Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

YẾU tố mật TRONG NGHI lễ PHẬT GIÁO ở NAM bộ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 98 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----o0o-----

TĂNG MINH HOÀNG

YẾU TỐ MẬT TRONG NGHI LỄ
PHẬT GIÁO
Ở NAM BỘ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----o0o-----

TĂNG MINH HOÀNG

YẾU TỐ MẬT TRONG NGHI LỄ
PHẬT GIÁO
NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ
Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÀNH NAM

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Tăng Minh Hoàng, người thực hiện luận văn này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các luận
điểm và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và
nguồn gốc trích dẫn cũng được tôi chú thích rõ ràng và trung thực.
Tác giả luận văn

Tăng Minh Hoàng


LỜI TRI ÂN
Luận văn này được thực hiện trên nền tảng kiến thức học tập, nghiên
cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã
hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và
nghiên cứu tại đây.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người
phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thành Nam, thầy hướng
dẫn và tiền bối nhiều năm gắn bó với tôi. Cũng như quý Thầy Cô liên ngành
khoa học đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm

có giá trị, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những thiện hữu tri thức, những người
đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Kính tri ơn!
Học viên

Tăng Minh Hoàng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trang
1
12

1.1. Khái quát lịch sử hình thành Mật Tông

12

1.2. Phật giáo của người Việt ở Nam Bộ

16

1.3. Một số khái niệm

27


Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ MẬT TRONG
PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

33

2.1. Yếu tố Mật trong kinh sách Phật giáo

34

2.2. Yếu tố Mật trong kiến trúc Phật giáo

42

2.3. Yếu tố Mật trong nghi lễ Phật giáo

44

2.4. Yếu tố Mật trong trang phục, pháp khí, tượng thờ, tranh Thangka 48
Chương 3: YẾU TỐ MẬT TRONG ĐỜI SỐNG TĂNG NI, PHẬT
TỬ NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ
3.1. Yếu tố Mật trong đời sống tinh thần của tăng ni, Phật tử

52
52

3.2. Thực trạng của yếu tố Mật trong Phật giáo người Việt ở
Nam bộ hiện nay

64


3.3. Yếu tố Mật và sự truyền bá trong cộng đồng Việt ở Nam bộ
hiện nay

66

3.4. Vai trò, ý nghĩa của yếu tố Mật trong cộng đồng Phật giáo
Nam bộ

67

KẾT LUẬN

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay, tôn giáo cũng
theo đó mà có những pha trộn và đào thải riêng của nó. Tính thiêng liêng niềm tin thuần khiết - cộng đồng thực hiện là yếu tố cần và đủ để cấu thành
một chỉnh thể tôn giáo. Qua đó, từ góc nhìn tôn giáo học để nghiên cứu một
đối tượng chính là quán chiếu xuyên qua các lăng kính trên, từ đó phản ánh
chân thật về các giá trị của đối tượng càng là việc làm cần thiết.
Các nghi thức và niềm tin của tôn giáo không chỉ hướng đến cái thiêng
mà còn là sự thiết thực cũng như vai trò của tôn giáo trong cộng đồng xã hội.
Đây thật sự là một nhu cầu tất yếu và cần thiết trong đời sống tinh thần của
cộng đồng người. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, niềm tin cố chấp, tiêu cực

(mê tín), tin vào các yếu tố thiêng mà lại không được soi sáng bằng tuệ quán,
con người sẽ dễ dàng đánh đồng tôn giáo nói chung và hình thức cũng như
nội dung của nó cũng sẽ dần xa rời với đời sống thực tế.
So với các tôn giáo ngoại sinh khác ở Nam Bộ, Phật giáo được xem là
tôn giáo có mặt lâu đời nhất, theo chân của các cư dân đi khai khẩn từ những
ngày đầu lập làng, và cùng gắn bó qua thời gian, dần trở thành tôn giáo bản
địa, ảnh hưởng tác động qua lại với các đặc điểm của nền văn hóa cư dân tại
chỗ. Mật thừa hay Kim Cang thừa, vốn tiềm tàng trong Phật giáo qua nhiều
thế kỷ như là một thành tố làm cho Phật giáo nói chung , Phât giáo Việt Nam
nói riêng thêm phần phong phú trong việc đưa tín đồ Phật tử tiếp cận tôn giáo
mình, dễ đi vào trong lòng quần chúng hơn. Ngày nay, Nam Bộ được xem là
vùng đất sùng mộ Phật giáo nhất so với cả nước. Đạo Phật tại đây có nhiều
chi phái, hệ phái khác nhau cùng tồn tại, phát triển. Tuy đa dạng nhưng
chúng vẫn có sự thống nhất về cơ bản. Sự thống nhất đó chính là nhờ tính
dung hợp của đặc trưng nhiều tộc người Việt, và của Phật giáo nói riêng, tạo
nên bản sắc văn hóa tôn giáo người Việt, đặc biệt là Nam bộ. Không những
1


dung hợp trong nội bộ các giáo phái, mà Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo người
Việt tại đây còn có sự dung hợp với nhiều tôn giáo khác và cả tín ngưỡng dân
gian. Nhờ đó, Phật giáo người Việt ở Nam Bộ đang phát triển cũng cộng
hưởng cùng sự phát triển của đất nước và có mối quan hệ gắn bó, ảnh hưởng
đến nhiều hoạt động văn hóa xã hội Nam Bộ.
Từ đó cho thấy việc nghiên cứu từng thừa phái Phật giáo, đặc biệt là
nghiên cứu yếu tố Mật nói riêng trong Phật giáo Nam Bộ sẽ cho thấy tính nổi
bật của yếu tố mật, bao trùm và chi phối các yếu tố khác trong Phật giáo
người Việt tại đây. Sự pha tạp có tính lịch sử này rất cần cho sự nhận thức,
nghiên cứu chuyên sâu hơn vào bức tranh chung của Phật giáo Nam bộ.
Mặt khác, người viết vốn xuất thân từ bên trong tăng đoàn của Phật

giáo, được học tập và sinh hoạt trong cộng đồng Phật giáo Nam Bộ. Vì vậy
nghiên cứu về yếu tố mật trong Phật giáo Việt tại Nam Bộ - một đặc trưng
quan trọng góp phần hình thành các nghi thức và cung cách ứng xử văn hóa
lối sống Phật giáo miền Nam chính là trách nhiệm, đồng thời cũng là điều
kiện thuận lợi để người viết tìm hiểu sâu sắc hơn, cũng như nhìn nhận lại các
giá trị tôn giáo của mình nhằm hun đúc nên đời sống tâm linh tốt đẹp và thiết
thực hơn trong tương quan đời sống chính trị xã hội hiện nay. Với những lý
do đó, người viết chọn đề tài Yếu tố Mật trong nghi lễ Phật giáo ở Nam Bộ
hiện nay làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những biểu hiện của Mật thừa trong các thành tố của văn hóa
Phật giáo Nam bộ, nhất là trong nghi lễ Phật giáo Nam Bộ của người Việt,
đồng thời chỉ ra vai trò của yếu tố mật trong đời sống tăng ni, phật tử người
Việt ở Nam Bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về Phật giáo Nam bộ trong tộc người Việt.

