Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá kiến trúc các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đồng hới, quảng bình theo tiêu chí kiến trúc bền vững (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.93 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN BẢO TRUNG

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, QUẢNG
BÌNH THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN BẢO TRUNG
KHÓA: 2016 – 2018

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, QUẢNG
BÌNH THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN ĐỨC KHUÊ

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Đánh giá kiến trúc các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đồng
Hới, Quảng Bình theo tiêu chí kiến trúc bền vững”
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo TS.Trần Đức Khuê,
người luôn chỉ bảo tận tình và tháo gỡ những khó khăn trong suốt quá trình nghiên
cứu, đã giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình với
những đóng góp của họ cho toàn bộ những công việc dù liên quan trực tiếp hay
gián tiếp đến đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Bảo Trung


LỜI CAM ĐOAN
Bằng những kiến thức đã tích lũy trong suốt quá trình học, tôi đã vận dụng
sự hiểu biết của mình để thực hiện đề tài luận văn này. Phương pháp nghiên cứu từ
thực tế, các tài liệu tham khảo thu thập được và các đề tài luận văn của các khóa

trước. Với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Đức Khuê tôi xin cam
đoan đề tài luận văn này là đề tài của bản thân tôi, không sao chép từ bất kỳ một đề
tài nào khác đã được thực hiện. Việc sử dụng các tài liệu tham khảo cũng có những
dẫn chứng cụ thể.

Học viên

Nguyễn Bảo Trung


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng, biểu.
Danh mục các hình vẽ, đồ thị.
A. PHẦN MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
* Mục đích của đề tài ..................................................................................... 3
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ....................................................... 4
* Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÁC TRƯỜNG THCS VÀ
THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC TRƯỜNG TH NÓI RIÊNG TRÊN ĐỊA
BÀN TP ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH ........................................................ 5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển TP Đồng Hới, Quảng Bình. ......... 5

1.1.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội TP Đồng Hới, Quảng Bình .... 5
1.1.2. Lịch sử và văn hóa TP Đồng Hới, Quảng Bình ..................................... 8
1.2. Sơ lược tình hình phát triển hệ thống trường Tiểu học trên địa bàn
TP Đồng Hới qua các thời kỳ..................................................................... 10
1.2.1. Tình hình phát triển hệ thống trường Tiểu học trên địa bàn TP Đồng
Hới trước năm 1975 ..................................................................................... 10
1.2.2. Tình hình phát triển hệ thống trường Tiểu học trên địa bàn TP Đồng
Hới thời kì sau giải phóng trước thời kì đổi mới (1975-1989) ...................... 12


1.2.3. Tình hình phát triển hệ thống trường Tiểu học trên địa bàn TP Đồng
Hới thời kì đổi mới đến nay.......................................................................... 12
1.3. Thực trạng kiến trúc các trường Tiểu học trên địa bàn TP Đồng Hới
hiện nay ....................................................................................................... 14
1.3.1. Sơ lược về các trường Tiểu học trên địa bàn TP Đồng Hới. ................ 14
1.3.2. Những vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế trong tổng quan các
trường Tiểu học trên địa bàn TP Đồng Hới................................................... 24
1.4. Những trường TH tiêu biểu trong nước và trên thế giới có những
nghiên cứu hướng tới phát triển bền vững. .............................................. 26
1.4.1. Những trường Tiểu học tiêu biểu ở trong nước. .................................. 26
1.4.2. Những trường Tiểu học tiêu biểu trên thế giới. ................................... 29
1.5. Những nghiên cứu liên quan về kiến trúc trường Tiểu học .............. 31
CHƯƠNG II: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐỒNG HỚI THEO TIÊU
CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG ................................................................. 33
2.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 33
2.1.1. Các chủ trương, chính sách phát triển GD-ĐT của Nhà nước, của tỉnh
Quảng Bình và TP Đồng Hới đối với trường Tiểu học. ................................ 33
2.1.2. Các Tiêu chuẩn, Quy phạm trong xây dựng trường Tiểu học .............. 36
2.2. Cơ sở lý luận của Kiến trúc bền vững ................................................ 41

2.2.1. Khái niệm Kiến trúc bền vững ............................................................ 41
2.2.2. Vai trò và mục tiêu của Kiến trúc bền vững ........................................ 43
2.2.3. Các yêu cầu và tiêu chí đánh giá của Kiến trúc bền vững ................... 45
2.3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 46
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội tại TP Đồng Hới ảnh hưởng tới chất lượng,
hiệu quả sử dụng và kiến trúc các công trình trong đó có trường Tiểu học ... 46
2.3.2. Các yếu tố tác động đến giải pháp Kiến trúc bền vững tại TP Đồng Hới.


