Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần năng lượng sinh học phú tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.18 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
PHẦN I:1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG
SINH HỌC PHÚ TÀI.....................................................................................................4
1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài...4
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài..................4
1.2.1 Chức năng.............................................................................................................4
1.2.2 Nhiệm vụ............................................................................................................... 5
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài...5
1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý................................................................5
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.........................................6
1.4 Các hoạt động chính của công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài....................7
1.4.1 Đặc điểm thị trường..............................................................................................7
1.4.2 Đặc điểm sản phẩm...............................................................................................7
1.5 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Năng lượng sinh học
Phú Tài.............................................................................................................................. 9
PHẦN II2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NĂNG LƯỢNG SINH HỌC PHÚ TÀI.......................................................................11
2.1 Lập báo cáo tài chính................................................................................................11
2.1.1 Bảng cân đối kế toán...........................................................................................11
2.1.1.1 Cơ sở lập bảng cân đối kế toán......................................................................11
2.1.1.2 Nội dung........................................................................................................11
2.1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................................12
2.1.2.1 Cơ sở lập báo cáo...........................................................................................12
2.1.2.2 Nội dung........................................................................................................12
2.1.3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ..........................................................................12
2.1.3.1 Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.............................................................12
2.1.3.2 Nội dung........................................................................................................12
2.2 Phân tích báo cáo tài chính........................................................................................14
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán............................................................................14
2.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................................................17


2.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ...................................................................20
2.2.3.1 Phân tích sự thay đổi của lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh. . .21
2.2.3.2 Phân tích sự thay đổi của lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư...........21
2.2.3.2 Phân tích sự thay đổi của lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính.......21
2.2.4 Phân tích tài chính...............................................................................................25
2.2.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán.....................................................................25
2.2.4.2 Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động.......................................................27
2.2.4.3 Các tỷ số đòn bẩy tài chính...............................................................................30
2.2.4.4 Các tỷ số sinh lời..............................................................................................32
1


2.3 Kế toán tài chính.......................................................................................................35
2.3.1 Kỳ kế toán đơn vị tiền tệ sử dụng........................................................................35
2.3.2 Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng...............................................................35
PHẦN III3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG SINH HỌC PHÚ TÀI....................................................37
3.1 Những kết quả đạt được............................................................................................37
3.2 Những hạn chế còn tồn tại........................................................................................37
3.3 Nguyên nhân của những hạn chế..............................................................................37
3.4 Giải pháp................................................................................................................... 38
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 40
PHỤ LỤC......................................................................................................................42
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................53
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.............................................................................54
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP........................................................................55
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................................56

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập tại khoa TC-NH&QTKD trường đại học Quy Nhơn chúng em

đã được tiếp cận và trang bị cho mình về lý luận, các học thuyết về kinh tế và bài giảng
của thầy cô về tài chính, martketting, sản xuất…Tuy nhiên để khỏi bỡ ngỡ khi ra trường,
nhà trường đã tạo cơ hội cho chúng em được tiếp cận thực tế, từ đó kết hợp với kiến thức

2


đã học hình thành nên nhận thức khách quan xoay quanh những kiến thức về quản lý
doanh nghiệp.
Mục đích của báo cáo: nhằm cung cấp những thông tin cần thiết giúp đánh giá khách
quan về sức mạnh tài chính của công ty, khả năng sinh lời và triển vọng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn tìm hiểu và làm quen với các vấn đề thực tế ở
công ty.
Đối tượng nghiên cứu: quá trình hoạt động của công ty trong giai đoạn 2013-2015
Phương pháp nghiên cứu: báo cáo áp dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận, kết hợp với phương pháp phân tích
tổng hợp, thống kê…
Kết cấu của báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài.
Phần II: Phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú
Tài.
Phần III: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty cổ phần Năng lượng
sinh học Phú Tài.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình hoàn thành bài báo cáo nhưng không thể tránh
khỏi nhiều thiếu sót nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của GVHD để bài báo
cáo hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Hoàng Nhất


PHẦN I:1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG SINH HỌC
PHÚ TÀI
1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú
Tài
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG SINH HỌC PHÚ TÀI.
- Tên giao dịch: PHU TAI BIO-ENERGY.
3


Địa chỉ: Lô 23B, đường Trung Tâm, khu công nghiệp Phú Tài, TP. Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định.
- Điện thoại: 056.3841888
- Mã số thuế: 4101258588.
- Công ty được thành lập vào ngày 6/10/2011 do ông Nguyễn Thanh Nhã/
Nguyễn Thanh Phong làm giám đốc. Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng
và mở tài khoản tại BIDV Phú Tài, NH Ngoại Thương VN – CN Phú Tài, với
số vốn điều lệ là 60 tỷ đồng, được chia thành 6.000.000 cổ phần với mệnh giá
là 10.000 đồng/cổ phần.
- Hiện nay công ty giải quyết việc làm cho gần 300 người, với mức lương bình
quân khoảng 8.000.000 đồng/người/tháng. Năm 2011, công ty chuyên sản xuất
ván sàn và các mặt hàng gỗ xuất khẩu. Đến năm 2012 tập trung sản xuất viên
nén gỗ sang các thị trường nước ngoài. Từ năm 2013 đến nay thì mở rộng xuất
khẩu sang các thị trường như Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản…kim ngạch
xuất khẩu của công ty đạt khoảng 20.000.000 USD/ năm. Công ty đang ngày
càng từng bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Quy mô hiện tại của công ty bao gồm 4 công ty thành viên ở khắp các huyện
thuộc tỉnh Bình Định:
+ Ở huyện Vân Canh có công ty cổ phần Năng lượng sinh học Vân Canh.

+ Ở huyện Tây Sơn có công ty cổ phần Năng lượng Thiện Minh.
+ Ở huyện Phù Mỹ có công ty cổ phần Năng lượng Bình Định.
+ Ở huyện Hoài Nhơn có công ty Năng lượng Hà Tiên.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Năng lượng sinh học Phú Tài
1.2.1 Chức năng
- Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí với các cơ quan chức
năng của Nhà nước.
- Thực hiện theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc
kí hợp đồng lao động, đồng thời ưu tiên sử dụng lao động của địa phương.
- Tìm kiếm, kí kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài
nước.
- Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kì theo quy định của Nhà nước
1.2.2 Nhiệm vụ
- Nắm bắt khả năng kinh doanh, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để
xây dựng và thực hiện các phương án sản xuất có hiệu quả.
- Quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện phân phối thu nhập hợp lý, chăm lo đời
sống tinh thần vật chất cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Các phòng, ban và cán bộ lao động có nhiệm vụ xây dựng các biện pháp an
toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.
- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của nộp doanh
nghiệp với phương châm năm sau cao hơn năm trước. Làm tốt nghĩa vụ với
-

4


Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dưới
hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch tài chính cho phù hợp để sản xuất kinh doanh, tổ chức
và theo dõi các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp và ngoài doanh

nghiệp nhằm cân đối tình hình tài chính.
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú
Tài
1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài được tổ chức như
sau:
- Bộ phận trực tiếp: tham gia các công đoạn sản xuất của nhà máy.
- Bộ phận gián tiếp: gồm bộ phận quản lý, bộ phận kinh doanh, bộ phận phục vụ
sản xuất.

