Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của ủy ban nhân dân cấp xã theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.92 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẠCH VANG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG HOÀ GIẢI
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THEO LUẬT ĐẤT ĐAI
NĂM 2013 TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH OAI, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________

NGUYỄN THẠCH VANG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG HOÀ GIẢI
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THEO LUẬT ĐẤT ĐAI
NĂM 2013 TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH OAI, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Đặng Vũ Huân

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn không có sự trùng lặp với bất kỳ công
trình nào đã công bố.
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thạch Vang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ.........................................................7
1.1. Khái quát về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà
giải.........................................................................................................................7
1.2. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của uỷ ban nhân dân cấp xã....17
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG HOÀ GIẢI CỦA UỶ BAN
NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...24
2.1. Thực trạng quy định của luật đất đai năm 2013 về giải quyết tranh chấp đất
đai bằng hoà giải của uỷ ban nhân dân cấp xã.................................................... 24
2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của uỷ ban nhân dân

cấp xã tại huyện thanh oai, thành phố Hà Nội.....................................................33
Chương 3. MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG HOÀ GIẢI CỦA
UBND CẤP XÃ..................................................................................................56
3.1. Một số yêu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà
giải của uỷ ban nhân dân cấp xã..........................................................................56
KẾT LUẬN......................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội với
nhiều đặc điểm và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở Việt Nam, khi
kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất đai được trả lại giá trị thực vốn
có của nó thì tình trạng tranh chấp đất đai phát sinh ngày càng gia tăng về số
lượng, phức tạp về tính chất, nó có thể gây nên hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tới
sự phát triển kinh tế, sự ổn định chính trị, xã hội.
Trong thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp đất đai phát sinh diễn ra
phổ biến hơn, ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là các vùng ven đô thị, đáng
chú ý có những tranh chấp phát sinh diễn ra gay gắt, kéo dài, nhiều xung đột đã
trở thành “điểm nóng” gây mất ổn định an ninh, chính trị, xã hội. Tính phức tạp
của tranh chấp đất đai không chỉ xuất phát từ lợi ích kinh tế, từ nguyên nhân có
tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ, mà có phần từ sự
thiếu hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, sự bất hợp lý và thiếu tính đồng bộ của hệ thống chính
sách, pháp luật đất đai... Việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là vô cùng
cần thiết, là công việc khó khăn, phức tạp nhưng lại là khâu yếu hơn trong công
tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung.
Hoà giải là một phương thức giải quyết cho một số trường hợp tranh chấp

theo quy định của Luật Đất đai. Hoà giải là quá trình tự nguyện khi các bên
tranh chấp cùng thương lượng để đạt tới một giải pháp đồng thuận với sự gi p
đ của một người nhóm người trung gian và trung lập. Hoà giải trở thành một
xu hướng được ưa chuộng trên thế giới như một cách giải quyết tranh chấp hiệu
quả và thân thiện hơn so với khiếu kiện ở Tòa án.
Các biện pháp hoà giải đã tồn tại từ rất lâu, có thể tìm được trong phong
tục tập quán của nhiều cộng đồng trên thế giới. Tuy hòa giải được coi là một giải
pháp thay thế cho khiếu kiện ở Tòa án, các nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy
1


hòa giải tranh chấp đất đai ở Việt Nam có tỷ lệ thành công rất thấp. Nguyên nhân là
do yếu k m trong hệ thống pháp luật, năng lực hòa giải của các chủ thể có trách
nhiệm chưa cao, bản chất phức tạp của các vụ tranh chấp đất đai ở Việt Nam.

Luật Đất đai năm 2013 có nhiều sửa đổi, bổ sung liên quan đến các quy
định về biện pháp hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai và đã đi vào cuộc
sống, song việc áp dụng những quy định về hoà giải trong giải quyết tranh chấp
đất đai vẫn còn nhiều lúng túng nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ những
vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ
ban nhân dân cấp xã và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện
pháp hoà giải của chính quyền cấp xã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với nhận
thức đó, nên tác giả đã lựa chọn vấn đề “Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà
giải của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Luật Đất đai năm 2013 từ thực tiễn
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, hiện nay tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra
khá gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trên cả nước và trở thành vấn đề
được cả xã hội quan tâm. Xuất phát từ nhu cầu thực tế về giải quyết tranh chấp
đất đai, nhận thấy trong thời gian qua nhiều tác giả đã có công trình nghiên cứu

khoa học, bài viết đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai dưới các góc
độ khác nhau. Cụ thể: Các công trình luận văn, bài viết chuyên đề như: “Thủ tục
hòa giải ở cấp cơ sở đối với tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất đai
năm 2003” của TS. Nguyễn Minh Hằng, Tạp chí Kiểm sát, số 3 2008; Bài viết
về “hòa giải tranh chấp đất đai” của tác giả Phạm Thái Quý đăng trên Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, số 11 2009; Bài viết “Vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai
tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn” của tác giả Nguyễn Văn Hương đăng
trên Tạp chí Toà án nhân dân, số 02 2012; Bài viết “Hòa giải tranh chấp đất đai
theo Điều 135 Luật Đất đai và một số vấn đề đặt ra” của tác giả Mai Thị
T Oanh, Tạp chí Toà án nhân dân, số 21 2012 v.v...
2


