Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bình luận những vấn đề pháp lí và thực tiễn về kiểm tra biên giới và thị thực của liên minh châu âu, đồng thời chỉ ra những vấn đề liên quan và lưu ý với công dân việt nam khi xin thị thực và nhập cảnh vào liên minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.48 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Liên minh Châu Âu là một tôt chức quốc tế liên chính phủ lớn trên
thế giới. Từ ngày đầu thành lập cho đến nay tổ chức luôn phát triển
mạnh mẽ về mọi mặt. Qua đó tỏ chức cũng dần hoàn thiện về mọi mặt để
tạo điều kiện cho tổ chức trở thành một khối thống nhất. Vấn đề kiểm tra
biên giới và cấp thị thực cũng được tổ chức rất quan tâm để tạo điều kiện
cho công dân thành viên đi lại trong khu vực dễ dàng cũng như an ninh
của khu vực. Để làm rõ hơn về vấn đề này nhóm em xin chọn đề tài :”
Bình luận những vấn đề pháp lí và thực tiễn về kiểm tra biên giới và thị
thực của Liên minh Châu Âu, đồng thời chỉ ra những vấn đề liên quan
và lưu ý với công dân Việt Nam khi xin thị thực và nhập cảnh vào Liên
minh Châu Âu” để phân tích.

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. BÌNH LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ VÀ THỰC TIỄN VỀ
KIỂM TRA BIÊN GIỚI VÀ XIN THỊ THỰC CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU.
1. Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về kiểm tra biên giới
Kiểm soát biên giới nội bộ: “Biên giới nội bộ “ được định nghĩa tại
Bộ luật biên giới Schengen (Schengen Borders Code) gồm biên giới trên
bộ chung, bao gồm cả sông và hồ biên giới giữa các quốc gia thành viên;
sân bay của các quốc gia thành viên phục vụ cho các chuyến bay nội đia
(các chuyến bay hoàn toàn xuất phát từ các quốc gia thành viên khác và
không hạ cánh tại lãnh thổ một nước thứ ba nào khác); cảng biển, song
hoặc hồ của các quốc gia thành viên phục vụ cho mục đích chuyển phà
thơng thường.


Kiểm sốt biên giới bên ngoài: “Biên giới bên ngoài” theo quy định
tại Schengen Borders Code là biên giới trên bộ, gồm các sông, hồ biên
giới, biên giới trên biển, các cảng sông, biển hoặc hồ không phải biên
giới nội bộ. Nghị viện Châu Âu (EP) đã thông qua các nguyên tắc hoạt
động của hệ thống kiểm sốt biên giới mới có tên gọi Eurosur, nhằm
kiểm soát nạn nhập cư trái phép và ngăn chặn các thảm kịch đường thủy
xảy ra đối với người nhập cư.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ), hệ thống thông tin liên
lạc Eurossur được thiết lập nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đường biên
giới đất liền và trên biển bên ngồi Liên minh châu Âu (EU) thơng qua
2


việc tăng cường trao đổi thông tin giữa các quốc gia thành viên với Cơ
quan quản lý đường biên giới châu Âu (Frontex).
Bộ trưởng Nội vụ 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU)
hôm 12/3/2015, quyết định tăng cường các biện pháp kiểm sốt biên giới
đối với khơng gian Schengen ngay từ tháng 6/2015 nhằm đáp ứng lời
kêu gọi của lãnh đạo các nước thành viên sau loạt vụ tấn công khủng bố
tại Pháp hồi đầu năm nay, để ngăn chặn các phiến quân trở về từ vùng
chiến sự.
Ngay sau vụ tấn cơng khủng bố tịa soạn báo Charlie Hebdo, lãnh
đạo Châu Âu yêu cầu các nước thành viên thắt chặt kiểm tra an ninh
tránh để xảy ra sự việc tương tự. Theo đó, các bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên
minh Châu Âu nhất trí sẽ tăng cường kiểm soát khu vực biên giới vùng
Schegen, kịp thời phát hiện chiến binh thánh chiến Nhà nước Hồi giáo
hoặc phần tử khủng bố khác xâm nhập.
Hiện nay, trong khu vực Schegen, người dân 24 nước thành viên
được phép di chuyển mà khơng cần thị thực.Đối với các cơng dân ngồi
EU, chỉ cần một visa Schengen là họ có thể tự do đi lại giữa 24 nước