Chú thích:

: quan hệ chỉ đạo

ĐHĐCĐ
Ban kiểm soát

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Phòng
Kế toán

Phòng
Kinh Doanh

5

Phòng ĐỐC
BAN GIÁM
Sản Xuất


Phòng
Hành Chính
Nhân Sự

Phòng
Thu Mua Và
Kho Vận


Sơ đồ 1. Bộ máy Tổ tổ chức quản lý công ty
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài được tổ chức
theo kiểu trực tuyến chức năng, một mặt giúp cho Ban Giám Đốc toàn quyền quyết định,
mặt khác có thể phát huy chuyên môn của từng phòng, ban, bộ phận liên hệ chặt chẽ với
nhau trong suốt quá trình hoạt động.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được thể hiện như sau:
- Hội đồng quản trị: đâị diện cho Đại hội đồng cổ đông hoạt động dưới sự kiểm
tra, kiểm soát của Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch sản
xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của công ty, tham gia bổ nhiệm, bãi
nhiệm, cách chức giám đốc, các bộ quản lý, quyết định cơ cấu kinh doanh.
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: là người chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ
hoạt động của công ty, trực tiếp phụ trách kinh doanh. Là người lãnh đạo phụ
trách chung và là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp trước nhà nước
và pháp luật. Giám đốc công ty phân công, phân nhiệm hay ủy quyền cho
phó giám đốc, trưởng phòng các ban chức năng một số mặt hoạt động của
công ty theo chế độ cá nhân phụ trách.
+ Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc
Giám đốc ủy quyền và phân công cụ thể, chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ xây

dựng và hướng dẫn thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn định mức của đơn vị.
- Các phòng ban
+ Phòng Kế Toán: chịu trách nhiệm hạch toán kế toán theo đúng quy định của
nhà nước, tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán,
giúp Giám đốc công ty về công tác quản lý, sử dụng vốn (tài sản, nguyên vật
liệu, tiền vốn, chi phí sản xuất kinh doanh) để đạt được mục đích đề ra của
6


Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, phù hợp với chủ trương, chính
sách pháp luật hiện hành, các quy định của Nhà nước về kế toán thống kê.
+ Phòng Kinh doanh: có chức năng nắm bắt thông tin kinh tế thị trường, xây
dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư cho từng giai đoạn, lập phương
án kinh doanh cụ thể và giám sát thực hiện, tham mưu cho Giám đốc công ty
về đầu tư, sản xuất kinh doanh.
+ Phòng Sản xuất: đứng đầu là Quản đốc phân xưởng là người có nhiệm vụ chỉ
đạo chung cho toàn phân xưởng sản xuất thông qua các trưởng ca.
+ Phòng Hành chính nhân sự: chuyên quản lý và tổ chức nhân sự, bổ nhiệm,
bãi nhiệm, điều động nhân sự cho các phòng, ban, các bộ phận sản xuất của
công ty, theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách CBCNV trong công ty,
kiểm tra, kiểm soát nhân sự tại các phòng, ban.
+ Phòng Thu mua và kho vận: làm nhiệm vụ tổng hợp, đề xuất thu mua nguyên
vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, công tác quản lý, kiểm tra
vật tư, thiết bị.
1.4 Các hoạt động chính của công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài
1.4.1 Đặc điểm sản phẩm
Công ty chuyên sản xuất viên nén gỗ ( Viên gỗ nén là một loại nhiên liệu sinh học, nó
có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên hay còn gọi là vật liệu sinh khối như dăm
bào, mùn cưa hoặc từ các loại gỗ thải loại. Nói cách khác, chúng được sản xuất hoàn toàn
từ các phế phẩm lâm nghiệp.) xuất khẩu sang các thị trường như Hàn Quốc, Hồng Kông,

Nhật Bản…
1.4.2 Đặc điểm thị trường
 Thị trường đầu vào
Nguồn nguyên liệu đầu vào gồm các sản phẩm lâm sản, hay các lâm trường, các ngồn
nguyên liệu thô như mùn cưa, gỗ mảnh hay các loại gỗ không còn khả năng tái sử dụng
cho mục đích chế tác vv… được cung cấp thông qua thị trường trong nước.
 Thị trường đầu ra
Viên nén gỗ của công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc,
Hồng Kông…. Đối với thị trường trong nước công ty không có ý định hướng tới.
1.4.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất
Để tạo ra sản phẩm, công ty tổ chức sản xuất theo một dây chuyền liên tục. Quá trình
sản xuất ra viên nén gỗ của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Nghiền
nguyên liệu
thô

Tạo độ ẩm
cho mùn cưa

7

Tạo hình viên
nén mùn cưa


Kho chứa thành
phẩm

Đóng bao jumbo


Làm mát viên nén
mùn cưa

Sơ đồ 2. Quy trình sản xuất công ty
(Nguồn: Phòng sản xuất công ty)
-

-

-

-

-

Nghiền nguyên liệu: nguyên liệu sản xuất viên nén gỗ thường là mùn
cưa xẻ gỗ, mùn cưa từ tre nứa hay dăm bào…Những loại nguyên liệu
có kích cỡ ban đầu lớn như thân cây, cành cây hay gỗ vụn sẽ được đưa
vào hệ thống nghiền để nghiền thành mùn cưa có kích thước phù hợp,
khi mùn cưa đạt kích thước đồng đều sẽ tạo ra viên củi nén đẹp và tỷ
trọng cao.
Tạo độ ẩm cho mùn cưa: độ ẩm lý tưởng đối với nguyên liệu sản xuất
viên nén mùn cưa là khoảng 10-14%. Tạo độ ẩm thích hợp cho mùn
cưa bằng cách đưa lên băng tải vào hệ thống sấy. Sau khi qua hệ thống
sấy, mùn cưa đạt độ ẩm thích hợp sẽ được đưa lên băng tải vào hệ
thống nén để tạo hình sản phẩm.
Tạo hình viên nén mùn cưa: sau khi nguyên liệu đạt độ ẩm thích hợp
sẽ được đưa vào miệng nạp của máy ép viên thông qua băng tải, vít
tải. Hệ thống này sẽ cung cấp nguyên liệu một cách đều đặn vào

miệng nạp nguyên liệu của máy nén viên. Sau khi nguyên liệu được
nén với áp suất cao sẽ cho ra viên có kích thước đồng đều và cứng mà
không cần dùng đến phụ gia hay hóa chất.
Làm mát viên nén gỗ: sau khi được đưa ra khỏi máy nén, viên nén
mùn cưa mới ra lò sẽ có nhiệt độ cao. Tiếp theo là đưa viên nén vào hệ
thống làm mát bằng các băng tải, máy làm mát sẽ làm giảm nhiệt độ
của viên nén. Làm mát đúng quy chuẩn làm cho viên nén mùn cưa sẽ
cứng hơn, không bị hồi ẩm và viên nén sẽ rất tốt sau đó khi đưa vào sử
dụng.
Đóng bao jumbo: viên nén mùn cưa sau khi được làm mát sẽ được đưa
vào phễu của máy đóng gói và sau đó được đóng kín bằng bao jumbo
600kg, 800kg.

