Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG17 QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC17 CHƯƠNG V: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUẬN CẦU GIẤY ĐẾN NĂM 201021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.48 KB, 30 trang )

Báo cáo tổng hợp

LỜI MỞ ĐẦU
Để phục vụ cho việc tích lũy thêm một số kinh nghiệm thực tế trước khi
ra trường, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức đợt thực tập cho sinh
viên trong vòng 15 tuần. Sau khi liên hệ tôi đã đến thực tập tại Ủy ban Nhân dân
quận Cấu Giấy. Trong khoảng thời gian 5 tuần vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của các
cơ chú trong phịng Kinh tế- UBND quận, tơi bắt đầu làm quen và tìm hiểu về
hoạt động của quận cũng như các lĩnh vực thuộc chuyên ngành của mình. Qua
các tài liệu thu thập được và các buổi phỏng vấn, kết hợp với các phương pháp
tổng hợp thống kê, phân tích đã học, sau đây tơi xin được trình bày một bản báo
cáo tổng hợp nhằm vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về các vấn đề kinh tế- xã hội
quận Cầu Giấy giai đoạn 1998-2008. Cũng qua đó tôi xin nêu một số tồn tại về
quản lý nguồn nhân lực của quận trong thời gian gần đây, để từ đó tìm ra
phương hướng phát triển nhằm hồn thiện hơn nữa công tác quản lý nguồn nhân
lực của quận trong thời gian tới.

Sinh viên: Phạm Lê Mai

1


Báo cáo tổng hợp

CHƯƠNG I:

MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUẬN CẦU GIẤY
Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội là một đơn vị hành chính mới được
thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 21/11/1996 của Chính phủ, và chính thức
đi vào hoạt động ngày 1/9/1997, tính đến nay đã được hơn 10 năm. Quận Cầu


Giấy khi mới thành lập bao gồm 4 thị trấn (Nghĩa Đô, Nghĩa Tan, Mai Dịch,
Cầu Giấy) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa) tách ra từ huyện Từ Liêm.
Nay tất cả gọi là phường, trị trấn Cầu Giấy được chuyển tên thành phường Quan
Hoa. Năm 2005, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở tách từ hai
phường Quan Hoa và Dịch Vọng. Từ đó đến nay, quận Cầu Giấy có 8 phường.
Thời gian hơn 10 năm – chặng đường tuy ngắn ngủi so với chiều dài lịch
sử của Thăng Long – Hà Nội nhưng quận Cầu Giấy đã có rất nhiều đổi thay.
Năm 1998, một năm sau khi quận đi vào hoạt động, quận mới chỉ là một vùng
đất ven nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ
tầng yếu kém, giờ đây vùng Cầu Giấy trở thành quận nội thành với kết cấu hạ
tầng đô thị ngày càng văn minh – hiện đại. Kinh tế phát triển mạnh. Văn hóa, xã
hội có nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện
rõ rệt. An ninh quốc phịng được đảm bảo. Cơng tác xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị được tăng cường. Năm 2002, nhân dân và cán bộ Quận Cầu Giấy được
nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng ba. Năm 2006, quận là đơn vị
dẫn đầu phong trào thi đua, được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng
nhì. Mọi người dân quận Cầu Giấy đều vơ cùng tự hào về những kết quả đạt
được trong công cuộc đổi mới, mà đặc biệt là qua những mốc lịch sử tiêu biểu
trên. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận liên tục tăng qua các năm, ta có thể
thấy qua bảng 1.1

Sinh viên: Phạm Lê Mai

2


Báo cáo tổng hợp
Bảng 1.1: Kết quả giá trị sản xuất- giá hiện hành của các ngành
kinh tế quận Cầu Giấy.
Ngành

I. Tổng giá trị sản xuất
1. Nông, lâm, thủy sản
2. Công nghiệp – XDCB
3. Dịch vụ, thương mại
II. Cơ cấu kinh tế
1. Theo Lãnh thổ
- Thương mại, dịch vụ
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
2. Theo địa phương quản

Đơn vị
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
%
%
%
%

1998
799.328
14.799
548.290
236.239

2002
2.136.795
8.533

1.563.455
564.807

2006
8.036.187
0
6.160.047
1.876.140

100
29,56
68,59
1,85
100

100
26,43
73,17
0,4
100

100
23,35
76,65
0
100

%

- Thương mại, dịch vụ

%
77,45
69,64
- Công nghiệp
%
17,34
29,13
- Nông nghiệp
%
5,21
1,23
Nguồn: Quận Cầu Giấy 10 năm xây dựng và phát triển (2007)

