Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

đề cương Su dung thuoc trong dieu tri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.92 KB, 26 trang )

SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRI
Cao đẳng dược K2
*** Nắng Ngày Bão ***
Câu 1:
Người bệnh nam 67 tuổi tiền sử ĐTĐ 5 năm nay. Một tuần nay người bệnh mệt mỏi, khát
nước, gày sút cân, HA 150/90 mmHg (tăng nhẹ), xét nghiệm Glucose 14,6mmol/l (tăng, bình
thường 3,9-6,4 mmol/l), HbA1c 8,6% (tăng, bình thường 4-6%), Triglycerid 4,45 mmol/l
(tăng, bình thường 0,4-2,3 mmol/l); Cholesterol 11,2 mmol/l (tăng, bình thường 3,4-5,4
mmol/l). Người bệnh được kê đơn:
- Scilin Mix 30/70 x 14 UI tiêm dưới da 6h: 08 UI; 17h: 06 UI.
- Simvastatin 40mg x 1 viên uống 20h
- Enap 5mg x 1 viên uống 8h.
Câu hỏi:
1. Hãy giải thích và hướng dẫn người bệnh sử dụng đơn thuốc trên?
2. Trình bày các thuốc điều trị rối loạn Lipid máu nhóm statin: tên thuốc, hàm lượng thường
dùng của từng thuốc, lưu ý khi sử dụng thuốc.
Trả lời
1. Giải thích và hướng dẫn NB sử dụng đơn thuốc trên:
- Scilin Mix 30/70:
+ Điều trị ĐTĐ typ 1
+ Tiêm dưới da 6h: 8UI; 17h: 6UI
- Simvastatin:
+ Dùng để làm giảm nồng độ cholesterol lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL)
ở BN vừa tăng cholesterol, vừa tăng triglyceride máu.
+ Uống 1viên lúc 20h, vì thời gian này tăng việc tạo thành cholesterol -> uống vào
thời gian này sẽ có tác dụng ưu việt hơn.
- Enap:
+ Điều trị tăng HA
+ Uống 1 viên lúc 8h
2. Các thuốc điều trị rối loạn Lipid máu nhóm statin:
 Các thuốc: atorvastatin (lipitor), fluvastatin (lescol), lovastatin (mevacor),


pravastatin (elisor), simvastatin (zocor), rosuvastatin (crestor).
- Các thuốc này ức chế hoạt hoá men HGM-CoA-reductase làm giảm tổng hợp
Cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hoá thụ thể LDL do đó làm giảm LDL-C
trong máu. Simvastatin và Artovastatin có thể làm giảm LDL-C tới 60% và làm giảm
TG tới 37%. Đã nhiều nghiên cứu chứng minh được là các Statin có thể làm giảm tỷ
lệ tử vong ở bệnh nhân có bệnh mạch vành, giảm tỷ lệ bệnh mạch vành ở bệnh nhân
bị tăng Lipid máu, và làm giảm tỷ lệ phải can thiệp lại ở bệnh nhân sau can thiệp động
mạch vành hoặc mổ cầu nối chủ-vành.
- Liều dùng: Simvastatin (Zocor) từ 5-40 mg/ngày; Atorvastatin (Lipitor) 10-80 mg/
ngày; Lovastatin 10-20 mg/ngày; Pravastatin 10-40 mg/ngày


 Lưu ý:
- Các thuốc nhóm này không nên dùng gần bữa ăn và có thể dùng 1 lần trong ngày
trước khi đi ngủ
- Không nên dùng statin cho bệnh nhân bị bệnh gan đang tiến triển, đau cơ, viêm đa cơ,
tiêu cơ vân...
- Không nên dùng Statin cùng với Cyclosporin, các dẫn xuất Fibrat, Erythromycin,
Niacin... vì các thuốc này có thể làm tăng độc tính khi dùng cùng nhau
- Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú. Giảm liều khi dùng cùng với các chất
kháng vitamin K (trừ với pravastatin).
Câu 2:
Cho đơnthuốc:
- Thyrozol 5mg x 5 viên uống chia 3 lần sau ăn
- Betaloc 50mg x 1 viên uống 8h
- Scanneuron B x 2 viên uống 8h – 14h
- (1) Diazepam 5mg x hai viên uống 21h.
Câu hỏi:
1. Hãy giải thích và hướng dẫn người bệnh sử dụng đơn thuốc trên?
2. Nếu không có thyrozolthì có thể dùng thay thế bằng thuốc nào? Trình bày hàm lượng, tác

