháng.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức học tập trung theo tổ chuyên
môn (tối thiểu là 3 giờ/tuần); biên bản trong từng tuần cần ghi rõ: ý kiến trao
đổi, thảo luận, thắc mắc của từng giáo viên về từng phần nội dung, báo cáo
chuyên đề, dự giờ, ý kiến thống nhất, những thắc mắc và theo dõi, kiểm tra việc
tự học, tự ghi chép của từng giáo viên trong tổ khối để đánh giá việc học tập.


- Hồ sơ BDTX của tổ khối gồm có: sổ kế hoạch BDTX của tổ, khối (thể
hiện nội dung phần chung và phần riêng cụ thể theo từng tuần và tháng); sổ biên

bản; sổ theo dõi nhận xét, đánh giá kết quả của giáo viên (01 lần/tháng).
3. Đối với giáo viên
- Lập kế hoạch BDTX của bản thân cho cả năm học (dựa trên kế hoạch
của tổ, của trường); cần thể hiện rõ việc học ở lịch học tập từng phần của mỗi
nội dung, nhật ký tự học trong từng tuần hoặc từng tháng.
- Hoàn thành các nội dung BDTX đối với khối kiến thức bắt buộc;
- Bản thân tự học, tự nghiên cứu là chính (tự học tối thiểu 2 giờ/tuần), kết
hợp với hình thức học tập trung theo tổ chuyên môn; trường.
- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực
hiện nhiệm vụ.
- Mỗi giáo viên phải có 01 cuốn sổ ghi chép cụ thể từng phần trong mỗi
nội dung đã học để làm minh chứng cho việc học. Có trách nhiệm báo cáo tổ bộ
môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện BDTX và việc vận dụng những kiến
thức, kĩ năng đã học, những ý kiến cần trao đổi, thảo luận, thắc mắc và những
vấn đề bản thân đã thu hoạch được sau khi tham gia học, dự giờ, thực hành
dạy,... trước khi có đánh giá, chấm điểm của hiệu trưởng.
Trên đây là kế hoạch thực hiện bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên mầm
non năm học 2017-2018 của trường Mầm non xã Phiêng Luông.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT(Phê duyệt);
- BGH nhà trường;
- Tổ CM trường(T/hiện);
- Lưu VT;

HIỆU TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Đàm Thúy Nhớ




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×