Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn quận 7, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 82 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trần Thị Thu Trang

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trần Thị Thu Trang

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. TRẦN VĂN LUYỆN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào khác. Các số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực, có dẫn chiếu, tham chiếu đầy đủ
nguồn theo quy định của một công trình khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội
dung công trình nghiên cứu của mình./.
Tác giả luận văn

TRẦN THỊ THU TRANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU
KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY ............................................. 9
1.1. Khái niệm và ý nghĩa việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm về ma túy ......................................................................................... 9
1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội tình hình tội phạm về
ma túy ................................................................................................................... 13
1.3. Cơ chế tác động của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma
túy ......................................................................................................................... 15
1.4. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma
túy với tình hình tội phạm về ma túy với nhân thân người phạm tội về ma túy và
với phòng ngừa tình hình tội này .......................................................................... 17

Chương 2 :TÌNH HÌNH LIÊN QUAN VÀ THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 7........................................................................................................... 20
2.1 Tình hình có liên quan đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh .................................... 20
2.2. Thực trạng tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ
Chí Minh. .............................................................................................................. 22
2.3. Thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên
địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................ 27
Chương 3: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................... 44
3.1. Dự báo tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7 trong thời gian tới44
3.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn
Quận 7 và vấn đề tăng cường nhận thức về chúng ............................................... 48
3.3. Giải pháp khắc phục nguyên nhân và điều kiện, tăng cường công tác phòng
ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ............ 52
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự


CAND

: Công an nhân dân

TAND

: Tòa án nhân dân

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mức độ t ng quan của tình hình tội phạm nói chung và tội phạm về ma
túy trên địa àn uận 7, Thành phố Hồ Ch Minh
Bảng 2.2. Cơ cấu từng loại tội phạm về ma túy trong mối quan hệ với các tội phạm
về ma túy trên địa àn Thành phố Hồ Ch Minh
Bảng 2.3. Di n iến tình hình tội phạm về ma túy trên địa àn
Hồ Ch Minh giai đoạn 2 13 – 2 17 So sánh định gốc
Bảng 2.4. Cơ cấu theo trình độ học vấn người phạm tội
Bảng 2.5. Cơ cấu theo nghề nghiệp của ị cáo
Bảng 2.6. Cơ cấu theo độ tu i của ị cáo
Bảng 2.7. Cơ cấu theo giới t nh của ị cáo
Bảng 2.8. Cơ cấu theo đ c điểm tiền án, tiền sự của ị cáo
Bảng 2.9. Cơ cấu theo chế tài đã áp dụng

uận 7, Thành phố



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận 7 thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, được tách ra từ Huyện Nhà
Bè vào năm 1997. Quận 7 có diện t ch 36 km2, dân số 31 .178 người, được chia
thành 1

phường: Bình Thuận, Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Hưng, Tân Kiểng, Tân

Phong, Tân Phú, Tân Quy, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây. Nằm ở cửa ngõ phía
Nam của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 7 được biết đến như là một đô thị mới với
định hình phát triển là một đô thị văn minh quy tụ nhiều công trình quan trọng về
khoa học, giáo dục, thương mại, y tế đ c biệt với hàng loạt các điểm vui chơi giải
tr , khu trung tâm thương mại mua sắm sầm uất đang là điểm thu hút n i bật đối với
cư dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cư dân cả nước nói chung. Đồng thời,
Quận 7 còn được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi nên có vị trí chiến lược trong khai
thác giao thông thuỷ và đường bộ. Với những giá trị đó, Quận 7 có điều kiện thu hút
đầu tư trong và ngoài nước. Khu chế xuất Tân Thuận trên địa bàn quận là một trong
những khu chế xuất lớn và hiệu quả nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay
trên địa bàn Quận 7 đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị
Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Cityland Riverside, khu đô thị Nam Phú Villas, khu đô thị
Him Lam - Kênh Tẻ...
C ng như nhiều địa phương khác, c ng với sự phát triển kinh tế - xã hội,
Quận 7 c ng phải đối m t với nhiều hiện tượng tiêu cực, như: Sự phân hóa giàu
nghèo; sự xâm nhập văn hóa độc hại, lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội,… làm cho
tình hình an ninh trật tự hết sức phức tạp; công tác giáo dục cảm hóa các đối tượng
nghiện, sau cai nghiện còn buông lỏng, vấn đề giải quyết việc làm cho người sau cai
nghiện tại địa phương, công tác quản lý thanh niên nhập cư hay người không có
việc làm chỉ mang tính hình thức. Các cấp chính quyền chưa tạo được những sân
chơi lành mạnh cho thanh niên địa phương và thanh niên nhập cư ở các Khu công

nghiệp, Khu chế xuất… Do đó, tệ nạn nghiện ma túy, các tội phạm về ma túy ngày
càng gia tăng và trở thành vấn đề nan giải của địa phương. Theo số liệu thống kê
của công an Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2 13: Số đối tượng nghiện ma
1


túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 9.

