Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

MôQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNGTÍCH CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NONQUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ NGỌC LOAN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNGTÍCH CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NONQUẬN
CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ NGỌC LOAN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN
CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THỨC



HÀ NỘI, NĂM 2017
MỞ ĐẦU
2


1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trường học an toàn, phòng, chống TNTT là trường học mà các yếu tố
nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc
loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong môi trường an
toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi
mầm non, cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.
Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây
nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải
chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng hoặc rối loạn chức năng do thiếu
yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.
Phần lớn các trường hợp TNTT cho trẻ em xảy ra ở môi trường gia đình,
nhưng có những TNTT xảy ra đối với học sinh ngay trong trường học đã mang
lại những nỗi lo lắng cho cả phụ huynh và phía nhà trường.
Trẻ lứa tuổi mầm non do nhận thức còn đang trong giai đoạn hoàn thiện,
cùng với đặc điểm tâm sinh lý hiếu động, thích khám phá, môi trường trường
học dù an toàn nhưng theo chủ quan các tình huống xảy ra TNTT luôn tiềm ẩn
và có thể xảy ra bất ngờ khó tránh khỏi như ngã, dị vật đường thở như hóc sặc
thức ăn hoặc cho những hột hạt nhỏ vào mũi tai...( các hột hạt nhỏ có khi do trẻ
lấy từ các hạt trang trí áo quần..).
Số trẻ/lớp đông gây khó khăn cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện
công tác CSGD trẻ nói chung cũng như trong việc đảm bảo an toàn, phòng
chống TNTT cho trẻ hàng ngày.

Trang bị các kiến thức và kỹ năng trong việc phòng tránh TNTT là cả một
quá trình, dù là nội dung vô cùng quan trọng nhưng hoạt động này rất khó thiết
kế dưới dạng tiết học trong chương trình. Do đó, không có giáo trình cụ thể và
giáo viên phải lựa chọn, sưu tầm các nội dung phù hợp để chuyển tải đến trẻ
theo cách gần gũi nhất.

3


Việc phòng tránh TNTT cho trẻ là vấn đề đòi hỏi sự phối kết hợp tốt giữa
gia đình và nhà trường trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định về pháp
luật cũng như quy định về an toàn. Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh còn thờ ơ,
chưa thực sự đánh giá đúng mức và quan tâm đến vấn đề trang bị vốn kiến thức
về phòng tránh TNTT, bên cạnh đó còn chưa hợp tác với giáo viên trong công
tác phối kết hợp chăm sóc- giáo dục( CS- GD) trẻ.
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như trên, muốn xây dựng được
một trường học an toàn, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây TNTT trong trường
mầm non đòi hỏi người CBQL phải có kế hoạch cụ thể với cách thức làm việc
khoa học, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tạo được sự ủng hộ, phối kết hợp của
các bộ phận, nhóm lớp trong nhà trường.
1.2. Thực tế hiện nay, hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội còn có những
bất cập như sau:
- Số trẻ/lớp đông gây khó khăn cho đội ngũ gv trong việc thực hiện công
tác CSGD trẻ nói chung cũng như trong việc đảm bảo an toàn, phòng chống
TNTT cho trẻ hàng ngày.
- Nhiều giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác sơ cấp
cứu khi trẻ gặp các tai nạn thương tích.
- Công tác truyền thông và tuyên truyền các biện pháp phòng chống
TNTT cho trẻ mầm non chưa thực sự rộng rãi và nhận được sự quan tâm đúng

mức của các bậc phụ huynh.
1.3.Trong lĩnh vực quản lý giáo dục mầm non đã có nhiều công trình
nghiên cứu về quản lý nhà trường mầm non, quản lý hoạt động trong nhà trường
mầm non như quản lý hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ mầm non, quản lý
hoạt động giáo dục lễ giáo truyền thống cho trẻ mầm non, quản lý giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ em, vv... Nhưng hướng nghiên cứu về phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em trong các trường mầm non còn rất ít được nghiên cứu, mà thực tiễn
trong các trường mầm non cần thiết và cấp thiết phải có những nghiên cứu cụ
4