..................................................................................................................... 47
2.3.3. Sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật làm thay đổi chất lượng GD-ĐT hiện
nay ............................................................................................................... 49
2.3.4. Các mô hình dạy học hiện nay. ........................................................... 50
2.4. Cơ sở khoa học lựa chọn các trường Tiểu học trên địa bàn TP Đồng
Hới để đánh giá .......................................................................................... 51
2.4.1. Quan điểm và tiêu chí lựa chọn trường Tiểu học để đánh giá. ............ 51
2.4.2. Các trường Tiểu học lựa chọn để đánh giá. ......................................... 52
2.5. Kết quả và số liệu khảo sát thực tiễn các trường Tiểu học trên địa
bàn ............................................................................................................... 52
2.6. Kinh nghiệm về các giải pháp cho Kiến trúc bền vững trường Tiểu
học ở trong nước và trên thế giới .............................................................. 62
2.6.1. Bài học kinh nghiệm trong nước ......................................................... 62
2.6.2. Bài học kinh nghiệm trên thế giới ....................................................... 66
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA
BÀN TP ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC
BỀN VỮNG ................................................................................................ 71
3.1. Quan điểm và nguyên tắc về xây dựng tiêu chí đánh giá các trường
Tiểu học trên địa bàn TP Đồng Hới, Quảng Bình .................................... 71
3.1.1. Quan điểm về xây dựng tiêu chí đánh giá ........................................... 71
3.1.2. Nguyên tắc về xây dựng tiêu chí đánh giá .......................................... 72

3.2. Xây dựng các tiêu chí và khung điểm đánh giá theo góc nhìn Kiến
trúc bền vững.............................................................................................. 73
3.2.1. Tiêu chí môi trường bền vững ............................................................ 73
3.2.2. Tiêu chí xã hội bền vững .................................................................... 74
3.2.3. Tiêu chí kinh tế bền vững ................................................................... 76
3.2.4. Hệ thống tiêu chí, phân bố điểm số và xếp loại ................................... 76


3.3. Đánh giá các trường Tiểu học trên địa bàn TP Đồng Hới theo tiêu chí
Kiến trúc bền vững ..................................................................................... 78
3.3.1. Đánh giá trường Tiểu học số 2 Bảo Ninh............................................ 79
3.3.2. Đánh giá trường Tiểu học Đồng Mỹ ................................................... 80
3.3.3. Đánh giá trường Tiểu học Đức Ninh................................................... 81
3.3.4. Đánh giá trường Tiểu học Hải Thành.................................................. 82
3.3.5. Đánh giá trường Tiểu học Phú Hải ..................................................... 83
3.3.6. Đánh giá trường Tiểu học số 3 Nam Lý .............................................. 84
3.3.7. Đánh giá trường Tiểu học Nghĩa Ninh ................................................ 85
3.3.8. Đánh giá trường Tiểu học Lộc Ninh ................................................... 86
3.3.9. Đánh giá trường Tiểu học Chu Văn An .............................................. 87
3.3.10. Đánh giá Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật ...................................... 88
3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá các công trình trường Tiểu học trên địa
bàn ............................................................................................................... 89
3.5. Xếp hạng công trình theo tiêu chí Kiến trúc bền vừng...................... 90
3.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu.......................................................... 91
3.6.1. Nhận xét chung................................................................................... 91
3.6.2. Những định hướng cho giải pháp phát triển Kiến trúc bền vững các
trường Tiểu học trên địa bàn......................................................................... 92
3.6.3. Những biện pháp trước mắt làm cơ sở phát triển bền vững cho các
trường Tiểu học trên địa bàn......................................................................... 93
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:....................................................................................................... 95
Kiến nghị: .................................................................................................... 96
TÀI LIÊU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiêu, chữ
viết tắt

Cụm từ viết tắt

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

TP

Thành phố

KTS

Kiến trúc sư

KS


Kỹ sư

GD-ĐT

Giáo dục – Đào tạo

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ, bảng biểu

Bảng 1.1

Danh sách các trường TH trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Bảng 3.1

