BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ
KHAI THÁC, CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
CAO MINH THU
HÀ NỘI, NĂM 2018
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ
KHAI THÁC, CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA
CAO MINH THU
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM THỊ MAI THẢO
HÀ NỘI, NĂM 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Phạm Thị Mai Thảo
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Phạm Văn Lợi
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Lê Ngọc Thuấn
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 21 tháng 5 năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS.Phạm Thị Mai Thảo. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc, các kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Cao Minh Thu
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô khoa Môi
trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy,
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Qua đây tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng
dẫn TS. Phạm Thị Mai Thảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời
khuyên cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ quý báu của Chi cục bảo vệ
môi trường tỉnh Sơn La, Doanh nghiệp tư nhân Nhất Trí Thành, CTCP đầu tư và
xây dựng Tuấn Cường, Chính quyền địa phương và bà con nông dân thành phố
Sơn La đã nhiệt tình hỗ trợ, hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Trong thời gian nghiên cứu và làm luận văn, tôi cũng đã nhận được sự hỗ
trợ, tạo điều kiện và giúp đỡ từ Phòng phân tích chất lượng môi trường của Trung
tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ môi trường (CETRA), tôi xin trân trọng
cảm ơn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn quan
tâm, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Cao Minh Thu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................
MỤC LỤC .....................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. Tổng quan tình hình khai thác, chế biến đá vôi ................................................... 3
1.1.1. Tình hình khai thác, chế biến đá vôi trên Thế giới................................... 3
1.1.2. Tình hình khai thác, chế biến đá vôi ở Việt Nam..................................... 5
1.1.3. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi tại Thành phố Sơn La ................. 8
1.2. Tổng quan phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến đá vôi .................... 10
1.2.1. Phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến đá vôi ở Việt Nam....... 10
1.2.2. Một số công nghệ tiên tiến về khai thác, chế biến đá vôi trên thế giới .. 14
1.3. Tác động của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tới môi trường tự nhiên và
kinh tế - xã hội........................................................................................................... 17
1.3.1. Tác động tới môi trường không khí........................................................ 17
1.3.2. Tác động tới môi trường đất ................................................................... 19
1.3.3. Tác động tới môi trường nước ................................................................ 20
1.3.4. Tác động tới môi trường sinh thái – cảnh quan...................................... 21
1.3.5. Tác động tới kinh tế - xã hội .................................................................. 22
1.3.6. Tác động tới sức khoẻ cộng đồng........................................................... 25
1.4. Tổng quan quy định pháp luật về quản lý môi trường liên quan đến khai thác,
chế biến đá vôi .......................................................................................................... 27
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu .............................. 30
1.5.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 30
1.5.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................ 35
CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 38
2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 38
2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 38
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 38
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...................................................... 38
2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ..................................................... 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 44
3.1. Đặc điểm của mỏ đá Noong Ẳng và mỏ đá Pom Ư Hừ ..................................... 44
3.1.1. Vị trí tiếp giáp ........................................................................................ 44
3.1.2. Quy trình khai thác và chế biến của hai mỏ đá vôi ............................... 48
3.2. Kết quả đánh giá chất lượng môi trường không khí của mỏ đá Poom Ư Hừ và
mỏ đá Noong Ẳng ..................................................................................................... 49
3.2.1. Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực sản xuất mỏ đá ........ 49
3.2.2. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh mỏ đá ................. 52
3.3. Đánh giá hiện trạng tuân thủ các quy định quản lý của Nhà nước về môi trường
tại mỏ đá Poom Ư Hừ và mỏ đá Noong Ẳng ............................................................ 57
3.3.1. Thủ tục lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) .................. 57
3.3.2. Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại ........................... 62
3.3.3. Thủ tục lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ ................................. 65
3.3.4. Thủ tục cải tạo, phục hồi môi trường ..................................................... 67
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến sức khoẻ cộng đồng
qua ý kiến của người dân và công nhân làm việc tại mỏ. ......................................... 68
3.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến
môi trường và sức khoẻ cộng đồng ........................................................................... 74
3.5.1. Biện pháp kỹ thuật .................................................................................. 74
3.5.2. Biện pháp quản lý ................................................................................... 79
3.5.3. Biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân, công nhân lao động .................. 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
PHỤ LỤC ......................................................................................................................
THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Cao Minh Thu
Lớp: CH2AMT
Khoá: 2A
Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Thị Mai Thảo
Tên đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý môi
trường tại các cơ sở khai thác, chế biến đá vôi trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh
Sơn La”
Tóm tắt luận văn: Khai thác, chế biến đá vôi hiện nay ở tỉnh Sơn La là một
trong những ngành công nghiệp khai khoáng đặc biệt quan trọng, tuy nhiên bên
cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành khai thác khoáng sản mang lại thì hoạt động
này cũng đã gây ra những tác động tiêu cực. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác,
chế biến đá vôi đến môi trường không khí và sức khỏe con người xung quanh hai
mỏ đá Noong Ẳng và Pom Ư Hừ tại thành phố Sơn La đã được xác định dựa trên cơ
sở phân tích số liệu quan trắc môi trường không khí và quá trình khảo sát thực tế tại
hai mỏ đá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại khu vực khai trường, độ ồn vượt quy
chuẩn cho phép QCVN 24:2016/BYT. Trong khi đó, tại khu vực không khí xung
quanh (nhà ở công nhân và dân cư) thời điểm nổ mìn, độ ồn và nồng độ Bụi lơ lửng
vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT. Điều này gây
ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người
dân sống xung quanh. Cụ thể, độ ồn lớn và Bụi phát sinh trong quá trình làm việc
đã làm công nhân bị mắc các bệnh như như đau mắt, viêm họng, đau tai. Quá trình
khai thác và chế biến đã làm những người dân sống xung quanh mỏ đá bị mắc các
bệnh về đường hô hấp, đau mắt, đau tai. Từ các kết quả trên, các biện pháp quản lý
môi trường đã được đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cũng
như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người tại khu vực khai thác.
