VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LINH
VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LINH
VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nào.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Linh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VAI
TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ .................................................................................................................................... 8
1.1. Những lý luận về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự .... 8
1.2. Quy định của pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng hình sự .................................................................................................................. 21
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ TẠI TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2016 ............... 32
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng quy định của pháp luật về vai trò
của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự tại tỉnh Nghệ An .................. 32
2.2. Kết quả áp dụng quy định của pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát nhân
dân trong tố tụng hình sự tại tỉnh Nghệ An ............................................................... 39
2.3. Hạn chế, vướng mắc trong áp dụng quy định của pháp luật về vai trò của
Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự tại tỉnh Nghệ An và nguyên
nhân của hạn chế, vướng mắc ..................................................................................... 45
Chương 3: YÊU CẦU GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI
TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................... 53
3.1. Yêu cầu tăng cường vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình
sự tại tỉnh Nghệ An ...................................................................................................... 53
3.2. Giải pháp tăng cường vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng
hình sự tại tỉnh Nghệ An.............................................................................................. 62
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 81
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCA
BLHS
BLTTHS
BQP
CHXHCN
CQĐT
HĐXX
KSĐT
KSND
KSV
KSTTPL
KSXX
KSXXHS
KSXXST
NDTC
NQ
TAND
TANDTC
THQCT
TNHS
TTHS
TTLT
UBND
VAHS
VKS
VKSND
VKSNDTC
VKSTC
XHCN
XXST
: Bộ Công an
: Bộ luật Hình sự
: Bộ luật Tố tụng hình sự
: Bộ Quốc phòng
: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
: Cơ quan điều tra
: Hoạt động xét xử
: Kiểm sát điều tra
: Kiểm sát nhân dân
: Kiểm sát viên
: Kiểm sát tuân theo pháp luật
: Kiểm sát xét xử
: Kiểm sát xét xử hình sự
: Kiểm sát xét xử sơ thẩm
: Nhân dân tối cao
: Nghị quyết
: Tòa án nhân dân
: Tòa án nhân dân tối cao
: Thực hành quyền công tố
: Trách nhiệm hình sự
: Tố tụng hình sự
: Thông tư liên tịch
: Ủy ban nhân dân
: Vụ án hình sự
: Viện kiểm sát
: Viện kiểm sát nhân dân
: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
: Viện kiểm sát tối cao
: Xã hội chủ nghĩa
: Xét xử sơ thẩm
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê số vụ án bị cáo bị truy tố được đưa ra xét xử sơ thẩm và số
lượng bị đình chỉ, tạm đình chỉ, điều tra bổ sung giai đoạn 2011-2016 .. 41
Bảng 2: Thống kê số vụ án/bị cáo VKS đưa ra xét xử sơ thẩm đã giải
quyết và bị đình chỉ, tạm đình chỉ, điều tra bổ sung ............................... 42
Bảng 3: Thống kê số vụ án/bị cáo đã giải quyết trong phiên tòa sơ thẩm
và số vụ án/bị cáo kháng nghị ...................................................................... 43
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong đó, tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp nói chung, VKS nói riêng đóng vai trò quan
trọng, là nền tảng cơ bản của nhà nước pháp quyền, là cơ sở để mở rộng và
phát huy dân chủ. Đảng và Nhà nước ta đang chú trọng đẩy mạnh cải cách tư
pháp, với nội dung cơ bản là cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của các
cơ quan tư pháp theo hướng khoa học và hiện đại, từng bước hoàn thiện hệ
thống pháp luật, nhằm đảm bảo cho các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ
quan tư pháp hoạt động hiệu quả.
Trong giai đoạn điều tra VAHS, VKS có chức năng, nhiệm vụ THQCT
và kiểm sát hoạt động điều tra của CQĐT và các cơ quan khác được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Với chức năng, nhiệm vụ đó,
VKS giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn điều tra, đảm bảo tính pháp chế
của hoạt động điều tra, ngay từ khi khởi tố, bắt giữ người phạm tội, yêu cầu
điều tra thu thập chứng cứ cho đến khi kết thúc điều tra nhằm làm rõ toàn bộ
sự thật khách quan của vụ án, nhằm mục đích phát hiện nhanh chóng, chính
xác, điều tra để truy tố mọi tội phạm. Hoạt động THQCT và KSĐT của VKS
hướng đến tính chính xác, khách quan của quá trình chứng minh sự thật của
VAHS thuộc phạm vi trách nhiệm của CQĐT, bảo đảm việc truy cứu TNHS
có căn cứ và hợp pháp, ngăn ngừa xảy ra các trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội
phạm hoặc người phạm tội.
