Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường mầm non ngôi sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 14 trang )

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
1.1
1.1.1
-

NGHIỆP
Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường Mầm non Ngôi Sao
Giới thiệu chung

Trường mầm non Ngôi Sao đóng trên địa bàn Quận 9. Được thành lập theo Quyết
định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trường xây dựng khang trang
ngay trung tâm dân cư do đó rất thuận tiện cho nhu cầu gửi con của nhân dân
trong địa bàn với tổng diện tích 650 m 2 gồm 12 phòng học và các phòng chức
năng.

-

Các trang thiết bị chăm sóc nuôi dưỡng được đầu tư đầy đủ đồng bộ với sân chơi
rộng, thoáng mát, dễ quan sát và tạo cảm giác thoải mái cho trẻ hoạt động. Trường
được trang bị đầy đủ đồ chơi ngoài trời, các dụng cụ thể dục nhằm giúp trẻ phát
triển các kỹ năng vận động, đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ
ở lứa tuổi mầm non theo hướng hiện đại hóa.

-

Có camera để phụ huynh yên tâm quan sát hoạt động của các cháu mọi lúc, mọi
nơi.

-


Bếp ăn một chiều đảm bảo yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho
công tác nuôi dưỡng trẻ và bảo đảm quy trình làm việc khoa học trong từng công
đoạn từ khâu chế biến đến khi thành thức ăn đưa vào lớp cho trẻ dùng.

-

Trường luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ với tỷ lệ 100% các
cháu được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm và 100% giáo viên tham gia hội thi
“Quy chế chăm sóc”.

-

Trường là đơn vị luôn tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn trên nền cơ sở vật chất
khang trang, đầy đủ tiện nghi phục vụ cho quy trình đào tạo phát triển năng khiếu
của các cháu.

-

Trường hoạt động theo đúng quy định của ngành giáo dục, thực hiện chương trình
giảng dạy bậc học mầm non, các cháu học tập và ăn ngủ tại trường.


-

Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường đạt 95 %, 13 % trẻ thấp còi độ 1, không có trẻ suy
dinh dưỡng nặng

Hình 1: Toàn cảnh sân trường giờ ra chơi

Hình 2: Giờ hoạt động ngoài trời của các bé lớp Thỏ Ngọc 1



Cơ cấu tổ chức


-

Ban giám hiệu: gồm 01 Hiệu trưởng và 1 Phó hiệu trưởng.

-

Tổ chuyên môn: gồm tổ mẫu giáo, tổ nhà trẻ và tổ cấp dưỡng.

-

Tổ văn phòng: nhân viên kế toán, nhân viên y tế, thủ quỹ, nhân viên vệ sinh, bảo
vệ



Cơ sở vật chất

-

Trường Mầm non Ngôi Sao nằm ở khu vực tập trung nhiều dân cư, công nhân lao
động nên nhu cầu gửi con đông thuận tiện cho phụ huynh đưa đón trẻ.

-

Trong những năm qua, nhà trường được đầu tư về cơ sở vật chất theo hướng ngày

càng khang trang, khung cảnh sư phạm xanh - sạch - đẹp. Trường có diện tích đất
rộng ở địa thế đẹp, các công trình được xây dựng bán kiên cố. Khuôn viên trường,
sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu về diện tích và an toàn trong
môi trường sư phạm thân thiện.

-

Các phòng học, phòng sinh hoạt chung, phòng thể chất, phòng nghệ thuật, bếp ăn,
… đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

-

Khối phòng hành chính quản trị đảm bảo theo yêu cầu quy định.

-

Nhà trường có đầy đủ các thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy,
học tập cho giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.



Hoạt động của nhà trường và các bộ phận, tổ chức trong nhà trường

-

Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ mười tám tháng tuổi
đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.

-


Huy động trẻ lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ có
hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.

-

Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp


luật.
-

Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa theo quy mô trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia.

-

Phối hợp với gia đình trẻ, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ.

-

Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động
xã hội trong cộng đồng. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ và các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.