tham gia khu vực.
Giới chức hải quan EU cho biết, để tăng cường kiểm soát, họ sẽ sử
dụng phương pháp cảnh báo rủi ro, lọc hồ sơ một số cá nhân nguy hiểm
dựa trên “danh sách đen” do Interpol cung cấp trong quá trình kiểm tra
người di chuyển qua khu vực này.
3


Giới chức EU không cung cấp chi tiết việc kiểm tra như thế nào,
chỉ cho biết sẽ thực hiện biện pháp này đối với một số chuyến bay được
chỉ định. “Danh sách những kẻ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh sẽ được
Interpol hoàn tất trong vài tuần tới với sự hỗ trợ của Cơ quan kiểm soát
biên giới EU (Frontex)”.
Một khi quyết định được thông qua, hộ chiếu của những người
nằm trong diện tình nghi sẽ được kiểm tra điện tử.
Hiện chỉ 30% hộ chiếu của những người ra vào khối Schengen bị
kiểm tra điện tử nhằm xác định xem có từng bị mất, bị đánh cắp hay làm
giả hay không.
Vùng Schengen là khu vực mà 26 nước châu Âu (trong đó có 22
nước thành viên Liên minh châuÂu)đã ký Hiệp ước Schengen – hiệp ước
về đi lại tự do. Người dân các nước thành viên khu vực này được phép di
chuyển giữa 26 quốc gia mà không cần thị thực.Đối với các cơng dân các
nước ngồi EU, chỉ cần một visa Schengen là họ có thể tự do đi lại trong
khu vực Schengen.
2, Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về xin thị thực Liên minh
Châu Âu
a. Một số khái niệm và các vấn đề pháp lý liên quan
Thị thực là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người
nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự
4



cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con
dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của đương đơn.
Một số quốc gia khơng địi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một
số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia
của đương sự.
Căn cứ pháp lý: Quy định 593/2001 của Hội đồng, được sửa đổi
bổ sung bằng Quy định 2414/2001, Quy định 1932/2006 liệt kê các quốc
gia mà cơng dân phải có thị thực khi nhập cảnh vào một nước thành viên
EU và các quy định về các trường hợp được miễn thị thực.
Các vấn đề pháp lý về trình tự, thủ tục cũng như các điều kiện cấp
thị thực cho công dân các nước thứ ba được điều chỉnh bằng Quy định
810/2009 của Nghị viện và Hội đồng thiết lập Bộ luật về thị thực của
Cộng đồng( Bộ luật về thị thực – Visa code).
b. Thực tiễn việc xin thị thực lại Liên minh Châu Âu
Thứ nhất, Hiệp ước Schengen là hiệp ước về đi lại tự do do một số
nước Châu Âu ký kết. Tính đến 19/12 năm 2011, tổng số quốc gia cơng
nhận hồn tồn hiệp ước này là 26 nước: Ba Lan, Cộng hòa Séc,
Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na
Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein
(trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh Châu Âu). Đối với người
nước ngoài, muốn vào Vùng Schengen phải xin một visa đồng nhất gọi
5


là Visa Schengen tại sứ quán hay lãnh sự quán của một nước mà mình
muốn tới đầu tiên, sau đó có thể tự do đi lại trong Vùng Schengen. Loại
visa này thường chỉ có thời hạn tối đa là 3 tháng, tuy nhiên, chỉ cần có