8


Kho chứa thành phẩm: sau khi hoàn thành các công đoạn trên, KCS
tiến hành kiểm tra lại các mặt hàng đã đạt tiêu chuẩn chưa để nhập
kho.
1.5 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Năng lượng sinh
học Phú Tài
-

(Đơn vị tính: 1000 đồng)
CHỈ TIÊU
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
DT bán hàng và CCDV
1,362,128,629 1,553,437,575 1,739,054,063

DT thuần từ bán hàng và CCDV
1,309,820,457 1,545,349,528 1,738,002,037
LN thuần từ HĐKD
5,543,347
(133,917,301) (310,122,512)
Tổng LN kế toán trước thuế
6,808,887
20,178,826
15,565,390
Chi phí thuế TNDN hiện hành
760,986
2,514,478
1,945,674
LN sau thuế TNDN
5,326,901
17,664,348
13,619,716
(Nguồn: BBCKQHĐKD)
Bảng 1.1:Kết quả kinh doanh công ty từ năm 2013-2015
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty qua
các năm đều tăng. Doanh thu thuần có xu hướng năm sau đều tăng hơn so với năm trước.
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty lại không ổn định, tăng rồi lại giảm nhẹ. Tuy vậy
công ty làm ăn cũng đã có hiệu quả, có lời qua các năm.

Chỉ tiêu
DLDT
BEPR
ROE
ROA


Công thức
LNST/DTT
EBIT/TSBQ
LNST/VCSHB
Q
LNST/TSBQ

(Đơn vị tính: %)
Năm 2013
Năm 2014 Năm 2015
0.41
1.14
0.78
3.23
3.54
2.15
4.81

13.67

10.62

2.53
3.1
1.89
(Nguồn:BCĐKT&BCHQHĐKD)
Bảng 1.2: Các tỷ số sinh lời qua các năm

Hiệu quả kinh doanh được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
- Doanh lợi doanh thu: Tỷ số này cho biết lợi nhuận sau thuế chiếm bao nhiêu phần trăm

trong doanh thu; tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi, tỷ số này
lớn nghĩa là lãi càng lớn; tỷ số này mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh doanh thua lỗ.
Qua bảng trên ta thấy DLDT có biến động theo chiều hướng khác nhau giữa các năm, cụ

9


thể năm 2013 DLDT là 0.41% đến năm 2014 tăng lên là 1.14% nhưng năm 2015 lại giảm
xuống còn 0.78%.
- Sức sinh lời căn bản (BEPR): Nhìn chung BEPR biến đổi liên tục qua các năm, cụ thể
năm 2013 là 3.23% đến năm 2014 là 3.54% và đến năm 2015 là 2.15%. BEPR phản ánh
khả năng sinh lời của Công ty chưa kể đến sự ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
Sức sinh lời căn bản năm 2014 có tăng lên nhưng nhanh chóng giảm trong năm 2015
chứng tỏ Công ty đang có dấu hiệu không tốt trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số này cho biết cứ 100đ VCSH sử dụng sẽ tạo ra
được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Cũng như DLDT, ROE cũng có những biến động khác
nhau qua các năm hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể, năm 2013 ROE là 4.81% đến
năm 2014 tăng lên thành 13.67% và năm 2015 giảm xuống còn 10.62%. Nguyên nhân tăng
mạnh này là do lơi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 tăng lên cao khoảng hơn 12 tỷ
VND. Điều này cho thấy việc quản lý VCSH của công ty chưa thật sự hiệu quả.
- Doanh lợi tài sản (ROA): Tỷ số này cho biết cứ 100đ tài sản sử dụng sẽ tạo ra được bao
nhiêu lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung, doanh lợi tài sản cũng có biến động theo xu hướng
giống như DLDT và ROE. Cụ thể con số này qua 3 năm là 2.53%, 3.1% và 1.89%. Công
ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản của mình.
Để được hiểu rõ hơn, những tỷ số này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần II.
Nhìn chung, Công ty làm ăn có hiệu quả và hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong
suốt 3 năm vừa qua. Tuy vậy, công ty cũng cần phải có những kế hoạch cụ thể để quản lý
tốt VCSH và tổng TS của mình.

10



PHẦN II:2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG
LƯỢNG SINH HỌC PHÚ TÀI
2.1 Lập báo cáo tài chính
2.1.1 Bảng cân đối kế toán
2.1.1.1 Cơ sở bảng cân đối kế toán
Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết.
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.
2.1.1.2 Nôi dung và kết cấu bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo kế toán quan trọng nhất trong hệ
thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nó phản ánh khái quát tình hình tài sản của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và
nguồn hình thành tài sản. Về bản chất, Bảng CĐKT là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài
sản với nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả của DN.
Bảng CĐKT là tài liệu quan trọng để phân tích, đánh giá một cách tổng quát tình hình
và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế tài chính của
doanh nghiệp.
Nội dung về kết cấu của Bảng CĐKT bao gồm các phần sau:
Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản.
Phần nguồn vốn: phán ánh nguồn hình thành tài sản.
Hai phần “Tài sản” và “Nguồn vốn” có thể được chia hai bên (bên trái và bên phải) hoặc
một bên (phía trên và phía dưới). Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai
phần bao giờ cũng bằng nhau vì cùng phản ánh một lượng tài sản theo nguyên tắc
phương trình kế toán: Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn.
Phần tài sản được chia làm hai loại:
Loại 1: TSNH phản ánh giá trị của các loại tài sản có thời gian chuyển đổi thành tiền
trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.

Loại 2: TSDH phản ánh giá trị của các loại tài sản có thời gian chuyển đổi thành tiền
từ một năm hay một chu kỳ kinh doanh trở lên.
Phần nguồn vốn cũng được chia thành hai loại:
Loại 1: Nợ phải trả thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với các chủ nợ (người bán
chịu, người cho vay, Nhà nước, công nhân viên).
Loại 2: Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trước chủ sở
hữu đã đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
Như vậy, về mặt quan hệ kinh tế qua việc xem xét phần Tài sản cho phép chúng ta
đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng tài sản. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể
hiện “số tiềm lực” mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích
thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Khi xem xét phần Nguồn vốn, về mặt kinh tế,
người sử dụng thấy được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp
11


lý, người sử dụng thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký
kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay Ngân hàng, vay đối
tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với
cổ đông, với nhà cung cấp…
2.1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Cơ sở lập báo cáo.
Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.
Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ với các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
2.1.2.2 Nội dung và kết cấu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là một báo cáo tài chính kế toán tổng hợp
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.
Cùng với Bảng CĐKT, BCKQKD là một trong những báo cáo quan trọng nhất của hệ
thống báo cáo tài chính kế toán doanh nghiệp. Nó cung cấp số liệu cho người sử dụng
thông tin để kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp trong kỳ, so sánh với các kỳ trước và các doanh nghiệp khác trong cùng ngành để
nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động
nhằm đưa ra các quyết định tài chính cho phù hợp.
2.1.3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.1.3.1 Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng
thuyết minh báo cáo tài chính, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kỳ trước,…
2.1.3.2 Nội dung và kết cấu của bảng lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) là báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Căn cứ vào báo cáo này,
người ta có thể đánh giá được khả năng tạo tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh
nghiệp, khả năng thanh toán cũng như tình hình lưu chuyển tiền của kỳ tiếp theo, trên cơ
sở đó dự đoán được nhu cầu và khả năng tài chính của DN.
Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin bổ xung về tình hình tài chính của doanh
nghiệp mà BCĐKT và BCKQKD chưa phản ánh được do kết quả hoạt động trong kỳ của
doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều khoản mục phi tiền tệ. Cụ thể là, báo cáo LCTT
cung cấp các thông tin về luồng vào và ra của tiền và coi như tiền, những khoản đầu tư
ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi thành một khoản tiền
biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do sự thay đổi về lãi xuất. Từ đó, giúp cho người sử
dụng phân tích đánh giá khả năng tạo ra các luồng tiền trong tương lai, khả năng thanh
toán các khoản nợ, khả năng chi trả lãi cổ phần…
Nội dung và kết cấu của báo cáo LCTT bao gồm các phần sau:
Phần I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:
12


tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản thu thương mại, các chi phí bằng tiền như: tiền
trả cho người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), tiền
thanh toán cho công nhân viên về lương và BHXH, các chi phí khác bằng tiền ( chi phí

văn phòng phẩm, công tác phí…).
Phần II: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và
chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bao gồm: đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp như hoạt động XDCB, mua sắm TSCĐ, đầu
tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay,
đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu
do bán thanh lý TSCĐ, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, chi mua sắm, xây
dựng TSCĐ, chi để đầu tư vào đơn vị khác.
Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào
và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài
chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ
doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trả
nợ vay…Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan
như tiền vay nhận được, tiền thu do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền, do phát hành cổ
phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng
tiền…

2.2. Phân tích báo cáo tài chính
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Chỉ
tiêu
TSNH
TSDH
Tổng

Năm 2013
Số tiền
88,352,007
122,153,366
210,505,373


Năm 2014
Số tiền
464,038,475
105,936,402
569,974,876

Năm 2015
Số tiền
626,468,191
96,013,096
722,481,287
13

(Đơn vị tính: 1000 đồng)
2014/2013
2015/2014
(+/-)
%
(+/-)
%
375,686,468
425.22 162,429,716
35.00
-16,216,964
-13.28
-9,923,306
-9.37
359,469,503
170.77

152,506,411
26.76


TS
NPT
VCSH
Tổng
NV

99,749,333
110,756,040

440,802,136
129,172,740

594,176,829
128,304,458

341,052,803
18,416,700

341.91
16.63

153,374,693
-868,282

34.79
-0.67


210,505,373

569,974,876

722,481,287

359,469,503

170.77

152,506,411

26.76

(Nguồn:BCĐKT)
Bảng 3: Bảng khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty
Phân tích khái quát tình hình tài sản
Dựa vào bảng 3 ta thấy tổng tài sản của Công ty trong 3 năm liên tục tăng. Cụ thể, năm
2013 tổng TS của công ty là 210,505,373,000 đồng, đến năm 2014 là 569,974,876,000 đồng
tương ứng tăng 170.77%. Và đến năm 2015 tổng TS tiếp tục tăng với 722,481,287,000 đồng
tương ứng tăng 26.76% so với năm 2014. Sở dĩ tổng tài sản tăng liên tục trong các năm là do
TSNH năm 2014 tăng 425.22% tương ứng với 375,686,468,000 đồng, TSNH chiếm một tỷ
trọng khá lớn trong tổng TS, trong khi đó TSDH giảm 13.28% tương ứng 16,216,964,000
đồng, đến năm 2015 TSDH của công ty giảm 9.37% tương ứng 9,923,306,000 đồng. Như vậy
nhìn chung trong những năm vừa qua Công ty có chú trọng đến đầu tư nhưng chủ yếu là đầu
tư vào TSNH hơn là đầu tư.


(ĐVT: 1000 đồng)

Biểu Đồ 1: Biểu đồ biến động cơ cấu tài sản
Từ bảng số liệu về tình hình tài sản, ta thấy tổng tài sản tăng đều qua 3 năm. Năm 2014
tăng hơn gấp đôi so với năm 2013 với số tiền 359,469,503,000 đồng ứng với tốc độ tăng là
170.77%. Bước sang năm 2015 tỷ lệ tăng này có giảm so với năm 2014 chỉ tăng thêm với
tỷ lệ là 26.76%. Tổng tài sản tăng nguyên nhân chủ yếu do công ty tăng đầu tư vào TSDH.
Ta thấy tỷ trọng của TSNH trong tổng TS qua 3 năm đều tăng liên tục từ 41.97% năm
2013, qua năm 2014 tỷ lệ này là 81.41% và 86.71% năm 2015. Ngược lại tỷ trọng TSDH
14


trong tổng TS liên tục giảm từ 58,03% năm 2013 xuống còn 13,29% năm 2015. Việc gia
tăng đầu tư vào TSNH của công ty là rất tốt. Nó đáp ứng cho việc phát triển kinh doanh,
mở rộng quy mô và phát triển công ty. Nhìn chung tổng TS tăng chứng tỏ công ty đang mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Nhận xét chung về tình hình tài sản: qua phân tích trên ta thấy tình hình tài sản của
công ty có chiều hướng tăng lên và chủ yếu là do tài sản lưu động tăng. Trong cơ cấu tài
sản của công ty thì TSNH chiếm tỷ trọng cao. Việc gia tăng TSLĐ có thể cho ta thấy công
ty đang phát triển, mở rộng quy mô và có thể đáp ứng cho việc kinh doanh phát triển của
công ty. Tuy nhiên, trong kết cấu tài sản thì khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng
khá cao. Đây là điều không tốt. Công ty nên chú ý và cần có biện pháp phù hợp hạ thấp tối
thiểu hai khoản mục này. Công ty cần có chiến lược kinh doanh để thu hồi các khoản nợ và
giảm lượng hàng tồn kho tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn
Dựa vào bảng 3 ta thấy cùng với sự gia tăng lên của tài sản thì nguồn vốn của công ty
cũng liên tục gia tăng qua các năm từ 2013 đến 2015. Sở dĩ như vậy là do tổng NV bằng
tổng TS, cụ thể năm 2014 khi tổng TS tăng khiến cho nợ phải trả tăng 341.91% tương
ứng với 341,052,803,000 đồng so với năm 2013 và năm 2015 NPT tăng 34.79% tương
ứng với 153,374,693,000 đồng so với năm 2014. Ngược với sự gia tăng về nợ phải trả thì
VCSH giảm trong năm 2013 với mức giảm 0.67% tương ứng 868,282,000 đồng so với
năm 2014, năm 2014 so với 2013 có sự thay đổi với mức là 16.63% tương ứng

18,416,700,000 đồng.


