Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TL PPNCKH giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã hà đông trong tình hình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.46 KB, 16 trang )

1
1. TÊN ĐỀ TÀI
“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân vận của các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông trong tình hình mới”
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự cần thiết, tính cấp bách phải nâng cao chất lượng công tác dân vận của
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông:
- Tình hình thế giới có tác động sâu sắc tới đất nước ta, đòi hỏi nhân dân
ta phải cảnh giác và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Tình hình thế giới hiện nay vẫn rất phức tạp, ẩn chứa nhiều biến động khó
lường và có tác động sâu sắc tới nước ta. Các thế lực thù địch với chiến lược
“diễn biến hòa bình” tiếp tục âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta,
tìm mọi cách lợi dụng vấn đề “nhân quyền, dân chủ, dân tộc, tôn giáo”, thường
xuyên kích động, mưu toan làm nước ta mất ổn định về chính trị, KT-XH...
Trong điều kiện hội nhập quốc tế, do những hạn chế và yếu kém của nền kinh tế
nên gặp nhiều khó khăn, thách thức trong nên kinh tế thị trường toàn cầu. Để
góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác; tăng cường đối
thoại và hợp tác; xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch.
- Tình hình trong nước đòi hỏi Đảng ta, bộ máy nhà nước, các tổ chức
chính trị- xã hội phải nâng cao chất lượng công tác dân vận
Trong tình hình mới, Đảng ta khẳng định: tiếp tục sự nghiệp đổi mới, chủ
động hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ mới, nước ta vẫn còn tồn tại những
vấn đề rất phức tạp, nếu không được kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi, dễ diễn ra theo
chiều hướng bất lợi cho sự ổn định chính trị và bảo đảm an ninh quốc gia. Một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống, tiêm nhiễm tư tưởng lệch lạc, tham nhũng, quan
liêu, tiêu cực. Trong quá trình hội nhập quốc tế, các trào lưu tư tưởng văn hoá
độc hại xâm nhập vào nước ta; mặt trái của kinh tế thị trường như sự phân hoá


giàu nghèo, các tệ nạn xã hội phát triển; nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta chưa đầy đủ, vẫn còn có biểu hiện mơ
hồ, chủ quan, mất cảnh giác ....
1


2
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong tình hình mới, Đảng ta tiếp
tục khảng định: “Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân”. Hơn bao giờ
hết, đây là lúc đòi hỏi Đảng ta, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội
phải nâng cao chất lượng công tác dân vận, phải đổi mới một cách toàn diện, sâu
sắc công tác dân vận cả về tư duy lý luận cũng như trong các hoạt động thực tiễn
hằng ngày ở cơ sở. Trong mọi giai đoạn của cách mạng, công tác dân vận đều có
vai trò quan trọng. Trước yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, đòi hỏi công tác dân vận
của các cơ quan, đoàn thể phải đổi mới triệt để, xác định rõ phương hướng,
nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể, thiết thực đối với từng lĩnh vực, từng đối
tượng, từng địa bàn cơ sở... để nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng công tác
dân vận trong tình hình mới.
- Thực tiễn địa bàn thị xã Hà Đông đang đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu
nâng cao chất lượng công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trong tình hình
mới.
Nghiên cứu tình hình dân vận ở thị xã Hà Đông cho thấy, mặc dù thị xã
Hà Đông đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận và bước đầu đã có những kinh nghiệm
trong công tác dân vận, song qua thực tiễn công tác này trên địa bàn thị xã Hà
Đông còn rất nhiều vấn đề mới, những thách thức mới đặt ra cần tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết như:
+ Tình hình mới đòi hỏi các cơ quan, đơn vị trong thành phố phải nhận
thức sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng và phát triển thị xã Hà Đông
Tình hình mới, đặt ra những vấn đề sau:
Một là, trong bổi cảnh hội nhập quốc tế, thị xã Hà Đông là địa phương có