70,01
29,99
0

Đại hội Đảng bộ lần thứ II của quận Cầu Giấy đã xá định hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là: Dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông, lâm, ngư
nghiệp.Nhìn vào cơ cấu kinh tế do quân quản lý ta thấy:Tỷ trọng ngành thương
mại dịch vụ vẫn chiếm ưu thế qua các năm,sau đó là tỷ trọng ngành công
nghiệp-xây dựng cũng tăng dần; tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp ngày
càng giảm đáng kể; đến năm 2006, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0% trong
cơ cấu kinh tế quận do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc
xây dựng đô thị.
Đi liền với sự thay đổi về cơ cấu các ngành kinh tế là sự thay đổi về tỷ
trong lao động trong các ngành, ta có thể thấy qua bảng số liệu sau:

Sinh viên: Phạm Lê Mai


3


Báo cáo tổng hợp
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1. Số người trong độ tuổi lao
Người
78.005
động
2. Số người đang làm việc
Người
68.050
trong nền kinh tế
%
8
Tỷ lệ -Nông nghiệp
- Công nghiệp xây
lao
%
42
dựng
động: - Dịch vụ
%
50
Nguồn: Phòng Lao động TBXH quận Cầu Giấy

2002


2006

100.263

124.176

89.030

108.306

5

0

47

21

48

79

Tỷ trọng lao động làm việc trong nganh dịch vụ, thương mại tăng lên
nhanh chóng, từ 50% năm 1998 lên 79% năm 2006; trong khi đó, cùng với việc
thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp thì lao động ngành nông
nghiệp cũng giảm đáng kể, đến năm 2006 tỷ trong lao động ngành nông nghiệp
là 0%.
Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, quận Cầu Giấy đã thu hút được một
số lượng lớn đầu tư không những trong nước mà cả ngoài nước. Số cơ sở sản

xuất kinh doanh của quận liên tục tăng qua các năm, trong đó phải kể đến sự
tăng lên nhanh chóng các cơng ty cổ phần và công ty TNHH. Các doanh nghiệp
đăng ký thành lập hàng năm tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại – dịch
vụ theo đúng chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế mà Đại hội Đảng bộ quân đã
đề ra.

Sinh viên: Phạm Lê Mai

4


Báo cáo tổng hợp
Bảng 1.3: Tình hình doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn
Chỉ tiêu
Đơn vị
1. Số cơ sở sản

1998

2002

2006

2
51
8
10
3000
14


12
346
52
16
4186
227

16
1163
289
16
6234
598

1
10
3

6
189
32

4
172
422

theo ngành
- CN-XD
DN
3

-Thương mại-DV
DN
10
- Ngành khác
DN
1
Nguồn: Phòng Lao động TBXH

10
199
18

10
551
37

xuất kinh doanh
- DN tư nhân
- Công ty TNHH
- Công ty cổ phần
- HTX
- Hộ kinh tế cá thể
2. Số DN đăng ký

Cơ sở
Cơ sở
Cơ sở
Cơ sở
Cơ sở
DN


thành lập
- DN tư nhân
DN
- Công ty TNHH
DN
- Công ty cổ phần
DN
3. DN thành lâp

CHƯƠNG II:
CÁC NHÂN TỐ CỦA QUẬN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN
LÝ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI.
Nguồn nhân lực nghiên cứu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là dân số của
quận, hay toàn bộ người dân sống trên địa bàn quận. Quản lý nguồn nhân lực tức
Sinh viên: Phạm Lê Mai

5


Báo cáo tổng hợp
là quản lý về cả hai mặt: số lượng và chất lượng dân số. Sau đây tôi xin nêu một
vài yếu tố điển hình của quận ảnh hưởng đến quản lý nguồn lực con người của
quận.
2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý:
Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây thủ đơ Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây
Hồ và huyện Từ Liêm, phía đơng giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía
nam giáp quận Thanh Xn, phía tây giáp huyện Từ Liêm. Quận nằm ở cửa ngõ
phía tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính

của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố chừng 6 km. Trong quận có
sơng Tơ Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đơng của quận, có các trục đường
giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục
đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hòa Lạc – Sơn Tây –
Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy – Xuân Thủy – 32). Có thể
nói, Quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đơ Hà Nội, lại là nơi
đang có tốc độ đơ thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, xâu dựng nhà ở và các cơng trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật đô thị. Do vậy
hàng năm quận thu hút một lượng lớn dân nhập cư, đặt ra nhiều vấn đề quản lý
lượng người nhập cư này cũng như quản lý dân cư đang sinh sống trên địa bàn
quận.
2.1.2 Thời tiết và khí hậu:
Quận Cầu Giấy có chung điều kiện thời tiết khí hậu của thành phố Hà
Nội. Nói chung các đặc điểm của thời tiết trên địa bàn quận có nhiều yếu tố
thuận lợi hơn các yếu tố bất lợi, trong đó phải kể tới những điều kiện thuận lợi
cho sản xuất nơng nghiệp với việc hình thành vành đai cây thực phẩm, hoa cây
cảnh và cây xanh bóng mát bảo vệ và điều hịa mơi trường đô thị. Tuy nhiên,
những bất lợi gây ra do thời tiết khí hậu như ngập úng, lụt lội… cũng làm ảnh
hưởng tới đời sống và sinh hoạt của nhiều người dân trong quận và cần được đặc
biệt quan tâm.
2.1.3 Đất đai và tài nguyên thiên nhiên:
Sinh viên: Phạm Lê Mai

6


Báo cáo tổng hợp
Cầu Giấy là quận có diện tích đứng thứ tư trong số 9 quận nội thành –
12,04 km2. Quận có địa hình tương đối bằng phẳng. Về địa chất cơng trình, đất
của quận Cầu Giấy thuận lợi cho xây dựng đơ thị. Vì vậy trong những năm qua,
quận đã thu hút khơng ít những dự án đầu tư xây dựng.

Tài nguyên du lịch vẫn chỉ là tiềm năng vì quận mới đang phát triển.
Trong quận đã có một số khách sạn (Khách sạn Cầu Giấy, Khách sạn Pan
Horizon,…), Bảo tàng Dân tộc học, các viện nghiên cứu khoa học, trường đại
học và 61 cơng trình di tích lịch sử văn hóa (chùa, đình, đền,…) trong đó có 14
cơng trình đã được xếp hạng. Trong quận cịn có nhiều khu vực cảnh quan đẹp:
Công viên Nghĩa Đô,… trong tương lai hứa hẹn thu hút một lượng lớn khách
tham quan du lịch và phát triển các dịch vụ kèm theo. Từ đó ngày càng nâng cao
đời sống cho người dân trong quận.
2.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
2.2.1. Mạng lưới đường giao thông
Trong quận Cầu Giấy chỉ có mạng lưới giao thơng đường bộ. Mật độ
đường giao thơng của quận cịn thấp so với các quận nội thành khác. Mật độ
đường giao thơng có sự phân bố không đồng đều giữa các phường trong quận.
Các phường Yên Hịa, Trung Hịa, Dịch Vọng là những phường có hiện trạng
đường giao thơng kém nhất. Nhìn chung mạng lưới đường phố của quận còn
chưa đáp ứng được các hoạt động kinh tế đang ngày càng mở rộng và cho nhu
cầu đi lại của dân cư (cấp cứu và cứu hỏa). Tình trạng quá tải và ách tắc vẫn
thường xuyên xảy ra trên một số tuyến đường, đặc biệt là khu vực ngã tư quận
Cầu Giấy vào giờ cao điểm.
2.2.2. Hệ thống cấp thốt nước
Nhìn chung 100% các hộ gia đình trên địa bàn quận Cầu Giấy đã có nước
sạch để sinh hoạt. Tuy nhiên mạng ống cấp nước còn thưa và chưa đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu dừng nước. Đặc biệt việc xây dựng mạng ống phân phối
không theo quy hoạch nên còn nhiều điểm bất hợp lý, thường ống được đặt theo
thực tế khi có nhu cầu.
Sinh viên: Phạm Lê Mai

7



Báo cáo tổng hợp
Địa hình của quận tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ bắc xuống
nam, từ đông sang tây nên việc bố trí hệ thống thốt nước khơng gặp khó khăn
về địa hình. Hệ thống thốt nước hiện nay của quận là hệ thống thoát nước
chung cho cả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước mưa. Hệ thống
bao gồm mương, hồ, rãnh và cống ngầm. Sơng Tơ Lịch là đường thốt nước
chính của quận và của cả thành phố. Sông bị ô nhiễm nặng vì khơng được
thường xun cải tạo, nạo vét nên bị bùn lắng, gây nên ô nhiễm môi trường làm
ảnh hưởng đến đời sống của dân cư và đặc biệt là của người dân hai bên bờ
sông. Hiện nay hệ thống thốt nước ngầm của quận cịn thiếu, tình trạng úng
ngập vẫn còn xảy ra ở một số khu vực, đặc biệt là vào mùa mưa, gây cản trở
giao thông, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và sức khỏe của người dân.
2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội
2.3.1 Giáo dục và đào tạo
Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc
dạy và học của quận Cầu Giấy ở mức độ thấp so với yêu cầu. Có nơi trường tiểu
học, trung học cơ sở còn ở chung một địa điểm. Sân chơi, bãi tập, phịng thí
nghiệm, phịng thực hành, thư viện, … hoặc khơng có, hoặc có nhưng khơng đủ
tiêu chuẩn.
Một đặc điểm về giáo dục – đào tạo ở quận Cầu Giấy là trên địa bản của
quận có trường đại học, học viện, trường cao đẳng, và trường trung học chuyên
nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Đây là những trường có khả năng hỗ
trợ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy.