Bảng hệ thống tiêu chí và phân bố điểm

Bảng 3.2

Bảng xếp loại tiêu chí đánh giá

Bảng 3.3

Đánh giá trường Tiểu học số 2 Bảo Ninh

Bảng 3.4

Đánh giá trường Tiểu học Đồng Mỹ


Bảng 3.5

Đánh giá trường Tiểu học Đức Ninh

Bảng 3.6

Đánh giá trường Tiểu học Hải Thành

Bảng 3.7

Đánh giá trường Tiểu học Phú Hải

Bảng 3.8

Đánh giá trường Tiểu học số 2 Nam Lý

Bảng 3.9

Đánh giá trường Tiểu học Nghĩa Ninh

Bảng 3.10

Đánh giá trường Tiểu học Lộc Ninh


Bảng 3.11

Đánh giá trường Tiểu học Chu Văn An


Bảng 3.12

Đánh giá Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật

Bảng 3.13

Bảng tổng hợp kết quả đánh giá

Bảng 3.14

Bảng xếp hạng công trình

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Bản đồ vị trí thành phố Đồng Hới, Quảng Bình

Hình 1.2

Sân chung trường TH Chu Văn An

Hình 1.3

Sân chung trường TH Hải Thành

Hình 1.4


Mặt bằng tổng thể trường TH Hải Thành

Hình 1.5

Mặt bằng tổng thể trường TH số 3 Nam Lý

Hình 1.6

Mặt bằng tổng thể TT nuôi dạy trẻ khuyết tật

Hình 1.7

Mặt bằng tổng thể trường TH Phú Hải.

Hình 1.8

Mặt bằng tổng thể trường TH Chu Văn An

Hình 1.9

Nhà vệ trường TH Đức Ninh không đảm bảo sử dụng, gây ô nhiễm
môi trường

Hình 1.10

Cổng chính trường TH số 2 Bảo Ninh thường xuyên ngập lụt vào mùa
mưa.

Hình 1.11


Sân trường TH Phú Hải không được đưa vào sử dụng vì chưa được
nâng cấp

Hình 1.12

Dãy phòng học TT Nuôi dạy trẻ khuyết tật đã xuống cấp

Hình 1.13

Khu nhà bếp trường TH số 3 Nam Lý không còn đảm bảo sử dụng


Hình 1.14

Dãy phòng học đạt chuẩn quốc gia của trường TH Chu Văn An

Hình 1.15

Khu vệ sinh trường TH Hải Thành được xây mới bởi nguồn vốn tài trợ

Hình 1.16

Dãy thư viện chuyển đổi thành phòng học văn hóa của trường TH
Đồng Mỹ.

Hình 1.17

Mặt đứng TT nuôi dạy trẻ KT


Hình 1.18

Mặt đứng trường TH Đồng Mỹ

Hình 1.19

Mặt đứng trường TH Đức Ninh

Hình 1.20

Mặt đứng trường TH Hải Thành

Hình 1.21

Mặt đứng trường TH số 3 Nam Lý

Hình 1.22

Mặt đứng trường TH Chu Văn An

Hình 1.23

Không gian phòng học trường TH Chu Văn An

Hình 1.24

Không gian phòng học trường TH Hải Thành

Hình 1.25


Không gian phòng học trường TH Đức Ninh

Hình 1.26

Không gian phòng học trường TH Số 3 Nam Lý

Hình 1.27

Không gian phòng học TT nuôi dạy trẻ khuyết tật

Hình 1.28

Mặt bằng phòng học điển hình của hầu các trường trên địa bàn

Hình 1.29

Nhà vệ sinh trường tiểu học số 2 Bảo Ninh đã xuống cấp

Hình 1.30

Kiến trúc ngoài nhà và trong nhà được sử dụng hầu hết ở các trường
Tiểu học trên địa bàn.

Hình 1.31

Trường Tiểu học Lũng Luông, Thái Nguyên

Hình 1.32

Trường THCS-THPT Phan Châu Trinh.



Hình 1.33

Trường Tiểu học Nanyang, Singapore.

Hình 1.34

Trường Tiểu học Pujia, Zhejiang, Trung Quốc

Hình 2.1

Hiện trạng công trình trường TH số 2 Bảo Ninh.

Hình 2.2

Hiện trạng công trình trường TH Đồng Mỹ.

Hình 2.3

Hiện trạng công trình trường TH Đức Ninh.