visa của 1 trong những nước trong Hiệp ước Schengen là họ được phép
đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Anh và Ireland là hai nước châu
Âu khơng tham gia Schengen, nhưng có tham gia một số lĩnh vực trong
thỏa thuận Schengen. Bởi vậy, người nước ngoài muốn nhập cảnh vào
Anh hoặc Ireland vẫn phải xin cấp visa dù đã được cấp visa ở những
nước trong khu vực Schengen.
Thứ hai, theo Chế độ cộng đồng châu Âu (là chế độ dành cho
ngoại kiều và do vậy, bao gồm các chế độ về thị thực, cụ thể và mang
tính ưu tiên hơn các chế độ bình thường, thể theo quy định trong Chỉ thị
2004/38/CE của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm
2004) một số thân nhân nhất định của công dân Tây Ban Nha, công dân
các nước thuộc Liên minh Châu Âu, Na Uy, Ai-xơ-len, Liechtenstein và
Thụy Sĩ, có quyền được nhập cảnh và đi lại tự do trong lãnh thổ của Liên
minh Châu Âu và được tạo mọi điều kiện để được cấp thị thực cần thiết.
Theo đó, những người này phải có đủ 3 điều kiện sau thì sẽ được áp
dụng Chỉ thị để xin cấp thị thực:
- Có mối quan hệ gia đình với một cơng dân Châu Âu nằm trong chế độ
được áp dụng của Chỉ thị này. Bao gồm: Công dân các nước thành viên
Liên minh châu Âu và công dân các nước Na-uy, Ai-xơ-len,
Liechtenstein và Thụy Sỹ với điều kiện đang cư trú ở nước khác với
6


nước của mình. Cơng dân Tây Ban Nha, kể cả khi đang sinh sống tại Tây
Ban Nha.
- Mối quan hệ gia đình với các cơng dân áp dụng trong chỉ thị là mối
quan hệ rơi vào một trong các trường hợp sau: Vợ/Chồng hoặc người
chung sốg như Vợ hoặc Chồng đã đăng ký tại một cơ quan đăng ký công
cả một nước nằm trong diện áp dụng của chỉ thị. Con, cháu trực hệ dưới
21 tuổi hoặc trên 21 tuổi nhưng sống phụ thuộc, hoặc bị tàn tật, không

chỉ riêng công dân thuộc diện áp dụng của chỉ thị mà còn cả Vợ/Chồng
hoặc người đăng ký sống chung như Vợ/Chồng của công dân này. Bố
mẹ, ông bà trực hệ sống phụ thuộc vào công dân thuộc diện áp dụng của
chỉ thị.
- Người xin thị thực là người đi kèm công dân thuộc diện áp dụng của
Chỉ thị hoặc đoàn tụ với người này tại nơi cư trú.
Thứ ba, về tình hình hiện nay, Liên minh châu Âu sẽ áp dụng
chính sách thị thực linh hoạt hơn. Tại Hội thảo về chính sách thị thực do
Trung tâm báo chí châu Âu thuộc Ủy ban châu Âu (EC) tổ chức ngày 1617/6/2014 tại Brussels (Bỉ), nhiều đại biểu nhấn mạnh châu Âu đang gặp
một số vấn đề phát triển kinh tế, một số quốc gia thành viên tăng trưởng
rất chậm. Một trong số các nguyên nhân là chính sách thị thực của EU
quá chặt chẽ. Điều này cản trở du khách tới châu Âu, đặc biệt là các du
khách tiềm năng. Nếu các quy định thị thực linh hoạt và dễ tiếp cận hơn,
số lượng du khách từ sáu nước này đến khu vực Schengen có thể tăng
30% đến 60%.
7