2.3.2 Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Về mặt y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và kế hoạch hóa gia đình, Cầu
Giấy là một địa bàn khá phức tạp. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô với
mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn, số nhân khẩu khơng có hộ khẩu
KT3, KT4 nhiều; lưu lượng người qua lại, kể cả người nước ngoài trên địa bàn
đơng … nên ngồi các dịch bệnh thơng thường, các bệnh xã hội nguy hiểm như

Sinh viên: Phạm Lê Mai

8


Báo cáo tổng hợp
giang mai, lậu, nghiện hút ma túy, HIV-AIDS rất dễ lây lan và phát triển. Vì
vậy, chính quyền cùng các ban ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra
các biện pháp nhằm giảm thiểu bệnh dịch, từng bước khống chế, đẩy lùi các
bệnh phát sinh từ các tệ nạn xã hội để bảo vệ người dân.
2.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm
2.4.1 Thị trường các sản phẩm nông nghiệp:
Cùng với quá trình đơ thị hóa nhanh, Nhà nước dần thu hồi, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất. Diện tích đất cịn lại của quận có thể trồng các loại cây có
giá trị kinh tế cao. Nhưng hiệu quả kinh tế của các loại cây này thấp hơn đầu tư
vào các lĩnh vực sản xuất phi nơng nghiệp, thậm chí thấp hơn cả đi làm thuê. Do
đó cần có những biện pháp hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật cũng như hỗ
trợ vốn để có thể duy trì các khu vực sản xuất nông nghiệp ở quận trong điều
kiện kết hợp với quy hoạch các khu du lịch xanh, dịch vụ vui chơi, giải trí và ăn
uống. Từ đó phần nào giảm sức ép về giải quyết việc làm cho người nông dân.
2.4.2 Thị trường các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn là bánh kẹo, vàng mã,
thủy tinh. Bên cạnh đó quận Cầu Giấy có thể mở rộng thị trường công nghiệp
sản xuất cần sử dụng nhiều lao động như may mặc, giầy dép … để tận dụng
nguốn lao động dồi dào, cũng như một số lĩnh vực đòi hỏi trình độ cơng nghệ
cao như lắp ráp điện tử dân dụng, công nghệ thông tin … để khai thác tiềm năng
chất xám và nguồn lao động trẻ, trình độ học vấn cao.
Các ngành nghề thủ công truyền thống cần được phục hồi và duy trì vừa
để giải quyết việc làm, vừa bảo tồn văn hóa như một tiềm năng phát triển du lịch
văn hóa.

2.4.3 Thị trường xây dựng
Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, xu hướng mở rộng q
trình đơ thị hóa trên địa bàn quận là những cơ hội tiềm tàng thúc đẩy phát triển
thị trường xây dựng bao gồm cả xây dựng cơ sở hạ tầng, đi kèm với nó là cơng
nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí, mộc, dân dụng.
2.4.4 Thương mại du lịch
Sinh viên: Phạm Lê Mai

9


Báo cáo tổng hợp
Đây là ngành quận Cầu Giấy có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển.
Trong tương lai không xa ngành này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế
góp phần giải quyết việc làm đặc biệt cho lao động có tay nghề thấp.
2.5 Số lượng và chất lượng lao động
Số người trong độ tuổi lao động của quận đều tăng lên qua các năm.Số
người trong độ tuổi lao động năm 2000 là 93436 người, đến năm 2002 tăng lên
là 100263 người, và năm 2006 con số này là 124176 người, trong đó số người
chưa có việc làm còn khá lớn. Nguyên nhân là do tỷ lệ sinh cao trong các năm,
lượng dân nhập cư lớn mà hầu hết là ở độ tuổi lao động. Do đó cần phải có kế
hoạch giải quyết việc làm và các chương trình dân số nhằm giảm thiểu số người
bước vào độ tuổi lao động.
Lực lượng lao động trên địa bàn quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷ
trọng cao. Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động có trình
độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp kỹ
thuật. Theo điều tra suy rộng năm 2004 và 2005 trình độ học vấn phổ thơng của
người trong độ tuổi lao động của Quận Cầu Giấy như sau:
+ Cấp I chiếm 9,28%
+ Cấp II chiếm 59,43%

