Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN dạy học theo chuỗi hoạt động ở môn ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.26 KB, 27 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Xã hội ngày càng hiện đại, việc giáo dục nói chung và công tác giảng dạy
nói riêng cần phải đổi mới để phù hợp với xu hướng của thời đại.
Hiện nay, thiên hướng học tập của học sinh có nhiều thay đổi. Đặc biệt, các
em ngày càng ít say mê với việc học tập hơn, nhiều em còn lơ là, chưa xác định
được mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học là
làm sao giúp các em tìm lại hứng thú, đam mê với từng môn học.
Không dừng lại ở đó, quá trình dạy học cần giúp cho học sinh đạt được khả
năng chủ động tư duy, chiếm lĩnh kiến thức. Đồng thời, giáo viên phải rèn luyện
cho học sinh khả năng độc lập, hình thành kĩ năng, thao tác tiếp cận tri thức.
Biết được xu thế ấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều công văn
hướng dẫn đổi mới công tác đổi mới chuyên môn, đổi mới hoạt động động dạy và
học,…Đơn cử như công văn số: 5555/BGD ĐT-GDTrH, ngày 8/10/2-014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn
của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; Công văn số:
4668/BGDĐT-GDTrH, ngày 10/9/2015 V/v Hướng dẫn triển khai mô hình trường
học mới Việt Nam cấp THCS từ năm học 2015-2016; Công văn số: 4068/BGDÐTGDTrH, ngày 18/8/2016, V/v triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017;

Đặc biệt ở công văn số: 4068/BGDÐT-GDTrH, ngày 18/8/2016, V/v triển khai
mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhấn mạnh
một số nội dung sau:
“1. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới
tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì
trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.
2. Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể
lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi
mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học
của học sinh làm trung tâm.
3. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo


trong tổ chức dạy và học; áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với
1


điều kiện thực tiễn; đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng
thuận trong phụ huynh học sinh và dư luận xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Xuất phát từ những điều nói trên, cộng với bản thân là một giáo viên luôn
trăn trở với nghề nên tôi luôn cố gắng tìm phương pháp tốt nhất để nâng cao chất
lượng dạy học. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài: “Dạy học theo chuỗi hoạt động ở
môn Ngữ văn THPT”.
II. Lịch sử vấn đề:
Như chúng ta đã biết, việc dạy học theo chuỗi hoạt động chỉ mới được áp
dụng trong giảng dạy ở thời gian gần đây. Nó là yêu cầu cơ bản không thể thiếu của
cách dạy học theo mô hình “Trường học mới”. Hình thức dạy học này đã được triển
khai thí điểm và chính thức ở bậc tiểu học và Trung học cơ sở ở nhiều nơi trong cả
nước.
Một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là đây là một yêu cầu đổi mới khá
mới mẻ nên hầu hết giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận
và thực hiện. Bên cạnh đó, theo đánh giá chủ quan của bản thân tôi thì việc dạy học
theo chuỗi hoạt động khiến cho giáo viên rất e dè khi thực hiện nó. Bởi nó đòi hỏi
sự mài mò và sự đầu tư không hề nhỏ.
Bên cạnh những tồn tại, khó khăn nhất định, hình thức dạy học kiểu mới này
cũng mang lại không ít hiệu quả và có những ưu điểm nhất định. Chính vì điều đó,
lãnh đạo Bộ và Sở Giáo dục- Đào tạo đã khuyến khích nhân rộng, học hỏi những
ưu điểm mà hình thức dạy học này mang lại. Và ở bậc học Trung học phổ thông
cũng là bậc học cần tham khảo, học hỏi.
Cũng chính là vì quá mới mẻ nên việc nghiên cứu việc dạy học theo chuỗi
hoạt động ở bậc Trung học phổ thông còn rất hạn chế. Đặc biệt là ở bộ môn Ngữ
văn. Theo chủ quan của bản thân, tôi nhận thấy rằng chưa có sáng kiến kinh

nghiệm nào nghiên cứu cụ thể về việc dạy học theo chuỗi hoạt động ở môn ngữ văn
Trung học phổ thông . Vì vậy, đây là một lĩnh vực nghiên cứu rất mới mẻ..
Xuất phát từ thực tế nói trên, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Dạy học theo
chuỗi hoạt động ở môn Ngữ văn THPT” để nghiên cứu và áp dụng. Hy vọng rằng
đề tài sẽ góp một phần nhỏ nâng cao hiệu quả giảng dạy của bản thân cũng như
giúp ích phần nào trong việc cung cấp tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
2


III. Mục đích nhiên cứu:
Cụ thể hóa một bài dạy thành những chuỗi hoạt động cụ thể, khoa học,…gắn
liền với nội dung, đặc trưng của bài học, môn học.
Bước đầu kiến tạo một cấu trúc soạn giáo án theo mô hình trường học mới
được thừa hưởng ở cấp Tiểu học và Trung học cở sở.
Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ văn ở trường
phổ thông.
IV. Đối tượng ngiên cứu:
Đối tượng cụ thể mà đề tài hướng đến đó là đối tượng học sinh thuộc khối
trung học phổ thông trong trường THCS & THPT Mỹ Quý. Cụ thể là các học sinh
thuộc khối lớp 10, 11, 12.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Để viết được sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thu nhập thông tin, đúc kết
kinh nghiệm sau một thời gian giảng dạy.
Một số phương pháp chủ yếu được sử dụng: Phương pháp thu thập thông tin,
thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh…
VI. Giả thuyết khoa học:
Nếu đề tài “Dạy học theo chuỗi hoạt động ở môn Ngữ văn THPT” thiết thực
và khoa học thì sẽ giúp giáo viên có những bài giảng, tiết dạy sinh động hơn đồng
thời sẽ tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập bộ môn
Ngữ văn- vốn mang nặng tính cảm xúc, tư duy trừu tượng.

