VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN NGÔ THANH TÀI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI – Năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN NGÔ THANH TÀI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN BÙI NAM
HÀ NỘI – Năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban
giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội
đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt,
tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Bùi Nam, người thầy đã chỉ
bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận
văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên từ thực tiễn huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo các Phòng,
Ban ngành ở huyện Phú Ninh, đặt biệt là Phòng Lao động - Thương bình và
Xã Hội, Chi cục thống kê huyện Phú Ninh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện
Phú Ninh, Phòng NN&PTNT, Văn phòng điều phối xây dựng NTM và các cơ
sở Đoàn trực thuộc Huyện đoàn Phú Ninh, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan
tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý
thầy, cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
+ Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực
và chưa được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
+ Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phan Ngô Thanh Tài
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN ....................................................................................... 7
1.1. Lý luận chung về tạo việc làm cho thanh niên........................................... 7
1.2. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên .................................................. 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ....... 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH
QUẢNG NAM ............................................................................................... 30
2.1. Giới thiệu chung về huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam .......................... 30
2.2. Phân tích việc thực hiện chính sách đào tạo cho thanh niên tại huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ............................................................................. 33
2.3. Kết quả khảo sát tình hình đào tạo nghề của thanh niên.......................... 42
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam .................................................................. 44
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH
NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM ..... 54
3.1. Phương hướng đào tạo nghề cho thanh niên của huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam đến năm 2022.............................................................................. 54
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ..................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐH, CĐ:
Đại học, Cao đẳng
CMKT:
Chuyên môn kỹ thuật
CN:
Công nghiệp
CNH, HĐH:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSDN:
Cơ sở dạy nghề
CS GDNN:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
ĐTN:
Đào tạo nghề
GTSX:
Giáo trị sản xuất
HTX:
Hợp tác xã
KH – CN:
Khoa học – Công nghệ
KT - XH:
Kinh tế xã hội
LĐ:
Lao động
LĐNT:
Lao động nông thôn
LĐTN:
Lao động thanh niên
LĐ - TB & XH:
Lao động - Thương binh và Xã hội
LĐ – VL:
Lao động - Việc làm
NN:
Nông nghiệp
NSNN:
Ngân sách nhà nước
NT:
Nông thôn
NTM:
Nông thôn mới
TN:
Thanh niên
TNCS:
Thanh niên cộng sản
TNNT:
Thanh niên nông thôn
LLTN:
Lực lượng thanh niên
THPT:
Trung học phổ thông
THCS:
Trung học cơ sở
UBND:
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lực lượng lao động huyện Phú Ninh năm 2016 ............................ 38
Bảng 2.2. Số lượng TNNT được tạo việc làm ................................................ 40
Bảng 2.3. Số học sinh THPT được định hướng nghề nghiệp ......................... 40
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá
cao vai trò của thanh niên, xây dựng chiến lược giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức
thanh niên thành lực lượng xứng đáng kế tục sự nghiệp cách mạng. Ngày nay,
thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm của chiến lược bồi dưỡng, phát huy
nguồn nhân lực con người. Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh
niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển
của đất nước.
Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội
nhập quốc tế, trước thời đại công nghệ số 4.0 và sự biến đổi nhanh chóng của
lực lượng thanh niên cũng như yêu cầu của công tác chăm lo, bồi dưỡng và
phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong thời kỳ mới, góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng lao
động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh
niên”. Nghị quyết đã đánh giá, phân tích thực trạng và định hướng yêu cầu tập
trung cao giải quyết nội dung hết sức quan trọng về một số vấn đề lao động và
việc làm cho thanh niên - một trong những mối quan tâm hàng đầu của thanh
niên hiện nay.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn. Qua đó, huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam cũng đã đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, chuyển giao tiến bộ
khoa học công nghệ vào sản xuất, nhờ đó nhiều cơ hội việc làm tại huyện
được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
1
tế - xã hội, giảm sức ép lao động di chuyển tự do về các thành phố lớn, phân
bổ cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm các tệ nạn xã hội, gìn giữ nét đ p truyền
thống văn hoá làng xã, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở nông thôn.