(ĐVT: 1000 đồng)

Biểu đồ 2: Biểu đồ biến động cơ cấu nguồn vốn
Qua bảng phân tích sự biến động về nguồn vốn ta thấy: tổng nguồn vốn của công ty
tăng đều qua 3 năm liền. Nguyên nhân tăng nguồn vốn là do NPT và NVCSH tăng lên.
Cụ thể:
- NPT năm 2013 là 99,749,333,000 đồng chiếm 47.39% trong tổng nguồn vốn. Năm
2014 là 440,802,136,000 đồng chiếm 77.34% trong tổng nguồn vốn. Bước sang năm
2015 chiếm số tiền là 594,176,829,000 đồng chiếm 82.24% trong tổng nguồn vốn. So
sánh năm 2013 với năm 2014 tăng với số tiền là 341,052,803,000 đồng tương ứng với tỷ
lệ tăng là 349.91%. Năm 2015 thì tỷ lệ này thấp hơn nhiều chỉ có 34.79% so với năm
2014 và chỉ tăng với số tiền là 153,374,693,000 đồng.
15


- Ngoài ra việc tăng tổng NV cũng do NVCSH tăng lên. Nhưng nhìn chung NVCSH
cũng tăng không cao lắm cụ thể năm 2013 NVCSH là 110,756,040,000 đồng chiếm
52.61% trong tổng NV. Sang năm 2014 NVCSH tăng lên 129,172,740,000 đồng nhưng tỷ
trọng lại giảm xuống 22.6% trong tổng NV. Số tiền tăng nhưng tỷ trọng giảm là do NPT
tăng với tốc độ nhanh hơn. Đến năm 2015 thì NVCSH có giảm xuống còn
128,304,458,000 đồng chiếm 17.76% trong tổng NV.
Ta thấy qua 3 năm tuy NVCSH tăng nhưng vẫn có sự thay đổi rõ rệt về sự biến động
giữa các NV. NPT của công ty đang tăng mạnh đều qua 3 năm chứng tỏ công ty đang đi
chiếm dụng vốn. NVCSH không đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Và tỷ lệ NPT chiếm rất cao trong tổng NV. Công ty cần có biện pháp huy động vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một mặt giảm được các khoản nợ mặt khác có thể
tăng lợi nhuận cho công ty.

Nhận xét chung: Qua phân tích chung ta thấy kết cấu của NV có sự thay đổi qua 3
năm. Cụ thể là NPT của công ty có xu hướng tăng nguyên nhân chủ yếu là do các khoản
nợ ngắn hạn tăng lên. Vấn đề này công ty cần có chiến lược phù hợp để hạn chế chiếm
dụng vốn của người khác và hạn chế vốn đi vay. Trong khi đó thì NVCSH có tăng chút ít
nhưng lại không đều đến năm 2015 thì giảm xuống. Xét về kết cấu thì NVCSH chiếm tỷ
trọng thấp trong tổng NV. Như vậy dẫn đến công ty thiếu vốn kinh doanh. Vấn đề này
công ty cần có biện pháp thu hút vốn từ bên ngoài để đảm bảo việc kinh doanh có hiệu
quả hơn.
2.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ Tiêu
1.Doanh
thu
bán
hàng

CCDV
2.Các khoản
giảm trừ DT
3.DT thuần
về bán hàng
và CCDV
4.Giá vốn
hàng bán
5.LN gộp
từ
bán

Năm 2015


2014/2013
(+/-)

(ĐVT: 1000 đồng)
2015/2014
%
(+/-)

1,362,128,629 1,553,437,575

1,739,054,06
3

191,308,946

14.04

185,616,488

11.95

52,308,172

1,052,026

-44,220,124

-84.54

-7,036,022


-86.99

17.98

192,652,509

12,46

359,115,040

22.21

166,462,531

232.16

Năm 2013

Năm 2014

8,088,048

1,309,820,457 1,545,349,528 1,738,002,037 235,529,071
1,250,401,624 1,617,049,697
59,418,832

(71,700,169)

1,976,164,73

366,648,073 29.32
7
(238,162,700) -131,119,001 -220.67

16

%


hàng

CCDV
6.DT
từ
hoạt động
tài chính
7.Chí phí tài
chính
8.Chi
phí
bán hàng
9.Chi
phí
quảng

doanh
nghiệp
10.LN
thuần
từ

HĐKD
11.Thu nhập
khác
12.chi phí
khác
13.LN khác
14.Tổng
LN kế toán
trước thuế
15.Chi phí
thuế TNDN
hiện hành
16.LN sau
thuế TNDN

225,185

1,603,319

1,689,810

1,378,134

612.00

86,491

5.39

3,465,243


5,308,101

17,067,623

1,842.858

53.18

11,759,522

221,54

45,409,722

54,530,493

53,257,241

9,120,771

20.09

-1,273,252

-2.33

5,225,705

3,918,857


3,324,758

-1,306,848

-25.01

-594,099

-15.16

5,543,347

(133,917,301) (310,122,512) -139,460,648

2515.82 176,205,211

131.58

585,245

906,654

3,188,102

321,409

54.92

2,281,448


251.63

40,705

257,148

12

216,443

531.74

-257,136

-99.99

544,540

649,415

3,188,090

104,875

19.26

2,538,675

390.91


6,808,887

20,178,826

15,565,390

13,369,939

196.36

-4,613,436

-22.86

760,986

2,514,478

1,945,674

1,753,492

230.42

-568,804

-22.62

5,326,901


17,664,348

13,619,716

12,337,447

231.61

-4,404,632

-22.90

Bảng 4: Bảng phân tích khái quát tình hình hoạt động của công ty
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng bao giờ cũng là
tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Từ kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty cho thấy lợi nhuận của công ty tăng giảm không ổn định. Tổng lợi nhuận sau
thuế năm 2014 tăng lên so với năm 2013 là 12,337,447,000 đồng tương ứng với tốc độ
tăng là 236.61%. Năm 2015 lợi nhuận của công ty giảm xuống 4,404,632,000 đồng so
với năm 2014 với tốc độ giảm là 22.9%. Tuy lợi nhuận có giảm xuống ở năm 2015 nhưng
công ty cũng thu được lợi nhuận tương đối lớn. Để hiểu rõ hơn sự biến động lợi nhuận
qua 3 năm ta đi phân tích từng yếu tố sau:
17


- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là
191,308,946,000 đồng tốc độ tăng 14.04%. Đến năm 2015 tăng 185,616,488,000 đồng so
với năm 2014 với tốc độ tăng là 11.95%. Trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu
giảm liên tục. Trong 3 năm qua hàng bán bị trả lại của công ty không có, giảm giá hàng
bán thì được giảm xuống. Qua đây ta thấy được chất lượng hàng hóa tốt và thỏa mãn nhu

