VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐOÀN THỊ HƢƠNG NHU
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT BỔ SUNG THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƢƠNG
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS CAO THỊ OANH
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, luận văn thạc sỹ “Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng phân tích trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa
học nào. Những kết quả nêu trong luận văn chưa được sử dụng trong bất kỳ công
trình nào khác. Những thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn cụ thể
nguồn sử dụng.
Tác giả
Đoàn Thị Hƣơng Nhu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
6
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT BỔ SUNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của áp dụng hình phạt bổ sung
6
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về hình phạt bổ
15
sung
1.3. Các hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 2015
22
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT BỔ SUNG
35
TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH HẢI DƢƠNG
2.1. Khái quát tình hình áp dụng hình phạt bổ sung trên địa bàn tỉnh
35
Hải Dương
2.2. Vướng mắc, bất cập, hạn chế và nguyên nhân khi áp dụng hình
43
phạt bổ sung trên địa bàn tỉnh Hải Dương
CHƢƠNG 3: SỰ CẦN THIẾT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
54
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT BỔ SUNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƢƠNG
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt bổ sung
54
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt bổ sung
57
KẾT LUẬN
70
DANH MỤC THAM KHẢO
72
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh, phòng chống tội phạm là nhiệm vụ thường xuyên của bất kỳ Nhà
nước nào. Và để thực hiện nhiệm vụ đó thì Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp
khác nhau về chính trị, kinh tế, giáo dục, pháp lý. Tuy nhiên, trong tất cả các biện
pháp đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm thì hình phạt là biện pháp nghiêm
khắc nhất, được áp dụng phổ biến nhất và có lịch sử lâu đời nhất. Hệ thống hình
phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ
sung, trong đó dưới góc độ triết học, hình phạt chính và hình phạt bổ sung có mối
quan hệ nội tại, tác động lẫn nhau. Hình phạt chính là bộ phận cơ bản có tính chất
quyết định của hệ thống hình phạt. Nội dung của các hình phạt chính thể hiện đầy
đủ nhất mục đích trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội
mới cũng như giáo dục người khác tôn trọng pháp luật. Bên cạnh đó, hình phạt bổ
sung giữ vai trò củng cố, hỗ trợ cho hình phạt chính, nhưng không thể thay thế hình
phạt chính.
Chế định hình phạt bổ sung trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam được
ra đời từ rất sớm. Ngay từ khi bắt đầu xây dựng nền móng pháp luật hình sự của
Nhà nước kiểu mới (năm 1945), Nhà nước ta đã quyết định vẫn tạm thời giữ lại một
số đạo luật hình sự, trong đó có chế định hình phạt bố sung của chế độ cũ với việc
đưa vào đó nội dung giai cấp mới. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử lập pháp
(từ năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015), chế định hình phạt bổ
sung luôn được kế thừa, bổ sung và hoàn thiện. Điều đó khẳng định chế định hình
phạt bổ sung có ý nghĩa lớn trong hệ thống pháp luật. Hình phạt bổ sung không có
vai trò quyết định như hình phạt chính nhưng vai trò nổi bật của hình phạt bổ sung
thể hiện ở tác dụng phòng, chống tội phạm, hỗ trợ, củng cố và tăng cường hiệu quả
của hình phạt chính. Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung còn có tác dụng trừng trị, cải
tạo, giáo dục người bị kết án, góp phần đa dạng hóa các hình phạt trong pháp luật
hình sự.
