Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Đề xuất giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đường phố của thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205 KB, 18 trang )

Đề tài: Đề xuất giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đường phố của thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An


PHẦN I:

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Nội dung nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH
PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2 Điều kiện khí hậu
2.3 Kinh tế - xã hội
2.4 Thương mại, dịch vụ và du lịch
2.5 Giáo dục và đào tạo
2.6 Địa danh – văn hóa
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH TP. VINH
3.1 Hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố thành phố Vinh
3.2 Đặc điểm một số loài cây xanh được trồng tại thành phố Vinh
3.3 Đánh giá chung
3.3.1 Lợi ích
3.3.2 Nguy cơ


CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CÂY XANH ĐÔ THỊ


PHẦN I:

MỞ ĐẦU

1) Lý do chọn đề tài
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung
Bộ. Từ năm 2013 trở lại đây, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị rất được chú trọng, nhiều tuyến phố mới được hình thành,
các tuyến phố cũ được cải tạo khang trang hơn. Đặc biệt là công tác cải tạo hệ thống cây xanh thành phố đang được nhiều cấp quan
tâm
Cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong đời sống con người,
nó không những mang đến nhiều giá trị về mặt tinh thần, đưa con người xích
lại gần với thiên nhiên hơn mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ, cải thiện
môi trường. Tuy nhiên hiện nay có nhiều hoạt động của con người đã tác
động không tốt tới môi trường làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Không
giống như môi trường ở vùng nông thôn là nơi có nhiều cây xanh, không khí
trong lành. Người dân sống ở thành phố luôn phải đối mặt với môi trường có
chất lượng ngày càng suy giảm do ô nhiễm nước, khói bụi, nhiệt độ, khí thải
và tiếng ồn.
Để góp phần tạo một môi trường sống trong lành và xây dựng một
thành phố có cảnh quan đẹp cần có những đề xuất, biện pháp quy hoạch xây dựng hệ thống cây xanh đường phố của thành Phố Vinh
có hiệu quả, phù hợp với mục đích phát triển và hướng vào mục tiêu bảo vệ môi trường.


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng cây xanh được trồng trên đường phố trong thành phố Vinh
- Làm rõ tác dụng bảo vệ môi trường của cây xanh trên đường phố tại thành phố Vinh
- Đề xuất quy hoạch được hệ thống cây xanh trên các tuyến đường nghiên cứu tại thành phố Vinh
3. Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây xanh dược trồng trên các tuyến đường của thành phốVinh bao gồm:
- Quốc lộ 1A
- Đường Lê Mao
- Tuyến đại lộ Lê Nin
- Tuyến đường Xô Viết, Trường Thi
- Công viên Nguyễn Tất Thành, công viên Trung tâm
- Quảng trường Hồ Chí Minh
- Hệ thống cây xanh khu vực lâm viên núi Quyết
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng cây xanh đường phố tại thành phố Vinh
- Nghiên cứu đặc điểm cây xanh đô thị được trồng tại thành phố Vinh
- Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh đường phố tại thành phố Vinh
- Đề xuất giải pháp quy hoạch mạng lưới cây xanh đô thị
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa số liệu: kế thừa số liệu của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Nghệ An
- Phương pháp thu thập thông tin: từ internet.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
Cây xanh ngoài phương diện kiến trúc do mỗi loài cây đều có cấu trúc, hình dạng, 
màu sắc, kích thước, mức độ tăng trưởng khác nhau, phối hợp với các thành phần cấu trúc 
khác như mặt nước, địa hình, địa vật… tạo ra đô thị thành một thể thống nhất có giá trị 