cầu của người tiêu dùng góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
- Giá vốn hàng bán tăng liên tục trong 3 năm từ 1,250,401,624,000 đồng năm 2013 tăng
lên 1,617,049,697,000 đồng năm 2014 và 1,976,164,737,000 đồng năm 2015.
- Ngoài ra ta thấy khoản mục chi phí hoạt động tài chính cao hơn so với doanh thu từ
hoạt động tài chính. Năm 2013 chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi
phí hoạt động tài chính là (-3,240,058,000) đồng. Năm 2015 sự chênh lệch này còn cao
hơn với số tiền chênh lệch là (-15,377,813,000) đồng. Sỡ dĩ chi phí tài chính tăng cao là
vì công ty đang thiếu hụt vốn hoạt động kinh doanh nên phải đi vay. Qua bảng phân tích
nguồn vốn ta cũng thấy được nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn vay nên chi phí tài
chính phát sinh tương đối lớn.
- Mặt khác chi phí bán hàng chiếm với số tiền khá lớn trong tổng chi phí. Chi phí bán
hàng năm 2013 là 45,409,722,000 đồng, năm 2014 là 54,530,493,000 đồng tăng hơn so
với năm 2013 là 9,120,771,000 đồng tương ứng với tốc độ tăng 20.09%. Năm 2015 là
53,257,241,000 đồng giảm so với năm 2014 là 1,273,252,000 đồng tương ứng giảm
2.33%.
- Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp được giảm dần qua các năm từ 5,225,705,000 đồng
năm 2013 giảm xuống còn 3,918,857,000 đồng năm 2014 tốc độ giảm là 25.01%. Năm
2015 tiếp tục giảm xuống còn 3,324,758,000 đồng tốc độ giảm là 15.16%. Nguyên nhân
là do trình độ cán bộ quản lý của công ty được nâng lên, thêm vào đó công ty quản lí chặt
chẽ hơn các đồ dùng văn phòng, điện, điện thoại,...
- Ngoài khoản thu chính từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công ty còn có thêm một
số khoản thu khác góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Qua 3 năm chênh lệch giữa
thu nhập khác và chi phí khác đều tăng đặc biệt năm 2015 công ty đã kiếm thêm thu nhập
cho mình 3,188,078,000 đồng. Khoản thu này có được là do công ty thu được một số
khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng và thu từ việc thanh lý, nhượng bán lại một
số TSCĐ.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: do sự tác động của chi phí quá lớn như chi phí bán
hàng, chi phí hoạt động tài chính và giá vốn hàng bán nên tuy công ty có doanh thu cao
nhưng lợi nhuận trước thuế giảm. Năm 2013 tổng lợi nhuận trước thuế là 6,808,887,000
đồng nhưng đến năm 2014 thì giảm 13,369,939,000 đồng. Tệ hơn ở năm 2015 lợi nhuận

trước thuế tiếp tục giảm 4,613,436,000 đồng. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
công ty còn được lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 17,664,348,000 đồng. So với năm 2013
thì lợi nhuận của công ty tăng lên với số tiền 12,337,447,000 đồng, tốc độ tăng của lợi
18


nhuận là 231.61%. Bước sang năm 2015 do khoản lợi nhuận trước thuế giảm quá lớn kéo
theo lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 13,619,716,000 đồng giảm 4,404,632,000 đồng
tương ứng tốc độ giảm là 22.90%.
Tóm lại, qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được sự biến động
về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm. Doanh thu của công ty năm sau
cao hơn năm trước là tốt. Tuy nhiên, khoản mục chi phí phát sinh rất lớn đặc biệt là chi
phí hoạt động tài chính và chi phí bán hàng, điều này làm cho lợi nhuận của công ty giảm
xuống ở năm 2015. Do vậy, để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần
phải nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục tiết kiệm chi phí để giảm giá thành. Đặc
biệt, giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh sản
xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả tốt hơn.
2.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chỉ tiêu
LCTT
từ
HĐKD
LCTT
từ
HĐĐT
LCTT
từ
HĐTC
LCTT trong
kỳ


2014/2013
(+/-)

2015/2014
(+/-)

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

321,922,280

-26,486,092

-131,316,281 -348,408,372 -108.23

-104,830,189 -

-5,730,884

-5,372,053

-5,231,275

358,831

6.26


140,778

2

-331,101,781 87,299,544

184,893,707

418,401,325

126.37

97,594,163

1

-15,910,386

48,346,152

71,351,785

448.46

-7,095,247

-

55,441,399


%

(ĐVT: 1000 đồng)
Bảng 5: Phân tích khái quát báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Từ bảng trên ta thấy tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm có sự
khác biệt. Tiền tạo ra trong năm 2013 là 321,922,280,000 đồng. Sang năm 2014 số tiền
chi ra lớn hơn số tiền thu vào 26,486,092,000 đồng. Đến năm 2015 thì số tiền tạo ra
131,316,281,000 đồng trong đó số tiền chi ra lớn hơn số tiền thu vào. Trong khi hoạt
động tài chính có sự chênh lệch giữa thu vào và chi ra qua các năm thì đối với hoạt động
đầu tư tiền được tạo ra chủ yếu là do chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và khoản này được
giảm liên tục qua 3 năm liền, tốc độ giảm là 6.26%. Không giống như hoạt động đầu tư,
hoạt động tài chính có sự chênh lệch rất lớn giữa luồng tiền ra và luồng tiền vào. Năm
2013 số tiền chi ra lớn hơn số tiền thu vào là 331,101,781,000 đồng. Năm 2014 thì có khả
quan hơn, tổng tiền thu vào là 87,299,544,000 đồng, năm 2014 tốc độ tăng là 126.37% .
Năm 2015 số tiền thu vào là 184,893,707,000 đồng, tốc độ tăng là 111.79%. Như vậy, ta
thấy hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền. Để hiểu rõ hơn ta xem xét
từng khoản thu, chi của thừng hoạt động.
19

%


2.2.3.1 Phân tích sự thay đổi của lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh.
Ta thấy tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2013 khoản tiền
thu vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn khoản tiền chi ra từ hoạt động trên.
Khoảng chênh lệch này là 321,922,280,000 đồng. Năm 2014 và 2015 thì ngược lại tiền
chi ra lớn hơn so với tiền thu vào tương ứng với số tiền chi là 26,486,092,000 đồng và
131,316,281,000 đồng. Như vậy ta thấy dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
giảm liên tục qua 3 năm. Nguyên nhân là do các yếu tố sau: khoản tiền thu từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng từ 1,482,819,546,000 đồng năm 2013 tăng lên
2,032,257,954,000 đồng năm 2015. Tốc độ tăng qua 3 năm cũng tương đương nhau
17.06%. Qua đây chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó thì khoản chi trả
cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ cũng tăng lên rất nhanh. Năm 2014 tiền chi ra
cho người cung cấp hàng hóa là 1,596,616,522,000 đồng tốc độ tăng là 535.01% so với
năm 2013. Vây trong năm 2014 công ty mua hàng hóa rất lớn nên khoản chi trả này cao.
Năm 2015 tiền dùng để chi trả hàng hóa là 2,132,525,151,000 đồng tốc độ tăng là
33.57%. So sánh giữa khoản thu và chi bán hàng và cung cấp dịch vụ ta thấy năm 2014
khoản thu lớn hơn khoản chi năm 2015 thì ngược lại.
2.2.3.2 Phân tích sự thay đổi của lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư.
Trong 3 năm qua công ty không có tiền thu từ hoạt động đầu tư. Chủ yếu công ty chi
để mua sắm, xây dựng TSCĐ. Năm 2013 số tiền đầu tư cho khoản mục này là
5,730,884,000 đồng, đến năm 2014 khoản chi mua sắm TSCĐ giảm xuống một ít còn
5,372,053,000 đồng và năm 2015 là 5,231,275,000 đồng. Như vậy ta thấy công ty đang
giảm lượng đầu tư để mua sắm TSCĐ. Sở dĩ khoản đầu tư cho TSCĐ của công ty giảm là
do đến năm 2015 TSCĐ của công ty đã đi vào hoạt động ổn định và phát huy được hiệu
quả nên công ty đã giảm dần lượng đầu tư vào TSCĐ. Tuy nhiên ngoài khoản đầu tư này
không thấy công ty đầu tư vào các khoản mục khác như góp vốn, cho vay…để có thể
kiếm thêm lợi nhuận.
2.2.3.3 Phân tích sự thay đổi của lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt đông tài chính
Qua 3 năm 2013 – 2015 thì chỉ có năm 2013 lượng tiền chi ra lớn hơn lượng tiền thu
vào. Tiền thu vào ở năm 2015 là cao nhất đạt 184,893,707,000 đồng tốc độ tăng 512.79%
so với năm 2014. Như vậy về hoạt động tài chính thì ta thấy vốn của công ty đi vay rất
lớn vì thực tế công ty rất thiếu vốn, ta thấy tiền vay của công ty tăng liên tục. Năm 2014
lượng tiền vay của công ty là 245,387,741,000 đồng tăng 79.23%. Tỷ lệ này thay đổi khá
lớn ở năm 2015 tốc độ tăng tiền vay lên đến 311.72% so với năm 2014.
Chính vì khoản vay khá lớn nên tiền chi ra từ việc trả nợ gốc vay cũng rất cao. Năm
2013 tiền chi ra để trả nợ gốc vay là 468,010,341,000 đồng. Năm 2014 khoản mục chi
này có thấp hơn so với năm 2013 với số tiền chi ra là 158,088,197,000 đồng. Vì năm
2015 công ty vay nhiều nên tiền chi trả là cao nhất trong 3 năm số tiền lên đến