Hình 2.4

Trường Tiểu học lũng luông, Thái Nguyên.

Hình 2.5

Trường THCS-THPT Phan Châu Trinh.


Hình 2.6

Sân trường TH Chu Văn An

Hình 2.7

Không gian học tập trong nhà và ngoài trời trường TH Chu Văn An

Hình 2.8

Một số ngôi trường TH phát triển bền vững tiêu biểu ở Trung Quốc

Hình 2.9

Trường TH Nanyang, Singapore

Hình 2.10

Trường Tiểu học Ilima, Congo.


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, một thực tế đáng báo động là ảnh hưởng
ngành công nghiệp xây dựng đối với môi trường sống, học tập, sinh hoạt, vui
chơi giải trí, vấn đề sụt giảm nghiêm trọng các nguồn năng lượng, tài nguyên
thiên nhiên.., dẫn đến nhu cầu tìm ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp
xây dựng theo xu hướng bền vững. Phát triển bền vững là mối quan tâm trên

phạm vi toàn cầu, kinh tế càng tăng trưởng, các công trình mộc lên hàng ngày
làm cho tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự
cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi trường
thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra
những thiên tai vô cùng thảm khốc. Kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh, kiến
trúc bền vững không còn đơn thuần là những xu hướng mà đã trở thành
những mục tiêu chiến lược dài hạn của nhiều thể loại công trình kiến trúc trên
thế giới hiện nay, trong đó có các công trình GD-ĐT nói chung và trường
Tiểu học nói riêng.
Tại Việt Nam việc ứng dụng thiết kế và xây dựng các công trình trường
Tiểu học bước đầu đã có sự quan tâm nhất định, các cụm từ kiến trúc tiết
kiệm năng lượng, kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững tạo
nên xu hướng mới trong nền kiến trúc nước nhà, góp phần không nhỏ vào
công cuộc bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng
tới phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây Việt Nam có những bước phát triển, những
thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ môi trường, đổi mới đất nước.
Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kiến trúc nước nhà, đã có sự
quan tâm, đinh hướng đến xây dựng trường học nhằm tạo môi trường cảnh


2

quan, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Xong nhìn chung các công
trình trường học vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Những năm qua thành phố Đồng Hới đẩy mạnh phát triển xây dựng,
cải tạo chỉnh trang trường học, nhất là các trường Tiểu học, nhưng do là một
địa phương có nền kinh tế khó khăn, nguồn vốn ngân sách hạn hẹp nên các
công trình trường học được đầu tư chưa được cao, đa số các trường vẫn thiếu

nhiều hạng mục phục vụ học tập, hạng mục phụ trợ, trang thiết bị lạc hậu,
chất lượng công trình xuống cấp làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học
của học sinh và giáo viên..., vì thế chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo
vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả...,
mà chỉ đơn thuần là cố gắng xây dựng đầy đủ các hạng mục chức năng chính
để phục vụ các em học tập, ít coi trọng các hạng mục phục vụ, hỗ trợ cho GD
- ĐT một cách bàn bản, lâu dài. Vì lẽ đó đã vô tình tạo ra sự ảnh hưởng lớn
đến môi trường, nguồn năng lượng, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Góp phần
không nhỏ vào sự biến đổi khí hậu, môi trường cảnh quan. Các tổ chức lớn
trong nước, trên thế giới như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Ngân hàng TMCP
công thương Việt Nam, Bộ tư lệnh quân khu 7, Ngân hàng thế giới, hội Chữ
Thập Đỏ của Đức đã có những hành động thiết thực với việc tài trợ cho các
dự án trọng điểm như: Dự án môi trường bền vững thành phố Đồng Hới, Dự
án xây dựng nhà vệ sinh trường Tiểu học, Dự án xây dựng bể bơi trường Tiểu
học, Dự án cải tạo, chỉnh trang các trường Tiểu học trên địa bàn thành
phố…Trong đó việc xây mới, cải tạo các hạng mục phục vụ học tập, phục vụ
sinh hoạt còn thiếu hoặc đã xuống cấp, nâng cấp, mua sắm bổ sung trang
thiết bị học tập từ đó cải thiện chất lượng học tập cũng như cải thiện môi
trường tự nhiên được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy việc “Đánh giá kiến
trúc các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đồng Hới, Quảng Bình theo
tiêu chí Kiến trúc bền vững” là thực sự cần thiết, đưa ra cái nhìn thực sự rất