VII. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp các tài liệu, văn bản có liên quan để người nghiên cứu có một cái nhìn
tổng quát, thấu đáu.
Xác định được đối tượng hướng đến của hoạt động dạy học theo kiểu mới (lấy
học sinh làm trung tâm)
Thiết kế các bước, các chuỗi hoạt động dạy học cụ thể, khoa học gắn liền với đặc
trưngng bộ môn và từng nội dung bài học sao cho đạt hiệu quả nhất.
Kết quả thiết kế cần có sự bàn bac, đóng góp của đồng nghiệp trong và ngoài đơn
vị. Đồng thời, đề tài nghiên cứu phải được thực nghiệm giảng dạy để đúc rút kinh
nghiệm, minh chứng tính hiệu quả và tính khả thi của nội dung nghiên cứu.
3


PHẦN B. PHẦN NỘI DUNG
I. Quy trình thiết kế các chuỗi hoạt động ở môn Ngữ văn Trung học phổ thông
1. Những lưu ý chung:
Để tạo được sự dễ dàng hơn trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi người giáo
viên cần phải thiết kế các chuỗi hoạt động một cách cụ thể, rõ ràng. Về cơ bản, có 5
chuỗi hoạt động: hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động
luyện tập, hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi-mở rộng.
Trên nguyên tắc, chúng ta có thể thiết kế tách bạch các hoạt động nói trên
thành từng hoạt động riêng lẻ. Nhưng thực tế, một số hoạt động có thể có thể nhập
lại thành một (chẳng hạn hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi-mở rộng) hoặc
chúng ta có thể cắt đi một số hoạt động tùy vào đặc điểm của bài học cụ thể (chẳng
hạn, đối với những tiết luyện tập, chúng ta có thể cắt bỏ hoạt động luyện tập, vì
phần nội dung luyện tập chúng ta đã đưa vào phần hình thành kiến thức)
Vì mỗi hoạt động có những nhiệm vụ riêng của nó nên khi thiết kế, chúng ta
cần đảm bảo một số nội dung cơ bản. Chẳng hạn, mỗi hoạt động, chúng ta thiết kế
thành các nội dung sau: mục đích, nội dung, phương pháp, thiết bị dạy học, các
chuỗi hoạt động.

Mặc dù chiếm thời lượng rất ít, nhưng các hoạt động khởi động, hoạt động
luyện tập, hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi-mở rộng cũng cần đảm bảo
thiết kế theo các nội dung nói trên như hoạt động hình thành kiến thức.
Về phương pháp, mỗi hoạt động, giáo viên cần lựa chọn những phương pháp
hợp lý. Sự lựa chọn ấy cần đa dạng để đảm bảo sự hấp dẫn cho từng hoạt động.
Thiết bị dạy học cũng là nội dung rất quan trọng. Bởi thông qua thiết bị dạy
học của từng hoạt động cho thấy phần nào ý đồ giảng dạy của giáo viên. Điều này
góp phần không nhỏ vào sự thành công của tiết dạy.
Đối với những bài học mà sách giáo khoa có phần luyện tập thì phần này có
thể đưa vào hoạt động luyện tập nói trên. Riêng những tiết học không có phần
luyên tập, chúng ta phải thiết kế thêm. Nội dung thiết kê cần đảm bảo nó phải giải
quyết được những vấn đề đã được đặt ra ở phần khởi động (đó là mục tiêu nội dung
tiết học)

4


2. Quy trình thiết kế cụ thể:
2.1. Hoạt động khởi động:
Đây là hoạt động mở đầu của tiết dạy. Nó là một hoạt động khá quan trọng.
Hoạt động này có hai nhiệm vụ cơ bản. Thứ nhất, nó phải kích thích được sự tò mò,
thích thú của học sinh trước khi bước vào bài học mới. Thứ hai, nó phải nêu khái
quát những nội dung kiến thức cần đạt được trong cả tiết học.
Với hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng thật đa dạng các hình thức, miễn
làm sao tạo được sự hứng thú cho học sinh và hợp lý là được.
Ví dụ, khi dạy bài Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt (Lớp 10), giáo viên có
thể tổ chức trò chơi cho học sinh. Giáo viên cho 4 học sinh đại diện cho 4 đội (4 tổ)
để lên bảng viết 10 từ theo yêu cầu của giáo viên. Bạn nào viết đúng chính tả nhiều
nhất thì đội của bạn đó sẽ chiến thắng. Đội chiến thắng sẽ nhận một phần thưởng
nhỏ của giáo viên hoặc sẽ có quyền yêu cầu các bạn thua cuộc (đội thấp điểm nhất)

sẽ phải trình bày một tiết mục văn nghệ,…Tiếp theo sau đó, giáo viên sẽ dẫn vào
bài học. Chẳng hạn: Các em học sinh thân mến, các em thấy đó, tiếng Việt là tiếng
“mẹ đẻ” của chúng ta, ngôn ngữ ấy, từ khi biết nói đến nay, chúng ta đã sử dụng
hằng ngày, hằng giờ. Thế nhưng, bên cạnh một số bạn sử dụng khá tốt thì còn khá
nhiều bạn còn sử dụng sai, không đúng chuẩn mực của tiếng Việt. Đơn cử như trò
chơi vừa rồi, chỉ với 10 từ khá quen thuộc vẫn còn có bạn viết sai. Vậy vấn đề đặt
ra là các bạn còn viết sai chính tả nói riêng và sử dụng sai chuẩn mực nói chung là
do đâu? Cách khắc phục như thế nào?,… Để trả lời những câu hỏi ấy, chúng ta sẽ
đi vào tìm hiểu bài học hôm nay…
Lưu ý: phần khởi động có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức rất đa
dạng. Tùy vào đặc điểm của từng bài học mà chúng ta lựa chọn, sáng tạo những
hình thức khởi động sao cho hợp lý, tránh trùng lặp, nhàm chán, mất nhiều thời
gian. Đặc biệt, gữa phần khởi động và phần dẫn vào bài tránh khập khiễng, gượng
ép gây mất hiệu quả.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Đây là hoạt động quan trọng nhât trong 5 chuỗi hoạt động. Thành hay bại
của một tiết học phụ thuộc rất lớn ở hoạt động này. Hoạt động này phải đáp ứng hai
nhiệm vụ cơ bản. Thứ nhất, nó phải làm nổi bật nội dung và trọng tâm bài học. Thứ
hai, thể hiện được hoạt động của thầy và trò một cách rõ ràng (chú ý thể hiện rõ
phần giao nhiệm vụ cho học sinh)
5


I. TIỂU DẪN

Phần nội dung kiến thức, giáo viên phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng để
xác định nội dung. Nội dung tiết học phải đảm bảo ngắn gọn, khoa học, rõ ràng, tiết
chế tối đa những phần nội dung đã có sẵn trong sách giáo khoa để tiết kiệm thời
gian (ví dụ phần tiểu dẫn của những bài văn bản hay khái niệm của những bài tiếng
Việt). Sau đây là một ví dụ khái quát phần nội dung của một tiết học văn bản (tiết

101, Người trong bao- Sê- khốp)
- Lưu ý: Hoạt động văn hóa xã hội; sự
nghiệp văn học và vị trí, vai trò.
2. Tác phẩm (sgk) - Lưu ý: Hoàn cảnh xã hội và chủ đề
tác phẩm.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Tác giả (sgk)

1. Đọc- tóm tắt
tác phẩm. (sgk)
2. Hình tượng Bêli-cốp.
a. Con người Bêli-cốp.
- Ngoại hình:
- Thói quen sinh
hoạt:
- Tính cách:
 Khái quát:

kì quái
cố thu mình vào trong bao.
giáo điều, luôn sợ hãi mọi thứ.
kiểu người có lối sống trong bao. Một
cách sống bệnh hoạn cần phê phán.

b. Ảnh hưởng của
Bê-li-cốp.
- Ảnh hưởng:
mạnh mẽ và dai dẳng đến tất cả mọi
người.

