Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Sự hài lòng về hoạt động thư viện của sinh viên trường đại học tài chính – kế toán quảng ngãi hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.84 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỒN THỊ NGỌC YẾN

SỰ HÀI LỊNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN CỦA SINH
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỒN THỊ NGỌC YẾN

SỰ HÀI LỊNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN CỦA SINH
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

Ngành: Xã hội học
Mã số: 8 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. TRẦN THỊ MINH THI

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Minh Thi. Các số
liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.

Học viên

Đồn Thị Ngọc Yến


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa
học: Tiến sĩ Trần Thị Minh Thi đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng xin cảm ơn Học viện khoa học xã hội Việt Nam
– Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tơi
trong suốt q trình theo học ở đây. Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo –
những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích trong q trình
học tập. Tơi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường, các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên Đai học Tài chính – Kế tốn đã tạo điều kiện cho tơi tiến hành khảo sát và
nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và những người thân yêu của tơi đã
ủng hộ, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn.

Học viên


Đoàn Thị Ngọc Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .. .................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................14
1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................14
1.1.1. Thư viện ..........................................................................................................14
1.1.2. Dịch vụ ............................................................................................................14
1.1.3. Sự hài lòng ......................................................................................................14
1.1.4. Sinh viên ..........................................................................................................15
1.1.5.Cở sở vật chất và trang thiết bị ........................................................................15
1.2. Lý thuyết vận dụng.............................................................................................16
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của R. Merton ..................................................16
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .......................................................17
1.3. Nguồn gốc và vai trò, nhiệm vụ của thư viện ....................................................20
1.3.1. Nguồn gốc thư viện .........................................................................................20
1.3.2. Vai trò của thư viện .........................................................................................21
1.3.3. Nhiệm vụ của thư viện trường đại học ............................................................24
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN
CỦA SINH VIÊNTRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN ..................27
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Tài chính - Kế tốn ..............27
2.1.1. Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế tốn ...............................................27
2.1.2. Vai trị của Thư viện đối với sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán .29
2.2.Chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường Đại học Tài chính - Kế tốn ........31
2.2.1.Chức năng ........................................................................................................31
2.2.2.Nhiệm vụ ..........................................................................................................31
2.3.Sự hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất – trang thiết bị của thư viện ...........32
2.4.Sự hài lòng của sinh viên về các dịch vụ tiện ích của thư viện ..........................39

2.5 Sự hài lịng của sinh viên về thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ thư viện .48
2.6. Sự hài lòng của sinh viên về nội quy của thư viện ............................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC .


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lần lên thư viện trong một tuần............................................................ 33
Bảng 2.2. Mức độ hài lòng hệ thống điện nước ........................................................ 38
Bảng 2.3. Mức độ hài lòng về chất lượng nguồn tài liệu của thư viện ..................... 41
Bảng 2.4. Kiểm định mối quan hệ giữa ngành học với mức độ hài lòng về chất
lượng internet của phòng thư viện điện tử ................................................................ 46
Bảng 2.5. Đánh giá chung nhất về các dịch vụ tiện ích của thư viện ....................... 47
Bảng 2.6. Đánh giá chung nhất thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ thư viện .. 51
Bảng 2.7. Đánh giá chung nhất nội quy thư viện ...................................................... 61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng các phòng đạt yêu cầu về vệ sinh an tồn (%) ............ 35
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lịng khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, thơng thống (%) .......... 37
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng về việc đáp ứng sách, báo, tạp chí của thư viện (%) ... 40
Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng phòng internet (%) ......... 43
Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng nhân viên phục vụ nhiệt tình hướng dẫn (%) ............. 49
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng thời gian mượn - trả sách của thư viện (%) ................ 54
Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng việc sinh viên ăn mặc lịch sự khi lên thư viện (%) ..... 56
Biểu đồ 2.8. Mức độ hài lòng máy tính tra cứu tài liệu (%) ....................................... 59


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hệ thống giáo dục Đại học của Việt Nam đang thực hiện cải cách
tạo tín chỉ với phương châm “lấy người học làm trung tâm” là yếu tố cơ bản của sự
phát triển nhanh và bền vững. Tại Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày
15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương
hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Bộ Chính trị đã đề ra 7 nhóm
nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và
đào tạo Việt Nam, trong đó có giải pháp "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học,
khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực,
sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu
cho học sinh, sinh viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo
gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống". Do vậy, đòi hỏi sinh viên phải
chủ động trong việc học tập và tìm kiếm tài liệu nhằm nâng cao kiến thức của mình.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế
sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ và mục tiêu khơng ngừng nâng cao chất lượng
đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cho
hoạt động thư viện trong các trường đại học hiện nay. Hệ thống thư viện, giáo trình,
tài liệu là một trong những tiêu chí để đánh giá trong kiểm định chất lượng trường
đại học; là điều kiện quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Do
đó, q trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam phải song hành với quá trình đổi
mới các thư viện đại học nhằm thỏa mãn tốt nhất, thuận lợi nhất nhu cầu thông tin
khoa học cho người dạy, người học. Sinh viên phải thực sự học và nỗ lực rất nhiều,
phải nghiên cứu sâu phù hợp với chuyên ngành của mình nhằm trao dồi kiến thức từ
chính mình và nghe giảng bài từ thầy cơ. Vì vậy, thư viện sẽ là điểm đến nhằm hỗ
trợ cho sinh viên học tập tích cực, nơi mà sinh viên trau dồi kiến thức. Thư viện
đóng một vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Thư viện từ
lâu đã được xem là nơi cung cấp lượng tri thức phục vụ cho việc học tập, giảng dạy
và nghiên cứu.