3

đáng báo động trong xu thế phát triển chung của cả nước chưa dám nói đến
khu vực và quốc tế cho các KTS, KS, các nhà quản lý, các nhà đầu tư…,
nhấn mạnh sự thiếu thốn các hạng mục trong trường học, các thiết bị phục vụ
học tập thô sơ, điều kiện phục vụ học tập chỉ ở mức tối thiểu. Tích cực kêu
gọi các nhà đầu tư, các tổ chức, các nhà hảo tâm trong nước cũng như trên

thế giới có điều kiện tiếp tục đầu tư, tài trợ cho các dự án trường học nhiều
hơn nữa để các em được học tập và sinh hoạt trong điều kiện tốt nhất nhằm
phát huy truyền thống hiếu học và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, từ
đó đóng góp hơn nữa cho sự phát triển Bền vững chung của cả cộng đồng.
* Mục đích của đề tài.
- Đánh giá kiến trúc các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đồng
Hới theo tiêu chí Kiến trúc bền vững theo xu hướng chung của nền kiến trúc.
- Thấy rõ thực trạng bất cập của hệ thống trường Tiểu học trên địa bàn
thành phố còn thiếu tính bền vững.
- Tìm giải pháp khắc phục, từng bước cải thiện các trường Tiểu học trên
địa bàn thành phố được chuẩn hóa và sử dụng hiệu quả.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố
Đồng Hới.
- Phạm vi nghiên cứu: Kiến trúc, cảnh quan các trường Tiểu học ở 16
Xã, Phường thuộc thành phố Đồng Hới.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2017, tầm nhìn đến năm 2025
* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp đối chiếu so sánh đề xuất giải pháp.


4

* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề tài phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận khoa học, cơ sở thực
tiễn về vấn đề nghiên cứu để đề xuất các tiêu chí đánh giá kiến trúc bền vững.

+ Đề tài nghiên cứu, phân tích hiện trạng thực tế các trường Tiểu học
tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, đánh giá các trường Tiểu học theo tiêu
chí Kiến trúc bền vững.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đánh giá các trường TH
trên địa bàn TP Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung, góp phần
định hướng xây dựng các trường học theo tiêu chí Kiến trúc bền vững.
+ Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý
công tác trong lĩnh vực GD- ĐT, lĩnh vực có liên quan và các KTS, KS thiết
kế kiến trúc.
* Cấu trúc luận văn.
Luận văn gồm 3 phần:
Phần A: Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực
tiễn của đề tài.
Phần B: Phần nội dung chính của luận văn. Bao gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về kiến trúc các trường THCS và hiện trạng các
trường TH nói riêng trên địa bàn TP Đồng Hới.
Chương 2: Các cơ sở khoa học để đánh giá kiến trúc trường TH trên địa
bàn TP Đồng Hới, Quảng Bình theo tiêu chí kiến trúc bền vững.
Chương 3: Đánh giá các trường TH trên địa bàn TP Đồng Hới, Quảng
Bình theo tiêu chí Kiến trúc bền vững.
Phần C: Kết luận và Kiến nghị.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


95

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Hệ thống trường TH học ở TP Đồng Hới hiện có nhiều loại hình khác
nhau với chất lượng không đồng đều. Đã có trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Nhưng nhìn chung hệ thống
trường công lập vẫn còn rất nhiều trường cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết
bị thiếu thốn, lạc hậu, hệ thống hạ tầng được đầu tư không đồng bộ, quy
hoạch phát triển không có tầm nhìn dài hạn gây ảnh hưởng lớn đến môi
trường và trực tiếp ảnh hướng đến chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống.
Trường học với kiến trúc đơn điệu, thiết kế theo lối mòn không có sự
sáng tạo để thu hút ánh nhìn và tạo điểm nhấn trong khu vực. Thấm chí nhiều
trường xuống cấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng đển cảnh quan chung và quan
trong hơn là ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân trong khu vực.
Qua khảo sát và thu thập số liệu thực tế tại các trường tiểu học trên địa
bàn, luận văn xem xét các vất đề thực trạng các trường tiểu học trên địa bàn
còn nhiều bất cập như đã phân tích trong luận văn. Từ đó luận văn đã xây
dựng các sơ sở khoa học để đưa ra các quan điểm, tiêu chí đánh giá trên hệ
thống các trường tiểu học của thành phố để có thể nhận diện các vấn đề cần
quan tâm trong phát triển bền vững.
Kết quả đánh giá cho thấy trong 10 trường tiêu biểu lựa chọn để đánh
giá có 2 trường đạt từ mức khá trở lên, 4 trường ở mức trong bình và 4 trường
không đạt, thể hiện sự phát triển thiếu tính bền vững tại các tiêu chí môi