2


- Tiếp cận nghiên cứu vấn đề dung hợp yếu tố Mật theo chiều kích tôn
giáo học, thông qua nghiên cứu trường hợp là Phật giáo Bắc tông.
- Phân tích để tìm ra tính chất dung hợp văn hóa trong đó có yếu tố
Mật của người Việt theo Phật giáo vùng Nam Bộ trong lịch sử.
- Phân tích những yếu tố Mật được biểu hiện thông qua kinh, sách, các
bài chú nguyện ; qua kiến trúc chùa, qua tượng thờ, tranh thờ, trang phục,
nghi lễ, pháp khí trong Phật giáo của người Việt ở Nam bộ.
- Chỉ ra vai trò của yếu tố mật trong đời sống của tăng ni, Phật tử người
Việt tại Nam Bộ

3. Lịch sử tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, hầu như chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào đề
cập trực tiếp đến đề tài luận văn, đa số chỉ dừng lại ở một số bài viết mang
tính gợi mở và một số tác phẩm liên quan đến Phật giáo, đến Phật giáo Mật
tông nói riêng. Trên cơ sở những tài liệu tiếp cận được, chúng tôi chia thành 2
nhóm chính:
Nghiên cứu về Mật giáo.
Trong sự hạn chế của kiến thức người viết về sự bao la của Mật điển,
người viết tìm hiểu yếu tố Mật thể hiện qua các bản kinh đang lưu hành và
một số tài liệu tham khảo ở các công trình nghiên cứu của các học giả dưới
đây. Nói đến Mật tông, không thể bỏ qua các kinh sách thuộc tư tưởng kinh
hệ Mật tông Tây Tạng, bởi lẽ họ là những chuyên gia về lĩnh vực Mật tông.
Có thể nhận thấy rất nhiều bộ sách nghiên cứu và dẫn giải về vấn đề này như :
Yoga Tây Tạng 2007, Quỳnh Ngọc Hương dịch ; Alexander Simpkins &
Annellen Simpkins (2007) Ánh sáng Mật tông [16]; Nguyễn Tuệ Chân năm
2008 biên dịch. Toàn tập giải thích các thủ ấn Phật giáo [8 ]. Sách giới thiệu,
giải thích toàn bộ các thủ ấn trong Phật giáo, có bản vẽ minh họa và sắp xếp
theo thủ ấn của các vị Phật, Bồ tát; Do Khyentse Hungkar Dorje năm 2009
3


Tranh tượng Phật giáo Tây Tạng (các Tangka tại golog) [17]; Bardo Bí Mật
Nghệ Thuật Sanh Tử của Pháp vương Gyalwang Drukpa, xuất bản 2012 ;
Thần Bản Tôn 2012, Thích Minh Tuệ ; Tạng thư sống chết, Thích Nguyên
Tạng dịch ( thừa Tây
Tạng 2009, Tantrain Tibet Tenzin Gyaso, Thích Nhuận Châu soạn dịch
Các tác phẩm này trình bày những khái niệm rõ nhất về thế giới và
nhân sinh quan Mật tông hay Kim Cang thừa.
Riêng về Mật điển tại Việt Nam, từ lâu đã manh nha tìm hiểu và phiên
dịch Mật pháp của nhiều danh Tăng, có thể thấy tiêu biểu nhất là cố Tỳ Kheo

Thích Viên Đức, một trong những bậc thầy đầu tiên trong Phật giáo cận đại
biên dịch các bộ sách nghi quỷ đặc thù đậm chất Mật tông. Các tác phẩm tiêu
biểu như : Hiển mật viên thông, 1971, Thích Viên Đức dịch ; Mật Thừa Việt
Nam, Thích Viên Đức, (tái bản có bổ sung thành 3 bộ) 2005[20 ] ; Chuẩn Đề
Phật Mẫu Đà la Ni kinh, Huyền Thanh dịch; Du già Diệm Khẩu thí thực khoa
nghi 2007, HT.Thích Huyền Tôn dịch ; Thai Tạng giới Mạn Đà La ni 2010,
Huyền Thanh dịch. Tuy nhiên các nghi quỷ này chỉ dừng lại ở các diễn giải
chú trọng hình thức nội dung hành trì dành cho hành giả, mà không có sự biện
minh trong hình thức thực hành.
Ngoài ra, một số tác phẩm công bố để bổ sung cho những hình thức rất
nguyên tắc của Mật tông, như Nhị Khóa Hiệp Giải, Dịch giả HT.Thích Khánh
Anh, 2001[1]; Du già Sư Địa Luận, Thích Giác Thiện-Trương Văn Minh
dịch ; đây là các đầu tư liệu mà chúng tôi cố gắng lấy làm hướng chủ đạo
khảo cứu, tìm yếu tố dung hợp yếu tố Mật trong nghi lễ, cũng như đời sống
thực thể của tăng sĩ Phật tử. Từ đó khẳng định tôn chỉ nhận thức thực tế hơn
về các thực hành tôn giáo Mật pháp trong Phật giáo người Việt tại Nam bộ.
Bên cạnh đó, Giáo trình Phật học 2008, Lê Kim San dịch ; Đại Thủ Ấn
2007, Viên Huê dịch, Du già hành tông 2005, Thích Nhuận Châu soạn dịch
4