thể ở các góc độ khác nhau đặc biệt là góc độ quản lý của người hiệu trưởng
nhằm nâng cao chất lượng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
Xuất phát từ các lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội” được lựa chọn tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất
lượng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đảm bảo an toàn sức khỏe về
cơ thể và tâm lý cho các em trong các trường mầm non.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng hoạt động hoạt động
phòng chống tai nạn thương tích và thực trạng quản lý hoạt động phòng chống
tai nạn thương tích, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường
mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các
trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Thực tế quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em
trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã đạt được kết
quả giúp trẻ mầm non đảm bảo an toàn sức khỏe cơ thể và tâm lý. Nhưng để
nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích,
đảm bảo an toàn cho trẻ em trong các trường mầm non thì cần thiết phải có các
biện pháp quản lý mới. Đề xuất và áp dụng được các biện pháp quản lý hoạt
động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non: lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai
5


nạn thương tích cho trẻ em, quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ emphù hợp hơn với điều kiện và hoàn cảnh
của nhà trường với trẻ em trong các trường mầm non sẽ nâng cao được chất
lượng hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trong các trường mầm non
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đề xuất.
6. Giới hạnphạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

- Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em
trong các trường mầm non.
- Chủ thể quản lý bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng
chuyên môn, vv... Nhưng để tài nghiên cứu chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng
các trường mầm non.
- Tiếp cận trong luận văn về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ em là phối hợp các cách tiếp cận chức năng và tiếp cận nội dung, bao
gồm: lập kế hoạch; tổ chức hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích; quản lý các điều kiện
đảm bảo cho hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
- Trường mầm non Hoa Mai
- Trường mầm non Qua Hoa
6


Trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
- Nhóm 1: Cán bộ quản lý.
- Nhóm 2: Giáo viên mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, phân loại tài liệu nhằm tìm hiểu và xây
dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm…
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu: sử dụng các công thức toán thống

kê như số trung bình cộng, tần xuất, hệ số tương quan… để định lượng kết quả
nghiên cứu của luận văn.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục còn gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

7


Chương 1:
Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
em trong các trường mầm non
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trường mầm non là cấp học nền tảng cho việc hình thành nhân cách con
người. Vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục mầm non và
quản lý các hoạt động trong nhà trường mầm non. Đề tài luận văn sẽ tổng quan
các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động trong nhà trường mầm non theo
hai hướng: a) Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động trong nhà trường
mầm non; b) Các công trình nghiên cứu về phòng chống tai nạn thương tích và
quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non,
để xác định tính kế thừa đối với các công trình nghiên cứu đi trước và xác định
được điểm mới trong nghiên cứu của luận văn.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động trong nhà trường
mầm non

Có rất nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực này với các hướng
nghiên cứu khác nhau. Có thể kể ra một số hướng nghiên cứu sau:
a) Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm
non:Lê Thị Thái Hạnh (2008), Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc- nuôi
dưỡng trẻ ở các trường mầm non Thành phố Hạ Long- Quảng Ninh; Dương Thị
Hiền (2010), Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm
non thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc; Phạm Thu An (2013), Quản lý hoạt động
chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập Quận Đống ĐaHà Nội; Đinh Thị Thu Hiền (2014), Quản lý công tác chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ
ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ....
b) Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non:
Lê Thị Diệu (2013), Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo lớn ở các trường mầm non; Nguyễn Thị Thu An (2015), Quản lý hoạt
động giáo dục trẻ MN tại các trường mầm non công lập Quận Hà Đông- Hà Nội;
Nguyễn Thị Kim Thu (2015), Quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm
8


non Ánh Dương- Quận Hà Đông- thành phố Hà Nội....
c) Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ trong trường mầm non:Nguyễn Thị Hương Lan (2012), Quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non công lập
Quận Đống Đa- Hà Nội; Nguyễn Thị Phi Nga (2013), Quản lý hoạt động giáo
dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiều học Trần Phú, thị xã Sơn
Tây, thành phố Hà Nội....
Các công trình nghiên cứu theo các hướng trên đều thu được các kết quả
sau: phát hiện thực trạng các hoạt động và quản lý các hoạt động giáo dục kỹ
năng sống, chăm sóc giáo dục trẻ ... trong nhà trường mầm non. Từ đó đề xuất
các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà
trường mầm non ở các địa bàn nghiên cứu khác nhau.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phòng chống tai nạn thương tích và

quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non.
Các nghiên cứu về phòng chống tai nạn thương tích và quản lý phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ em được thể hiện trong các tài liệu tham khảo,
các bài báo, các sổ tay kiến thức... Có thể kể ra một số sản phẩm ghiên cứu sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Sổ tay phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ em ở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, Hà Nội.
- Bộ y tế- Bộ LĐTBXH-UNICEF (2014), Sổ tay kiến thức phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ em, Hà Nội.
- Bệnh viện Nhi đồng II TPHCM (2010), Tài liệu tập huấn sơ cấp cứu nhi
khoa ban đầu, thành phố Hồ Chí Minh.
- Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong trường mầm non (2012), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
- Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ em( 2012), Nxb Giáo dục Việt Nam.
- Phòng Giáo dục mầm non – Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2012), Tài
liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện văn bản pháp quy về phòng tránh tai nạn
9


thương tích cho trẻ trong cơ sở Giáo dục mầm non, Hà Nội.
- Sở y tế Hà Nội (2010), Sổ tay y tế học học đường, Nxb Y Học
- Thông tư số 13 /2010/TT-BGDĐT, Ban hành Quy định về xây dựng trường
học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm no,
Hà Nội.
- Thông tư 22/2013/TTLT-BGDDT-BYT, Quy định đánh giá công tác y tế
tại các cơ sở giáo dục mầm non, Hà Nội.
- Trung Kiên( 2011), kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn thương tích trong
trường học.
- UNICEF (2015), Tài liệu dự án phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
em, Hà Nội....

1.2.3. Nhận xét:
- Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều vào nghiên cứu cách thức
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em ở các trường mầm non.
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý các hoạt động trong nhà
trường mầm non như: hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, giáo dục kỹ năng sống,
giá trị sống... nhưng nghiên cứu về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non còn rất ít được nghiên cứu.
- Trên địa bàn Quận Cầu Giấy hiện nay chưa có công trình nào nghiên
cứu về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các
trường mầm non.
Vì vậy, nghiên cứu về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã xác
định được điểm mới và có ý nghĩa thực tiễn trong việc chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ, đem lại sự bình yên cho gia đình và xã hội.
1.2. Quản lý
1.2.1. Khái niệm
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm. Nó ra đời khi xã hội
cần có sự chỉ huy, điều hành, phân công, hợp tác, kiểm tra, chỉnh lý trong lao
động tập thể trên một quy môn nào đó để đạt năng suất, hiệu quả tốt hơn. Loài
10


người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, nhiều hình thái xã hội khác nhau nên
cũng trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau. Đã có nhiều quan điểm khác
nhau về quản lý ở các góc độ khoa học khác nhau. Có thể kể ra một số quan
niệm sau của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước.
Harold Koontz (1994):“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của
nhóm”[23. tr.33].
Theo F. Taylor: “Quản lý là biết được chính sác điều bạn muốn người

khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất”. [9,tr 24].
Lerence chủ tịch hiệp hội các nhà kinh doanh Mỹ đã khái quát quan điểm
của F. Taylor và cho rằng: : “Quản lý là thông qua người khác để đạt được mục
tiêu của mình”. [25, tr.11].
Cùng thời với F. Taylor, nhà quản lý hành chính người Pháp là H. Fayon
lại định nghĩa quản lý theo các chức năng của nó. Theo H. Fayon: “Quản lý là
dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.” [15, tr.32].
Theo Paul Hersey và KenBlanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân
lực” thì: Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị
quản lý nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn
lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức.” [26, tr.17].
Các nhà khoa học của Việt Nam bàn về quản lý:
Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được các
mục tiêu dự kiến” [14; tr 14].
Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởng
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu
chung” [4, tr 24].
Mạc Văn Trang: “Quản lý là quá trình tác động có định hướng (có chủ
đích) có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể dựa trên các thông tin
về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữa cho sự vận hành của đối
tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới các mục tiêu đã định” [8, tr.2].
Trần Kiểm: “Quản lý là những tác hoạch định của chủ thể quản lý trong
việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực,
11


vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu
nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [9, tr.74].

