Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Quản lý dự án ODA tại trường đại học công nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGÔ ÁNH TUYẾT

QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGÔ ÁNH TUYẾT

QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ HỒNG ĐIỆP


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện, có sự
hỗ trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của
ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Luận văn là có nguồn gốc
và đƣợc trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo khoa Kinh tế Chính
trị - trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, phòng Đào tạo và khoa
Sau đại học của Nhà trƣờng, những ngƣời đã trang bị kiến thức cho em trong suốt
quá trình học tập.
Trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn này, em đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ nhiệt tình của cơ quan, các tổ chức và các cá nhân, đồng nghiệp, những ngƣời đã
hỗ trợ thầm lặng, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong việc thu thập các thông tin, số liệu,
tài liệu nghiên cứu cũng nhƣ đóng góp các ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực
hiện đề tài của mình.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, em xin trân trọng cảm ơn TS. Lê
Thị Hồng Điệp, ngƣời đã trực tiếp chỉ bảo, tận tình hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ
em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện không tránh những thiếu sót về kiến thức và kỹ
năng, em rất mong nhận đƣợc ý kiến nhận xét của thầy cô để có thêm kinh nghiệm
tích lũy cho việc học tập và công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015

Tác giả luận văn

Ngô Ánh Tuyết


MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................... i
Danh mục các bảng.................................................................................................. iii
Danh mục các hình................................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
CÔNG LẬP............................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................... 5
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý dự án ODA nói chung..............5
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý dự án ODA trong lĩnh vực giáo
dục đào tạo dạy nghề......................................................................................... 7
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu......................................................................... 9
1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý dự án ODA tại cơ sở giáo dục đào tạo công
lập........................................................................................................................ 10
1.2.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................. 10
1.2.2. Đặc điểm quản lý dự án ODA tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập . 19
1.2.3. Nội dung quản lý dự án ODA tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập .. 22

1.2.4. Các yếu tố tác động tới quản lý dự án ODA tại các cơ sở giáo dục đào
tạo công lập..................................................................................................... 28
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..............................32
2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu................................................. 32
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................. 32

2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu.............................................................. 32
2.2. Nguồn tài liệu, số liệu................................................................................... 32
2.3. Độ tin cậy của nguồn tài liệu........................................................................ 33
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu:........................................................................... 34


2.5. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn........................................... 34
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn........................................................... 35
2.5.2. Phương pháp quan sát........................................................................... 35
2.5.3. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 35
2.5.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 36
2.5.5. Phương pháp phân tích.......................................................................... 36
2.5.6. Phương pháp tổng hợp........................................................................... 37
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2013............................................. 38
3.1. Các dự án, chƣơng trình ODA, FDI đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại học Công
nghiệp Hà Nội giai đoạn 2000 – 2010................................................................. 38
3.1.1. Sơ lược về trường Đại học Công nghiệp Hà Nội...................................38
3.1.2. Các dự án, chương trình ODA, FDI được thực hiện tại trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2000 – 2010.................................................... 38
3.1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý dự án ODA từ 2003 đến 2013.........40
3.2. Thực trạng quản lý dự án ODA tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội giai
đoạn 2010 – 2013................................................................................................ 41
3.2.1. Lập kế hoạch thực hiện dự án................................................................ 41
3.2.2. Triển khai thực hiện và quản lý dự án.................................................... 45
3.2.3. Kiểm tra giám sát hoạt động của dự án:................................................ 57
3.2.4. Kết thúc dự án........................................................................................ 60
3.3. Đánh giá hoạt động quản lý dự án ODA tại trƣờng ĐHCNHN giai đoạn 2010
– 2013.................................................................................................................. 64
3.3.1. Các kết quả đạt được của hoạt động quản lý dự án ODA tại trường

ĐHCNHN giai đoạn 2010 - 2013..................................................................... 64
3.3.2. Những hạn chế của hoạt động quản lý dự án ODA tại trường ĐHCNHN
giai đoạn 2010 - 2013...................................................................................... 66
3.3.3. Nguyên nhân.......................................................................................... 71


Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TẠI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.................................. 74
4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách.................................................................... 74
4.1.1. Tăng cường cơ chế, chính sách về quản lý dự án ODA.......................... 74
4.1.2. Dành nhiều ưu tiên nhận ODA cho lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo
dục dạy nghề kỹ thuật:..................................................................................... 74
4.1.3. Rút ngắn thời hạn quá trình giải ngân................................................... 75
4.1.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát................75
4.2. Giải pháp về tăng cƣờng năng lực quản lý tại cơ sở..................................... 76
4.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia Dự án............................ 76
4.2.2. Chuyển giao kết quả của Dự án............................................................. 77
4.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu........................................ 78
4.3. Giải pháp về tăng cƣờng quan hệ đối tác với nhà tài trợ..............................80
4.4. Mô hình quản lý dự án ODA tại cơ sở giáo dục đào tạo...............................81
KẾT LUẬN............................................................................................................. 85
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................................... 87
PHỤ LỤC................................................................................................................ 92


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu
1


ADB

2

ĐHCNHN

3

FDI

4

GDVT

5

ILO

6

JICA

7

LETCO

8

MOET


9

MOIT

10

MOLISA

11

ODA

12

PDCA

13

PDM

14

QC

i


TT


Ký hiệu

15

TVET

16

VDF

17

VJC

18

VJCC

19

VKC

20

WG

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1

2

3

4
5
6
7


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12



iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập, giáo dục nghề kỹ thuật đƣợc đánh giá là chìa khóa
giúp nguồn nhân lực nƣớc ta tiếp cận với nguồn nhân lực thế giới, góp phần vào sự
phát triển của đất nƣớc. Mặc dù vậy, sự đầu tƣ cho giáo dục dạy nghề, đặc biệt là
giáo dục dạy nghề kỹ thuật hiện nay còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Giáo dục đào tạo nghề kỹ thuật cần nguồn đầu tƣ lớn, máy móc thiết bị luôn
cập nhật tuy nhiên trên thực tế nguồn vốn đầu tƣ cho lĩnh vực này rất hạn chế.
Trong khi đó phần lớn ngƣời dân không có mong muốn học nghề, đặc biệt là nghề
kỹ thuật, điều này lý giải vì sao số lƣợng ngƣời đăng ký học nghề kỹ thuật luôn
thuộc tốp ít nhất trong các lĩnh vực đào tạo tại Việt Nam… Điều này đặt ra vấn đề
cần giải quyết là làm thế nào để phát triển giáo dục kỹ thuật dạy nghề để đáp ứng
yêu cầu về chất lƣợng và số lƣợng cho thị trƣờng lao động trong nƣớc cũng nhƣ
nƣớc ngoài?
Trong những năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ, tạo điều kiện của Bộ
Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Lao động Thƣơng Binh và Xã hội và các cơ quan Nhà
nƣớc có liên quan, lĩnh vực giáo dục nghề kỹ thuật Việt Nam đã có các dự án đƣợc
sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Tuy số lƣợng dự án không nhiều
nhƣng nguồn ODA này đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của lĩnh
vực đào tạo nghề kỹ thuật trên các lĩnh vực nhƣ: tăng số lƣợng mạng lƣới cơ sở
đào tạo; nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ công tác đào tạo; nâng cao năng lực đào tạo
và quản lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên; đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học và
các doanh nghiệp sử dụng lao động kỹ thuật...
Từ năm 2000, Bộ Công nghiệp - nay là bộ Công Thƣơng - đã lựa chọn
trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội - nay là trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội

(ĐHCNHN) - một trong những trƣờng hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực đào tạo
nghề kỹ thuật làm đơn vị thực hiện dự án ODA do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông
qua trợ giúp của với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Trải qua 13 năm
thực hiện nhiều dự án vốn ODA khác nhau, tổng số vốn ODA mà trƣờng
1