thẩm mỹ cao. Cây xanh không chỉ bao gồm tất cả các cây xanh trong vùng xung quanh 
của khu vực dân cư mà còn bao gồm các diện tích đất liên quan có tác động đến môi 
trường đô thị. 
Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ kéo theo tốc độ xây 
dựng phát triển công nghiệp cũng tăng lên. Các nhà máy xí nghiệp đua nhau mọc lên; dân 
cư tập trung về chốn thị thành tăng lên, mật độ dân cư cao làm đô thị trở nên quá tải, tất cả 
mọi thứ ở đô thị đều trở nên thiếu thốn và đang ở mức quá tải dẫn đến môi trường thiếu sự 
cân bằng về sinh thái, lượng oxy cần cho việc hô hấp trong không khí giảm mạnh. Thêm 
vào đó, hàm lượng các chất khí độc hại lại có xu hướng tăng lên một cách nhanh chóng. 
Chính vì điều này mà vai trò của cây xanh vốn đã quan trọng nay càng quan trọng hơn.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Thành phố Vinh là thành phố đang có tốc độ phát triển kinh tế mạnh, việc mở 
rộng, phát triển xây dựng các khu công nghiệp đang ngày càng được tăng cường nhưng 
cũng chính vì lý do đó mà môi trường của thành phố đang ở mức cảnh báo. Tuy nhiên do 
có những biện pháp kịp thời và đúng đắn của ban quản lý các cấp các ngành trong thành 
phố mà đã hài hòa được giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường như dự án trồng rừng lục hoá cây xanh ở núi Quyết, một số đường phố, tuyến đại lộ Lê
Nin với cây sao đen; tuyến đường Xô Viết, Trường Thi với cây dầu rái; vonga ở một số tuyến đường Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, đại lộ Lê Nin, Xô
viết….. Nhờ những nỗ lực đó, TP Vinh được đánh giá là 1 trong 5 TP trong cả nước có mật độ cây xanh lớn.


CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH
PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

2.1 Điều kiện tự nhiên
1) Vị trí địa lý
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc
2
Trung Bộ có diện tích tự nhiên là 104,97 km bao gồm 16 phường và 9 xã.
+ Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc;
+ Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên;

+ Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.
Vinh là giao điểm của các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông - Tây, có các tuyến giao thông quan trọng đi qua như Quốc lộ 1A,
đường sắt Bắc - Nam, ngoài ra Vinh cũng là đầu mối quan trọng của các tuyến đường Quốc lộ 7, 8, 46, 48 đi sang Lào, Đông Bắc Thái
Lan và đi đến các huyện trong tỉnh
2) Địa hình-địa mạo
Thành phố Vinh nằm ở vùng đồng bằng ven biển nên địa hình tương đối bằng phẳng do được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là
phù sa sông Lam và phù sa của biển. Địa hình dốc đều về hai hướng Nam và Đông - Nam, độ cao trung bình từ 3- 5 m so với mực nước
biển. Vinh còn có núi Quyết nằm ven bờ sông Lam ở phía Đông Nam Thành phố. Núi dài trên 2 km, đỉnh cao nhất 101,5 m; đây là địa
danh gắn liền với Phượng Hoàng Trung Đô, với sự nghiệp lẫy lừng của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung


2.2 Điều kiện khí hậu
- Nhiệt độ:
0
0
Nhiệt độ trung bình hằng năm của Thành phố 23 C - 24 C.
0
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,1 C.
0
Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4 C.
- Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hằng năm của toàn Thành phố khoảng 2.000 mm,lượng mưa năm lớn nhất (năm 1989) là 3.520 mm, lượng mưa ngày lớn nhất (năm 1931) là
484 mm và tháng mưa nhiều nhất (tháng 10 năm 1989) trên 1.500 mm. Lượng mưa chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm khoảng 80% - 85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất tháng 8, 9 có lượng mưa trung
bình 200 - 500 mm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít, lượng mưa chiếm khoảng 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1,2, lượng mưa chỉ
khoảng 20 - 60 mm.
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí hằng năm ở Vinh khá cao, trung bình năm dao động từ 80% - 90%, một số ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp. Độ ẩm không khí thấp nhất
là 15%, độ ẩm không khí cao nhất là 100%.

-Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928 mm. Tháng 7 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất 183 mm, tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 27 mm.
- Gió bão:
Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hằng năm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình cấp 8 - 10 và có khi đến cấp 12.
Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân trong Thành phố.


2.3 Kinh tế - xã hội
a) Tăng trưởng kinh tế
Thành phố Vinh với chức năng là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua kinh tế của Thành phố đã có
bước phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, kinh tế thành phố Vinh có mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 18.142 tỷ đồng (đạt 53,2% cả năm
2016), tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2015.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Thành phố trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và giảm tỷ trọng dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp
c) Xã hội
Tính đến năm 2016, dân số TP Vinh có 74.300 hộ với trên 314 nghìn nhân khẩu sinh sống tại 25 phường xã.  Hiện nay, cùng với sự
phát triển kinh tế thì đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, cùng với đó thì nhu cầu của con
người ngày càng được nâng lên về cả số lượng và chất lượng.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 58,2% dân số thành phố (năm 2016). Hiện nay, trong cơ cấu lao động có sự thay đổi: giảm tỷ
trọng lao dộng hoạt động trong nghành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là một xu
hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với sự phát triển của các ngành kinh tế hiện nay.