Đáng ch ý là có Báo cáo khảo sát nghiên cứu về “Hòa giải tranh chấp đất
đai tại Việt Nam - Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến nghị
cho cải cách” của Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD)
vào năm 2012.
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành, đã có thêm một số công
trình nghiên cứu về vấn đề này như: Bài viết “Một số đi m mới về giải quyết
tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2013” của các tác giả PGS.TS.
Nguyễn Quang Tuyến ThS. Nguyễn Vĩnh Diện đăng trên Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật số 9 2014; Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Hảo về
“Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai” tại Khoa Luật Đại học Quốc gia
năm 2014; Chuyên đề: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai và hoà giải tranh
chấp đất đai – PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến giảng tại Hội thảo tập huấn Hoà
giải viên, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư tại Ph
Yên và Sóc Trăng, năm 2015 (do Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp tổ chức); Hoà giải
tranh chấp đất đai tại Việt Nam- Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và
khuyến nghị cho cải cách – do Quỹ Châu Á và Cơ quan phát triển quốc tế
Australia (AusAID), Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD)

phát hành, Hà Nội, tháng 10 năm 2013…
Ngoài ra, vấn đề này cũng được đề cập đến trong công trình nghiên cứu
của nước ngoài như: Pryan A. Garner (2004), Việc giải quyết tranh chấp thông
qua hoà giải, Black’s Law Dictionary, tái bản lần 8, NXB West, Thomson;
Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã giải quyết và tiếp cận ở
nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau về hoà giải nói chung và một số bài viết,
công trình nghiên cứu đề cập một số khía cạnh về hoà giải tranh chấp đất đai.
Từ kết quả của các công trình nghiên cứu trên sẽ là tư liệu tham khảo quý
giá để tác giả làm sâu sắc thêm đề tài “Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà
giải của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Luật Đất đai năm 2013 từ thực tiễn
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”, nhất là khi Luật Đất đai năm 2013 được
ban
3


hành với rất nhiều quy định mới về giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp
hoà giải.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm nghiên cứu để làm rõ các vấn
đề lý luận và thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải
của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Luật Đất đai năm 2013 ở huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội, từ đó, đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
cũng như tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức giải
quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận pháp luật về hoà giải tranh chấp đất
đai của Uỷ ban nhân dân cấp xã bao gồm:

+ Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết
tranh chấp đất đai bằng hoà giải nói riêng.
+ Các hình thức hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
+ Khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp đấ đai bằng hoà giải của
Uỷ ban nhân dân cấp xã.
+ Giá trị pháp lý của giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ
ban nhân dân cấp xã.
- Làm rõ thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng phương thức giải
quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức
thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp
đất đai bằng hoà giải của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề lý luận và thực
tiễn pháp luật về giải tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Ủy ban nhân dân cấp
xã. Các quy định của pháp luật đất đaà các quy định pháp luật có liên quan về
hòa giải các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn từ khi Luật Đất đai năm 2013 có
hiệu lực thi hành và qua thực tiễn thực hiện pháp luật về vấn đề này tại Ủy ban
nhân dân cấp xã tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin, kết hợp các phương
pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, khái

quát hóa..., trong đó, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu
các quy định của Luật hiện hành về phương thức giải quyết tranh chấp đất đai;
phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra đề xuất, kiến
nghị nhằm góp phần hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp đất đai theo
Luật Đất đai năm 2013; phương pháp lịch sử, trao đổi với chuyên gia cũng được
tác giả sử dụng để làm sâu sắc hơn nội dung nghiên cứu của mình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, Luận văn là một tài liệu tổng hợp, phân tích các quy định
của pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của
UBND cấp xã theo Luật Đất đai năm 2013, góp phần nhận diện và làm sâu sắc
hơn các vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai và bản
chất cũng như tính ưu việt trong đời sống xã hội của biện pháp hoà giải trong
việc giải quyết tranh chấp đất đai của chính quyền cấp xã.
5


Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về luật học cũng như
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật. Một số kiến
nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai bằng
hoà giải của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ ban nhân dân cấp xã tại huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải
quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ ban nhân dân cấp xã.