ĐHCNHN nhận đƣợc lên tới 8.6 triệu USD, vốn đối ứng của nhà trƣờng tƣơng
đƣơng 8 triệu USD. Tính riêng dự án vốn ODA trƣờng trƣờng ĐHCNHN tiếp nhận
từ chính phủ Nhật Bản là 8,3 triệu USD. Bên cạnh đó, trƣờng ĐHCNHN đƣợc tổ
chức JICA đánh giá là đơn vị có mô hình quản lý dự án ODA trong lĩnh vực giáo
dục đào tạo nghề kỹ thuật thành công nhất của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013. Mô
hình quản lý dự án ODA của trƣờng trƣờng ĐHCNHN đƣợc JICA lựa chọn làm
mô hình mẫu cho các nƣớc đang và kém phát triển ở Đông Nam Á và Châu Phi.
Các kết quả của dự án cũng đƣợc Bộ Lao động, Thƣơng binh & Xã hội đánh giá
cao và từng bƣớc ứng dụng các kết quả này vào hệ thống giáo dục dạy nghề kỹ
thuật của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý dự án, trƣờng
ĐHCNHN cũng gặp không ít khó khăn nhƣ: dự án chịu sự quản lý và chi phối của
nhiều Bộ ngành, quá trình xây dựng và cấp phép thành lập dự án rất phức tạp và tốn
nhiều thời gian, quá trình thực hiện dự án khó khăn do việc cấp vốn đối ứng chậm
trễ, triển khai các nội dung không đúng kế hoạch do có nhiều thành phần tham gia
dự án, kết quả dự án không đạt 100% mục tiêu đề ra, quá trình chuyển giao thành
quả dự án không đáp ứng kỳ vọng… Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để giải quyết
những khó khăn, thách thức nhằm tăng cƣờng quản lý dự án ODA tại trƣờng Đại
học Công nghiệp Hà Nội? Đây là vấn đề cần giải quyết để quá trình quản lý dự án
pha 3 (đang thực hiện giai đoạn 2013 -2016) và dự án pha 4 (dự kiến thực hiện vào
giai đoạn 2016 – 2019) đạt mục tiêu.
Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý dự án ODA tại trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội” để thực hiện Luận văn của mình nhằm trả lời câu
hỏi đã nêu và ứng dụng kết quả nghiên cứu của mình vào quá trình điều phối dự án

tiếp theo tại trƣờng ĐHCNHN.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ODA
đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục đào tạo nghề, quản lý dự án ODA tại các cơ sở giáo dục
đào tạo công lập và phân tích thực trạng công tác quản lý dự án ODA tại trƣờng
ĐHCNHN mà cụ thể là dự án “Phát triển nguồn nhân lực Kỹ thuật tại trƣờng

2


Đại học Công nghiệp Hà Nội”, luận văn nhằm hƣớng tới đề xuất 1 số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án ODA tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà
Nội và xây dựng quy trình quản lý dự án ODA tại cơ sở giáo dục đào tạo dạy nghề
nhằm hỗ trợ cho trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội trong việc quản lý dự án
ODA giai đoạn 2016 - 2020 và 06 trƣờng kỹ thuật dạy nghề của Bộ Lao động
Thƣơng binh và xã hội sẽ nhận các dự án ODA trong giai đoạn 2019 – 2024.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý dự án, quản lý dự án ODA

trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập.
-

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án ODA tại trƣờng ĐHCNHN

giai đoạn 2010 – 2013.
-

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công


tác quản lý dự án ODA tại trƣờng ĐHCNHN trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý dự án ODA tại trƣờng
Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2016
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà
Nội.
-

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hoạt động quản lý dự án ODA tại trƣờng

Đại học Công nghiệp Hà Nội, cụ thể là quản lý dự án “Phát triển nguồn nhân lực Kỹ
thuật tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội” – Đây là dự án ODA duy nhất triển
khai trong giai đoạn 2010 – 2013 tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội và cũng
là dự án đƣợc đánh giá là thành công và là tiền đề để trƣờng ĐHCNHN lập đề án
xin các dự án ODA sau này.
4. Những đóng góp chủ yếu của Luận văn
Luận văn cố gắng nghiên cứu một cách hệ thống và tƣơng đối đầy đủ về
hoạt động quản lý dự án vốn ODA tại 1 cơ sở công lập đƣợc đánh giá là thành
công. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và những điểm chƣa thực hiện đƣợc nhằm
khắc phục trong quản lý những dự án tiếp theo.