Trần Quốc Thành: “ Quản lý là sựu tác động có ý thức của chủ thể quản
lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình quản lý xã hội, hành vi và
hành động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý,
phù hợp với quy luật khách quan” [24, tr.11].
Nguyễn Quốc Chí và Đặng Thị Mỹ Lộc: “ Hoạt động quản lý là tác động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể
quản lý ( người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt mục đích của tổ chức” [18, tr.16].
Khái niệm quản lý được xem xét ở các góc độ khác nhau, nhưng có
thể thấy những điểm chung của quản lý là:
- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh
như một cơ thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật
nhất định tồn tại trong thời gian, không gian cụ thể (một doanh nghiệp,
trường học, cơ quan…).
- Hệ thống quản lý gồm có hai phân hệ: chủ thể và khách thể quản lý.
- Tác động quản lý thường mang tính tổng hợp bao gồm nhiều giải pháp
khác nhau.
- Hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định đúng quy
luật và có hiệu quả quản lý nhưng cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất
định hướng đến mục tiêu.
Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng sản phẩm, vì lợi ích phục vụ
con người. Quản lý tựu chung lại là nghiên cứu khoa học, nghệ thuật giải quyết
các mối quan hệ giữa con người với con người, đây là quan hệ vô cùng phức tạp
không chỉ giữa chủ thể với khách thể trong hệ thống mà còn có mối quan hệ
tương tác với các hệ thống khác nhằm hướng đến mục tiêu chung của tổ chức
mình.
Từ điểm chung trên của các nhà khoa học về quản lý, luận văn xác định:
Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước, phù hợp với quy luật vận động
khách quan của xã hội.

1.2.2. Chức năng

Quản lý có các chức năng cơ bản sau:
12


Kế hoạch hóa: là việc chủ thể quản lý dựa trên những thông tin về thực trạng bộ
máy tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện khác nhau của tổ chức để
vạch ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), phân bố thời
gian và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu.
- Tổ chức: là việc chủ thể quản lý thiết lập cấu trúc bộ máy, bố trí nhân lực và xây
dựng cơ chế hoạt động, ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận và các
nhân; huy động, sắp xếp và phân bố nguồn lực nhằm thực hiện kế hoạch đã có.
- Chỉ đạo: là chủ thể quản lý hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động viên,
kích thích, giám sát các bộ phận và mọi các nhân thực hiện kế hoạch theo dụng
ý đã xác định trong bước tổ chức.
- Kiểm tra: là việc chủ thể quản lý đành giá các hoạt động của cá nhân,
-

của đơn vị trong tổ chức, nhằm so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định để
nhận biết mức độ kết quả các hoạt động mà có các quyết định quản lý về phát
huy các mặt tốt, điều chỉnh các sai lệch nhỏ, xử lý các sai phạm.
1.3. Tai nạn thương tích của trẻ em
1.3.1. Khái niệmvề tai nạn thương tích của trẻ em ở các trường mầm non:
Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây
nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải
chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng hoặc rối loạn chức năng do thiếu
yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.
Có hai loại tai nạn:" Tai nạn không chủ định" thường không có nguyên
nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối.

Loại "Tai nạn có chủ định" như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành...thường có
nguyên nhân và có thể phòng tránh được. Còn "Thương tích" thì không phải là
tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp
xúc đột ngột với các nguồn năng lượng ( có thể là các tác động cơ học, nhiệt,
hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do
cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương
tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể phân
định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các
văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật ngữ "Tai nạn thương
tích”
13


Tai nạn thương tích của trẻ em trong trường mầm non được xem như là
những tai nạn ngẫu nhiên, gây nên thương tích cho cơ thể như rách da, chảy
máu, gẫy xương, ngạt thở, bỏng…
Tuy nhiên trong vòng vài thập kỷ gần đây, sự hiểu biết rõ hơn về bản chất
tai nạn thương tích đã làm thay đổi những quan niệm cũ này, các tai nạn thương
tích được xem xét mở rộng và phòng tránh được
1.3.2. Phân loại tai nạn thương tích của trẻ em ở các trường mầm non
Tại các trường mầm non, tai nạn thương tích của trẻ bao gồm:
- Các tai nạn do ngã:Chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô
và thường xảy ra ở nơi vui chơi
- Đuối nước : Do trẻ bị ngã vào xô- chậu có nước, một số trường, lớp, sân
chơi của trẻ gần ao, hồ, sông suối nhưng không có tường bao quanh, cổng chắn
cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…
- Các tai nạn do ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả
độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc…
- Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn và thường xảy ra ở nơi vui
chơi:do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc

nhau . Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Trẻ có thể
cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương
phần mềm, gẫy xương.Đồ dùng đồ chơi cũ hỏng, gẫy tạo ra góc sắc nhọn là
nguyên nhân gây vết thương cho trẻ ở trường, hay những đồ dùng học tập như
kéo thủ công, bút chì nếu không có sự hướng dẫn thường xuyên về kỹ năng sử
dụng cũng là nguyên nhân gây tai nạn cho trẻ.
- Tai nan gây ngạt đường thở : do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình
hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm,
con xúc xắc, các loại hạt, quả, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn
vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể rách niêm mạc miệng, gãy
răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn…
- Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã ( chó, rắn, ong… ):
trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy
ra ở gia đình
- Do bỏng: Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước – uống nhầm vào nước
nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ….)
14


mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ
gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn …
- Tai nạn giao thông: đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu
do trẻ được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy.
- Điện giật: Hệ thống đường dây điện, ổ cắm phục phụ cho sinh hoạt ở
trường mầm non nếu không đặt ngoài tầm với của trẻ có thể là nguy cơ tiềm ẩn
bất ngờ gây diện giật cho trẻ vô cùng nguy hiểm. Cũng có những trường hợp
chập cháy điện trong trường làm trẻ bị tai nạn thương tích
1.3.3. Ảnh hưởng của tai nạn thương tích đến sức khỏe và tâm lý của trẻ em ở
các trường mầm non.
Tai nạn thương tích trẻ em là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên

toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng ở Việt Nam trong hai
thập kỷ gần đây đã góp phần làm cho vấn đề tai nạn thương tích ngày càng
nghiêm trọng, như là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và
tàn tật, nhất là ở trẻ em.
Hiện nay, cả nước có trên 4,8 triệu trẻ em được chăm sóc, giáo dục trong
các cơ sở GDMN. Ở lứa tuổi này, trẻ hiếu động, thích tự khám phá, tìm hiểu thế
giới xung quanh trong khi khả năng ứng phó để tự bảo vệ bản thân còn hạn chế
nên tai nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ bất cứ lúc nào.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em. Chỉ trong
năm 2010, có 7894 trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi đã tử vong do tai nạn
thương tích, tương đương với 21 trẻ em mỗi ngày. Nguy cơ tai nạn thương tích ở
nông thôn cao hơn thành thị, đặc biệt với nhóm trẻ được gửi ở những nhà trẻ tư
không có giấy phép hoạt động chính thức.
Mặt khác, do thiếu kiến thức, hiểu biết về các nguyên nhân và nguy cơ
gây tai nạn thương tích cho trẻ em nên nhiều người, đặc biệt là cha mẹ trẻ, vẫn
đang tiếp tục đặt sự an toàn của trẻ vào rủi ro một cách vô thức.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, các thương tích không chủ ý là mối đe dọa lớn nhất
của trẻ. Tai nạn thương tích ở trẻ em có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc về
mặt về mặt tình cảm và xã hội đối với gia đình và cộng đồng, ảnh hưởng kéo dài
một cách toàn diện tới cuộc đời còn non trẻ: những mối quan hệ, việc học tập và
15


vui chơi, gây ra thương tật vĩnh viễn và sự đau đớn dày vò trong nhiều năm. Đặc
biệt đối với các tai nạn không gây tử vong, gia đình có thể phải chịu gánh nặng
lớn về kinh tế do chi phí chăm sóc sức khỏe, đặc biệt những trường hợp phải
nằm viện trong thời gian dài.
Trẻ lứa tuổi mầm non trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn
sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ
còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất

cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các
điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì
vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da,
tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả
nghiêm trọng cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng
loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù. Vết thương gãy
xương,đều nguy hại đến tính mạng trẻ.
Tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ
khi nào, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chiếm phần lớn là do sự bất cẩn
của người lớn. Phòng tránh TNTT cho trẻ, cần nâng cao ý thức của các bậc cha
mẹ, người chăm sóc trẻ cũng như đầu tư cơ sở vật chất, tập cho trẻ các kỹ năng
giữ an toàn. Nhiều quan điểm hiện được các bậc cha mẹ ủng hộ là “theo sát trẻ
không bằng dạy cho trẻ những kỹ năng đối phó với tai nạn”.
Trẻ em như búp trên cành, nếu được sống trong môi trường sống an toàn
và lành mạnh, trẻ sẽ phát huy hết năng lực bản thân. Để làm được điều đó, cần
sự chung tay góp sức của gia đình và cả cộng đồng.
1.4. Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em ở các trường
mầm non
1.4.1. Khái niệm
Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích là các hoạt động được tổ
chức trong trường mầm non nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời khi
có tai nạn thương tích xảy ra.
16