1



Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày
04/5/2007 của Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã
đề ra mục tiêu: “Hết sức coi trọng vị trí thư viện trường đại học trong cơng tác đào
tạo và nghiên cứu khoa học; nâng cấp thư viện các trường đại học; xây dựng mới, tu
bổ lại trụ sở thư viện, tạo cho các thư viện hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết
bị; phong phú về tài liệu. Xây dựng một hệ thống thư viện đại học mạnh, phát triển
theo hướng hiện đại, thư viện điện tử, thư viện số. Có khả năng đáp ứng các nhu cầu
thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng”. Thư viện là bộ phận
khơng thể thiếu trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người học phát
triển toàn diện. Thư viện cũng là không gian lý tưởng, thoải mái cho sinh viên sau
những giờ học căng thẳng. Thư viện từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng của mình
trong việc phục vụ giảng dạy và học tập của người dạy và người học trong các
trường học. Thư viện có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà
trường, bao gồm điểm số và khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Các
hoạt động thư viện hiệu quả và mạnh mẽ sẽ dẫn đến kết quả học tập tốt hơn bất kể
điều kiện kinh tế xã hội hay là trình độ dân trí của người lớn tại cộng đồng đó. Các
thư viện trường học có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của người
học, khả năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân.
Đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, là một đầu tư đặc biệt về kinh tế
mà hệ quả của sự đầu tư được đo lường bởi chất lượng giáo dục, có tác động lớn,
lâu dài đến sự phát triển của một đất nước. Bởi thế mạnh của thư viện đại học là nơi
cung cấp nguồn thông tin quan trọng nhất của nhà trường; là điểm kết nối giữa
nguồn thông tin của xã hội và nhu cầu của sinh viên; là môi trường rèn luyện và
phát huy khả năng độc lập trong khám phá và tư duy sáng tạo của sinh viên. Ở thư
viện đại học, bài giảng của thầy chỉ còn là những định hướng, qua đó sinh viên xác
định mục tiêu của cơng cuộc khám phá, việc lựa chọn, đồng hoá những kiến thức
tuỳ thuộc vào ý muốn của sinh viên. Vì thế thư viện phải là địa chỉ cần thiết để sinh


2


viên từng bước tập dượt trở nên con người có ích, có năng lực và chinh phục đỉnh
cao trí tuệ.
Hệ thống giáo dục đại học, chất lượng đào tạo được coi là quan trọng nhất và được
hợp thành từ nhiều yếu tố: cơng tác giảng dạy, chương trình đào tạo, đội ngũ cán
bộ, giảng viên, sinh viên, các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học, điều kiện
cơ sở vật chất trang thiết bị và đặc biệt thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo của một trường đại học.
Trường Đại học Tài chính – Kế toán từ ngày thành lập đến nay, trải qua 41
năm, đã không ngừng mở rộng quy mô ngành, đào tạo, đáp ứng kịp thời nguồn nhân
lực có chất lượng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm
qua, để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đã không ngừng đầu tư, cải tiến
nâng cao số lượng và chất lượng các cơ sở vật chất nói chung và thư viện nói riêng,
bồi dưỡng năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Trên những điều kiện đó,
thư viện trường Đại học Tài Chính – Kế Tốn mong muốn tạo nên một môi trường
tốt nhất để sinh viên học tập, nghiên cứu. Do đó, thư viện phải tăng cường các thể
loại, đảm bảo về nội dung để phù hợp với các ngành đào tạo của trường.
Tuy nhiên, những hoạt động của thư viện của Trường chưa thật sự phù hợp,
còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp thời việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
đại học theo yêu cầu phát triển của xã hội. Yêu cầu cấp thiết đối với thư viện
Trường Đại học Tài chính – Kế tốn là cần phải có các biện pháp hoạt động một
cách thiết thực, hiệu quả để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học tập,
nâng cao chất lượng đào tạo
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sự hài lòng về hoạt động thư
viện của sinh viên Trường Đại học Tài Chính – Kế Tốn Quảng Ngãi hiện nay”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài (ngoài nƣớc và trong nƣớc)
Lịch sử về thư viện đã trải qua hơn 25 thế kỷ. Cùng với sự tiến hóa của nhân

loại, con người càng tiến bộ hơn trong nhận thức và thư viện ngày càng được phát
triển. Thư viện có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Thư viện là nơi
lưu giữ và phổ biến những thông tin, tri thức của nhân loại kết tinh trong tài liệu.