3


Tác giả cũng cố gắng đƣa ra 1 quy trình quản lý dự án ODA trong lĩnh vực
giáo dục dạy nghề.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở bài và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và tài liệu

tham khảo, Luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về quản lý dự
án ODA tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập Chương 2: Phƣơng pháp và thiết
kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý dự án ODA tại trƣờng ĐHCNHN giai đoạn 2010 2013
Chương 4: Giải pháp tăng cƣờng quản lý dự án ODA tại trƣờng ĐHCNHN trong
thời gian tới

4


Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÔNG
LẬP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý dự án ODA nói chung
Liên quan đến nguồn vốn ODA, quản lý dự án ODA, đã có nhiều đề tài
nghiên cứu dƣới các góc độ, các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, các đề tài,
nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu tổng quát về sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt
Nam và ở lĩnh vực không phải là hợp tác kỹ thuật trong giáo dục dạy nghề.
Về tổng quan quản lý dự án ODA tại Việt Nam nói chung có nhiều tác giả đã
tìm hiểu và đƣa ra 1 số phƣơng án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án ODA tại
Việt Nam. Tác giả Lê Thanh Nghĩa nghiên cứu về “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng vốn ODA tại Việt Nam”. Luận văn đã đi vào khái quát hóa lý thuyết về nguồn
vốn ODA, phân tích thực trạng sử dụng vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993 –
2008, từ đó tác giả tìm kiếm, đề xuất phƣơng án nâng cáo hiệu quả quản lý và sử
dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (Lê Thanh Nghĩa, 2009).
Tác giả Vũ Thu Hằng có nghiên cứu về “Nâng cao hiệu quả quản lý dự án ODA tại
Việt Nam”. Tác giả đƣa ra cái nhìn tổng quát, những đặc điểm của dự án ODA, hiện

trạng quản lý dự án ODA tại Việt Nam và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý dự án ODA tại Việt Nam. (Vũ Thu Hằng, 2007)
Về học hỏi kinh nghiệm quản lý dự án ODA ở các nƣớc khác có Bài phân tích
của Ths. Nguyễn Thị Tình về “Thu hút, quản lý, sử dụng ODA: Nhìn từ Malaysia
và Indonesia”. Tác giả cho rằng thành công trong việc sử dụng nguồn viện trợ ODA
ở Malaysia và Indonesia xuất phát từ việc tập trung hóa trong quản lý nhà nƣớc,
phân cấp quản lý ODA, áp dụng khá thành công công nghệ thông tin trong công tác
theo dõi, giám sát các cơ quan liên quan đến quản lý vốn, sự phối hợp giữa nhà tài
trợ và nƣớc nhận viện trợ trong trong hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án ODA,
có sự tham gia của khu vực tƣ nhân vào thực thi dự án đặc biệt trong các dự án kết
5


cấu hạ tầng, năng lƣợng và công nghiệp; điều chỉnh về quy trình thu hút, sử dụng
và quản lý ODA. TS. Nguyễn Thị Kim Chi chia sẻ “Kinh nghiệm thu hút và sử
dụng vốn ODA của một số nƣớc Châu Á: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” .(
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông số 11 tháng 11/ năm 2012 ). Tại bài viết này

tác giả đã đƣa ra kinh nghiệm huy động vốn ODA của 1 số nƣớc Châu Á nhƣ Thái
Lan, Malaysia… tác giả phân tích kinh nghiệm sử dụng vốn ODA của các nƣớc này từ
đó đề xuất 1 số phƣơng án thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả tại Việt Nam
trong thời gian tới