người, thì đến cuối năm 2 17, số

đối tượng nghiện ma túy là 21.716 người tăng 241% so với năm 2 13). Trong đó
số người nghiện ma túy trên địa bàn Quận 7 là 8

người tăng 34% so với cuối

năm 2 13).
Tệ nạn ma tuý đã trở thành thảm họa chung của toàn nhân loại, gây tác hại
nhiều m t về kinh tế, ã hội, sức khỏe, đạo đức. Ma tuý đang làm gia tăng tội phạm,
là cầu nối lan truyền căn ệnh thế kỷ HIV

IDS phát triển. Hậu quả mà loại tội

phạm này gây ra là vô c ng to lớn. Nó đã tác động tiêu cực đến ã hội, đã gây tâm
lý hoang mang, ức úc trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng ấu đến trật tự ã
hội, kéo theo các hành vi tiêu cực và hành vi phạm pháp luật khác. Ch nh vì tác hại
c ng như t nh nguy hiểm của tệ nạn ma túy, đ c iệt là của tội phạm về ma túy ở
nước ta nên Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều đường lối, ch nh sách nhằm ngăn
ch n, đ y l i hiện tượng tiêu cực này như: Chỉ thị số 48 CT TW ngày 22 1 2 1
của Bộ ch nh trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới”,


uyết định số 623 2 12

Đ-TTg ngày

14 4 2 16 của Thủ tướng Ch nh phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia phòng
chống tội phạm giai đoạn 2 16 – 2 25 và định hướng đến năm 2 3 , uyết định số
1

1 2 11

Đ-TTg ngày 27 6 2 11 của Thủ tướng Ch nh phủ về phê duyệt chiến

lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2 2 và định
hướng đến năm 2 3 và

uyết định số 424 2 17

Đ-TTg ngày 7 4 2 17 của Thủ

tướng Ch nh phủ về phê duyệt chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2 2 …
Nhà nước c ng an hành, sửa đ i

sung các quy định của pháp luật về phòng

chống và kiểm soát ma túy làm cơ sở để đấu tranh với hiện tượng tiêu cực này.
Thực hiện các văn ản chỉ đạo của Đảng, Ch nh phủ, các cấp ủy đảng và
chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, chính quyền Quận 7 nói riêng đã
đề ra nhiều kế hoạch chỉ đạo, tập trung lực lượng, áp dụng nhiều biện pháp phòng,
chống tội phạm như: Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh an hành Chương trình

hành động số 49/CTr/TU ngày 08/4/2009 về thực hiện chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ
chính trị về tiếp tục tăng cường, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy
2


trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 2 12 an hành Kế
hoạch số 3937/KH-UBND ngày 09/8/2012 t chức thực hiện chiến lược quốc gia,
phòng chống và kiểm soát ma túy đến năm 2 2 và định hướng đến năm 2 3 trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,

uyết định số 2222

Đ-UBND ngày 14/5/2015

về việc ban hành kế hoạch triển khai, thực hiện công tác phòng, chống, kiểm soát và
cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
1 2 13

Đ-UBND ngày 8 3/2013 về ban hành quy định về quản lý người sau cai

nghiện tại nơi cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và
3841

uyết định Số
uyết định số

Đ-UBND ngày 4/8/2015 về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện phong

trào "tình nguyện viên giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và hòa nhập cộng
đồng"… đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, tình hình thực tế chưa đáp

ứng được yêu cầu phòng ngừa tội phạm này. Vì thế, hiện tượng tiêu cực ph biến
này cần phải được nghiên cứu cơ ản và chuyên sâu theo hướng tập trung phòng
ngừa tội phạm. Điều này có nghĩa rằng việc đề ra và tiến hành các biện pháp phòng
ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7 - Thành phố Hồ Chí
Minh không chỉ là vấn đề kinh nghiệm chủ nghĩa, mà phải được tạo dựng trên cơ sở
nhận thức rõ về tình hình tội phạm, về nguyên nhân và điều kiện của nó.
Phòng ngừa tội phạm là mục đ ch của tội phạm học và nó chỉ có thể đạt hiệu
quả cao khi phòng ngừa tội phạm được thiết lập trên cơ sở đã làm rõ được ản thân
tình hình tội phạm và ác định được nguyên nhân và điều kiện của hiện tượng tiêu
cực này. Như vậy, để đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa tình hình tội phạm này
điều quan trọng là phải làm rõ được nguyên nhân và điều kiện của hiện thực đó một
cách toàn diện và hệ thống nhằm làm cơ sở thực tế cho việc hoạch định, đề ra các
iện pháp phòng ngừa đối với tội phạm này một cách hiệu quả nhất. Thực tế hiện
nay c ng chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu phòng ngừa tội phạm
về ma túy trên địa àn uận 7 Thành phố Hồ Ch Minh.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn
thạc sĩ là cần thiết.
3


