Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.86 KB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ QUỲNH THANH

TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Trần Văn Luyện

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Trần Văn Luyện. Các số liệu và trích dẫn trong
luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu của Luận
văn không trùng lặp với bất kỳ công trình nào khác. Tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu
của mình.
Tác giả luận văn

Ngô Quỳnh Thanh




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ...........7
1.1. Những vấn đề lí luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy................................ 7
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy....... 11
Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT
MA TÚY CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012 - 2017 ....................................................................... 19
2.1. Thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong hoạt động xét xử
của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2017 .............. 19
2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy
trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
giai đoạn 2012 - 2017 .............................................................................................. 37
2.3. Những vi phạm, hạn chế và nguyên nhân của những vi phạm, hạn chế trong
định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy
của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2017 .... 53
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ
THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................................... 57
3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự ........................................................................... 57
3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ
thẩm phán và hội thẩm nhân dân ............................................................................ 63
3.3. Các giải pháp khác ........................................................................................... 64
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 70



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

CTTP

Cấu thành tội phạm

Thông tư liên tịch số

Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-

17/2007/TTLT

BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

Thông tư liên tịch số

Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-

08/2015/TTLT

BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tỉ lệ % số vụ án, số bị cáo xét xử về tội tàng trữ trái phép chất

ma túy so với tổng số vụ án, số bị cáo xét xử các tội về ma túy quy định tại Điều
194 BLHS 1999.
Bảng 2.2. Hình phạt chính và hình phạt bổ sung được áp dụng đối với các
bị cáo phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy giai đoạn 2012 - 2017.
Bảng 2.3. Nhân thân của các bị cáo bị Tòa án nhân dân quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, giai đoạn
2012 - 2017.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy là vấn đề mang tính toàn cầu. Cuộc chiến phòng, chống ma túy là
cuộc chiến không chỉ của riêng quốc gia nào. Các quốc gia, các tổ chức quốc tế
đã và đang không ngừng tăng cường hợp tác trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm và tệ nạn ma túy thể hiện bằng việc kí kết các công ước quốc tế
về kiểm soát ma túy như Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961,
Công ước về các chất hướng thần năm 1971, Công ước về chống buôn bán bất
hợp pháp các chất gây nghiện và các chất hướng thần năm 1988, đồng thời đầu
tư nhiều nguồn lực với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xóa bỏ ma túy khỏi
đời sống xã hội.
Ở Việt Nam, tình hình sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng
trái phép chất ma túy ngày càng diễn ra phức tạp. Hoạt động của bọn tội phạm
ngày càng tinh vi, liều lĩnh, chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, truy bắt; đặc
biệt là có sự gắn kết chặt chẽ giữa tội phạm trong nước và tội phạm nước ngoài
gây khó khăn cho công tác đấu tranh với tội phạm này.
Thống kê đến tháng 12/2017 cả nước có 210.751 người nghiện ma túy,
đây là số người nghiện có hồ sơ quản lí, tập trung nhiều ở những thành phố lớn
dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh là 21.712 người nghiện có hồ sơ quản lí,
đứng thứ 2 là thủ đô Hà Nội có 12.803 người nghiện có hồ sơ quản lí. Hà Đông
là một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội có số người nghiện ma túy không cao

nhưng diễn biến phức tạp, khó quản lí vì có nhiều người nghiện là lao động tự
do, tạm trú trên địa bàn quận, tính đến ngày 15/01/2018 quận Hà Đông có 354
người nghiện có hồ sơ quản lí, con số này sẽ là cao hơn nữa nếu thống kê đủ số
người nghiện chưa có hồ sơ quản lí, đó cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến nhu cầu sử dụng ma túy cao, đồng nghĩa với tội phạm về tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy phát triển. Quận Hà Đông nằm giữa giao

1


điểm của quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A; cũng là điểm khởi
đầu của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía Nam của Thủ đô
và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình, giao thông thuận lợi tạo điều kiện để giao lưu,
mua bán với các huyện của Thủ đô và các tỉnh lân cận; lại đang trong quá trình
đô thị hóa rất nhanh với nhiều công trình dân sinh, giao thông lớn được xây
dựng, thu hút nhiều lao động ở các tỉnh, thành về sinh sống. Đây là những yếu tố
thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, song cũng làm phát sinh các loại
tội phạm và tệ nạn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự trên
địa bàn quận. Đáng chú ý là tình hình tội phạm về ma túy, mặc dù số vụ không
tăng nhiều, thậm chí có năm giảm nhưng tăng số người phạm tội và số lượng ma
túy thu giữ được.
Trước tình hình đó, các cấp, các ngành của quận Hà Đông đã có nhiều
giải pháp nhằm kìm chế, xóa bỏ ma túy trên địa bàn như tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục tác hại của ma túy trong cộng đồng; tăng cường công tác
cai nghiện, quản lí sau cai nghiện,… đặc biệt nâng cao vai trò, hiệu quả của hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy. Những năm qua, Tòa án nhân
dân quận Hà Đông đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong hoạt động xét xử tội tàng
trữ trái phép chất ma túy bằng việc ra những bản án nghiêm minh, đúng người,
đúng pháp luật đã góp phần giáo dục, trừng trị người phạm tội nói riêng; răn đe,
phòng ngừa trong xã hội nói chung. Tuy nhiên vẫn còn những vi phạm, hạn chế