6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1. Khái quát về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất
đai bằng hoà giải
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai
1.1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội ở
các thời kỳ lịch sử khác nhau. Tranh chấp đất đai phát sinh manh nha từ những
bất đồng, mâu thuẫn giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc giữa họ với tổ
chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ hay lợi ích trong quá trình quản lý, sử
dụng đất. Trong bất kỳ xã hội nào, đất đai luôn có vai trò, vị trí quan trọng đối
với đời sống con người, nó cũng góp phần vào sự phồn vinh của mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển sản xuất và đời sống, nhu cầu sử dụng đất đai trở thành
hiện tượng bình thường, phổ biến trong xã hội, đặc biệt là trong nền kinh tế thị
trường, khi mà đất đai được trả lại giá trị thực vốn có của nó. Tranh chấp đất đai
là một thuật ngữ đã trở lên khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, xét
dưới góc độ học thuật thì tranh chấp đất đai là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Tranh chấp là những bất đồng, trái
ngược nhau” [14, tr.808]. Như vậy, theo ngôn ngữ học, tranh chấp được hiểu là
những bất đồng trái ngược nhau giữa hai hoặc nhiều người trong quan hệ xã hội.
Trên thực tế, tranh chấp xảy ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội với những
loại hình rất phong ph , đa dạng. (Ví dụ: Tranh chấp về lối đi, tranh chấp hợp
đồng, tranh chấp tài sản thừa kế…)
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học thì: “Tranh chấp đất đai là
những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai

về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai” [34, tr.74]. Sổ
7


tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng cũng giải thích tương tự về thuật ngữ này, cụ
thể: “Tranh chấp đất đai là những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử
dụng đất đai” [13.tr.383].
Theo Giáo trình Luật Đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Tranh
chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và
nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai”
[33.tr.455]. Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất
đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều
bên trong quan hệ đất đai.”
Như vậy, x t về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu nước ta quan niệm tranh
chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất trong
quá trình sử dụng đất giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc giữa họ với tổ
chức, cá nhân khác. Ví dụ: Tranh chấp đất đai giữa ông A và ba anh chi em là ông B
bà C, ông D về thừa kế 500m2 đất thổ cư do cha mẹ mất để lại...

1.1.1.2. Đặc đi m của tranh chấp đất đai
Quan hệ đất đai là một dạng đặc biệt của quan hệ dân sự, nên tranh chấp
đất đai có đặc trưng chung của tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai
còn mang những đặc điểm riêng khác với tranh chấp dân sự, tranh chấp thương
mại… sự khác biệt đó thể hiện ở một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ th của quan hệ tranh chấp đất đai không phải là chủ sở
hữu đất đai. Do tính đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta, đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao đất, cho thuê
đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất) sử dụng
ổn định, lâu dài hoặc công nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất. Vì vậy, người sử dụng đất chỉ có thể là
chủ thể quản lý đất đai hoặc chủ thể sử dụng đất, chứ không phải là chủ sở hữu
đất đai.
8


Thứ hai, do tính đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta
nên đối tượng của tranh chấp đất đai chỉ giới hạn trong phạm vi tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng đất đai. Điều này có nghĩa là pháp luật
chỉ thừa nhận và giải quyết các tranh chấp về quản lý đất đai hoặc tranh chấp về
sử dụng đất. Các tranh chấp về quyền sở hữu đất đai như tranh chấp về đòi lại
đất trước đây đã hiến, tặng cho Nhà nước; tranh chấp về đòi lại đất mà Nhà nước
đã chia, cấp cho người nông dân trong cải cách ruộng đất; tranh chấp về đòi lại
đất trước đây đã góp vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất để làm ăn tập thể hay hợp
tác xã, tập đoàn sản xuất bị giải thể v.v. sẽ không được thừa nhận và không xem
x t giải quyết.
Thứ ba, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, tranh chấp đất
đai bao gồm: (i) Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc người sử dụng đất tuy chưa có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản
1, khoản 2 và khoản 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 (gọi chung là giấy tờ
hợp lệ về đất đai); (ii) Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất
không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc người sử dụng đất không có
giấy tờ hợp lệ về đất đai.
X t về bản chất, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc người sử dụng đất tuy chưa có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về đất
đai thì đây là một dạng của tranh chấp dân sự. Bởi lẽ, khoa học pháp lý nước ta
quan niệm quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản. (Quyền sử dụng đất là
một loại quyền dân sự vì: (i) Hộ gia đình, các cá nhân sử dụng đất là chủ thể của