Từ khóa: khai thác đá vôi, môi trường không khí, quản lý môi trường.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CTCP
Công ty cổ phần
CTNH
Chất thải nguy hại
CTR
Chất thải rắn
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
HTKT
Hệ thống khai thác
ÔNMT
Ô nhiễm môi trường
PM10
Chất dạng hạt (Particulate matter)
QCVN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT
Tài nguyên Môi trường
TSP
Tổng bụi lơ lửng
VLXD
Vật liệu xây dựng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp số mỏ và trữ lượng tài nguyên đá vôi trong cả nước [15]. .... 6
Bảng 1.2: Các đơn vị đang khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Sơn La [23]............ 8
Bảng 1.3: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng đá xây dựng, đất sét gạch
ngói thành phố Sơn La đến năm 2020 [5] ............................................................ 35
Bảng 2.1: Bảng thống kê đối tượng, số lượng, nội dung phiếu điều tra ............... 40
Bảng 2.2: Thông tin lấy mẫu tại mỏ đá Noong Ẳng và mỏ Pom Ư Hừ ............... 41
Bảng 3.1: Đặc điểm của mỏ đá Noong Ẳng và mỏ đá Pom Ư Hừ ....................... 45
Bảng 3.2: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực sản xuất tại 2 mỏ đá50
Bảng 3.3: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh 2 mỏ đá............ 53
Bảng 3.4: Đánh giá hiện trạng thực hiện các biện pháp giảm thiểu ÔNMT không
khí, tiếng ồn của 2 mỏ đá ...................................................................................... 57
Bảng 3.5: Đánh giá hiện trạng thực hiện các biện pháp giảm thiểu ÔNMT nước
thải của 2 mỏ đá .................................................................................................... 60
Bảng 3.6: Đánh giá hiện trạng thực hiện biện pháp quản lý CTR của 2 mỏ đá ... 61
Bảng 3.7: Danh sách CTNH đã đăng ký thường xuyên phát sinh ........................ 63
Bảng 3.8: Đánh giá việc tuân thủ thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH ...... 64
Bảng 3.9: Đánh giá hiện trạng tuân thủ thủ tục lập Báo cáo giám sát môi trường
định kỳ của 2 mỏ đá .............................................................................................. 65
Bảng 3.10: Vị trí, chỉ tiêu, tần số quan trắc mỏ đá Noong Ẳng ........................... 66
Bảng 3.11: Đánh giá phương án cải tạo, phục hồi môi trường của 2 mỏ đá ........ 67
Bảng 3.12: Ý kiến của người dân về nguyên nhân gây ÔNMT ........................... 70
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả phỏng vấn công nhân về ảnh hưởng của hoạt động
khai thác, chế biến đá vôi...................................................................................... 71
Bảng 3.14: Tổng hợp tác động của hoạt động thác đá, chế biến đá vôi đến môi
trường tại 2 mỏ...................................................................................................... 73
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ chế biến đá vôi [12] ..................................................13
Hình 1.2: Bản đồ hành chính thành phố Sơn La ...................................................31
Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu mỏ đá Noong Ẳng, bản Cọ, phường Chiềng An ...........42
Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu mỏ Pom Ư Hừ, xã Chiềng Ngần và phường Chiềng Cơi
...............................................................................................................................43
Hình 3.1: Vị trí tiếp giáp của mỏ đá Noong Ẳng và mỏ đá Pom Ư Hừ ...............44
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đá vôi của 2 mỏ đá ......................49
Hình 3.3: Nồng độ bụi tại khu vực khai thác tại 2 mỏ đá .....................................51
Hình 3.4: Độ ồn khu vực khai thác tại 2 mỏ đá ....................................................52
Hình 3.5: Độ ồn tại khu vực xung quanh 2 mỏ đá ................................................54
Hình 3.6: Nồng độ bụi tổng TSP tại khu vực xung quanh 2 mỏ đá .....................55
Hình 3.7: Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới không khí tại 2 mỏ đá .69
Hình 3.8: Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới sức khoẻ dân cư ..........69
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện tình hình sức khỏe của dân cư xung quanh mỏ .........70
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện tình hình sức khỏe của công nhần làm việc tại 2 mỏ
...............................................................................................................................72
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập và phát triển, các ngành công nghiệp nước ta được quan
tâm, đầu tư và đẩy mạnh phát triển. Trong số đó phải kể đến các hoạt động của
ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Khai thác và chế biến đá vôi
là một hoạt động đã được quan tâm đầu tư phát triển từ khá lâu.
Sơn La được đánh giá là một tỉnh có tiềm năng và rất đa dạng các loại khoáng
sản, đứng ở vị trí thứ 3 trong vùng Tây Bắc, chỉ sau Lào Cai và Yên Bái. Ngoài
nguồn than, trữ lượng quặng niken trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La là lớn nhất, quặng
đồng đứng thứ 3, và nguồn tài nguyên làm VLXD thông thường như đá vôi, cao
lanh, đất sét trắng, đất sét chịu lửa... rất phong phú.