+ Cấp III chiếm 36,29%.
Trình độ chun mơn nghiệp vụ của số lao động
- Không bằng cấp chiếm 35,81%.
- Sơ cấp chiếm: 5,53%
- Công nhân kỹ thuật chiếm: 9,87%
- Trung cấp chiếm: 15,81%
- Đại học, cao đẳng chiếm: 21,83%
- Trên đại học chiếm: 11,15%
Với số liệu trên cho thấy, lực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số
lượng nhưng về chất lượng cịn hạn chế:
Có 59,43% số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp cấp II chưa tốt
nghiệp cấp III là quá nhiều đối với một quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh như Cầu
Giấy hiện nay, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực
của quận và những người này khó có thể tìm được một cơng việc phù hợp với
trình độ của họ . Hơn thế nữa, số lao động không bằng cấp chiếm tương đối lớn
Sinh viên: Phạm Lê Mai

10


Báo cáo tổng hợp
35,81%, nguồn lao động công nhân kỹ thuật của Cầu Giấy phần lớn lạc hậu,
không được đào tạo trình độ chun mơn, tay nghề thấp, khả năng thích ứng
trình độ khoa học kỹ thuật, thích ứng với nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị
trường kém, vì vậy lao động của Cầu Giấy gặp khó khăn trong việc tiếp cận với
những cơng việc có thu nhập cao. Trong thời gian tới cần có phương hướng đào
tạo và đào tạo lại lực lượng lao động, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho
thanh niên và giải quyết việc làm cho lao động.
2.6 Tình hình tổ chức quản lý của quận
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ về việc

Thành lập Quận Thanh Xuân, Quận Cầu Giấy; Theo quyết định số 3091/ QĐ UB ngày 14/8/1997 của UBND Thành phố Hà Nội, UBND lâm thời quận Cầu
Giấy và các phịng ban chun mơn thuộc quận được thành lập. Qua quá trình
phát triển đến nay bộ máy quản lý Nhà nước của quận được tổ chức theo sơ đồ
dưới đây. Các đầu mối quản lý của Quận dưới sự chỉ đạo quản l trực tiếp của
UBND Quận, đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ của
các sở, ban, ngành trên thành phố. Có những phịng chịu sự chỉ đạo của 2-3 cơ
quan cấp trên, nên đôi khi không đạt được hiệu quả trong quản lý.

Sinh viên: Phạm Lê Mai

11


Báo cáo tổng hợp
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước Quận Cầu Giấy
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN QUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN

Các ban ngành trực
thuộc UBND quận

Các đơn vị thuộc ngành
dọc phối quản

Văn phòng HĐND – UBND quận
Phòng nội vụ
Thanh tra Nhà nước

Phịng Lao động TBXH
Phịng Văn hóa thơng tin – TDTT
Phịng Giáo dục đào tạo
Phịng Kinh tế
Phịng Tài chính – Kế hoạch
Phịng Quản lý đơ thị
Phịng Tài ngun mơi trường
Phịng Tư pháp
Trung tâm dân số gia đình trẻ em
Phịng Y tế
Văn phòng đăng ký nhà đất
Thanh tra Xây dựng đô thị

Sinh viên: Phạm Lê Mai

Công an Quận
Ban chỉ huy quân sự Quận
Bưu điện Quận
Chi cục thuế
Phòng thống kê
Kho bạc Quận
Bảo hiểm xã hội Quận
Trung tâm y tế
Đội thú y Quận
Đội quản lý thị trường