2.4 Thương mại, dịch vụ và du lịch
Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 3 siêu thị lớn (Macximac, Big C,Metro), một số siêu thị nhỏ kinh doanh tổng hợp với trên 2.000 mặt hàng các
loại về điện tử, điện máy, hàng tiêu dùng, đồ gỗ mỹ nghệ, xe máy, quần áo…
Hệ thống mạng lưới chợ được quy hoạch và tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoạt động có hiệu quả. Dự án chợ Vinh đưa vào sử dụng, đáp ứng được chức
năng là đầu mối bán buôn bán lẻ, xuất nhập khẩu của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ.
Hệ thống chợ nội thành: chợ Ga, Cửa Bắc, Quang Trung, Bến Thuỷ, Hưng Dũng, Cửa Nam, Nghi Phú…

Thành phố Vinh là trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. Trên địa bàn Thành phố còn có các điểm tham quan:
Đề thờ vua Quang Trung, quảng trường Hồ Chí Minh, Đền Hồng Sơn, Chùa Cần Linh, Lâm viên núi Quyết, công viên Trung tâm, Thành cổ Vinh, bảo
tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh…
2.5 Giáo Dục và đào tạo
Thành phố Vinh là một trong 3 trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 14
trường đại học, 13 trường cao đẳng và nhiều phân hiệu, cùng nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hàng trăm trường học từ bậc
học phổ thông tới ngành học mầm non
2.6 Địa danh – văn hóa
- Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh
- Thành cổ Nghệ An
- Cồn Mô - Ngã ba Bến Thủy
- Đền thờ Vua Quang Trung
- bảo tàng tổng hợp Nghệ An,bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng Quân khu IV


CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH TP. VINH
3.1 Hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố thành phố Vinh
Trên địa bàn thành phố Vinh hiện có khoảng 50.000 cây xanh các loại được trồng tại hơn 80 tuyến đường. Để đảm bảo cho hệ thống
cây xanh phát triển an toàn, hạn chế hư hỏng, gãy đổ, hàng năm đơn vị được giao đều có kế hoạch và biện pháp chăm sóc...
Hiện tại, tổng diện tích cây xanh đường phố thành phố Vinh (gồm cây xanh trồng hai bên đường phố, dải bun-va, đảo giao thông)
khoảng 60 ha, đạt mức 1,9 m2/người, đảm bảo tiêu chuẩn cây xanh đường phố cho đô thị loại I và II. 
Ngoài các điểm công cộng như Quảng trường Hồ Chí Minh, Công viên Nguyễn Tất Thành, Lâm viên Núi Quyết..., các cơ quan,
trường học và hầu hết các tuyến phố đều được che mát bởi cây xanh.
Cây ở TP. Vinh rất đa dạng như: bàng, phượng vĩ, bằng lăng, xà cừ, cau vua, rồi đến cả xoài, mưng, cọ, sao đen, ngô đồng, sữa... Để
chống lại cái nắng nóng gay gắt mùa hè, không chỉ chính quyền mà mọi người dân thành phố cũng đều trồng thêm cây xanh quanh nhà và
trước vỉa hè công cộng.
Theo kế hoạch hàng năm, những công việc được tiến hành thường xuyên như cắt xén thảm cỏ, trồng dặm cỏ, phòng trừ sâu cỏ, bón
phân, tưới nước, duy trì cây cảnh, tạo hình,… được đội ngũ công nhân Công ty CP Cây xanh thành phố làm cần mẫn hàng ngày nhằm
đảm bảo màu xanh tươi tốt cho hệ thống cây xanh nội thành