Theo bà Cecilia Malmstrom, Ủy viên Nội vụ EU, châu Âu cần có
một chính sách thị thực linh hoạt hơn để thu hút thêm khách du lịch,
doanh nhân, các nhà nghiên cứu, sinh viên, nghệ sỹ và các chuyên gia
văn hóa. Bà Cecilia Malmstrom cũng nhấn mạnh EU muốn thúc đẩy nền
kinh tế và tạo ra công ăn việc làm mới bằng cách nhấn mạnh khía cạnh
kinh tế trong chính sách thị thực, trong khi vẫn duy trì mức độ cao về an
ninh tại biên giới. Nhằm đơn giản hóa thủ tục xin thị thực, EU đưa vào
khai thác Hệ thống Thơng tin thị thực (VIS), dự kiến sẽ hồn thành vào
năm 2015, cho phép cơ quan lãnh sự của các nước thành viên tiếp cận hồ
sơ của người nộp đơn xin cấp thị thực.
II. BÌNH LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ LƯU Ý VỚI
CÔNG DÂN VIỆT NAM KHI XIN THỊ THỰC VÀ NHẬP CẢNH

VÀO EU .
1. Những vấn đề lưu ý và liên quan với công dân Việt Nam khi xin
thị thực và nhập cảnh vào EU
a. Khi xin thị thực:
Công dân Việt Nam khi muốn được cấp thị thực nhập cảnh vào một
nước thành viên EU phải nộp hồ sơ xin cấp thị thực. phải tuân theo quy
định chung của pháp luật EU về vấn đề này. Bao gồm một số vấn đề cơ
bản sau:


Cơ sở pháp lý.
Quy định 539/2001 của Hội đồng, được sửa đổi, bổ sung bằng quy

định 2414/2001, Quy định 851/2005 và 1932/2006 liệt kê các quốc gia
8


mà cơng dân phải có thị thực nhập cảnh vào một nước thành viên EU
(phụ lục 1).
Các vấn đề pháp lý về trình tự, thủ tục cũng như các điều kiện cáp thị
thực cho công dân các nước thứ ba được điều chỉnh bằng Quy định
810/2009 của Nghị viện và Hội đồng thiết lập Bộ luật thị thực của Cộng
đồng (Bộ luật về thị thực - Visa Code).


Hồ sơ xin cấp thị thực:
Hồ sơ xin được cấp thị thực vào EU bao gồm rất nhiều giấy tờ

(được quy định cụ thể trong Quy định 810/2009 của Nghị viện và Hội
đồng thiết lập Bộ luật thị thực của Cộng đồng (Bộ luật về thị thực - Visa

Code). Tuy nhiên đối với các chủ thể khác nhau và mục đích xin thị thực
khác nhau thì đều có những quy định đặc thù phù hợp với các chủ thể
này. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi và thể hiến sự ưu đãi, đại ngộ giữa
các quốc gia, từ đó nhằm tăng cường sự liên kết, thúc đẩy quan hệ ngoại
giao. Với việc quy định và rõ ràng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
cơng dân Việt Nam nói riêng khi xin thị thực vào EU, sẽ không gặp phải
quá nhiều những bất cập nhỏ nhặt khơng đáng có.
Hồ sơ xin cấp thị thực tùy theo yêu cầu từng đại sứ quán, nhưng
thơng thường gồm có:
– Tờ khai xin thị thực Schengen (điền bằng tiếng Anh hoặc ngơn ngữ
của nước đó).
9


– Hộ chiếu có hiệu lực, được cấp khơng q 10 năm, cịn giá trị ít nhất
ba tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Shengen, còn ít
nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản sao tất cả các trang thơng tin và
các trang có dấu (nếu có).
– Ảnh theo tiêu chuẩn của các sứ quán, trên nền trắng, kích thước
3,5×4,5cm.
– Xác nhận của ngân hàng bằng tiếng Anh về tài khoản cá nhân hoặc sổ
tiết kiệm, xác nhận số tiền trong thẻ tín dụng, xác nhận chủ sở hữu của
debit card, xác nhận sở hữu cổ phiếu… Bạn cần chứng minh có đủ số
tiền cho chuyến đi tối thiểu 70 euro/người/ngày nhân với số ngày dự
kiến. Số dư trong tài khoản của bạn càng nhiều càng tốt (tối thiểu 5.000
USD) và cùng lúc sử dụng nhiều loại thẻ càng tốt, nếu thẻ hạng bạch kim
càng có lợi thế.
– Một số giấy tờ chứng minh khả năng tài chính khác như: chứng từ về
chủ quyền tài sản (sở hữu nhà cửa, đất đai…), chứng từ về thu nhập lợi
tức: cổ đông công ty, nhà cho thuê (nếu có), giấy xác nhận mức lương,