825,407,983,000 đồng tăng hơn so với năm 2014 với tốc độ tăng 422.12%. Số lượng tiền
20


vay tăng chứng tỏ tài chính của công ty còn phụ thuộc vào đơn vị khác. Vì vậy công ty
cần có biện pháp thu hút vốn để giảm lượng tiền vay tránh được gánh nợ của công ty.
Tóm lại, qua phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ của công ty ta nhận thấy tiền và các
khoản tương đương tiền cuối kì luôn dương điều này chứng tỏ công ty luôn có khả năng
tạo ra tiền. Tiền và tương đương tiền cuối kì tăng lên đây là điều không tốt. Lượng tiền
chủ yếu kiếm được là từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Để thấy
rõ được hơn trong 3 năm 2013 – 2015 tiền của công ty được tạo ra từ hoạt động nào ta
phân tích bảng sau:
(ĐVT: 1000 đồng)
CHỈ TIÊU
Dòng tiền vào từ HĐKD
Dòng tiền vào từ HĐTC
Tổng dòng tiền vào từ các

Tỷ lệ dòng tiền vào từ
HĐKD
Tỷ lệ dòng tiền vào từ
HĐTC

ĐVT
đồng
đồng

NĂM 2013
2,102,786,663
136,908,559


NĂM 2014
1,847,300,985
245,387,741

NĂM 2015
2,385,513,167
1,010,301,690

đồng

2,239,695,222

2,092,688,726

3,395,814,857

lần

0.94

0.88

0.70

lần
0.06
0.12
0.30
(Nguồn: tổng hợp từ bảng lưu chuyển tiền tệ)

Bảng 6 : Tổng hợp dòng tiền vào từ các hoạt động

Qua bảng trên ta thấy được dòng tiền chủ yếu được tạo ra từ hoạt động kinh doanh.
Cứ một đồng tiền thu vào thì có 0.94 đồng từ hoạt động kinh doanh (2013), 0.88 đồng
(2014) và 0.77 đồng (2015) còn lại là từ hoạt động tài chính. Như vậy dòng tiền thu vào
từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm phần lớn trong mọi hoạt động kinh doanh của
công ty. Cho thấy công ty tập trung chủ yếu vào hoạt động kinh doanh sản xuất tiêu thụ
hàng hóa.
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh giảm xuống và từ hoạt động tài chính tăng lên
cho ta thấy công ty đang bị thiếu vốn. Vì tiền thu được từ hoạt động tài chính của công ty
chủ yếu do công ty đi vay mà có được. Trong 3 năm qua công ty không có khoản tiền nào
thu vào từ hoạt động đầu tư. Qua đây cho ta thấy hoạt động đầu tư của công ty chưa
mang lại hiệu quả cao và cần quan tâm đúng mức hơn trong những năm tới.
CHỈ TIÊU

NĂM 2013

NĂM 2014

21

NĂM 2015

2014/2013
(+/-)
%

2015/2
(+/-)



I. LƯU CHUYỂN
TIỀN TỪ HOẠT
ĐỘNG
KINH
DOANH
1. Tiền thu bán
hàng, cung cấp
dịch vụ và doanh
thu khác
2. Tiền chi trả cho
người cung cấp
hàng hóa và dịch
vụ
3. Tiền chi trả cho
người lao động
4. Tiền chi trả lãi
vay
5. Tiền chi nộp
thuế thu nhập
doanh nghiệp

1,482,819,546

1,735,738,56
6

2,032,257,954 252,919,020

251,433,366


1,596,616,52
2

2,132,525,151 1,345,183,156 535.01

535,908,629

7,468,395

8,786,596

10,703,031

1,318,201

17.65

1,916,435

3,465,243

4,043,987

15,063,715

578,744

16.70


11,019,728

1,594,711

2,576,202

1,594,711

100

981,491

111,562,419

353,255,213

-508,404,698

-82.01

241,692,794

7. Tiền chi khác
cho hoạt động kinh 1,518,497,380 262,745,260
doanh

356,021,349

-82.70
1,255,752,120


93,276,089

Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt 321,922,280
động kinh doanh

-26,486,092

-131,316,281

-348,408,372

-108.23

104,830,189

1. Tiền chi để mua
sắm, xây dựng
5,730,884
TSCĐ và các tài
sản dài hạn khác

5,372,053

5,231,275

-358,831

-6.26


-140,778

Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt -5,730,884
động đầu tư

-5,372,053

-5,231,275

358,831

-6.26

140,778

6. Tiền thu khác từ
hoạt động kinh 619,967,117
doanh

17.06

296,519,388

II.
LƯU
CHUYỂN TIỀN
TỪ
HOẠT

ĐỘNG ĐẦU TƯ

22


III.
LƯU
CHUYỂN TIỀN
TỪ
HOẠT
ĐỘNG
TÀI
CHÍNH
3. Tiền vay ngắn
hạn, dài hạn nhận 136,908,559
được
4. Tiền chi trả nợ
468,010,341
gốc vay

245,387,741

1,010,301,690 108,479,182

79.23

764,913,949

158,088,197


825,407,983

-309,922,144

-66.22

667,319,786

87,299,544

184,893,707

418,401,325

-126.37

97,594,163

-15,910,386

55,441,399

48,346,152

71,351,785

-448.46

-7,095,247


25,722,240

10,811,818

66,253,217

-14,910,422

-57.97

55,441,399

-

-

-224,762

-

-

-224.762

10,811,818

66,253,317

114,374,606


55,441,499

512.79

48,121,289

Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt -331,101,781
động tài chính
Lưu chuyển tiền
thuần trong kỳ
(50= 20+30+40)
Tiền và tương
đương tiền đầu
kỳ
Ảnh hưởng của
thay đổi tỷ giá hối
đoái quy đổi ngoại
tệ
Tiền và tương
đương tiền cuối
kỳ (70=50+60+61)

(Nguồn: trích từ bảng lưu chuyển tiền tệ)
Bảng 7: Phân tích lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm 2013 - 2015
2.2.4 Phân tích tài chính
2.2.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán.
Đây là tỷ số dùng để đánh giá khả năng chi trả của Công ty. Các tỷ số về khả năng
thanh toán bao gồm: khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán hiện hành, khả
năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán nhanh bằng tiền và khả năng thanh toán lãi

vay.