12


Báo cáo tổng hợp


CHƯƠNG III:
CÁC BIỆN PHÁP CỦA QUẬN CẦU GIẤY THỰC HIỆN
ĐỂ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG GIAI ĐOẠN 2002-2008
Như trên đã đề cập tới, nguồn nhân lực được nghiên cứu ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng, đó là dân số của quận. Các biện pháp quản lý nguồn nhân lực là
các biện pháp chủ động điều tiết số lượng dân số, nâng cao chất lượng dân số
không những ở trình độ, mà cịn ở chất lượng cuộc sống người dân, tạo động lực
cho nhóm dân cư dễ bị tổn thương… trước khi đi vào biện pháp quản lý, ta hãy
cùng nhìn lại một vài nét về thực trạng dân số của quận giai đoạn 2002-2008.
3.1 Thực trạng dân số- nguồn nhân lực
3.1.1Qui mô dân số
Quận Cầu Giấy nằm trong khu vực đang diễn ra q trình đơ thị hóa
mạnh, thể hiện rõ nét ở tỉ lệ tăng dân số hàng năm và cơ cấu lao động. Dân số
hàng năm ln có biến động theo chiều hướng tăng cao. Riêng tỉ lệ tăng tự nhiên
giảm dần: Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm từ 0,98% năm 2002 xuống còn 0,899% năm
2006. Tuy nhiên, đến năm 2007 tỉ lệ tăng tự nhiên lại tăng lên 1,105%. Tỉ lệ
tăng cơ học có chiều hướng tăng là do q trình đơ thị hóa của quận ngày càng
thu hút một số lượng lớn dân nhập cư.

Sinh viên: Phạm Lê Mai

13


Báo cáo tổng hợp
Bảng 3.1 : Biến động dân số quận Cầu Giấy
Chỉ tiêu


Đơn vị

2002

2004

2006

2007

145.901

163.835

180.672

190.002

tính
1. Dân số TB

Người

2. Tỷ lệ tăng

%

4,14

3,41


5,399

%

0,98

0,90

0,899

- Tỷ lệ sinh

%

1,34

1,31

1,297

- Tỷ lệ tăng cơ

%

3,16

2,51

4,5


%

1,69

2,6

2,9

dân số
- Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên
1,29

học
- Tỷ lệ sinh con

2,5

thứ 3 trở lên
Nguồn: Phịng Lao động TBXH
Quận Cầu Giấy có qui mơ dân số và mật độ dân số trung bình so với các
quận khác của Hà Nội. Qui mô dân số quận tính đến 31/12/2006 là 185600
người nhỏ hơn dân số quận cao nhất là quận Đống Đa là 380600 người, quận
Tây Hồ có số dân thấp nhất là 113000 người. Mật độ dân số của quận Cầu Giấy
tính đến 31/12/2006 là 15415 người/km^2 trong khi mật độ dân số nội thành là
11630 người/km^2. Mật độ dân số cao nhất là quận Đống Đa là 38000
người/km^2.
3.1.2 Tỉ lệ sinh
Tỉ lệ sinh của quận Cầu Giấy giảm liên tục trong giai đoạn 2002 - 2007.

Tuy nhiên tỷ lệ sinh con thứ 3 lại thay dổi theo từng năm, giai đoạn 2002-2006
tỷ lệ sinh con thứ 3 của quận có chiều hướng tăng từ 1,69% năm 2002 lên 2,9%
năm 2006, đến năm 2007 lại giảm xuống cịn 2,5%.Điều đó cho thấy hiệu quả
của chương trình kế hoạch hóa gia đình và làm giảm bớt phần nào sức ép dân số
cũng như đòi hỏi bức bách về cơ sở hạ tầng xã hội.

Sinh viên: Phạm Lê Mai

14


Báo cáo tổng hợp
3.1.3 Chất lượng lực lượng lao động
Lực lượng lao động trên địa bàn quận Cầu Giấy chưa được đào tạo còn
chiếm tỉ lệ cao, lực lượng lao động đã qua đào tạo thì mất cân đối. Số lao động
có trình độ từ ĐH, CĐ trở lên lớn hơn số lao động là công nhân và trung cấp kĩ
thuật. Điều này là chưa hợp lý trong khi chỉ tiêu cơ cấu lao động: ĐH, CĐTHCN-CNKT của thành phố Hà Nội giai đoạn 5 năm 2001 đến 2005 là 1-1,4-2;
giai đoạn 5 năm 2006 đến 2010 là 1-2-4.
3.1.4 Phân bố lao động
Cùng với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công
nghiệp, xây dựng- nông, lâm, ngư nghiệp thì lao động quận Cầu Giấy cũng có
sự chuyển dịch tương ứng theo hướng tăng dần tỉ lệ lao động trong ngành dịch
vụ, giảm dần lao động trong ngành nông nghiệp (bảng 1.2).
3.2 Biện pháp quản lý nguồn nhân lực
3.2.1Công tác giáo dục - đào tạo trong giai đoạn 2002 đến 2007
Quận đã hoàn thành tốt các mục tiêu giáo dục đề ra, chất lượng giáo dục
toàn diện, giáo dục mũi nhọn được giữ vững và nâng cao. Tổ chức các hội khỏe
Phù Đổng quận, phấn đấu xây dựng ngày càng nhiều trường chuẩn quốc gia.
Bên cạnh các trường tiểu học, trung học cơ sở quận còn xây dựng các trường bổ
túc văn hóa.