giấy phép kinh doanh nếu là chủ doanh nghiệp.
– Hành trình rõ ràng nêu chi tiết lộ trình chuyến đi và thời gian lưu trú
tại mỗi quốc gia trong khối Schengen.
– Bằng chứng về nơi lưu trú: xác nhận đặt phịng khách sạn có ghi rõ
ngày và thời gian lưu trú.
– Các loại giấy tờ chứng minh đã đặt các dịch vụ khác cho chuyến đi
(nếu có) như vé máy bay nội địa trong châu Âu, vé tàu hoả, vé vào cửa

10


tham quan các cơng trình kiến trúc, vé thăm bảo tàng, vé tham dự hoà
nhạc…
– Đặt chỗ vé máy bay khứ hồi.
– Bảo hiểm y tế du lịch cho toàn bộ thời gian dự định lưu trú, có giá trị
cho tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen với mức trách nhiệm tối
thiểu là 30.000 euro (khoảng 850 triệu đồng).1


Thủ tục cấp thị thực:
Sau khi nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ tạo ra một hồ sơ xin

cấp thị thực trên hệ thống thông tin thị thực (VIS) và kiểm tra xem
người nộp có đáp ứng đủ các điều kiện không và sẽ đưa ra quyết định
đồng ý cấp hay không trong 15 ngày kể từ ngày nhận đơn, trừ một số
trường hợpđặc biệt có thể kéo dài. Đay được cho rằng là một thủ tục
tương đối gọn nhẹ, nhanh chóng, tạo sự thuận lợi tối đa cho các chủ thể
xin cấp thị thực. Trên thưc tế các công dân Việt Nam cũng gặp khơng
q nhiều khó khăn trong việc thực hiện thủ tục này.
Phần lớn các nước trong khối Schengen không chấp nhận cấp thị

thực du lịch tự do cho cơng dân Việt Nam mà cần có giấy mời của người
bảo lãnh, ngoại trừ Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha. Vì vậy, nếu
muốn xin thị thực du lịch châu Âu, công dân Việt Nam thể đến Đại sứ
quán hoặc trung tâm tiếp nhận thị thực của một trong 4 nước này tại Hà
Nội hoặc TP HCM. Lưu ý khi làm thủ tục giấy tờ, nếu nộp đơn xin cấp
thị thực ở Đại sứ quán nước nào thì nước đó phải là điểm đến đầu tiên

1 />
11


(first destination) trong khối Schengen hoặc là nơi lưu trú dài ngày nhất
trong chuyến đi (main destination).


Các trường hợp khơng được cấp thị thực:

Việc xin cấp thị thực sẽ bị từ chối trong các trường hợp sau:
+ Người nộp đơn xuất trình giấy tờ đi lại giả (hộ chiếu) sai hoặc giả mạo;
khơng đưa ra được những giải thích thỏa đáng cho mục đích và điều kiện
nhập cảnh; khơng đưa ra được các bằng chứng chứng minh có đủ điều
kiến sinh sống cả trong thời gian ở lại và để trở về quốc gia của người đó
hoặc quá cảnh qua nước thứ ba; đã ở 3 tháng trong vòng 6 tháng hiện tại
trên lãnh thổ…
+ Có lý do chính đáng để nghi ngờ về tính xác thực của những giấy tờ
bổ sung hoặc những thông tin mà người nộp đơn cung cấp; nghi ngờ về
mục đích rời khỏi lãnh thổ quốc gia thành viên trước khi hết thời hạn thị
thực được cấp.
EU được coi là khu vực phát triển và văn minh bậc nhất Thế giới, ở
đó có những chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể

xin thị thực nhập cảnh, nhưng cũng từ đó cũng cần phải đặt ra rất nhiều
vấn đề bắt buộc phải tuân theo để đảm bảo tính nghiêm minh, lành mạnh
cho các quốc gia thành viên và toàn EU nói chung. Với tư cách là một
quốc gia bắt buộc phải xin thị thực vào EU nên Việt Nam cần nghiêm
ngặt chấp hành các quy định trên, thực hiện điều đoa là tự tạo điều kiện
12


thuận lợi cho mình và khơng gây khó khăn cho bên cấp thị thực, giúp
cho quá trình được diễn ra nhanh gọn, đúng thời hạn…
Việt Nam không nằm trong các nước được miễn thị thực vào EU.



Xác định nước thành viên có thẩm quyền cấp thị thực

Lưu ý rằng thị thực đồng nhất cho phép lưu thông trên tất cả lãnh thổ
Schengen, và do đó nếu phải đi đến nhiều nước thành viên thì việc đầu
tiên là phải xác định nước nào là nước có thẩm quyền xét duyệt thị thực.
Trường hợp chỉ có 1 đích đến duy nhất
Khi muốn xin cấp thị thực vào một quốc gia bất kì của không gian
Schegen, cần phải làm thủ tục tại Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán của
nước đó.
Trường hợp nhiều đích đến
Nếu đích đến của chuyến đi bao gồm nhiều Nước thành viên, cần
phải xác định xem nước nào là nước có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ.
TH1: Trường hợp một lần vào duy nhất
Lãnh sự quán của nước đến chính sẽ xét duyệt hồ sơ, nghĩa là nước
nơi người xin thị thực có ý định ở lại lâu nhất hoặc nơi mà người xin thị
thực sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi. Ví dụ: một cơng dân

Việt Nam muốn đi Tây Ban Nha với mục đích thương mại (6 ngày) và
muốn tranh thủ đi thăm họ hàng tại Pháp (6 ngày). Người này sẽ đến và
13


rời đi từ Frankfurt (Đức). Thời gian tại Pháp và Tây Ban Nha là như
nhau, do đó có thể làm thủ tục tại Lãnh sự quán Pháp hoặc Đại sứ quán
Tây Ban Nha, vì lý do cả hai nước đều là nước đến chính.[2]
Nếu khơng xác định được nước đến chính, Lãnh sự quán của Nước
thành viên nơi người xin thị thực có ý định nhập cảnh đầu tiên sẽ là nơi
xét duyệt hồ sơ. Ví dụ: một cơng dân Việt Nam đi du lịch bằng ô tô
khách đến Ba lan, Đức và Tây Ban Nha. Người này sẽ ở tại Ba Lan 4
ngày, Đức 4 ngày và Tây Ban Nha 3 ngày. Trong trường hợp này, đương
sự cần làm thủ tục tại Lãnh sự quán Ba lan, do Ba lan là nước nơi người
xin nhập cảnh đầu tiên.
TH2: Trường hợp nhiều lần vào
Đơn xin thị thực đồng nhất sẽ được xin tại nước thành viên của
đích đến chính thường xun, có nghĩa là, nước Thành viên của đích đến
thường xun nhất. Ví dụ: một cơng dân Việt Nam thường xuyên đi
thăm gia đình của mình tại Pháp, nhưng cũng đi đến các nước thành viên
khác vì lý do thương mại một hoặc hai lần một năm. Đích đến của
chuyến đi đầu tiên của người này là Thụy sỹ. Trong trường hợp này,
đương sự sẽ phải làm thủ tục tại Lãnh sự qn Pháp, vì đây là đích đến
thường xun nhất.
Trong trường hợp khơng thể xác định được đích đến chính, nước
có thẩm quyền sẽ là Nước thành viên nơi là đích đến của chuyến đi đầu
tiên dự kiến. Ví dụ: một công dân Việt Nam là lái xe tải của một công ty
2[] />
14