 Khái quát:
tác động của nó cần lên án và loại bỏ
khỏi cộng đồng.
c. Cái chết của
Bê-li-cốp.
- Ý nghĩa cái Bê-li-cốp là hiện thân, là điển hình cho
chết:
một bộ phận trí thức Nga cuối TK XIX.
 Thông điệp:
một tiếng nói cảnh báo về sự tiếp diễn
của “hiện tượng Bê-li-cốp” trong xã
hội Nga.

6


Trong phần chuỗi hoạt động, giáo viên cần đảm bảo các nội dung cơ bản:
giao nhiệm vụ, hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên, gợi mở. Hết mỗi
hoạt động, giáo viên cần chốt kiếu thức (dựa trên những kiến thức mà học sinh đã
chiếm lĩnh dưới sự định hướng của giáo viên)
Lưu ý: để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên cần có
những câu hỏi, yêu cầu mang tính đòi hỏi tư duy, suy nghĩ sáng tạo của học sinh.
Chú ý đến những câu hỏi tích hợp, liên hệ tực tế,…
2.3. Hoạt động luyện tập:
Đây là hoạt động củng cố trên nền tảng những kiến thức mà học sinh đã
khám phá, chiếm lĩnh được theo định hướng của giáo viên. Một nguyên tắc không
thể không đảm bảo đó là nhiệm vụ cơ bản nhất của phần này là phải giúp học sinh
trả lời, làm rõ được những vấn đề, mà những câu hỏi, những nội dung đã đặt ra ở
phần khởi động. Thông qua hoạt động này, giáo viên có thể củng cố kiến thức và
nắm được khả năng nắm kiến thức cốt lõi của học sinh một cách nhanh chóng, hiệu

quả.
Lưu ý: về hình thức luyện tập, giáo viên có thể chọn hình thức trắc nghiệm,
điền khuyết, câu hỏi tự luận,...miễn làm sao kiểm tra được mức độ hiểu bài của học
sinh và đảm bảo tiết kiệm thời gian.
2.4. Hoạt động vận dụng:
Đây là hoạt động giúp học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để
giải quyết yêu cầu mang tính nhận thức. Thông qua hoạt động này, GV cũng giáo
dục được ý thức có định hướng sống tích cực thông qua yêu cầu. Đây là một hoạt
động mang tính nâng cao, phân hóa học sinh.
Lưu ý: nội dung yêu cầu, câu hỏi cần thiết phải mang tính gợi mở, yêu cầu
khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Và thông thường là những câu hỏi mang nội
dung tích hợp kĩ năng sống. Chẳng hạn: Nếu em là Phùng hoặc là chánh án Đẩu
thì em sẽ làm gì để giúp người đàn bàn hàng chài thoát khỏi cảnh bạo hành gia
đình? (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu); Theo em, sau cái chết của Chí
Phèo, liệu có còn những bi kịch tương tự xảy ra hay không? Vì sao? (Chí PhèoNam Cao),...

7


2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Đây là hoạt động giúp học sinh trải nghiệm sáng tạo bằng cách vận dụng
những kiến thức vừa mới khám phá để được sáng tạo một cách thiết thực và bổ ích.
Chính sáng tạo ấy, giúp cho học sinh luôn luôn có ý thức tìm tòi khám phá thêm
nhiều tri thức mới có liên quan chứ không dừng lại kiến thức của một tiết học.
Lưu ý: đây là hoạt động mà yêu cầu của giáo viên đặt ra không hoàn toàn bắt
buộc tất cả các em học sinh tham gia. Học sinh có thể hoàn yêu cầu tại nhà (theo
yêu cầu trước của giáo viên) hoặc hoàn thành tại lớp. Chẳng hạn: Em hãy vẽ bức
chân dung của chàng trai và cô gái trong bài ca dao hài hước số 1 và gửi gắm thông
điệp ý nghĩa đến các bạn học sinh (Ca dao hài hước-lớp 10); Hãy cùng một nhóm
bạn sân khấu hóa lại một phần đoạn trích vở kịch Tình yêu và thù hận- trích

“Romeo va juliet” của Shakespeare;…
Phần này, nếu học sinh nào hoàn thành hoặc hoàn thành với mức độ khá tốt
thì giáo viên có thể thưởng cho học sinh với phần điểm xứng đáng.
II. Minh họa thiết kế các chuỗi hoạt động thông qua một tiết học cụ thể:

Tiết 104. Văn bản:
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

(Trích “Những người khốn khổ”- V.Huy-gô)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những
con người khốn khổ.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của V.Huy-gô.
- Kiến thức tiết học: Nắm được các nội dung cơn bản sau:
+ Nắm được những đặc điểm nổi bật về nhà văn (Chú ý: yếu tố gia đình, thời đại để
thấy được ảnh hưởng của nó đến quan điểm và khuynh hướng sáng tác của ông)
+ Ý đồ nghệ thuật của nhà văn qua việc xây dựng nhân vật phản diện.
+ Thái độ của nhà văn đối với nhân vật phản diện.
2. Kĩ năng:
8


- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.
- Tích hợp kĩ năng sống.
- Tích hợp liên môn: Lịch sử, Mĩ thuật, giáo dục công dân, kiến thức xã hội.
3. Thái độ:
- Biết phê phán những biểu hiện của cường quyền, của cái ác, cái xấu.
- Đồng cảm với số phận của những nhân vật có số phận khốn khổ.