3


Thư viện giúp con người nghiên cứu quá khứ, nắm vững hiện tại, hiểu biết được
tương lai. Thư viện là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, là một
bộ phận khơng thể thiếu trong việc hình thành mơi trường văn hóa học đường. Thư
viện sẽ là nơi khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của
giảng viên và sinh viên.
Trong quá trình hình thành và phát triển, thư viện và vấn đề tổ chức quản lý
hoạt động thư viện đã có bước chuyển song hành với sự phát triển của xã hội. Đó là
bước chuyển từ quản lý thủ cơng – quản lý tư liệu: sách được xếp theo kích cỡ trong
những kho kín trong thư viện, độc giả chỉ tiếp cận với thủ thư ở quầy để yêu cầu
mượn sách. Cho đến một lúc, cũng xuất phát từ ý định ban đầu là làm tốt công việc
lưu trữ và bảo quản, thư viện đã chú trọng đến việc xem người sử dụng là trung tâm,
với sự nhấn mạnh đến việc trao đổi thông tin. Giai đoạn quản lý thông tin được xem
như bắt đầu cùng với sự ra đời ngành Thông tin học. Cuộc bùng nổ thông tin và sự
tiến nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin và viễn thông đã đưa con người đến
với kỷ nguyên số. Nghiệp vụ thơng tin thư viện địi hỏi người cán bộ thư viện phải
quản lý những thơng tin hữu ích và có ý nghĩa được gọi là tri thức, tập hợp chúng
thành những bộ sưu tập trong thư viện số. Xây dựng thư viện số là ta đã bắt đầu
bước qua một giai đoạn phát triển mới của ngành thông tin thư viện: giai đoạn quản
lý tri thức.
Do vậy, vấn đề nghiên cứu thư viện và sự phát triển của nó đã được sự quan
tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước dưới nhiều góc độ khác nhau.
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Sự nghiệp thư viện thế giới có lịch sử phát triển lâu dài. Trải qua những năm

tháng cùng với bao thăng trầm, sự nghiệp thư viện thế giới không ngừng phát triển
với những bước tiến và những thành tựu đáng kể đã và đang phục vụ cho sự phát
triển của các quốc gia trên cơ sở các thông tin phục vụ sự phát triển của mọi lĩnh
vực trong cuộc sống. Đặc biệt vai trò của thư viện trong những năm cuối thế kỷ XX.
Trong giai đoạn đó sự nghiệp thư viện thế giới đã có rất nhiều đổi mới, vấn đề mới,
sự kiện mới xảy ra.

4


Chúng ta cũng thấy được những nghiên cứu gần đây về thư viện và những
bản báo cáo nghiên cứu của tổ chức quốc tế như Hội Đồng về Tài nguyên Thông tin
Thư viện (Council on Library and Information Resources – CLIR), báo cáo về
tương lai kiểm soát thư mục của Quốc hội Mỹ (Library of Congress) và các điều tra
nghiên cứu về xu hướng và nhu cầu của thư viện đại học và nghiên cứu của Ủy ban
chung về Hệ thống Thông tin (Joint Information Systems Committee –JISC).
Những bản báo cáo và điều tra này đã chỉ ra những xu hướng thay đổi căn bản về
các tiêu chuẩn thực hành biên mục cũng như kiểm soát thư mục phù hợp với môi
trường truy cập điện tử, thu thập và bảo quản tài liệu số nhằm tạo ra sự sẵn có truy
cập bền vững với thời gian cho giới nghiên cứu, đồng thời định hình lại cơng nghệ
thư viện với các hệ thống phát hiện và chuyển giao tài nguyên thông tin và mơ hình
dữ liệu thống nhất phù hợp với bối cảnh thay đổi của kỷ ngun Internet.
Cơng trình nghiên cứu của M. Lonsdale về “Tác động của thư viện trường học tới
kết quả học tập của sinh viên” đã cho thấy sự liên kết giữa thư viện trường với kết
quả học tập của sinh viên [35].
- Một thư viện tốt với đầy đủ nhân viên, các nguồn lực và kinh phí sẽ làm
cho kết quả học tập của sinh viên tốt lên.
- Chất lượng tài liệu có tác động đến việc học của sinh viên.
- Kết quả bài kiểm tra tăng lên khi việc sử dụng tăng lên
- Mối quan hệ giữa giảng viên và cán bộ thư viện có tác động cụ thể đến việc

