Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phương thức hoằng pháp tại một số đạo tràng phật giáo ở tỉnh bà rịa vũng tàu hiện nay (nghiên cứu trường hợp ba đạo tràng viện chuyên tu, chùa phước duyên và chùa vạn phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 116 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM VĂN LIÊM
(Thích Thiện Hưng)

PHƢƠNG THỨC HOẰNG PHÁP TẠI MỘT SỐ
ĐẠO TRÀNG PHẬT GIÁO Ở TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp ba đạo tràng:
Viện Chuyên Tu, chùa Phước Duyên và chùa Vạn Phước)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM VĂN LIÊM
(Thích Thiện Hưng)

PHƢƠNG THỨC HOẰNG PHÁP TẠI MỘT SỐ
ĐẠO TRÀNG PHẬT GIÁO Ở TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp ba đạo tràng:
Viện Chuyên Tu, chùa Phước Duyên và chùa Vạn Phước)

Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lâm Văn Liêm (Thích Thiện Hưng), người thực hiện luận văn
này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác. Những trích dẫn trong luận văn được tôi chú thích rõ
ràng và trung thực.
Tác giả luận văn

Lâm Văn Liêm
(Thích Thiện Hưng)


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học
viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học Xã
hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và
nghiên cứu tại đây.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo, những người
phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn, TS. Nguyễn Quốc Tuấn.
Thầy đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có
giá trị, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè, huynh đệ đồng học,
những người đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình và những người thân đã tạo
điều kiện để tôi yên tâm học tập trong suốt thời gian qua.
Chân thành tri ân!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018
Học viên

Lâm Văn Liêm
(Thích Thiện Hưng)


DANH MỤC VIẾT TẮT

HT

:

Hòa thượng

TT

:

Thượng tọa


GHPGVN :

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

GHPG

:

Giáo hội Phật giáo

BR-VT

:

Bà Rịa - Vũng Tàu

BTS

:

Ban Trị sự

HĐTS

:

Hội Đồng Trị sự

BHP


:

Ban hoằng pháp

PGVN

:

Phật giáo Việt Nam

ĐTKVN

:

Đại Tạng Kinh Việt Nam

VNCPHVN :

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Nxb

:

Nhà xuất bản

tr

:


trang


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẰNG PHÁP 12
1.1. Cơ sở lý thuyết

12

1.2. Phương thức hoằng pháp và yếu tố ảnh hưởng đến phương
thức hoằng pháp tại các đạo tràng hiện nay
1.3. Một số khái niệm cơ bản

17
22

Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN VÀ THỰC
TRẠNG HOẰNG PHÁP TẠI BA ĐẠO TRÀNG VIỆN
CHUYÊN TU, CHÙA PHƢỚC DUYÊN, CHÙA VẠN
PHƢỚC CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU HIỆN NAY

27

2.1. Đặc điểm, tình hình có liên quan đến phương thức hoằng
pháp tại ba đạo tràng Phật giáo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

hiện nay

27

2.2. Thực trạng phương thức hoằng pháp tại ba đạo tràng được
khảo sát ở tỉnh BR-VT hiện nay
2.3. Nhận xét, đánh giá

32
63

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ PHƢƠNG THỨC HOẰNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO
TRÀNG TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU HIỆN NAY
3.1. Định hướng

69
69

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao phương thức hoằng
pháp tại các đạo tràng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

72

KẾT LUẬN

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau ngày Đức Thế Tôn thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ-đề, "vì lợi ích
cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên
và loài người", Ngài đã tìm đến độ cho năm anh em Kiều-Trần-Như tại vườn
Lộc Uyển. Theo lịch sử Phật giáo ghi lại, sau khi ngộ thực tướng của vạn pháp,
trở thành bậc Toàn Giác (Buddha), Đức Phật không có ý định truyền bá giáo
pháp, nhưng do vị Phạm Thiên ba lần cung thỉnh, Đức Phật quán sát mà nhận
thấy, chúng sinh căn cơ, chủng tính khác biệt, kẻ ngu người trí, kẻ xấu người
tốt… nếu truyền bá giáo pháp như mưa đều khắp, mọi vật đều được hưởng tuy
sự sai biệt có khác. Vậy nên, sau khi tế độ cho sáu mươi vị đệ tử thành đạt đạo
quả A-la-hán, Đức Phật quyết định gửi các Ngài đi truyền bá giáo pháp mới mẻ
ấy cho tất cả, không có bất luận một sự phân biệt nào [81; tr.117].
Đức Phật đã dạy rằng: "Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí. Hãy
truyền dạy giáo pháp cao siêu. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác" [81;
tr.118]. Tam bảo ra đời từ đó. Tam bảo là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
Phật bảo là Đức Phật, Pháp bảo là giáo pháp của Phật nói, Tăng bảo là đệ tử
của Đức Phật, thay Phật hoằng pháp lợi sanh.
Như thế, Đức Phật là vị giáo chủ đầu tiên thành lập Giáo hội tăng già
để đi truyền bá giáo lý, vì lòng từ bi, vì tình thương người khác. Tất cả các vị
trong tăng đoàn đều đã chứng ngộ, chỉ có trọng trách duy nhất là truyền dạy
giáo pháp và công bố đời sống thiêng liêng phạm hạnh [81; tr.118].
Hoằng pháp là một trách nhiệm thiêng liêng, thượng cầu Phật đạo hạ
hoá chúng sanh là hoài bão không thể thiếu được của người tăng sĩ. Tăng sĩ là
người nối tiếp truyền thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Đức Thế Tôn,
theo phương châm "Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bản hoài".
Vì vậy “Phật pháp xương minh do tăng già hoằng hóa”, nhờ vào nỗ lực
chung của chúng tăng Phật pháp được gieo truyền từ đó, đến nay đã trải qua