Thành phố Sơn La là trung tâm về chính trị kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh
quốc phòng của tỉnh, có vị trí là trung tâm của vùng Tây Bắc. Thành phố đã và đang
được Trung ương, tỉnh Sơn La đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo các chương trình
dự án; đồng thời thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và nhu cầu xây
dựng nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt của các hộ gia đình nên nhu cầu sử
dụng đá vôi làm VLXD ngày càng gia tăng. Căn cứ vào định hướng, chiến lược
phát triển kinh tế của tỉnh, quy hoạch sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh ban hành
theo Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 20/09/2010 của UBND tỉnh Sơn La.
Theo đó giai đoạn 2010 – 2015: nhu cầu đá xây dựng khoảng 22,5 triệu m3; giai
đoạn 2016-2020: nhu cầu đá xây dựng khoảng 45 triệu m3. Trên cơ sở nhu cầu sử
dụng đá vôi ngày càng tăng trên thị trường, các hoạt động khai thác và chế biến đá
vôi cũng liên tục gia tăng.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành khai thác, chế biến đá vôi mang lại
cho tỉnh Sơn La thì hoạt động này đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi
trường tự nhiên và ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư quanh khu vực mỏ khai
thác. Trước thực tế trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện
trạng và đề xuất biện pháp quản lý môi trường tại các cơ sở khai thác, chế biến
đá vôi trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La” nhằm mục đích đánh giá hiện
2
trạng môi trường, dự báo các vấn đề môi trường phát sinh trên cơ sở đó đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở khai thác, chế biến
đá vôi trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá tác động của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến
môi trường không khí tại các cơ sở trên địa bàn Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La;
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường không khí phù hợp tại các cơ sở khai
thác, chế biến đá vôi.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình hoạt động của các cơ sở khai thác, chế biến đá vôi trên
địa bàn thành phố Sơn La: quy mô, công suất, sản lượng, công nghệ khai thác và
chế biến của cơ sở đang áp dụng;
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường không khí và hiện trạng tuân thủ
các quy định quản lý của Nhà nước về môi trường tại các cơ sở khai thác, chế biến
đá vôi;
- Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống xung quanh khu
vực khai thác, chế biến đá vôi và công nhân lao động làm việc trực tiếp tại mỏ đá
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến
môi trường và sức khoẻ người dân, công nhân lao động
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình khai thác, chế biến đá vôi
1.1.1. Tình hình khai thác, chế biến đá vôi trên Thế giới
Đá vôi là khoáng vật trầm tích hóa học do các chất hòa tan trong nước lắng
đọng xuống và gắn kết lại mà tạo thành. Đá vôi được cấu tạo chủ yếu bởi các
khoáng chất cacbonat, chủ yếu là Canxi cacbonat và Magie cacbonat. Đá vôi là
nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất ximăng phục vụ ngành xây dựng,
đồng thời đá vôi cũng là một nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất bột nhẹ và
nguyên liệu hóa chất, nông nghiệp, nhựa và giấy [41].
Trong hơn nửa thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản đá vôi trên thị
trường thế giới tăng trưởng lớn dẫn đến hoạt động khai thác chế biến đá vôi phát
triển mạnh và nhanh chóng đặc biệt là ở các quốc gia giàu tài nguyên ở Châu Á
Thái Bình Dương, chủ yếu là do sự hiện diện của các nền kinh tế mới nổi trong khu
vực như Trung Quốc, nơi có thị phần đá vôi lớn nhất trên toàn cầu [42]. Một vài
quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã chứng kiến sự đô thị hóa
nhanh chóng trong vài năm qua, tạo điều kiện mở rộng thị trường đá vôi. Châu Âu
cũng thể hiện sự tăng trưởng đáng kể trong ngành khai thác chế biến đá vôi, với sự
hiện diện mạnh mẽ ngành sản xuất thép toàn cầu đòi hỏi một lượng lớn đá vôi làm
nguyên liệu thô. Thị trường khai thác chế biến đá vôi ở Bắc Mỹ chủ yếu được thúc
đẩy bởi sự cần thiết của nguồn nguyên liệu này trong nông nghiệp và xử lý nước.
Thị trường Mỹ Latinh được định hướng bởi nhu cầu về khoáng sản trong ngành
nông nghiệp, trong khi đó VLXD là những ứng dụng chính của đá vôi ở Trung
Đông và Châu Phi.
Mặc dù công nghiệp khai khoáng là một ngành quan trọng đối với phát triển
kinh tế của một quốc gia bởi ngành này cung cấp nguyên liệu cần thiết cho công
cuộc công nghiệp hoá đất nước, tuy nhiên việc phát triển ngành này cũng mang lại
nhiều tác động đến môi trường và xã hội nghiêm trọng [25],[35].
Tại các nước đang phát triển, các phương pháp khai thác mỏ đá vôi hầu hết
đều rất thô sơ, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô – máy
4
xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ điển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ
thống khai thác và vận tải không đảm bảo [17]. Phương pháp khai thác thủ công hầu
như không có cơ sở khoa học về công nghệ và không hề có nỗ lực nào nhằm khôi
phục lại những khu vực đã khai thác do chi phí khôi phục thường cao hơn nhiều so
với giá trị mà việc khai thác đá mang lại. Công nghệ chế biến sâu chưa được phát
triến với thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa
cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình [17]. Chính
điều này đã dẫn đến tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài
nguyên.