- Thông qua đó định hướng thái độ sống đúng đắn hơn.
- Trân trọng những giá trị văn học của nhân loại.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GIÁO VIÊN:
- Thiết kế giáo án, phiếu ghi bài cho học sinh, sách- tài liệu tham khảo.
- Thiết bị dạy học chung: Máy chiếu-màn chiếu, Laptop, loa, phần mềm soạn thảo
giáo án Powerpoit, Phần mềm soạn thảo giáo án Violet 1.9.
2. HỌC SINH:
- Đọc và soạn bài theo yêu cầu.
- Vẽ tranh trước theo yêu cầu (nếu có thể)
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
-----------------------------------------1. KHỞI ĐỘNG-------------------------------------( 5 phút)
* Mục đích: Từ những kiến thức đã biết, giáo viên giúp học sinh nảy sinh nhu cầu
tìm hiểu những kiến thức chưa biết hoặc đã biết một phần. Từ nhu cầu ấy, học sinh
sẽ có được tâm thế hứng thú, chủ động tìm tòi kiến thức ở các hoạt động tiếp theo.
* Nội dung: Thông qua một trò chơi nhỏ: “Nhìn hình đoán sự việc” (TÍCH HỢP
KIẾN THỨC XÃ HỘI), giáo viên giúp học sinh suy nghĩ đến những sự việc mang
tính bạo lực, vô nhân tính cũng như không ít sự việc thể hiện sự hy sinh, thương
người,… Hai biểu hiện luôn tồn tại đối lập nhau trong mỗi xã hội, ở mọi thời đại .
Từ đây, giáo viên mới liên hệ tới tác phẩm “Những người khốn khổ” của V.Huy-gô
thông qua một đoạn trích có tên “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” một đoạn
9


trích đề cập đến một nhân vật (Gia-ve) có lối sống tàn bạo, độc ác. Từ đây, giáo
viên đặt một số vấn đề mang tính gợi mở, định hướng (chính là mục tiêu nội dung
tiết học) trước khi vào bài học với những nội dung cốt lõi, đòi hỏi trong suốt qua
trình “Hình thành kiến thức”, các em phải giải quyết được các vấn đề đặt ra. Cụ
thể:
- Nắm được những đặc điểm nổi bật về nhà văn (Chú ý: yếu tố gia đình, thời đại để

thấy được ảnh hưởng của nó đến quan điểm và khuynh hướng sáng tác của ông)
- Ý đồ nghệ thuật của nhà văn qua việc xây dựng nhân vật phản diện.
- Thái độ của nhà văn đối với nhân vật phản diện.
* Phương pháp:
- Chơi trò chơi.
- Bình giảng để dẫn dắt vấn đề.
* Thiết bị dạy học:
- Hình ảnh (thể hiện nội dung liên quan đến các sự việc).
 Mục đích: Đây là hình ảnh trực quan sinh động có liên quan đến bài học, nó
chẳng những giúp cho học sinh bước đầu hình thành nhu cầu tìm hiểu kiến thức
mới mà còn tạo được sự hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài học mới.
* Các chuỗi hoạt động:
- HĐ 1: Nêu yêu cầu của trò chơi: khi GV trình chiếu lần lượt các hình ảnh, các em
giơ tay phát biểu. Mỗi hình ảnh liên quan trực tiếp đến 1 sự việc (lưu ý: mỗi sự
việc phải đảm bảo trả lời được 3 câu hỏi: Ai? Việc gì? ở đâu?). (Mỗi em phát biểu
đúng nhận được một phần quà nhỏ)
- HĐ 2: GV lần lượt chiếu các hình ảnh có liên quan và mời học sinh phát biểu.
- HĐ 3: Từ những sự việc mà HS vừa tìm được, GV dẫn dắt vấn đề để vào bài học
(như đã trình bày ở phần “Nội dung”)
---------------------------2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC -----------------------(32 phút)
* Mục đích:

10


- Giúp học sinh hình thành và chiếm lĩnh được kiến thức trên nguyên tắc tự nghiên
cứu, tự khám phá có sự định hướng, giúp đỡ và việc chốt kiến thức của giáo viên.
- HS phải có khả năng hoạt động cá nhân để nhận thức sâu sắc về kiến thức cũng
như hoạt động nhóm để hoàn thiện kiến thức, tăng cường sự hợp tác, đoàn kết.


II. ĐỌC HIỂU VB I. TIỂU DẪN

* Nội dung: Thông qua các chuỗi hoạt động, GV giúp HS tự ghi nhận được các
kiến thức cốt lõi với các nội dung cơ bản sau:
1. Tác giả

* Lưu ý về yếu tố gia đình, thời đại để thấy được ảnh hưởng
của nó đến quan điểm và khuynh hướng sáng tác của ông (Sgk)
Tác * Lưu ý: kết cấu tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, vị trí đoạn trích,

2.
phẩm
1. Đọc

tình huống dẫn đến đoạn trích (Sgk)
- Bộ mặt: gớm ghiếc
- Giọng nói: man rợ và điên cuồng,như tiếng
a. Bộ dạng:

2.

răng.
 Đánh giá: Qua việc sử dụng thuật so sánh,

Hình

phóng đại, chân dung Gia- ve hiện lên như

tượng
Gia-ve


thú gầm.
- Cặp mắt: như cái móc sắt.
- Cái cười: ghê tởm, phô ra tất cả hai hàm

một con ác thú ghê tởm.
b. Ngôn ngữ, hành động:
* Đối với
- Ngôn ngữ: xưng hô thô thiển.
- Hành động: lỗ mãng, hèn nhát.
Giăng Vangiăng:
*Đối với Phăng - Ngôn ngữ: thô bỉ, khinh miệt.
- Hành động: lạnh lùng, tàn bạo, vô cảm.
tin:
c. Ý nghĩa hình tượng Gia-ve: Gia- ve chính là ẩn dụ cho chính
quyền tư sản, là hiện thân của cái ác trong xã hội đương thời.

* Phướng pháp:
- Phát vấn –đàm thoại.
- Làm việc cá nhân, nhóm.
11


- Bình giảng.
* Thiết bị dạy học:
- Sơ đồ tóm tắt tác phẩm; sơ đồ kết cấu tác phẩm; một số hình ảnh minh họa về tác
giả; 2 quyển sách in viết về V.Huy- gô và tác phẩm của ông; bảng cầm tay với 2
biểu tương mặt khóc, mặt cười.
 Mục đích (được ghi ở phần “Các chuỗi hoạt động”)
- Phiếu ghi bài học; phiếu thảo luận nhóm;

