Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện đại học võ trường toản năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM DUY LÂN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN
NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM DUY LÂN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN
NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ 8720212

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc đến cô
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực
hiện đề tài. Mặc dù bất lợi về khoảng cách địa lý và thời gian nhƣng cô luôn
sắp xếp, tạo điều kiện để hai cô trò có thể trao đổi với nhau. Qua các cuộc
điện thoại hay những lần gặp mặt trực tiếp, cô tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi
cách tiếp cận và tƣ duy về vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc nhất có thể.
Bên cạnh đó, cô còn là một nguồn động viên, khích lệ thôi thúc tôi hoàn thành
quyển luận văn này bởi sự nhiệt tình và tận tụy của cô.
Kế tiếp, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội. Quý thầy cô đã không quản đƣờng xa vào trong miền Nam để
truyền đạt cho chúng tôi những bài học quý báu, cả kiến thức chuyên môn lẫn
kinh nghiệm sống.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản, ban
lãnh đạo bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản đã tạo điều kiện cho chúng tôi
tham gia và hoàn thành khóa học thạc sĩ này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn
ủng hộ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


Học viên

Phạm Duy Lân

năm 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1 Kê đơn thuốc trong chu trình sử dụng thuốc ........................................... 3
1.1.1 Một số nguyên tắc kê đơn ................................................................... 4
1.1.2 Một số quy định về ghi chép và chỉ định thuốc trong điều trị nội trú 5
1.1.2.1 Một số hƣớng dẫn về ghi chép thông tin bệnh nhân trong hồ sơ
bệnh án ........................................................................................................ 5
1.1.2.2 Một số quy định về chỉ định thuốc trong điều trị nội trú ............... 5
1.1.3 Các chỉ số lựa chọn sử dụng thuốc trong điều trị nội trú .................... 7
1.2 Thực trạng thực hiện quy định kê đơn và lựa chọn sử dụng thuốc trong
điều trị nội trú ................................................................................................ 8
1.3 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 14
1.4 Vài nét về bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản .................................... 14
1.4.1 Quá trình thành lập và đặc điểm của bệnh viện ................................ 14
1.4.2 Cơ cấu tổ chức bệnh viện .................................................................. 16
1.4.3 Mô hình bệnh tật ............................................................................... 17
1.4.4 Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dƣợc bệnh viện .............................. 18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 19
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 19
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 19
2.1.2 Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 19

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 19
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
2.2.1 Biến số nghiên cứu ............................................................................ 19
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 24
2.2.3 Mẫu nghiên cứu................................................................................. 24
2.2.4 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 26
2.2.5 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................ 26
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 27
3.1 Phân tích việc thực hiện các quy định trong hồ sơ bệnh án .................. 27
3.1.1 Thực hiện quy định ghi thông tin về bệnh nhân ............................... 27


3.1.2 Thực hiện quy định ghi thông tin về thuốc ....................................... 27
3.1.2.1 Thực hiện quy định về ghi tên thuốc ............................................ 29
3.1.2.2 Thực hiện quy định về ghi nồng độ/ hàm lƣợng, liều dùng 1 lần,
liều dùng 1 ngày ....................................................................................... 29
3.1.2.3 Thực hiện quy định về ghi thời điểm dùng thuốc ........................ 29
3.1.3 Thực hiện một số quy định khác ....................................................... 30
3.1.3.1 Thực hiện quy định về trình tự chỉ định thuốc, thời gian dùng
thuốc và ghi số thứ tự ngày dùng ............................................................. 30
3.1.3.2 Thực hiện quy định về ghi thời điểm kê đơn và ký tên bác sĩ ..... 31
3.2 Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị nội trú ................. 31
3.2.1 Số ngày nằm viện trung bình và số thuốc trung bình cho một ngƣời
bệnh trong một ngày................................................................................... 31
3.2.1.1 Số ngày nằm viện trung bình ........................................................ 31
3.2.1.2 Số thuốc trung bình cho một ngƣời bệnh trong một ngày .......... 34
3.2.2 Các chỉ số về thuốc tiêm truyền, kháng sinh, vitamin và khoáng chất
.................................................................................................................... 36
3.2.2.1 Các chỉ số về thuốc tiêm truyền ................................................... 37
3.2.2.2 Các chỉ số về thuốc kháng sinh .................................................... 38

3.2.2.3 Các chỉ số về thuốc vitamin và khoáng chất ................................ 44
3.2.3 Thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện............................................ 44
3.2.4 Tƣơng tác thuốc ................................................................................ 44
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 47
4.1 Thực hiện các quy định trong hồ sơ bệnh án ......................................... 47
4.2 Một số chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị nội trú ................................ 51
4.3 Hạn chế của đề tài .................................................................................. 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Giải nghĩa

Chữ viết tắt
ADR

Adverse Drug Reactions (Phản ứng có hại của thuốc)

BA

Bệnh án

BYT

Bộ y tế

DMTBV

HSBA
ICD

Danh mục thuốc bệnh viện
Hồ sơ bệnh án
International Classification Diseases
(Phân loại quốc tế về bệnh tật)

TB

Trung bình

TT

Thứ tự

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản
năm 2016

17

Bảng 2.2 Biến số nghiên cứu

19


Bảng 3.3 Thực hiện quy định về ghi thông tin bệnh nhân

27

Bảng 3.4 Thực hiện quy định ghi thông tin về thuốc

28

Bảng 3.5 Thực hiện quy định về chỉ định thuốc theo trình tự đƣờng
dùng, thời gian dùng thuốc và ghi số thứ tự ngày dùng