Đội ngũ cán bộ, công nhân viên

-

Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường đạt các yêu cầu
theo quy định của Điều lệ trường mầm non và có đủ năng lực để triển khai các
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

-

Đa số giáo viên trẻ, luôn hăng hái, năng nổ trong các hoạt động giáo dục mầm
non, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ. 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo theo
quy định của Điều lệ trường mầm non, có kiến thức cơ bản về công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện
nghiêm túc việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vận dụng
sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin
trong các hoạt động giáo dục.

-

Đội ngũ cấp dưỡng với trình độ cơ bản đạt chuẩn nghiệp vụ tối thiểu sơ cấp nấu ăn
đúng yêu cầu quy định của Điều lệ trường mầm non. Trong công tác chế biến luôn
đảm bảo cung cấp năng lượng cho trẻ đạt tỷ lệ 60 – 70% nhu cầu khuyến nghị về
năng lượng dành cho trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non đã được điều chỉnh theo
thông tư 28/2016/TT-BGDĐT và ban hành vào tháng 6/2017.

-

Ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên của nhà trường được đánh giá xếp loại hàng

tháng, hàng năm và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của pháp luật.



Sự quan tâm của chính quyền địa phương và Phụ huynh học sinh


-

Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của UBND phường về mặt tổ chức, của Phòng

-

Giáo dục và Đào tạo về chuyên môn cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của Phụ huynh
học sinh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

1.1.2

Cơ cấu nhân sự

• Ban giám hiệu
- Tổng số: 02.
- Trình độ: Đại học SPMN
• Giáo viên
- Tổng số: 11.
- Trình độ:
 Đại học SPMN: 05
 Cao đẳng SPMN: 03
 Trung cấp SPMN: 03
• Nhân viên

- Tổng số: 05
- Trình độ:
 Kế toán + văn thư: Cao đẳng
 Cấp dưỡng: Sơ cấp nấu ăn
 Bảo vệ: Nghiệp vụ bảo vệ


Học sinh

-

Tổng số : 120 cháu.

-

Phân lớp:
 Nhà trẻ: 32 cháu/2 lớp
 Mầm: 30 cháu/1 lớp
 Chồi: 28 cháu/1 lớp


 Lá: 30 cháu/1 lớp


Tổng số phòng: 12 phòng chính và các phòng chức năng khác
 05 phòng học
 01 văn phòng của trường
 Phòng nghệ thuật (âm nhạc, múa)
 Phòng thể chất
 Phòng Hiệu trưởng

 Phòng Phó hiệu trưởng
 Phòng Y tế
 Phòng bảo vệ
 Nhà bếp
 Nhà xe
 Phòng vệ sinh nội bộ.



Tổ chuyên môn

-

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ nhằm thực hi ện ch ương trình
chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, ki ểm tra, tham gia
đánh giá, đề xuất khen thưởng kỷ luật.



Tổ văn phòng

-

Xây dựng kế hoạch hoạt động giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài s ản,
lưu giữ hồ sơ của nhà trường, thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
kiểm tra đánh giá công việc của các thành viên, h ọp tổ, đ ảm bảo an ninh an
toàn, vệ sinh trường học.




Thuận lợi và khó khăn
 Thuận lợi

-

Môi trường sư phạm mầm non khang trang, đủ điều kiện về yêu cầu cơ sở
vật chất cho các cháu hoạt động, vui chơi, quan sát…


-

Có vườn hoa, góc thiên nhiên dành riêng cho cấp tuổi nhà tr ẻ - m ẫu giáo
trong khuôn viên trường.

-

Phương tiện nghe nhìn cho các lớp: Ti vi, đầu đĩa, máy cassette, băng hình, đĩa
hình về tất cả hoạt động liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng – giáo d ục
trẻ như thế giới thực vật, thế giới động vật, hoạt động nghề nghiệp trong xã
hội, năng lượng, biển đảo, rác thải trong môi trường sống…

-

Phòng vi tính, cho các cháu bước đầu làm quen v ới công ngh ệ thông tin qua
các trò chơi phù hợp với lứa tuổi đồng thời để đội ngũ giáo viên th ực hi ện
các bài giảng trên hệ thống thông tin hiện đại như hướng dẫn tr ẻ ch ơi, thi ết
kế giáo án điện tử (PowerPoint) nhằm tạo sự lôi cuốn trẻ trong hoạt động.
 Khó khăn

-


Phần lớn các cháu mới được đi học chưa quen n ề nếp còn nhút nhát th ụ
động chưa quen hoạt động học tập, hoạt động tập thể.