xuất phát từ trình độ, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ thẩm phán,
hội thẩm nhân dân và xuất phát từ những bất cập trong quy định của pháp luật
hình sự. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có nhiều quy
định mới càng cần hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Chính vì
vậy Tôi chọn đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự
Việt Nam từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội” làm luận văn thạc sĩ luật học.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau:
Về giáo trình, sách gồm có:
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, tập 2 , Đại học Luật Hà Nội,
nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2009,
- Giáo trình Lí luận chung về Định tội danh, GS.TS Võ Khánh Vinh, nhà
xuất bản Khoa học Xã hội năm 2013,
- Sách Định tội danh: lí luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Lê
Cảm và Trịnh Quốc Toản, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004,
- Sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017 (phần các tội phạm), PGS.TS.Trần Văn Luyện đồng chủ biên, nhà
xuất bản Công an nhân dân năm 2018.
Về luận văn, luận án gồm có:
- Phan Thị Hồng Thắng, “Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa
bàn tỉnh Đắk Lắk), năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội,
- Nguyễn Huy Hoàng, “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lai

Châu” năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, khoa Luật, Học viện Khoa học Xã
hội Việt Nam,
- Nguyễn Kim Thanh, “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Long
Biên, thành phố Hà Nội” năm 2016, Luận văn thạc sĩ Luật học, khoa Luật, Học
viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
- Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, “Phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí

3


Minh hiện nay”, năm 2015, Luận án tiến sĩ, khoa Tội phạm học và phòng ngừa
tội phạm, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu trên dưới góc độ của Luật hình sự hoặc dưới
góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm đưa ra những kiến nghị và giải
pháp hữu ích để áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tư cách là tội ghép theo quy định tại
Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 mà chưa có
công trình nào nghiên cứu tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tư cách là một
tội danh độc lập, trong bối cảnh tội danh này có nhiều điểm mới theo quy định
của Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017. Do
vậy, đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” có
thể coi là một đề tài mới, lần đầu được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật
học, chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Từ việc nghiên cứu thực tiễn xét xử, cụ thể là định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy của Tòa án nhân dân quận Hà

Đông, thành phố Hà Nội tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hình sự
cũng như áp dụng pháp luật về tội danh này, từ đó đề xuất các giải pháp bảo
đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu và làm rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lí, quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử tội tàng trữ trái phép
chất ma túy của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội từ năm 2012
đến năm 2017 từ đó đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình
sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các quy định của pháp luật hình sự liên quan tới tội tàng trữ trái phép chất
ma túy.
Thực tiễn xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy của Tòa án nhân dân
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội tàng trữ trái phép chất
ma túy dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự, trong phạm vi hoạt động xét
xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến năm
2017 (tập trung nghiên cứu hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của
Đảng và nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung,
tội phạm về ma túy nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như:

phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu thực tiễn các bản án,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về tội tàng
trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của
Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Do đó có ý nghĩa về mặt lí
luận là có thể làm tài liệu nghiên cứu, học tập của học viên; ý kiến tham khảo
cho hoạt động hoàn thiện pháp luật hình sự. Mặt khác có ý nghĩa về thực tiễn là
góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói
chung và hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội nói riêng.

5


7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Những vấn đề lí luận và pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam,
Chương 2: Thực tiễn xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy của Tòa án
nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2017.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với
tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Kết luận,
Danh mục tài liệu tham khảo,
Các bảng thống kê.

6



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Những vấn đề lí luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.1.1. Khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.1.1.1. Khái niệm chất ma túy
Trước khi tìm hiểu khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy, cần tìm
hiểu khái niệm chất ma túy là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống ma túy năm 2000 thì chất ma
túy được hiểu như sau:
Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
các danh mục do Chính phủ ban hành.
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng
[19, tr.1].
Các chất ma túy và tiền chất ma túy được Chính phủ ban hành tại Nghị
định 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 gồm có 235 chất ma túy được chia làm 3
danh mục và 41 tiền chất.
Ngày 09/12/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2015/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị
định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục
chất ma túy và tiền chất. Đã bổ sung thêm 15 chất vào danh mục II và 02 chất
vào danh mục IV.
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
ngày 24/12/2007 hướng dẫn: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất


7


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×