vận tải của nước này thường xuyên đi giao hàng cho khách tại Áo, do đó
nước này đã cấp cho đương sự nhiều thị thực nhiều lần vào. Khi thị thực
hết hạn, người này xin một thị thực mới để đi giao hàng liên tục tại nhiều
nước thuộc lãnh thổ Schengen, mà không đi nước nào thường xuyên
hơn, và Tây Ban Nha là điểm giao hàng đầu tiên. Trong trường hợp này,
Lãnh sự quán Tây Ban Nha phải làm thủ tục cho đương sự, vì khi khơng
thể xác định được đích đến chính thì sẽ tính đến điểm đến đầu tiên là Tây
Ban Nha.
TH3: Trường hợp thị thực đồng nhất với mục đích quá cảnh
Nếu chỉ quá cảnh tại một Nước thành viên, Lãnh sự quán nước này
sẽ là nơi xét duyệt hồ sơ của bạn. Nếu quá cảnh qua nhiều Nước thành
viên, nơi xét duyệt hồ sơ sẽ làLãnh sự quán của Nước thành viên đầu tiên
người xin thị thực có ý định nhập cảnh. Ví dụ: một cơng dân Việt Nam
muốn đi máy bay từ Hà Nội (Việt Nam) đến Luân-đôn (Vương quốc
Anh) qua Viên (Áo) và Frankfurt (Đức) và khi kết thúc chuyến đi Vương
quốc Anh người này lại muốn trở về Việt Nam bằng đường khác qua
Béc-lin (Đức) và Bu-đa-pét (Hung-ga-ri). Trong trường hợp này, vì
đương sự sẽ nhập cảnh vào Áo trước nên Lãnh sự quán Áo sẽ là nơi xét
duyệt hồ sơ. 3
b. Khi xin nhập cảnh:
- Đối với công dân Việt Nam khi muốn nhập cảnh vào EU phải trải
qua các hoạt động kiểm tra toàn diện gồm : Xác minh những điều kiện
3 />%20Uniforme.aspx

15


nhập cảnh và các giấy tờ cho phép cư trú, các hoạt động nghề nghiệp tiến
hành khi thích hợp.

Cơng dân Việt Nam khi muốn nhập cảnh vào một nước EU và ở lại
không quá ba tháng trong thời gian sáu tháng thì phải thỏa mãn các điều
kiện sau:
- Có giấy tờ đi lại hợp lệ cụ thể giấy tờ ở đây là: Hộ chiếu, thị thực,
giấy cho phép cư trú…hợp lệ hoặc giấy tờ cho phép qu biên giới.
- Nếu thuộc trường hợp quy định tại Quy định 539/2001 yêu cầu phải
có thị thực thì cơng dân Việt Nam cần có thị thực hợp lệ hoặc phải có
giấy phép cư trú hợp lệ.
- Công dân Việt Nam khi muốn nhập cảnh vào EU còn cần phải đáp
ứng yêu cầu giải thích, giải thích được mục đích và điều kiện cho việc ở
lại ví dụ cần phải giải thích được mục đích ở lại để học tập, sinh sống
hay lao đơng..,và phải có đủ điều kiện để sinh sống trong suốt thời gian
cư trú và để trở về quốc gia của mình hoặc q cảnh sang nước thứ ba.
- Cơng dân đó phải khơng thuộc những người trong danh sách người bị
từ chối nhập cảnh của hệ thông tin Schengen (SIS). Hệ thống thông tin
Schengen đã lưu lại những đầy đủ những thông tin của một cá nhân khi
họ đã từng nhập cảnh vào Schengen từ đó có thể kiểm tra lại một cách dễ
dàng để có danh sách những người đã từng vi phạm pháp luật trước đó
để khơng cho phép họ nhập cư vào EU nữa.

