VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nguyễn Viết Sơn
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nguyễn Viết Sơn
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN VĂN LUYỆN
HÀ NỘI - 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC .... 8
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của
tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người khác .......................................8
1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sức
khỏe của người khác .........................................................................................11
1.3. Cơ chế tác động của các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm sức khỏe của người khác ................................................................14
1.4. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm sức khỏe của người khác với tình hình tội phạm, nhân thân người phạm
tội và phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người khác. ......16
Chương 2: THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 21
2.1. Tình hình có liên quan đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ....21
2.2. Thực trạng các tội xâm phạm sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017..........................................................24
2.3. Thực trạng các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm
sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013
- 2017 ................................................................................................................37
Chương 3: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NGUYÊN NHÂN VÀ
ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................... 49
3.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người khác trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới ....................................................49
3.2. Giải pháp khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian tới.......................................................................................................51
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU
Bảng 2.1
Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm và tình hình các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với
tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người khác trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017
Bảng 2.2
Cơ số tội phạm và cơ số các tội xâm phạm sức khỏe của con người
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017
Bảng 2.3
Tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017 phân theo hành vi phạm tội
Bảng 2.4
Diễn biến tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người khác trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017 (so sánh
định gốc)
Bảng 2.5
Cơ cấu về mức độ của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của
người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 –
2017 phân theo số dân của 24 đơn vị hành chính cấp quận, huyện
Bảng 2.6
Cơ cấu về mức độ của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của
người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 –
2017 phân theo diện tích 24 đơn vị hành chính cấp quận, huyện
Bảng 2.7
Cấp độ nguy hiểm của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con
người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017
xét theo dân số và diện tích của các đơn vị hành chính cấp quận,
huyện
Bảng 2.8
Cơ cấu xét theo các bước thực hiện hành vi phạm tội
Bảng 2.9
Cơ cấu xét theo thời gian gây án
Bảng 2.10
Cơ cấu xét theo địa điểm gây án
Bảng 2.11
Cơ cấu xét theo động cơ phạm tội
Bảng 2.12
Cơ cấu xét theo chế tài đã áp dụng
Bảng 2.13
Cơ cấu xét theo độ tuổi của bị cáo
Bảng 2.14
Cơ cấu xét theo giới tính của bị cáo
Bảng 2.15
Cơ cấu xét theo dân tộc của bị cáo
Bảng 2.16
Cơ cấu xét theo nơi ở
Bảng 2.17
Cơ cấu theo trình độ học vấn của bị cáo
Bảng 2.18
Cơ cấu xét theo nghề nghiệp của bị cáo
Bảng 2.19
Cơ cấu xét theo hoàn cảnh, kinh tế gia đình
Bảng 2.20
Cơ cấu xét theo tình trạng hôn nhân
Bảng 2.21
Cơ cấu xét theo đặc điểm tiền sự
Bảng 2.22
Cơ cấu xét theo đặc điểm tái phạm, tái phạm nguy hiểm
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả
nước, là vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; phía Bắc giáp
Bình Dương; Tây Bắc giáp Tây Ninh; Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai; Đông
Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu; Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích
2.095,06 km² với dân số 8.547.831 người, tuy nhiên, nếu tính những người cư trú
không đăng ký thì dân số thực tế của Thành phố này năm 2017 khoảng 14 triệu
người, đây là địa phương có số đơn vị hành chính cấp huyện nhiều hơn các tỉnh,
Thành phố khác và là nơi có số dân cao nhất nước nên tốc độ phát triển kinh tế, phát
triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa rất nhanh.
Cùng với xu thế chung của cả nước và chịu ảnh hưởng, tác động nhiều của
kinh tế thị trường mở cửa, lại là địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự cho nên tình
hình phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn diễn biến
hết sức phức tạp. Trong đó, không thể không nhắc tới diễn biến phức tạp và những
hậu quả nghiêm trọng của các tội xâm phạm sức khỏe của người khác trên địa bàn
Thành phố.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2013 đến 2017, thì Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 17.574 vụ với 20.223 bị
cáo; trong đó đã xét xử các tội xâm phạm sức khỏe của người khác là 2.520 vụ
chiếm tỷ lệ 14,34% tổng số vụ, với 3.713 bị cáo chiếm tỷ lệ 18,36% tổng số bị cáo.
Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án thuộc nhóm các tội xâm phạm sức khỏe của
người khác xảy ra trên địa Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy có sự diễn biến rất
phức tạp. Đối tượng phạm tội ở nhiều độ tuổi khác nhau, một số đối tượng có tiền
án, tiền sự, hoặc các đối tượng phạm tội còn ở tuổi chưa thành niên; phạm vi hoạt
động phạm tội rộng, xảy ra ở nhiều nơi. Đáng chú ý hơn, những công cụ, phương
tiện, hung khí mà các đối tượng phạm các tội xâm phạm sức khỏe sử dụng để gây
án rất nguy hiểm như: dao, mã tấu, kiếm, gậy gộc, a-xít... Hậu quả của tội phạm
1
không chỉ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác mà ảnh
hưởng đến tình hình an ninh trật tự, sự phát triển của kinh tế, xã hội của Thành phố
Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua, Đảng ủy và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh luôn quan tâm, chú trọng công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp
phòng ngừa đấu tranh trấn áp các loại hình sự và tệ nạn xã hội góp phần quan trọng
vào việc ngăn chặn và từng bước giảm tình hình phạm pháp hình sự, đảm bảo trật tự
an toàn xã hội trên toàn Thành phố. Cụ thể đã ban hành, triển khai nhiều văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể các chương trình, kế
hoạch, biện pháp cụ thể để tổ chức trên tinh thần của các văn bản: Chỉ thị số 48 CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09 CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban bí thư Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”.