[10], HT Huyền Vi 2009 Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ; Chánh
Trí Mai Thọ Truyền 2012, Khảo cứu về Mật tông[66] ; hướng người viết từ
cách tiếp cận Phật giáo, từ vô thần đến hữu thần, từ phiến đến toàn diện hơn
trong vấn đề nghiên cứu. Những tác phẩm này cung cấp cho người viết có cái
nhìn tổng quan hơn về Mật tông và phương pháp của các tông chỉ giáo pháp
Mật trong quan niệm nhận thức về pháp, từ đó, nội suy yếu tố Mật trong Phật
giáo Việt ở Nam bộ. Trong tương quan đó, nhằm khẳng định yếu tố Mật đóng
vai trò rất lớn trong hệ thống nghi lễ đời sống tôn giáo tại vùng đất này. Chẳng
những thế, Hành trình vô trụ xứ 2012[66], Ban dịch thuật thiện tri thức, cũng là

một tác phẩm cho người nghiên cứu tiến hành xem xét vấn đề từ hạ tầng niềm
tin thuần túy tôn giáo, đến thượng tầng thực hành rốt ráo thông qua giáo lý Đại
thừa Phật giáo Mật pháp đề xuất. Phải chăng chính sự khắt khe và trình độ để
nhận thức Mật pháp đòi hỏi rất cao, để nhận thức và lý giải trong hoằng truyền
Phật pháp thông qua yếu tố Mật là điều rất khó và thiếu cơ sở lý luận trên nền
tảng Phật lý? Từ đó, người viết đưa ra ưu và nhược của yếu tố Mật trong cộng
đồng tín đồ, đồng thời lý giải được phần nào nguyên nhân Mật pháp vốn cắm
rễ rất sâu trong mảnh đất Phật giáo Nam bộ, nhưng đại đa số Tăng sĩ, Phật tử
vẫn chú trọng nghiêng xu hướng về Tịnh độ và Thiền pháp làm căn bản truyền
dạy, mà không phải hoặc ít khi là Mật pháp. Đó chính là thái độ của Phật giáo
người Việt ở Nam bộ trong cách tiếp nhận của họ.
Năm 2010, Nguyễn Minh Ngọc viết Mật tông trong đời sống văn hóa
tinh thần của người Việt [36] cung cấp cho chúng ta một bức tranh sinh động
về sự đa dạng, phong phú trong công đồng Phật giáo người Việt. Đây là tài
liệu tham khảo quý cho chúng tôi khi thực hiện chương 3 của luận văn.
Trong quá trình khảo cứu, người viết được tiếp cận Nguyên nhân thăng
trầm, thịnh suy của Phật giáo Ấn Độ của Trần Quang Thuận [81], xuất bản
năm 2013 như một góc nhìn trực quan sinh động, lý giải vì sao Phật giáo và
5


Phật giáo Mật tông lại chết trên chính mảnh đất nó sinh ra. Sự suy tàn hay
hưng thịnh của nó có một lý do chính đáng khách quan dưới tác động xã hội,
con người. Như vậy, nhân tố con người, thể chế của cộng đồng dân cư, dân
tộc nơi đó, vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự tồn tại tôn
giáo như thế nào. Khác với quan kiến xưa nay mọi người vẫn cho cố gắng đi
tìm tôn giáo hay Mật giáo muốn mình trở thành thế nào. Mối tương quan nhân
duyên là một chân lý trong đời sống Phật giáo.
Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Nam Bộ.
Một trong những tác phẩm nghiên cứu sâu văn hóa và tôn giáo có nhiều

nhận định sâu sắc là

Tư Tưởng Phật giáo Việt Nam, của Nguyễn Duy

Hinh 1999[31]; không những có sự trình bày chi tiết về bối cảnh lịch sử văn
hóa tôn giáo Việt Nam ở Nam Bộ, tác phẩm còn hướng đến sự quy chiếu so
sánh cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau của tư tưởng tôn giáo khác nhau trong
cộng đồng.
Bên cạnh đó, còn có Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang
1999 [44]; Việt Nam Phật giáo sử lược 2004 Mật Thể[63]; Lịch sử Phật
giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát 2006[60] , ngoài các yếu tố lịch sử du
nhập và phát triển, các công trình nghiên cứu còn đề cập đến yếu tố Mật thừa
tồn tại và phát triển song song cùng các thừa phái khác cùng cộng sinh trong
đời sống tâm linh cộng đồng Phật giáo người Việt ở Nam Bộ vốn dĩ rất
chuộng tôn giáo.
Đây là công trình Phật giáo sử quan trọng có nhận xét và bình luận sự kiện.
Trần Hồng Liên, với Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam từ thế kỷ XVII đến 1975 xuất bản năm 1995 [42] .Tác giả trình bày
bao quát những đặc điểm của đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
trong khoảng thời gian trên. Công trình đã khắc họa nên bức tranh cụ thể của
Phật giáo người Việt tại đây, về các chi phái, hệ phái, các phong trào, cơ cấu

6


tổ chức, cũng như những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa -xã
hội,... Đây là công trình được phát triển lên từ luận án Phó Tiến sĩ Dân tộc
học, nên rất có giá trị trong nghiên cứu, là nguồn tham khảo quan trọng cho
những ai nghiên cứu về Phật giáo Nam Bộ.
Nguyễn Hiền Đức năm 1995 công bố Lịch sử Phật giáo Đàng Trong.
Đây là công trình đề cập chi tiết đến lịch sử các ngôi chùa, hành trạng các vị

tổ, và các dòng phái Phật giáo có mặt ở Đàng Trong.
Năm 1995, Trần Hồng Liên có bài viết Về 3 yếu tố Thiền, Tịnh, Mật trong
đồ tùy táng của xác ướp Xóm Cải ( Tp.HCM),[75] đã nêu lên yếu tố Mật trong
đồ tùy táng, đó là bài chú Om Mani Padme Hum của Quan Thế Âm.
Trần Hồng Liên với Phật giáo Nam bộ xuất bản năm 1996 [44 ] đi
chuyên sâu vào việc tìm hiểu các tổ chức Phật giáo ở Nam bộ.
Tác phẩm Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam Bộ, xuất bản năm 2004 là
tuyển tập những bài viết, tham luận tại các hội thảo khoa học về những đặc
trưng của văn hóa Phật giáo ở Nam Bộ trong quá trình du nhập, tồn tại và
phát triển của mình, như các sự kiện lịch sử, văn hóa-nghệ thuật, kiến trúc
Phật giáo,… ở Nam Bộ. Sách cung cấp cho người đọc những đặc trưng của
văn hóa Phật giáo Nam Bộ. Trong tập sách này, tác giả đã có viết riêng một
bài giới thiệu về chùa Tây Tạng, với cách bày trí và tượng thờ có yếu tố Mật
tông Phật giáo.
Năm 1998, Huỳnh Ngọc Trảng viết Đặc trưng kiến trúc truyền thống của
chùa Nam bộ [ 80 ], qua đó tác giả nêu lên một số những nét riêng tiêu biểu của
ngôi chùa ở Nam bộ có so sánh với Bắc bộ. Bài viết có nêu yếu tố Mật trong
ngôi chùa Nam bộ, thể hiện qua cách bày trí tượng thờ tại chính điện.
Thích Thiện Ẩn, qua tập sách giới thiệu Mandala kiến trúc đặc trưng
chùa Tây Tạng [2] đã trình bày chuyên sâu vào những yếu tố Mật được thể
hiện qua ngôi chùa Tây Tạng ở tỉnh Bình Dương. Do đây là tư liệu lưu hành
nội bộ, nên không ghi năm xuất bản.