30

Bảng 3.6 Thực hiện quy định về ghi thời điểm kê đơn và ký tên

31

Bảng 3.7 Số ngày nằm viện trung bình

32

Bảng 3.8 Số thuốc trung bình cho 1 ngƣời bệnh trong 1 ngày

34

Bảng 3.9 Hồ sơ bệnh án có kê thuốc tiêm truyền, thuốc kháng sinh,
vitamin và khoáng chất

36


Bảng 3.10 Số thuốc tiêm truyền trung bình cho 1 ngƣời bệnh trong
1 ngày

37

Bảng 3.11 Số thuốc kháng sinh trung bình cho 1 ngƣời bệnh trong
1 ngày

39

Bảng 3.12 Ngày dùng kháng sinh

40

Bảng 3.13 Danh mục thuốc kháng sinh đƣợc kê

42

Bảng 3.14 Tỷ lệ hồ sơ bệnh án có tƣơng tác thuốc

45

Bảng 3.15 Danh mục các cặp tƣơng tác thuốc

45


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Chu trình sử dụng thuốc trong bệnh viện....................................... 3

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bệnh viện ............................................................... 16
Hình 3.3 Bệnh án thực hiện đầy đủ ghi thông tin về thuốc ........................ 28
Hình 3.4 Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh đƣợc kê ...................................... 41
Hình 3.5 Cơ cấu thuốc kháng sinh đƣợc kê theo hình thức chi trả ............. 42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Con ngƣời là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế,
vấn đề chăm sóc sức khỏe luôn là chiến lƣợc y tế hàng đầu của mỗi quốc gia.
Theo một báo cáo về ngành dƣợc phẩm, tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên thế
giới tăng trƣởng bình quân 5,8%/năm từ mức 455 tỷ USD năm 2004 lên mức
717 tỷ USD năm 2013 [18]. Gần 86% chi phí sử dụng thuốc dùng để điều trị
các bệnh không lây nhiễm, trong đó các nhóm thuốc điều trị bệnh ung thƣ,
tim mạch, tiểu đƣờng chiếm chi phí điều trị cao nhất (28% tổng tiêu thụ thuốc
toàn cầu) [19]. Điều này cho thấy chất lƣợng chăm sóc sức khỏe đƣợc chú
trọng. Tuy nhiên, những con số này cũng một phần phản ánh về thực trạng sử
dụng thuốc không hợp lý: sự tiêu thụ thuốc quá mức, dùng sai thuốc hoặc
không cần thiết, sử dụng thuốc đắt tiền, thất thoát thuốc trong quá trình cấp
phát, sử dụng,… Bên cạnh đó, việc có quá nhiều thuốc với tên thƣơng mại
gần giống nhau cũng gây khó khăn cho bác sĩ kê đơn, đặc biệt là trong nội trú
vì chƣa áp dụng kê đơn điện tử. Tình trạng kê đơn thuốc không đúng quy
định, bệnh nhân sử dụng quá nhiều thuốc trong một ngày, lạm dụng thuốc
đƣờng tiêm truyền, thuốc kháng sinh, vitamin và khoáng chất vẫn còn phổ
biến. Những sai sót này có thể gây thất bại trong điều trị và nguy cơ xảy ra
các phản ứng có hại của thuốc. Để đánh giá cũng nhƣ giám sát hoạt động kê
đơn thuốc trong bệnh viện, Bộ y tế đã ban hành các văn bản quy định về hoạt
động kê đơn thuốc trong bệnh viện: thông tƣ số 23/2011/TT-BYT Hƣớng dẫn
sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng bệnh; thông tƣ số 21/2013/TTBYT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong
bệnh viện.
Bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản là bệnh viện đa khoa hạng 3 với quy

mô 300 giƣờng bệnh, 10 khoa lâm sàng, 2 khoa cận lâm sàng và 4 phòng chức
năng. Với sứ mệnh mang lại sự lựa chọn hoàn hảo về chăm sóc sức khỏe toàn
diện chất lƣợng cao, bệnh viện chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị

1


hiện đại, không ngừng nâng cao tay nghề cũng nhƣ y đức của đội ngũ nhân
viên y tế. Bệnh viện thành lập Hội đồng tƣ vấn chuyên môn với các bác sĩ có
chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn. Tuy nhiên, bệnh viện mới đi vào hoạt
động trong thời gian ngắn nên hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, công tác tƣ
vấn thuốc còn nhiều hạn chế. Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện có
nhiều tồn tài, đặc biệt vấn đề kê đơn thuốc trong điều trị nội trú chƣa đƣợc
giám sát chặt chẽ. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng
kê đơn thuốc trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trƣờng
Toản năm 2016” với 2 mục tiêu:
1. Phân tích việc thực hiện quy định trong hồ sơ bệnh án tại bệnh viện Đại
học Võ trƣờng Toản năm 2016.
2. Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh
viện Đại học Võ Trƣờng Toản năm 2016.
Từ kết quả nghiên cứu nhằm đƣa ra những đề xuất góp phần nâng cao
hiệu quả thực hiện quy định kê đơn thuốc và công tác lựa chọn sử dụng thuốc,
hƣớng đến tăng cƣờng sử dụng thuốc trong bệnh viện hợp lý, an toàn và kinh
tế trong những năm tiếp theo.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 Kê đơn thuốc trong chu trình sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là một trong bốn hoạt động của công tác cung ứng thuốc
trong bệnh viện. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), “Sử dụng thuốc hợp lý
nghĩa là đảm bảo cho bệnh nhân nhận đƣợc thuốc thích hợp với tình trạng
bệnh lý của họ và với liều phù hợp cho từng cá thể ngƣời bệnh (đúng liều,
đúng đƣờng dùng và đúng thời gian)” [9]. Sử dụng thuốc hợp lý là nhiệm vụ
quan trọng trong ngành y tế. Để đạt đƣợc mục tiêu này thì trách nhiệm trực
tiếp thuộc về các nhóm đối tƣợng: ngƣời kê đơn (bác sĩ điều trị), dƣợc sĩ lâm
sàng, điều dƣỡng và ngƣời sử dụng thuốc. Trong đó, dƣợc sĩ lâm sàng đóng
vai trò là cầu nối giữa bác sĩ – ngƣời đƣa ra y lệnh và ngƣời sử dụng thuốc –
ngƣời phải thực hiện y lệnh.
Kê đơn thuốc là một trong bốn hoạt động của chu trình sử dụng thuốc
trong bệnh viện. Kê đơn là hành vi xác định xem ngƣời bệnh cần dùng những
thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Hoạt động kê đơn và
chỉ định dùng thuốc là công việc tiếp theo sau khi chẩn đoán, thể hiện tính
chất chuyên nghiệp của bác sĩ. Những nguyên nhân sai sót trong quá trình kê
đơn và chỉ định dùng thuốc thƣờng rất phức tạp, liên quan đến trình độ của
bác sĩ, sự hiểu biết về thuốc, thói quen dùng thuốc, ý thức trách nhiệm và y
đức.
Chẩn đoán

Kê đơn thuốc

Tuân thủ điều trị

Cấp phát thuốc

Hình 1.1 Chu trình sử dụng thuốc trong bệnh viện [1]

3



Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc
theo đơn và sử dụng thuốc; là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho bệnh
nhân. Vấn đề kê đơn thuốc bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố: kiến thức chuyên
môn cũng nhƣ kinh nghiệm của bác sĩ điều trị, tài chính của bệnh nhân, các
chính sách quản lý của nhà nƣớc về thực hành điều trị và kê đơn thuốc. Ngoài
ra, việc thực hiện kê đơn của bác sĩ cũng bị ảnh hƣởng nhiều từ công tác
quảng cáo, hoạt động marketing của các hãng dƣợc phẩm.
1.1.1 Một số nguyên tắc kê đơn
Ngƣời kê đơn phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho ngƣời
bệnh và thực hiện các quy định sau:
- Chỉ đƣợc kê thuốc điều trị các bệnh đƣợc phân công khám, chữa bệnh
hoặc các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều
kiện hành nghề do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cấp.
- Chỉ đƣợc kê đơn thuốc sau khi trực tiếp khám bệnh.
- Không kê đơn thuốc trong các trƣờng hợp sau:
+ Không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
+ Theo yêu cầu không hợp lý của ngƣời bệnh;
+ Kê thực phẩm chức năng.
- Khi thật cần thiết mới phải dùng đến thuốc.
- Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đầy đủ thông tin về thuốc.
- Kê thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, hợp lý về hiệu quả và giá cả.
- Thận trọng tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc, tình trạng dị ứng thuốc.
- Cho liều phù hợp, đúng thời gian và khoảng cách dùng thuốc.
- Thận trọng trong các phối hợp thuốc và chú ý đến các phản ứng có hại
của thuốc [3].

4



1.1.2 Một số quy định về ghi chép và chỉ định thuốc trong điều trị nội trú
1.1.2.1 Một số hướng dẫn về ghi chép thông tin bệnh nhân trong hồ sơ bệnh
án
- Họ và tên: Ghi đầy đủ (viết chữ in hoa có dấu).
- Sinh ngày: Yêu cầu ghi đầy đủ ngày, tháng và năm sinh (2 ô đầu là
ngày, 2 ô tiếp là tháng và 4 ô cuối là năm). Nếu ngày, tháng có một con số thì
ghi số 0 vào trƣớc. Trƣờng hợp không nhớ ngày, tháng thì ghi năm sinh. Nếu
ngƣời bệnh không nhớ ngày, tháng, năm sinh mà chỉ nhớ tuổi thì ghi tuổi vào
2 ô tuổi.
- Giới: đánh dấu nhân (x) vào ô tƣơng ứng.
- Địa chỉ: Ghi đầy đủ số nhà, thôn, phố, xã, phƣờng, huyện, thị, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ƣơng. (thôn, phố có nơi còn gọi là làng, bản, buôn,
sóc, đường phố, ngõ, hẻm, tổ dân phố).
- Chẩn đoán: Nơi chuyển đến (khoa cấp cứu, khoa khám bệnh, khoa điều
trị): ghi tên bệnh và mã bệnh theo International Classification Diseases 10
(ICD 10). Chẩn đoán khi ra viện là chẩn đoán khi ngƣời bệnh đƣợc ra viện
dựa vào kết luận của điều trị là bệnh chính, bệnh kèm theo (nếu có), ghi mã
theo ICD 10 [24].
1.1.2.2 Một số quy định về chỉ định thuốc trong điều trị nội trú
Kê đơn thuốc điều trị nội trú là việc quyết định thuốc nào cần thiết cho
bệnh nhân, liều bao nhiêu và quá trình điều trị bao lâu. Thuốc đƣợc kê vào hồ
sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú. Điều trị nội trú đƣợc thực hiện trong trƣờng
hợp sau đây:
- Có chỉ định điều trị nội trú của ngƣời hành nghề thuộc cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh.
- Có giấy chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh khác.