hơn hai ngàn năm.
1


Từ ngày giáo pháp của Đức Thế Tôn xuất hiện trên nhân gian, Phật giáo
lấy việc tế thế độ nhân làm mục đích, đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Nhưng về
phương pháp, sách lược có thể thay đổi linh hoạt, miễn là không vi phạm nguyên
tắc. Do đó, tùy theo xứ hay thời mà Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam khi thì
mang dấu ấn Đạo gia, lúc thì màu sắc của Nho gia, với tinh thần “tùy duyên bất
biến”.
Xét đến cùng, dù trong cảnh duyên nào thì tất cả đều được xem như
phương tiện để tăng đoàn hoằng truyền chánh pháp của Phật Đà. Ở thời kỳ
đầu, cả Đức Phật và tăng đoàn đi về tất cả các nẻo để hoằng pháp, độ sanh.
Sau dần để thuận tiện cho việc hoằng pháp thì những phương tiện như tinh xá
Trúc Lâm, tinh xá Kỳ Viên, giảng đường Lộc Mẫu… được lập ra để làm nơi
hướng dẫn tăng chúng và tín đồ tu học; các chùa chiền, đạo tràng, tự viện…
tiếp tục theo đó được dựng lên cũng không ngoài mục tiêu ấy.
Tại Việt Nam từ buổi đầu khi Phật giáo du nhập vào, cho đến các thời
Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,… chùa là nơi an trí tượng Phật, tu hành của tăng, ni
và hướng đạo cho tín đồ. Đặc biệt vào thời Lý, Trần, chùa không những là nơi
hướng dẫn cho tín đồ mà còn có sự tham gia tu học của các vị Vua, Quan
trong triều.
Nhìn chung, mỗi giai đoạn lịch sử Việt Nam, mỗi ngôi chùa có những
phương thức hướng dẫn tín đồ tu học khác nhau, được hình thành từ nhiều thế
kỷ và kế thừa cho đến ngày nay.
Đầu thế kỷ XX, trong phong trào chấn hưng Phật giáo, có nhiều hội, đoàn
được thành lập vì thế mô hình tu tập được mở rộng khắp ba miền, Nam, Trung,
Bắc. Theo đó, những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI cho đến hiện nay,
nhiều khóa tu học dành cho tín đồ được mở ra, với nhiều nội dung tu học khác
nhau, được tổ chức ở các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có tỉnh BR-VT.

Cũng như các đạo tràng trong cả nước, tại BR-VT, việc đến chùa tu học
và tham gia các khóa tu được tổ chức thường kỳ, một mặt do nhu cầu của

2


phần đông các tín đồ, mặt khác do mục tiêu của BHP, nhằm hoằng truyền
chánh pháp và giúp cho các tín đồ có những hành vi chuẩn mực, và phương
cách đối mặt với cuộc sống đời thường.
Tuy nhiên, các tổ chức tu học tại BR-VT không được thống nhất, có
đạo tràng chỉ mang tính tự phát, có đạo tràng chưa được hoạch định rõ ràng,
nên chưa đạt quy chuẩn, mô phạm phù hợp cho tín đồ nương theo tu học. Vì,
mỗi đạo tràng có phương thức hướng dẫn riêng biệt, dẫn đến tình trạng tín đồ
tu học tại đạo tràng A khi đến đạo tràng B bị bỡ ngỡ khó hòa nhập cũng như
bắt nhịp kịp tu học. Tình trạng này dẫn đến mục tiêu của tín đồ và của đạo
tràng bị ảnh hưởng, nếu không nói là không hiệu quả.
Vì vậy, cần có những khảo sát, thống kê về thực trạng phương thức tu
học của các đạo tràng nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá xác thực, và giải
pháp hiệu quả cho hoạt động hoằng pháp tại đây.
Hơn nữa, trong công tác quản lý của GHPGVN nói chung, GHPGVN
tỉnh BR-VT nói riêng, việc tổ chức, sinh hoạt tại các đạo tràng là một hoạt
động nằm trong ngành hoằng pháp của GHPG và BHP. Do đó, rất cần có
những khảo cứu chuyên sâu về thực trạng tổ chức, sinh hoạt tại đây nhằm rút
ra những bài học đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác hoằng pháp và
quản lý hoằng pháp.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Phương thức hoằng pháp tại
một số đạo tràng Phật giáo ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay” (chúng tôi
chọn ra 3 mẫu nghiệm là đạo tràng Viện Chuyên Tu, chùa Phước Duyên và
chùa Vạn Phước) làm đề tài nghiên cứu của bản luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Có nhiều công trình tìm hiểu về Phật giáo nói chung, các hoạt động hoằng
pháp Phật giáo nói riêng, những công trình này đã đạt được những thành quả
đáng trân trọng. Có thể liệt kê như sau về Phật giáo và về hoạt động hoằng pháp:
Một trong những công trình được đánh giá cao và trích dẫn nhiều khi
nghiên cứu về Phật giáo là Đức Phật và Phật pháp [81] của Đại đức Narada
3


Maha Thera. Tác phẩm được xem là cuốn sách xuất sắc, căn bản cho những ai
muốn tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy. Đại đức Narada “được liệt vào
hàng sứ giả tiền phong của đạo Phật, mở đường, dọn lối cho những sứ giả
khác”. Có thể vì lẽ đó, tác phẩm đã cô đọng được hai phần: cuộc đời của Đức
Phật và Giáo pháp của Người. Trong tác phẩm này, mục đích và phương thức
hoằng pháp của Đức Thế Tôn và tăng già cũng được đề cập đến.
Đàm đạo với Phật Đà [53] của Lý Giác Minh, Lâm Thấm cũng là tác
phẩm đưa lại cách nhìn mới mẻ về Phật giáo, bằng cách tước đi màu sắc thần
bí, truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật và con đường hoằng pháp của Ngài.
Song không vì thế mà câu chuyện mất đi “tính thiêng” vốn có, mà ngược lại,
làm sinh động và rõ nét, chân thực hơn về Đấng Giác Ngộ tối cao, Đấng đem
lại hạnh phúc cho tất cả muôn loài.
Trong tác phẩm Lịch sử đức Phật Thích Ca [18], Thích Minh Châu
cũng giới thiệu về quá trình hoằng pháp của Phật Thích Ca và hàng đệ tử đầu
tiên của Phật cũng như bài thuyết pháp đầu tiên.
Theo đó, lớp đệ tử đầu tiên là năm tu sĩ, bạn đồng tu khổ hạnh với Thái
Tử-Tất-Đạt Đa ở Uruvela, bài thuyết pháp đầu tiên là Tứ-diệu-đế. Tiếp theo là
thuyết pháp cho Yasa con trai một triệu phú, sau đó Yasa xin Phật xuất gia và
chứng quả A-la-hán. Năm vị tu sĩ đắc quả A-la-hán cùng với Yasa. Tiếp đến,
cha của Yasa nghe Phật thuyết pháp xin quy y và trở thành người Phật tử tại
gia đầu tiên trong cuộc đời hoằng pháp của Đức Phật.
Sau này, hơn năm mươi người bạn của Yasa xin xuất gia đắc quả vị Ala-hán. Tổng cộng, Phật có sáu mươi vị A-la-hán và hình thành Tăng đoàn.