7


Năm 2017, Đặng Văn Thắng có bài viết Kiến trúc và tượng trong tháp,
chùa Việt Nam (Tiếp cận Khảo cổ học Phật giáo)[81] Đây là một bài viết
quan trọng, đi sâu phân tích yếu tố Mật trong ngôi chùa Phật giáo ở Việt
Nam, thể hiện đồ hình Mandala. Đề cập cấu trúc mặt bằng chính điện chùa

Giác Lâm, tác giả cho rằng đó là đồ hình Mandala và cách bày trí tượng thờ
tại chính điện cũng là một đồ hình Mandala. Quan điểm này tác giả đồng ý
với nhận xét của Huỳnh Ngọc Trảng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố Mật được biểu hiện thông qua kinh sách, các bài chú
nguyện, qua kiến trúc chùa, nghi lễ, trang phục, pháp khí, lễ hội trong Phật
giáo của người Việt ở Nam bộ. Chủ thể mang đặc tính Mật này chính là góp
phần làm nên nền văn hóa Phật giáo người Việt ở Nam Bộ. Người tạo thành
nền văn hóa này là những tu sĩ và tín đồ Phật giáo người Việt, trong đó tu sĩ là
người lãnh đạo tinh thần, nên đóng vai trò quan trọng nhất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vùng đất Nam Bộ, từ khi Phật giáo du nhập vào đến nay
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kiến thức nền tảng chuyên ngành Tôn giáo học và kiến thức
liên ngành, để nghiên cứu đề tài này người viết sử dụng các phương pháp sau :
Phương pháp hệ thống loại hình : được vận dụng trong việc dựa vào
các đặc trưng loại hình của văn hóa Phật giáo Nam Bộ để mô tả, lý giải cho
đối tượng nghiên cứu, ở đây là yếu tố Mật thừa trong Phật giáo Bắc tông của
người Việt ở Nam Bộ.
Phương pháp so sánh: là cách thức để tìm ra sự khác biệt mang tính
chất đặc trưng. Đề tài có so sánh yếu tố Mật thừa (giữa Phật giáo miền Bắc và
miền Nam) để tìm ra những nét khác biệt mang tính đặc trưng văn hóa vùng,
hình thành yếu tố mật thừa như một tính chất nổi trội của Phật giáo người

8


Việt tại Nam Bộ ; và so sánh xuyên văn hóa (giữa Phật giáo Việt Nam với
Phật giáo ở Đông Nam Á, Trung Hoa, Tây Tạng và Ấn Độ).

Phương pháp quan sát tham dự và điều tra thực địa: là phương pháp
giúp cho những nghiên cứu của đề tài được kiểm chứng trong thực tế để mang
tính trung thực, thuyết phục hơn.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thao tác quy nạp, dựa trên các thành tố
thuộc về niềm tin và thực hành Phật giáo của người Việt tại Nam Bộ để tìm ra
những yếu tố mang tính Mật thừa.Vì đây là đề tài liên quan đến nhiều khía
cạnh thuộc các chuyên ngành khác như: Văn hóa, Sử học, Văn học, Xã hội
học, Tôn giáo học,… nên người viết còn sử dụng hướng tiếp cận liên ngành
như một phương pháp nghiên cứu trong luận văn, để có cái nhìn về đối tượng
sâu sắc và toàn diện hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta có những hình dung cụ thể hơn về đời
sống văn hóa - tâm linh của cộng đồng Phật giáo người Việt Nam ở Nam bộ, chỉ
ra sự linh hoạt trong sự dung hợp các yếu tố tư tưởng tôn giáo và phát triển của
Phật giáo mang đậm các yếu tố tôn phái đặc biệt là yếu tố mật, đồng thời cũng có
thể góp thêm những luận cứ khoa học để người Phật tử có những quy chiếu, tiếp
thu những yếu tố Mật - Tịnh- Thiền trong đời sống đạo, có giá trị như một chân lý
trong tiến trình xây dựng lối sống giao thoa có xu hướng tiếp nhận và tiếp biến đa
phương diện hiện nay. Đó cũng chính là yếu tố góp phần tôn trọng và gìn giữ
những giá trị tinh hoa của một tôn giáo lớn, cũng như một động thái tích cực trong
quá trình đồng hành cùng dân tộc Việt Nam và hội nhập văn hóa quốc tế.
Luận văn góp phần làm rõ thêm những biểu hiện yếu tố mật pháp tồn
tại song song các yếu tố Thiền-Tịnh trong Phật giáo Việt Nam ở Nam bộ
thông qua các nghi lễ và đời sống Phật giáo ở vùng đất này.

9


6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập
giảng dạy về Phật giáo nói chung, Phật giáo Nam Bộ nói riêng, nhất là các
nghiên cứu về ảnh hưởng ở Mật thừa trong Phật giáo Nam Bộ.
7. Cấu Trúc luận văn
Chương 1 đề cập đến Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Đây là
chương trình bày các vấn đề thuộc về cơ sở để làm tiền đề nghiên cứu cho các
chương sau. Cụ thể sẽ làm rõ các khái niệm có liên quan đến đề tài; giới thiệu
về Phật giáo Nam Bộ ; khái quát về sự du nhập và phát triển của Mật tông để
từ đó xác định quan điểm tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn Tôn giáo học.
Chương 2 nghiên cứu Những biểu hiện của yếu tố Mật trong Phật
giáo người Việt ở Nam Bộ. Về niềm tin, sẽ trình bày một số kinh sách, các
bài chú nguyện có yếu tố Mật, luận giải về Mật tông và sự giao thoa trong
niềm tin của tư tưởng Mật có trong các pháp môn Thiền và Tịnh. Về thực
hành tôn giáo, chúng tôi sẽ trình bày yếu tố Mật được thể hiện thông qua các
nghi lễ và lễ hội Phật giáo trong cộng đồng tộc người Việt tại Nam Bộ.
Chương 3 trình bày Những ảnh hưởng của yếu tố Mật trong đời
sống phật tử người Việt ở Nam Bộ, chương này nêu lên những đóng góp
của yếu tố Mật vào sự phát triển của Phật giáo Nam bộ ; ảnh hưởng của việc
thực hành nghi lễ và niềm tin Phật giáo khi có sự hiện diện của yếu tố Mật đối
với phật tử ; đồng thời ghi nhận về tính hiện thực của yếu tố này trong đời
sống của cộng đồng người Việt tại đây. Ngoài ra, thực trạng thực hành Mật
pháp đã và đang là vấn đề cần được nhìn nhận và quan tâm một cách nghiêm
túc trên địa bàn Nam bộ, đặc biệt là tại TP.Hồ Chí Minh, qua đó chúng tôi sẽ
đề xuất một số nhận xét cho vấn đề này.