nhiều cơ hội hợp tác và phát triển, song cũng đối mặt rất nhiều hoạt động chống
phá của kẻ thù, đối mặt các thách thức và tệ nạn xã hội, đe dọa tới an ninh và trật
tự an toàn xã hội;
Hai là, xây dựng và phát triển thị xã Hà Đông trên cơ sở Quy hoạch xây
dựng và phát triển thành phố đến năm 2030 đã được UBND Hà Nội ban hành;
Ba là, vai trò và lợi thế của thị xã Hà Đông đòi hỏi thành phố phải gương
mẫu, tiền phong, chủ động trong mọi lĩnh vực KT-XH.
Trong công tác dân vận, cần nhìn nhận chính xác hơn về lòng tin, sự đồng
thuận của nhân dân và mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân đối với Đảng, trên cơ
sở đó đánh giá đúng vai trò và sự tác động của công tác dân vận đối với phát triển
2


3
KT-XH, tăng cường quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội của thị xã Hà
Đông trong tình hình mới; chủ động đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
dân vận.
+ Tình hình thực tiễn trên địa bàn thị xã Hà Đông đòi hỏi phải tăng cường
công tác dân vận
Thực tiễn đáng lưu ý là, ở thị xã Hà Đông bên cạnh những thành tựu về
KT-XH, quốc phòng – an ninh, gần đây cũng đã xảy ra nhiều vụ việc phức tạp
có liên quan đến đại đoàn kết dân tộc, xây dựng củng cố lòng tin của nhân
dân. Trong công tác lãnh đạo điều hành, chúng ta còn nhiều hạn chế và thiếu
sót, nhiều chính sách chậm đi vào cuộc sống; đời sống của một bộ phận nhân
dân thị xã Hà Đông còn gặp nhiều khó khăn, môi trường, dịch bệnh, thiên tai,
thời tiết còn diễn biến phức tạp; một bộ phận cán bộ công chức bị thoái hóa
biến chất, gây mất lòng tin của nhân dân... Bên cạnh đó, đã có những hoạt
động tự phát của một bộ phận dân cư, tôn giáo... có tính cực đoan vi phạm
pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và sinh hoạt bình thường
của dân cư trong khu vực; có tác động tiêu cực đến an ninh, trật tự an toàn xã

hội và chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian qua,
cũng đã nhiều lần thị xã Hà Đông phải sử dụng các lực lượng tham gia vận
động, thuyết phục quần chúng, ngăn ngừa các hành động quá khích, cực đoan,
biểu tình, tụ tập đông người gây rối, ngăn ngừa các hành động phá hoại tài
sản của nhà nước và nhân dân…
+ Trong thời gian vừa qua, chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông còn nhiều hạn chế
Trong sự nghiệp xây dựng phát triển thị xã Hà Đông, công tác dân vận
của của các cơ quan, đơn vị có vai trò rất to lớn, góp phần quan trọng vào bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển KT-XH. Tuy nhiên,
thời gian qua, chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn thị xã Hà Đông nhiều hạn chế; nội dung và phương pháp công tác
dân vận chưa thực sự đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển thành phố trong tình
hình mới.
Hơn bao giờ hết, đây là lúc các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh đổi mới nội
dung, phương thức về công tác dân vận; tăng cường phối hợp với các cấp ủy,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trên địa bàn; tham gia xây dựng,
3


4
củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là những nơi xung yếu, địa bàn trọng
điểm. Cần đổi mới hình thức và nâng cao hiệu quả tổ chức “tổ công tác dân
vận” và thực hiện “làm công tác dân vận”; coi trọng việc củng cố, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị, các tổ đội công tác dân vận; xác
định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, phương pháp công tác; nâng cao
khả năng và nghệ thuật làm công tác dân vận, công tác vận động quần chúng;
chú trọng chất lượng và hiệu quả các hoạt động kết nghĩa; xây dựng các điển
hình, mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố.
Hiện tại, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống

và chuyên sâu về vấn đề chất lượng công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn thị xã Hà Đông. Do vậy, đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng
công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông trong
tình hình mới” là đề tài khoa học có tính cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực trong
tình hình hiện nay.
3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ở nước ta, công tác dân vận nói chung, công tác dân vận của các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông nói riêng, có vai trò rất quan trọng và được
tiến hành thường xuyên, liên tục dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng và sự điều
hành của chính quyền các cấp.
Tuy nhiên, nghiên cứu về chất lượng công tác dân vận nói chung, chất
lượng công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông nói
riêng , cũng chưa thật sự được chú trọng, các công trình nghiên cứu về chủ đề
này còn rất khiêm tốn.
Đã có một số công trình nghiên cứu dưới dạng các đề tài khoa học, các báo
cáo tổng kết, bài viết trên các tạp chí, sách tham khảo hoặc chuyên khảo. Có thể
tổng quan tình hình nghiên cứu theo các vấn đề nghiên cứu chủ yếu sau:
Các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác dân vận cần được nghiên
cứu quán triệt và vận dụng trong thực tiễn.
1- Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” .
2- Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 09 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác dân vận.
4


5
3- Chương trình số 03-CTr của Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội và Ban
Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội về "Phối hợp tăng cường công tác dân vận trên

địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2016"
4- Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về
xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
5- Chỉ thị số 10/CT-TW ngày 28/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở
6- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Một số công trình, tài liệu nghiên cứu trong nước về công tác dân vận
1- Những vấn đề trọng tâm trong công tác dân vận của Đảng theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội XI. Nguyễn Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó
Trưởng ban Thường trực, Ban Dân vận Trung ương
2- Công tác dân vận trong tình hình mới. Nguyễn Duy Việt, Phó trưởng
Ban Dân vận Trung ương.
3- Yêu cầu mới đối với công tác dân vận hiện nay. GS.TS. Hoàng Chí
Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương
4- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng- Trần Văn Hoài.
Khoa Xây dựng Đảng, HVCTQG, Hà Nội
5- Sự nghiệp đổi mới và đổi mới công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ Hà
Nội. Nxb Hà Nội, 2006
6- Hệ thống dân vận tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Báo cáo
tổng kết công tác dân vận năm 2012 tại Hội nghị dân vận Thành ủy Hà Nội
18/1/2013
7- Quy chế làm việc tổ dân vận tổ dân phố của Đảng ủy phường Thạch
Bàn, quân Long Biên-2013
8- Hiệu quả từ các mô hình “Dân vận khéo”. Báo cáo sơ kết về thực hiện
mô hình “Dân vận khéo” năm 2012 của Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
9- Hệ thống dân vận tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Báo cáo
tổng kết công tác dân vận năm 2012 tại Hội nghị dân vận Thành ủy Hà Nội
18/1/2013.

5


6
a) Các công trình đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận về công tác dân vận ở
nước ta như:
Vai trò quan trọng của công tác dân vận; vai trò của công tác dân vận
trong thực thi quyền lực chính trị; luận giải rõ được nội dung Tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác dân vận; công tác dân vận của chính quyền các cấp; công tác
dân vận trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế
b) Các công trình bước đầu đã làm rõ những kết quả công tác dân vận
đạt được từ công cuộc đổi mới của Đảng ta
Trong những năm đổi mới vừa qua, công tác dân vận của Đảng được
đổi mới phù hợp với từng giai đoạn, đối tượng, lĩnh vực. Tuy nhiên, cũng
phải nghiêm túc nhận rõ thực trạng hiện nay là: Nhân dân rất bức xúc trước
tình trạng thoái hóa, biến chất, quan liêu, mất dân chủ, thiếu gương mẫu,
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy danh
hiệu thi đua của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền;
những tiêu cực trong y tế, giáo dục; tình hình thiếu trách nhiệm, yếu kém
trong lãnh đạo của các tổ chức Đảng, yếu kém trong quản lý, điều hành, tổ
chức thực hiện của các cơ quan Nhà nước, của chính quyền các cấp để thất
thoát lớn tài sản Nhà nước; những người có chức, có quyền khi sai phạm chưa
được xử lý nghiêm, một số vụ sai phạm lớn nhưng người đứng đầu, quản lý,
điều hành không bị kỷ luật, không chịu trách nhiệm và tình hình xuống cấp
đạo đức xã hội, tội phạm hình sự, nạn cờ bạc, ma túy, tai nạn giao thông…
tăng cao.
Từ thực tiễn công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới cho thấy, việc đổi
mới công tác dân vận trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội là vấn đề rất
cần thiết và cấp bách hiện nay.
c) Đã làm rõ một số vấn đề về công tác dân vận