 Giúp cho HS ghi bài, ghi kết quả thảo luận nhóm một cách đầy đủ, ngắn gọn và
khoa học.
* Các chuỗi hoạt động:
CÁC HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG THỜI
THIẾT BỊ SỬ
KIẾN
GIAN
DỤNG
THỨC
(Ghi theo
nội dung ghi
bài ở trên)
HĐ 1: HƯỚNG DẪN HS TÌM I.
TIỂU 7p
- Sau khi chốt kiến
HIỂU PHẦN TIỂU DẪN
DẪN
thức xong, GV cho
HS xem 4 bức ảnh:
*GIAO NHIỆM VỤ:
1. Tác giả
Ảnh chân dung
- Qua việc tìm hiểu tiểu dẫn và tài (SGK):
V.Huy-gô
trong
liệu tham khảo, em hãy nêu ấn
SGK,
V.Huy-gô

tượng của em về V.Huy-gô? (Chú ý:
nằm trên giường
yếu tố gia đình, thời đại để thấy được
bệnh trước khi
ảnh hưởng của nó đến quan điểm và
chết, Cảnh hàng
khuynh hướng sáng tác của ông)
triệu người đi đưa
tang ông, Điện
 HS: Phát biểu cá nhân theo gợi ý của
Păng-tê-ông- nơi
GV.
chôn cất ông và
 GV: Có thể dẫn dắt thêm khi HS
hai quyển sách
phát biểu chưa đúng hoặc cho mời
Việt Nam viết về
thêm 1-2 HS khác bổ sung.
Sê-khốp cùng một
 Cung cấp thêm thông tin về hoàn
đườngg like dẫn
cảnh LSXH nước pháp ở TK XIX
đến trang Web có
(TÍCH HỢP MÔN LỊC SỬ). Trước đó,
đoạn Video đọc
GV đã dặn dò các em HS về nhà xem
toàn bộ tác phẩm
lại các bài lịch sử có liện quan. Đặc
“Những
người

12


biệt hai bài: Cuộc cách mạng tư sản
Pháp và bài Nước Pháp chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ở lớp 8
và lớp 10 cùng những tài liệu khác.

*GIAO NHIỆM VỤ: Thông qua 2. Tác phẩm
phần “Tiểu dẫn”, em hãy nêu ngắn
gọn các nội dung sau: Kết cấu tác
phẩm, tóm tăt tác phẩm, vị trí đoạn
trích, tình huống dẫn đến đoạn trích.
 HS: Kết hợp “Tiểu dẫn” và kiến thức
tự tìm hiểu được để thực hiện yêu cầu.
 GV: Nhận xét, cung cấp thêm sơ đồ
Kết cấu tác phẩm và Sơ đồ tóm tắt tác
phẩm để học sinh nắm. Riêng Sơ đồ
tóm tắt tác phẩm, GV yêu cầu 1 HS
lên tóm tắt theo sơ đồ và mời các em
khác nhận xét, bổ sung đến khi hoàn
chỉnh.

khốn khổ” của
V.Huy-gô.
 Mục đích: để
HS khắc sâu hơn
kiến thức về tác
giả, cũng như về
sự nghiệp của tác

giả. Qua đó, giúp
các em hiểu và
trân trọng một tài
năng của thế giới
nói chung cũng
như người Pháp
nói riêng.
- Giới thiệu hai sơ
đồ Kết cấu tác
phẩm và Sơ đồ
tóm tắt tác phẩm
để học sinh nắm
một cách sâu sắc
hơn.

HĐ 2: HƯỚNG DẪN HS ĐỌC- II.
ĐỌC- 25 p
HIỂU VĂN BẢN
HIỂU VĂN
BẢN
* GIAO NHIỆM VỤ: Hãy đọc đoạn 1. Đọc:
trích (Từ đầu…Sự thật là Gia-ve run
sợ)
 Lưu ý:
- Yêu cầu đọc: to, rõ ràng; thể hiện
được kịch tính, xung đột giữa các nhân
vật. Cần thay đổi giọng đọc giữa lời
nhân vật và lời người dẫn chuyện (chú
ý: giọng hống hách, kiêu ngạo đối với
13



Gia-ve; giọng sợ hãi, lo âu đối với
Phăng- tin và giọng cầu xin, van nài
đối với Giăng van- giăng)
- Yêu cầu khác: Chú ý gạch chân
những chi tiết liên quan đến nhân vật
Gia-ve
 HS: đọc yêu yêu cầu.
 GV: Theo dõi cách đọc của HS và
nhận xét cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn
ngắn.
* GIAO NHIỆM VỤ: Thảo luận 2.
Hình
nhóm
tượng Gia* Yêu cầu:
ve
- Thảo luận nhóm 8-9 bạn.
- Thời gian 5 phút.
- Đại diện trình bày và các thành viên
khác bổ sung (nếu có)
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung
và phản biện (nếu có)
* Nội dung:
Hãy tìm những chi tiết miêu tả
Gia- ve và qua đó đánh giá khái quát
về nhân vật này?
* Gợi ý:
- Chú ý bộ dạng (bộ mặt, giọng nói,
cặp mắt, cái cười).

- Chú ý ngôn ngữ- hành động đối với
Giăng Van-giăng
và Phăng-tin.
HS:
- Thảo luận.
- Thời gian 5 phút.
- Lần lượt các nhóm đại diện trình bày
theo các khía cạnh.
 GV:
- Quan sát các nhóm làm việc.
- Giúp đỡ các nhóm học sinh gặp khó
khăn.
- Điều khiển quá trình trao đổi, trình
bày sản phẩm của học sinh:

- Bảng cầm tay với
2 biểu tượng mặt
khóc, mặt cười
được làm bằng
giấy bìa cứng dùng
để phát cho các
nhóm. Nếu nhóm
nào có gặp khó
khăn hoặc thắc
mắc trong quá
trình thảo luận thì
giơ lên để giáo
viên đến giúp đỡ.
Nếu nhóm nào đã
hoàn thành xong

thì giơ lên để giáo
viên nắm được
năng lực và thái độ
làm việc, đồng
thời GV có thể
giao việc thêm
chho HS.
 Mục đích: Giúp
giáo viên dễ quan
sát, nắm bắt được
quá trình thảo luận
của HS. Tránh làm
phiền, gây ồn cho
các nhóm khác
trong quá trình
14


+ Mời lần lượt các nhóm đại diện phát
biểu theo từng phương diện.
+ Mỗi lần HS trong nhóm phát biểu,
GV mời các nhóm khác phát biểu.
+ Nếu HS trong nhóm phát biểu đúng,
GV có thể kiểm tra kết quả hoạt động
của các nhóm còn lại xem có giống kết
quả với nhóm đó hay không. Nếu
không thì tiếp tục phát biểu để làm
sáng tỏ vấn đề.
- Có thể tùy vào đối tượng học sinh mà
GV có thể có những câu hỏi nhỏ để

dẫn dắt các em đi đến vấn đề

thảo luận.

