Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Vai trò của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam cấp xã, huyện đức hòa, tỉnh long an trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 109 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LẠI THỊ HUỲNH NHƯ

VAI TRÒ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
CẤP XÃ, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LẠI THỊ HUỲNH NHƯ

VAI TRÒ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
CẤP XÃ, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các thông
tin, số liệu là khách quan và dựa trên các kết quả nghiên cứu thực tế, các tài liệu đã
được công bố và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và chưa được công
bố.


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới GS.
TS. Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Học viện chính trị khu vực II, người thầy đã tận
tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Chính sách công, cùng cán bộ, giảng
viên của Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện, nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ
tác giả trong quá trình theo học chuyên ngành cao học Chính trị học tại Học viện.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo chính quyền huyện Đức Hòa, nhất là ban
Thường trực UBMTTQ cấp xã, các ban công tác mặt trận ấp trên địa bàn huyện đã
quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2018


Tác giả Luận văn

Lại Thị Huỳnh Như


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1
DÂN CHỦ, DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VÀ VAI TRÒ CỦA

Chương 1

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG THỰC

11

HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CƠ SỞ
1.1.

Dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở

11

1.1.1. Khái niệm về dân chủ và dân chủ ở cơ sở

11

1.1.2. Đặc điểm, nội dung của quy chế dân chủ ở cơ sở


12

1.2.

Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

1.2.1. Những nội dung về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1.2.2.

Vai trò của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong
việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Tiểu kết chương 1

Chương 2

2.1.
2.2.

THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ỦY BAN
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP XÃ NHẰM
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN
2010- 2017
Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An

18
18
20

26

27

27

Thực trạng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cấp xã nhằm thực hiện dân chủ ở cơ sở tại huyện Đức Hòa,

30

tỉnh Long An hiện nay
Tiểu kết chương 2

54

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ
Chương 3

CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
CẤP XÃ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN
CHỦ Ở CƠ SỞ HIỆN NAY

55


Hệ thống quan điểm, định hướng vai trò của Mặt trận Tổ
3.1.

quốc Việt Nam cấp xã trong thực hiện dân chủ cơ sở tại


55

huyện Đức Hòa, tỉnh Long An hiện nay
Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Ủy ban Mặt
3.2.

trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc thực hiện quy chế

60

dân chủ ở cơ sở tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

3.2.1.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính

60

quyền và Nhân dân ở địa phương

62

Tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc
3.2.2.

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay và sự phối hợp

67


giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên.
Thường xuyên cũng cố, kiện toàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
3.2.3.

Nam cấp xã về tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
Mặt trận ở xã có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu

73

nhiệm vụ trong tình hình mới
3.2.4.

Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cấp xã, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

81


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Chính trị quốc gia


CTQG

Hệ thống chính trị

HTCT

Hội đồng nhân dân

HĐND

Mặt trận Tổ quốc

MTTQ

Quy chế dân chủ

QCDC

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBMTTQVN

Ủy ban nhân dân

UBND

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


Nhà nước

NN

Chính quyền

CQ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Phụ lục 01: Kết quả điều tra xã hội học
Phụ lục 2: Tổng hợp số liệu diện tích, dân số trên địa bàn huyện Đức Hòa
Phụ Lục 3: dân số của huyện năm 2016 chia theo dân tộc
Phụ Lục 4: Thống kê công tác MTTQVN cấp xã, huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 2010 đến năm 2017
1. Kết quả tiếp xúc cử tri
2. Kết quả hai đợt lấy phiếu tín nhiệm theo pháp lệnh dân chủ (năm 2013 và
2014)
3. Kết quả kiện toàn ban thanh tra nhân dân
4. Tình hình tổ chức của ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng
đồng năm 2017
5. Tổng hợp kết quả công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
6. Kết quả công tác giám sát năm 2017
Phụ Lục 5: Tổng hợp tình hình tổ chức và chế độ phụ cấp của UBMTTQVN
cấp xã, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2017