5



Khi khám bệnh, thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc và ghi diễn
biến lâm sàng của ngƣời bệnh vào HSBA (giấy hoặc điện tử theo quy định
của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.
Khi bệnh nhân điều trị nội trú, bác sĩ ghi y lệnh dùng thuốc trong phiếu
điều trị hằng ngày của HSBA. Việc sử dụng thuốc trong cơ sở khám, chữa
bệnh có điều trị nội trú phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý
và hiệu quả.
- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của
ngƣời bệnh, tuổi và cân nặng, hƣớng dẫn điều trị, không lạm dụng thuốc.
- Bác sĩ phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án thông tin về
tên thuốc, hàm lƣợng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc [3].
Cách ghi chỉ định thuốc:
- Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án, không
viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trƣờng hợp sửa chữa bất kỳ nội dung
nào phải ký xác nhận bên cạnh.
- Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lƣợng), liều
dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ , thời điểm dùng thuốc, đƣờng
dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc.
- Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đƣờng tiêm – uống – đặt – dùng ngoài
và các đƣờng dùng khác.
- Đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc cần thận
trọng khi sử dụng: Thuốc phóng xạ; Thuốc gây nghiện; Thuốc hƣớng tâm
thần; Thuốc kháng sinh; Thuốc điều trị lao; Thuốc corticoid [3].
Cách chọn đƣờng dùng thuốc cho ngƣời bệnh:
Căn cứ vào tình trạng ngƣời bệnh, mức độ bệnh lý để ra y lệnh đƣờng
dùng thuốc thích hợp;

6



Chỉ dùng đƣờng tiêm khi ngƣời bệnh không uống đƣợc thuốc hoặc sử
dụng thuốc đƣờng uống không đáp ứng điều trị hoặc thuốc chỉ dùng đƣợc
đƣờng tiêm [3].
Chỉ định thời gian dùng thuốc:
Trƣờng hợp ngƣời bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến
của bệnh. Trƣờng hợp ngƣời bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa
chọn liều thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày. Trƣờng hợp ngƣời
bệnh đã đƣợc lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa
không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày
nghỉ) [3].
1.1.3 Các chỉ số lựa chọn sử dụng thuốc trong điều trị nội trú
- Số ngày nằm viện trung bình.
- Tỷ lệ % thuốc đƣợc kê đơn trong danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV).
- Số thuốc trung bình cho một ngƣời bệnh trong một ngày.
- Số thuốc kháng sinh trung bình cho một ngƣời bệnh trong một ngày.
- Số thuốc tiêm truyền trung bình cho một ngƣời bệnh trong một ngày.
- Chi phí thuốc trung bình cho một ngƣời bệnh trong một ngày.
- Tỷ lệ % ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự phòng
trƣớc hợp lý.
- Số xét nghiệm kháng sinh đồ đƣợc báo cáo.
- Tỷ lệ % ngƣời bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có hại
của thuốc có thể phòng tránh.
- Tỷ lệ % ngƣời bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của thuốc có
thể phòng tránh.
- Tỷ lệ % ngƣời bệnh đƣợc giảm đau sau phẫu thuật hợp lý [5].

7



1.2 Thực trạng thực hiện quy định kê đơn và lựa chọn sử dụng thuốc
trong điều trị nội trú
Nhìn chung, giá trị sử dụng thuốc trên thế giới ngày càng tăng, tỷ lệ tăng
hằng năm khoảng 5,7% từ sau năm 2014 [18]. Cùng với sự gia tăng giá trị sử
dụng thuốc thì những vấn đề sai sót trong hoạt động sử dụng thuốc, đặc biệt là
khâu kê đơn cũng không nhỏ. Việc sử dụng thuốc không hợp lý đã xảy ra với
tất cả các nƣớc và các hệ thống chăm sóc sức khỏe từ bệnh viện đến gia đình.
Thực trạng này ảnh hƣởng đến chất lƣợng điều trị, làm tăng chi phí điều trị,
có thể gây ra các phản ứng có hại hoặc tác động xấu đến tâm lý bệnh nhân.
Tại Nepal, một nửa chi phí cho dƣợc phẩm có liên quan đến việc sử dụng
thuốc không hợp lý [20]. Tại Zimbabwe, thuốc kháng sinh đƣợc kê quá mức
cần thiết và có xu hƣớng kê 1 loại thuốc cho các triệu chứng bệnh. Tổ chức Y
tế Thế giới đã khuyến cáo về thực trạng kê đơn đáng lo ngại trên toàn cầu:
khoảng 30 – 60% bệnh nhân đƣợc kê đơn kháng sinh, tỷ lệ này cao gấp đôi so
với nhu cầu lâm sàng, khoảng 20 – 90% số ca viêm đƣờng hô hấp trên đƣợc
kê đơn kháng sinh để điều trị và 60 – 90% bệnh nhân đƣợc kê đơn kháng sinh
không phù hợp [22].
Một số hậu quả điển hình của việc sử dụng thuốc bất hợp lý là nguy cơ gia
tăng các biến cố có hại của thuốc không đáng có, gia tăng tính kháng thuốc
của vi khuẩn gây bệnh, tăng tỷ lệ nhập viện cũng nhƣ tỷ lệ tử vong và gia tăng
gánh nặng kinh tế. Để có thể can thiệp một cách hiệu quả nhằm nâng cao tính
hợp lý trong sử dụng thuốc, rất cần thiết có các nghiên cứu phân tích, đánh giá
thực trạng; quan trọng hơn, các nghiên cứu này phải đƣợc thực hiện với một
bộ chỉ số nghiên cứu phù hợp. Các hội nghị của WHO trong đó điển hình là
International Conference on Improving Use of Medicines (ICIUM) đã họp và
đồng thuận về sự cần thiết của việc xây dựng và áp dụng chỉ số để đánh giá
các xu hƣớng trong quản lý, kê đơn, cấp phát thuốc tại các cơ sở điều trị cả
công lập và tƣ nhân. Đồng thời ICIUM 2014 cũng khuyến cáo nhóm thuốc