Các công trình nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề về công tác dân vận
trên như: Công tác dân vận góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong
xây dựng nông thôn mới; công tác dân vận đã gắn liền với phát huy vai trò làm
chủ của nhân dân; công tác dân vận góp phần tạo niềm tin, tập hợp sức mạnh…
d) Những vấn đề các công trình chưa đề cập về công tác dân vận
Mặc dù các công trình, các đề tài khoa học và các báo cáo tổng kết đã
nghiên cứu, đề cập tương đối sâu, toàn diện về công tác dân vận và chất lượng
6


7
công tác dân vận, nhưng còn nhiều vấn đề về công tác dân vận nói chung, chất
lượng công tác dân vận nói riêng, chưa được làm rõ, như:
Chưa làm rõ tính chất đặc thù, đặc trưng của công tác dân vận trong thời kỳ
đổi mới, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ở nước ta; chưa làm rõ những yêu cầu
mới đối với công tác dân vận trong tình hình mới; chưa làm rõ những tâm tư, tình
cảm, bức xúc của nhân dân; chưa làm rõ nguyên nhân sự yếu kém của công tác dân
vận.
Do vậy, khi nghiên cứu tổng quan về tình hình công tác dân vận và chất
lượng công tác dân vận trên địa bàn thị xã Hà Đông thời gian qua, một mặt phải
xem xét khách quan, toàn diện cả quá trình hình thành, phát triển của công tác
dân vận dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phạm vi cả nước,
mặt khác, cần tập trung nghiên cứu kỹ “vấn đề dân vận” với các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn thị xã Sơn Tâ Hà Đông thời gian vừa qua, để từ đó đánh giá chính
xác, khách quan, khoa học về vai trò của công tác dân vận đối với sự nghiệp xây
dựng phát triển thị xã Hà Đông trong tình hình mới
4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Khách thể nghiên cứu của đề tài là công tác dân vận của các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn thị xã Sơn Tây Hà Đông trong tình hình mới.
Về nhận thức nâng cao chất lượng công tác dân vận

Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với mọi người, tuy nhiên chất
lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Chất lượng có thể hiểu khái
quát, đó là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm hay một quá
trình để đáp ứng các yêu cầu của một chủ thể và các bên có liên quan.
Chất lượng hiểu theo một cách chung nhất, là cái tạo nên phẩm chất, giá
trị của một sự vật, một hiện tượng. Đối với hàng hoá, có thể sử dụng các trang
thiết bị kỹ thuật để kiểm định và đánh giá chất lượng dựa trên các thông số đo
được so với tiêu chuẩn đã đăng ký. Nhưng với một hoạt động xã hội thì giá trị
mà nó mang lại cho xã hội rất khó nhận biết, khó đo lường và đánh giá, thậm chí
sau một thời gian dài, khi mà hoạt động đó đã chấm dứt người ta mới thấy hết
giá trị của nó. Song không vì thế mà không thể đánh giá được chất lượng của nó.
Chất lượng của một hoạt động xã hội cũng có thể được đánh giá thông qua việc
đánh giá chất lượng từng thao tác của hoạt động đó và thông qua việc so sánh
7