1.4.2. Mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ em
* Mục đích:
- Mục đích của hoạt động động phòng chống tai nạn thương tích là từng
bước hạn chế tai nạn thương tích ở trẻ em, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng

của trẻ em và sự phát triển bền vững của quốc gia.
- Góp phần phát triển toàn diện cho trẻ em về cả thể chất và tinh thần.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ.
- Tạo được niềm tin yêu, sự yên tâm cho gia đình và xã hội.
- Nâng cao uy tín của các trường mầm non.
* Nội dung:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể
trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo,
trường mầm non.
- Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền,
giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích:
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an
toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng
rôn, áp phích, khẩu hiệu;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn,
thương tích;
- Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích;
- Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung
ưu tiên các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối
nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc;
- Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non,
phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây
tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại cơ
sở;
- Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành
giáo dục về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích;
17



- Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định;
- Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn; có phương án khắc phục các
yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích.
- Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường
học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.
* Hình thức:
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an
toàn, phòng chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về các kỹ năng sơ cấp cứu tai nạn
thương tích.
- Tổ chức hội thảo cùng cha mẹ trẻ về nguy cơ và cách phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ
- Tổ chức hội thi tuyên tuyền viên giỏi về các kỹ năng chăm sóc an toàn
cho trẻ.
- Phát thanh, tuyên truyền bằng video tại góc tuyên truyền của nhà trường
hàng ngày về cách sơ cấp cứu kịp thời khi trẻ gặp tai nạn thương tích
- Kiểm tra nhóm lớp và tất cả các khu vực quanh trường, bếp ăn để phát
hiện và loại bỏ kịp thời các yếu tố gây tai nạn thương tích.
- Tổ chức các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích.
- Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích.
- Quy định về phát hiện và xử lý tai nạn, có phương án khắc phục các yếu
tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích.
* Phương pháp:
Cần sử dụng các phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, quản lý các
điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em


18


phù hợp hơn với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường với trẻ em trong các
trường mầm non, cụ thể như sau:
- Xác định rõ các nguyên nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.
- Trên cơ sở của bảng kiểm trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, rà soát các nguy cơ gây mất an toàn.
- Lập kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
- Tổ chức hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em bao gồm:
+ Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ- cấp cứu
+ Sàn nhà và sân trường bằng phẳng, không trơn trượt
+ Bàn ghế, giường cũi chắc chắn và phù hợp.
+ Chấn song ở cửa sổ và ban công chắc chắn và an toàn
+ Lan can bao quanh cao 0,8-1m
+ Tay vịn cầu thang có chấn song. Có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang
đủ cao.
+ Thiết bị đồ chơi chắc chắn.
+ Vật sắ nhọn( dao, kéo...) để ở xa tầm tay với của trẻ.
+ Đèn, điện, bật lửa... để xa tầm với của trẻ
+ Có cửa, cổng ra vào. Có tường bao chắc chắn nếu tường gần đường, gần
ao hồ.
+ Không trữ nước trong nhà vệ sinh( Nếu có các dụng cụ chứa nước có
nắp đậy an toàn)
+ Tất cả ổ cắmđiện cố dịnh và di động được đặt ngoài tầm với của trẻ.
+ Không có đồ chơi nhỏ hoặc những vật nhỏ dễ nuốt ở chỗ trẻ chơi.
+ Thức ăn chế biến phù hợp lứa tuổi
+ Thực phẩm, nước uống phải đảm bảo vệ sinh.
+ Phụ huynh, cán bộ- GV không đi xe trong sân trường.