học, là mối quan hệ giữa các học phần dự kiến, phát triển nguồn tài liệu và sự phát
triển cá nhân.
Các tác giả Robert Burgin, Pauletta Brown Bracy và Kathy Brown qua cơng
trình nghiên cứu “Các thư viện trường và trung tâm thông tin đã làm tăng kết quả
học tập của học sinh ở North Carolina như thế nào”, dựa trên cơ sở dữ liệu của
2.138 thư viện trường học và 2.529 cán bộ thư viện ở Bắc Carolina, Hoa Kỳ, do Sở
Giáo dục Liên bang cung cấp, các tác giả đã khảo sát ngẫu nhiên 500 người được
chọn từ các trường nói trên, kết quả khảo sát cho thấy các chương trình hoạt động
của thư viện trường học ở Bắc Carolina tập trung vào các lĩnh vực sau [37]:

5


- Cán bộ thư viện
- Thời gian phục vụ
- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin
- Tra cứu Internet
- Kinh phí hoạt động
- Sự quản lý
Cơng trình nghiên cứu này cho thấy các hệ thống thư viện đã có những tác
động cụ thể lên kết quả học tập của học sinh, được đo bằng điểm đọc chuẩn và các
bài thi trắc nghiệm.
Một số tác giả nước ngoài khác cũng quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này
như cuốn “Library management” của tác giả Robert D. Sueart và John Taylor xuất
bản năm 1981. Cuốn sách nêu được khía cạnh lịch sử của quản lý thư viện và nêu
cụ thể các chức năng của quản lý thư viện hiện đại. Cuốn “Quality management for
information and library managers” của tác giả Peter Broply và Kate Coulling xuất
bản năm 1996 thì đưa ra những tiêu chuẩn về chất lượng quản lý thông tin thư viện,
so sánh thư viện với các dịch vụ thông tin của các cơ quan thơng tin khác [38].
Nhìn chung những cuốn sách của các tác giả nước ngoài thường được sử

dụng để tham khảo thêm về phương thức tổ chức, quản lý và để học tập rút kinh
nghiệm khi áp dụng các phương thức đó vào thư viện Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thư viện có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lương đào tạo, đặc
biệt là đào tạo đại học và sau đại học. Trong bài viết “Vai trò của thư viện trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo sau Đại học tại Học viện kỹ thuật quân sự” của
Đinh Minh Chiến đã thể hiện được điều đó. Nó đã nêu lên vai trị quan trọng của
thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sau Đại học tại Học viện kỹ thuật
quân sự. Tại đây, họ đã thực hiện công tác bổ sung tài liệu, tạo phương tiện trả cứu
tiện ích, tổ chức phục vụ thông tin, tài liệu. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên những
khó khăn, hạn chế của thư viện trong việc phục vụ đào tạo sau đại học như nguồn

6


kinh phí, thu thập thơng tin nội sinh, nguồn tài liệu tham khảo, diện tích thư viện.
Ngồi ra, ơng cịn đưa ra một số giải pháp phát triển thư viện.
Bài viết “Thư viện đại học và việc đổi mới phương pháp học tập của sinh
viên” của Lê Quỳnh Chi được in trong tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm thành
phố Hồ Chí Minh. Bài viết nói về thư viện và việc đổi mới phương pháp học tập của
sinh viên, đưa ra nhiều phương pháp, thư viện tạo động cơ học tập, hình thành thói
quen tra cứu tham khảo tài liệu nhằm đổi mới phương pháp học tập của sinh
viên,từng bước hình thành kĩ thành kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng tìm kiếm, khai thác
nguồn thơng tin đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học tập. Thư viện trường đại
học là một nơi để sinh viên học tập nghiên cứu tham khảo tài liệu, nghiên cứu.Là
một môi trường rèn luyện không thể thiếu để sinh viên phát huy khả năng độc lập tư
duy, sáng tạo….
Tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh, với đề tài“Thư viện các trường đại học với
việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học”.Nói về vai trò của trường đại học với
việc nâng cao chất lượng nền giáo dục đồng thời đưa ra nhiều giải pháp nâng cao

chất lượng giáo dục ở Việt Nam….Tuy nhiên những đề tài nghiên cứu đó chỉ quan
tâm đến vai trò, định hướng phát triển thư viện.Những ảnh hưởng của thư viện đến
nền giáo dục, đến sự phát triển của sinh viên chứ chưa tìm hiểu đến ý thức sử dụng
của sinh viên về sử dụng thư viện.
Qua đề tài nghiên cứu của tác giả Lê Thu Hoài về “Đánh giá hoạt động khai
thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm
cuối hệ đại học chính quy, học viện chính trị - hành chính quốc gia Tp.HCM”,
tác giả muốn làm rõ những tác động của thư viện đến việc học của sinh viên. Thay
vì học thụ động, kiến thức sinh viên tiếp nhận được chỉ bó hẹp trong những bài
giảng của giáo viên, sinh viên có thể đến thư viện đọc tài liệu, nghiên cứu và làm
chủ kiến thức của mình.
Bàn về chất lượng thư viện thì tác giả Ninh Thị Kim Thoa đã có nghiên cứu
“Vai trị của quản lý chất lượng trong thư viện đại học Việt Nam”. Tác giả đã
khái quát một vài nét về quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng trong