Trong khi các công ty hoạt động khoáng sản thường ít quan tâm đến vấn đề
bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ, cùng với đó là Chính phủ của các quốc gia
đang phát triển còn thiếu năng lực hành chính - kỹ thuật cũng như ý muốn chính trị
để quản lý và kiểm soát hiệu quả tài nguyên dẫn đến có nhiều nhiều thỏa thuận khai
thác khoáng sản thiếu minh bạch giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.
Ngoài những vấn đề trên, việc quản lý khai thác khoáng sản cũng như khai thác đá
vôi nói riêng gặp không ít khó khăn do các quy định pháp luật không rõ ràng, năng
lực quản lý yếu kém, hoặc do thiếu sự trao đổi và chính sách liên ngành [2],[3].
Tại các nước công nghiệp phát triển, Chính phủ đã chú ý đến những vấn đề
bảo vệ môi trường khoáng sản ngay từ cuối những năm 1950, nhưng lúc đó hệ
thống pháp luật còn chưa đủ mạnh, các biện pháp thi hành còn nghèo nàn và hiệu
quả thấp. Phải đến năm 1991, tại Hội nghị bàn tròn với chủ đề “Môi trường và khai
thác mỏ” do Vụ Hợp tác kỹ thuật vì sự phát triển của Liên hợp quốc trước đây
(UN/DTCD) và Diễn đàn về chính sách phát triển của tổ chức phát triển quốc tế
Đức (DSE) cùng đứng ra tổ chức, “Nguyên tắc chỉ đạo Berlin” mới được thiết lập
dựa trên sự thỏa thuận của các đại diện tổ chức công nghiệp, Chính phủ và phi
Chính phủ. Nguyên tắc chỉ đạo này nêu lên sự cần thiết phải chuyển thuật ngữ phát
triển bền vững thành tiêu chuẩn có thể áp dụng được để nhận biết những yêu cầu
đối với Chính phủ, công ty khai thác mỏ và các ngành chế biến, sản xuất sản phẩm
từ khoáng sản. Hội nghị Quốc tế về phát triển Môi trường và khai thác mỏ (6/1994)
5
diễn ra ở Washington đã nêu bật một số xu hướng gần đây về chính sách bảo vệ môi
trường và ảnh hưởng xã hội có liên quan đến khai thác mỏ [12]. Sau đó nhiều quốc
gia đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động nhằm quản lý, khai thác sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu vào phát triển các
ngành chế biến sâu, sản xuất sử dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm có
giá trị gia tăng lớn và siêu lợi nhuận. Các nước này cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề
dự trữ và sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệu khoáng sản. Nhiều quốc gia
phát triển như Mỹ, Australia, Anh… đã áp dụng phương thức tiên phong trong khai
thác khoáng sản bền vững với việc tích hợp các khía cạnh môi trường, kinh tế và xã
hội trong tất cả các giai đoạn của vòng đời khai thác khoáng sản và đã mang lại
những lợi ích quan trọng [30].
Nhận xét: Trên thế giới xu thế phát triển của ngành công nghiệp khoáng sản
hiện nay là áp dụng công nghệ khai thác, chế biến hợp lý, sử dụng tổng hợp, tiết
kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản; hình thành công nghệ ít và không phế
thải nhằm bảo vệ tài nguyên, BVMT và bảo vệ con người.
1.1.2. Tình hình khai thác, chế biến đá vôi ở Việt Nam
Tại nước ta, đá vôi được đánh giá là một trong 45 loại khoáng sản có trữ lượng
lớn và phân bố rộng khắp cả nước tập trung hầu hết ở miền Bắc, có nơi chiếm tới
50% diện tích toàn tỉnh như Hoà Bình (53,4%), Cao Bằng (49,47%), Tuyên Quang
(49,92%), Hà Giang (38,01%). Nhiều thị xã, thị trấn nằm trọn trên đá vôi như Mai
Châu (Hoà Bình), Mộc Châu, Yên Châu (Sơn La), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)
[24]. Kết quả điều tra và thăm dò khoáng sản đã tìm kiếm được 351 điểm mỏ đá vôi
xi măng trữ lượng ước đạt 44,7 tỷ tấn, trữ lượng đá làm VLXD thông thường
khoảng 53,6 tỷ tấn tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn [3],[4].
Đá vôi được khai thác phục vụ nhiều mục đích, trong đó quan trọng là đá vôi
làm nguyên liệu sản xuất xi măng và đá vôi làm VLXD thông thường. Nguồn
nguyên liệu đá vôi để sản xuất xi măng của nước ta rất dồi dào, chất lượng khá tốt
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp xi măng phát triển. Chính vì vậy,
trong những năm gần đây với tốc độ phát triển không ngừng của ngành, nguồn
6
nguyên liệu chính phục vụ sản xuất xi măng khan hiếm, do vậy việc khai thác hợp
lí, hiệu quả nguồn đá vôi xi măng có ý nghĩa sống còn của ngành công nghiệp xi
măng. Mặt khác, sự phân bố các mỏ đá vôi không đều, chỉ tập trung ở một số khu
vực chủ yếu. Một số mỏ có chất lượng nguyên liệu biến động, điều kiện khai thác
khó khăn, một số mỏ là các hang động Karst trở thành danh lam thắng cảnh nên
không được phép khai thác [1].