a. Bộ dạng
HS: Đại diện nhóm trả lời khía cạnh
“Bộ dạng”. Các nhóm khác theo dõi,
nhận xét, bổ sung.
 GV:
- Nắm bắt nội dung HS phát biểu, mời
các nhóm khác phát biểu.
- Chiếu đoạn văn khác (cùng tác
phẩm) mà tác giả đã đặc tả về nhân vật
Gia- ve cho học sinh tham khảo: “Mũi
Gia- ve tẹt, có hai lỗ sâu hoắm. Hai
bên má hắn có hai cái chòm râu mọc
ngược lên đến chân mũi… Khi hắn
cười- họa hoằn lắm và dễ sợ lắm- thì
đôi môi mỏng dính dang ra, phơi bày
nào răng, nào lợi. Lúc ấy, chung
quanh cái mũi là cả một vết nhăn
nhúm đáng sợ, man rợ, trông như
mõm ác thú. Gia- ve mà nghiêm nét
mặt thì là một con chó dữ. Khi cười,
hắn lại là một con cọp…Cả người hắn
toát ra một thứ quyền uy tàn ác”
- Đặt một số câu hỏi nhỏ để dẫn dắt
HS đến vấn đề. Chẳng hạn:
+ Giọng nói của hắn đã khiến cho ai
phải khiếp sợ?

+ Theo em, tác giả đã mượn điểm
nhìn, mượn lời nói của ai để nhìn Gia15


ve?
+ Theo các em, để bộ dạng của GV
hiện lên một cách sắc sảo và ghê tởm
đến thế, tác giả đã sử dụng những biện
pháp nghệ thuật nào?
+ Theo em, từ ngữ nào sau đây đúng
nhất để gọi con người của Gia-ve: Ác
thú, dã thú, cầm thú? Vì sao?
+ …..
 Chốt kiến thức.
b.
Ngôn
ngữ, hành
động:
HS: Đại diện nhóm trả lời khía cạnh * Đối với
thứ nhất “Ngôn ngữ và hành động của Giăng VanGia- ve đối với Giăng van-giăng”. Các giăng:
nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ
sung.
 GV:
- Nắm bắt nội dung HS phát biểu, mời
các nhóm khác phát biểu.
- Chiếu đoạn văn khác (cùng tác
phẩm) mà tác giả đã tả về quan điểm
sống của Gia-ve cho học sinh tham
khảo: “Hắn tuyệt đối phục tùng cấp
trên và thù ghét mọi hành động nổi

loạn. Đối với hắn, trộm cắp, giết
người, tất cả các hình thức tội trọng
đều là nổi loạn. Hắn tin tưởng tuyệt
đối và mù quáng tất cả những người
có giữ một chức vụ trong bộ máy nhà
nước…Mặt khác, hắn bảo: Đứa phạm
tội thì trọn đời, mãn kiếp là kẻ bỏ đi.
Đừng mong gì ở chúng được cả”
- Đặt một số câu hỏi nhỏ để dẫn dắt
HS đến vấn đề. Chẳng hạn:
+ Theo em, ngôn ngữ của Gia-ve đối
với Giăng Van-giăng là thứ ngôn ngữ
gì? Có thể chấp nhận được không?
+ Theo em, những thứ ngôn ngữ ấy có
nên tồn tại hay xuất phát từ cửa miệng
16


của những người có văn hóa hay
không, nhất là học sinh và những
người nằm trong môi trường giáo dục
như chúng ta? (TÍCH HỢP KĨ
NĂNG SỐNG)
+ Em đánh giá gì về hành động trên?
+ Qua những hành động trên, em đánh
giá Gia-ve là một người như thế nào?
+……
 Chốt kiến thức
* Đối với
Phăng- tin:

HS: Đại diện nhóm trả lời khía cạnh
thứ hai “Ngôn ngữ và hành động của
Gia- ve đối với Giăng Phăng- tin”. Các
nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ
sung.
 GV:
- Nắm bắt nội dung HS phát biểu,
mời các nhóm khác phát biểu.
- Chiếu đoạn văn khác (cùng tác
phẩm) mà tác giả đã tả về Phăng- tin
lúc hấp hối để thấy được hành động
của Gia- ve cho học sinh tham khảo:
“Phăng- tin chống hai bàn tay và hai
cánh tay cứng đơ vùng nhổm dậy, chị
nhìn Giăng Van-giăng, chị nhìn Giave, chị nhìn bà xơ, chị há miệng như
muốn nói, từ trong họng thốt ra tiếng
rên, răng đánh vào nhau cầm cập, chị
hoảng hốt giơ tay lên, hai bàn tay cố
sức mở ra tìm chỗ bám như người rơi
xuống nước đang chới với, rồi chị
bỗng ngã vật xuống gối. Đầu chị đập
vào thành giường rồi ngoẹo xuống
ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và
lờ đờ
Phăng- tin đã tắt thở”
- Đặt một số câu hỏi nhỏ để dẫn dắt
HS đến vấn đề. Chẳng hạn:
- Đặt vào trường hợp chúng ta, nếu
17



chúng ta đứng trước một người hấp
hối hoặc 1 người vừa mới chết thì
chúng ta sẽ xử sự như thế nào? (TÍCH
HỢP KĨ NĂNG SỐNG)
- Theo em, em có đánh giá như thế nào
về hành động ấy của Gia-ve?
- Hành động ấy có phù hợp với truyền
thống đạo lý của con người nói chung
và người VN nói riêng hay không? Vì
sao? (TÍCH HỢP MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN)
 Chốt kiến thức
HS: Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm c.Ý
nghãi
hình tượng
khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 GV: Nắm bắt nội dung HS phát biểu, Gia- ve:
mời các nhóm khác phát biểu. Đặt một
số câu hỏi nhỏ để dẫn dắt HS đến vấn
đề. Chẳng hạn:
- Khi xây dựng hình tượng Gia- ve,
theo em, tác giả đã muốn ngụ ý nói
rằng chính nhân vật này là hiện thân
cho điều gì?
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì nói
chung khi xây dựng nhân vật Gia- ve?
- Qua đây, em thấy thái độ của tác giả
như thế nào đối với Gia-ve nói riêng
và chế độ của chính quyền tư sản nói

chung?
- ...
 Chốt kiến thức.
-----------------------------------------3. LUYỆN TẬP-------------------------------------(3 phút)
* Mục đích: Từ những kiến thức mà HS đã tự khám phá được, GV cho HS trả lời
những vấn đề đã được đặt ra ở phần “Khởi động”. Thông qua hoạt động này, GV có
thể củng cố kiến thức và nắm được khả năng nắm kiến thức cốt lõi của HS một
cách nhanh chóng, hiệu quả.
* Nội dung: Thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời
(mỗi câu trả lời đúng được một phần quà):
18