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Mật tông hay yếu tố Mật trong Phật giáo ngày nay đã dần được biết
đến và nghiên cứu rộng rãi như một nét đẹp tinh túy của văn hóa Phật
giáo, góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Hẵn nhiên, đây là phạm trù
khá tế nhị và mang yếu tố đặc thù, do vậy vẫn còn khá nhiều ý kiến khác
biệt. Chính thế, tìm hiểu và giới thiệu các khái niệm có liên quan đến đề
tài nghiên cứu trước khi tiếp cận vấn đề là điều hết sức cần thiết để có cái
nhìn tổng quan trong cấu trúc thực thể tôn giáo vốn có của nó. Đặc biệt,
Phật giáo vốn là dòng chảy tinh thần của nhân loại qua nhiều thế kỷ,
nhưng nếu hiểu sai lệch về các khái niệm và thuật ngữ sẽ là những trở lực
không nhỏ khi tiếp cận và nghiên cứu về tư tưởng và giá trị hiện sinh của
Phật giáo Bắc tông (Đại thừa Phật giáo), đặc biệt là Mật tông. Giới thiệu
một số khái niệm có liên quan đến đề tài giúp khẳng định tên gọi chính
xác của các nghi thức, lễ cúng Phật giáo, có sự hiện diện của yếu tố Mật,
đưa đến sự nhìn nhận chuẩn xác và thực tế đối với đối tượng cần nghiên
cứu. Trên thực tế, sự dung hợp của tôn giáo và văn hóa vô cùng linh hoạt,
thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo, song, do lệch lạc trong nhận
thức, đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị tinh thần, trong
đó có yếu tố Mật trong Phật giáo.
Chương này, chúng tôi trình bày có hệ thống về lịch sử Mật tông, từ đó
làm sáng tỏ tính hợp lý của yếu tố Mật trong Phật giáo và Phật giáo Nam bộ
nói riêng. Bên cạnh đó, dưới góc nhìn Tôn giáo học, người viết sẽ giới thiệu
khái quát về bối cảnh lịch sử - xã hội Nam bộ, nơi du nhập và phát triển nghi
lễ mang yếu tố Mật, để làm tiền đề cho việc tìm hiểu những biểu hiện của yếu
tố Mật ở Nam bộ trong chương sau.
11


1.1. Khái quát lịch sử hình thành Mật Tông
1.1.1. Lịch sử hình thành


Từ lâu, Mật thừa đã trở thành một tông phái của Phật giáo (Thiền Tịnh - Mật) trong ý thức hệ người đạo Phật lẫn trong chính sử. Từ lúc hình
thành và phát triển, thậm chí trở thành quốc giáo tại một số quốc gia và có sự
ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng Phật giáo thế giới. Điều này minh chứng
rằng sự hình thành và phát triển của Mật thừa không đơn thuần là những
truyền thuyết thuần túy tôn giáo mà còn là cả một dòng chảy văn hóa qua
nhiều ý thức hệ.
Hiện tại, Mật tông được xem như một giá trị văn hóa và triết học đặc
sắc của Đại thừa Phật giáo, giai đoạn cuối thời đại huy hoàng của Phật giáo
Ấn độ. Trên phương diện lịch sử, Phật giáo Ấn độ đã trải qua bốn chặng
đường lịch sử, tức là Nguyên thủy Phật giáo, Bộ phái Phật giáo, Đại thừa Phật
giáo và Mật tông Phật giáo.
Nguyên thủy Phật giáo là Phật giáo thời kỳ đầu, được tính từ khi đức
Phật thành đạo cho đến một trăm năm sau Phật nhập Niết bàn, tức là giai đoạn
đầu truyền bá Phật giáo vào xã hội Ấn độ cổ đại.
Thời kỳ Bộ phái Phật giáo là khoảng từ năm 370 (BC) 1 đến năm
150 sau công nguyên (AC)2, giai đoạn này do các yếu tố khách quan và chủ
quan của thời đại, dẫn đến thời kỳ Phật giáo phát triển và hình thành nên bộ
phái.
Đại thừa Phật giáo là khoảng từ giữa thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII
(AC), trong quá trình phát triển của Đại thừa Phật giáo lại phân chia thành ba
giai đoạn khác nhau, tức là giai đoạn đầu từ thế kỷ I đến V (AC), giai đoạn
giữa thế kỷ V đến VI (AC) và giai đoạn cuối thế kỷ VI đến VII (AC ).
1
2

Viết tắt của từ “Trước Công Nguyên”
Viết tắt của từ “Sau Công Nguyên”

12



Ấn độ giáo trong giai đoạn này đã bắt đầu quá trình tái khẳng định vị
thế của mình bằng cách tiếp biến các hệ thống học thuyết và tư tưởng đương
đại, trong đó có giáo lý đạo Phật, từ đó tạo ra sự cạnh tranh rất mãnh liệt đối
với Phật giáo đương thời. Lúc bấy giờ Phật giáo Đại thừa không chỉ bị giới
hạn trong phạm vi thực tập trong đời sống cá nhân nữa, mà còn bắt buộc phải
có xu hướng lý luận nhằm giữ vững các học thuyết và nền tảng của Phật giáo,
am tường các phạm trù triết học, ngõ hầu tương luận trước sự tấn công của
các học thuyết khác. Do vậy, vô hình chung đã tự tách mình ra khỏi quảng
đại quần chúng. Vì thế, để thích ứng với tình thế mới, Phật giáo Bắc tông đã
khéo léo dung hợp những giá trị cộng đồng (tục đế) để truyền tải tinh thần của
tư tưởng giải thoát (chân đế).
Ban đầu khi tiếp xúc, phía Phật giáo có những phản ứng khá kịch liệt,
cật lực phê phán những quan niệm nghi chấp về tế tự cầu phước trừ họa
và mật chú, tuy nhiên vẫn xúc tiến việc hợp lý hóa hoặc Phật giáo hóa
theo tinh thần tùy duyên, cuối cùng Phật giáo đã hình thành nên một hệ
thống Mật tông tương đối độc lập. Do đó, ở một vài phương diện nghiên cứu
chúng ta có thể xem Mật tông là sản phẩm phát sinh của sự kết hợp giữa Phật
giáo và Ấn độ giáo.
Phật giáo Đại thừa phát sinh thêm tông phái Mật tông là một sự
kiện khá bất ngờ và không kém phần lý thú, cũng có thể nói là do bối
cảnh lịch sử mang tính tất yếu lâu dài của nó. Sự bất ngờ là bởi thời đức
Thích