8
kết quả đạt được với mục tiêu đề ra cho hoạt động đó. Suy xét đến cùng, chất
lượng của hoạt động xã hội thể hiện ở kết quả xã hội mà nó mang lại.
Hiểu đúng khái niệm chất lượng công tác dân vận là rất khó, bởi vì chất
lượng công tác dân vận là chất lượng của một loại hoạt động xã hội, một khái niệm
thuộc phạm trù định tính; do vậy, nhận thức đúng vấn đề “nâng cao chất lượng
công tác dân vận” cũng rất khó và trìu tượng.
Từ nhận thức về chất lượng công tác dân vận, có thể rút ra: Nâng cao
chất lượng công tác dân vận là tổng thể các hoạt động có tổ chức, kế hoạch
của chủ thể và đối tượng thông qua các chủ trương, hình thức, biện pháp tiến
hành tác động vào các yếu tố hợp thành chất lượng công tác dân vận, nhằm
tạo ra chất lượng công tác dân vận đạt trình độ cao hơn hiện có, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Từ nhận thức trên, có thể rút ra:

Chất lượng công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà
Đông là giá trị tổng hợp của các yếu tố, bao gồm: chất lượng các mặt hợp thành
quy trình công tác dân vận; kết quả công tác dân vận và kết quả góp phần tạo nên
chuyển biến kinh tế - xã hội và phát triển thị xã Hà Đông trong tình hình mới.
Giới hạn nghiên cứu đề tài là nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nâng cao
chất lượng công tác dân vận đối với các cơ quan, đơn vị (thuộc quản lý của Nhà
nước) trên địa bàn thị xã Hà Đông trong tình hình mới.
5. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác dân vận và làm rõ thực trạng
công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông, đề tài
đề xuất những giải pháp góp phần củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân
đối với Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với các cơ
quan, đơn vị, tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng và phát triển thị xã Hà
Đông trong tình hình mới
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về nội dung công tác dân vận, chất lượng
và nâng cao chất lượng công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị
xã Hà Đông.
8


9
- Đánh giá thực trạng chất lượng công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn thị xã Hà Đông trong giai đoạn 2009 - 2015 và dự báo xu hướng
phát triển công tác dân vận trong quá trình đổi mới hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công
tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông trong tình hình
mới.
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông trong tình
hình mới.
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn tiến hành công tác dân vận của các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông trong tình hình mới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, là cơ sở
để giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vận dụng vào thực tiễn trong
công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông đạt hiệu
quả cao.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận; phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác-Lênin, đề tài vận dụng phương pháp: lịch sử-lôgíc; hệ thốngcấu trúc; phân tích-tổng hợp, điều tra xã hội học, kết hợp với phương pháp
chuyên gia đề nghiên cứu. Trong đó, các phương pháp chủ đạo là: phân tích tổng
hợp, hệ thống – cấu trúc, điều tra xã hội học.
Vận dụng các kỹ thuật nghiên cứu trong khoa học xã hội như: sử dụng
các kỹ thuật nghe, nhìn trong điều tra khảo sát; vận dụng tư duy lôgic và kỹ
thuật so sánh, phân tích-tổng hợp số liệu một cách biện chứng, khoa học.
8. KẾT CẤU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Bố cục của đề tài (Báo cáo khoa học tổng kết đề tài) gồm: Mở đầu, ba
chương, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo. Nội dung nghiên cứu
của đề tài dự kiến được triển khai theo kết cấu:

9


10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN

ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ ĐÔNG
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, VÀ THỊ XÃ HÀ ĐÔNG
VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác dân vận
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận
1.1.4. Quan điểm của thị xã Sơn Tâyvề công tác dân vận
1.2. BIỆN PHÁP CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN
VỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ ĐÔNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1.2.1. Vị trí vai trò công tác dân vận
1.2.2.Nội dung, hình thức biện pháp công tác dân vận
1.2.2.1. Nội dung công tác dân vận
1.2.2.2. Hình thức biện pháp công tác dân vận
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG, NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN
VẬN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ ĐÔNG
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1.3.1. Chất lượng và nâng cao chất lượng công tác dân vận
1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác dân vận của các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông trong tình hình mới
Kết luận chương 1

10


11
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA
CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