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung bộ, đất rộng, người
đông. Với diện tích 16.490, 25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu
người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ
đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường
biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt
Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và
1
ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu
tư, kinh doanh tại Nghệ An.
Hòa cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của địa phương, hệ thống VKS
hai cấp tỉnh Nghệ An cũng đã có những bước phát triển vượt bậc. Hằng năm,
hai cấp VKS đã thụ lý giải quyết trên hàng nghìn vụ án các loại. Tuy số lượng
các loại án năm sau luôn cao hơn năm trước với nhiều vụ án rất phức tạp,
nhưng tỷ lệ giải quyết các loại án của từng năm luôn được nâng cao. Trong
xét xử VAHS, hầu hết đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật ,
không kết oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
Trong phần xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong
thời gian tới, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã
nêu rõ: “Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động
công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình
tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm
oan người vô tội”…
Nhằm để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của VKSND trong TTHS, từ đó
đánh giá thực trạng về hoạt động của VKSND trong thực tiễn để tìm ra những
ưu điểm, khuyết điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến các hạn chế.
Trên cơ sở đó, nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện vai
trò của VKSND trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp. Tuy nhiên, trong quá trình cải cách tư pháp, với những đặc thù
riêng về chính trị, kinh tế, xã hội cũng như vai trò của VKSND trong bộ máy
nhà nước Việt Nam, những vấn đề lý luận về quyền công tố đòi hỏi tiếp tục
được nghiên cứu thấu đáo, tạo tiền đề lý luận và pháp lý cho VKSND thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong TTHS. Việc xây dựng cơ sở lý
luận toàn diện trong bối cảnh cải cách mạnh mẽ về tư pháp hiện nay vẫn đang
là đòi hỏi cấp thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện về tổ chức, hoạt động
của ngành Kiểm sát cũng như nhận thức đúng về vị trí, vai trò, chức năng của
2
VKSND trong bộ máy nhà nước. Với tất cả các ỷ nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài:
“Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh
Nghệ An”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và
thực tiễn tổ chức và hoạt động của VKSND, điển hình như: TS. Lê Hữu Thể
(Chủ biên): Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
trong giai đoạn điều tra (Sách tham khảo), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005; Tác
giả Lê Thị Tuyết Hoa với Luận án tiến sỹ: Quyền công tố ở Việt Nam, khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002; Tác giả Phạm Mạnh Hùng với bài
viết: Hoàn thiện các quy định của BLTTHS về quan hệ giữa VKS và CQĐT
trong tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 2/2007, ...
Những nghiên cứu trực tiếp liên quan đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của VKSND gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003) Kỷ yếu đề tài cấp
bộ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp; Hoàng Công Huấn: Những biện pháp chủ yếu để nâng cao chất
lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố trong năm
2002, Lê Hữu Thể: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát.
Bài viết tiêu biểu được đăng tải trên các Tạp chí chuyên ngành: Đỗ Văn
Đương, ”Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta
hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/7/2006; Lê Văn Cảm, ”Bàn về
hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án trong chiến lược cải
cách tư pháp", Tạp chí Kiểm sát số 01/2009; Lê Thị Tuyết Hoa, ”Một số nội
dung trọng tâm để thực hiện chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố
trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp", Tạp chí Kiểm sát số
16/2012; Nguyễn Hòa Bình, ”Một số định hướng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
BLTTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp", Tạp chí Kiểm sát 16/2012 và
Tạp chí Kiểm sát số 21/2012; Nguyễn Thị Thủy, ”Sửa đổi bổ sung bộ luật
3
TTHS nhằm thực hiện chủ trương của Đảng - Tăng cường trách nhiệm công
tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với điều tra”, Tạp
chí Kiểm sát 21/2012; Trần Văn Độ, ”Hoàn thiện các qui định của BLTTHS
về biện pháp tạm giam", Tạp chí Kiểm sát 21/2012; Trần Đình Nhã, ”Chế
định điều tra tội phạm trong BLTTHS", Tạp chí Kiểm sát 21/2012; Đào Trí
Úc, ”Đề xuất đổi mới VKS ở Việt nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế
giới", Tạp chí Kiểm sát số 12/2013; Lê Đức Xuân, Phạm Lan Phương, ”Vai
trò cơ quan công tố các nước trên thế giới trong việc KSĐT các vụ án hình
sự", Tạp chí Kiểm sát số 13/2013; Lê Thị Tuyết Hoa, ”Thực trạng và một số
kiến nghị nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn
công tố với hoạt động điều tra", Tạp chí Kiểm sát số 08/2014.