Ca

còn tại

thế, Phật


giáo cực

lực phản

đối thần

quyền, bài

xích những quan niệm thần bí, phủ định các chú thuật v.v... có thể thấy
được đức Phật không bao giờ đề xướng những phương thuật mật chú vốn đã
bị bám rễ sâu trong quan niệm tín ngưỡng nhân gian người Ấn. Chính thế mà
theo Trần Quang Thuận “dần dần Phât giáo đến gần với Ấn độ giáo và chẳng
bao lâu hai tôn giáo mất đi đặc tính riêng biệt của mình. Vì lý do đó, nên hàng
13


cư sĩ không thấy sự khác biệt trong việc thờ cúng Phật, Vishnu, Shiva, Quán
Thế Âm Bồ Tát, Tàra và Parvati” [Trần Quang Thuận 2013, tr.1014]. Mật
tông ra đời trong bối cảnh lịch sử nhất định mang tính khách quan xã hội. Nó
không những mang lại yếu tố mới để Phật giáo thích nghi trong điều kiện xa
hội, nó còn được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Mật tông ra đời cũng chính
là yếu tố làm Đạo Phật tại Ấn độ suy thoái, mất vị trí lớn của mình mà bị hòa
tan vào trong tín ngưỡng của Ấn giáo.
Đây cũng chính là trở ngại rất lớn với người nghiên cứu, khi tiếp cận sự
đa diện về triết học và tông chỉ của Phật giáo. Có không ít nhà nghiên cứu cho
rằng nguyên thủy Đức Phật không chủ trương và sử dụng các câu thần chú
trong tôn giáo mình. Tuy nhiên, khi tìm hiểu vào các tạng kinh văn Phật giáo,
chúng ta thấy sự manh nha hay ảnh hưởng từ tư tưởng Bà La Môn giáo của
Ấn độ cổ đại. Như vậy chúng ta thấy rằng, ở khía cạnh khác của vấn đề, có
thể xem tư tưởng Phật giáo Mật tông được manh nha là từ rất sớm biểu hiện

qua kinh A Hàm. Bằng việc xướng tụng những kinh văn đơn giản bằng văn
Pali trong Luật Tạng và trong Kinh A Hàm, nương vào công đức đó thì mọi
sự được an lành, với hình thức Mật chú này được gọi là thời kỳ Tạp
Mật. Ngoài ra, còn lấy thể cách văn tự và ngữ cú để làm đặc trưng riêng, và
có hàm nghĩa vô cùng sâu sắc với việc nhiếp tâm điều tức, mục tiêu đạt
đến Đà-la-ni thống nhất tinh thần tức là Nhất Tâm, đây là giai đoạn tối sơ của
Tạp Mật.
Vì thế Kinh Diệu Túy Bồ Tát sở vấn chép rằng:“các nhà tu niệm nếu
muốn cái phép trì tụng cho đặng mau thành tựu kết quả, linh nghiệm, thì với
những nghi thức lễ pháp gì, chẳng đặng làm thiếu hay phạm môt mãy mún nào,
vì hễ thiếu sót và trái phạm là, khiến cho các điều Ma chướng nó thừa dịp đặng
tiền bề phá hại! Thế nên hành giả phải chăm lòng trì tụng, hằng giờ không xen
hở” [ HT.Khánh Anh (dịch), tr5]. Sự khắt khe trong nghi thức và yêu cầu sự

14


miên mật trong đời sống được xem là yếu tố làm cho Mật tông khó có sự truyền
bá rộng rãi vào cộng đồng phổ quát. Nhưng mặt khác chính sự thâm u của Mật
tông lại làm cho tầng lớp tín đồ vô cùng hấp dẫn và sùng bái tín tâm mạnh mẽ, vì
thế phương diện khác, mật tông như mạch nước ngầm trong lòng của Đạo Phật
tiếp thu và truyền bá cũng cũng có những giai đoạn cực thịnh.
Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ XI,XII, cuối vương triều Pala và thời
đại vương triều Sina, quân đội của Hồi giáo ngày càng lấn chiếm, Phật
giáo phải dồn về cứ điểm cuối cùng ở Đông Ấn, rốt cùng cũng bị quân Hồi
giáo đánh chiếm. Thế là các vị đại sư Mật tông mỗi người phân tán về mỗi
ngã, rất nhiều vị đã thông qua đường Kashmir mà chạy vào tỵ nạn ở Tây
Tạng, một số khác lại chạy vào dãy Nepal. Đương thời, trường Nālandā cũng
chỉ còn lại khoảng 70 vị, không lâu sau đó thì hàng vương thất lại tin theo Hồi
giáo, tín đồ Phật giáo chưa biết phải chọn đường nào, nên đành phải cải

đạo thành tín ngưỡng Hồi giáo, hoặc tín ngưỡng Ấn độ giáo. Đầu thế kỷ XIII,
quân đội của Hồi giáo thiêu cháy chùa Siêu Loại, ngôi chùa cuối cùng của Ấn
độ, lấy đó làm tiêu chí, Phật giáo nói chung và Mật tông nói riêng trên đất Ấn
độ đã gần như hoàn toàn mất dấu.
Điểm bất đồng lớn nhất giữa hai tông phái hiển và mật tông là sự
truyền thừa và tu trì. Với hiển tông giáo lý cố nhiên phải được sự truyền
trao nhưng về mặt tu trì thì không nhất định phải có thầy truyền và nghi
quỹ nghiêm khắc. Trái lại, nghi lễ của Mật tông thì rất phiền phức, các tôn
giáo trên thế giới không có tôn giáo nào sánh kịp. Từ lúc mới quy y thụ
quán đỉnh đến bậc kim cang thượng sư phải có một trình tự nhất định
không thể vượt qua được. Khác xa với phương tiện giản dị, gần gũi của
Hiển giáo. Nói về giáo nghĩa Hiển tông cho rằng ứng thân Phật thuyết
pháp, mật tông cho rằng pháp thân Phật thuyết pháp. Hiển tông cho rằng