1.4.3. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em
* Thuận lợi

19


Bộ GDĐT và các bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật, các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở
giáo dục mầm non, thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành, kiểm tra chuyên đề,
yêu cầu các sở GDĐT chỉ đạo các phòng GDĐT phối hợp với chính quyền địa
phương tăng cường kiểm tra các cơ sở GDMN, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành Giáo dục các địa phương
đã tham mưu UBND các cấp ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tăng
cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho
trẻ, đồng thời thực hiện tốt việc phân cấp quản lý giáo dục tại địa phương. Công
tác thanh tra, kiểm tra được phòng GDĐT các quận/huyện phối hợp với các ban
ngành tiến hành thường xuyên nhằm nhắc nhở, đôn đốc và hướng dẫn các cơ sở
GDMN thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Hầu hết các cơ sở GDMN đã chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, thân thiện. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được đầu tư đồng bộ, phù hợp
độ tuổi, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ khi
tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non. GVMN chú trọng đổi mới
phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phát huy tính tích
cực của trẻ, không gây áp lực đối với trẻ.
Ngành Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác chỉ
đạo, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong các cơ sở GDMN để tổ
chức tốt bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường. Đa số các cơ sở GDMN thực hiện hợp

đồng thực phẩm với những đơn vị cung ứng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch,
có nguồn gốc rõ ràng. Các bếp ăn được bố trí theo nguyên tắc một chiều, đảm
bảo chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Trong thời
gian qua chưa xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cơ sở GDMN.

20


Công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ về công tác
đảm bảo an toàn được các cấp quản lý giáo dục thường xuyên quan tâm. Nội
dung chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp cứu, phòng
tránh tai nạn thương tích, phòng tránh một số bệnh thường gặp đối với trẻ, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... được đưa vào chương trình bồi dưỡng thường
xuyên, tập huấn chuyên đề hàng năm của ngành Giáo dục các cấp.
*Khó khăn
Một số cơ sở GDMN (đặc biệt là các nhóm/lớp mầm non tư thục) điều
kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đảm bảo đúng quy định
như phòng học nhỏ, không đảm bảo thông khí, nhà vệ sinh chật chội, thiết kế
không phù với trẻ... nên tiềm ẩn nhiều nhiều nguy cơ gây mất an toàn đối với
trẻ.
Đội ngũ giáo viên ở một số cơ sở GDMN là giáo viên trẻ, chưa có nhiều
kinh nghiệm hoặc không được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng xử lí tình huống
nên đã xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; ứng xử của một số
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với trẻ còn chưa chuẩn mực, làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ, làm các bậc cha mẹ lo lắng, gây bức xúc
trong trong dư luận.
Số trẻ/lớp đông gây khó khăn cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện
công tác CSGD trẻ nói chung cũng như trong việc đảm bảo an toàn, phòng
chống TNTT cho trẻ hàng ngày.
Công tác truyền thông và tuyên truyền các biện pháp phòng chống TNTT

cho trẻ mầm non chưa thực sự rộng rãi và nhận được sự quan tâm đúng mức của
các bậc phụ huynh.
1.5. Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em của
hiệu trưởng các trường mầm non
1.5.1. Phân cấp quản lý trong quản lý hoạt phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ em trong các trường mầm non.
21


a) Trách nhiệm của Hiệu trưởng trường mầm non:
- Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo y tế trường học gồm: Trưởng ban
chỉ đạo là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng. Phó ban chỉ đạo là cán bộ y tế
trường học, một số thành viên là giáo viên đại diện các nhóm, lớp, đại diện hội
cha mẹ học sinh nhà trường.
- Triển khai, phổ biến các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác phòng
chống tai nạn thương tích.
- Chỉ đạo chung và chịu trách nhiệm về công tác an toàn của trẻ trong
trường
- Tham mưu với cấp Ủy, chính quyền địa phương về công tác phối kết
hợp giữa các Ban ngành và nhà trường để thực hiện công tác phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ.
b) Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng trường mầm non:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động, lịch trình các hoạt động phòng chống tai
nạn thương tích.
- Trực tiếp tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các tổ, bộ phận thực hiện nhiệm vụ,
lịch trình theo kế hoạch.
- Rà soát các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn thương tích trong trường, báo
cáo Hiệu trưởng định kỳ.
- Tổ chức tập huấn dưới nhiều hình thức khác nhau về biện pháp phòng
chống tai nạn thương tích.

- Ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích.
- Cùng Ban giám hiệu kiểm tra, tổng kết công tác phòng chống tai nạn
thương tích.
c) Trách nhiệm của cán bộ y tế chuyên trách:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế của trường mầm non.
- Quản lý, lưu hồ sơ hoặc sổ theo dõi sức khỏe của trẻ.
- Thực hiện sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầutheo quy định. Chuyển
trẻ em bị tai nạn hoặc ốm đau đột xuất đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết.
22


- Bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, nhân viên về cách xử lý một số bệnh
và tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ mầm non.
- Xây dựng nội dung truyền thông và làm tốt công tác tuyên truyền về
cách chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng trẻ cho cha mẹ.
- Giám sát nhân viên nấu ăn, nhà bếp đảm bảo các quy định về vệ sinh, an
toàn thực phẩm, nước uống và nước sinh hoạt.
d) Trách nhiệm của giáo viên:
- Thực hiện nghiêm túc quy chế chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ.
- Thực hiện đúng , đủ quy chế vệ sinh( quét lau nhà, giặt hấp khăn, cọ rửa
nhà vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi…)
- Rà soát và báo cáo Ban giám hiệu khi ở lớp có các nguy cơ mất an toàn:
Đường điện hỏng, tường tróc lở, sàn nhà phồng rộp…
- Trao đổi thông tin hàng ngày với phụ huynh về tình hình sức khỏe, tâm
lý kết hợp tuyên truyền các kiến thức đảm bảo an toàn cho trẻ tại gia đình.
1.5.2. Nội dung quản lý của hiệu trưởng trường mầm non trong hoạt động
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
Từ khái niệm quản lý và hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ em có thể hiểu quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

em trong các trường mầm non là tác động có mục đích, có kế hoạch của người
hiệu trưởng mầm non và các lực lượng giáo dục trong nhà trường đến hoạt
động phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường mầm non nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu các tai nạn thương tích cho trẻ em, nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Quản lý của hiệu trưởng trường mầm non đối với hoạt động phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ em trong trường mầm non bao gồm: lập kế hoạch, tổ
chức nhân sự, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
1.5.2.1. Lập kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em
Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được
những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực
23


( nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin) đã có và sẽ khai thác.[9, 47].
Lập kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích là thiết kế lịch trình các
hoạt động cho một năm học để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường đạt hiệu quả cao nhất với các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo
viên và sự trao đổi thông tin thường xuyên với các tổ chức xã hội, phụ huynh.
Nội dung lập kế hoạch gồm có:
- Xác định mục tiêu hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
- Khảo sát thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
em. Lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
em
- Xác định các bước thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em.
- Chuẩn bị các điều kiện cho phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em
- Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, thời gian... cho phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em.

1.5.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
em.
Tổ chức là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu
của tổ chức.[9,58].
Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trong
trường mầm non là thiết kế về nhân sự, phân công bộ máy cho phù hợp để
phòng chống các tai nạn thương tích xảy ra cho trẻ trong trường.
Nội dung tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em bao gồm:
Xác định các bộ phận tham gia quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Ban Giám
hiệu, giáo viên, bộ phận chăm sóc nuôi dưỡng trẻ...)
Xác định các nội dung quản lý của từng bộ phận tham gia quản lý phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

24


Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường quản lý
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
Tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em.
Tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em.
1.5.2.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ em trong trường mầm non
Chỉ đạo là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối
tượng bị quản lý ( con người, các bộ phận)một cách có chủ đích nhằm phát huy
hết tiềm năng của họ hướng vào đạt mục tiêu chung của hệ thống.[9,68].
Chỉ đạo thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em

trong trường mầm non là những cán bộ quản lý dùng các biện pháp tác động đến
đội ngũ, các bộ máy trong trường một cách có chủ đích nhằm phát huy hết khả
năng sẵn có của từng người giúp công tác phòng chống tai nạn thương tích đạt
hiệu quả.
Nội dung chỉ đạo thục hiện hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ trong trường mầm non bao gồm:
Chỉ đạo các bộ phận lập kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ em.
Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em
ở trường mầm non theo kế hoạch
Điều chỉnh kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
em (nếu cần).
Tổng kết việc thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ em ở trường mầm non
+ Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp
phích, khẩu hiệu;
+ Tổ chức các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn thương tích;
25


×