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu các công
trình khoa học liên quan đến đề tài này được nghiên cứu sau đây:
- Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, NXB Công an
nhân dân, tái bản năm 2 11 và năm 2 13;
- “Tội phạm học, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” NXB Chính
trị quốc gia, 1994;
- “Tội phạm học Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Nhà
nước và Pháp luật, N


. C ND, năm 2

;

- “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của GS.TS. Nguy n
Xuân Yêm, NXB Công an nhân dân, 2001;
- “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của PGS.TS.
Phạm Văn Tỉnh, Nxb. Công an nhân dân, 2007;
- Giáo trình “Tội phạm học” của Học viện Cảnh sát nhân dân, Nxb. Công an
nhân dân, 2013;
- “ Đấu tranh với tình hình tội chống người thi hành công vụ ở nước ta hiện
nay, một mô hình nghiên cứu tội phạm học chuyên ngành”, Phạm Văn Tỉnh, Đào
Bá Sơn, N . C ND, 2 1 ;
- Luận án tiến sĩ: “Tội phạm về ma túy, thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp” của tác giả V

uang Minh năm 2

5;

- Luận án tiến sĩ luật học: “Phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép ho c chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay” của tác giả Nguy n Huỳnh Bảo Khánh, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2 15;
- Sách chuyên khảo: “Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới” của Phó giáo sư
tiến sĩ Nguy n Xuân Yêm và Tiến sĩ Trần Văn Luyện, Nhà xuất bản Công an nhân
dân Hà Nội năm 2

2;


4


- Luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Đoàn Thị Ngọc Hà,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2

7;

- Luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh phòng, chống tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, của tác
giả Nguy n Thúy Hằng (Học viện khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã
hội Việt Nam) năm 2 1 ;
- Đề tài khoa học cấp bộ: “Hoạt động phòng chống tội phạm về ma túy tại
các cơ sở kinh doanh nhạy cảm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng
và giải pháp”, của tác giả Trần Dân, Trường Cao đẳng CSND II năm 2 1 ;
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng, chống”, của tác giả Đ ng Thị Huệ (Học viện khoa học xã hội thuộc
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) năm 2 13;
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh phòng, chống ma túy trên địa bàn
quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội”, của tác giả Trần Thị Minh (Học viện khoa
học xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) năm 2 1 ;
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy
trên địa bàn quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng”, của tác giả Đào Thị Huệ (Học
viện khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) năm 2 12;
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa”, của tác giả Nguy n Thị Quế (Học viện khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm

khoa học xã hội Việt Nam năm 2014;
Tuy nhiên các đề tài trên nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau, đối
tượng, phạm vi và thời gian khác nhau đều được tác giả tham khảo, xem xét. Cho
đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Vì
vậy, việc nghiên cứu “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy
5


trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh”, từ đó đề ra giải pháp tăng cường
phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn quận là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về
ma túy trên địa bàn Quận 7 để làm sáng tỏ các yếu tố tác động làm phát sinh tình
hình tội phạm về ma túy trên địa bàn quận như một chỉnh thể, một hiện tượng xã
hội tiêu cực. Từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục các nguyên nhân và điều kiện
của hiện tượng tiêu cực này, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình
hình tội phạm về ma túy trong thời gian tới trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đ ch nghiên cứu, Luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm về ma túy
Hai là, phân t ch thực trạng tình hình tội phạm về ma túy trên địa àn

uận

7, Thành phố Hồ Ch Minh

Ba là, phân tích thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2 13 đến năm
2017. Dự báo tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm tới
Bốn là, đề xuất các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về
ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực ti n nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn lấy các quan điểm khoa học được nêu trong tội phạm học, thực ti n
6


nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy và nguyên nhân, điều
kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa àn

uận 7, Thành phố Hồ Ch

Minh.
Về không gian nghiên cứu: Địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Luận văn thu thập số liệu thống kê trong 05 năm từ năm 2 13
đến năm 2 17 và nghiên cứu khoảng 100 bản án hình sự sơ th m của TAND Quận
7, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Ch Minh c ng như hệ thống các quan điểm của Đảng

cộng sản Việt Nam và của Nhà nước Việt Nam về tội phạm và phòng ngừa tình
hình tội phạm.
Đề tài luận văn còn được nghiên cứu trên cơ sở t ng thể áp dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân t ch và t ng hợp; phương pháp quy
nạp và di n dịch; phương pháp mô tả; so sánh; lịch sử; thống kê; hệ thống; nghiên
cứu hồ sơ, phương pháp chuyên gia và các phương pháp chuyên iệt khác của tội
phạm học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Luận văn nghiên cứu hệ thống lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm, áp dụng lý luận đó để khảo sát về thực ti n nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm cụ thể trên địa àn

uận 7, Thành phố Hồ Ch Minh. Kết

quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về nguyên nhân
và điều kiện của tình hình tội phạm, luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác
giảng dạy và nghiên cứu tội phạm học.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
7


Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị như một tài liệu giúp cơ quan
chức năng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội phạm
về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được cơ cấu thành 3 chương gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm về ma túy.