8


đầu tiên cần đánh giá sử dụng trong bệnh viện là kháng sinh, vì đây là nhóm
thuốc đƣợc kê đơn thƣờng xuyên nhất (chiếm khoảng 30 – 50% trong các đơn
thuốc), cũng là nhóm thuốc thƣờng xảy ra sai sót trong sử dụng cũng nhƣ gây
ra các phản ứng có hại (ADR) nhiều nhất. Ngoài ra việc sử dụng bất hợp lý
thuốc kháng sinh sẽ gây nguy cơ gia tăng tính kháng thuốc và dẫn đến hậu
quả là không còn thuốc điều trị trong tƣơng lai [21]. Sau quyết định của
ICIUM, nhiều tổ chức, quốc gia đã tiến hành xây dựng các bộ chỉ số và triển
khai để phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trong bệnh viện.
*Vấn đề thực hiện quy định hành chính trong HSBA
Mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định chặt chẽ
hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện, nhƣ thông tƣ số 23/2011/TT – BYT
hay thông tƣ số 21/2013/TT – BYT, song công tác sử dụng, kê đơn thuốc
trong điều trị nội trú vẫn còn nhiều sai sót.
Năm 2012, một nghiên cứu tại bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy hoạt
động kê đơn thuốc vẫn còn nhiều sai sót: 42% sai sót về tên thuốc, 21% về
liều dùng, 26% về đƣờng dùng và sai sót về nồng độ, hàm lƣợng là 55% [8].
Tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2014, tỷ lệ HSBA ghi tên thuốc chỉ
định không đúng quy định là 96%; không ghi nồng độ hàm lƣợng là 97,8%;
không ghi đƣờng dùng là 99,3% [13]. Cùng năm 2014 tại bệnh viện Phụ sản
Trung ƣơng, một nghiên cứu về thực trạng kê đơn thuốc của tác giả Ngô Thị
Phƣơng Thúy cho thấy tất cả các HSBA khảo sát đều không ghi thời điểm
dùng thuốc [16].
Tại bệnh viện phong – da liễu TW Quỳnh Lập năm 2014 thì vấn đề ghi
thời điểm dùng thuốc vẫn chƣa đạt 100% (còn 8% HSBA không ghi rõ thời
điểm dùng thuốc). Vấn đề về ghi tên thuốc chỉ định tại bệnh viện này vẫn còn
sai sót (chỉ 83% HSBA ghi tên thuốc chỉ định theo quy định) [7].


9


Năm 2015, một nghiên cứu tại bệnh viện Quân y 105 cho thấy việc thực
hiện các quy định hành chính trong HSBA có nhiều sai sót: 22,3% HSBA ghi
tên thuốc không rõ ràng; 21,7% HSBA không ghi thời điểm dùng [17].
Một nghiên cứu về việc thực hiện các thủ tục hành chính tại bệnh viện đa
khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng năm 2014 cho thấy, tỷ lệ HSBA
ghi đầy đủ tên, tuổi, giới tính bệnh nhân chỉ đạt ở mức 89%; vấn đề ghi đầy
đủ chẩn đoán đạt khoảng 93,8%, thƣờng mắc các lỗi viết tắt, ghi ký hiệu chẩn
đoán [11].
Tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2014, chỉ có 43,8% số hồ sơ bệnh án
có ký và ghi rõ họ tên bác sĩ điều trị; tỷ lệ HSBA không ghi đúng chỉ định
thuốc theo trình tự đƣờng dùng là 8,8%; không ghi số thứ tự ngày dùng là
11,5 [13]. Tỷ lệ HSBA có thực hiện đánh số thứ tự ngày dùng đối với các
thuốc cần thận trọng khi sử dụng tại bệnh viện Quân y 105 chỉ đạt ở mức
80,7% [17].
*Vấn đề kê đơn thuốc kháng sinh
Việt Nam là một trong những nƣớc có tỷ trọng giá trị sử dụng thuốc
kháng sinh lớn nhất tại các bệnh viện (chiếm 1/3 tổng kinh phí mua thuốc)
[2]. Trong những năm qua, các bệnh lây nhiễm có xu hƣớng giảm dần, chỉ
chiếm 25% tổng số bệnh tật, tuy nhiên chi phí sử dụng kháng sinh ở các bệnh
viện là rất cao. Chi phí cho thuốc kháng sinh tại bệnh viện Bạch Mai năm
2008 là 48,5%; bệnh viện nhi Nghệ An là 87,7%; bệnh viện đa khoa số 2 tỉnh
Lào Cai là 87,1%; bệnh viện tỉnh Yên Bái là 80,2%; bệnh viện tỉnh Ninh Bình
là 80% [4]. Điều đó cho thấy tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ
biến. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh ở mức 43,4%; nhóm kháng sinh đƣợc sử dụng
phổ biến nhất là cephalosporin (75%); tỷ lệ sử dụng kết hợp 2 kháng sinh khá
cao (83,7%). Theo một báo cáo về phân tích thực trạng thanh toán thuốc bảo
hiểm y tế trong năm 2010 có tới 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh (chiếm