Cuốn sách đã cho thấy, hoằng pháp hình thành từ thời Đức Phật với hai cấp
độ tu sĩ xuất gia và Phật tử tại gia.
Thích Ca Mâu Ni của Tinh Vân Đại sư nói về đoàn Giáo hội sơ chuyển
pháp luân, cư sĩ và tín nữ đầu tiên. Nhìn chung, cuốn sách đưa lại kiến thức
cơ bản về thời kỳ đầu hoằng pháp của Đức Phật và tăng già.

4


Quan điểm của tôi về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni [25] của
Daisaku Ikeda là cuốn sách nói về cuộc đời Thích Ca Mâu Ni. Sách chú trọng
vào khoảng thời gian tu hành đắc đạo và hoằng pháp của Đức Phật cùng các
nghi thức và việc hình thành Tam bảo.
Nói về hoằng pháp còn có Phật Pháp khái luận [79] của Thích Ấn
Thuận. Cuốn sách gồm 20 chương, trong đó có nhiều chương liên quan đến
vấn đề hoằng pháp, cụ thể như mục đích hình thành tăng đoàn, bản chất và
trách nhiệm hoằng pháp của tăng đoàn. Ý nghĩa của việc thành lập tăng đoàn
là để hoằng truyền Phật pháp, giữ vững đạo pháp. Tác giả đưa ra 10 định chế
giới luật của Đức Thế Tôn và tác giả cho rằng việc hoằng pháp của tăng đoàn
dựa trên cơ sở những định chế giới luật này. Việc đầu tiên hoằng pháp tăng
đoàn phải lấy sự hòa hợp với tư tưởng lục hòa1 làm cơ sở. Tư tưởng lục hòa
mà cuốn sách có đề cập cho tăng đoàn trong việc hoằng pháp cũng chính là tư
tưởng đã được BHP GHPGVN tiếp thu khi thành lập tổ chức này.
Ngoài ra các chương XV, XVI, XII của cuốn sách còn trình bày những
vấn đề cụ thể về tín đồ như phân loại tín đồ để hoằng pháp cho phù hợp.
Trong thập niên 90, trước nhu cầu học Phật của nhiều tăng, ni Phật tử, cũng
như trước bối cảnh thuận lợi cho việc đào tạo hoặc nâng cao trình độ giảng sư
trong cả nước. BHP đã tổ chức các khóa huấn luyện, bồi dưỡng giảng sư cho
khắp ba miền Nam, Trung, Bắc. Qua các khóa học này HT. Thích Trí Quảng
đã truyền đạt một số kinh nghiệm về việc truyền bá chánh pháp cho các tăng,

ni cùng mang chí hướng phục vụ trong ngành hoằng pháp. Những ý tưởng mà
HT đưa ra đã được đa số học viên đồng tình và đạt kết quả tốt. Trên cơ sở đó,
HT cho ra cuốn sách Những bài giảng về hoằng pháp và trụ trì [61]. Cuốn
sách là tập hợp một số bài giảng mẫu đã giảng dạy trong các khóa bồi dưỡng
giảng sư để có tư liệu tham khảo dễ dàng hơn và những tăng, ni không có điều
kiện tham dự cũng có thể dựa vào đây rút ra những kinh nghiệm cho việc
1

Lục hòa: Thân hòa đồng trụ; Khẩu hòa vô tránh; Ý hòa đồng duyệt; Giới hòa đồng tu; Kiến hòa đồng giải;
Lợi hòa đồng quân. Đây được coi như bản hiến pháp đầu tiên trong Phật giáo.

5


hoằng pháp lợi sanh tại địa phương mình. Ngoài ra, HT đã đưa ra một số ý về
nếp sinh hoạt cần có của vị trụ trì sống trong Phật pháp. Vì vậy, trong tập sách
này cũng tập hợp một số bài nói về tư cách và vai trò của người trụ trì, cũng
như đã bổ sung thêm vài bài nói về ý nghĩa thọ giới tại những giới đàn lớn
nhằm ôn lại tư chất cần thiết của hàng tăng sĩ đứng đầu trong bốn chúng của
Đức Phật, cũng như nhắc nhở tăng, ni trẻ tư cách cao thượng của người tu sĩ
theo Phật cần được giữ gìn nghiêm cẩn.
Suy nghĩ về quan hệ quốc tế của GHPGVN [30] của Thích Gia Quang
bàn về vấn đề quan hệ giao lưu quốc tế của Giáo hội từ khi thành lập. Tác giả
đưa ra những kiến nghị để thúc đẩy hoạt động hoằng pháp phát triển hơn nữa
trong thời gian tới. Những kiến nghị đó gồm: Thứ nhất, GHPGVN phải có kế
hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong việc đối tác với các tổ chức Phật
giáo tại nhiều nước. Thứ hai, đào tạo những tăng, ni trẻ đủ trình độ Phật học
và ngoại ngữ để gánh vác những công việc hợp tác quốc tế mà Giáo hội giao
phó. Thứ ba, đẩy mạnh việc mở rộng internet để phổ biến PGVN ra nước
ngoài nhằm thúc đẩy mối quan hệ giao lưu quốc tế. Bài viết này đã bổ sung