7


thư viện nói riêng trong đó có nêu ra vài nét về quản lý chất lượng trong các thư
viện đại học trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, phân tích khả năng sử dụng quản lý
chất lượng trong thư viện đại học Việt Nam hiện nay.
Với chủ đề này, Huỳnh Văn Thơng cũng đã có bài nghiên cứu “Giải pháp
thơng tin – thư viện cho bài tốn nâng cao chất lượng đào tạo của trường”. Bài
viết đã nêu ra vấn đề thông tin – thư viện của trường là điểm cần quan tâm như một
trong những giải pháp tổng thể cho việc nâng cao chất lượng của trường trong bối
cảnh hiện nay và trong tương lai bao gồm giải pháp về các điều kiện tiếp nhận
thông tin và giải pháp đảm bảo thông tin. Đồng thời, tác giả nêu ra một số nhược
điểm đáng lưu ý trong thực trạng thông tin và thư viện của trường như hệ thống
thông tin của trường hiện nay còn chưa đạt được mức tích hợp thơng tin cần thiết,
các dịch vụ thơng tin - thư viện của trường còn đơn điệu và lạc hậu, chất lượng

thơng tin cịn thấp, thực trạng về việc cải thiện đội ngũ người dùng. Dự án QIA “A”
(là một phần chương trình đầu tư cho hệ thống thơng tin – thư viện của trường kế
hoạch chiến lược 2001 - 2005) cần phải tạo ra những tác động đối với quá trình
nâng cao chất lượng.
Cùng chủ đề trên, bài nghiên cứu “Thư viện Đại học Đà Lạt với việc nâng
cao chất lượng đào tạo” của Lê Mạnh Xuân và Hoàng Văn Linh đã nêu ra hiện
trạng và nguyên nhân hạn chế khả năng đóng góp của thư viện Đại học Đà Lạt trong
đó việc áp dụng cơng nghệ thơng tin – nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển của thư
viện Trường Đại học Đà Lạt và đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo thông qua sự phát triển của thư viện.
Để cho thư viện có thể thực hiện tốt vai trị của nó thì cần phải chú ý để xây
dựng. Trong bài viết “Xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục Đại học” của Nguyễn Thị Lan Thanh, đã đề cập thực trạng của thư viện
của các trường Đại học hiện nay còn bộc lộ khá nhiều hạn chế: tài liệu, ứng dụng
công nghệ thông tin, sản phẩm và dịch thông tin, công tác giới thiệu tài liệu. Xây
dựng thư viện các trường Đại học đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả
giáo dục Đại học: vốn tài liệu, chất lượng vốn tài liệu; các hoạt động phục vụ: ứng

8


dụng cơng nghệ thơng tin, tổ chức hệ thống phịng phục vụ từ chọn, đa dạng hóa các
sản phẩm và dịch vụ thơng tin. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Bộ
giáo dục và đào tạo đầu tư cho các thư viện ở các trường Đại học trọng điểm, Ban
giám hiệu của các trường để nâng cao cơ sở vật chất đầu tư thiết bị hiện đại, thành
lập hội đồng thư viện.
Qua một số nghiên cứu trên, chúng ta đã thấy được vai trò thiết yếu của thư
viện trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Nhưng hầu hết các tác giả đều
hướng tới việc cần phải nâng cao chất lượng của thư viên mà chưa đề cập tới suy
nghĩ, hài lòng của sinh viên và các độc giả khác.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về hoạt động thư viện và khảo sát thực trạng
sự hài lòng về hoạt động thư viện của sinh viên, đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm của đề tài như: thư viện, sự hài lòng, sinh viên và
một số khái niệm khác có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát sự hài lòng về hoạt động thư viện của sinh viên Trường Đại học
Tài Chính – Kế Toán Quảng Ngãi.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng của thư viện Trường
Đại học Tài chính – Kế tốn.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự hài lòng về hoạt động thư viện của sinh viên Trường Đại học Tài Chính –
Kế Tốn Quảng Ngãi.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khảo sát sinh viên năm thứ 1, năm thứ 2, năm thứ 3, năm thứ 4 đang theo
học thuộc hệ chính quy của Trường Đại học Tài Chính – Kế Toán Quảng Ngãi.