quan hệ pháp luật dân sự; (ii) Quan hệ đất đai là quan hệ tài sản thuộc đối tượng
điều chỉnh của pháp luật dân sự; (iii) Người sử dụng đất có một số quyền năng
mang tính định đoạt đối với quyền sử dụng đất như quyền chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, quyền cho thuê quyền sử dụng đất, quyền để thừa kế quyền
9


sử dụng đất; quyền tặng cho quyền sử dụng đất... Đây là một trong những loại
quyền năng dân sự). Do đó, loại tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án nhân dân.
Đới với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc người sử dụng đất không có giấy tờ
hợp lệ về đất đai, thì đây là một dạng tranh chấp mang tính chất hành chính. Bởi
lẽ, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một hoạt động quản lý nhà
nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Hơn nữa, việc xác định lý
do vì sao người sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
chưa có giấy tờ hợp lệ về đất đai thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý đất
đai. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp này thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Thứ tư, trên thực tế, đất đai được sử dụng vào các mục đích khác nhau,
quan hệ đất đai liên quan đến lợi ích của nhiều đối tượng trong xã hội: Nhà
nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tôn giáo, tổ chức,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt
Nam. Do đó, tranh chấp đất đai phát sinh không chỉ liên quan đến lợi ích của
một bên mà còn liên quan đến lợi ích của nhiều bên. Vì vậy, tranh chấp đất đai
nếu không giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, kịp thời thì sẽ gia tăng phức tạp.
Trong vài năm trở lại đây, xuất hiện ngày càng nhiều các vụ việc tranh
chấp đông người, có tổ chức, k o dài và nếu bị kẻ xấu lợi dụng lôi k o, kích
động, x i giục thì dễ trở thành “điểm nóng” tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa, do tính chất phức tạp của nguồn gốc sử dụng

đất cũng như sự xáo trộn của quan hệ đất đai qua các thời kỳ nên tranh chấp đất
đai là một trong những loại tranh chấp có tính chất gay gắt, phức tạp nhất. Trên
thực tế, việc giải quyết tranh chấp đất đai gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp; đặc
biệt là tranh chấp đất tôn giáo, tranh chấp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất vv.
10


Thứ năm, quan hệ đất đai có liên quan đến những quan hệ xã hội khác
thuộc phạm vi điều chỉnh của một số đạo luật như: Bộ luật Dân sự, Luật Xây
dựng, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Kinh doanh bất động sản v.v...
Trên thực tế, tranh chấp đất đai xảy ra liên quan đến nhà ở, công trình xây dựng,
cây cối và vật kiến tr c khác v.v… nên khi giải quyết tranh chấp đất đai cần phải
áp dụng các đạo luật khác có liên quan để xem x t, giải quyết.
1.1.2. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải
1.1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội,
có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp do đó việc
giải quyết tranh chấp đất đai vô cùng cần thiết. Việc giải quyết các tranh chấp
đất đai là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy
được vai trò trong đời sống xã hội. Do vậy, việc đa dạng hoá các cơ chế pháp lý
phù hợp nhằm giải quyết một cách mềm dẻo, có hiệu quả các trạnh chấp, phù
hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam là hết sức cần thiết, một trong
những cơ chế đó là giải quyết tranh chấp đất đai thông qua phương thức hoà
giải. Để có thể làm sáng rõ về hoà giải tranh chấp đất đai thì cũng cần phải
nghiên cứu để nhận diện được bản chất và nội hàm của khái niệm này.
Theo đó, các kết quả nghiên cứu lý luận cho thấy, tranh chấp đất đai là
một hiện tượng xã hội tồn tại khá phổ biến và xảy ra ở bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào. Theo nghĩa rộng, tranh chấp đất đai là biểu hiện sự mâu thuẫn, bất
đồng trong việc xác định quyền pháp lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối
với đất đai, phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc quản lý và sử dụng đất

đai. Theo nghĩa hẹp, tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý
và sử dụng đất đai.
Về bản chất của hoà giải, theo Từ điển tiếng Việt: “Hoà giải là việc người
thứ ba đứng ra làm trung gian để thuyết phục các bên cùng đồng ý chấm dứt
11