Trên các tuyến đường phố, bên cạnh ý thức của người dân trồng cây xanh trước nhà mình để lấy bóng mát và che bụi, hệ thống cây
xanh cũng được quan tâm trồng, đảm bảo sự che phủ tương đối. Một số tuyến đã quy hoạch trồng được một số cây hợp lý, thống nhất một
chủng loại, như tuyến đại lộ Lê Nin với cây sao đen; tuyến đường Xô Viết, Trường Thi với cây dầu rái; vonga ở một số tuyến đường
Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, đại lộ Lê Nin, Xô viết... Cùng với công viên Nguyễn Tất Thành, Quảng trường Hồ Chí Minh, công
viên Trung tâm, TP cũng đã khôi phục lại các vườn hoa Cửa Nam, Cửa Bắc; phát triển hệ thống cây xanh khu vực lâm viên núi Quyết...
Nhờ những nỗ lực đó, TP Vinh được đánh giá là 1 trong 5 TP trong cả nước có mật độ cây xanh lớn.
Tuy nhiên, một số tuyến đã có quy hoạch chỉ giới đường đỏ song cây trồng chưa đúng quy hoạch như đường Lý Tự Trọng, Nguyễn
Chí Thanh... Mạng lưới đường được cải tạo mở rộng nhưng chưa đồng bộ với cải tạo và xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng, trong đó có
cây xanh; một số tuyến vỉa hè thường có đường điện trên cao cắt qua các tán cây trong khi đường cống thoát nước mưa, các tuyến đường
dây, đường ống kỹ thuật phía dưới vỉa hè lại chạy lộn xộn, không thẳng hàng… gây khó khăn cho việc bố trí các hố trồng cây. Trong khi
đó ý thức của những hộ kinh doanh dọc các tuyến đường, nhất là khu vực chợ đại học Vinh, chợ Cửa Bắc, đường Quang Trung, các bến
chờ xe buýt… thường xuyên đông người qua lại dẫm đạp lên thảm cỏ làm hư cây, cỏ. Cá biệt một số hộ kinh doanh còn chặt phá cây để
tạo thông thoáng cho các biển quảng cáo của họ


3.2 Đặc điểm một số loài cây xanh đô thị được trồng tại thành phố Vinh
1) Cây xà cừ
Cây gỗ lớn cao 15 - 20m, đường kính 0.6 -1.2m, thân tương đối tròn, thẳng. Vỏ xám nâu, già bong vảy tròn, mốc trắng. Phân cành ở độ cao 4 - 6m, cành
nhánh rậm rạp, nặng nề.
Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách,
mang 3-6 đôi lá chét. Tán hình trứng, đường kính tán từ 10 -15m, mật độ lá
dày, tán xanh quanh năm. Hoa nhỏ không đáng kể, màu xanh vàng, nở tháng
4 - 6. Lúc nhỏ rễ cọc phát triển rất mạnh nhưng về sau đâm nhiều rễ ngang, rễ
rất to nổi cả lên mặt đất, gốc có bạnh vè. Tán lá nặng nề, phân bố không đều,
hay bị đổ khi gió bão. Cây chịu được đất khô hạn, nghèo xấu
2) Cây bàng
Cây gỗ nhỡ cao 15 - 20m, thân cây khi còn non thường thẳng vút, khoẻ khoắn nhưng khi đã già thường hay cong queo, vặn xoắn, nổi nhiều u bướu,
đường kính thân khoảng 0.8m. Vỏ nâu xẫm, không nhẵn. Rễ cây mọc nổi, hệ rễ ngang phát triển mạnh, vì thế bàng chịu được gió bão, nên trồng ở những
nơi trang nghiêm cổ kính, công viên, trường học...

3) Cây bằng lăng
Cây gỗ nhỡ cao 15 - 25m, thân thẳng, đường kính 0.4 - 0.6m, vỏ xám nâu nứt dọc. Phân cành ở độ cao 4 - 6m. Tán hình thuỗn tròn, đường kính tán 810m, mật độ lá dầy, cây rụng lá hoàn toàn vào mùa đông. Lá đơn, mọc gần đối, hình trái xoan, hoặc hình trứng trái xoan, dài 10-15cm, rộng 5-10cm. Hoa
tự chùm hoặc xim viên chuỳ ở đầu cành, dài 20 - 30cm, màu tím hồng, nở tháng 5 - 7. Bằng lăng là cây ưa sáng, chịu được gió bão, ít sâu bệnh, ưa đất phù
sa nhưng vẫn sống được nơi đất xấu, bạc màu, chịu được khô hạn. Bằng lăng là cây lâu năm, dễ trồng lớn nhanh, có hoa đẹp, màu sắc nhẹ nhàng nên
thường được trồng ở đường phố, khu nhà ở, trường học, bệnh viện..