Về quản lý dự án ODA theo ngành, theo vùng, nghiên cứu sinh Hà Thị Thu có
luận văn "Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào
phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền
Trung". Luận án đã phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại vùng Duyên
hải Miền Trung, đã rút ra những kết quả và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn này (Hà Thị Thu, 2014). Tác giả Lƣơng Mạnh Hùng nghiên cứu

“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam”. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 1997 – 2007 nhằm tìm kiếm giải pháp
cho việc quản lý vốn ODA hiệu quả hơn trong ngành nông nghiệp trong thời gian
tới. (Lƣơng Mạnh Hùng, 2007).
Về đánh giá dự án ODA do chính phủ Nhật bản tài trợ có báo cáo tổng kết
“Chƣơng trình đánh giá chung Việt Nam Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2010” do Bộ
Kế hoạch Đầu tƣ chủ trì phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Báo cáo nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thiết lập hệ thống theo dõi
và đánh giá các chƣơng trình dự án ODA ở cấp quốc gia, ban hành đồng bộ các văn
bản pháp quy hiện về theo dõi và đánh giá ODA. Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng đã
ban hành các sổ tay hƣớng dẫn kỹ thuật kèm theo bộ công cụ về theo dõi và đánh
giá các chƣơng trình, dự án ODA. Theo các quy định hiện hành, tất cả các ngành,
các cấp chịu trách nhiệm về công tác theo dõi và đánh giá. Về công tác đánh giá,

6


Chủ dự án chịu trách nhiệm về đánh giá ở cấp dự án (đánh giá ban đầu, đánh giá
giữa kỳ, đánh giá kết thúc), Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm đánh giá đột xuất và
đánh giá tác động, Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm chủ trì và điều phối các hoạt động
đánh giá ở cấp quốc gia. Để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, việc nâng cao
nhận thức, tăng cƣờng năng lực của các ngành, các cấp về công tác theo dõi và
đánh giá có vai trò rất quan trọng.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý dự án ODA trong lĩnh vực giáo
dục đào tạo dạy nghề
Trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề kỹ thuật cũng đã có một số báo cáo
chuyên ngành nhƣ: “Báo cáo Kết quả thực hiện Dự án Tăng cƣờng khả năng đào
tạo Công nhân Kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội từ tháng 04/2000
– tháng 08/2004” của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, Báo cáo tổng kết định

kỳ của Bộ Công Thƣơng, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Tổng Cục Dạy
nghề, cũng một số báo cáo tình hình thực hiện dự án Hợp tác Kỹ thuật của một số
đơn vị thụ hƣởng… Mặc dù vậy, các báo cáo riêng lẻ này chƣa hệ thống hoá đƣợc
toàn bộ các hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA ở lĩnh vực giáo dục nghề kỹ
thuật trong một khoảng thời gian dài từ năm 1993 đến hết năm 2013.
Các báo cáo về hoạt động hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
càng ít ỏi hơn, trong khi đó JICA Việt Nam là 1 trong những tổ chức có hoạt động
hỗ trợ nguồn vốn ODA hàng đầu tại Việt Nam. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của JICA
Việt Nam hiện nay ngoài các báo cáo của các dự án và JICA Việt nam chƣa có 1
nghiên cứu nào đề cập đến lĩnh vực này.
Về quản lý dự án có vốn ODA trong lĩnh vực giáo dục có các bài báo và báo cáo
khác nhau nhƣ bài phân tích của tác giả Nguyễn Ngọc Trân “ODA trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo - Huy động và sử dụng hiệu quả”. Tác giả Nguyễn Ngọc Trân cho rằng:
huy động và phân bổ từ năm 1993 đến năm 2012, trong 20 năm tổng vốn ODA ký kết
dành cho lĩnh vực GD&ĐT là 2447 triệu USD (trong đó phần vay là 1 tỷ 794 triệu,
phần viện trợ không hoàn lại là 653 triệu USD), chiếm 4,19 % tổng vốn ODA ký kết
giữa các nhà tài trợ quốc tế với Việt Nam trong cùng thời gian. Với tổng số vốn ODA