xung đột hoặc xích mích một cách ổn thoả” [tr.430]. Khái niệm này đề cập đến
hành động và mục đích của hoà giải nhưng chưa nêu được các yếu tố như bản
chất, nội dung và chủ thể hoà giải.
Trong Từ điển Luật học của Black: “Hoà giải (conciliation) là sự can
thiệp, sự làm trung gian hoà giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa
hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa
họ. Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hoà giải (bên trung
lập)” [tr.139].
Từ điển Luật học của Pháp định nghĩa: “Hoà giải là phương thức giải
quyết tranh chấp với sự gi p đ của người trung gian thứ ba (hoà giải viên) để gi p
đưa ra các đề nghị giải quyết một cách thân thiện” [tr.165].
Trong phạm vi của luận văn này, hoà giải tranh chấp đất đai được hiểu
theo nghĩa hoà giải các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Tuy nhiên,
từ việc nêu và phân tích những khái niệm trên về hoà giải, ta có thể khái quát
được hoà giải về cơ bản có ba yếu tố:
(i) Phải có tranh chấp giữa hai bên;
(ii) Có sự thống nhất ý chí giữa các bên để giải quyết tranh chấp thông
qua việc nhượng bộ của mỗi bên;
(iii) Trong quá trình hoà giải phải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập
cho ý kiến tư vấn, đồng thời công nhận thủ tục hoà giải thành giữa các bên trong
tranh chấp. Nếu không có sự tham gia của bên thứ ba thì quá trình này không
được gọi là hoà giải mà là thương lượng giữa các bên.

Như vậy, hoà giải các tranh chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải quyết
các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, theo đó, bên thứ ba độc lập giữ
vai trò trung gian trong việc gi p các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải
pháp thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan
đến quyền sử dụng đất và thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi
của mình.
12


1.1.2.2. Đặc đi m giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải
Bên cạnh các đặc điểm chung của hoà giải, hoà giải trong giải quyết tranh
chấp đất đai còn có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Th nhất, việc hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ dựa
trên quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mà còn
áp dụng phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, quy ước, luật tục của địa
phương... để vận động, thuyết phục các bên tranh chấp hoá giải bất đồng, mâu
thuẫn về đất đai.
Th hai, việc hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai phải tiến hành vận
động, tuyên truyền, thuyết phục các bên một cách kiên trì, bền bỉ, liên tục và tốn
nhiều thời gian, công sức của người hoà giải mới mong đạt được sự thành công.
Hơn nữa, việc hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai muốn đạt hiệu quả thì
không chỉ trông chờ vào các cơ quan công quyền mà phải khuyến khích, huy
động sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của cộng đồng, các tổ chức quần
ch ng ở cơ sở và các thiết chế tự quản của người dân ở cơ sở.
Th ba, thực tế giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy, do tính chất phức
tạp, gay gắt của loại tranh chấp này, nên nếu tranh chấp đất đai không được giải
quyết mau lẹ, nhanh chóng, dứt điểm ngay từ khi phát sinh bất đồng, mâu thuẫn
thì việc giải quyết ngày càng khó khăn, phức tạp. Vì vậy, việc hoà giải tranh
chấp đất đai cần được thực hiện kịp thời và nhanh chóng. Điều này đòi hỏi tổ
chức, cá nhân thực hiện vai trò hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai phải

luôn luôn chủ động sẵn sàng vào cuộc ngay từ khi nảy sinh các bất đồng, mâu
thuẫn về đất đai trong nội bộ nhân dân.
Th tư, do đất đai có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người nên tranh
chấp đất đai tiềm ẩn nhiều hậu quả tiêu cực về chính trị, kinh tế và xã hội. Vì
vậy, việc hoà giải tranh chấp đất đai không chỉ là nghĩa vụ của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội và của mỗi
người sử dụng đất.
13


Th năm, người tiến hành hòa giải phải khách quan, công minh, đảm bảo
giải quyết tranh chấp một cách công bằng, không thiên vị, không áp đặt các bên
đương sự trong việc hoà giải tranh chấp đất đai. Các bên tự nguyện đưa ra các
cơ sở, dẫn chứng thực tiễn để chứng minh cho quyền và nghĩa vụ của mình, tự
do thảo luận, đề xuất giải pháp, thỏa thuận và chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết
của bên thứ ba. Người thứ ba - trung gian hoà giải chỉ đưa ra những lời giải
thích, phân tích “điều hơn, lẽ thiệt” hoặc phân tích sự hợp lý, đưa ra lời tư vấn
để các bên đương sự suy nghĩ tự quyết định việc hoá giải những bất đồng, mâu
thuẫn. Người thứ ba - trung gian hoà giải không chỉ gi p các bên tranh chấp hóa
giải mâu thuẫn mà còn góp phần nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật của
người dân. Người thứ ba - trung gian hoà giải tuyệt đối không đưa ra nhận định
chủ quan hoặc đưa ra phán quyết “đ ng - sai” để áp đặt với các bên đương sự
trong quá trình hoà giải.
Th sáu, Người thứ ba - trung gian hoà giải nên giữ bí mật thông tin đời tư
của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Mọi hoạt động hoà giải đều
nhằm xây dựng niềm tin, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giúp cho các bên biết
kiềm chế, nhường nhịn nhau nhằm đạt được thỏa thuận, đi đến hòa giải thành
công.
Th bảy, hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai cần xoá tan tâm lý