16


- Cơng dân đó khi được cho nhập cảnh thì khơng có mối đe dọa đối với
chính sách an ninh, y tế, hoặc quan hệ quốc tế quốc gia.
- Nếu không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên nhưng có giấy
phép cư trú hoặc được quốc gia thành viên EU cấp lại thị thực hoặc có cả
hai loại giấy tờ trên thì sẽ được vào lãnh thổ quốc gia để quá cảnh đến
quốc gia đã cấp các loại giấy tờ này cho người đó.
- Trong trường hợp cơng dân muốn xin nhập cảnh đó nếu thiếu điều

kiện thứ hai nhưng có thị thực được cấp theo Quy định 451/2003 về cấp
thị thực tại biên giới, cũng có thể được nhập cảnh vào lãnh thổ quốc gia
đó.
- Nếu trong trường hợp người muốn nhập cảnh không đáp ứng được
một hoặc nhiều hơn những điều kiện trên nhưng có thể được nhập cảnh
trên cơ sở quyền con người hoặc lợi ích quốc gia hoặc nghĩa vụ quốc tế.
- Nếu không đáp ứng được các điều kiện nhập cảnh và không thuộc
các trường hợp ngoại lệ sẽ không được phép nhập cảnh vào EU.
2. Giải pháp thực tiễn khi xin thị thực và nhập cảnh vào EU thuận
lợi với công dân Việt Nam.
Thứ nhất, miễn thị thực du lịch đối với các thị trường trọng điểm
khách du lịch quốc tế nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Đối với thị trường Tây Âu như Pháp, Đức, Anh vì đây là các quốc gia có
nền kinh tế phát triển khách du lịch từ các quốc gia này đi ra nước ngoài
ngày một nhiều là thị trường khách quan trọng của ngành du lịch trong
17


10 thị trường khách quốc tế trọng điểm. Đây cũng là các quốc gia có
nhiều dự án đầu tư có quan hệ mua bán thương mại và văn hóa với nước
ta.
Thứ hai, Trả lời phỏng vấn trực tiếp với người nước ngoài một cách
rõ ràng mạch lạc và thuyết phục. Cần chuẩn bị đầy đủ thơng tin cá nhân,
gia đình cơng việc, q trình học tập.
Thứ ba, Cần hồn thiện các thủ tục và hồ sơ xin visa gửi đến đại sứ
quán và viên chức lãnh sự . Hồ sơ cần phải đầy đủ, rõ ràng ( dễ xác
minh, đối chiếu) và trung thực. Hồ sơ phải bao gồm: hộ chiếu cịn thời
hạn trên 6 tháng tính từ ngày dự định đi, đơn xin cấp visa, chụp ảnh theo
đúng yêu cầu của đại sứ quán.....
Nếu đi thăm thân qua con đường du lịch , hồ sơ không thể thiếu hợp

đồng du lịch với công ty mà đã mua tour, chương trình tour......... Trong
thời gian chờ sự xét duyệt, nên chuẩn bị tâm lý vững vàng,tự tin khi trả
lời phỏng vấn. Tiếp đó, cần có kế hoạch học tập rõ ràng, chuẩn bị về kiến
thức cũng như tài chính, nắm rõ các thông tin và dự định các kế hoạch
trong tương lai.

18


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy có thể thấy những vấn đề về kiểm tra biên giới và thị thực
được Liên minh Châu Âu rất quan tâm, qua đó làm cho EU dần trở thành
một khối thống nhất về mọi mặt. Qua đó Việt Nam cũng cần có những
lưu ý khi xin thị thực và nhập cảnh vào EU.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tập bài giảng Pháp luật Liên Minh Châu Âu, Lê Minh Tiến và

2.

Phạm Hồng Hạnh
/>
3.

tm

/>raExtranjeros/Pages/Visados/Visados.%20R%C3%A9gimen

4.

%20comunitario.aspx
/>
5.

sach-thi-thuc-linh-hoat-hon/265804.vnp
/>
8.

raExtranjeros/Pages/Visados/Visado%20Uniforme.asp
/> /> />
9.

thuc-du-lich-chau-au/
Vũ Hà Thu, “Kiểm soát biên giới và thị thực của Liên minh

6.
7.

châuÂu – Những vấn đề pháp lí và thực tiễn”, Trường Đại học
LuậtHà Nội, 2012

20




×