-

Sức khỏe của các cháu không đều, có trẻ suy dinh dưỡng cân n ặng, suy dinh
dưỡng chiều cao, thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân h ạn ch ế kh ả năng
tiếp thu hoặc hứng thú của trẻ không tương đồng với sức khỏe, vóc dáng ...

-

Phụ huynh phần lớn là công nhân, kinh doanh nên ít quan tâm đ ến vi ệc giáo
dục con cái, bởi quan điểm lạc hậu “Trẻ con đến trường mẫu giáo ch ỉ đ ể cô
giữ hộ, để chơi, chứ biết gì học với hành”. Đa số ít quan tâm đến vi ệc gợi h ỏi,
trò chuyện với con... nhằm giúp trẻ tìm hiểu, khám phá v ề th ế gi ới xung
quanh; dạy con biết thêm những điều mới lạ hay gi ải đáp th ắc m ắc cho tr ẻ
về các loại cây, hoa, quả.... Chưa nhiệt tình khi tham gia các bu ổi h ọp phụ
huynh và ít giao lưu - kết hợp với giáo viên đ ể giúp các cháu phát tri ển thêm
nhận thức, ngôn ngữ... Dẫn đến việc hạn chế kỹ năng sống của trẻ đối v ới
môi trường bên ngoài xã hội.



Chức năng nhiệm vụ của giáo viên

-

Soạn giáo án, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học khi lên tiết.



-

Chăm sóc giáo dục các cháu trong lớp được phân công chủ nhiệm.

-

Học tập và tham gia đầy đủ các chuyên đề, hội giảng do tr ường và phòng t ổ
chức.

-

Nâng cao nghiệp vụ thông qua dự giờ, tài liệu, theo h ọc các lóp nâng cao
nghiệp vụ.

-

Trao đổi với phụ huynh học sinh cùng chăm sóc giáo dục trẻ.

-

Trang trí lớp học phù hợp với chủ đề, lứa tuổi.

-

Chấp hành tốt các quy định của trường, của ngành đề ra.



Hệ thống sổ sách


 Sổ sách của tổ chuyên môn
-

Sổ kế hoạch khối.

-

Sổ họp chuyên môn.

 Sổ sách của giáo viên

1.1.3
-

-

Giáo án.

-

Sổ điểm danh.

-

Sổ tài sản.

-

Sổ học tập của cháu.


-

Sổ theo dõi cháu suy dinh dưỡng.

-

Sổ dự giờ.

-

Sổ họp hội đồng - Chuyên môn.

Các hoạt động trọng tâm của trường
Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu qu ả ho ạt đ ộng
chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ
 Chỉ tiêu

-

Quán triệt cho cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung Chỉ thị 505/CT- BGDĐT
ngày 20/2/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các biện pháp


đảm bảo an toàn trong nhà trường. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm
bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
-

Trẻ phát triển hài hòa, mạnh dạn, tự tin. Rèn luyện cho trẻ thói quen nề nếp vệ

sinh, ăn ngủ và trong giao tiếp hàng ngày.

-

Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN. Triển khai nhân rộng tăng
cường các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em trong nhà trường.

-

Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi,
kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho
trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường, lớp mầm non.
 Biện pháp

-

Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thực, trách nhiệm của CBQL- GVMN, cha
mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

-

Kiểm tra thường xuyên việc nuôi dạy trẻ. Có kế hoạch đảm bảo an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường, có kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện và có biện pháp khắp phục những tồn tại, hạn chế, đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho trẻ ở trường theo đúng chỉ đạo tại Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày
15/4/2010 về việc ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, phòng ngừa các dịch
bệnh (chú ý không để xảy ra bệnh tay, chân, miệng trong nhà trường), tiếp tục

triển khai thực hiện tốt chương trình sữa học đường.