9


4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Trường Đại học Tài Chính – Kế Tốn,
Thị Trấn La Hà, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ ngày 20/6/2017- 10/3/2018
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

5.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sự hài lòng về hoạt động thư viện của sinh viên Trường Đại
học Tài chính – Kế toán như thế nào?
-

Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thái độ phục vụ của cán bộ,

nhân viên thư viện ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên?
5.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên hài lòng rất nhiều về thư viện Trường Đại học Tài chính – Kế
tốn.
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên thư
viên ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hài lòng của sinh viên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của chúng tơi kết hợp bằng hai dữ liệu định tính và định
lượng.
5.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Cách chọn mẫu: Do không có điều kiện khảo sát tồn bộ sinh viên Đại học
Tài Chính – Kế Tốn Quảng Ngãi. Nên chúng tơi đã nghiên cứu bằng việc chọn
mẫu xác suất theo kiểu lấy mẫu ngẫu nhiên đơn thuần, giới tính, khóa học và ngành
học.
Dung lượng mẫu là 200 chia đều cho hai giới theo tỷ lệ là 100 nam và 100
nữ. Cụ thể là: 50 sinh viên năm thứ nhất, 50 sinh viên năm thứ hai, 50 sinh viên
năm thứ 3, 50 sinh viên năm 4.

10


5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu đối với các đối tượng: cán bộ thư viện, sinh viên

nhằm tìm hiểu sâu về “Sự hài lịng về hoạt động thư viện của sinh viên Đại học
Tài chính – Kế toán Quảng Ngãi hiện nay”
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm để bổ sung và lý giải những số liệu mà
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thu thập. Qua đó, chúng ta thấy được việc sử
dụng thư viện của sinh viên như thế nào để đưa ra những đề xuất cụ thể.
Đề tài thực hiện 4 cuộc phỏng vấn sâu dành cho sinh viên: 2 nữ sinh viên, 2
nam sinh viên.
5.2.3. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát các hoạt động của sinh viên trong quá trình tới thư viện
học tập và nghiên cứu... để bổ sung thêm thông tin cho các dữ liệu thu thập được từ
phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
5.2.4. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp: Dựa trên các đề tài có liên quan đến “Sự hài
lòng về hoạt động thư viện của sinh viên Trường Đại học Tài Chính – Kế Tốn
Quảng Ngãi” như các báo cáo khoa học, các cơng trình nghiên cứu đăng trên tạp
chí xã hội học, tạp chí giáo dục...vv để làm rõ các vấn đề.
Thu thập thông tin sơ cấp: quan sát, phỏng vấn sâu, điều tra bằng bảng hỏi
chọn mẫu ngẫu nhiên, tiện lợi.
5.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Các thông tin được thu thập bằng phương pháp bảng hỏi sẽ được nhập và xử
lý bằng phần mềm SPSS.
- Thơng tin sẵn có sẽ được tổng hợp lồng ghép trong q trình phân tích dữ
liệu.
- Thơng tin phỏng vấn sâu dung phương pháp phân tích, tổng hợp, trích dẫn
để minh họa, bổ sung cho các kết quả định lượng.

11


5.3. Khung phân tích

Các yếu tố tác động đến việc sử dụng
Thư viện của sinh viên

Giới tính

Ngành học

Khóa học

Thực trạng đánh giá hoạt động thư viện của sinh viên

Cơ sở vật chất

Dịch vụ tiện ích

Thái

– trang thiết bị

của thư viện

phong
phục

độ


cách

vụ


Nội quy

của

cán bộ thư viện
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Với tính chất cấp thiết và thực tiễn của đề tài, các thông tin định lượng và
định tính thu thập được với mong muốn góp một phần nhỏ cho hệ thống lý luận và
phương pháp luận trong phạm vi liên quan đến vấn đề sự hài lòng về hoạt động thư
viên của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Kế tốn. Luận văn ứng dụng một số
lý thuyết xã hội học có liên quan.
Mong muốn nghiên cứu này sẽ góp phần nào đó cung cấp một số số liệu
mang tính sơ bộ phục vụ cho các nghiên cứu có liên quan chuyên nghành sâu và
rộng sau này.

12


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài “Sự hài lòng về hoạt động thư viện
của sinh viên Trường Đại học Tài Chính – Kế Tốn Quảng Ngãi” làm rõ việc sự
hài lịng về hoạt động thư viện của sinh viên về cơ sở vật chất – trang thiết bị, các
dịch vụ tiện ích, thái độ phong cách phục vụ của cán bộ, nội quy của thư viện sẽ là
cơ sở giúp thư viện Trường Đại học Tài chính – Kế tốn nâng cao năng lực quản lý,
vận dụng hiệu quả các giải pháp đầu tư nhân lực, nâng cấp và cải tiến chất lượng
của thư viện góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đảm bảo chất lượng của thư viện.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được

kết cấu gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Chương này trình bày các lý
thuyết sử dụng trong luận văn, các khái niệm làm việc và giới thiệu về địa bàn
nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng sự hài lòng về hoạt động thư viện của sinh viên
Trường Đại học Tài chính – Kế tốn Quảng Ngãi.