4) Cây hoa sữa
Cây gỗ nhỏ cao 10 - 15m, thân thẳng có múi dọc theo thân, đường kính
thân 50 - 60cm. Vỏ màu trắng xám, mềm, rạn dọc. Phân cành ở độ cao 4 - 7m,
cành thường mọc vòng xếp thành tầng. Lá đơn, 3 - 8 lá mọc vòng, lá màu
xanh nhạt, hai mặt lá nhẵn. Tán hình ô tầng, hoặc trông giống như cái lọng
gồm nhiều tầng hẹp, đường kính tán từ 5 - 8m. Hoa nhỏ cụm hoa xim ở đầu
cành, hoa màu trắng xanh. Hoa có mùi thơm hắc (nồng), một năm ra hoa 2 lần
vào tháng 5 - 8 và tháng 10 - 12.
5) Cây Sao đen
Sao đen là cây gỗ lớn, thường xanh, cao 30¬40m, thân hình trụ thẳng, đường kính 60¬80cm, chiều cao dưới cành 15-25m. Vỏ ngoài nâu đen, nứt dọc
sâu thành những miếng dày, xù xì. Vỏ trong mầu nâu đỏ, nhiều sợi. Cành non và cuống lá phủ lông hình sao xám, sau nhẵn. Lá hình trái xoan thuôn
hay hình mũi mác, dài 8-14cm, rộng 3-6cm, đầu có mũi tù ngắn, gốc hơi lệch, gân cấp hai 8-10 đôi, nổi ở mặt dưới; gân nhỏ cong queo, gần song song,
hai mặt lá có lông hình sao, ở nách gân cấp hai mặt dưới lá thường có tuyến. Cuống lá dài 12¬18mm
6) Cây xoài
Cây Xoài là cây lá xanh quanh năm, dễ trồng và dễ chăm sóc, thích hợp trồng làm cây công trình, cây bóng mát, cây sân vườn tại các khu đô thị, khu
biệt thự, vừa tạo cảnh quan xanh, vừa cho quả ăn., trồng nhiều ở đại học vinh, các tuyến phố đường yên dũng thượng….
7) Cây lộc vừng
Cây lộc vừng có thân và gốc đẹp, hoa có hương thơm, là loại cây lâu niên, tuổi thọ hàng trăm năm; lộc ta, hoa đỏ thõng dài


8) Cây sấu
Cây gỗ lớn cao 20 - 30m, thân thẳng, đường kính thân 0.6 - 1m, gốc có
bạnh vè, vỏ màu xám tro, loang lổ, phía gốc bong vẩy nhỏ. Phân cành ở độ

cao 4 - 5m. Lá kép lông chim lẻ, dài từ 30 - 45cm, có 11 -15 lá chét. Cây non
lá hình tròn, cây lớn lá hình tròn hay thuỗn tròn, đường kính tán 6 - 10m, mật
độ lá dầy, tán xanh quanh năm.
9) Cây dầu rái
Dầu rái là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 – 50 m, có thể đạt đến 70 m. Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, bền. Dầu rái là cây nguyên liệu chế
biến sơn, vecni.

3.3 Đánh giá chung
3.3.1 Lợi ích, vai trò của cây xanh
- Vai trò của cây xanh đối với môi trường nói chung
Trong môi trường sống tự nhiên đó của con người, cây xanh có vai trò cực kì quan trọng.
Nó điều hòa không khí nhờ khả năng hấp thu năng lượng mặt trời, xả hơi nước mát vào không khí, hấp thu các khí độc hại trong
môi trường, đồng thời nhả khí oxi vào môi trường.
Cây xanh là cái máy điều hòa tự nhiên tuyệt vời nhất:.Nó hấp thu và phản xạ năng lượng mặt trời chiếu xuống đất làm giảm
sức nóng của trái đất, hấp thu khí cacbonnic,gây hiệu ứng nhà kính.
Cây xanh là nguồn nhiên liệu và năng lượng quý giá cho cuộc sống. Trồng, chăm sóc cà bảo vệ cây xanh chính là hành động
thiết thực nhất nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
 Cây xanh là lá phổi của hành tinh chúng ta. Không có cây xanh thì chẳng mấy chốc muôn loài sẽ ngạt thở. Cây xanh ngăn cản
và lọc khí độc trong không khí. 


- Vai trò của cây xanh đối với môi trường, cảnh quan thành phố Vinh nói riêng
+ Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí : Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 4 độ C bằng cách tiết hơi
nước qua khí khổng của lá, ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệttrên nhựa. Cây xanh
làm tăng sự lưu thông không khí nhờ sự trao đổi khí mát dướitán cây và bên ngoài, tạo thành gió cục bộ, hay các luồng gió nhờ các
hàngcây trồng dọc ven đường
+ Cây xanh hạn chế sự ô nhiễm không khí: sự ô nhiễm không khí do khí thải từ các hoạt động công nghiệp, nhà máy, giao thông, sinh
hoạt con người..làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, súc vật và cây cối. Vì vậy cần phải trồng nhiều cây xanh để giảm bớt ô nhiễm
không khí vì trong quá trình quang hợp của lá cây đã hấp thu một lượng lớnkhí CO2, giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời
không ngừng làmgia tăng lượng khí O2 cho khí quyển.