Tuy nhiên, từ thực tiễn xét xử của ngành Tòa án tỉnh Hải Dương thấy việc áp
dụng hình phạt bổ sung vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định như tỷ lệ các bị
1
cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung còn ít; chỉ áp dụng với một số tội phạm nhất định;
việc nhận thức pháp luật và áp dụng các quy định về hình phạt bổ sung giữa các
Thẩm phán và giữa các Tòa án còn chưa thống nhất, đồng bộ; một số Thẩm phán áp
dụng hình phạt bổ sung không đúng quy định… Nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế đó xuất phát từ việc quy định của pháp luật, từ ý thức chủ quan, trình độ
chuyên môn của người áp dụng pháp luật, từ sự hướng dẫn, giải thích của cấp trên
chưa kịp thời, đầy đủ… Những điều đó đã làm giảm hiệu quả của áp dụng hình phạt
bổ sung, làm cho hình phạt bổ sung không phát huy được mục đích, ý nghĩa của nó
trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định rõ nhiệm
vụ của cải cách tư pháp là bảo đảm để Toà án là trung tâm và xét xử là hoạt động
trọng tâm thì việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình phạt bổ sung, thực
tiễn áp dụng hình phạt bổ sung trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tìm ra được những tồn
tại, hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng hình phạt bổ
sung có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên, người viết đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Áp dụng hình
phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” là đề tài
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến áp dụng hình phạt bổ sung đã được
một số nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành nhưng việc nghiên
cứu còn chưa nhiều, phạm vi nghiên cứu còn hẹp, quy mô nhỏ (chỉ dừng lại ở từng
quy định cụ thể của hình phạt bổ sung hoặc trong một địa phương nhất định). Qua
tìm hiểu, người viết thấy có một luận án tiến sỹ, một số luận văn thạc sỹ, một cuốn
sách chuyên khảo, một số bài viết trên tạp chí đã nghiên cứu về những vấn đề này.
Có thể chia những công trình nghiên cứu, bài viết trên thành các nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất: Hệ thống sách chuyên khảo viết về hình phạt bổ sung có
cuốn “hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam” của TS. Trịnh Quốc Toản
viết tháng 7 năm 2011. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp và tương đối toàn
2
diện về hình phạt bổ sung trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. Cuốn sách đã
phân tích khá chi tiết những vấn đề mang tính lý luận về hình phạt nói chung và
hình phạt bổ sung nói riêng, so sánh đặc điểm của hình phạt với các biện pháp
cưỡng chế hình sự khác và đưa ra các tiêu chí phân loại hình phạt bổ sung, bên cạnh
đó đã đánh giá toàn diện các quy định về hình phạt bổ sung để chỉ ra những thiếu
sót, hạn chế trong lý luận và thực tiễn áp dụng và đề xuất những kiến nghị sửa đổi
Bộ luật hình sự.
- Nhóm thứ hai: Hệ thống các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ luật học: Luận
án tiến sỹ luật học của nghiên cứu sinh Trịnh Quốc Toản năm 2010 với đề tài “các
hình phạt bổ sung trong Luật hình sự Việt Nam”; luận văn “hình phạt bổ sung theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng” - luận văn thạc sỹ luật học
của Nguyễn Trúc Phương, 2016; luận văn “hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh” - luận văn thạc sỹ luật học của Văn Bảo Quốc, 2015;
luận văn “hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long
An” - luận văn thạc sỹ luật học của Huỳnh Thị Hồng Vân, 2015; Luận án tiến sỹ của
nghiên cứu sinh Trịnh Quốc Toản đã phát triển trên cơ sở cuốn sách chuyên khảo
“hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam” của chính tác giả; còn đối với các
luận văn khác, tùy vào từng đối tượng và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra,
mỗi tác giả cũng chỉ tập trung nghiên cứu về từng lĩnh vực liên quan đến hình phạt,
có tác giả chỉ nghiên cứu một loại hình phạt cụ thể như hình phạt tiền, hoặc có tác giả
nghiên cứu hình phạt bổ sung ở một địa phương nhất định.