Chương 2: Tình hình liên quan và thực trạng nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Dự báo và các giải pháp khắc phục nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
1.1. Khái niệm và ý nghĩa việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy
1.1.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình tình hình tội phạm về
ma túy
GS.TS. Võ Khánh Vinh khẳng định rằng, “Nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm được hiểu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình
thái kinh tế - xã hội tương ứng quyết định sự ra đời của tình hình tội phạm như là
hậu quả của mình” và “Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm tạo
thành một hệ thống gồm nhiều bộ phận cấu thành nó”.[46, tr. 87-88]
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm không phải là một hiện
tượng ã hội đơn lẻ mà gồm nhiều ộ phận cấu thành tạo thành hệ thống. Tư tưởng
trên thể hiện bản chất nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung.
Tuy nhiên, để phục vụ việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, quan điểm trên cần
phải được áp dụng vào trường hợp cụ thể của đề tài, tức là tìm ra nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Về nguyên nhân, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin thì đó là phạm
trù chỉ sự tác động qua lại giữa các m t của một sự vật, một hiện tượng ho c giữa
các sự vật, các hiện tượng với nhau gây ra một sự biến đ i nhất định gọi là kết quả.

Như vậy, về bản chất nguyên nhân không phải là hiện tượng hay sự vật đơn lẻ nào
đó mà nguyên nhân chỉ có thể là sự tác động qua lại của những yếu tố, không có sự
tác động qua lại thì không có nguyên nhân.
Để nguyên nhân sinh ra kết quả nào đó như tình hình tội phạm về ma túy
trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, thì quá trình tương tác
phải di n ra trong một điều kiện nhất định. Điều này có nghĩa rằng, điều kiện tuy
không sản sinh ra kết quả, song tạo thuận lợi, hỗ trợ, thúc đ y sự tương tác sinh ra
9


kết quả. Về bản chất, điều kiện là những sự kiện, hiện tượng, tình huống, hoàn cảnh
nhất định.
Sự tác động qua lại đó, trong điều kiện hoàn cảnh đó phải sinh ra kết quả đó tình hình tội phạm về ma túy. Ở đây, chúng ta gọi là nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy.
ua nghiên cứu các lý luận nêu trên, có thể đưa ra các kết luận:
Thứ nhất, nguyên nhân của tình hình tội phạm về ma túy phải là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tâm - sinh lý xã hội tiêu cực thuộc cá nhân con người trong những hoàn cảnh, tình huống nhất
định đã dẫn tới việc thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật hình
sự đã quy định là tội phạm về ma túy.
Thứ hai, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy là hai
phạm trù khác nhau, giữ vai trò khác nhau trong việc sinh ra kết quả - tình hình tội
phạm về ma túy. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ã hội nói chung và tội phạm học nói
riêng, sự phân iệt giữa nguyên nhân và điều kiện chỉ mang t nh chất tương đối. Bởi
vì, “nguyên nhân” là sự tác động qua lại, cho nên “điều kiện” không thể không tham
gia vào sự tương tác này. Thực tế công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm về ma
túy lại luôn luôn đòi hỏi phải loại trừ cả hai.
Với cách nhìn nhận như vậy, có thể đưa ra khái niệm về nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm về ma túy như sau: Nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm về ma túy là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực của môi
trường sống với các yếu tố tâm – sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân con người, trong

những tình huống, hoàn cảnh nhất định làm phát sinh các hành vi nguy hiểm cho xã
hội mà Luật hình sự quy định là tội phạm về ma túy
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm về ma túy
Phòng ngừa tình hình tội phạm là mục đ ch quan trọng nhất của tội phạm
học. Tuy nhiên, nghiên cứu việc phòng ngừa tội phạm phải uất phát từ kết quả
nghiên cứu các đối tượng khác của tội phạm học. Trong đó, nguyên nhân và điều
10