thêm các giải pháp nhằm hoằng pháp hiệu quả cho luận văn.
GHPGVN cần phát huy những thành tựu đã đạt được và tiếp tục củng
cố để không ngừng phát triển của TT. Thích Viên Thành đã tập trung nêu lên
những điểm chưa làm được của GHPGVN trong thời gian qua. Bài viết gợi ý
về vấn đề hoằng pháp là: Giáo hội cần có chính sách giúp đỡ tăng, ni các tỉnh
miền núi, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất,
tài liệu, kinh điển; cần đào tạo khẩn trương và phân bố giảng sư tới các địa
bàn còn thiếu giảng sư [69].
Bài Vai trò hoằng pháp hiện nay của Thích Thiện Bảo đã khẳng định:
nhiệm vụ chính của những người con Phật là đem giáo pháp của Đức Phật
truyền bá rộng khắp. Đó cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của PGVN
nói chung hay GHPGVN nói riêng. Bài viết đưa ra một số kiến nghị xoay

6


quanh hai vấn đề chính: một là tạo dựng đội ngũ lãnh đạo Giáo hội, đội ngũ
giảng sư trẻ có năng khiếu, có trình độ chuyên môn cao; nên mở một số lớp
chính thức dành cho Phật tử đào tạo theo cấp và giáo trình thống nhất của
Giáo hội. Hai là, thúc đẩy công tác hoằng pháp tại vùng sâu vùng xa [10].
Thích Thiện Hữu trong bài viết Về đường hướng phát triển PGVN
trong thế kỷ XXI [34] đề cập đến những vấn đề GHPGVN cần thực hiện trong
sự nghiệp hoằng pháp và phát triển Giáo hội trong thế kỷ XXI, như: cần có
chương trình dài hạn giáo dục đào tạo tăng, ni, đối với Phật tử cũng nên có
những chương trình đào tạo dài hạn, mở rộng mạng lưới Phật pháp và PGVN
trên siêu xa lộ thông tin; thành lập thêm các tờ báo Phật giáo; mở rộng phạm
vi xã hội của đạo Phật; truyền bá Phật giáo vào các vùng sâu, vùng xa và cuối
cùng là phát động một đạo Phật xanh.
Thích Nữ Tịnh Thường với bài viết Phát triển GHPGVN trong thế kỷ
XXI [87] lại nhấn mạnh vào công tác đào tạo tăng tài, giáo dục tăng, ni và

cách sử dụng những tăng, ni được đào tạo căn bản như thế nào để có thể phát
huy được hoạt động hoằng pháp thiết thực của GHPGVN. Tác giả cho rằng,
đào tạo tăng, ni tài đức, đáp ứng được lợi ích thiết thực của quần chúng, tạo
được lòng tin yêu mến đến mọi người, là sức mạnh đầu tiên của GHPGVN và
tạo tiền đề cho tương lai Giáo hội.
Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh [4] của
Thái Văn Anh tìm hiểu và phân tích nội dung, cấu trúc, ảnh hưởng của niềm
tin tôn giáo đến đời sống Phật tử, trong đó có nói về niềm tin đối với Tăng
bảo của Phật tử Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Đặc điểm và vai trò Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX [85] của Nguyễn
Quốc Tuấn đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến hoằng pháp về nhập thế
tích cực. Tác giả đưa ra các đặc điểm: tính bình dân - đại chúng (hay lối sống
Phật giáo) và vùng- tộc ít người; tính phức hợp và thống nhất.
Luận án tiến sĩ của Lê Văn Đính đã đề cập đến một vấn đề không thể
thiếu trong hoạt động hoằng pháp Phật giáo là Gia đình Phật tử. Công tác
7


đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên Phật tử là điều rất cần thiết trong hoạt
động hoằng pháp hiện nay. Luận án đã phân tích bản chất, đặc điểm và
phương thức hoạt động của Gia đình Phật tử qua đó xem xét ảnh hưởng của
nó đối với thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo.
Kỷ yếu hội thảo hoằng pháp toàn quốc năm 2015: Sứ mạng hoằng pháp
hội nhập và phát triển, BHP Trung ương tổ chức tại BR-VT, (Nxb. Hồng Đức
Hà Nội, 2016). Kỷ yếu Hội thảo gồm 735 trang với trên 60 bài tham luận, hơn
13 đề mục của chư tôn đức tăng, ni trên toàn quốc đã phản ánh một cách sâu sắc
đến các hoạt động thuộc lãnh vực hoằng pháp của đệ tử Phật đã và đang hóa thân
giữa dòng đời trong thời đại công nghệ bùng nổ bên những nỗi đau cùng cực của
kiếp người [47; tr.252]. Đây là công trình tổng hợp đến nhiều khía cạnh khác
nhau về hoằng pháp, y cứ vào đó chúng tôi có thể tham khảo cho luận văn.

Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đều thống nhất ở một số
điểm: Phật giáo đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của dân
tộc, hòa nhập cùng dân tộc để trở thành một tôn giáo gần gũi với dân tộc và
con người Việt Nam. Những công trình nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc
gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, đều nêu lên những giá trị của
Phật giáo, cũng như các hoạt động hoằng pháp và ảnh hưởng của nó đối với
đời sống xã hội Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung.
Tuy nhiên, từ việc thống kê các công trình nghiên cứu trên đây chúng
tôi nhận thấy:
* Chưa có một khung lý thuyết nào về các phương thức hoằng pháp
hiện nay ở Việt Nam. Nếu có, chỉ mới dừng lại ở việc mô tả những phương
tiện hoằng pháp của từng địa phương. Mặc dù, xét về cơ cấu tổ chức của
GHPGVN, với 13 Ban, ngành và 1 viện có chức năng cụ thể, riêng biệt nhằm
mục tiêu cuối cùng là hoằng pháp.
* Chưa có công trình nào đưa ra đường hướng chỉ đạo sát thực, rõ
ràng cho hoạt động hoằng pháp.