dụng không mong muốn của thuốc thay thế đó?
Trả lời
1. Giải thích và hướng dẫn NB sd đơn thuốc trên:
- Thyrozol:
+ Có tác dụng ức chế việc tổng hợp các hormon tuyến giáp nên được dùng điều trị ưu
năng tuyến giáp.
Thiamazole không có tác dụng với hormon thyroid đưa từ ngoài vào, không có tác
dụng ức chế việc giải phóng hormon tuyến giáp.
+ Uống 5 viên/ngày chia 3 lần sau ăn
- Betaloc:
+ Điều trị tăng HA
+ Uống 1 viên lúc 8h
- Scanneuron B:
+ Điều trị trong trường hợp bất ổn về hệ thần kinh như đau dây thần kinh, viêm dây thần
kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh mắt, viêm dây thần kinh do tiểu đường và do rượu,
viêm đa dây thần kinh, dị cảm, hội chứng vai cánh tay, suy nhược thần kinh, đau thần
kinh tọa và co giật do tăng cảm ứng của hệ thống thần kinh trung ương.
Thiếu vitamin nhóm B
+ Uống 2 viên lúc 8h – 21h
- Diazepam
+ Diazepam là một thuốc hướng thần thuộc nhóm 1,4- benzodiazepin, có tác dụng rõ rệt
làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu, và tác dụng an thần, gây ngủ.
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giãn cơ, chống co giật. Thuốc được dùng trong thời
gian ngắn để điều trị trạng thái lo âu, căng thẳng, dùng làm thuốc an thần, tiền mê,
chống co cơ và xử trí các triệu chứng khi cai rượu.
+ Uống 2 viên vào 21h
2. Có thể thay thể thyrozol bằng thuốc:


Câu 3: Nêu tác dụng lâm sàng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng Furocemid?

Trả lời
 TDLS:
Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh, phụ
thuộc liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm
thuốc lợi tiểu quai. Cơ chế tác dụng chủ yếu của furosemid là ức chế hệ thống đồng vận
chuyển Na+, K+, 2Cl - , ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những
chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước. Cũng có sự tăng đào thải Ca++ và Mg++.
Tác dụng lợi tiểu của thuốc mạnh, do đó kéo theo tác dụng hạ huyết áp, nhưng thường
yếu. Ở người bệnh phù phổi, furosemid gây tăng thể tích tĩnh mạch, do đó làm giảm
huyết áp tiền gánh cho thất trái trước khi thấy rõ tác dụng lợi tiểu.
 TD phụ:
- Chủ yếu xảy ra khi điều trị liều cao (chiếm 95% trong số phản ứng có hại). Hay gặp
nhất là mất cân bằng điện giải (5% người bệnh đã điều trị), điều này xảy ra chủ yếu ở
người bệnh giảm chức năng gan và với người bệnh suy thận khi điều trị liều cao kéo
dài. Một số trường hợp nhiễm cảm ánh sáng cũng đã được báo cáo.
- Thường gặp, ADR > 1/100
Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trƣờng hợp liệu pháp điều trị liều cao. Hạ huyết áp
thế đứng.
Chuyển hóa: Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết,
tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm.
Chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu.