kiện của tình hình tội phạm luôn được ác định là đối tượng đóng vai trò quan
trọng. Điều này có nghĩa rằng, thông qua nghiên cứu làm rõ nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm sẽ tạo thuận lợi nghiên cứu, nhận thức các đối tượng
nghiên cứu khác của tội phạm học. Vì vậy, vấn đề nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm nói chung và nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về
ma túy nói riêng được nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc sẽ mang lại nhiều ý
nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực ti n. Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin
đề cập đến việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma
túy có các ý nghĩa ch nh sau:
Thứ nhất, góp phần nhận thức sâu sắc hơn, rõ nét hơn về “ ức tranh” tình
hình tội phạm về ma túy.
Tình hình tội phạm là nội dung cơ ản, đầu tiên thuộc đối tượng nghiên cứu
của tội phạm học, đó là hiện tượng tâm - sinh lý – xã hội tiêu cực, vừa mang tính
lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai
cấp, được biểu hiện thông qua t ng thể các hành vi phạm tội cùng các chủ thể đã
thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định [29, tr.
107]. Nghiên cứu làm rõ tình hình tội phạm ch nh là thiết lập cơ sở để nghiên cứu
các đối tượng khác của tội phạm học như: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm, quy luật phát sinh, vận động và tiêu vong của tội phạm, tình hình tội
phạm... Ở chiều ngược lại, khi nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân và điều kiện của

tình hình tội phạm nói chung, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về
ma túy nói riêng sẽ giúp hiểu sâu sắc hơn về tình hình tội phạm về ma túy, lý giải
được mối quan hệ giữa tình hình tội phạm về ma túy với các nhân tố và sự tác động
qua lại giữa các nhân tố trong việc làm phát sinh ra tình hình tội phạm.
Thứ hai, giúp hiểu rõ hơn các yếu tố thuộc nhân thân người phạm tội về ma
túy, xem xét, nhìn nhận những yếu tố này trong sự tác động qua lại với các yếu tố
khác thuộc môi trường sống và hoàn cảnh làm phát sinh tình hình tội phạm này.
Trong tội phạm học, nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong
việc đề ra giải pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp. Tuy nhiên, để đề ra các giải
11


pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy dựa trên các nghiên cứu về nhân
thân người phạm tội cần phải xem xét các yếu tố thuộc nhân thân trong sự tác động
qua lại với các yếu tố thuộc môi trường sống và hoàn cảnh làm phát sinh tình hình
tội phạm về ma túy. Có nghĩa rằng, m c dù nghiên cứu nhân thân người phạm tội về
ma túy có ý nghĩa, giá trị thiết thực cho việc ác định nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy nhưng ngược lại, chỉ khi xem xét các yếu tố thuộc
nhân thân người phạm tội về ma túy trong sự tác động qua lại với các yếu tố khác
thuộc nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy thì chúng ta mới
nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về nhân thân người phạm tội về ma túy c ng như
phát huy được ý nghĩa nghiên cứu của nó – làm cơ sở đề ra giải pháp phòng ngừa
tình hình tội phạm về ma túy một cách phù hợp.
Thứ a, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma
túy góp phần hoàn thiện lý luận của ch nh vần đề nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm.
Việc nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về
ma túy nói chung và nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy
trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sẽ góp phần làm rõ, minh
họa phong phú cho các lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm.

Đây là mối liên hệ giữa “cái riêng”- nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm về ma túy nói chung và nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về
ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và “cái chung” nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm.
Thứ tư, phục vụ đắc lực cho nghiên cứu, đề ra các dự báo tình hình tội phạm
về ma túy và kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm này.
Dự báo tình hình tội phạm được hiểu là việc tiến hành nghiên cứu, phân tích
tình hình tội phạm và đưa ra những phán đoán khoa học về khả năng tồn tại, di n
biến của tình hình tội phạm sẽ di n ra trong tương lai, trong những khoảng thời gian
và không gian nhất định nhằm đề ra các giải pháp chủ động phòng chống tội phạm
một cách hiệu quả [37, tr. 360]. Chỉ khi nhận thức đầy đủ nguyên nhân và điều kiện
12


của tình hình tội phạm về ma túy mới làm sáng tỏ các yếu tố thuộc các căn cứ của
dự áo, đưa ra những dự báo tiệm cận di n biến thực tế tình hình tội phạm về ma
túy trong tương lai.
1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội tình hình tội
phạm về ma túy
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố tiêu cực của môi trường sống với các yếu tố tâm – sinh lý
tiêu cực thuộc cá nhân con người, trong những tình huống, hoàn cảnh nhất định làm
phát sinh các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Luật hình sự quy định là tội phạm
về ma túy. Như vậy, có thể khẳng định rằng, nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm về ma túy rất đa dạng phong phú. Để thuận lợi có việc nhận thức
chúng về m t khoa học và m t thực ti n thì cần phải phân loại chúng.
Việc phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy
c ng dựa trên lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Tùy vào
cách tiếp cận vấn đề mà ta có thể phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm về ma túy thành các nhóm khác nhau. Dựa vào lý luận về nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm, có thể chia nguyên nhân và điều kiện của tình hình