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói dân chủ có nghĩa là dân làm chủ, dân là
chủ. Hệ thống chính trị của nước ta vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước

quản lý, Nhân dân làm chủ. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên thường xuyên
kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực hiện chủ trương, đường lối đã đề ra. Nhà
nước quản lý xã hội bằng chính sách và pháp luật. Nhân dân với tư cách người làm
chủ có quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, thông qua những đại biểu dân cử để thực hiện ý chí và nguyện vọng chính
đáng của mình. Muốn thực hiện có hiệu quả cơ chế của nhà nước ta là xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân chính là cách thức cơ bản để
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Với ý nghĩa đó, những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị định, Chỉ thị quan trọng nhằm phát huy quyền
làm chủ, sức sáng tạo của quần chúng Nhân dân phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất
nước. Điều này thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc củng cố,
hoàn thiện và phát triển nền dân chủ XHCN với tính cách vừa là mục tiêu vừa là
động lực của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là phương thức giải quyết các
nhiệm vụ, mục tiêu chung của đất nước trong công cuộc đổi mới. Thực hiện dân chủ
ở cơ sở là nhiệm vụ của cả HTCT, song mỗi thành tố trong cấu trúc của HTCT lại
thực hiện theo những phương thức khác nhau. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ
của mình, MTTQ Việt Nam, trực tiếp là Mặt trận cấp cơ sở, có vai trò và trách
nhiệm rất quan trọng trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần đầu tiên
được ghi nhận Hiến pháp năm 1992 tại Điều 9, đó là Mặt trận “giám sát hoạt động
của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức nhà nước”. Cũng tại
Hiến pháp 1992, Điều 8 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà
nước phải... chịu sự giám sát của Nhân dân”. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ
rõ: “Hoạt động của Đảng và Nhà nước phải chịu sự giám sát của Nhân dân. Sự tin
tưởng, ủng hộ, giúp đỡ của Nhân dân là cội nguồn của sức mạnh, là cái gốc của
thắng lợi, là tài sản quý báu của Đảng”. Hiến pháp năm 2013, tại khoản 2 Điều 9
quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;

1



đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận
xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động
đối ngoại Nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể hơn, Luật Mặt trận số 75/2015/QH13 ngày 09 tháng 6 năm 2015 càng
khẳng định rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng
cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cương lĩnh năm 2011 (bổ sung, phát triển) nêu lên Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
Nhân dân...
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của HTCT, là cơ sở chính trị của chính
quyền Nhân dân, có vai trò rất lớn trong tham gia xây dựng và cũng cố chính quyền
Nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhân dân; động
viên Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp
luật; giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công
chức Nhà nước; tham gia phản biện xã hội…Thực tiễn cho thấy, ở địa phương nào
vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được phát huy, thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ của mình, nơi đó dân chủ ở cơ sở không ngừng được triển khai, thực hiện
có hiệu quả, quyền làm chủ của Nhân dân được bảo đảm. Ngược lại, ở địa phương
nào vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không được phát huy tốt thì ở đó việc
triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ có nhiều biểu hiện yếu kém, quyền làm chủ của
Nhân dân bị hạn chế.
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, phấn đấu xây dựng xã
nông thôn mới, đô thị văn minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã huyện Đức Hòa
tỉnh Long an cùng các tổ chức thành viên bước đầu thực hiện có hiệu quả dân chủ ở
cơ sở, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh- quốc

phòng của địa phương. Đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp, xây
dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia xây dựng Đảng xây dựng chính

2


quyền. Bên cạnh đó, mặt trận còn thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những chủ
trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung, về dân chủ ở
cơ sở nói riêng cho đội ngũ cán bộ Mặt trận và đông đảo Nhân dân. Nhân dân đã
được tham gia trực tiếp bàn bạc và quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến
quyền và lợi ích của công dân. Hoạt động giám sát và phản biện xã hội được thực hiện có
hiệu quả.
Tuy nhiên, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Nhận thức
của một bộ phận cán bộ Mặt trận và đông đảo Nhân dân về dân chủ và thực hiện dân
chủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế đó là: đội ngũ cán bộ được trẻ hóa, kinh nghiệm
chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cho nên chưa phát huy hết vai
trò, chức năng nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân,
để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân theo tinh thần nội dung pháp lệnh dân chủ
ở xã, phường, thị trấn chưa thường xuyên. Thiếu thông tin về chủ trương, chính
sách, pháp luật cũng là trở ngại lớn cho hoạt động giám sát. Công tác phối kết hợp
chưa được đảm bảo. Việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ Mặt
trận ở cơ sở còn nhiều điểm bất hợp lý. Trước những yêu cầu khách quan của mặt
hạn chế trên là cơ sở để tôi chọn đề tài “Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp xã, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An trong việc thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở” làm luận văn thạc sĩ ngành chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Các công trình nghiên cứu về dân chủ và thực hiện dân chủ ở cơ sở
Từ khi có chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), ngày 18/2/1998, về

xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, cụ thể hóa một bước chỉ thị này, ngày
15/5/1998, Chính phủ ra Nghị định số 29/NĐ-CP ban hành kèm theo Quy chế thực
hiện dân chủ ở xã và đã được sửa đổi, bổ sung thay thế bằng Nghị định số 79/NĐCP ngày 7/7/2003 (quy chế này áp dụng cho cả phường và thị trấn, sau đây gọi là
Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở), đặc biệt là Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH
(khóa XI), ngày 20/4/2007, về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nhiều nhà
khoa học đã có những công trình nghiên cứu, tổng kết về vấn đề dân chủ ở cơ sở và