3.2.2Cơng tác y tế-dân số- gia đình- trẻ em
Đẩy mạnh và duy trì các chương trình quốc gia về y tế, gia đình và trẻ em.
Tổ chức tốt các cơng tác phịng chống dịch tiêu chảy cấp trên địa bàn. Công tác
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được đẩy mạnh thường xuyên và liên tục tập
trung chủ yếu tại các chợ, các cơ sở chế biến thực phẩm, các khu vực thức ăn
đường phố, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng trong nhân dân.
Tổ chức tốt tháng hành động về vệ sinh an tồn thực phẩm. Duy trì tốt các công
tác khám chữa bệnh cho nhân dân, đảm bảo các qui định an toàn về rác thải y tế.
Chỉ đạo triển khai đồng bộ chiến dịch truyền thông, tăng cường lồng ghép kế
hoạch hóa gia đình, các chương trình sức khỏe sinh sản. Đến 6 tháng đầu năm

Sinh viên: Phạm Lê Mai

15


Báo cáo tổng hợp
2008, 100% trẻ em có hồn cảnh khó khăn, tàn tật được quan tâm chăm sóc dưới
mọi hình thức.
3.2.3Cơng tác xã hội
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có cơng, chăm sóc các đối tượng
chính sách, đối tượng xã hội. Vận động quĩ đền ơn đáp nghĩa, hàng năm đều xây
dựng nhà tình nghĩa. Hỗ trợ giải quyết việc làm, năm 2005 đã giải quyết việc
làm cho 3900 lao động, đến năm 2008 đã giải quyết việc làm cho 4500 lao động.
Triển khai thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện cho nhân dân. Công tác chi trả
lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đảm bảo kịp thời.
3.2.4 Cơng tác văn hóa
Đẩy mạnh cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
trong tồn quận. Các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, tổ
dân phố văn hóa…được triển khai rộng khắp. Gắn cuộc vận động “tồn dân

đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” với cuộc vận động “tồn dân tham gia giữ
gìn an tồn giao thơng”.
Tập trung chỉ đạo xây dựng thí nghiệm mơ hình kí túc xá văn hóa, nhà trọ
sinh viên văn minh ở các trường đại học, cao đẳng và một số phường có đơng
sinh viên ngoại trú trên địa bàn quận. Có nhiều biện pháp phối hợp quản lý sinh
viên, người ngoại tỉnh trên địa bàn.

Sinh viên: Phạm Lê Mai

16


Báo cáo tổng hợp

CHƯƠNG IV:
MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
Quận Cầu Giấy có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ phía Tây thủ đơ Hà
Nội, là quận mới thành lập đang trên đà đô thị hóa nhanh, đây vừa là cơ hội phát
triển song cũng khơng ít thách thức đặt ra, đặc biệt đối với lĩnh vực quản lý
nguồn nhân lực đó là:
Thứ nhất: Số lượng dân nhập cư tăng nhanh qua các năm, theo kế hoạch
số người chuyển đến năm 2010 của quận là trên 7000 người. Dân số cơ học tiếp
tục tăng gây sức ép về hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, phục vụ dân sinh. Tuy đây
là lượng lao động bổ sung cho quận trong q trình đơ thị hóa, nhưng việc quản
lý số dân này lại không đơn giản chút nào. Đi kèm theo đó là các tệ nạn xã hội
ngày càng tăng. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình khơng được qn triệt
một cách tồn diện đối với đối tượng này. Thêm vào đó, sức ép giải quyết việc
làm cũng là một vấn đề bức thiết đặt ra với các ban ngành và chính quyền sở tại.
Thứ hai: Chất lượng lao động còn thấp, tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo

hoặc có trình độ thấp còn cao. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo mất cân đối.
Thứ ba: Lao động nông nghiệp bị mất đất do nhà nước thu hồi hoặc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất (qui hoạch dự án, xây dựng các khu đô thị
mới, xây dựng nhà máy hoặc các khu cơng nghiệp) đã và đang trở thành điểm
nóng trong địa bàn quận. Theo thống kê hàng năm của UBND quận Cầu Giấy về
tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án xây dựng đô thị trong 7 năm
1998 – 2004 cho thấy tổng diện tích đất nơng nghiệp nhà nước thu hồi là 334,7
ha thuộc 5 phường: Trung Hịa, n Hịa, Nghĩa Đơ, Dịch Vọng, Mai Dịch.
Diện tích đất nơng nghiệp cịn lại đều nằm trong qui hoạch đang triển khai lập
các phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Số lao động bị mất việc làm do bị
mất đất để sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhanh do q trình diễn biến
đất nơng nghiệp nhà nước thu hồi. Năm 1998 tồn quận chỉ có 362 lao động
Sinh viên: Phạm Lê Mai