Trên thực tế, công tác đào tạo nghề cho thanh niên còn nhiều bất cập,
nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, thiếu định hướng nghề nghiệp, khó khăn
trong tiếp cận việc làm, quan hệ cung cầu trong lao động thanh niên đang mất
cân đối... vẫn là vấn đề xã hội tồn tại trong thanh niên, đặc biệt là thanh niên
tại các xã nông thôn trên địa bàn huyện. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp, thiếu
việc làm cao và đang có xu hướng gia tăng, nhiều thanh niên trong huyện đã
rời quê hương đi làm ăn xa tại các đô thị lớn, nguyên nhân là do quá trình
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ các dự án trên địa bàn
và áp dụng kỹ thuật công nghệ sử dụng ít lao động, bên cạnh đó là trình độ
học vấn, tay nghề, ý thức kỷ luật, tác phong lao động còn hạn chế, không đáp
ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng tại địa phương.
Chính vì thế, công tác quản lý nhà nước về tạo việc làm, định hướng
nghề nghiệp, giải quyết tình trạng thất nghiệp cho thanh niênhiện nay là một
yêu cầu và thách thức. Đây là vấn đề rất bức xúc, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ
của các cấp, các ngành, các chủ thể xã hội liên quan. Xuất phát từ thực tiễn
khách quan đó, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu ban đầu, bản thân tác giả nhận thấy những vấn
đề liên quan đến việc làm, giải quyết việc làm… đã được nhiều người quan
tâm nghiên cứu ở nhiều giác độ khác nhau.
Vấn đề đào tạo nghề: phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào việc
làm rõ khái niệm đào tạo nghề, tạo việc làm và các chính sách đào tạo nghề
cho người lao động, các đề tài nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau như luận
2
văn cao học, luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên đề thực tập hay các bài
nghiên cứu cá nhân. Vấn đề này cũng được nghiên cứu ở những quy mô khác
nhau: trong nền kinh tế xã hội, trong một ngành nghề hay một nhóm đối
tượng khác nhau.
Về thực trạng Đào tạo nghề cho lực lượng lao động nói chung và cho
thanh niên nói riêng, hiện nay có các công trình nghiên cứu, bài viết
như: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng trong
thời kì CNH, HĐH” của Nguyễn Văn Đại; “Đào tạo nghề cho lao động ở
nông thôn nước ta hiện nay” của Nguyễn Việt Quân - tạp chí Cộng sản; “Một
số giải pháp Đào tạo nghề cho Thanh niên nông thôn hiện nay” của Nguyễn
Thị Thu Hoà;
Ngoài ra, một số nghiên cứu, bài viết cũng được đăng tải trên các báo,
tạp chí, website1.
Nhìn chung, những công trình và bài viết nói trên đã tiếp cận nghiên
cứu vấn đề đào tạo nghề, vấn đề tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến người lao động nói chung và
đến vấn đề việc làm, tạo việc làm cho thanh niên ở nhiều góc độ, nhiều địa
phương, nhiều lĩnh vực khác nhau và gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới
rất bổ ích. Song cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đã công bố,
tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong
các công trình khoa học đó, kết hợp hoạt động thực tiễn của mình trên lĩnh
vực công tác thanh niên, qua quá trình khảo sát thực tế lao động thanh niên
trên địa bàn toàn huyện, người viết có thể rút ra và kiến nghị, những giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên
1
Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp các trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video,..
thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ .
3
ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong công tác thực hiện
chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng
Nam để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính
sách về đào tạo nghề cho thanh niên ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ hướng tới giải quyết các
nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đào tạo nghề cho
thanh niên và chính sách đào tạo nghề đối với thanh niên ở Việt Nam hiện
nay;
- Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo nghề
đối với thanh niên của một số địa phương và quốc tế;
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề đối
với thanh niên tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thực hiện chính
sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề đối với thanh
niên tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên từ thực
tiễn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: trên địa bàn huyện Phú Ninh,tỉnh Quảng Nam.
* Về thời gian:nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập trong giai
đoạn 2010-2015 và số liệu dự báo 2016-2020.
4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật, quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách đối với công tác
thanh niên. Người viết đã vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp
luận biện chứng của Triết học Mác - Lênin, với các quan điểm khách quan,
khoa học để giải quyết các vấn đề đặt ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người viết sử dụng các phương pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo nghiệm thực tiễn… Dựa vào các phương
pháp nghiên cứu nêu trên, người viết tiến hành thu thập, xử lý số liệu, dẫn
liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn cung cấp những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn công tác
thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam hiện nay, đặc biệt nâng cao khả năng nghiên cứu và phục vụ cho
công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách nói chung, đào tạo nghề
cho thanh niên trên địa bàn huyện Phú Ninh nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động
hoạch định chính sách, tạo điều kiện quan tâm và giải quyết tốt vấn đề việc
làm cho thanh niên trên địa bànhuyện;góp phần thực hiện chương trình giảm
nghèo bền vững của huyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn
định chính trị, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
5
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full