15


người tu hành phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp3 tu lục độ4 vạn hạnh mới
chứng được quả Phật. Còn Mật tông trái lại tu diệu hạnh tam mật cũng có
thể thành Phật ngay trong thân này.
Yếu tố Mật là một trong những yếu tố quan trọng, tạo nên sự đa dạng
trong thống nhất của Phật giáo Bắc tông. Biểu hiện rõ nét được thể hiện qua
các nghi quỹ5, nghi lễ, nhằm truyền tải tư tưởng và thành tựu những giá trị
tương ưng. Sự khác biệt của yếu tố Mật không chỉ làm nên sự phong phú tư
tưởng của Phật giáo phát triển mà còn là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa tông
phái Phật giáo.
1.2. Phật giáo Mật của người Việt (ở Nam Bộ)
Phật giáo là tôn giáo bắt đầu từ bài pháp đầu tiên do chính Tất-đạt-đa
(Siddhartha), sau khi giác ngộ thành Phật, nói cho năm anh em tôn giả A-nhã
Kiều-trần-như (Ajnata Kundinya), tại vườn Nai (Mrgadava) ở ngoại thành Bala-nại (Varamasi). Sau khi nghe pháp, cả năm người này đều xin theo Phật tu

học, tăng đoàn được hình thành từ đó .
Sau khi đức Phật nhập niết bàn, các đệ tử của ngài truyền bá giáo lý
đạo Phật khắp Ấn Độ và rộng ra trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo lời phát biểu của Pháp sư Đàm Thiên trong Tục Cao tăng truyện, từ
những năm đầu Công Nguyên, khi Phật giáo chưa truyền đến Trung Hoa thì ở
Giao Châu, nhờ có đường thông qua Thiên Trúc, nên đã sớm hình thành
trung tâm Phật giáo Luy Lâu với hơn 20 ngôi chùa được dựng, độ hơn 500
người xuất gia, dịch kinh 15 quyển, với những tăng sĩ nổi tiếng như Khâu Đà
La, Ma La Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác,… [Lê

3 Srt. asankya: vô lượng vô số, vô biên, có 47 con số 0 theo sau con số 1 tạo thành a tăng kỳ.
4
Lục độ gồm có : bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ độ
5
Gọi đủ bí mật du già quán thành nghi quỹ, niệm tụng nghi quỹ, bí mật nghi quỹ, tam ma địa nghi quỹ cũng
gọi là tu hành pháp, niệm tụng pháp, cúng dường pháp, tam ma địa pháp, mật quỹ, kinh quỹ, ….gọi chung
các kinh điển nghi thức quỹ tắc trong Mật giáo.

16


Mạnh Thát 1999: tr203-204]. Đây được xem là cột mốc đánh dấu sự có mặt
của nền Phật giáo tương đối hoàn chỉnh ở nước ta.
Trải qua trên dưới hai mươi thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo luôn
đồng hành, hòa hợp với dân tộc, với nền văn hóa Việt Nam. Nhờ vào sự tiếp
thu linh hoạt có chọn lọc, người Việt Nam đã biến Phật giáo từ một tôn giáo
ngoại nhập thành tôn giáo bản địa. Nhiều thành tựu văn hóa dân tộc được
khởi nguồn từ văn hóa Phật giáo, đặc biệt trong thời Lý, Trần. Sau một thời
gian thâm nhập và chiếm địa vị độc tôn trong triều đình phong kiến, đến cuối
thời Trần trở về sau, Phật giáo bắt đầu lan tỏa trong đời sống cộng đồng, nhất

là tầng lớp bình dân. Khi sự phân tranh của Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước
thành 02 chiến tuyến, thì ở Đàng Trong, Phật giáo được sự ủng hộ nhiệt thành
của các chúa Nguyễn, lại bắt đầu thời kỳ hưng thịnh của nó.
Dựa vào lịch sử hình thành các ngôi chùa ở Nam Bộ, ta có thể nhận ra
con đường mà Phật giáo du nhập vào vùng đất này. Theo Trần Hồng Liên
trong công trình Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ - Việt Nam,
thì quá trình du nhập của Phật giáo vào Nam Bộ được chia thành 4 hướng chủ
yếu như sau:
(1). Hướng thứ nhất, những nhà sư người Việt và Hoa có mặt trong các
đoàn người di dân từ miền đất Thuận - Quảng vào khai phá vùng đất mới và
đặt nền móng đầu tiên cho Phật giáo ở Nam Bộ theo đường bộ.
(2). Hướng thứ hai theo đường thủy, từ Trung Quốc, đạo Phật được các
nhà sư theo chân dòng người di dân đến thẳng vùng Đồng Nai, Gia Định và
Mỹ Tho truyền đạo, rồi từ đó lan tỏa ra các vùng lân cận.
(3). Hướng thứ ba vào đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu người Quảng Đông,
từ Chân Lạp sang vùng đất Mang Khảm, sau đặt tên là Hà Tiên, và cho xây
dựng chùa Tam Bảo. Đây là một trong những hướng du nhập của Phật giáo
Trung Hoa vào Nam Bộ theo hướng ngược lại của cuộc di dân.
17


(4). Hướng thứ tư vào năm 1938, Phật giáo Nam Tông người Việt được
ngài Hộ Tông mang từ Campuchia vào Nam Bộ, làm phong phú thêm tổ chức
Phật giáo tại đây [Trần Hồng Liên 1995: 10-11].
Dựa vào những phát hiện khảo cổ được ghi nhận trong tác phẩm của
[Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải] như: tháp, tượng Phật, thần ở
Long An, Kiên Giang và vùng Đồng Tháp Mười,… có niên đại 530, 400, 300
năm trước công nguyên [sđd, 1995, tr.81-86]. Dĩ nhiên, Phật giáo lúc bấy giờ
có lẽ là Phật giáo Nam tông - một hệ phái Phật giáo phổ biến trong cộng đồng
người Khmer Tây Nam Bộ hiện nay. Chính vì vậy, khi Phật giáo từ miền