- Nhóm thứ ba: Hệ thống các bài viết, đề tài khoa học được đăng trên các tạp
chí chuyên ngành như: “Điểm mới trong Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt bổ
sung” của Đào Lệ Thu trong tạp chí Luật học số 03/2000; “Về khái niệm và đặc
điểm của hình phạt bổ sung trong luật hình sự” của Trịnh Quốc Toản trong tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học 25/2009; “Các hình phạt bổ sung
trong luật hình sự năm 1999 và hướng dẫn hoàn thiện” của TS. Dương Tuyết Miên
trong tạp chí Tòa án nhân dân số 8 kỳ II tháng 4/2009; “Bàn về hình phạt bổ sung
đối với người bị xét xử được hưởng án treo theo Bộ luật hình sự năm 1999” của
Huỳnh Văn Út trong tạp chí Tòa án nhân dân số 11 kỳ 1 tháng 6/2013…Các bài viết
3
này cũng chỉ nghiên cứu từng khía cạnh nhỏ quy định của Bộ luật hình sự về hình
phạt bổ sung.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa có bài viết, công trình khoa học
nào nghiên cứu về vấn đề áp dụng hình phạt bổ sung của Tòa án nhân dân hai cấp
tỉnh Hải Dương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về hình
phạt bổ sung, nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt bổ sung trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân, sau đó luận văn đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của áp dụng
hình phạt bổ sung trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng hình phạt bổ sung;
đánh giá khái quát quá trình hình thành và phát triển của chế định hình phạt bổ sung
trong luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích các loại hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện
hành.
- Đánh giá thực trạng áp dụng hình phạt bổ sung của Tòa án nhân dân hai cấp
tỉnh Hải Dương trong 05 năm gần đây, chỉ ra những mặt tích cực cũng như hạn chế,
tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của áp dụng hình phạt bổ sung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu về vấn đề áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật
hình sự Việt Nam và về lý luận quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng trên địa
bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn chủ yếu là những kiến thức của khoa học của
luật học về hình phạt bổ sung được người viết lựa chọn làm cơ sở lý luận trong việc
nghiên cứu luận văn.
4
Ngoài ra các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực pháp luật hình sự; những thành tựu của khoa
học, triết học, xã hội học, luật học, các học thuyết chính trị pháp lý.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là những kiến thức của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, người viết còn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, lịch sử, phương
pháp thống kê, khảo sát (người viết đã phân tích các quy định của pháp luật, phân
tích các ví dụ, dẫn chứng minh họa, có sự tống hợp, đối chiếu so sánh các quy định
của pháp luật, so sánh cách thức áp dụng của các địa phương khác nhau; đồng thời
thống kê các số liệu cụ thể…). Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, người viết còn
tham khảo ý kiến chuyên gia và nghiên cứu các bản án, hồ sơ vụ án, các báo cáo
tổng kết của ngành Tòa án.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu thành công luận văn là cơ sở cho việc bổ
sung các quan điểm lý luận về hình phạt nói chung và hình phạt bổ sung nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể được vận dụng trong thực tiễn
xét xử, áp dụng hình phạt bổ sung của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Hải
Dương, giúp cho các Thẩm phán có cái nhìn toàn diện, thấy được vị trí, vai trò của
hình phạt bổ sung và những hạn chế, thiếu sót trong quá trình áp dụng để khắc phục
trong thời gian tới.
Ngoài ra, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy trong các trường nghiệp vụ của ngành luật ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng hình phạt bổ sung
Chương 2: Thực tiễn áp dụng hình phạt bổ sung trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt bổ sung trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
5
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT BỔ SUNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của áp dụng hình phạt bổ sung
1.1.1. Khái niệm áp dụng hình phạt bổ sung
1.1.1.1. Khái niệm hình phạt bổ sung
Hệ thống hình phạt của nước ta hiện nay được áp dụng đối với hai đối tượng,
đó là người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội. Đối với mỗi đối tượng áp
dụng hình phạt, hình phạt lại được chia ra làm hai nhóm: nhóm hình phạt chính và
nhóm hình phạt bổ sung. Chưa có khái niệm về hình phạt bổ sung được quy định cụ
thể trong Bộ luật hình sự nên hiện nay còn có khá nhiều quan điểm khác nhau về
hình phạt bổ sung. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, hình phạt bổ sung được hiểu
là “hình phạt được Tòa án quyết định thêm đối với người bị Tòa án quyết định hình
phạt chính. Tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể, trong bản án, kèm theo hình phạt
chính, Tòa án có thể tuyên một hoặc một số hình phạt bổ sung” [11, tr 113].