Theo số liệu Báo cáo kết quả của dự án điều tra lập hệ thống dữ liệu tài
nguyên khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng và các dự án quy hoạch
VLXD trong cả nước của Viện VLXD - Bộ Xây dựng thì trong số 274 khoáng sản
đá vôi đã được khảo sát thì trữ lượng dự báo khoảng 44,7 tỷ tấn; trữ lượng đá vôi đã
được thăm dò cấp A + B + C1+ C2 khoảng 12,557 tỷ tấn. Trong đó có 28 khoáng
sản đá vôi có quy mô lớn (trữ lượng trên 100 triệu tấn), 19 khoáng sản có quy mô
vừa (trữ lượng khoảng 20 đến 100 triệu tấn) [15].
Bảng 1.1: Tổng hợp số mỏ và trữ lượng tài nguyên đá vôi trong cả nước [15].
Tên vùng, tỉnh
TOÀN QUỐC
Trong đó số
mỏ
Tổng
số
Chưa Đã
mỏ
khảo khảo
sát
sát
351
77
274
Trữ lượng mỏ đã khảo sát (triệu
tấn)
Tài
A+B+C1
Tổng cộng
nguyên
+C2
cấp P
44738,532 12557,569 32180,96
3
7756,788
1774,42
5982,368
Đồng Bằng Sông
78
4
74
Hồng
Đông Bắc
126
51
75
11954,602 2763,608
9190,994
Tây Bắc
36
7
29
11839,67
458,482
11381,19
Bắc Trung Bộ
77
13
64
10795,852 6101,409
4694,443
Nam Trung Bộ
5
1
4
1222,5
566
656,5
Tây Nguyên
1
0
1
23,468
23,468
0
Đông Nam Bộ
6
0
6
569,884
309,414
260,47
Đồng Bằng Sông
22
1
21
575,768
560,768
15
Cửu Long
(Nguồn: Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD
ở Việt Nam đến năm 2020)
Về tình hình khai thác đá vôi hiện nay ở nước ta, tổng hợp số liệu báo cáo của
trên 30 tỉnh, thành phố có hoạt động thăm dò, khai thác đá vôi trên phạm vi toàn
7
quốc; từ kết quả công tác thanh tra chuyên đề năm 2015, tính đến hết năm 2015, cả
nước có 151 Giấy phép khai thác đá vôi cấp trung ương cấp và 688 Giấy phép khai
thác cấp địa phương còn hiệu lực. Các tỉnh có số lượng giấy phép khá nhiều là
Thanh Hóa, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Lạng Sơn, Quảng Bình, Cao
Bằng, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ... Sản lượng khai thác trung bình
hàng năm tại các tỉnh nêu trên lên tới trên 20 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu sử dụng
VLXD thông thường trên địa bàn, đóng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã
hội địa phương [16]. Song tình hình khai thác tự phát và không đảm bảo các chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật còn khá nhiều, điển hình là tình trạng các địa phương tự ý khai
thác không theo quy hoạch làm phá vỡ quy hoặch hoặc sử dụng nguồn nguyên liệu
đá vôi không có hiệu quả gây lãng phí tài nguyên. Đặc biệt và phổ biến là các mỏ có
công suất vừa và nhỏ khai thác dựa theo lợi ích trước mắt, khai thác không theo quy
hoạch, không đúng thiết kế, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, mất an toàn và tổn
thất nguyên liệu lớn. Hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về nguồn tài nguyên tại
địa phương chưa thực sự nghiêm túc, nhiều mỏ địa phương khai thác không có giấy
phép, không có thiết kế [16].
Nhận xét: Với nguồn tài nguyên khoáng sản đá vôi đa dạng, phong phú nên
trong những năm qua ngành công nghiệp khai thác chế biến đá vôi ở nước ta đã đầu
tư, phát triển mạnh mẽ không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất
khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát
triển của đất nước, ngành khai thác đá vôi hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập
về quy hoạnh, định hướng phát triển; phương pháp khai thác, chế biến sản phẩm;
tiết kiệm tài nguyên. Đặc biệt, hoạt động sản xuất còn có tác động tiêu cực tới môi
trường không khí, nước, đất, cảnh quan, địa hình, hệ sinh thái khu vực và đặc biệt là
tới sức khỏe con người. Do vậy, việc khai thác hợp lý và BVMT, cảnh quan đá vôi
phục vụ cho mục đích kinh tế là vấn đề cần quan tâm giải quyết của địa phương và
Nhà nước hiện nay.
8
1.1.3. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi tại Thành phố Sơn La
Trên địa bàn tỉnh Sơn La đá vôi có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo làm
VLXD thông thường và sản xuất xi măng. Đá vôi được phân bố chủ yếu ở các
huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Phú Yên, thành phố Sơn La. Hoạt động khai thác và
chế biến đá vôi tại Sơn La đã diễn ra liên tục từ nhiều năm nay với quy mô ngày
càng lớn. Tham gia vào hoạt động khai thác và chế biến đá trong khu vực có nhiều
doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và bộ phận đáng kể nhân dân địa phương. Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh có 19 giấy phép khai thác đá vôi do Bộ Tài nguyên và Môi
trường, UBND tỉnh cấp đang còn hoạt động [22],[23], cụ thể:
- Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp: 2 Giấy phép.
- Giấy phép do UBND tỉnh cấp: 17 Giấy phép.
Công tác thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản được thực hiện đảm bảo
các quy định của pháp luật, các khu vực cấp phép đều nằm trong quy hoạch thăm
dò, khai thác khoáng sản; không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản; thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; các đơn vị
hoạt động khoáng sản đảm bảo năng lực trong hoạt động khoáng sản; có báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi
trường theo quy định.