8


Thực tiễn nghiên cứu cho thấy cần có những nghiên cứu chuyên biệt về
các phương thức hoằng pháp hiện nay, nhằm hướng tới sự thống nhất chung
trong công tác quản lý hoằng pháp trên cả nước.
* Với tỉnh BR-VT, hiện cũng chưa có khảo cứu về thực trạng hoằng
pháp tại đây trên cả phương diện tổ chức và thực tiễn tu học.
Vì vậy, luận văn chọn ba mẫu nghiệm là Viện Chuyên Tu, chùa Phước
Duyên và chùa Vạn Phước ở BR-VT để khảo sát nhằm hướng tới nỗ lực giải quyết
những nội dung trên cũng như góp phần đẩy mạnh công tác hoằng pháp tại đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:

Trên cơ sở phân tích thực trạng phương thức hoằng pháp tại 3 đạo tràng
là Viện Chuyên Tu, chùa Phước Duyên và chùa Vạn Phước ở tỉnh BR-VT, luận
văn đề xuất giải pháp hoằng pháp phù hợp, hiệu quả đối với việc tu học ở BRVT hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Khái quát các kinh, luật nói về hoằng pháp;
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoằng pháp ở BR-VT;
+ Phân tích, khảo sát và đánh giá thực trạng phương thức hoằng pháp
tại ba đạo tràng ở tỉnh BR-VT hiện nay;
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoằng pháp tại các đạo
tràng tỉnh BR-VT.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức hoằng pháp tại ba đạo
tràng ở tỉnh BR-VT, (Viện Chuyên Tu (huyện Tân Thành), chùa Phước
Duyên (huyện Châu Đức), chùa Vạn Phước (thành phố Vũng Tàu))”.
Phạm vi nghiên cứu về không gian:

9


Nghiên cứu về người dạy, người học và cơ sở vật chất tại ba đạo tràng:
Viện Chuyên Tu (huyện Tân Thành), chùa Phước Duyên (huyện Châu Đức),
chùa Vạn Phước (thành phố Vũng Tàu)”.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian:
Nghiên cứu 5 năm từ 2012 - 2017.
5. Lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
- Lý thuyết nghiên cứu:
Trong luận văn người viết sẽ vận dụng Lý thuyết thực thể Tôn giáo thông
qua 3 yếu tố: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo.

Luận văn cũng vận dụng Lý thuyết cấu trúc để tìm ra ý nghĩa của hoạt
động tu tập tại các đạo tràng, các nghi thức, nghi lễ, lễ hội đặc trưng …
Luận văn sử dụng Lý thuyết chức năng dựa trên cơ sở: mỗi một hoạt
động tu tập tại các đạo tràng đều có vai trò quan trọng để góp phần vào việc
duy trì những nét đặc trưng truyền thống.
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau (Xã hội học, Văn hoá học, Tôn giáo học, Lịch sử,…) vì vậy, trong quá
trình thực hiện luận văn chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp liên ngành.
Ngoài ra còn phương pháp khảo sát thực địa:
- Quan sát tham dự: Người viết quan sát và trực tiếp tham gia những
hoạt động của các đạo tràng, nắm bắt và ghi chép làm tư liệu cho luận văn.
- Phỏng vấn sâu: Chúng tôi sẽ thực hiện những cuộc phỏng vấn những
vị trong BTS, Ban tổ chức (tăng, ni) khóa tu học cũng như điều tra xã hội học
tín đồ Phật tử tham gia các khóa tu tại các đạo tràng. Từ đó, làm căn cứ khách
quan cho đề tài, nhằm sáng tỏ hơn những nhận định của người viết.
- Thu thập và xử lí tài liệu, số liệu, thu âm: Người viết sẽ hệ thống hoá
các tư liệu thu thập được để sử dụng trong đề tài nghiên cứu.

10


- Phương pháp so sánh: người viết sử dụng so sánh để thấy được nét
khác biệt giữa các đạo tràng tu học, về cách tổ chức, hướng dẫn khóa tu,
nội quy...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Dựa vào dữ liệu thực tế tại các đạo tràng qua khảo sát và phân tích dưới
góc độ khoa học, chúng tôi hy vọng luận văn này là nguồn tài liệu khoa học
căn bản hữu ích cho những ai muốn chuyên khảo về những hoạt động tu tập

của các đạo tràng tu học tại tỉnh BR-VT.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những giải pháp, kiến nghị để việc
tổ chức các phương thức hoằng pháp tại các đạo tràng được hoàn thiện và đạt
hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng đạo đức cho tín đồ và xã hội. Đồng
thời, đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về phương
thức hoằng pháp tại các đạo tràng ở tỉnh BR-VT hiện nay nói riêng và các đạo
tràng nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về hoằng pháp.
Chương 2: Đặc điểm, tình hình có liên quan và thực trạng hoằng pháp
tại ba đạo tràng Viện Chuyên Tu, Chùa Phước Duyên, Chùa Vạn Phước của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức
hoằng pháp tại các đạo tràng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay.

11


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẰNG PHÁP
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Kinh tạng đề cập đến hoằng pháp
Lịch sử Phật giáo ghi lại, sau ngày thành đạo, lúc còn ngự tại gốc cây
Bồ đề, bên bờ sông Ni-liên-thiền Đức Phật nhận thấy, “Giáo pháp của Ngài
đã khó khăn lắm mới chứng ngộ được, nay chúng sinh nặng về tham ái càng
không thể phổ biến giáo pháp sâu kín, thậm thâm, khó nhận thức và rất tế
nhị”; vì vậy, Đức Phật muốn nhập Niết-bàn.