HÀ ĐÔNG TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG
TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ
ĐÔNG
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CẤP ỦY, CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG TIẾN HÀNH
CÔNG TÁC DÂN VẬN VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
HÀ ĐÔNG
2.3. THỰC TRẠNG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ HÀ ĐÔNG THAM GIA XÂY DỰNG CƠ SỞ ĐỊA PHƯƠNG VỮNG
MẠNH TOÀN DIỆN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
2.3.1. Vai trò lãnh đạo, chỉ huy và đội ngũ cán bộ dân vận các cấp đối
với công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông
2.3.2. Phương pháp, hình thức công tác dân vận của các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn thị xã Hà Đông trong thời gian vừa qua
2.3.3. Kết quả công tác dân vận và sự tác động đối với phát triển kinh
tế-xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh của thị xã Hà Đông
Kết luận chương 2

11


12
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN
CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
HÀ ĐÔNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
3.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC CHI PHỐI
ĐẾN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ RÊN ĐỊA BÀN

THỊ XÃ HÀ ĐÔNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực
3.1.2. Tình hình trong nước
3.2. YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN
CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

HÀ ĐÔNG

TRONG TÌNH HÌNH MỚI
3.2.1. Tăng cường xây dựng các tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn thị xã Hà Đông vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
cho mọi người về vị trí, vai trò và yêu cầu công tác dân vận trong tình hình
mới
3.2.3. Đổi mới nội dung, đa dạng hoá các hình thức công tác dân vận
cho phù hợp với từng địa bàn và từng loại hình cơ quan, đơn vị
3.2.4. Tập trung xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của hệ thống cơ quan và cán bộ dân vận
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN
CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ HÀ ĐÔNG TRONG
TÌNH HÌNH MỚI
3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng nâng
cao nhận thức, đổi mới tư duy về công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn thị xã Hà Đông trong tình hình mới
3.3.2. Củng cố, kiện toàn tổ chức lực lượng đảm nhiệm công tác dân
vận của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông trong tình hình
mới
12



13
3.3.3. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý điều
hành của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đối với công tác dân vận của trên địa
bàn thị xã Hà Đông trong tình hình mới
3.3.4. Tăng cường phối hợp, hợp tác giữa các các cơ quan, đơn vị trên
địa bàn, tiến hành công tác dân vận trong tình hình mới
3.3.5. Đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động công tác dân vận
của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông trong tình hình mới
Kết luận chương 3

13


14
KẾT LUẬN
- Nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ chính trị của
các cơ quan, đơn vị trong công tác dân vận. Ngoài việc tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục, thì mỗi cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông cần tiếp tục
quán triệt, tổ chức triển khai các nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của
Nhà nước, Thành ủy Hà Nội, Thành ủy thị xã Hà Đông... về công tác dân vận, cụ
thể hóa thành các quy chế, quy định để công tác dân vận tiếp tục phát huy hiệu
quả, góp phần củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường
mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với các cơ quan, đơn vị trên cùng địa bàn, tạo
sự đồng thuận xã hội trong xây dựng và phát triển thị xã Hà Đông trong tình hình
mới.
- Để thực sự nâng cao chất lượng công tác dân vận của các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn thị xã Hà Đông, công tác dân vận cần thiết thực, hướng tới nhiệm
vụ cụ thể, có trọng tâm trọng điểm, như: tuyên truyền, phổ biến chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước; đổi mới nội dung và hình thức giao lưu, kết

nghĩa; trực tiếp giúp dân xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi, phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi
trường, vệ sinh thôn, bản; phòng chống thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn;
giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, ổn định sản xuất, cải thiện đời sống; tiếp tục
thực hiện tốt các chính sách xã hội, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn…
- Đề tài cũng góp phần làm rõ trách nhiệm các cấp ủy, lãnh đạo của các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn trong việc gắn công tác dân vận với công tác xây dựng
Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị; chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp công
tác vận động quần chúng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; củng cố kiện
toàn hệ thống tổ chức, các phòng, ban dân vận; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm
công tác dân vận các cấp, bồi dưỡng cán bộ tham gia công tác dân vận; xây
dựng các tổ chức quần chúng, đưa công tác vận động quần chúng thành một tiêu
chí thi đua ở cơ sở.
- Việc tổ chức thực hiện tốt và hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn thị xã Hà Đông là góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh
thần và trách nhiệm phục vụ nhân dân; đồng thời, cùng các tầng lớp nhân dân thi
14