CHỈ TIÊU

ĐVT

NĂM 2013

NĂM 2014
23

(ĐVT: 1000 đồng)
Tăng giảm
NĂM 2015
2014/2013
2015/2014


1. Tổng tài sản
2. TSNH
3. Tiền
4. Hàng tồn kho
5. Nợ phải trả
6. Nợ ngắn hạn
7. LN trước thuế và
lãi vay
8. Chi phí lãi vay
HS KNTT tổng quát
HS KNTT hiện hành
HS KNTT nhanh

HS KNTT nhanh
bằng tiền
HS KNTT lãi vay

1000 đồng 210,505,373 569,974,876 722,481,287 359,469,503
375,686,46
1000 đồng 88,352,007 464,038,475 626,468,191
8
1000 đồng 10,811,818 66,253,217 114,374,606 55,441,399
1000 đồng 59,934,760 263,679,450 380,144,188 203,744,690
1000 đồng 99,749,333 440,802,136 594,176,829 341,052,803
1000 đồng 86,075,864 424,386,303 583,644,900 338,310,439

152,506,411

1000 đồng 8,859,376

24,222,813

30,853,867

15,363,437

6,631,054

1000 đồng
lần
lần
lần


2,771,489
2.11
1.03
0.33

4,043,987
1.29
1.09
0.47

15,288,477
1.22
1.07
0.42

1,272,498
-0.82
0.07
0.14

11,244,490
-0.08
-0.02
-0.05

lần

0.13

0.16


0.20

0.03

0.04

2.79

-3.97

lần

3.20
5.99
2.02
Bảng 8: Phân tích các tỷ số tài chính

162,429,716
48,121,389
116,464,738
153,374,693
159,258,597

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Qua theo dõi trên bảng ta thấy khả năng thanh toán tổng quát của Công ty luôn lớn hơn 1
qua các năm, có nghĩa là các tài sản mà Công ty đang quản lý và sử dụng vẫn có khả năng
đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ. Cụ thể, năm 2013 hệ số khả năng thanh toán tổng quát
là 2.11 lần, có nghĩa là 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 2.11 đồng tài sản, năm 2014 hệ số này

là 1.29 lần tương ứng tăng giảm 0.82 lần so với năm 2013 và đến năm 2015 hệ số này giảm
còn 1.22 lần tương ứng giảm 0.08 lần so với năm 2014. Nguyên nhân có thể thấy là do trong
những năm vừa qua khoản nợ phải trả của Công ty tăng về giá trị xong do tổng tài sản cũng
tăng tương ứng một lượng lớn nên đã làm tăng khả năng đảm bảo thanh toán cho công ty. Mặt
khác, phần lớn nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn nên trong một số trường hợp phải
thanh toán một lượng lớn nợ phải trả cùng một lúc sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công ty. Khi
đó, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:
Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2014 khả năng thanh toán hiện hành là cao nhất 1.09
lần. Tức là trong năm 2014 công ty có 1.09 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho mỗi đồng nợ
đến hạn trả. Qua đây ta cũng thấy được khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong 3
năm qua đều vừa đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, cụ thể năm 2013 hệ số này
là 1.03 lần, năm 2014 là 1.09 lần tương ứng tăng 0.07 lần, năm 2015 là 1.07 lần tương ứng
giảm 0.02 lần. Tỷ số thanh toán hiện hành cũng vừa phải cho thấy công ty đã đầu tư đúng

24


mức và hợp lí. Tuy năm 2015 khả năng thanh toán hiện hành giảm nhẹ 0.02% so với năm
2014 nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Qua bảng trên ta thấy 3 năm qua khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có sự
thay đổi. Năm 2013 hệ số này là 0.13 lần, sang năm 2014 là 0.47 lần tương ứng tăng 0.14
lần, nhưng năm 2015 thì còn 0.42 lần tương ứng giảm 0.05 lần. Qua hệ số khả năng thanh
toán nhanh năm 2015 cho ta thấy năm 2015 công ty cứ 0.42 đồng tài sản có tính thanh
khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn. Không chỉ riêng năm 2015 mà nhìn chung hệ số thanh
toán nhanh 3 năm đều thấp. Ta thấy khả năng thanh toán nhanh 3 năm qua đều nhỏ hơn 1
chứng tỏ công ty có thể gặp khó khăn về tài chính trong việc thanh toán các khoản nợ khi
hàng tồn kho không giải quyết được. Khả năng thanh toán của công ty khó có thể chấp
nhận được. Vì vậy công ty cần có biện pháp để hạn chế lượng hàng tồn kho và giảm

khoản nợ ngắn hạn.
 Khả năng thanh toán bằng tiền:

Qua bảng số liệu ta thấy trong năm 2013 hệ số này là 0.13 lần sang đến năm 2014 là
0.16 lần tương ứng tăng 0.03 lần so với năm 2013 nhưng đến năm 2015 tăng xuống 0.20
lần tương ứng tăng 0.05 lần so với năm 2014. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán
bằng tiền cho các khoản nợ đến hạn của Công ty còn thấp, nguyên nhân là khoản tiền mặt
của công ty tương đối thấp.
 Khả năng thanh toán lãi vay
Thông qua chỉ tiêu này cho ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước hết có đủ
để chi trả lãi vay không. Chỉ tiêu này còn có thể cho ta biết tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty và cũng phản ánh hoạt động tài chính của công ty. Nhìn chung 3 năm
qua ta thấy lợi nhuận của công ty có thể đảm bảo trả được lãi vay và biến động không
đều. Năm 2013 có 3.2 đồng lợi nhuận để thanh toán một đồng lãi vay. Năm 2014 thì có
khả quan hơn lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh dư để đảm bảo thanh toán
lãi vay, có tới 6 đồng lợi nhuận để thanh toán một đồng lãi vay. Năm 2015 thì khả năng
thanh toán lãi vay thấp hơn có 2.02 đồng lợi nhuận để thanh toan một đồng lãi vay. Sỡ dĩ
năm 2015 khả năng thanh toán lãi vay thấp là vì khoản vay của công ty rất lớn trong khi
đó lợi nhuận công ty mang về bị giảm sút. Công ty cần hạn chế vốn vay để đảm bảo
không mất khả năng trả nợ vay.
2.2.4.2 Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động

Chỉ Tiêu
1.Tổng tài sản
bình quân

Đơn
vị
1000
đồng


Năm 2013

Năm 2014

210,505,373

569,974,876
25

(ĐVT: 1000 đồng)
Tăng giảm
Năm 2015
2014/2013
2015/2014
359,469,50
722,481,287
152,506,411
3


×