Bảng 1.2: Các đơn vị đang khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Sơn La [23]
STT
Tên đơn vị
Tên, vị trí khu vực
I. Giấy phép khai thác do UBND tỉnh Sơn La cấp
Công ty TNHH
Mỏ đá bàn Mòn, thị trấn Mộc
1
xây
dựng
và
Châu, huyện Mộc Châu
thương mại Thế Kỷ
Mỏ đá bản Huổi Lầu, xã
CTCP xây dựng
2
Mường Và, huyện sốp Cộp,
Trường Giang
tỉnh Sơn La
Doanh nghiệp tư
Mỏ đá bản Văn Cơi, xã
nhân xây dựng và
3
Mường Cơi, huyện Phù Yên,
thương mại Tản
tỉnh Sơn La
Viên
Công suất
(m3/năm
hoặc
T/năm)
Diện
tích
(ha)
45.000
m3/năm
2
30.000
m3/năm
2.3626
15.000
m3/năm
1
9
STT
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Tên đơn vị
CTCP Vạn Lộc
Chi nhánh CTCP
đầu tư và xây dựng
Tuấn Cường tại
thành phố Sơn La
CTCP đầu tư và
xây dựng Tuấn
Cường
Hợp tác xã sản
xuất VLXD
Công ty TNHH
đầu tư xây dựng
Hồng Long
Tên, vị trí khu vực
Mỏ đá bản Sen To, xã Tông
Cọ, huyện Thuận Châu
Mỏ đá bản He, xã Chiềng
Khoang, huyện Quỳnh Nhai,
tỉnh Sơn La
Mỏ đá Noong Ẳng, bản Cọ,
phường Chiềng An, thành phố
Sơn La
Mỏ đá bản Tà Vàng, xã Lóng
Phiêng, huyện Yên Châu
Khu vực bản Văn Cơi, xã
Mường Cơi, huyện Phù Yên
Mỏ đá Huổi Nhả, bản Noong
CTCP thương mại
Tàu Thái, xã Phiêng Cằm,
Hiền Luyến
huyện Mai Sơn
CTCP đầu tư Vạn Mỏ đá bản Hồng Ngài, xã
An
Hồng Ngài, huyện Bắc Yên
Doanh nghiệp tư Mỏ đá Pom Ư Hừ, xã Chiềng
nhân Nhất Trí Ngần và phường Chiềng Cơi,
Thành
thành phố Sơn La
Mỏ đá bản Cuông Mường, xã
Công ty TNHH
Tông Lạnh, huyện Thuận
Thảo Yến
Châu
CTCP xây dựng Mỏ đá bản Mạt, xã Chiềng
Trường Giang
Mung, huyện Mai Sơn
Công ty TNHH
một thành viên Mỏ đá bản Nang Phai, xã
Đức
Minh Mường Bú, huyện Mường La
EDULIGHT
Doanh nghiệp tư Mỏ đá bản Hua Tạt, xã Vân
nhân Minh Tâm
Hồ, huyện Vân Hồ
Công ty TNHH Mỏ đá Lũng Dê, bản Bó
đầu tư xây dựng Nhàng 1, xã Vân Hồ, huyện
Hồng Long
Vân Hồ
Mỏ đá bàn Bia, xã Phổng
CTCP đầu tư và
Lăng, huyện Thuận Châu, tỉnh
xây dựng CHĐ
Sơn La
Công suất
(m3/năm
hoặc
T/năm)
20.000
m3/năm
Diện
tích
(ha)
1
25.000
m3/năm
1.1507
100.000
m3/năm
1.52
15.000
m3/năm
1.1632
20.000
m3/năm
2.0193
30.000
m3/năm
2
25.000
m3/năm
2
50.000
m3/năm
1.04
25.000
m3/năm
1.05
83.000
m3/năm
5.7
158.000
m3/năm
4.937
60.000
m3/năm
3.5
50.000
m3/năm
1.5169
20.000
m3/năm
1.5
10
Công suất
(m3/năm
STT
Tên đơn vị
Tên, vị trí khu vực
hoặc
T/năm)
II. Giấy phép khai thác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
CTCP xi măng
Bản Hẻo, phường Chiềng 8.860.000
1
Chiềng Sinh Sơn
Sinh, thành phố Sơn La
tấn
La
CTCP xi măng Mai Khu vực Nà Pát, xã Hát Lót,
2
Sơn
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Trong giới hạn luận văn, tác giả sẽ tìm hiểu hoạt động khai thác và
Diện
tích
(ha)
23.8
36.7
chế biến
của 2 cơ sở điển hình tại thành phố Sơn La là: CTCP Đầu tư và Xây dựng Tuấn
Cường với dự án khai thác và chế biến đá vôi làm VLXD thông thường tại mỏ đá
Noong Ẳng, Doanh nghiệp tư nhân Nhất Trí Thành với dự án khai thác đá vôi làm
VLXD thông thường tại khu vực Pom Ư Hừ, xã Chiềng Ngần và phường Chiềng
Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
1.2. Tổng quan phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến đá vôi
1.2.1. Phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến đá vôi ở Việt Nam
a. Công nghệ khai thác
Ở Việt Nam, công nghệ khai thác đá vôi về cơ bản có thể chia thành các nhóm
phương pháp sau đây:
- Phương pháp khấu suốt (khấu tự do): Là công nghệ khai thác không tầng,
sử dụng công tác khoan nổ mìn để tách đá ra khỏi khối và đưa xuống chân tuyến
được tiến hành trên một mặt dốc. Đá nguyên khai tập trung tại chân tuyến và được
xúc lên phương tiện vận tải và chở về trạm nghiền [3]. Việc thực hiện khai thác
khấu tự do, không quan tâm đến cắt tầng tuyến có nguy cơ gây sạt lở đất đá, đá treo
từ vách núi trượt lở xuống chân tầng, mất an toàn cho công nhân làm việc trực tiếp
ở gương khai thác. Đồng thời, năng suất lao động thấp ở khâu khoan nổ mìn, độ dốc
lớp khấu có xu hướng giảm trong quá trình khai thác, đá đọng lại trên sườn dốc và
mặt tầng ngày càng tăng, không đáp ứng được công suất lớn, hiệu quả kinh tế trong
sản xuất tại các mỏ này rất hạn chế. Do đó, công nghệ này chủ yếu được áp dụng để
11
khai thác các mỏ đá dùng làm VLXD thông thường và sản xuất xi măng quy mô
nhỏ.