10


21,92% tiền thuốc bảo hiểm y tế) trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh
toán nhiều nhất (chiếm 43,7% tiền thuốc bảo hiểm y tế) [14].
Một nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2012 cho thấy có
tới 88,5% bệnh nhân điều trị nội trú đƣợc kê kháng sinh, mặc dù tỷ lệ thử
kháng sinh đồ chỉ có 2%. Trong đó, tỷ lệ HSBA kê kháng sinh đƣờng dùng
tiêm truyền khá cao (76,2%) [12].
Năm 2014, tỷ lệ HSBA kê thuốc kháng sinh tại bệnh viện phong – da liễu
TW Quỳnh Lập là 76%; tại bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng là 89,75%; tại
bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì tỷ lệ này rất cao (98%) [7],[13],[16]. Năm 2015,
có tới 76,7% số HSBA tại bệnh viện Quân Y 105 có chỉ định kháng sinh [17].
Một nghiên cứu về hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện
Kiến Thụy – Hải Phòng năm 2014 cho thấy, một bệnh nhân mỗi ngày sử dụng
trung bình khoảng 1,4 thuốc kháng sinh [11]. Tại bệnh viện Quân Y 105 thì
chỉ số này lên tới 1,8 khoản thuốc kháng sinh cho một ngƣời bệnh trong một
ngày [17]. Nhƣ vậy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây nguy cơ kháng
thuốc hay dị ứng thuốc là rất cao.
*Vấn đề kê đơn thuốc dùng đƣờng tiêm, truyền
Việc lạm dụng thuốc tiêm, truyền gây ra nhiều rủi ro nhƣ phơi nhiễm với
HIV, viêm gan B. Ở bệnh viện Phổi Trung ƣơng năm 2009, chỉ có 40,64%
bệnh nhân đƣợc thử phản ứng trƣớc khi tiêm, điều này có thể làm tăng nguy
cơ ADR [6]. Nghiên cứu tại một số bệnh viện đa khoa cho thấy, tỷ lệ các dạng
thuốc tiêm, truyền cao hơn các dạng thuốc uống (61,6 – 74,7% giá trị sử dụng
thuốc tiêm tại các bệnh viện tuyến trung ƣơng và 46,1 – 65,3% tại các bệnh
viện tuyến tỉnh) [10]. Có tới 87,75% HSBA tại bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng
kê thuốc dùng đƣờng tiêm truyền và cả 400 HSBA đƣợc nghiên cứu tại Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội năm 2014 đều kê thuốc dùng đƣờng tiêm truyền

[13],[16]. Tỷ lệ kê thuốc tiêm truyền cũng khá cao (78%) tại bệnh viện Quân

11


Y 105 vào năm 2015, số thuốc tiêm một bệnh nhân dùng trong một ngày là
2,3 thuốc [17].
*Vấn đề kê đơn thuốc bổ, vitamin và khoáng chất
Vấn đề về kê đơn thuốc bổ, vitamin dƣờng nhƣ đã thành thói quen của bác
sĩ hoặc đôi khi bệnh nhân đòi hỏi các bác sĩ kê đơn nhƣng thật chất không cần
thiết. Việc sử dụng quá nhiều thuốc bổ, vitamin và khoáng chất làm tăng thêm
gánh nặng về chi phí cho bệnh nhân; đồng thời tăng số lƣợng thuốc sử dụng
trong ngày gây khó khăn trong khâu sử dụng và tuân thủ điều trị. Năm 2010,
có 3 trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán bảo hiểm y tế lớn nhất,
trong đó L – Ornithin L – Aspartat nằm trong 5 hoạt chất có giá trị thanh toán
lớn nhất. Tại một bệnh viện đa khoa tuyến trung ƣơng năm 2012, 3 thuốc
chứa L – Ornithin L – Aspartat 500mg dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 25,3% trong nhóm thuốc tiêu hóa [10]. Vitamin nằm
trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các bệnh viện từ
tuyến huyện trở lên.
Tỷ lệ HSBA kê vitamin và khoáng chất tại bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng
là 21,25% [16]; tại bệnh viện phong – da liễu TW Quỳnh lập là 31% [7]. Tại
bệnh viện Quân y 105 thì tỷ lệ này lên tới 69,7% [17].
*Vấn đề về thời gian điều trị và số thuốc đƣợc sử dụng
Thời gian điều trị kéo dài phản ánh tình trạng bệnh nặng hoặc là hiệu quả
điều trị không tốt. Nhƣ vậy sẽ làm tăng gánh nặng chi phí điều trị của bệnh
nhân, nguy cơ không đủ giƣờng bệnh để tiếp nhận các bệnh nhân mới. Bệnh
nhân sử dụng nhiều thuốc, một số thuốc lại không cần thiết dễ dẫn đến nguy
cơ nhờn thuốc, tƣơng tác thuốc hay phản ứng có hại của thuốc dễ xảy ra.
Kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện phong – da liễu