PGS.TS. Trần Văn Độ trong bài “một số ý kiến về quyết định hình phạt bổ sung”
đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm 1990 cho rằng: “Hình phạt bổ sung là
hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính nhằm tăng cường hiệu quả của
việc áp dụng hình phạt, đáp ứng mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội, phòng
ngừa chung và phòng ngừa riêng”. [13, tr 8]. TS. Uông Chu Lưu trong cuốn “Hình
phạt trong Luật hình sự Việt Nam” thì quan niệm: “Hình phạt bổ sung là biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án áp dụng
đối với người phạm tội, phản ánh sự đánh giá của nhà nước về hành vi phạm tội và
người đã thực hiện hành vi đó” [23, tr 229]. Còn GS.TS Võ Khánh Vinh trong cuốn
“Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam” lại định nghĩa: “Hình phạt bổ
sung là hình phạt được bổ sung thêm vào hình phạt chính và không được tuyên độc
lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo một hình phạt chính. Tùy theo từng trường hợp cụ
thể của vụ án, kèm theo một hình phạt chính, Tòa án có thể tuyên một hoặc vài hình
phạt bổ sung”[59, tr 113].
6
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về hình phạt bổ sung, nhưng có thể
khẳng định các tác giả đều đưa ra một số điểm thống nhất khi quan niệm về hình
phạt bố sung như sau, đó là một dạng hình phạt nhẹ hơn hình phạt chính, được Tòa
án tuyên kèm với hình phạt chính mà không được tuyên độc lập, để hỗ trợ tăng
cường sự răn đe, giáo dục của hình phạt chính đối với người bị kết án. Việc áp dụng
hình phạt bổ sung có thể là bắt buộc hoặc tùy nghi.
Kế thừa các quan niệm về hình phạt bổ sung nêu trên, đồng thời căn cứ vào
các quy định của hình phạt bổ sung Việt Nam hiện hành, có thể hiểu hình phạt bổ
sung như sau:
Hình phạt bổ sung là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước được
quy định trong luật hình sự, do Tòa án tuyên kèm theo hình phạt chính trong bản án
đối với một số tội phạm nhằm tăng cường hiệu quả của hình phạt chính. Người
phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
1.1.1.2. Khái niệm áp dụng hình phạt bổ sung
Áp dụng hình phạt là một loại hình áp dụng pháp luật. Nếu như áp dụng pháp
luật nói chung là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước, thông qua cơ
quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao
quyền, tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy
định hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát
sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật thì áp dụng hình phạt lại là
một loại áp dụng pháp luật đặc biệt.
Để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể và của
công dân, đấu tranh phòng và chống tội phạm, Nhà nước ta sử dụng nhiều biện pháp
cưỡng chế khác nhau. Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước thì
hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Hình phạt được Nhà nước sử
dụng như là công cụ hữu hiệu, cần thiết và không thể thay thế trong cuộc đấu tranh,
phòng chống tội phạm.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án áp dụng theo
một trình tự đặc thù. Trong mọi trường hợp không được áp dụng hình phạt đối với
những hành vi không được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, và tất nhiên cũng
7
không được áp dụng một loại hình phạt nào đó nếu hình phạt ấy không được quy
định trong hệ thống hình phạt hoặc không được quy định trong chế tài của điều luật
mà hành vi bị xử phạt thỏa mãn. Và chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng hình phạt,
ngoài Tòa án không có một cơ quan nào khác có quyền xét xử và quyết định hình
phạt. Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [31, tr.
54]. Tòa án áp dụng hình phạt theo một trình tự đặc thù, đó là tố tụng hình sự. Toàn
bộ quá trình đưa đến việc Tòa án xét xử, định tội và quyết định hình phạt với người
phạm tội phải trải qua một quá trình tố tụng nghiêm ngặt do các cơ quan tiến hành
tố tụng thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội. Điều này có nghĩa hình phạt không thể được áp dụng đối với các thành
viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội hoặc pháp
nhân thương mại khác nếu họ không thực hiện những hành vi phạm tội được quy
định trong Bộ luật hình sự.