- Phương pháp cắt tầng nhỏ: chiều cao tầng thường từ 6- 10m, chiều rộng
mặt tầng 20- 25m. Thiết bị khoan thường sử dụng loại có đường kính và năng suất
lớn. Theo phương pháp này nổ mìn bằng phương pháp nổ tập trung vi sai. Bãi bốc
xúc vận tải bố trí trên từng tầng khai thác đưa về trạm đập. Phương pháp này có
năng suất cao hơn, đảm bảo an toàn hơn, tuy nhiên chưa đủ điều kiện để cơ giới hóa
khâu khoan nổ [19].
- Phương pháp khai thác lớp bằng, vận tải trực tiếp: là phương pháp tiên
tiến, khai thác theo hướng công nghiệp hiện đại, tiến hành mở vỉa bằng đường hào
vận tải ôtô và đường hào di chuyển thiết bị [19]. Với hình thức mở vỉa và áp dụng
hệ thống khai thác này thì công trình mỏ lần lượt phát triển từ trên xuống dưới, hết
lớp này đến lớp khác, hết lớp ngoài đến lớp trong có ưu điểm là: Cơ động, linh hoạt,
thích nghi với địa hình đồi núi; khả năng cơ giới hóa cao, đáp ứng được nhu cầu sản
lượng lớn; điều kiện làm việc an toàn và thuận lợi; tổ chức vận tải và điều hành
công tác trên mỏ đơn giản, tập trung; giảm thiểu tối đa việc mất an toàn lao động.
Nhưng nhược điểm là: khối lượng mở vỉa và chuẩn bị mặt tầng công tác đầu tiên
lớn; thời gian xây dựng mỏ dài; đầu tư cơ bản lớn; chưa tạo ra sản phẩm ngay.
- Hệ thống khai thác lớp xiên, xúc chuyển: Hệ thống khai thác này được áp
dụng khi điều kiện địa hình không cho phép đưa thiết bị vận tải lên núi hoặc khi
cung độ vận tải lên núi quá lớn [3],[19]. Khai thác theo lớp xiên xúc chuyển có thể
áp dụng để khai thác trên toàn bộ chiều cao của khoáng sản hoặc chỉ áp dụng cho
từng phần của nó. Thiết bị xúc chuyển trong phương pháp này có thể là máy xúc,
máy ủi hoặc máy bốc
- Công nghệ khai thác hỗn hợp: Về cơ bản phương pháp này khai thác theo
lớp xiên, không thực hiện xúc bốc vận tải trên từng tầng mà xác định đai vận tải
riêng giữa các đai vận tải là các tầng khoan - nổ, ngoài lượng đá do tác động của
xung lượng nổ tầng xuống tầng vận tải có thể kết hợp sử dụng máy ủi hỗ trợ [19].
Có thể dùng 2 hoặc 3 đai vận tải tuỳ theo địa hình, địa chất mỏ. Phương pháp này
12
thường thích hợp với mỏ có công suất trung bình hoặc các mỏ có chi phí để làm
đường vận tải lên các tầng khai thác đầu tiên quá cao.
Hiện nay, ở Việt nam có tới 351 mỏ đá vôi xi măng và nhiều điểm khai thác
đá vôi đang hoạt động với quy mô, công suất khai thác khác nhau. Xét về góc độ
công nghiệp và quy mô khai thác, có thể chia các mỏ khai thác đá vôi ở nước ta
thành 3 nhóm chính [19]:
- Nhóm mỏ có quy mô nhỏ, công suất ≤ 100.000 m3/năm, mức độ cơ giới
hoá và đồng bộ còn thấp do vốn đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu thấp, khai thác
theo phương pháp khấu theo lớp xiên, nên việc dọn tầng cho máy khoan làm việc
thường là thủ công. Mặt khác, do máy nghiền có năng suất thấp, miệng đập hàm thô
nhỏ nên đá sau nổ mìn còn có tỷ lệ quá cỡ nhiều nên khâu khoan - nổ lần 2 lớn,
nhiều mỏ công tác này chủ yếu dùng lao động thủ công, nguy cơ cao về mất an toàn
lao động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực.
- Nhóm mỏ có quy mô vừa, công suất 100.000-200.000 m3/năm, việc dùng
lao động thủ công giảm đi, nhưng vẫn còn tồn tại một số khâu lao động thủ công kết
hợp như nêu ở trên.