7


không nhỏ nhƣng báo cáo của các Bộ và các trƣờng rất sơ lƣợc, thậm chí chƣa có
báo cáo, về nội dung này. Tác giả cũng đánh giá lĩnh vực đào tạo nghề không có vị
trí cần có trong cơ cấu vốn ODA trong 11 năm 2004 – 2014.
Tác giả Nguyễn Thùy Hƣơng, 2012. Đã nghiên cứu giải pháp nhằm “Thu hút và
sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 1993 – 2010”. Theo
đó, tác giả đã có những tổng kết về thu hút và sử dụng nguồn vốn cho ngành giáo dục
Việt Nam dựa trên phân tích thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực giáo
dục trong 7 năm. Từ các phân tích của mình, tác giả tìm kiếm giải pháp thu hút nguồn
vốn ODA cho ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.


Về lĩnh vực giám sát nguồn vốn vay ODA đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và
dạy nghề có bài viết của TS. Đặng Văn Định – Trƣởng ban Nghiên cứu và Phát
triển chính sách - Hiệp hội các trƣờng Đại học, Cao đẳng Việt Nam đăng trên Báo
Điện tử Giáo dục Việt Nam. TS. Đặng Văn Định cho rằng: “Giai đoạn 2004 - 2014,
vốn ODA dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề đã lên tới là hơn 2 tỷ
USD, chiếm khoảng 3,5% tổng số vốn ODA ký kết của cả nƣớc. Không giống nhƣ
những dự án công trình xây dựng cơ bản rất dễ phát hiện lỗi (nếu có), các chƣơng
trình dự án trong giáo dục tích tụ hàng chục năm trời đƣợc các bộ: Kế hoạch và Đầu
tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội
báo cáo bởi danh mục dự án, chƣơng trình và những nhận xét định tính; rất hiếm
khi thấy những con số biết nói. Nhƣ thế rất khó nhận định chắc chắn về chất lƣợng,
hiệu quả ODA trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề.”
Theo Báo Kiểm toán số 50 - 51/2013 có bài phân tích “Quản lý và sử dụng vốn
ODA của Bộ GD-ĐT giai đoạn 2009-2011”. Theo đó kết quả kiểm toán chuyên đề
quản lý và sử dụng vốn ODA của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) giai đoạn 20092011 cho thấy: cơ bản các chƣơng trình, dự án (gọi chung là dự án) đã đạt đƣợc các
mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, một số dự án đƣợc kiểm toán bị chậm tiến độ; nhiều nội
dung hoạt động của các dự án chƣa đạt mục tiêu, phải kéo dài thời gian thực hiện đã
phần nào làm giảm hiệu quả đầu tƣ.

8


Theo báo cáo tổng kết của Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và
nhi đồng của Quốc hội về “Kết quả giám sát chất lƣợng, hiệu quả các dự án đầu tƣ
sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nƣớc ngoài (ODA) với giáo
dục, giai đoạn 2004 – 2014”. Báo cáo đã chỉ ra tình trạng tiến độ thực hiện các dự
án ODA cho giáo dục mặc dù đều có kế hoạch, lộ trình, phân kì thực hiện cụ thể
nhƣng tiến độ triển khai của hầu hết các dự án đều rất chậm trễ, nhất là trong giai
đoạn đầu khởi động, dẫn đến gia hạn thực hiện. Theo đó báo cáo đã kết luận hầu hết

các dự án ODA giáo dục có vấn đề.
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu:
Thông qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu Quản lý dự án ODA tại Việt Nam
tác giả nhận thấy:
-

Các báo cáo, khóa luận về ODA chủ yếu tập trung vào nguồn vốn bao gồm có

thu hút vốn ODA, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA; phân cấp quản lý nguồn vốn