trường bền vững, xã hội bền vững và kinh tế bền vững.
Là một trong những thành phố có nền kinh tế khó khăn vì vậy việc đầu
tư cải tạo hoặc xây mới ở các trường Tiều học diễn ra hàng năm nhưng lại
không được đầu tư kỹ lưỡng, thiếu trách nhiệm nên đã số các trường đều có


96

kiến trúc tổng thể manh mún không liền mạch, không có sự liên kết chặt chẽ
các khối công trình với nhau để tạo thành một thể thống nhất.
Chưa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên như nắng, gió, tái
tạo nguồn nước... Chưa ứng dụng vật liệu địa phương, vất liệu thân thiện môi
trường vào việc cải tạo hoặc cây mới, và cũng chưa có hành động thiết thực
nào về tiết kiêm năng lượng như tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn nước sạch.
Từ thực trạng và bật cập đã nêu trên đã chứng tỏ phát triển trường học
theo xu hướng Kiến trúc bền vững là thực sự cần thiết, là xu hướng tất yếu để
bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng cuộc sống.
Cần có sự chung tay của cả cộng đồng trong việc phát triển Kiến trúc bền
vững trong trường học nói riêng và toàn bộ công trình nói chung.
Kiến nghị:
- Chính quyền TP Đồng Hới cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng của
các trường TH, cần đầu tư nâng cấp các vấn đề còn tồn tại như: rất nhiều
trường thiếu trang thiết bị phòng học bộ môn, chất lượng phòng học văn hóa
xuống cấp, nhà vệ sinh ô nhiễm nghiêm trọng, hệ thống hạ tầng kĩ thuật
không đồng bộ..., đề từ đó không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
trên địa bàn.
- Tích cựu kêu gọi các nhà đầu tư, nhà tài trợ, các nhà hảo tâm tiếp tục
đầu tư nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới các hạng mục trong trường Tiểu học,
để cùng nhau chung tay phát triển trường tiểu học bền vững.
- Nên tổ chức mở các cuộc thi thiết kế, cải tạo kiến trúc và nội thất đối

với trường tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới kiến trúc trường Tiểu
học.
- Để phát triển Kiến trúc bền vững trong trường Tiểu học nói riêng và
toàn bộ công trình nói chung. Nhà nước cần sớm ban hành hệ thống tiêu
chuẩn và công cụ đánh giá Kiến trúc bền vững có tính pháp lý sử dụng trên


97

phạm vi cả nước, để xu hướng Kiến trúc bền vững ngày càng được phát triển
ở trong nước và trên thế giới.
- Cần thống nhất quan điểm phát triển Kiến trúc bền vững không chỉ
trách nhiệm của riêng ai mà cần có sự chung sức của cả cộng đồng.
- Thiết kế, xây dựng trường Tiểu học luôn hướng tới kiến trúc bền
vững.
- Thiết kế, xây dựng trường Tiểu học luôn lấy sự tiện nghi của con
người và yếu tố bảo vệ môi trường và xã hội đặt lên hàng đầu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh (1998): “ Kiến trúc trường phổ thông dân tộc nội trú cấp
tỉnh miền núi phía Bắc”. Luận văn thạc sỹ Kiến trúc – trường đại học Kiến trúc Hà
Nội.
2. Nguyễn Trần Bắc (2007): “Màu sắc trong trường học tại Hà Nội”. Luận
văn thạc sỹ Kiến trúc – trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2015): Số liệu thống kê giáo dục năm 2015-2016.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2010): Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ban hành
điều lệ trường Tiểu học.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2012): Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ban hành

quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối
thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2012): Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT của Bộ
GD&ĐT về Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW.
7. Bộ xây dựng (1998): Quy chuẩn thiết kế trường học – NXB Xây dựng Hà
Nội.
8. Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29-9-2014 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 10-11-2014 của Ban
Thường vụ Thành ủy Đồng Hới về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương
Đảng 8 (khóa XI), năm học 2014-2015.
9. Nguyễn Thị Hạnh Nguyên, 1997 “Một số giải pháp kiến trúc các công
trình giáo dục phù hợp với điều kiện khí hậu”. Luận văn thạc sỹ Kiến trúc – trường
đại học Kiến trúc Hà Nội.
10. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.


11. Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát
triển Giáo dục Quảng Bình đến 2020,1880/QD-UBND
12. TCVN 8793:2011 “Trường tiểu học - Yêu cầu thiết kế”.
13. TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết
kế.
14. Đỗ Công Tú (2016): “Đánh giá kiến trúc các trường tiểu học trên địa
bàn quận Hà Đông”. Luận văn thạc sỹ Kiến trúc – trường đại học Kiến trúc Hà
Nội.
15. Trần Vĩnh Tường, Trần Như Hiền (2014) “Thành tựu giáo dục Quảng
Bình qua các thời kỳ lịch sử”, Báo cáo khoa học Hội thảo Quốc gia về Quảng Bình
410 năm hình thành và phát triển – NXB Chính trị - Hành chính.
Tiếng Anh

16. Berliner D. C. and Biddle B. (1995) The Manufactured Crisis: Myths,
Fraud, and the Attack on America’s Public Schools. Reading, MA: AddisonWesley.
17. EURYDICE (2003-2004) Integrating Immigrant Children into Schools
in Europe, Country Report: France, Brussels.
Tài Liệu internet
18.
19. />20.
21. />

PHỤ LỤC
Số liệu khảo khảo sát chất lượng 10 trường Tiểu học trên địa bàn TP
Đồng Hới được lựa chọn đánh giá, khảo sát theo số liệu thống kê của phòng
GD- ĐT TP Đồng Hới và khảo sát thực tế hiện trạng các công trình trên địa
bàn.
1. Hiện trạng và số liệu khảo sát trường TH Số 2 Bảo Ninh.

Hiện trạng công trình trường TH Số 2 Bảo Ninh.


Khảo sát số liệu và thực trạng trường Tiểu học số 2 Bảo Ninh.
- Số học sinh: 408 người
- Diện tích: 3492 m2
- Vị trí: Xã Bảo Ninh
Thực trạng
Hạng mục khảo sát
Số lượng
Đảm bảo Đã xuống
(Khối công trình)
(Phòng)
sử dụng

cấp
Phòng học văn hóa

10

Phòng học tin học

1




Phòng học ngoại ngữ
Phòng học nghệ thuật

1

Phòng đọc, thư viện

1




Phòng học đa năng
Dãy nhà hiệu bộ

1

*


Khu nhà bếp

1



Khu vệ sinh học sinh

1

Khu vệ sinh giáo viên

1

Hạng mục khảo sát
(Trang thiết bị phục vụ
học tập, sinh hoạt)

Số lượng
Đầy đủ


*

Thiếu

Thực trạng
Đảm bảo
sử dụng


Đã xuống
cấp

Thiết bị phục vụ học tập
(phòng học văn hóa)





Thiết bị phục vụ học tập
(phòng tin học)





Thiết bị phục vụ học tập
(phòng ngoại ngữ)
Thiết bị phục vụ sinh hoạt
(phòng y tế, nhà bếp, phòng
họp,...)






Hạng mục khảo sát

(Quy hoạch tổng mặt
bằng)

Hợp lý

Đảm bảo phù hợp với quy
hoạch chung



Không hợp lý



Bố trí tổng mặt bằng
Quy mô diện tích



Công năng sử dụng



Hạng mục khảo sát
(Hạ tầng kĩ thuật)

Đảm bảo sử dụng

Cấp nước




Không đảm bảo sử
dụng



Thoát nước
Hệ thống điện



Kết nối Internet



PCCC



Hạng mục khác
(nếu có)
Ghi chú:
- (*) Được xây dựng, cải tạo từ nguồn vốn tài trợ.
- Các ô để trống là các hạng mục còn thiếu.
Tổng hợp ghi nhận từ thực tế khảo sát:
- Trường vừa mới nâng cấp cải tạo năng 2016 nên một số hạng mục
phòng học đang còn mới.
- Cần xây mới bổ sung phòng học ngoại ngữ, nâng cấp phòng học tin học.
- Cân mua sắp, bổ sung trang thiết bị phục vụ học tập.

- Cần đầu tư hệ thống hạ tầng kĩ thuật, hệ thống đường giao thông nối với
trục đường chính.


×