13


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Thư viện
Theo định nghĩa của UNESCO thư viện không phụ thuộc vào tên gọi, là bất
kỳ bộ sưu tập có tổ chức của sách, báo, tài liệu, các loại ấn phẩn định kỳ. Nhân viên
thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để nghiên cứu thông
tin giáo dục và giải trí.
Theo Từ điển bách khoa tồn thư định nghĩa thì thư viện là là thiết chế văn
hóa được tổ chức nhằm giúp xã hội sử dụng các loại tài liệu dưới dạng ấn phẩm.
Chức năng chính của thư viện là tiến hành thu thập, bảo quản và cung cấp cho
người đọc một cách hệ thống những ấn phẩm và thơng tin thư mục. Tùy mục đích
cụ thể: Thư viện chia ra làm hai loại chính: Thư viện chuyên đề ( còn gọi là thư viện
khoa học) và thư viện đại chúng ( còn gọi là thư viện cộng đồng).
Năm 1970, UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên hợp quốc) đưa ra
định nghĩa: “Thư viện, khơng phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có
tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe
nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu
đó nhằm mục đích thơng tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí” [24, tr. 7]
1.1.2. Dịch vụ

Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả cơng.
Theo ISO 8402, “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa
người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của bên cung ứng để đáp
ứng nhu cầu khách hàng.”
1.1.3. Sự hài lòng
Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ trạng thái cảm giác của
một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi
của người đó.
14


Theo đó, sự hài lịng có ba cấp độ sau:
- Nếu nhận thức của khách hang nhỏ hơn kì vọng thì khách hang cảm nhận
khơng thỏa mãn.
- Nếu nhận thức bằng kì vọng thì khách hang cảm nhận thỏa mãn.
- Nếu nhận thức lớn hơn kì vọng thì khách hang cảm nhận là thỏa mãn hoặc
thích thú.
Cịn theo Zeithaml and Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh
giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và
mong đợi của họ. Oliver và Bearden (1995) thì lại cho rằng sự hài lòng của khách
hàng là một nhiệm vụ của doanh nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa những giá trị
của sản phẩm, dịch vụ đó so với những mong đợi trước đó của khách hàng về
chúng. Trong luận văn này sự hài lòng của sinh viên với hoạt động thư viện sẽ đánh
giá sự hài lòng về cơ sở vật chất – trang thiết bị, dịch vụ tiện ích của thư viện, thái
độ và phong cách phục vụ của cán bộ thư viện, nội quy.
1.1.4. Sinh viên

Theo từ điển Tiếng Việt năm 1992 của nhà xuất bản Giáo dục thì “Sinh
viên là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và hiện đang theo học

ở các trường trung học, cao đẳng, đại học khác nhau.” Khái niệm này khơng
có sự phân biệt về các trường học của họ (trung học, cao đẳng, đại học) độ
tuổi đến trường, đặc điểm tâm lý và sự trưởng thành về nhân cách của họ
[11].
1.1.5. Cở sở vật chất và trang thiết bị
Theo “Quyết định về việc ban hành Điều lệ Trường Đại học”, ngày
10/12/2014, cơ sở vật chất – trang thiết bị được nhận diện: “ Tài sản của trường đại
học bao gồm: đất đai, nhà cửa, cơng trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học
và công nghệ, các trang thiết bị và những tài sản khác được Nhà nước giao cho
trường quản lý và sử dụng hoặc do trường đầu tư mua sắm, xây dựng hoặc được
biếu, tặng để đảm bảo các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ và các hoạt động khác.”
15


Theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng trong Giáo dục Đại học, yếu tố cơ
sở vật chất – trang thiết bị được đánh giá thơng qua: hệ thống phịng học, phịng thí
nghiệm, xưởng thực hành, phịng vi tính, mạng Internet, ký túc xá sinh viên, hệ
thống điện, nước, khu giải trí, thể dục thể thao, phục vụ cho cơng tác giảng dạy, học
tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động giải trí, thể dục thể thao.
1.2. Lý thuyết vận dụng
Đề tài sử dụng lý thuyết nhu cầu Abraham Maslow và lý thuyết cấu trúc
chức năng của R. Merton vào phân tích luận điểm trong nội dung nghiên cứu.
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của R. Merton
Người tiên phong trong lý thuyết này là H.Spencer và E.Durkheim.
Durkheim cho rằng mỗi yếu tố của xã hội giữ một vai trò của bộ phận trong việc
giúp xã hội tồn tại. Sau này ở Mỹ, T.Parsons đã tiếp tục tư tưởng của Spencer và
Durkheim.
Khi nói về lý thuyết hệ thống xã hội, Parsons cho biết, trong một thời gian
dài ông và Merton được mọi người biết tới chủ yếu với tư cách là những người