tội phạm về ma túy thành các nhóm sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy thành:
+ Nguyên nhân và điều kiện bắt nguồn từ môi trường sống là t ng hợp các
nhân tố tiêu cực được hình thành từ môi trường sống của cá nhân có thể tác động,
ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ nhất định, từ đó làm phát sinh tội phạm về ma túy.
Ví dụ như các nhân tố: môi trường gia đình không hoàn thiện, môi trường sống
xung quanh có nhiều tệ nạn xã hội, trường học…
+ Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ ph a người phạm tội là t ng hợp
những nhân tố tiêu cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh
hưởng đến việc phát sinh tội phạm về ma túy của người phạm tội. Những nhân tố

13


tiêu cực này có thể là dấu hiệu thuộc về sinh học, tâm lý, xã hội – nghề nghiệp, quá
trình hình thành nhân cách iến dạng của người phạm tội.
- Căn cứ vào mức độ tác động của nguyên nhân và điều kiện trong việc làm
phát sinh tình hình tội phạm về ma túy, có thể phân chia thành:
+ Nguyên nhân và điều kiện chủ yếu làm phát sinh tình hình tội phạm về ma
túy là những nhân tố đóng vai trò chủ chốt trong việc làm phát sinh tội phạm về ma
túy và những nhân tố này chiếm tỷ lệ đáng kể trong t ng số các nhân tố làm phát
sinh tội phạm về ma túy.
+ Nguyên nhân và điều kiện thứ yếu làm phát sinh tình hình tội phạm về ma
túy là những nhân tố đóng vai trò hạn chế và chiếm tỷ lệ không đáng kể trong t ng
số các nhân tố làm phát sinh tội phạm về ma túy.
- Theo bản chất của nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội
phạm về ma túy có thể chia thành:
+ Nguyên nhân và điều kiện khách quan: là những hoàn cảnh không phụ
thuộc vào ý chí và ý thức của con người phạm tội nhưng lại là cơ sở cho người

phạm tội về ma túy thực hiện hành vi của mình.
+ Nguyên nhân và điều kiện chủ quan: là nguyên nhân và điều điện xuất hiện
và tác động phụ thuộc vào ý thức của con người phạm tội làm phát sinh ho c thúc
đ y tình hình tội phạm về ma túy.
- Căn cứ vào nội dung, các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm về
ma túy được chia thành:
+ Nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội. Đây là những nhân tố thuộc về
lĩnh vực kinh tế - xã hội có thể tác động làm phát sinh tội phạm về ma túy như là
thất nghiệp, đói nghèo, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa…
+ Nguyên nhân và điều kiện văn hóa, giáo dục: Đây là những nhân tố hạn
chế trong quá trình quản lý, triển khai thực hiện ch nh sách, chương trình về văn
hóa, giáo dục có thể tác động ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm về ma túy. Ví dụ
như nhà trường chưa quản lý nghiêm giờ giấc của học sinh, nhiều em trốn học đi lêu
l ng; hay chưa chú trọng đưa giáo dục giới t nh vào trong chương trình, ho c đề cao
14


giáo dục văn hóa mà chưa chú trọng dạy đạo đức cho các em…nó sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đối với nhân cách và suy nghĩ của một con người.
+ Nguyên nhân và điều kiện về t chức, quản lý: Đây là một thiếu sót, bất
cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng có th m quyền quản lý trong lĩnh
vực nhất định. Thuộc về nguyên nhân này có thể là các nhân tố như: uông lỏng
quản lý, đ n đ y trách nhiệm cho nhau, không hợp tác trong giải quyết vụ việc…
+ Nguyên nhân và điều kiện về chính sách, pháp luật: Đây là một số thiếu
sót, bất cập của chính sách, pháp luật có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội
phạm về ma túy
-

t thấy để giải quyết tốt nhiệm vụ của luận văn, tác giả lựa chọn cách


phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội tình hình tội phạm về ma túy
căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện. Có nghĩa rằng, các nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy sẽ được phân loại thành hai nhóm: Nguyên nhân và
điều kiện bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ
ph a người phạm tội.
1.3. Cơ chế tác động của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm về ma túy
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy là sự tương tác
giữa các yếu tố tiêu cực làm phát sinh tình hình tội phạm về ma túy. Các yếu tố xã
hội tiêu cực này có trong môi trường sống, nhân thân người phạm tội. Chính sự tác
động qua lại giữa các yếu tố này là cơ sở cho việc ác định hệ thống các yếu tố làm
phát sinh tình hình tội phạm về ma túy.
Như đã trình ày ở nội dung phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm về ma túy, khi tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội
phạm về ma túy phải nghiên cứu cả nguyên nhân, điều kiện bắt nguồn từ môi
trường sống và nguyên nhân, điều kiện xuất phát từ ph a người phạm tội, sự tác
động từ nguyên nhân, điều kiện từ môi trường sống dẫn đến sự hình thành nhân
cách lệch lạc của cá nhân người phạm tội, từ đó phát sinh tội phạm; bên cạnh đó