17


Báo cáo tổng hợp
nơng nghiệp bị mất việc làm thì đến năm 2004 con số đó là 1814 người, tính
chung 4 năm 1998-2004 là 6451 người. Một số người dân ý thức được vấn đề
lâu dài của cuộc sống khi nhận được tiền đền bù đất đai đã chủ động chuyển đổi
ngành nghề, đầu tư vào buôn bán kinh doanh, làm ăn có hiệu quả. Song cũng
khơng ít người lao vào xây nhà, mua những phương tiện sinh hoạt đắt tiền, ăn
chơi dẫn đến khó khăn trong cuộc sống. Một số ít nơng dân, do đua địi ăn chơi
nên mắc các tệ nạn xã hội. Nguy cơ đói nghèo chờ đón họ nếu như bản thân mỗi
người khơng tự tìm cho mình một việc làm mới có thu nhập ổn định. Theo điều
tra trực tiếp của phòng thống kê quận Cầu Giấy năm 2003 trên 200 lao động
nông nghiệp bị mất đất sản xuất cho thấy:
- Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa:
Biểu 4.1: Trình độ văn hóa của người lao động

Chỉ tiêu
Số người
Chưa biết chữ
Tốt nghiệp cấp I
Tốt nghiệp cấp II
Tốt nghiệp cấp III
Tổng cộng
Nguồn: Phòng Lao động TBXH

Tỷ lệ %
0
45
108
47
200

0
22,5
54
23,5
100

Từ bảng trên ta thấy trình độ văn hóa của người lao động cịn thấp: Số
người học hết cấp hai chiếm 54%, cấp ba là 23,5%, tỉ lệ người có trình độ văn
hóa cấp một là 22,5%, đa số là những người tuổi đời trên 50 không có điều kiện
học tập.
- Tình trạng việc làm

Bảng 4.2 : Thực trạng việc làm


Sinh viên: Phạm Lê Mai

18


Báo cáo tổng hợp
Chỉ tiêu
Mức độ có việc làm

Số người
293

Tỉ lệ %

- Có việc làm

240

81,9

- Khơng có việc làm
Tình trạng việc làm

53
293

18,1

- Hồn tồn phù hợp


39

13,3

- Bình thường

157

53,6

- Khơng phù hợp

44

15,0

- Khơng có việc làm
Thời gian có việc làm

53
293

18,1

- Có việc làm thường xuyên

240

81,9


- Có việc làm từ 6-9 tháng

10

3,4

- Có việc làm từ 3-6 tháng

26

8,9

- Có việc làm dưới 3 tháng
Nguồn: Phòng Lao động TBXH

17

5,8

Từ bảng trên ta thấy tỉ lệ người khơng có việc làm khá lớn 18,1%, có tới
15% số lao động có việc làm khơng phù hợp. Số lao động thỏa mãn với cơng
việc của mình cịn thấp chỉ có 13,3%. Ngồi ra tỉ lệ lao động có việc làm thời
gian dưới 6 tháng là 14,7%. Như vậy có thể thấy thời gian sử dụng lao động
chưa hợp lý, nhu cầu tìm việc làm của người lao động là rất lớn. Ngun nhân
tình trạng khơng có việc làm chủ yếu là do khơng thể tìm được việc làm bởi vì
hạn chế trình độ, tuổi tác, sức khỏe và sự nhận thức.
Như vậy để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp cần chú trọng
phát triển các ngành nghề thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động có trình
độ thấp, như các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và dịch vụ.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy tạo điều kiện cho người lao động có thể học nghề, tự

tạo việc làm, vay vốn để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực
quản lý, tài chính, các thủ tục chính sách còn phiền hà, tệ nạn tham nhũng, cửa
quyền, quan liêu…của một số bộ phận cán bộ công chức nhà nước đã làm cho
việc tiếp cận các điều kiện về đào tạo, vay vốn… của các lao động có trình độ
thấp trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Sinh viên: Phạm Lê Mai

19


Báo cáo tổng hợp

Sinh viên: Phạm Lê Mai

20



×