-

Nghiên cứu về quản lý dự án ODA ở Việt Nam đã có nghiên cứu nhiều nội

dung, khía cạnh khác nhau nhƣng chƣa có hệ thống và nội dung tập trung;
-

Các nghiên cứu về hoạt động quản lý dự án vốn ODA trong lĩnh vực giáo

dục còn rất ít ỏi và manh mún, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu hoạt động quản lý
của Bộ GD&ĐT và bộ Lao động Thƣơng Binh & Xã hội, chƣa có 1 đề tài nào
nghiên cứu nào về quản lý dự án ODA trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề kỹ thuật.
-

Nghiên cứu về quản lý dự án ODA chủ yếu ở phạm vi quốc gia và khu vực,

nội dung tập trung vào việc nâng cao hiệu quả mang tính vĩ mô chƣa tìm kiếm
đƣợc các điển hình quản lý dự án ODA thành công để xây dựng nên mô hình quản
lý dự án ODA mẫu tại cơ sở.
-


Các đề xuất trong các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đề xuất về chính sách,

cơ chế xuất phát từ việc các nhà nghiên cứu chủ yếu xem xét vấn đề từ khía cạnh vĩ
mô, chƣa có cái nhìn từ góc độ các nhà điều phối thực hiện dự án trên thực tế.

-

Chƣa có 1 báo cáo nghiên cứu về lĩnh vực quản lý dự án ODA trong giáo

dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đào tạo kỹ thuật của tổ chức JICA trong suốt giai
đoạn này.

9




Trên cơ sở tổng quan tài liệu nêu trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về

quản lý dự án ODA do chính phủ Nhật Bản tài trợ tại 1 cơ sở đào tạo công lập là đề
tài chƣa đƣợc thực hiện từ trƣớc đến nay. Do vậy, lựa chọn đề tài “Quản lý dự án
ODA tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội” đảm bảo tính mới, tính riêng biệt và
có thể đƣa ra những kết quả nghiên cứu khả dụng.
1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý dự án ODA tại cơ sở giáo dục đào tạo
công lập
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistant – viết tắt là
ODA) đến nay chƣa có định nghĩa thống nhất, tuy nhiên không có nhiều sự khác

biệt giữa các định nghĩa. Có thể tham khảo 1 số định nghĩa quen thuộc nhƣ định
nghĩa của chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc: “ODA là viện trợ không
hoàn lại hoặc là cho vay ƣu đãi của các tổ chức nƣớc ngoài, với phần viện trợ
không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay”.
Theo đĩnh nghĩa của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Co-operation
and Development; viết tắt: OECD là 1 diễn đàn dành cho các thành viên, hiện là
chính phủ của 34 nƣớc kinh tế thị trƣờng phát triển nhất thế giới cũng nhƣ 70 nƣớc
không phải là thành viên, cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các
vấn đề kinh tế cũng nhƣ các vấn đề chung khác) “nguồn vốn ODA (nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức) là nguồn tài chính đƣợc phân phối với mục tiêu chủ yếu là
thúc đẩy sự thịnh vƣợng và phát triển kinh tế cho các quốc gia đang phát triển,
trong đó khoản trợ cấp không hoàn lại chiếm ít nhất là 25% (tính cả 10% tỷ suất
chiết khấu). Theo thỏa thuận, nguồn vốn ODA bao gồm đóng góp của các tổ chức
tài trợ theo hình thức song phƣơng giữa hai nƣớc hoặc thông qua các tổ chức đa
phƣơng nhƣ WB, ADB...”.
Qua 2 định nghĩa trên có thể hiểu hỗ trợ phát triển chính thức – ODA (Official
Development Assistant) là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài (nƣớc

10


ngoài) cung cấp (hỗ trợ) cho các nƣớc đang và kém phát triển, hoặc các nƣớc đang
gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội của các nƣớc này.