TW Quỳnh Lập năm 2014 cho thấy: số ngày nằm viện trung bình của một
bệnh nhân tƣơng đối dài (7,71 ngày); mỗi bệnh nhân sử dụng trung bình
khoảng 8,02 khoản thuốc [7]. Cùng năm, một nghiên cứu tƣơng tự tại bệnh

12


viện đa khoa Kiến Thụy – Hải Phòng của tác giả Vũ Thị Lê cũng phản ánh,
mỗi bệnh nhân sử dụng trung bình khoảng 4,7 thuốc trong một ngày [11].
Năm 2015, các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Quân Y 105 có
thời gian nằm viện trung bình là 3,643 ngày, số thuốc trung bình cho một
nhân trong một ngày lên tới 6,2 ngày [17].
*Vấn đề tƣơng tác và phản ứng có hại của thuốc
Vấn đề tƣơng tác thuốc hầu nhƣ vẫn còn tồn tại ở các bệnh viện trên cả
nƣớc. Mặc dù tỷ lệ HSBA có tƣơng tác thuốc không cao nhƣng cũng ảnh
hƣởng nhiều đến hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian nằm viện. Tỷ lệ HSBA có
tƣơng tác thuốc tại bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng năm 2014 là 1,25% [16],
tại bệnh viện Quân y 105 năm 2015 là 1,8% [17]. Năm 2015, bệnh viện đa
khoa Tỉnh Hà Nam có 60/384 BA đƣợc khảo sát có tƣơng tác thuốc [15].
Năm 2016, Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu
vực thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và xử lý 10977 báo cáo ADR (đạt
119,7 báo cáo/1 triệu dân), tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2015 (9266 báo
cáo). Trong số các báo cáo đã tiếp nhận, có 10584 (96,4%) báo cáo về biến cố
bất lợi của thuốc và 68 (0,6%) báo cáo về chất lƣợng thuốc, 325 (3,0%) báo
cáo về các vấn đề khác (báo cáo liên quan đến thiết bị y tế, ma túy, sử dụng
với chỉ định chƣa đƣợc phê duyệt,…) Thông tin về thuốc nghi ngờ đƣợc
thống kê trên 9385 báo cáo. Tổng số thuốc nghi ngờ đƣợc báo cáo là 11290
thuốc (1,2 thuốc/1 báo cáo). Các thuốc nghi ngờ gây ADR đƣợc báo cáo
thuộc 3 nhóm chính: kháng sinh (cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim,
ciprofloxacin, cefuroxim, amoxicilin/acid clavulanic, levofloxacin), các thuốc

điều trị lao (rifampicin, isoniazid, pyrazinamid) và nhóm thuốc giảm đau,
chống viêm (diclofenac). Cefotaxim vẫn là thuốc nghi ngờ gây ra ADR đƣợc
báo cáo nhiều nhất với tỷ lệ 12,2% [23].

13


1.3 Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản là bệnh viện tƣ nhân hạng 3, mới đi
vào hoạt động trong thời gian ngắn nên hoạt động còn gặp nhiều khó khăn,
công tác tƣ vấn thuốc còn nhiều hạn chế. Bệnh viện tập trung nhiều vào công
tác quảng cáo, giới thiệu các gói dịch vụ khám chữa bệnh mà chƣa thành lập
Hội đồng thuốc và điều trị. Do đó, hoạt động sử dụng thuốc còn nhiều tồn tài,
đặc biệt vấn đề kê đơn thuốc trong điều trị nội trú chƣa đƣợc giám sát chặt
chẽ. Chính vì thế, cần thiết tiến hành một số nghiên cứu để từ đó đƣa ra các
đề xuất góp phần tăng cƣờng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và kinh tế, là nền
tảng để bệnh viện hoạt động bền vững.
1.4 Vài nét về bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản
1.4.1 Quá trình thành lập và đặc điểm của bệnh viện
- Bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản đƣợc xây dựng cuối năm 2014
chính thức đi vào hoạt động ngày 22/08/2015.
- Bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản là dự án trọng điểm có mô hình
thành phố Đại học tọa lạc trên mặt tiền Quốc lộ 1A với tổng diện tích xây
dựng 21,600 m2, tổng đầu tƣ hơn 350 tỷ đồng, quy mô 300 giƣờng.
- Khu khám chữa bệnh với quy mô 3 tầng gồm khoa khám bệnh ngoại trú,
khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức, nhà thuốc bệnh viện, phòng chăm sóc
khách hàng, phòng tƣ vấn, khu vui chơi dành cho thiếu nhi,…
- Khu điều trị nội trú với quy mô 5 tầng gồm các khoa điều trị nội, ngoại,
sản, nhi, tai – mũi – họng, khu cấp cứu tổng hợp, khoa xét nghiệm, khoa chẩn
đoán hình ảnh, khoa hồi sức tích cực, khoa chống nhiễm khuẩn,…