3


thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đến năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
04/NĐ- CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Các sách tham khảo, chuyên khảo nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở và thực hiện
dân chủ ở cơ sở có: “Các đoàn thể Nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện
nay” do Phan Xuân Sơn chủ biên, Nxb CTQG, H. 2002; “Quy chế, thực hiện quy chế
dân chủ ở cấp xã: một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” do Dương Xuân Ngọc chủ
biên, Nxb CTQG, H. 2004; “Dân chủ và dân chủ ở nông thôn trong tiến trình đổi
mới” do Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb CTQG, H. 2005.
Các đề tài, luận án, luận văn về dân chủ ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở
có: Đề tài “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn
miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta” do TS. Nguyễn
Quốc Phẩm chủ nhiệm, Nxb CTQG, H. 2000; Trần Đức Luân (2006), “Hệ thống
chính trị cơ sở tỉnh Hà Nam trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay”,
Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị; Phạm Văn Hiền (2009), “Thực hiện
dân chủ ở nông thôn tỉnh Hải Dương hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện
Chính trị.
Từ các sách, công trình nghiên cứu trên cho thấy, thông qua việc khảo sát một
số vùng, địa phương, các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc nội dung lý luận và
thực tiễn thực hiện dân chủ ở cơ sở, trực tiếp là QCDC ở cở sở; làm rõ vai trò của

các bộ phận trong HTCT đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trên cơ sở đó, các
tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để thực hiện dân chủ ở cơ sở ở nước ta hiện
nay, trực tiếp là Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Nhà nước và các
tổ chức đoàn thể quần chúng.
Các bài viết, bài báo liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở có: “Gắn việc
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với củng cố chính quyền cơ sở” của Thủ tướng
Phan Văn Khải, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 1 (2002); “Thực hiện dân chủ ở
cơ sở trong quá trình đổi mới: thành tựu, vấn đề và giải pháp” của Phạm Ngọc
Quang, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3 (2004); “Tiền Giang đẩy mạnh thực hiện quy
chế dân chủ đi đôi với xây dựng Măt trận Tổ quốc cơ sở vững mạnh” của Tống Văn
Bé Hai, Tạp chí mặt trận, số 47 (2009);... Các bài viết của các tác giả nhằm sơ kết,

4


đánh giá thực hiện dân chủ ở cơ sở; phân tích, chỉ ra được những cơ sở lý luận và
thực tiễn khoa học, những điều kiện thuận lợi và khó khăn, những bài học kinh
nghiệm và giải pháp để thực hiện có hiệu quả dân chủ ở cơ sở.
Riêng ở tỉnh Long An, đã có một số văn bản, chỉ thị của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân tỉnh về triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở; các báo cáo tổng kết, đánh giá
công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn của Ban chỉ đạo tỉnh ủy, của các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó
có cả Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An.
* Các công trình nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Các sách tham khảo, chuyên khảo nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
có: “Vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân
dân ở nước ta hiện nay” do Nguyễn Thị Hiền Oanh chủ biên, Nxb CTQG, H. 2005;
“Phát huy vai trò của Mặt trận trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội góp
phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh” do Thạc sỹ Nguyễn Văn
Pha chủ biên, Nxb CTQG, H. 2008; “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng

thuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước” do TS Nguyễn Thị Lan chủ biên,
Nxb CTQG, H. 2012.
Các đề tài, luận án, luận văn nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có: Đề
tài Đề tài KX. 10. 03 (2009), Bộ Nội vụ: “Mô hình đổi mới, hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ
thống chính trị xã hội giai đoạn 2010 - 2015” do TS Thang Văn Phúc làm chủ
nhiệm. Bùi Quang Huy (2012),“Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Thái Bình hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
Triết học, Học viện Chính trị.
Các cuốn sách và các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam một cách tổng thể từ lịch sử hình thành, phát triển đến mô hình, chức
năng, nhiệm vụ của Mặt trận; mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các
thành tố khác trong hệ thống chính trị cũng như vai trò của Mặt trận trong xây dựng
hệ thống chính trị. Đặc biệt, các tác giả bước đầu đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về một
số chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc đổi
mới như: giám sát, phản biện, xây dựng sự đồng thuận xã hội và thực hiện quyền làm

5


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×