- Nhóm mỏ có quy mô lớn công suất > 200.000 m3/năm, áp dụng công nghệ
khai thác cơ giới theo lớp bằng hoặc lớp xiên, vận tải trực tiếp hoặc xúc chuyển do
vốn đầu tư lớn, xây dựng cơ bản ban đầu hoàn chỉnh, có khả năng đầu tư thiết bị
nhiều hơn, nên mức độ cơ giới hoá và tính đồng bộ cao, không còn lao động thủ
công trong dây chuyền trừ vệ sinh công nghiệp hay duy tu bảo dưỡng hệ thống
đường vận tải.
b. Công nghệ chế biến đá
Thực trạng sử dụng công nghệ khai thác chế biến trong ngành khai khoáng đá
vôi còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều loại công nghệ được đưa vào sử dụng còn lạc
hậu, không phù hợp với loại khoáng sản khai thác, chưa quan tâm áp dụng công
nghệ tiên tiến.
Do công nghệ khai thác chế biến chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn là
những cơ sở khai thác chế biến quy mô nhỏ, khai thác và sản xuất manh mún nên
13
mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các khoáng sản đi kèm gây thất thoát tài
nguyên lớn. Một số điều tra nghiên cứu cho biết, tổn thất tài nguyên trong quá trình
khai thác còn rất cao, đặc biệt là ở các mỏ hầm lò, các mỏ địa phương quản lý [17].
Do năng lực có hạn, khai thác phần lớn là thủ công, nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay
chỉ lấy được những phần giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi
cùng, dẫn đến không thể tận thu được. Tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất
cao
Mỏ đá
Nguyên liệu đá
Máy cấp liệu rung
Máy nghiền sơ cấp
Máy nghiền
thứ cấp
Đá > 6 cm
Hệ thống sàng
phân loại
Băng tải
Đá hộc cỡ lớn
Đá < 6 cm
Băng tải
Các loại đá thành phẩm
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ chế biến đá vôi [12]
* Mô tả sơ đồ công nghệ
Sau khi nổ mìn, đá được máy gạt gạt từ mặt bằng trung gian xuống bãi xúc
chân tuyến. Tại chân tuyến, đá được xúc lên phương tiện vận tải đổ chở về bãi chế
biến tại sân công nghiệp. Đá nguyên liệu qua máy cấp liệu rung được đổ vào máy
nghiền sơ cấp (nghiền thô). Sản phẩm sau khi được nghiền sơ cấp được đưa qua
14
sàng để phân cấp. Đá trên sàng được đưa quay lại nghiền sơ cấp để nghiền lại. Sản
phẩm dưới sàng được đưa vào máy nghiền thứ cấp (nghiền tinh) để nghiền ra các
loại đá thành phẩm với kích thước khác nhau.
Công nghệ nghiền sàng sản phẩm phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố: Vốn đầu
tư, công suất và sản phẩm yêu cầu. Ở Việt Nam hiện nay sử dụng chủ yếu công
nghệ nghiền sàng 3 cấp hay 4 cấp với hệ thống máy nghiền vận hành theo nguyên lý
nghiền đập văng, hệ thống sàng theo nguyên lý sàng rung. Thiết bị nghiền thường
sử dụng là máy đập hàm trong nghiền sơ cấp (nghiền thô) và máy nghiền côn nhỏ
trong công đoạn nghiền thứ cấp. Với công nghệ nghiền sàng 4 cấp có thể dùng máy
nghiền hàm trung hay máy nghiền côn trung [3]. Người ta thường không sử dụng
máy đập búa trong chế biến đá xây dựng vì máy đập búa thường làm sản phẩm vỡ
vụn nhiều (tăng lượng đá mạt) và rạn nút ngay trong các viên đá sản phẩm làm giảm
cường độ của sản phẩm.
Hiện nay ở các cơ sở sản xuất đá vôi ở Việt Nam đang tồn tại các dây chuyền
thiết bị sàng nghiền đá công suất từ 50.000-500.000 m3/năm (các cơ sở nhỏ lẻ có
công suất dưới 50.000 m3/năm thường dùng các thiết bị sản xuất trong nước và của
Trung Quốc) của một số nước như Nga (các hệ máy CM 739-740, CMD 186-187
công suất 50.000 m3/năm, PDSU 90, PDSU 200 công suất 50.000-200.000
m3/năm), Nhật Bản, Hàn Quốc (công suất 200.000 m3/năm, Phần Lan (thiết bị hãng
Nordberg công suất 250.000-300.000m3/năm) Mỹ (thiết bị hãng Allis công suất
500.000 m3/năm), Anh (thiết bị hãng Parker công suất 500.000 m3/năm) [12]… ứng
với mỗi quy mô sản xuất và công suất mỏ, mức độ cơ giới hoá cũng được nâng lên.
Nhận xét: Các mỏ khai thác đá vôi hiện nay ở nước ta, đặc biệt là các mỏ khai
thác quy mô nhỏ, hầu hết đều sử dụng công nghệ khai thác chế biến lạc hậu, không
đảm bảo an toàn, gây lãng phí tài nguyên, phá hoại và làm ÔNMT, hiệu quả kinh tế
thấp, việc quản lý hoạt động khai thác mỏ còn nhiều bất cập, tồn tại.
1.2.2. Một số công nghệ tiên tiến về khai thác, chế biến đá vôi trên thế giới
Về kỹ thuật khai thác, chế biến đá vôi, trên thế giới đã áp dụng các công nghệ
tiến tiến từ nhiều thập kỷ và tương đối giống nhau. Hiện nay, người ta đang áp dụng