Tai: Ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao)
 Lưu ý:

- Dấu hiệu mất cân bằng điện giải bao gồm đau đầu, tụt huyết áp và chuột rút, hay xảy
ra khi dùng liều cao, kéo dài, cần kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Việc bổ sung
kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali có thể đƣợc chỉ định cho ngƣời bệnh có
nguy cơ cao phát triển hạ kali huyết.
- Ðể giảm nguy cơ độc cho thính giác, furosemid không được tiêm tĩnh mạch với tốc độ
vượt quá 4 mg/phút.
- Việc sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid có thể gây ra thiếu máu cục bộ ở não.
Vì vậy không dùng để điều trị chống tăng huyết áp cho người cao tuổi.
Câu 4: Nêu tác dụng lâm sàng và tác dụng phụ của Spironolacton?
Trả lời
 TDLS:
Spironolacton là chất đối kháng mineralocorticoid, tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh
với aldosteron và các mineralocorticoid khác, tác dụng chủ yếu ở ống lượn xa -> tăng bài
tiết natri và nước. Spironolacton làm giảm bài tiết các ion kali, amoni (NH4+) và H+. Cả
tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp đều qua cơ chế đó. Spironolacton bắt đầu tác
dụng tương đối chậm, cần phải 2 hoặc 3 ngày mới đạt tác dụng tối đa và thuốc giảm tác
dụng chậm trong 2 - 3 ngày khi ngừng thuốc. Vì vậy không dùng spironolacton khi cần
gây bài niệu nhanh. Sự tăng bài tiết magnesi và kali của các thuốc lợi tiểu thiazid và lợi
tiểu quai (furosemid) sẽ bị giảm khi dùng đồng thời với spironolacton.
 TDP:
- Nguy cơ phản ứng có hại thấp khi dùng liều thấp hơn 100 mg.
Thông thường nhất là to vú đàn ông do tăng nồng độ prolactin nhưng thường hồi phục sau
điều trị. Tăng kali huyết luôn phải được xem xét ở những người giảm chức năng thận.
Nguy cơ này thấp khi dùng liều dưới 100 mg/ngày ở người có chức năng thận bình
thường, với điều kiện không dùng thêm kali và phải kiểm soát việc nhận kali qua ăn uống
không theo chế độ.
- Thường gặp, ADR >1/100
Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà.
Nội tiết: Tăng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh,
chảy máu sau mãn kinh.

Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Da: Ban đỏ, ngoại ban, mày đay.
Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm natri huyết.
Thần kinh: Chuột rút/ co thắt cơ, dị cảm.
Sinh dục tiết niệu: Tăng creatinin huyết thanh.
- Hiếm gặp, ADR <1/1000
Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
Câu 5: Liệt kê các nhóm thuốc điều trị triệu chứng của thoái hóa khớp? Kể tên các tác dụng
không mong muốn của Corticoid?


Trả lời
 Nhóm thuốc điều trị triệu chứng của thoái hóa khớp:
- Thuốc giảm đau đơn thuần:
Chỉ định trong những trường hợp thoái hóa khớp nhẹ, kết hợp với chế độ vận động
hợp lý. Thuốc giảm đau có thể dùng đơn thuần là paracetamol nhưng không được vượt
quá 3g một ngày. Nếu bệnh nhân vẫn đau, chuyển sang dùng dạng kết hợp paracetamol
+ codein (như efferalgan codein hoặc di-antalvic).
- Thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAIDs):
Đây là nhóm thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh. Do trong bệnh thoái hóa khớp
có kèm hiện tượng viêm màng hoạt dịch khớp nên việc dùng thuốc nhóm này có tác
dụng tốt đối với bệnh.
Cơ chế chính của nhóm thuốc này là thông qua ức chế men cyclooxygenase 2 (COX2) ức chế tổng hợp các prostaglandin gây viêm. Tuy nhiên, một số thuốc sẽ ức chế cả
men COX-1 có tác dụng trong quá trình tổng hợp các prostaglandin có tác dụng bảo vệ
niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người ta chia nhóm thuốc này thành các nhóm:
o Nhóm CVKS không chọn lọc (ức chế cả COX-1 và COX-2) có tác dụng phụ nhiều
hơn trên dạ dày. Một số thuốc trong nhóm như aspirin hoặc diclofenac.
o Nhóm thứ hai là nhóm ức chế COX-2 không chuyên biệt (chủ yếu ức chế COX-2
nhưng vẫn ức chế COX-1), ví dụ meloxicam hoặc nimesulid.