Mặc dù, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó tình hình các tội
xâm phạm sức khỏe của người khác có xu hướng giảm… nhưng tính chất và mức
độ nguy hiểm vẫn còn cao và phức tạp, chưa đạt được những hiệu quả mong muốn
bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có việc phân tích, đánh giá chưa đầy đủ, chính xác
các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người
khác trên địa bàn Thành phố.
Tội phạm học với mục đích là phòng ngừa tội phạm. Để đấu tranh, phòng
ngừa đối với các tội xâm phạm sức khỏe của người khác một cách hiệu quả nhất,
điều quan trọng là nhận thức một cách sâu sắc các dấu hiệu pháp lý hình sự, đặc
điểm tội phạm học của nó; tìm ra nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm,
từ đó làm cơ sở thực tế cho việc dự báo, đề ra các biện pháp phòng ngừa đối với các
loại tội phạm này. Trước đây, đã có các đề tài nghiên cứu về các tội xâm phạm sức
khỏe của người khác ở những địa phương khác nhau với đối tượng, phạm vi và thời
gian khác nhau tuy nhiên đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về
2
nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Nguyên
nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người khác trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu, là có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn to lớn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
a. Các công trình nghiên cứu về lý luận chung của tội phạm học
Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài Luận văn, các công trình khoa
học sau đây đã được nghiên cứu:
- “Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” Nxb
Chính trị quốc gia, 1994;
- “Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện
Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, năm 2000;
- Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân
dân, năm 2008;
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của GS.TS. Võ
Khánh Vinh, Chương – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2010;
- Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, 2015;
- Giáo trình “Tội phạm học” của Học viện Cảnh sát nhân dân, Nxb Công an
nhân dân, 2002, 2013;
- “Một số vấn đề lý luận về THTP ở Việt Nam” của TS. Phạm Văn Tỉnh,
Nxb Công an nhân dân, 2007;
- “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người” của TS. Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
- Các bài viết về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, về nhân thân người
phạm tội, về phòng ngừa tội phạm được đăng tải trên các tạp chí như: Nhà nước và
3
Pháp luật; Cảnh sát nhân dân; Kiểm sát; Tòa án nhân dân; Công an nhân dân;
Nghiên cứu lập pháp trong những năm gần đây.
b. Tình hình nghiên cứu cụ thể
Ở mức độ cụ thể và liên quan trực tiếp đến đề tài Luận văn, các công trình
sau đây đã được tham khảo:
- Bùi Thị Dung (2016), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm sức khỏe của con người từ thực tiễn tỉnh Bình Phước”, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Học viện khoa học xã hội.
- Đỗ Phong Hóa (2017), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội;
- Phạm Xuân Sinh (2012), “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã
hội;
Các công trình trên rất có giá trị để Luận văn có thể kế thừa thông tin, số liệu
đối chứng, ý tưởng nghiên cứu mà vẫn không bị trùng lặp vì có sự khác nhau về các
yếu tố như: cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu; thời gian nghiên cứu; địa bàn nghiên
cứu; chất liệu nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm
sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 –
2017, từ đó có cơ sở để đưa ra các dự báo và nâng cao hiệu quả phòng ngừa các loại
tội phạm này trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài đi sâu giải quyết các nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
4
Một là, nghiên cứu lý luận và pháp luật. Nhiệm vụ này bao gồm những hoạt
động cụ thể như: Tìm, thu thập và nghiên cứu những tài liệu về tội phạm học, về
pháp luật hình sự và những tài liệu khác liên quan đến đề tài luận văn làm cơ sở cho
việc nhận thức thống nhất, rõ ràng phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể cho phù hợp;
Hai là, nghiên cứu thực tế, bao gồm ba hoạt động:
- Tìm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê thường
xuyên của một số cơ quan tư pháp, đặc biệt là số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình
sự trong giai đoạn 2013 – 2017 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về
các tội xâm phạm sức khỏe của người khác;
- Tìm, thu thập các bản án xét xử sơ thẩm hình sự về các tội xâm phạm sức
khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 –
2017 và xử lý, phân tích, so sánh theo các tiêu thức Tội phạm học cần thiết;
- Tìm, thu thập và nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm của cơ quan Công
an, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
Ba là, nghiên cứu các việc cụ thể sau:
- Khái quát hóa những vấn đề lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của
tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người khác;
- Áp dụng lý luận chung đó vào việc làm rõ thực trạng nguyên nhân và điều
kiện của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017;
- Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm sức
khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguyên nhân và điều kiện, những vấn
đề lý luận, pháp lý và thực trạng của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của người
khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5
- Về nội dung, đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học thuộc
chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm đối với các tội xâm phạm sức
khỏe của người khác gồm: các tội được quy định từ Điều 104 đến Điều 110 của Bộ
luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009), nay là từ Điều 134 đến Điều 140 Bộ luật
hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
- Về không gian, đề tài sử dụng số liệu thực tế trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh, bao gồm số liệu thống kê của các cơ quan tư pháp hình sự cấp Thành
phố, đặc biệt là của Tòa án nhân dân và 100 bản án hình sự sơ thẩm;
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu được giới hạn trong thời gian từ năm 2013
đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu, cụ thể là: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp thống kê; phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp chuyên gia và
phương pháp nghiên cứu các Bản án của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
về các tội xâm phạm sức khỏe của người khác từ năm 2013 đến năm 2017.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn lý luận tội phạm học
về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và của tình hình các
tội xâm phạm sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full