Thuận - Quảng truyền vào, một số ngôi chùa được dựng lên trên nền chùa cũ
của người Khmer, như chùa Gò (Phụng Sơn tự -TP.HCM) ở Gia Định xưa. Ở
một số nơi khác, người ta đào được tượng Phật, chuông đồng, đồ dùng trong
nhà chùa, những phù điêu có nội dung Phật giáo, điển hình là Pháp thân kệ
khắc trên lá vàng mỏng được tìm thấy ở gò Xoài, Long An. Yếu tố bản địa từ
Phật giáo Chân Lạp còn sót lại trên vùng đất phương Nam đã duy trì niềm tin
về đức Phật cho cư dân nơi đây, sau này trở thành một trong những nhân tố
quan trọng, thúc đẩy sự tiếp nhận và phát triển của Phật giáo người Việt khi
được truyền đến.
Với bốn hướng truyền bá, cộng thêm yếu tố bản xứ, đã làm cho Phật
giáo người Việt ở Nam Bộ, ngay từ những ngày đầu du nhập, mang nhiều sắc
thái khác nhau. Tuy vậy, ở chừng mực nhất định, bên cạnh những đặc thù
hình thành trên nền tảng tiếp biến Phật giáo từ nhiều vùng miền khác nhau,
Phật giáo Nam Bộ vẫn mang các tính chất chung của Phật giáo cả nước. Điều
này được biểu hiện qua nhiều phương diện khác nhau trong đời sống văn hóa
Phật giáo Nam Bộ, mà chúng ta sẽ đề cập tới ở phần tiếp theo.

18


1.2.1. Đặc trưng Phật giáo người Việt ở Nam Bộ
Đề cập tới đặc trưng Phật giáo Nam Bộ là nói đến các giá trị đã được
định hình trong quá trình Phật giáo hình thành, phát triển ở Nam Bộ. Các giá
trị này được biểu hiện qua nhiều phương diện khác nhau trong đời sống sinh
hoạt Phật giáo. Ở đây, có thể nhận diện một số nét đặc trưng cơ bản như: Phật
giáo người Việt Nam Bộ là nơi tập trung nhiều bậc anh tài Phật giáo, thể hiện
tính dung hợp cao, tính năng động và tinh thần nhập thế mạnh mẽ.
a. Nơi tập trung nhiều bậc anh tài
Phật giáo người Việt ở Nam Bộ là nơi tập trung nhiều bậc anh tài nhất
so với các vùng miền khác trong nước thời cận và hiện đại (6). Đặc trưng này

manh nha từ khi Phật giáo theo chân các vị Thiền sư bước đầu tới vùng đất
mới Nam Bộ, và biểu hiện ngày càng rõ hơn bởi sự xuất hiện tiếp tục của các
thiền sư nổi tiếng với đạo phong và sức ảnh hưởng sâu rộng của họ đối với
cộng đồng Phật giáo. Trong đó, nổi bật nhất là thiền sư Nguyên Thiều và các
đệ tử của ông như thiền sư Minh Giác - Kỳ Phương (1682 - 1744), thiền sư
Thành Nhạc - Ẩn Sơn (? - 1776), thiền sư Minh Vật - Nhất Tri (? - 1786)...
[Nguyễn Hiền Đức 1995, tr. 187].
Năm 1734, để tăng cường dân số cho vùng đất mới, chúa Nguyễn Phúc
Khoát đã phát động phong trào di dân từ miền Trung vào Đồng Nai - Sài Gòn
- Gia Định. Cùng với quá trình đó là sự xuất hiện của các vị thiền sư để phục
vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng. Các thiền sư này cho xây
dựng thêm nhiều ngôi chùa mới ở đất Nam Bộ. Chẳng hạn như thiền sư Thiền
sư Linh Nhạc - Phật Ý (1725 - 1821) khai sơn chùa Từ Ân (1744), thiền sư
Pháp Nhân - Thiên Trường, khai sơn chùa Thiên Trường (1755) ở Cầu Kho,
thiền sư Đạt Bổn lập chùa Kim Chương (1756), thiền sư Toàn Chánh - Tánh
6

Xem thêm bài viết Phan Thu Hiền 2011: “Một số đặc điểm văn hóa Phật giáo của người miền Tây Nam Bộ
qua cuộc đời các vị danh Tăng” - Nguyệt San Giác Ngộ số 179, trang 54 – 65.

19


Đắc khai sơn chùa Tập Phước ở xã Bình Hòa, sau lên trụ trì chùa Hội Khánh
ở Thủ Dầu Một... Ngoài việc xây dựng chùa chiền, đáp ứng nhu cầu tôn giáo
tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, các thiền sư còn đặc biệt chú trọng đến
việc giúp đỡ cộng đồng, thông qua các hoạt động trừ tà, bốc thuốc chữa bệnh,
như thiền Sư Hải Hội - Chánh Nghiệp, thiền sư Tánh Thông - Giác Ngộ, thiền
sư Kiểu Giáp - Định Tông, thiền sư Bảo Chơn.. Ngoài ra, dù hành đạo ở vùng
đất Nam Bộ, nhưng với tài năng và đức hạnh của mình, nhiều thiền sư hành

đạo ở Nam Bộ còn được triều đình Huế mời về kinh thuyết pháp và phong
chức Tăng cang, trụ trì chùa Thiên Mụ - một ngôi chùa thuộc triều đình nhà
Nguyễn lúc bấy giờ, như thiền sư Tổ Ấn - Mật Hoằng (1735 - 1835), thiền sư
Tế Bổn - Viên Trường (1769 - 1848) thiền sư Thiệt Thành - Liễu Đạt (? 1823), thiền sư Tế Giác - Quảng Châu (1788 - 1875)...
Từ thế kỷ XX trở đi, đặc trưng này càng được thể hiện rõ nét ở Phật
giáo Nam Bộ. Theo công trình Tiểu sử danh Tăng Việt Nam do Thích Đồng
Bổn chủ biên, thì trong số 200 nhà sư ở thế kỷ XX, có đến 88 vị sinh quán và
trưởng thành ở Nam Bộ, chiếm 41% danh tăng cả nước. Trong một công trình
khác là Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại - chân dung và đối
thoại ,do Minh Mẫn chủ biên năm 2006, tỉ lệ này cao hơn: 9/10 nhà sư, chiếm
90% số lượng các nhà sư nổi tiếng trong cả nước.
Hiện nay, số lượng tự viện và Tăng Ni ở TP. Hồ Chí Minh là đông nhất
nước. Nhờ điều kiện kinh tế - xã hội thuận tiện, nơi đây được xem là trung
tâm đào tạo nhân tài Phật giáo trong nước, với các hệ thống giáo dục từ sơ,
trung cấp, cao đẵng, đại học và bước đầu thí điểm hệ Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Những lớp học chuyên ngành như Luật học, giảng sư, phiên dịch kinh điển,…
được tổ chức ngày càng có hệ thống và chuyên môn hóa. Những điều kiện
thuận lợi đó đã góp phần hun đúc, hình thành và sản sinh ra nhiều nhân tài
cho Phật giáo vùng và cả nước.

20


×