đứng đầu trường phái cấu trúc – chức năng trong xã hội học Mỹ. Ngoài Parson,
Pitirim Sorokin và Paul K.Lazarsfeld là hai người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xu
hướng nghiên cứu xã hội học thực nghiệm của Merton.
Một trong những lý thuyết nổi tiếng của ông là lý thuyết về sự lệch chuẩn.
Cơng trình khoa học nổi tiếng nhất của Merton là cuốn “Lý thuyết xã hội và cấu
trúc xã hội” (Social Theory and Social Structure) (1968).
Đóng góp lớn của Merton đối với thuyết chức năng trong xã hội học là việc
phát hiện ra sự loạn phản chức năng, còn gọi là phi chức năng hay phản chức năng.
Khác với Parsons luôn coi mọi hệ quả của một thiết chế xã hội là chức năng với
nghĩa là những tác dụng tốt, có lợi cho tồn bộ cấu trúc xã hội, Merton chỉ ra những
phản chức năng của thiết chế xã hội. Phản chức năng là những hệ quả làm cản trở,
thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc.
Khi một cấu trúc xã hội hay một thể chế xã hội có khả năng duy trì các bộ
phận cấu thành của nó để đảm bảo một hoạt động chung của toàn bộ hệ thống, khi

16


đó ta nói tới chức năng của hệ thống. Mặt khác, các bộ phận khác nhau của hệ thống
xã hội, trong q trình vận hành của nó có thể gây ra hiệu ứng phụ mà chúng ta
không định được hoặc khơng lường trước được.Những hiệu ứng phụ đó có một mối
liên hệ nào đó với cấu trúc trong q trình duy trì sự vận hành của hệ thống xã hội.
Khi đó người ta nói tới phản chức năng.
Vận dụng quan điểm của Merton vào giải thích vấn đề thì mỗi vấn đề nó có
những chức năng nhất định. Thư viện khơng tự mình cung cấp các kiến thức cho
sinh viên, nó như là một nơi lưu trữ và bổ sung thêm kiến thức cho các bạn sinh
viên. Nói cách khác, sinh viên phải là người chủ động trong việc khai thác và sử
dụng các nguồn tài liệu đó.
Nhưng trong quá trình phát triển của xã hội, các bạn sinh viên ngày càng
được tiếp cận với các công cụ và phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc học thì việc

tìm kiếm tài liệu trên các trang mạng trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn, các
bạn sinh viên dễ dàng có được thơng tin mình cần thiết mà khơng nhất thiết là phải
lên thư viện để tìm tài liệu. Một tình trạng mà các thư viện gặp phải là số lượng sinh
viên lên thư viện ngày càng giảm và thói quen đọc sách in của sinh viên cũng thay
đổi nhiều.
Tuy nhiên khơng thể phủ nhận vai trị to lớn của thư viện trong bổ sung và
cung cấp các nguồn tài liệu chính xác và hữu ích cho các bạn sinh viên hiện nay.
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Abraham Maslow là nhà tâm lý học. Năm 1943 bắt đầu nghiên cứu lý thuyết
thang bậc nhu cầu. Đầu tiên ông chia nhu cầu của con người thành 5 bậc, đến năm
1970 chia thành 7 bậc, sau này các nhà kinh tế học hiện đại giới thiệu thuyết của
ông thường là 5 bậc. Theo ông, hành vi con người phụ thuộc vào các động cơ bên
trong, động cơ bên trong được hình thành từ những nhu cầu của con người.
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu
cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao. Theo tầm
quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:

17


(1) Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo cho con
người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của
cơ thể khác. A.Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới
mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ khơng thúc đẩy
được mọi người
(2) Nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an
tồn, khơng bị đe đọa mất việc hay nguy hiểm đến thân thể.
(3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về tình
yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội... Do con người là thành viên của xã hội nên họ
cần được những người khác chấp nhận. Con người ln có nhu cầu u thương gắn

bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.
(4) Nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác,
được người khác tôn trọng, địa vị ... Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu thỏa
mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng
và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như:
quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin. Đây là mong muốn của con người nhận
được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn
bản thân là một “mắt xích” khơng thể thiếu trong hệ thống phân cơng lao động xã
hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở
thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng
cơng”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người
tơn trọng và kính nể.
(5) Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầu như chân, thiện,
mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước... A.Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong
cách phân cấp của ơng. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có
thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hồn
thành được một mục tiêu nào đó, đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong
muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo
sở thích và chỉ khi cơng việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng.

18


×