“thắng - thua” của các bên đương sự và thay vào đó là khuyến khích tinh thần
“đôi bên cùng có lợi”. Trên thực tế do sự thiếu kiềm chế hoặc chỉ nhận thấy lợi
ích trước mắt mà nảy sinh bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên và khi phát sinh do
tâm lý sĩ diện, hiếu thắng mà các bên tranh chấp có thái độ căng thẳng, cố chấp.
Người hoà giải phải nắm bắt được tâm lý này của các bên đương sự để đưa ra
những liệu pháp tâm lý nhằm gi p làm dịu sự căng thẳng, tính sĩ diện, ích kỷ
hoặc tâm lý “thắng - thua”.
14


1.1.2.3. Các hình th c hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Hoà giải chỉ đặt ra đối với những bất đồng, tranh chấp phát sinh từ những
quan hệ pháp luật được hành thành trên sự bình đẳng, tự do, tự nguyện, cam kết,
thoả thuận của các bên. Do đó, chỉ có những quan hệ dân sự (chứ không phải
quan hệ hình sự) mới là đối tượng được áp dụng phương thức hoà giải. Theo quy
định của pháp luật hiện hành, trên thực tế tồn tại hai hình thức hoà giải tranh
chấp đất đai là hoà giải trong tố tụng tư pháp và hoà giải ngoài tố tụng tư pháp.
Cụ thể:
- Hoà giải ngoài tố tụng tư pháp là hoà giải trung gian được các bên tiến
hành trước khi đưa vụ việc tranh chấp ra cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành
chính có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Trong lĩnh vực tranh chấp đất
đai, loại hoà giải này bao gồm:
+ Hoà giải của Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn: Đây là việc hoà giải
tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp đối với các tranh
chấp về đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43
2014 NĐ-CP ngày 15 5 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai. Đây là hình thức hoà giải mà luận văn tập trung nghiên
cứu bởi hình thức hoà giải này được pháp luật hiện hành quy định là bắt buộc
khi có tranh chấp đất đai xảy ra. Tranh chấp mà không được tổ chức hoà giải tại
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và không được thể hiện bằng một biên bản

không thành thì cơ quan hành chính nhà nước cấp trên hoặc cơ quan tố tụng tư
pháp cũng sẽ từ chối việc tiếp nhận đơn hoặc thụ lý vụ việc để giải quyết.
Bên cạnh đó, trên thực tế còn có các hình thức hoà giải khác tại cơ sở như:
+ Nhà nước khuyến khích các bên tự tổ chức hoà giải tại cơ sở: Là việc
hoà giải được tổ chức ở xóm, thôn, ấp, tổ dân phố. Đây là loại hình hoà giải tự
nguyện theo Luật Hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn
nhỏ, đơn giản trong nội bộ nhân dân về lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình,
đất đai. Theo đó, hoà giải viên là người hướng dẫn, gi p đ các bên tranh chấp 15


đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp
theo quy định. Cần phải nhận thức rằng, hoà giải cơ sở này đối với tranh chấp
đất đai chỉ mang tính khuyến khích mà không yêu cầu bắt buộc. Theo đó, các
bên có thể tự tổ chức hoặc không tổ chức việc hoà giải này. Quá trình hoà giải
cơ sở với sự tham gia của các hoà giải viên không cần thiết phải tuân thủ quy
trình, thủ tục và thời hạn luật định. Kết quả hoà giải không nhất thiết phải thể
hiện bằng văn bản, có dấu xác nhận, các bên có thể ngầm công nhận kết quả hoà
giải cơ sở để tự mỗi bên thực hiện hoặc hành xử đối với vụ việc của mình với
những gì các bên đã lĩnh hội của hoà giải viên và của chính mình thể hiện tại
buổi hoà giải cơ sở đó.
+ Tự tổ chức hoà giải: Đây là hình thức hoà giải do các bên tự thương
lượng tiến hành. Do vậy, các bên có toàn quyền lựa chọn người đứng ra hoà giải,
cách thức tiến hành, thời gian… theo sự thoả thuận của các bên. Đây không phải
là hình thức bắt buộc mà là sự tự nguyện của các bên cảm thấy cần thiết phải
cùng nhau ngồi lại suy nghĩ, bàn bạc để đưa ra thỏa thuận cuối cùng. Hoặc các
bên có thể tự thoả thuận mời một chủ thể khác đứng ra làm trung gian chứng
kiến, nêu lên các quan điểm cá nhân về vụ việc để các bên mở rộng sự hiểu biết,
phân tích tốt hơn bản chất của sự việc để có những quyết định đ ng đắn nhất về
vụ việc của mình.
- Hoà giải trong tố tụng tư pháp là hoà giải tiến hành tại Toà án nhân dân