15
đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, giữ vững an ninh, quốc phòng; góp
phần xây dựng và phát triển thị xã Hà Đông vững mạnh trong tình hình mới.
10. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân vận đối với
các doanh nghiệp nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài) trên
địa bàn thị xã Hà Đông.
Thực tiễn trong thời gian vừa qua, trên địa bàn thị xã Hà Đông các doanh
nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư từ nước ngoài, với mục đích chính của
các doanh nghiệp là kinh doanh, sản xuất để thu lợi nhuận là chính. Vì vậy,
những hoạt động xã hội, tham gia công tác dân vận của các doanh nghiệp này

còn yếu, kém. Do vậy, nhiều bất cập, mâu thuẫn giữa nhân dân trong thành phố
với các doanh nghiệp còn tồn tại chưa được giải quyết: tranh chấp đất đai; giữ
gìn và làm sạch sẽ môi trường; thực hiện và chấp hành các quy định của thành
phố, huyện, phường, xã, chưa nghiêm… Từ những mâu thuẫn trên, một số quần
chúng nhân dân tại khu vực do quá bức súc đã đấu tranh, biểu tình, cao hơn là
đập phá tài sản của các doanh nghiệp, gây ra tình trạng rối loạn an ninh, trật tự
an toàn xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, sự phát triển
bền vững của thị xã Hà Đông.
Nguyên nhân chính của tồn tại những mâu thuẫn này là do các doanh
nghiệp chưa làm tốt công tác dân vận, chưa chủ động, tích cực tham gia thực
hiện các chính sách xã hội… Để khắc phục tình trạng trên, các doanh nghiệp cần
có trách nhiệm, tích cực hơn nữa, chủ động thực hiện có chất lượng công tác dân
vận nhằm giữa các doanh nghiệp với nhân dân có sự sẻ chia, đồng thuận cùng
nhau chung tay khắc phục mọi khó khăn xây dựng thị xã Hà Đông phát triển.
Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân vận
đối với các doanh nghiệp nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước
ngoài) trên địa bàn thị xã Hà Đông là nội dung có thể cần tiếp tục được nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ được vận dụng vào thực tiễn góp phần giữ vững
được an ninh, trật tự xã hội, ổn định chính trị là cơ sở, điều kiện để thị xã Hà
Đông phát triển vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng thành
phố trong tình hình mới.
15


16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Học tập và làm theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng,hết
sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, Nxb CTQG, Hà Nội.
2. Trần Văn Bính (2013), “Biến đổi trong hệ chuẩn mực đạo đức xã hội nước ta

trước tác động của nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Cộng sản.
3. Bộ Quốc phòng,(2002), Điều lệnh Quản lý bộ đội, Nxb QĐND, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI, Xuất bản: Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
7. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Đạođức học,
Nxb CTQG, Hà Nội.
8. V.I.Lênin (2005), “Nhiệm vụ Đoàn thanh niên”, Toàn tập, tập 41, Nxb
CTQG, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Long (2006), Giáo trình Đạo đức học, Nxb CTQG, Hà Nội.
10.C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), “Gia đình thần thánh”, Toàn tập, tập 2, Nxb
CTQG, Hà Nội.
11.C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), “Hệ tư tưởng Đức”, Toàn tập, tập 3, Nxb
CTQG, Hà Nội.
12.C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), “Chống Đuy Rinh”, Toàn tập, tập 20, Nxb
CTQG, Hà Nội.
13.C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), “Lứt - Vích Phoi - ơ - bắc và sự cáo chung
của triết học cổ điển Đức”, Toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội.
14.Mẫn Văn Mai (2001), Nâng cao đạo đức của đội ngũ cán bộ cấp phân đội
trong giai đoạn hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội.

16



×