-

Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất như: phòng học, phòng vệ sinh, đường ống
nước, đường dây điện, quạt điện, bếp gas... trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong
lớp, đồ chơi ngoài trời, kịp thời phát hiện, khắc phục những yếu tố mất an toàn cho
trẻ.

-

Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên về công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ.

-

Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai


nạn thương tích. Đề nghị công nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích vào cuối năm học.


Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

 Chỉ tiêu
-

100% cán bộ, giáo viên và nhân viên được tập huấn kiến thức và kỹ năng về giáo
dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hành tốt các quy định trong quy

chế chuyên môn.

-

100% trẻ trong trường đều được cân đo, khám sức khỏe định kỳ, được theo dõi sức
khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới và được đánh giá tình
trạng sức khỏe theo chỉ số BMI.

-

-

Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.


6 - 12 tháng nhu cầu tại trường : 330 - 420 Kcal



12 - 36 tháng nhu cầu tại trường 600 - 651 Kcal



36 - 72 tháng nhu cầu tại trường 615 - 726 Kcal

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân không quá 3% và suy dinh dưỡng thấp còi
không quá 7%. Khống chế tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì.

-


100% lớp có nguồn nước sạch cho trẻ dùng và bếp ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm.

-

100% trẻ có thói quen, nề nếp trong giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn, ngủ.

 Biện pháp
-

Tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn
thực phẩm, thực hành các quy định trong quy chế chuyên môn.

-

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

-

Các loại thực phẩm phải rõ nguồn gốc, xuất xứ.

-

Tăng cường phối hợp đa dạng các loại lương thực, thực phẩm.

-

Sưu tầm một số món ăn giàu năng lượng dễ hấp thu để tuyên truyền đến phụ
huynh thông qua bảng tin của lớp – trường.


-

Cho các cháu uống thêm sữa và tăng cường chế biến các món ăn có chất lượng


dinh dưỡng hấp dẫn trẻ.
-

Quan tâm chú ý đặc biệt các cháu trong các bữa ăn, động viên trẻ ăn hết

-

suất.

-

Theo dõi nhắc nhở phụ huynh khám và điều trị kịp thời đối với những trẻ có biểu
hiện bệnh theo mùa hoặc bệnh phát sinh do yếu tố cơ địa, các loại bệnh về hệ
xương khớp, mắt,…

-

Tuyên truyền phụ huynh cho cháu ăn đủ chất, đủ bữa ở nhà vào buổi chiều, vào
các ngày nghỉ trong tuần và tăng cường lượng sữa để cải tạo chiều cao của trẻ
trong tương lai.

-

Theo dõi cân đo các cháu hàng tháng, chấm biểu đồ tăng trọng.


-

Phối hợp với y tế địa phương khám sức khoẻ cho các cháu 2 lần/năm.

-

Đảm bảo các cháu được tiêm phòng và uống văcxin phòng bệnh đầy đủ và đúng
thời gian quy định.

-

Liên hệ trạm y tế tăng cường thuốc bổ cho các cháu suy dinh dưỡng thể lực và suy
dinh dưỡng chiều cao.

-

Tuyên truyền kiến thức nuôi, dạy con theo khoa học cho phụ huynh.

-

Xây dựng bảng định lượng và nhu cầu lương thực, thực phẩm cho trẻ mầm non,
phố biến cho tất cả đội ngũ chăm sóc, nuôi dưỡng có liên quan đến để thực hiện.

-

Lên lịch kiểm tra thường xuyên và đột xuất lẫn hướng dẫn tập huấn cho đội ngũ
cấp dưỡng cách chế biến, phân chia khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo phù hợp số
lượng và chất lượng cho từng độ tuổi.

-


Thực hiện đúng quy định tiếp phẩm và theo dõi, kiểm tra quy trình nhận hàng
đúng chất lượng kiểm dịch/ngày để phòng chống ngộ độc cho đội ngũ học sinh,
BGH – GV – NV của trường trong bữa ăn hàng ngày.