khi cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Theo đó, Toà án
nhân dân trong quá trình tiến hành tố tụng phải thực hiện nguyên tắc hoà giải.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân
sự: “Toà án có trách nhiện tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các
đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định
của Bộ luật này” (Điều 10).
Trên thực tế, dù không được quy định cụ thể trong Luật Đất đai hay trong
Luật Hoà giải cơ sở. Song theo quan sát của cá nhân, tác giả nhận thấy, hoà giải
16


còn được thực hiện tại cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đất đai; đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong
trường hợp tranh chấp đất đai mà người sử dụng đất không có bất kỳ giấy tờ gì
về đất, đã tổ chức hoà giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn không
thành và đương sự chọn hệ thống Ủy ban nhân dân để giải quyết tranh chấp mà
không phải là lựa chọn Toà án.
Tranh chấp đất đai là loại hình tranh chấp đa dạng về tính chất và mục
đích, phong ph về loại hình và có xu hướng ngày càng phức tạp. Nếu việc giải
quyết tranh chấp không được giải quyết triệt để, dứt điểm, công bằng và khách
quan, ch ng có tác động và ảnh hưởng lớn không chỉ đối với các bên tranh chấp
mà còn ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, xã hội, tới Nhà nước với vị thế là đại
diện chủ sở hữu đối với đất đai.
Nhận thấy sự tác động và ảnh hưởng đó, pháp luật đất đai coi đây là
phương thức giải quyết có ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Do vậy, pháp luật đất đai và pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đều ghi nhận hoà
giải là phương thức và là yêu cầu bắt buộc đối với cả trong tố tụng và ngoài tố
tụng và coi đây là phương thức được ưu tiên đầu tiên trong tiến hành giải quyết
tranh chấp đất đai.
1.2. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của uỷ ban nhân

dân cấp xã
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ
ban nhân dân cấp xã
Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải là một biện pháp mềm dẻo,
linh hoạt và hiệu quả nhằm gi p các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thích
hợp để tháo g mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ pháp luật đất đai trên cơ sở tự
nguyện, tự thoả thuận. Hiện tại, pháp luật đất đai có quy định hai hình thức giải
quyết tranh chấp đất đai cơ bản là: (i) Hòa giải và (ii) Giải quyết tranh chấp đất
đai thông qua việc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
17


cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật về tố tụng dân sự. Tuy nhiên, có thể thấy vai trò của việc hòa
giải nếu thực hiện thành công có ý nghĩa vô cùng lớn đối với vụ việc tranh chấp,
việc hòa giải thành công gi p các bên tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thay vì
phải tiếp tục hình thức thứ hai khi mà hòa giải không thành. Bên cạnh đó, quá
trình hòa giài còn thể hiện được sự thiện chí, bảo đảm tình cảm, mối quan hệ
giữa các bên vẫn còn gắn bó, thân thiết như trước khi có tranh chấp xảy ra.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì hòa giải trong tranh chấp đất đai
phải được thực hiện theo các nguyên tắc:
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Mặc dù trong Luật Đất đai
năm 2013 quy định cụm từ “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai
hòa giải”. Tuy nhiên, về nguyên tắc hòa giải được xem là cơ sở tiền để để tiếp
tục thực hiện bước thứ hai là giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc nộp
đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc
khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi

đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực
hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải
quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có
xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất tranh chấp.
- Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh
giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến 18


Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi
trường đối với các trường hợp khác.
Như vậy, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải
quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân xã sẽ phải tiến hành hòa giải tranh
chấp. nếu như hòa giải không thành, Ủy ban nhân dân xã sẽ hướng dẫn các bên
nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
Mặc dù hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân
cấp xã được Luật Đất đai năm 2003 quy định tại Điều 135 và Điều 202, nhưng
chưa đưa ra giải thích cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên, trên cơ sở khái niệm
chung về hoà giải tranh chấp đất đai, cũng như các nguyên tắc, thủ tục của hòa
giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, ch ng ta có thể đưa ra cách hiểu khái
niệm hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã như sau:
“Hoà giải tranh chất đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là một phương
th c giải quyết tranh chấp đất đai được pháp luật thừa nhận và quy định, theo
đó, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp đóng vai trò là
bên th ba trung lập đ giúp đỡ các bên tranh chấp tự nguyện cùng thoả thuận
giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ tranh chấp đất đai phù hợp

với quy định của pháp luật và truyền thống đạo đ c xã hội”.
1.2.2. Đặc điểm giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ ban
nhân dân cấp xã
Hoà giải tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã bên cạnh các đặc
điểm chung của hoà giải, nó còn có một số đặc điểm riêng cơ bản sau:
Th nhất, việc hoà giải trong giải quyết tranh chất đất đai do Ủy ban nhân
dân cấp xã thực hiện trên cơ sở phối kết hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức thành viên của Mặt trận và một số cá nhân khác ở cơ sở để thực hiện
một cách hiệu quả.
19