o Nhóm thứ ba là nhóm ức chế COX-2 tương đối chuyên biệt (ít tác dụng phụ lên dạ
dày) như celecoxib viên 100mg, 200mg, ngày uống từ 1 - 2 viên
- Thuốc có corticoid:
Không được dùng corticoid đường toàn thân (prednisolon, dexamethason) uống, tiêm
bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong điều trị bệnh thoái hóa khớp. Đường tiêm nội khớp có
hiệu quả đối với các dấu hiệu chức năng của bệnh như giảm đau, cải thiện chức năng
vận động. Có thể dùng hydrocortison acetate 2-3 mũi tiêm một đợt với khoảng cách
giữa hai mũi tiêm từ 5-7 ngày và khoảng cách giữa hai đợt phải ít nhất 3 tháng. Hoặc
methylprednisolon acetat (depomedron 40mg), tiêm mỗi đợt 1-2 mũi, cách khoảng 2
tuần một mũi, khoảng cách mỗi đợt tương tự trên.
Lưu ý, chỉ được tiêm khớp khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp và
trong điều kiện vô trùng tuyệt đối tại cơ sở y tế chuyên khoa.
- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm:
Đây là nhóm thuốc điều trị cơ bản có tác dụng chậm (thường sau 2- 4 tuần) nhưng hiệu
quả điều trị được duy trì cả sau khi ngừng điều trị (sau vài tuần đến 2-3 tháng). Tuy
nhiên, thường phải dùng kéo dài từ 1-2 tháng hoặc hơn mỗi đợt và cần nhắc lại liệu
trình điều trị sau một thời gian nghỉ. Dung nạp thuốc tốt, dường như không có tác dụng
phụ.
Các thuốc thường dùng gồm các loại như glucosamin sulfat uống hoặc tiêm bắp,
chondroitine sulfat hoặc dạng phối hợp hai thuốc; hoặc diacerhein.
- Liệu pháp bổ sung chất nhầy bằng muối natri của acid hyaluronic:
Thuốc có tác dụng bao phủ và bôi trơn bề mặt sụn khớp, ngăn cản sự mất sụn, có tác
dụng giảm đau và cải thiện biên độ vận động khớp. Tiêm natri hyaluronat có trọng


lượng phân tử cao vào nội khớp bị thoái hóa sẽ bổ sung độ nhớt cho khớp. Có thể nhắc
lại liệu pháp bổ sung chất nhờn sau một năm. Hiện nay đã mở rộng tiêm chất nhờn ra
một số vị trí thoái hóa khớp khác như khớp vai hoặc mở rộng ra các khớp nhỏ hơn như
khớp cổ tay, khớp khuỷu, thậm chí cả khớp đốt bàn ngón tay.
 TDKMM của corticoid:

- Suy giảm miễn dịch
- Tăng đường huyết do tăng gluconeogenesis, kháng insulin và dung nạp glucose (đái
tháo đường steroid), thận trọng ở những người bệnh đái tháo đường
- Mỏng da, dễ bầm tím
- Giảm canxi do giảm hấp thu canxi ở ruột
- Loãng xương do steroid: giảm mật độ xương (loãng xương, hoại tử xương, nguy cơ
gãy xương cao hơn, lành xương chậm)
- Tăng cân do tăng lắng đọng chất béo ở tạng và thân người (béo phì) và kích thích sự
them ăn.
- Tăng cortisol máu với việc sử dụng kéo dài và/ hoặc quá nhiều (còn đc gọi là hội
chứng Cushing ngoại sinh)
- Suy giảm trí nhớ và sự chú ý
- Suy thượng thận (nếu sử dụng trong thời gian dài và dừng lại đột ngột mà không giảm
liều)
- Thoái hóa cơ (phân giải protein), yếu cơ, giảm khối lượng cơ bắp và sửa chữa
- U mỡ trong khoang ngoài màng cứng
- Kích thích hệ thần kinh trung ương (hưng ohaasn, rối loạn tâm thần)
- RL chu kỳ kinh nguyệt
- Chậm tăng trưởng, chậm dậy thì
- Tăng acid amin huyết tương, tăng hình thành ure, giảm nito
- Tăng nhãn áp do tăng áp lực nhãn cầu
- Đục thủy tinh thể.