Song vị Phạm Thiên đã ba lần khẩn cầu Đức Phật, dẫn dụ rằng tất cả
các Chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai đều vì chúng sinh mà thương xót và
gieo mầm từ ái, trí tuệ để giải thoát. Giờ Đức Phật cũng vậy, tiếp nối con
đường đó để “ai muốn tìm trạng thái an lành cho mình và mong chờ sự trưởng
thành của mình, chắc chắn phải tôn kính giáo pháp cao quý và ghi nhớ nằm
lòng bức thông điệp của chư Phật. Vì những bậc Chánh-biến-tri trong quá
khứ, vị lai và hiện tại, những vị ấy đã giúp cho nhiều vị được thoát khổ. Đó là
đặc tính của chư Phật”.
Nghe lời thỉnh cầu như vậy của Phạm Thiên, với trí tuệ và tâm từ bi vô
lượng quán sát thế gian, Đức Phật nhận thấy tất cả đều do nghiệp quả chi phối
mà chúng sanh luân hồi sanh tử. Tuy nhiên, Ngài cũng thấy có những chúng
sanh trưởng thành từ trong nước, vươn lên khỏi mặt nước, không vướng chút
bùn nhơ. Ngài tuyên bố: “Cửa Vô sanh Bất diệt đã rộng mở cho chúng sanh.
Hãy để cho ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng. Vì biết có sự mệt mỏi
dã dượi trong thế gian nên trước kia Như Lai phân vân, chưa quyết định
truyền dạy giáo pháp vinh quang và hoàn hảo” [81; tr.79]. Sứ mạng hoằng
pháp của Đức Thế Tôn bắt đầu từ đó.

12


Bài thuyết pháp đầu tiên dành cho năm vị đạo sĩ đắc quả A-La-Hán,
tiếp đó không lâu sáu mươi vị đệ tử thành đạt đạo quả A-La-Hán, Đức Phật
thành lập tăng già và khuyến khích các đệ tử đi truyền bá giáo pháp:
“Hỡi các Tỷ kheo! Như Lai đã thoát ra khỏi mọi trói buộc, dầu ở cảnh
người hay các cảnh Trời,
Các con cũng vậy, này hỡi các Tỳ khưu, các con cũng đã thoát ra khỏi
mọi trói buộc, dầu ở cảnh người hay các cảnh Trời.
Hãy ra đi, các Tỳ khưu, đem sự tốt đẹp lại cho nhiều người, đem hạnh
phúc đến nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc lại

cho chư Thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngả. Này hỡi các Tỳ khưu,
hãy hoằng dương giáo pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn
hảo ở đoạn cuối cùng, toàn hảo trong cả hai, tinh thần và văn tự. Hãy công bố
đời sống thiêng liêng cao thượng, vừa toàn thiện, vừa trong sạch.
Những chúng sanh còn vướng ít nhiều cát bụi trong mắt và nếu không
nghe được giáo pháp sẽ sa đọa. Cũng có những người sẽ am hiểu giáo pháp.
Chính Như Lai cũng đi. Như Lai sẽ đi về hướng Uruvela để hoằng
dương giáo pháp.
Hãy cất lên ngọn cờ của bậc thiện trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao
siêu. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác.
Được vậy, là các con đã hoàn tất nhiệm vụ” [16; tr.79].
Đây được xem như tuyên ngôn của Đức Phật về mục đích của hoằng
pháp: Truyền dạy giáo pháp và công bố đời sống thiêng liêng phạm hạnh.
Chức vụ của chư vị A-la-hán, những người đã thành tựu mục tiêu giải thoát,
là nâng cao đời sống đạo đức của người khác bằng cách nêu gương lành trong
sạch và nghiêm túc trì giới [81; tr.118].
Từ đó, Ngài và chúng tăng đã dạo khắp các vùng Ấn Độ, dù là chốn đô
hội thị thành hay các miền thôn dã, tuỳ phương tiện mà hoá độ khắp tất cả
chúng sanh bình đẳng, dù cao sang quyền quí hay nghèo cùng khốn khổ,
13


không phân biệt giai cấp hay chủng tộc, già hay trẻ, tất cả đều được chấp nhận
vào trong đoàn thể, tất cả đều được hưởng cơn mưa Pháp vị. Đây cũng là
điểm đặc thù nhất trong Phật giáo:“Giáo pháp của Ngài như trận mưa lớn, tất
cả các loại cỏ cây đều được thấm nhuần” [17; tr.289].
Hơn hai ngàn năm trôi qua, những người con Phật vẫn tiếp tục đi trên
con đường đó, mang ánh đạo đến với những cuộc đời đau khổ trong nhân
gian.
Đức Phật đã chỉ ra thế nào là một vị trưởng lão được ái mộ, ưa thích,

tôn trọng, noi gương để hoằng pháp, vị đó phải: “Đạt được nghĩa vô ngại
pháp, pháp vô ngại giải, đối với các sự việc, các vị đồng phạm hạnh cần phải
làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ vị ấy thiện xảo, không có biếng nhác, thành tựu trí
phương tiện, ở đây vừa đủ để làm để khiến người làm” [17; tr.148].
Trong kinh điển đại thừa đặc biệt kinh Pháp Hoa chỉ rõ, Đức Phật thị
hiện vào đời là nhằm “Khai Thị chúng sanh Ngộ Nhập Phật tri kiến”.
Cũng vậy, tinh thần này được minh họa cụ thể trong kinh Tương Ưng,
đề cập đến mục tiêu, tinh thần hoằng pháp:
Thưa hiền giả, những ai là những vị thuyết pháp ở đời? Những ai là
những vị khéo thực hành ở đời? Những ai là những vị khéo đến ở đời?” Tôn
giả Sàriputra (Xá-Lợi-Phất) đáp lời du sĩ ngoại đạo:
“Này Hiền giả, những ai thuyết pháp để đoạn tận Tham, những ai
thuyết pháp để đoạn tận Sân, những ai thuyết pháp để đoạn tận Si; những vị
ấy là những vị thuyết thuận pháp ở đời.
Này Hiền giả, những ai thực hành đoạn tận Tham, thực hành đoạn tận
Sân, thực hành đoạn tận Si; những vị ấy khéo thực hành ở đời.
Này Hiền giả, những ai đoạn tận Tham, Sân, Si cắt đứt tận gốc rễ, làm
cho như thân cây Sa La, làm cho không thể tái sanh, làm không thể sanh khởi
trong tương lai; những vị ấy là những vị Tỷ kheo đến ở đời” [17; tr.821].