- Câu hỏi 1: Dòng nào dưới đây nhận định đúng nhất về quan điểm sống và
sáng tác của nhà văn V.Huy-gô?
a. Suốt đời hoạt động và sáng tác vì những người kém may mắn trong xã hội.
b. Suốt đời hoạt động và sáng tác vì những người khốn khổ và sự tiến bộ của con
người.
c. Suốt đời hoạt động và sáng tác vì những những lý tưởng văn chương của mình.
- Câu hỏi 2: Theo em, ý đồ nghệ thuật của việc xây dựng hình tượng Gia-ve
của V.Huy-gô là gì?
a. Để phơi bày những thói xấu của một số người trong xã hội.
b. Để vạch trần bản chất xấu xa của những con người tư sản bấy giờ.
c. Để vạch trần tội ác của chính quyền tư sản cầm quyền lúc bấy giờ.
- Câu hỏi 3: Thái độ của nhà văn đối với nhân vật Gia-ve?
a. Châm biếm.
b. Phê phán.
c. Chế giễu.
* Phương pháp: Làm bài tập trắc nghiệm.
* Thiết bị dạy học:

- Sử dụng công cụ soạn bài tập trắc nghiệm của phần mềm Violet.
 Mục đích: giúp cho HS nhanh chóng xác định được kiến thức cần đạt, tạo sự
hứng thú trong quá trình tham gia hoạt động.
* Các chuỗi hoạt động:
- HĐ 1: Nêu yêu cầu của hoạt động: khi GV trình chiếu lần lượt các nội dung các
câu hỏi và các phương án lựa chọn, các em giơ tay phát biểu.
- HĐ 2: GV lần lượt chiếu các câu hỏi và mời học sinh phát biểu.
- HĐ 3: Kết thúc các chuỗi hoạt động, GV chốt lại những vấn đề cốt lõi của tp một
lần nữa.
------------------------------------------4. VẬN DỤNG-------------------------------------(2 phút)
19


* Mục đích: GV giúp học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết yêu cầu mang tính nhận thức. Thông qua hoạt động này, GV cũng giáo dục
được ý thức có định hướng sống tích cực thông qua yêu cầu.
* Nội dung: Giáo viên nêu yêu cầu:
- Theo em, kiểu người như Gia-ve có tồn tại trong cuộc sống ngày nay không? Nếu
còn thì thái độ của em đối với họ như thế nào? (TÍCH HỢP KĨ NĂNG SỐNG)
* Phương pháp: Phát vấn, tranh luận.
* Thiết bị dạy học: Không.
* Các chuỗi hoạt động:
- HĐ 1: Nêu yêu cầu của hoạt động.
- HĐ 2: GV định hướng ngắn gọn để HS hoàn thành sản phẩm tại nhà (nếu có thể)
-------------------------------5. TÌM TÒI- MỞ RỘNG-----------------------------(2 phút)
* Mục đích: Giúp cho HS trải nghiệm sáng tạo bằng cách vận dụng những kiến
thức vừa mới khám phá để được sáng tạo một cách thiết thực và bổ ích. Chính sáng
tạo ấy, giúp cho học sinh luôn luôn có ý thức tìm tòi khám phá thêm nhiều tri thức
mới có liên quan chứ không dừng lại kiến thức của tác phẩm này.
* Nội dung: Giáo viên nêu yêu cầu (không bắt buộc tất cả HS tham gia, HS có

tham gia thì hoàn thành sản phẩm tại nhà và chia sẻ vào những tiết học sau hoặc
chia sẻ ngay lúc ấy nếu đã có chuẩn bị ở nhà):
- Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy vẽ một bức ảnh chân dung Gia-ve cùng
vài lời nhắn gửi có ý nghĩa đến tất cả mọi người. (TÍCH HỢP MĨ THUẬT VÀ KĨ
NĂNG SỐNG)
* Phương pháp: Vẽ tranh.
* Thiết bị dạy học:
- Sản phẩm của HS.
 Mục đích: tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm bản thân, phát huy trí tuệ
của mình.
* Các chuỗi hoạt động:
20


- HĐ 1: Nêu yêu cầu của hoạt động.
- HĐ 2: GV định hướng ngắn gọn để HS hoàn thành sản phẩm tại nhà hoặc trình
bày tại lớp (nếu có thể)
 DẶN DÒ
(1 phút)
1. Nắm lại nội dung cơ bản của bài học.
2. Chuẩn bị tiết sau: Phần còn lại của tác phẩm:
- Hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng (chú ý làm rõ sự đối lập với Gia-ve
để thấy được thông điệp của nhà văn).
- Nghệ thuật (Chú ý: Lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm cùng một số nghệ
thuật khác. )
- Rút ra được ý nghĩa của văn bản này.
- Hoàn thành tranh vẽ theo yêu cầu (nếu có thể)

21



PHẦN C. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
I. Về phía học sinh:
Sau một thời gian công tác, qua những nỗ lực của bản thân cùng với sự học
hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tôi luôn vận dụng linh hoạt đề tài nghiên cứu
nói trên đồng thời mạnh dạn tham mưu với các đoàn thể, ban giám hiệu để tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ và cũng đã gặt hái được một số kết quả đáng ghi nhận.
Khách quan mà nói, nếu chỉ xét một khía cạnh nào đó thì việc dạy học theo
chuỗi hoạt động không thể quyết định hoàn toàn kết quả học tập của học sinh.
Nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp rất lớn của nó. Riêng những lớp mà tôi đã
dạy (từ năm học 2015- 2016 đến nay) bằng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu
khác nhau, tôi đã nhận được kết quả đáng khích lệ. Khi khảo sát bằng cách quan sát
trực quan hay qua phiếu điều tra thì tôi thấy hầu hết các em học sinh đều có những
phản ứng tích cực với phương pháp dạy học mới này. Ngoài ra, khi quan sát quá
trình học tập của các em, tôi thấy rằng khả năng học tập của các em có bước tiến bộ
dần bởi các em được hiểu vấn đề một cách thấu đáo.
Cụ thể, qua quá trình thực hiện giảng dạy ở một số lớp, khi áp dụng dạy học
theo chuỗi hoat động, tôi thấy có hiệu quả đáng kể. Học sinh cảm thấy hứng thú
học tập hơn, việc tiếp thu bài của học sinh có tiến bộ hơn. Đầu năm, có rất nhiều
em còn không thích học môn Ngữ văn vì cho rằng nó rất khó, nhàm chán thì đến
nay, hiện tượng đó đã giảm hẳn. Học sinh trở nên thích học Ngữ văn hơn, thích
những giờ dạy của tôi nhiều hơn. Trong tiết dạy, tôi luôn cố gắng áp dụng phương
pháp dạy học mới ấy cùng với phong cách dạy học của bản thân một cách hài hòa
nhất để tạo ra không khí thoải mái nhất, hiệu quả nhất cho học sinh.
Trong gần hai năm học vừa qua, tôi đã thực nghiệm giảng dạy theo chuỗi hoạt
động ở một số tiết học trên một số lớp. Đơn cử hai lớp 11ª2, và 11ª3 ( năm học
2015-2016) và 10ª2, lớp 12ª1 (Năm học 2016-2017)
Tôi đã tiến hành lấy ý kiến phản hồi của học sinh sau khi tham gia các tiết học
được thiết kế theo chuỗi hoạt động nhằm đánh giá hiệu quả trong quá trình dạy học.
Cụ thể, tôi đã khảo sát hai lớp 11ª2, và 11ª3 ( năm học 2015-2016) với tổng số học

sinh là 85. Kết quả như sau:

22


KẾT QUẢ PHIẾU PHẢN HỒI CỦA HỌC SINH
(Mức độ 1 là có nhưng không nhiều, 2 là nhiều, 3 là rất nhiều)
Tiêu chí

Số HS lựa chọn mức độ
1

2

3

1. Mức độ tiếp thu kiến thức

5

28

52

2. Mức độ khắc sâu kiến thức

10

43


32

3. Giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh
hứng thú học tập

6

14

65

Xử lý kết quả:
Tiêu chí

% HS lựa chọn mức độ
1

2

3

1. Mức độ tiếp thu kiến thức

6

32,9

61,1

2. Mức độ khắc sâu kiến thức


11,9

50,5

37,6

3. Giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh
hứng thú học tập

7,2

16,4

76,4

Nhận xét:
Dựa vào bảng thống kê % học sinh lựa chọn các mức độ, ta thấy đa số học sinh
tiếp thu kiến thức tốt, được khắc sâu lượng lớn kiến thức sau khi học các tiết học
này. Bên cạnh đó, hầu hết các em cho rằng giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh
hứng thú học tập.
II. Về phía giáo viên:
Lúc đầu, do vừa dạy, vừa tìm tòi nên giáo viên gặp không ít khó khăn. Nhất
là khâu soạn giáo án. Đây là khâu mất rất nhiều thời gian. Nhưng càng về sau, do
tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên giáo viên đã bắt đầu quen dần. Việc soạn giáo
án trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng theo các chuỗi hoạt động đã thiết kế sẵn.
Vì được soạn giáo án theo các chuỗi hoạt động cụ thể, rõ ràng nên khi giảng
dạy, giáo viên gặp rất nhiều thuận lợi: giáo viên chủ động hơn về thời gian, linh
23



hoạt hơn trong khi giảng dạy, nắm rõ trọng tâm bài học, phấn khởi vì hầu như học
sinh khá thích thú,...
Việc giảng dạy theo chuỗi hoạt động, bản thân tôi đã chủ động nghiên cứu,
thiết kế, hiện thực hóa và cùng trao đổi với đồng nghiêp trong và ngoài đơn vị. Cụ
thể, trong buổi sinh hoạt cụm vào tháng 2 năm 2016, các giáo viên trong cụm,
ngoài việc góp ý thì đa số họ đánh giá rất cao tinh thần và cách thức đổi mới này.
Riêng tôi, khi tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Trung học phổ thông cấp tỉnh
năm 2016 và Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp cấp tỉnh năm học 2016- 2017
vừa rồi đã được Ban giám khảo (đa số là thành viên Hội đồng bộ môn của tỉnh)
cũng đánh giá cao. Việc soạn giáo án theo chuỗi hoạt động được quý thầy cô cho
rằng hợp lý, khoa học, cần được khuyến khích áp dụng. Chính điều ấy đã góp phần
giúp tôi đạt được những kết quả đáng khích lệ trong các cuộc thi nói trên (Giải IIHội thi giáo viên dạy giỏi cấp Trung học phổ thông cấp tỉnh năm 2016; Giải IIICuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp cấp tỉnh năm học 2016- 2017 và sản phẩm
được tham gia dự thi cấp Quốc gia )
Những điều kể trên chính là động lực lớn lao để tôi tiếp tục sự nghiệp giảng
dạy nói chung và tiếp tục hoàn thiện, áp dụng đề tài trên nói riêng để góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục cho đơn vị, cho tỉnh nhà.

24


PHẦN D: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Thời gian qua, nhiều người cho rằng, việc viết sáng kiến kinh nghiệm chỉ
mang tính hình thức, chưa mang tính thiết thực, thiếu tính sáng tạo. Xuất phát từ
điều đó, tôi luôn trăn trở làm sao để có được một đề tài nghiên cứu thật sự đi vào
thực tế và phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy của mình. “ Dạy học theo chuỗi
hoạt động ở môn Ngữ văn THPT” theo cách nhìn chủ quan của tôi, là một đề tài
như thế.
Chấp nhận cái mới là chấp nhận rủi ro. Vì đây là đề tài mới nên nó gây ra

một số khó khăn nhất định cho người nghiên cứu. Theo tôi, về các chuỗi hoạt động
(gồm 5 hoạt động), chúng ta tuân thủ theo tinh thần của các công văn hướng dẫn,
về phần nội dung của từng hoạt động thì mỗi giáo viên nên tự nghiên cứu, thiết kế
theo kinh nghiệm và năng lực bản thân sao cho phù hợp với đối tượng học sinh tại
đơn vị.
Trong quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến này, chắc chắn tôi còn mắc một
số hạn chế nhất định. Chính vì vậy, sự đóng góp quý báu của quý đồng nghiệp sẽ
giúp tôi rất nhiều trong việc tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện đề tài tốt hơn.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, đây chính là sáng kiến kinh nghiệm cho chính
tôi viết ra qua một thời gian giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm. Nếu không đúng sự
thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
II. Kiến nghị:
Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài “ Dạy học theo chuỗi hoạt động ở
môn Ngữ văn THPT” để góp phần mang lại hiệu quả giảng dạy.
Giáo viên cần tăng cường trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm, thay đổi
nhận thức về vai trò của việc dạy học Ngữ văn theo chuỗi hoạt động.
Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản để giáo viên nâng cao kĩ năng soạn
thảo giáo án điện tử, thiết kế trò chơi, ứng dụng công nghệ thông tin,...góp phần nâng
cao hiệu quả giảng dạy nói chung và hiệu quả dạy học bằng các chuỗi hoạt động nói
riêng.

25


×