Th hai, việc hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân
cấp xã thực hiện dựa trên việc kết hợp giữa các quy định của pháp luật đất đai với
truyền thống đạo đức xã hội, phong tục tập quán của địa phương để vận động,
thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện thoả thuận giải quyết tranh chấp.
Th ba, việc hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân
cấp xã, phường, thị trấn thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Hơn nữa, đây
là một phương thức giải quyết tranh chấp do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở
cơ sở thực hiện nên dường như việc hoà giải tranh chấp đất đai có chất lượng và
tính thuyết phục cao hơn so với việc các bên tranh chấp tự hoà giải.

Th tư, hoà giải tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
thực hiện là phương thức hoà giải ngoài tố tụng. Nó được thực hiện trước khi
các bên đương sự khởi kiện ra Toà án nhân dân để giải quyết vụ việc tranh chấp.
Trường hợp hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân cấp
xã thực hiện hoà giải thành, nó không chỉ gi p giảm áp lực, thời gian, công sức,
tiền bạc cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn tiết kiệm thời gian,
công sức, tiền bạc… cho các bên tranh chấp trong việc theo đuổi khiếu kiện về
giải quyết tranh chấp đất đai.

1.2.3. Giá trị pháp lý của giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải
của Uỷ ban nhân dân cấp xã
Khi các bên có tranh chấp về đất đai, nhiều trường hợp các mâu thuẫn đất
đai đã được giải quyết nhờ việc hòa giải tại địa phương. Bằng cách thức để các
bên có mâu thuẫn gặp g và nhận được sự gi p đ của thành viên Hội đồng hoà
giải, là những người có hiểu biết pháp luật hay có các thông tin liên quan đến
các phần đất có tranh chấp, các bên trong vụ tranh chấp có thể sẽ hiểu hơn về
quyền lợi của mình và sẽ cùng dàn xếp hay thương lượng để giải quyết vụ việc.
Qua thời gian điều luật được triển khai áp dụng vào thực tiễn, không ai có thể
phủ nhận ý nghĩa xã hội của việc hòa giải này bởi nó có tác động lớn đến quá
trình giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở cấp cơ sở, góp phần làm
20


giảm gánh nặng cho tòa án cũng như Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Tuy
nhiên, tranh chấp đất đai được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị
trấn trong trường hợp hòa giải thành vấn đề hiệu lực pháp lý của biên bản hòa
giải thành tranh chấp đất đai tại cơ sở cũng là một vấn đề còn bỏ ngỏ trong luật.
Từ thực tiễn thực hiện hoạt động hoà giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhiều năm
qua cho thấy, do chưa có văn bản hướng dẫn, vì vậy dẫn đến nhiều cách giải
quyết khác nhau đối với các trường hợp hòa giải thành tại cấp cơ sở. Cụ thể là:
Có quan điểm cho rằng: “các thỏa thuận các bên đạt được trong quá trình
hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của các bên trong tranh chấp có
giá trị bắt buộc các bên phải tuân thủ”. Khi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
tiến hành hòa giải thành thì các thỏa thuận đó sẽ phát sinh hiệu lực và có giá trị
ràng buộc các bên phải thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc các bên không
được quyền khởi kiện ra tòa nữa. Trường hợp các bên đạt được hòa giải thành song
chưa thi hành thỏa thuận hay thực hiện 1 phần thỏa thuận thì Tòa án thụ lý giải
quyết song khi giải quyết phải lưu ý, cân nhắc đến kết quả đã thỏa thuận.


Tuy nhiên, có ý kiến khác lại cho rằng, mặc dù các bên đã thỏa thuận và
được Ủy ban nhân dẫn xã, phường, thị trấn ghi nhận thì các bên sau đó vẫn có
thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
về ranh giới đất tranh chấp, biên bản về sự thỏa thuận do cấp xã, phường, thị
trấn được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền lấy làm cơ sở ra quyết định cấp lại
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên không có quyền khởi kiện ra Tòa
án, nếu các bên nộp đơn thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.
Từ thực tiễn cho thấy, quy định Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 chỉ đưa
ra vấn đề hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã với tính chất là một thủ tục tiền tố
tụng nhằm tạo điều kiện cho các bên đạt được thỏa thuận mà không coi thỏa
thuận này là thủ tục cuối cùng. Mặc khác, cũng không có quy định nào của pháp
luật xác định giá trị pháp lý ràng buộc về hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải
thành tại cấp cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thể thực hiện việc hòa giải
21


×