Như vậy, áp dụng hình phạt là việc Tòa án theo trình tự luật định quyết định
một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định trong Bộ luật hình sự đối
với người hoặc phạm nhân thương mại phạm tội trong bản án.
Từ khái niệm áp dụng hình phạt, ta có thể khái niệm áp dụng hình phạt bổ
sung như sau: Áp dụng hình phạt bổ sung là việc Tòa án theo trình tự luật định
quyết định một hoặc một số hình phạt bổ sung được Luật quy định cùng với một
hình phạt chính đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội trong bản án.
1.1.2. Đặc điểm của áp dụng hình phạt bổ sung
Nghiên cứu hình phạt bổ sung cho thấy, việc áp dụng hình phạt bổ sung
ngoài những đặc điểm của áp dụng hình phạt nói chung như áp dụng hình phạt là
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước gắn với tội phạm; được luật quy định; được Tòa
án áp dụng theo trình tự luật định; chỉ áp dụng chính với người phạm tội hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội thì việc áp dụng hình phạt bổ sung còn có những đặc
điểm đặc trưng riêng sau:
8
Thứ nhất, hình phạt bổ sung không được áp dụng độc lập với mỗi loại tội
phạm cụ thể mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính khi nhân danh Nhà nước
tuyên bố bản án kết tội đối với người bị kết án. Toà án có thể áp dụng một trong các
hình phạt chính được quy định trong điều luật về tội phạm cụ thể: “Đối với mỗi tội
phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một
hoặc một số hình phạt bổ sung” (khoản 3 Điều 32 Bộ luật hình sự) [33, tr. 27]; “Đối
với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính
và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung” (khoản 3 Điều 33 Bộ luật
hình sự) [33, tr. 27]. Đây là một đặc điểm quan trọng của áp dụng hình phạt bổ sung,
giúp phân biệt sự khác nhau rõ nét nhất giữa loại hình phạt này với hình phạt chính.
Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam được phân chia thành hình
phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt chính và hình phạt bổ sung được phân
biệt chủ yếu dựa vào khả năng áp dụng độc lập của từng loại hình phạt đối với các
trường hợp phạm tội cụ thể. Theo đó, về nguyên tắc, hình phạt chính luôn luôn
được áp dụng độc lập, không phụ thuộc vào các loại hình phạt khác. Đối với mỗi
một tội phạm, Toà án chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính. Trong khi đó hình
phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà chỉ có thể được áp dụng kèm theo
hình phạt chính. Nếu bị cáo không bị áp dụng hình phạt chính thì Toà án cũng
không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Trong trường hợp một người bị
kết án về nhiều tội, thì hình phạt bổ sung của tội nào chỉ được áp dụng kèm theo
hình phạt chính của tội ấy, không tuyên hình phạt bổ sung chung chung cho tất cả
các tội. Đặc điểm đặc thù này của áp dụng hình phạt bổ sung xuất phát chính từ
chức năng của hình phạt bổ sung là củng cố, tăng cường hiệu quả của việc áp dụng
hình phạt, tức là hình phạt bổ sung giúp cho việc xử lý tội phạm được toàn diện và
triệt để, tăng cường thêm tác dụng phòng ngừa riêng và răn đe chung của hình phạt
chính. Mặt khác, nếu giả sử hình phạt bổ sung được áp dụng độc lập thì do mức độ
trừng trị, cưỡng chế của nó ít nghiêm khắc, nên mục đích phòng ngừa riêng và
phòng ngừa chung cũng khó đạt được trong thực tiễn áp dụng và thi hành. Mặc dù
chỉ được áp dụng bổ sung cho hình phạt chính, nhưng hình phạt bổ sung có ưu điểm
nổi bật thể hiện trong vai trò phòng ngừa tội phạm, tức là việc áp dụng hình phạt bổ
9
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full