-

Nội dung của ODA bao gồm:


Là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài (nƣớc ngoài) nội dung chủ yếu là

các khoản viện trợ và cho vay với điều kiện ƣu đãi;
-

Là nguồn vốn dành cho các nƣớc đang và kém phát triển;

Là nguồn vốn đƣợc các các cơ quan chính thức của chính phủ trung ƣơng và

địa phƣơng hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ tài trợ.
-

Là nguồn vốn phát sinh từ nhu cầu của một quốc gia, đƣợc tổ chức quốc tế hay

nƣớc viện trợ xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế đƣợc đại
diện có thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết (Hiệp định ký kết hỗ trợ ODA
đƣợc chi phối bởi công pháp quốc tế)


-

Lợi ích của nguồn vốn ODA

Quá trình cung cấp ODA đem lại lợi ích cho cả hai phía theo mô hình win -

win: Về phía bên tiếp nhận viện trợ có thêm khối lƣợng lớn vốn đầu tƣ từ bên
ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé
của mình, đồng thời nhận đƣợc sự hỗ trợ về mặt quản lý, kinh nghiệm, kỹ thuật của

bên tài trợ giúp nhanh chóng nâng cao chất lƣợng quản lý cũng nhƣ nguồn nhân
lực của mình. Về phía nhà tài trợ cũng đạt đƣợc những lợi ích trong các điều kiện
bắt buộc kèm theo các khoản viện trợ cho vay, đồng thời gián tiếp tạo điều kiện
thuận lợi cho họat động của các công ty của quốc gia cho viện trợ khi thực hiện đầu
tƣ tại các nƣớc nhận viện trợ.
-

Bên cạnh đó, ODA mang tính nhân đạo, thể hiện nghĩa vụ đồng thời là sự quan tâm

giúp đỡ của các nƣớc giàu đối với các nƣớc nghèo, tăng cƣờng thúc đẩy mối quan hệ đối
ngoại hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia.



Nguồn vốn ODA có những đặc điểm cơ bản sau:

11


-

Chủ thể cung cấp nguồn vốn ODA: là chính phủ của một nƣớc hoặc các tổ

chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nƣớc;
-

Mục đích của nguồn vốn ODA là phi lợi nhuận, giúp phát triển kinh tế, khắc

phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nƣớc nhận
viện trợ.

-

Tính ƣu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay. Vốn ODA có thời gian cho

vay (hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài. Sự ƣu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA
chỉ dành riêng cho các nƣớc đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển.

-

Mang tính ràng buộc: ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần hoặc

không ràng buộc) nƣớc nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nƣớc cung cấp
viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt
chẽ đối với nƣớc nhận.
-

Là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA

do tính chất ƣu đãi nên gánh nặng nợ thƣờng chƣa xuất hiện. Một số nƣớc do
không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trƣởng nhất thời nhƣng sau
một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ.
1.2.1.2. Dự án ODA
Theo Viện Tiêu chuẩn quốc gia Anh, 2000. “Một dự án là là một tập hợp các
hoạt động đƣợc liên kết và tổ chức chặt chẽ, có thời điểm bắt đầu và kết thúc cụ
thể, do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, nhằm đạt đƣợc những mục đích cụ thể trong
điều kiện ràng buộc về thời gian, chi phí và kết quả hoạt động”. Định nghĩa này
nhấn mạnh ba yếu tố của một dự án: (1) thời điểm bắt đầu và kết thúc, (2) mục đích
cụ thể của dự án và (3) những điều kiện ràng buộc dự án - còn gọi là các tham số
của một dự án.
Viện quản lý dự án Mỹ (PMI),2004. Định nghĩa “dự án là một nỗ lực tạm thời

đƣợc cam kết để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất” Định nghĩa này chỉ ra
2 nội dung: Thứ nhất, dự án có thời gian xác định rõ ràng. Thứ hai, kết quả của dự
án luôn là duy nhất. Theo đó một dự án nên đƣợc hoàn thành trong thời gian xác
định và tạo ra sản phẩm mong đợi có giá trị khác biệt so với các dự án khác. Gọi là

12


×