14


Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật chỉ ra những điều căn bản đối với hai
đối tượng cơ bản của hoằng pháp là người hoằng pháp và người được hoằng
pháp. Với người giảng pháp, đức Phật dạy rằng, với tinh thần hoằng pháp, cần
phải có và thông hiểu năm phận sự của mình (dhammadesakadhamma):
- Thuyết tuần tự thứ lớp, có nghĩa là từ thấp lên cao.
- Thuyết y cứ theo pháp môn và kinh điển.
- Thuyết vì lòng từ bi, muốn cho người khác được lợi ích.

- Thuyết không vì lợi lộc, không muốn được lợi hay được đền đáp.
- Thuyết không đụng chạm mình và người khác, không cố ý châm chích,
khen mình chê người.
Người giảng pháp thiếu một trong năm chi phần này xem như nhiệm vụ
người hoằng pháp không hoàn hảo.
Cũng trong Tăng Chi bộ kinh (quyển ba), Đức Phật chỉ ra năm lợi ích
của người nghe pháp (Dhammassavanànisamsa):
- Nghe được Pháp chưa từng nghe
- Thông suốt Pháp đã nghe
- Đoạn trừ được nghi hoặc
- Giúp tri kiến đúng đắn
- Nội tâm trong sáng.
Về phương tiện hoằng pháp, Đức Phật thường sử dụng hai phương tiện
đó là: đi bộ và thần thông. Trong Tăng Chi bộ kinh, chúng ta thấy lịch sinh
hoạt của Đức Phật mỗi ngày:
- Buổi sáng đi trì bình khất thực
- Buổi chiều thuyết pháp độ chúng sinh
- Buổi tối dạy đạo chư tăng
- Khuya giải đáp thắc mắc của chư thiên
- Rạng đông nhập từ bi quán để tìm chúng sinh hữu duyên tiếp độ.
15


Thực tế, để hóa độ chúng sanh, Đức Phật đã phải tự mình đi trên con
đường đau khổ, tự mình tu luyện, rèn giũa thân tâm, tự mình chứng ngộ. Vì vậy,
để đi trên con đường hoằng pháp, trước tiên người hoằng pháp phải văn-tư-tu.
Đó là hành trình dài gian khổ của sự tu luyện thân giáo, khẩu giáo, ý giáo, sau
đến Đức Phật vận dụng khéo léo tứ khế (lý, cơ, thời, xứ) để hoằng pháp. Ngài
như vị lương y tùy bệnh mà cho thuốc, như người cha lành tùy căn cơ chúng
sinh, dùng sức phương tiện nơi một Phật thừa mà nói thành ba [17; tr.117]. Kinh

Diệu Pháp Liên Hoa cũng khẳng định, Chư Phật đời quá khứ dùng vô lượng vô
số phương tiện, hết thảy nhân duyên, lời lẽ thí dụ mà vì chúng sinh diễn nói các
pháp [17; tr.61], như một trận mưa xuống thấm ướt khắp cả cây cối, rừng rậm,
cây lớn, nhỏ, tùy theo hạng mà hấp thụ có sai khác… nhưng tựu chung, tất cả
đều đạt đến quả vị giải thoát, Niết-bàn, tịnh tịch [17; tr.178].
Để trang bị khả năng hoằng pháp, trong kinh điển đức Phật còn dạy cho
chúng đệ tử Tỷ kheo về giáo lý Ngũ minh: 1. Nội minh, 2. Nhân minh, 3. Y
phương minh, 4. Công xảo minh, 5. Thanh minh. Đây là giáo lý được xem như
một trong những phương pháp tối ưu nhằm hoàn thiện những nhà hoằng pháp cả
hai phương diện Phật học và thế học. Bên cạnh đó giáo lý Ngũ minh còn đề cao
ba yếu tố quan trọng cho việc hoằng truyền chánh pháp: 1. Con người hoằng
pháp; 2. Phương tiện hoằng pháp; 3. Nội dung hoằng pháp. Như vậy, mẫu
người tu sĩ có đầy đủ Ngũ minh là mẫu người lý tưởng nhất trong việc truyền bá
Phật giáo, thuyết pháp, độ sinh và cả về phần tự tu tập [77; tr.538].
Trên tinh thần Kinh và Luật như vậy, trải qua các kỳ kiết tập lớn, các
giáo đoàn tăng già tiếp tục mang giáo pháp của Đức Phật đi hoằng pháp khắp
nơi, trong đó có Việt Nam.
Theo sách Đại Sử Ký (Mahavamsa) của Tích Lan, năm 325 trước Công
nguyên, Đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba diễn ra tại thành Pataliputta (Hoa
Thị), nước Mahada (Ma Kiệt Đà), do Hoàng đế Asoka (A Dục) đề xướng bảo
trợ, Đại lão HT. Moggaliputta Tissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tu) làm chủ tọa.
16


Sau Đại hội này, có 9 phái đoàn đi hoằng pháp khắp các nơi trong nước
Ấn Độ và các nước bên ngoài Ấn Độ, diễn ra trong khoảng thời gian từ năm
325 đến năm 258 trước Công nguyên, tương ứng với thời Hùng Vương ở
nước ta và trùng hợp với các sử liệu về Phật giáo ghi trong ngọc phả Hùng
Vương, chuyện Chử Đồng Tử, Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ và Thủy Kinh
Chú của Lệ Đạo Nguyên [11; tr.30-31].