- Nhằm phục vụ công tác chuyển bệnh nhân cấp cứu nhanh chóng, an toàn
và kịp thời, bệnh viện đã thiết kế và xây dựng sân đáp dành riêng cho máy
bay trực thăng sử dụng trong trƣờng hợp khẩ n cấ p.
- Hiện tại, bệnh viện đang sử dụng nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại
theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh một

14


cách chuyên sâu. Tiêu biểu là máy chụp cộng hƣởng từ Toshiba Vantage Elan
1.5T thuộc thế hệ hiện đại nhất hiện nay có mặt tại thị trƣờng Việt Nam với
kinh phí đầu tƣ trên 30 tỷ đồng. Hệ thống chụp cắt lớp điện toán đa mặt cắt
(CT-scanner) Alexion thế hệ mới nhất của hãng Toshiba (Nhật Bản) có khả
năng chụp CT ba chiều toàn thân trong 20 giây. Hệ thống máy phân tích miễn
dịch tự động Elecsys, máy xét nghiệm huyết học tự động 26 thông số Sysmex,
máy phân tích điện giải tự động Erba Lyte Plus, máy xét nghiệm sinh hóa tự
động hoàn toàn 240 test/giờ Monarch… cho phép giảm thiểu các quy trình
thực hiện xét nghiệm, rút ngắn thời gian trả kết quả; đồng thời nâng cao độ
chính xác của kết quả xét nghiệm, giúp tăng cƣờng khả năng chẩn đoán bệnh
ở giai đoạn sớm.
- Ngoài ra, bệnh viện đƣợc trang bị hệ thống màng lọc chuyên dụng và hệ
thống lạnh trung tâm hiện đại Daikin của Nhật Bản nhằm đảm bảo môi trƣờng
bệnh viện luôn trong lành và sạch sẽ.
- Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, bệnh viện Đại
học Võ Trƣờng Toản còn có thế mạnh về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, với
Hội đồng tƣ vấn chuyên môn là đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,
giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề qua thời gian học tập và làm việc tại
các bệnh viện trong và ngoài nƣớc.
- Trong môi trƣờng làm việc thân thiện và hiện đại, đội ngũ cán bộ, bác sĩ,
dƣợc sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản thƣờng

xuyên đƣợc làm việc trực tiếp với chuyên gia y tế đến từ các nƣớc phát triển
và luôn đƣợc cập nhật các phƣơng pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến nhất,
đồng thời hình thành phong cách chuyên nghiệp nhằm phục vụ công tác
chuyên môn tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của bệnh viện.
- Năm 2016, bệnh viện triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thông
tuyến theo quy định của Bộ y tế. Với điều kiện trang thiết bị hiện đại cùng với
cơ sở hạ tầng và vị trí thuận lợi nên đối tƣợng điều trị chủ yếu là các bệnh

15


nhân có bảo hiểm y tế. Bệnh nhân điều trị nội trú phần lớn thuộc về các nhóm
bệnh hô hấp, tiêu hóa và tuần hoàn.
1.4.2 Cơ cấu tổ chức bệnh viện
GIÁM ĐỐC

LÂM SÀNG

KHOA NGOẠI

KHOA NỘI

CẬN LÂM SÀNG

PHÒNG CHỨC
NĂNG

KHOA CHẨN
ĐOÁN HÌNH ẢNH


P. KHTH

P. TCHC

KHOA XÉT
NGHIỆM

P. TCKT

KHOA SẢN

P. ĐIỀU DƢỠNG

KHOA NHI

KHOA RĂNG HÀM
MẶT
KHOA MẮT

KHOA TAI MŨI
HỌNG
KHOA GÂY MÊ
HỒI SỨC

ĐƠN VỊ GIẢM
ĐAU-ĐTNN
KHOA DƢỢC

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bệnh viện
16



1.4.3 Mô hình bệnh tật
Bảng 1.1 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Đại học Võ Trƣờng Toản năm
2016
TT

Bệnh tật

Mã ICD
10

Lƣợt
mắc

Tỷ lệ
(%)

1

Bệnh của hệ thống cơ, xƣơng và
mô liên kết

M00-M99

23260

19,76

2


Bệnh của hệ tiêu hoá

K00-K93

22323

18,97

3

Bệnh của hệ tuần hoàn

I00-I99

17816

15,14

4

Bệnh của hệ hô hấp

J00-J99

17676

15,02

5


Bệnh nội tiết, dinh dƣỡng chuyển
hoá

E00-E90

7992

6,79

6

Bệnh của tai và xƣơng chũm

H60-H95

5280

4,49

7

Bệnh của hệ thống thần kinh

G00-G99

4493

3,82


8

Bệnh của da và tổ chức dƣới da.

L00-L99

3394

2,88

9

Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục

N00-N99

2890

2,46

10

Triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện
bất thƣờng lâm sàng, xét nghiệm

R00-R99

2615

2,22


11

Bệnh của mắt và phần phụ

H00-H59

2531

2,15

12

Vết thƣơng, ngộ độc và kết quả của
các nguyên nhân bên ngoài

S00-T98

1729

1,47

13

Chửa, đẻ và sau đẻ

O00-O99

1619


1,38

14

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khoẻ
ngƣời khám nghiệm và điều tra

Z00-Z99

1354

1,15

15

Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật

A00-B99

1272

1,08

16

Rối loạn tâm thần và hành vi

F00-F99

684


0,58

17

Khối u

C00-D48

433

0,37

18

Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và
cơ chế miễn dịch.

D50-D89

124

0,11

17


×