Các bài viết trên đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau trong quá
trình nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tác giả muốn làm rõ thêm vai trò
của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật về vai trò
của VKS trong TTHS, phản ánh thực trạng thực hiện những quy định đó trên
địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
pháp luật và các giải pháp khác bảo đảm thực hiện tốt vai trò của VKSND
trong BLTTHS Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích mà luận văn đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu được
đặt ra:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận như khái niệm, đặc
điểm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của VKSND trong TTHS Việt Nam….,
phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về nhiệm vụ , quyền hạn và
trách nhiệm của VKS trong các VAHS;
4
- Phân tích, đánh giá thực trạng về vai trò của VKS trong BLTTHS ở
tỉnh Nghệ An, làm rõ những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế, vướng
mắc, bất cập trong việc thực hiện quy định của pháp luật về vai trò của VKS
trong VAHS ở tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản , các quy định của
pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong các vụ án hình sự và thực tiễn
thực hiện ở tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian: Lý luận và thực tiễn ở tỉnh Nghệ An
Về phạm vi nội dung: VKSND ngoài nhiệm vụ thực hành quyền công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp còn có các nhiệm vụ kiểm sát khởi tố, kiểm sát
điều tra, kiểm sát xét xử và giải quyết khiếu nại, tố cáo với các lĩnh vực tố
tụng khác. Tuy vậy, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu
nghiên cứu vị trí, vai trò của VKSND về thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật về khởi tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của các chủ thể có thẩm quyền khác.
Về thời gian: luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của
pháp luật về “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự từ
thực tiễn tỉnh Nghệ An” từ năm 2011 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và Pháp luật, pháp chế XHCN, Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam
về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta
5
hiện nay. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
nói chung, VKSND nói riêng trong thời kỳ đổi mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu và hoàn thiện trên cơ sở phương pháp khoa học
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác Xít. Trong quá trình thực hiện đề
tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu như:
Phương pháp phân tích để diễn giải làm sáng tỏ các khái niệm, các quy định
của pháp luật hiện hành về vai trò của VKSND trong TTHS, phương pháp
lịch sử để nhìn nhận, đánh giá các quy định pháp luật qua các thời kỳ phát
triển, phương pháp so sánh để có sự đối chiếu, làm rõ sự khác nhau và làm rõ
sự tiến bộ của pháp luật về vấn đề nghiên cứu qua các thời kỳ lịch sử.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn là công trình khoa học đi sâu nghiên cứu có hệ thống lý luận
và thực tiễn về vai trò của VKSND trong TTHS tại tỉnh Nghệ An. Luận văn
góp phần làm phong phú thêm tri thức về pháp luật TTHS, đấu tranh chống
tội phạm và phòng ngữa tội phạm trên thực tiễn, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo
hộ. Do đó luận văn bao hàm những ý nghĩa sau:
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của
pháp luật TTHS về vai trò của Kiểm sát viên trong TTHS, tác giả mong muốn
góp phần vào việc phát triển lý luận về vai trò của VKS, đồng thời gợi mở
một số vấn đề để cơ quan Nhà nước có thẩ m quyền cần tâm trong việc thực
hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đúng với mục tiêu mà Nghị
quyết số 49-NĐ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đề ra.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng trong việc thực hiện quy định của pháp
luật về vai trò của VKSND trong TTHS từ các VAHS và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của VKS trong VAHS theo yêu
6
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full