1.2. Phƣơng thức hoằng pháp và yếu tố ảnh hƣởng đến phƣơng
thức hoằng pháp tại các đạo tràng hiện nay
1.2.1. Phương thức hoằng pháp
1.2.1.1. Hoằng pháp
Hoằng pháp là truyền bá đạo pháp, là một ngành tối quan trọng trong
Phật giáo. Phật giáo thịnh hay suy đều do Hoằng pháp [36, tr.41]. Đạo Phật
sáng tỏ hay lu mờ cũng do Hoằng pháp. Tín đồ hiểu được đạo lý sâu hay cạn
cũng do Hoằng pháp.
Hoằng pháp là hình thức thuyết giảng chánh pháp (dhammaṃ desetha),
mang lời Phật dạy truyền bá đến mọi chúng sinh. Kinh Đại bổn ghi lại: "Này
các Tỷ-kheo, Ta khuyến dạy các ngươi: "Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp,
vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng
cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có
đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ
thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ đời
sống phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời,
nếu không được nghe giảng chánh pháp sẽ bị nguy hại. (Nếu được nghe), sẽ
thâm hiểu chánh pháp" [20, tr.502].
Hoằng pháp mang ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo. Vì vậy người
hoằng pháp cần có những đức tính tốt từ thân hành, khẩu hành và ý hành, mới
có thể mang giáo pháp truyền bá đến chúng sinh.
17


Qua một số dẫn luận trên, Hoằng pháp mà người viết hướng đến ở đây
được hiểu là một hệ thống bao gồm các lời dạy của đức Phật, tập hợp trong
Kinh, Luật,… cụ thể hóa qua 3 tiêu chí:
1. Các kỹ năng truyền bá lời Phật dạy.
2. Các phương thức rèn luyện con người một cách đúng đắn để chuyển
hóa, thanh tịnh thân và tâm.

3. Trở thành các chuẩn mực phổ biến áp dụng vào cộng đồng tu sĩ, cư
sĩ cũng như xã hội.
1.2.1.2. Mục đích hoằng pháp
Hoằng pháp là chức năng quan trọng hàng đầu của Giáo hội. Giáo hội lập
ra BHP nhằm truyền bá giáo lý Phật Đà đến quần chúng nhân dân, thực thi sứ
mạng hoằng dương Phật pháp và tuyên truyền các chủ trương của Giáo hội.
Theo Điều 2 BHP Trung ương quy định rõ, hoằng pháp là hoạt động
nhằm mục đích: Hộ trì chánh pháp, lợi lạc chúng hữu tình. Đồng thời hướng dẫn
tăng, ni, Phật tử phát huy tư tưởng trong sáng, tích cực và đa dạng của giáo lý
Đạo Phật, làm cho ý nghĩa đích thực của Đạo Phật được thể hiện trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, mang lại hạnh phúc an vui cho con người.
1.2.1.3. Phương thức hoằng pháp
Phương thức là con đường, là cách thức, phương pháp thực hiện để đạt
mục tiêu. Có mục tiêu đúng nhưng cách thức/phương pháp không tương thích
thì không đạt được mục tiêu hoặc không hiệu quả.
Phương thức được đề ra dựa trên các yếu tố sau: mục đích, nội dung,
chủ thể thực hiện, đối tượng/khách thể được thực hiện, và hoàn cảnh tác nhân
bên ngoài. Trong đó, yếu tố được tác động đóng vai trò quyết định đến
phương thức tác động. Nghĩa là, nếu tác động đến những đối tượng/khách thể
khác nhau thì phương thức đưa ra cũng phải khác nhau. Vì thế các hình thức
hoằng pháp khác nhau cũng do yếu tố này.
18


Thời còn tại thế, Đức Phật hoằng pháp và dạy các chúng đồ đều dựa
trên thực tiễn và đối tượng hoằng pháp mà đưa ra các pháp phương tiện như:
khế lý, khế cơ, khế xứ, khế thời; hay phương tiện tam giáo: thân giáo, khẩu
giáo và ý giáo; hay tùy căn cơ chúng sinh mà dùng pháp: Ngũ giới, Thập
thiện, Lục độ, Tứ nhiếp pháp, Tứ vô lượng tâm; cũng như tùy chúng sinh mà
nói ra Ba thừa, Ngũ thừa hay Một thừa…

Phương thức hoằng pháp cần được đề ra trên cơ sở phân xuất như vậy
khiến cho công tác hoằng pháp đạt hiệu quả cao.
Vì vậy, phương tiện phải luôn có tính mềm dẻo và linh hoạt trên tinh
thần “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”. Xác định được điều
này, các đạo tràng sẽ áp các phương thức tổ chức phù hợp để đem hiệu quả
cao cho hoạt động tu tập của tín đồ.
1.1.2.4. Hình thức hoằng pháp
Nếu như trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo, hoằng pháp chủ yếu tập
trung vào: diễn giảng, phiên dịch và sáng tác, kiểm duyệt giáo lý thì hiện nay,
để đáp ứng với xu thế xã hội và thời cuộc, các hình thức hoằng pháp mở rộng
theo tinh thần tứ khế (lý, cơ, xứ, thời) bao gồm: giảng kinh, tụng kinh, niệm
Phật, dạy thiền, viết bài, dịch sách, hướng dẫn Phật tử và tham gia các hoạt
động xã hội khác…
Để các hình thức hoằng pháp được hiệu quả, đòi hỏi yếu tố đầu tiên,
người hoằng pháp phải là người có năng lực, đã chuyển hóa hay phần nào
chuyển hóa được thân tâm. Bản thân họ phải là mẫu hình của năng lực tu tập
về thân, khẩu, ý. Để mang chánh pháp đến với mọi chúng sanh, người hoằng
pháp phải biểu đạt được ra bên ngoài là người thầy có trí tuệ (am hiểu chánh
pháp) và từ bi, bình đẳng.
Tất cả các hình thức trên đây cũng đều là phương tiện nhằm đạt cứu
cánh: Hoằng truyền giáo pháp của Đức Phật, tạo ra phương thức rèn luyện
thân tâm và trở thành chuẩn mực áp dụng vào cộng đồng tu sĩ, cư sĩ và xã hội.
19


×