+ Cây xanh cản bớt tiềng ồn: Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác hại của nó. Nhiều nghiên cứu cho
thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tácdụng như vật liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được khoảng
30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với đường không có cây
+ Cây xanh trồng 2 bên đường phố, tại các khu nhà tập thể, cơ quan, trường học, công viên… không chỉ góp phần vào cải thiện môi
trưòng sinh thái mà rõ ràng nó đã tạo nên nét đẹp mới, độc đáo riêng cho mỗi thành phố, công trình kiến trúc


CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI

CÂY XANH ĐÔ THỊ

1) Giải pháp chọn loài cây trồng
Để có một hệ thống cây xanh sinh trưởng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầy về cảnh quản đô thị, việc chọn loại cây trông cho các tuyến
đường phố của thành phố Vinh cần dựa trên một số đặc điểm như: điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, đặc điểm kiến trúc cảnh quan, bản
đồ quy hoạch thành phố, từ đó chọn ra các loại cây thích nghi với cảnh quan đô thị.
Tuyển chọn các loài cây có sức đề kháng mạnh, ít xuất hiện sâu bệnh như: lát hoa, long não, nhội, dầu rái, sao đen…những cây có
khả năng chịu gió bão tốt như: sấu, lộc vừng, sang, long não….
2) Giải pháp cải tạo hệ thống cây xanh đường phố hiện có
Để đảm bảo yêu cầu về mỹ quan đô thị và phát huy tốt hiệu quả của cây xanh đối với môi trường cần phải đề xuất biện pháp cải tạo
hệ thống cây xanh hiện có như sau:
- Thành phố cần lập quy hoạch tổng thể cây xanh đường phố.
- Lập kế hoạch chuẩn bị nguồn cây giống đủ tiêu chuẩn và chất lượng để từng bước thay thế những loại cây kém chất lượng, cây bị sâu
bệnh và những cây không đạt tiêu chuẩn cây đường phố.
- Việc tiến hành triển khai công tác cải tạo nên tiến hành dần dần từng bước và phù hợp với điều kiện về kinh phí đầu tư. Những tuyến
đường chính của thành phố nên được ưu tiên trước.


3) Giải pháp quy hoạch thiết kế cây xanh cho hệ thống đường mới đã được phê duyệt trong quy hoạch.
Rứt kinh nghiệm từ những đường phố đã trồng cây xanh, việc trồng cây trên các tuyến đường mới cần phải tuân thủ những quy định
về cây xanh đô thị nói chung và cây xanh đường phố nói riêng. Trên những tuyến đường có bề rộng vỉa hè hẹp ( <3m và 3-5m) chỉ nên

trồng những cây gỗ nhỏ, gỗ trung bình như: Lộc Vừng, Nhội, Bằng lăng, Lim xẹt. Đối với những tuyến đườngc ó vỉa hè rộng >5m có thể
trồng đan xen giữa cây gỗ lớn, gỗ nhỏ như Sấu, Long não, Sao đen, Lộc vừng, Bằng lăng
Mỗi tuyến đường tùy theo độ dài có thể lựa chọn các phương t hức phối kết trồng cây khác nhau sao cho mỗi tuyến đường có một
sắc thái cảnh quan đặc trưng và phát huy tốt hiệu quả về môi trường.
4) Giải pháp về quản lý, duy trì cây xanh đường phố.
Để có một hệ thống cây xanh sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với mỹ quan đô thị , bên cạnh những giải pháp về chọn loài và giải
pháp về thiết kế trồng cây, thì giải pháp về quản lý và duy trì cho hệ thống cây xanh cũng góp phần rất quan trọng. Cây xanh đường phố
phải quản lý một cách có hệ thống. Mỗi cây phải được kiểm kê, đánh số thứ tự và có hồ sơ lưu với các biện pháp kỹ thuật đi kèm, trong
đó ghi rõ ràng ngày trồng, vị trí, chủng loại, các biện pháp chăm soc cho từng thời kỳ như tỉa cành, tạo tán, dự kiến luân kỳ khai thác phù
hợp với đặc điểm sinh học của loài cây.
Dể nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý cây xanh, đội ngũ cán bộ cần nâng cao trình độ chuyên môn quản lý và duy trì cây xanh
đô thị.


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1) Kết luận
2) Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO



×