15


còn có thêm một số tình huống cụ thể bởi một số trường hợp, tình huống đóng vai
trò như là điều kiện làm phát sinh tội phạm…
Môi trường sống bao giờ c ng giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành
nhân cách, lối ứng xử của con người. Môi trường sống luôn luôn là bộ phận khách
quan trong cơ chế tác động nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma
túy. Môi trường sống thường được chia thành môi trường gia đình, môi trường nhà
trường, môi trường xã hội…. Khi sống trong một môi trường không lành mạnh, con
người d bị tác động dẫn tới việc hình thành nhân cách lệch lạc của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng lĩnh hội, khả năng nhận thức của từng cá
nhân con người mà sự tác động của môi trường sinh sống chung đối với mỗi con
người rất khác nhau. Bởi trên thực tế, có nhiều người sống trong một môi trường có
nét tương đồng nhau nhưng có người thực hiện hành vi phạm tội và có người không
thực hiện hành vi phạm tội. Ho c là ngay cả giữa những người phạm tội thì mức độ
chịu sự tác động của môi trường dẫn đến việc thực hiện các hành vi phạm tội c ng
khác nhau. Bởi mỗi cá nhân vẫn có t nh độc lập dưới sự ảnh hưởng của môi trường
sống, có nghĩa là việc tiếp thu, chịu sự tác động từ môi trường sống đến cá nhân nào
lại là do từng cá nhân đó. Bởi vì, mỗi con người là một thực thể của xã hội, mỗi cá
nhân sống trong môi trường đó, không phải chỉ thụ động chịu sự tác động một phía
từ môi trường mà cá nhân đó đang sống đến bản thân mình, mà cá nhân đó còn có
thể chủ động tiếp nhận và tác động trở lại đến môi trường. Do vậy, tuy cùng sống
trong môi trường xấu, nhưng có cá nhân d dàng chịu sự tác động của môi trường
xấu, tiêm nhi m nhanh chóng những thói hư, tật xấu ngoài xã hội, nhưng ngược lại,
c ng có cá nhân ản lĩnh vững vàng trước mọi cám dỗ tiêu cực của môi trường sống
một cách hạn chế. Đó là lý do vì sao trong ã hội có những người phạm tội tồn tại
bên cạnh những người khác không phạm tội. Chính vì vậy khi tìm hiểu nguyên nhân
của tội phạm thì phải tìm hiểu cả nguyên nhân từ phía người phạm tội với những tố
chất sinh học và cả những đ c điểm tâm lý riêng biệt [19, tr. 71].
Việc nghiên cứu tất cả các yếu tố tác động bắt nguồn từ môi trường sống và
nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động qua lại giữa các yếu
16


tố đó giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ, khách quan, toàn diện khi tìm hiểu về
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm về ma túy, c ng như tạo
thuận lợi cho việc thiết kế các giải pháp “ngăn ch n”, “đ y l i” tội phạm về ma túy.
1.4. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
về ma túy với tình hình tội phạm về ma túy với nhân thân người phạm tội về
ma túy và với phòng ngừa tình hình tội này

1.4.1. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tội phạm về ma túy
với tình hình tội phạm về ma túy
Tình hình tội phạm về ma túy là hiện tượng tâm sinh lý xã hội tiêu cực được
biểu hiện thông qua t ng thể các hành vi phạm tội về ma túy đã ảy ra và các chủ
thể đã thực hiện hành vi đó trong một thời gian và không gian nhất định, biểu hiện
qua mức độ, cơ cấu, di n biến, tính chất của nó. Còn nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy là cái tạo nên tình hình tội phạm (nói cách khác nó là
cái sinh ra kết quả - tình hình tội phạm về ma túy . Từ đó có thể khẳng định quan hệ
giữa tình hình tội phạm về ma túy với nguyên nhân và điều kiện của nó là mối quan
hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Nguyên nhân và điều kiện luôn có
trước kết quả, còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi có nguyên nhân xuất hiện và phản
ánh nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh ra nó.
Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện để giải thích tại sao lại có tình hình tội
phạm như vậy, m t khác, khi làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm về ma túy hoàn toàn cần phải dựa trên tình hình tội phạm về ma túy, đó là cơ
sở thực tế để ác định những nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm nói
chung, tình hình tội phạm về ma túy nói riêng.
1.4.2. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tội phạm về ma túy

với nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội về ma túy là t ng hợp những đ c điểm, dấu hiệu
thể hiện ản chất ã hội của con người và các đ c điểm, dấu hiệu này kết hợp với
các điều kiện, hoàn cảnh nhất định đã dẫn đến người đó thực hiện hành vi nguy
hiểm cho ã hội ị luật hình sự quy định là tội phạm về ma túy. Hay nói một cách
17


khác, nhân thân người phạm tội về ma túy là tất cả những đ c điểm để ác định một
con người người đó phạm tội về ma túy như: tu i, giới t nh, dân tộc, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, sở th ch, tình trạng hôn nhân… Nhân thân người phạm tội là ộ

phận cấu thành tất yếu và rất quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội , còn các
hoàn cảnh của sự hình thành các đ c điểm tâm lý – ã hội tiêu cực của cá nhân uất
hiện trước các đ c điểm của cá nhân nằm trong mối quan hệ nhân quả với tình hình
tội phạm về ma túy, đó là yếu tố thuộc về môi trường sống.
Việc nhận thức, phân t ch các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm về ma túy không thể thiếu việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma
túy, ản chất, các đ c điểm và quá trình hình thành nó. “Việc phân tích các nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể chỉ ra rằng không thể nhận thức, hiểu iết
được các nguyên nhân và điều kiện đó nếu thiếu việc cân nhắc nhân thân người
phạm tội” [62, tr. 97]. Nhân thân người phạm tội về ma túy là t ng thể các đ c điểm
có tác động chi phối hành vi phạm tội và c ng ch nh là kết quả của sự tác động qua
lại giữa người phạm tội và môi trường ã hội của người phạm tội về ma túy.
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy ao hàm cả
những tác động qua lại của các yếu tố tiêu cực của môi trường gia đình, nhà trường,
môi trường kinh tế, văn hóa, ã hội vĩ mô đến sự hình thành các đ c điểm nhân thân
tiêu cực của người phạm tội về ma túy. Ngược lại, ch nh các đ c điểm tiêu cực của
nhân thân người phạm tội về ma túy c ng góp phần cho thấy rõ những nguyên nhân
và điều kiện làm phát sinh hành vi phạm tội về ma túy.
1.4.3. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

về ma túy với phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy được hiểu theo nghĩa rộng là toàn
bộ những hoạt động nhằm khắc phục, loại trừ dần nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy và phát hiện, ngăn ch n, xử lý các tội phạm về ma túy
đã và đang ảy ra. Những hoạt động đó được tiến hành với những biện pháp cụ thể
khác nhau ví dụ: giáo dục xã hội, phát triển kinh tế, khởi tố, điều tra, truy tố…. Như
vậy, ở nghĩa rộng phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy bao gồm các hoạt động
18



phòng hiểu ở nghĩa hẹp và chống hiểu ở nghĩa hẹp. Ở nghĩa hẹp, phòng ngừa tình
hình tội phạm về ma túy là các hoạt động với những biện pháp khác nhau hướng
vào khắc phục loại trừ dần, tiến tới thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện làm phát
sinh tình hình tội phạm về ma túy…
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm về ma túy là cơ sở để đề ra các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về
ma túy. Ngược lại chỉ trên cơ sở xây dựng và t chức thực hiện các biện pháp phòng
ngừa hữu hiệu tình tội phạm về ma túy mới làm hạn chế đến mức thấp nhất các
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm này.
Kết luận Chương 1
Chương 1 của luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy. Trên cơ sở nghiên cứu,
tác giả đã tập trung phân t ch làm rõ các nội dung sau: Một là, khái niệm về nguyên
nhân điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy - Đây là cơ sở lý luận đầu tiên cho
việc ác định cách tiếp cận đề tài luận văn; Hai là, ý nghĩa của việc nghiên cứu
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy – Nội dung làm rõ sự
cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này trong cả lý luận và thực ti n phòng ngừa tội
phạm về ma túy; Ba là, phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
về ma túy – Việc lựa chọn phương pháp phân loại ph hợp tạo thuận lợi có việc
nhận thức chúng về m t khoa học và m t thực ti n khi nghiên cứu nó và các đề tài,
lĩnh vực khác có liên quan; Bốn là, Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy với tình hình tội phạm về ma túy với nhân thân người
phạm tội về ma túy và với phòng ngừa tình hình tội này – Nội dung này định hướng
cho việc lựa chọn các “nguyên liệu” nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm về ma túy c ng như định hướng cho việc phát triển các nghiên cứu
dựa trên những kết quả mà luận văn đã đạt được.
Những nội dung được trình ày ở chương này là tiền đề lý luận cho việc
nghiên cứu nội dung của Chương 2, Chương 3 của luận văn.

19



×