-

Lên kế hoạch bồi dưỡng giáo dục dinh dưỡng, lồng ghép nội dung giáo dục dinh
dưỡng vào tiết dạy, thông các qua hoạt động bé tập làm nội trợ, giáo dục giá trị các
chất dinh dưỡng trong giờ ăn, củng cố bằng cách cho trẻ nhắc lại, giúp trẻ ghi nhớ
và thích thú khi ăn những món ăn mà trẻ đã biết thành phần dinh dưỡng trong thực
phẩm.


-

Hàng quý tổ chức họp phụ huynh những cháu suy dinh dưỡng, nhà trường cùng
phụ huynh đưa ra phương án chăm sóc cháu hợp lý nhất.

-

Tổ chức khám sức khoẻ đúng định kỳ, cân đo đúng quy định. Nâng cấp cơ sở vật
chất, mua sắm thêm đồ dùng bán ký trú, chuyên môn.

-

Tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường 100%.

-


Đảm bảo cho 100% trẻ được sử dụng nguồn nước sạch của Sài Gòn thủy cục trong
sinh hoạt và nước uống có kiểm nghiệm của y tế học đường.



Chất lượng giáo dục

-

Làm tốt công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài
lớp học theo danh mục tối thiểu của Bộ quy định để thu hút phụ huynh đưa trẻ ra
lớp học.

-

Thường xuyên nhắc nhở kịp thời uốn nắn giúp giáo viên có ứng xử khéo léo vui
vẻ, tận tâm chăm sóc trẻ để phụ huynh yên tâm khi gởi con đến trường.

-

Tạo điều kiện thuận lợi để phụ huynh gởi trẻ dễ dàng về thủ tục.

-

Tăng cường khâu chăm sóc sức khỏe cho trẻ để hạn chế trẻ bị ốm.

2.1
2.1.1
-


Nhiệm vụ của giáo viên trong trường mầm non

Quản lý học sinh/tình hình lớp
Khi đón trẻ vô lớp phải quản lý trẻ, tránh để thất l ạc. Chú ý quan sát và bao
quát toàn bộ lớp học, tránh để tình trạng trẻ đánh nhau. Theo dõi tình hình

-

sức khỏe của trẻ để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Thực hiện nghiêm túc Quy chế nuôi dạy trẻ; duy trì nhật ký đón tr ả tr ẻ, có
lịch phân công giáo viên quản lý trẻ mọi lúc mọi nơi, đặc bi ệt là qu ản lý tr ẻ
trong các hoạt động đón, trả trẻ, chăm sóc bán trú, hoạt đ ộng ngoài l ớp h ọc
và trẻ mới đi học. Không nhận trẻ ốm, trẻ không có trong danh sách vào h ọc.

2.1.2
-

Đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Xây dựng kế hoạch giảng dạy
Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch giảng dạy gồm:
+ Kế hoạch năm học: là những dự kiến về mục tiêu, n ội dung giáo dục trong
một năm học của lớp nhằm đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục
mầm non


+ Kế hoạch giáo dục tháng: là kế hoạch được thực hiện trong th ời gian m ột
tháng. Đáp ứng mục tiêu giáo dục theo lĩnh vực phát tri ển
+ Kế hoạch giáo dục tuần: kế hoạch tuần được lập ra một cách cụ th ể nh ằm
đưa kế hoạch tháng vào thực hiện. trong kế hoạch tuần, giáo viên phân bổ
các nội dung và cụ thể hóa những hoạt động tương ứng nhằm thực hi ện n ội

dung giáo dục của tháng vào từng ngày trong tuần.
+ Kế hoạch giáo dục ngày: là một phần của kế hoạch tuần. Kế hoạch ngày
nêu chi tiết các hoạt động trong một ngày của trẻ theo độ tuổi
+ Kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi: kế hoạch chi ti ết cho tr ẻ vận đ ộng,
vui chơi

Hình 3: Giờ học tạo hình vẽ mưa của các bé lớp Thỏ Ngọc 1




×