Câu 6: So sánh vai trò của Colchicin và Allopurinol trong điều trị gút? Trình bày cách sử
dụng Allopurinol?
Trả lời
 So sánh:


 Cách sử dụng Allopurinol:

Uống sau ăn
- Bệnh gút, các chứng tăng acid uric huyết tối thiểu cho người lớn: 100 mg, trung bình:
200 -400 mg, chia 2-4 lần, bệnh nặng: 600-800mg/24h.
- Bệnh ung thư: 600-800 mg/24h, từng đợt 2-3 ngày
- Vảy nến: 100-400 mg/ngày, chia 3-4 lần
- Trẻ 6-15 tuổi: 100 mg x 3 lần
- Dưới 6 tuổi: 50 mg x 3 lần hay 8 mg/kg/ngày, chia 3 lần
Câu 7: Trình bày tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng và những lưu ý khi sử dụng
Piracetam trong điều trị?
Trả lời
 TD:
- Tác dụng hưng trí (cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh) mặc dù người ta còn
chưa biết nhiều về các tác dụng đặc hiệu cũng như cơ chế tác dụng của nó
- Bảo vệ chống lại những rối loạn chuyển hóa do thiếu máu cục bộ nhờ làm tăng đề
kháng của não đối với tình trạng thiếu oxy.
- Piracetam làm tăng sự huy động và sử dụng glucose mà không lệ thuộc vào sự cung
cấp oxy, tạo thuận lợi cho con đường pentose và duy trì tổng hợp năng lượng ở não.
Piracetam tăng cường tỷ lệ phục hồi sau tổn thương do thiếu oxy bằng cách tăng sự
quay vòng của các photphat vô cơ và giảm tích tụ glucose và acid lactic
- Làm tăng giải phóng dopamin và điều này có thể có tác dụng tốt lên sự hình thành trí
nhớ
- Chống giật cơ rung
 CĐ:
- Ðiều trị triệu chứng chóng mặt.


- Ở người cao tuổi: Suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung, hoặc thiếu tỉnh táo, thay
đổi khí sắc, rối loạn hành vi, kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não
nhiều ổ.
- Ðột quỵ thiếu máu cục bộ cấp (chỉ định này là kết quả của một thử nghiệm lâm sàng

ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với placebo, đa trung tâm trên 927 người bệnh đột
quỵ thiếu máu cục bộ cấp cho thấy có những tiến bộ về hành vi sau 12 tuần điều trị,
nhất là ở những người bệnh lúc đầu có triệu chứng thần kinh suy yếu nặng mà được
dùng thuốc trong vòng 7 giờ đầu tiên sau tai biến mạch máu não). Cần chú ý tuổi tác
và mức độ nặng nhẹ lúc đầu của tai biến là các yếu tố quan trọng nhất để tiên lƣợng
khả năng sống sót sau tai biến đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.
- Ðiều trị nghiện rượu.
- Ðiều trị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm (piracetam có tác dụng ức chế và làm hồi phục
hồng cầu liềm in vitro và có tác dụng tốt trên ngƣời bệnh bị thiếu máu hồng cầu liềm).
Ở trẻ em điều trị hỗ trợ chứng khó đọc.
- Dùng bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.
 CCĐ:
- Người bệnh suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút).
- Người mắc bệnh Huntington.
- Người bệnh suy gan.
 Liều dùng:
- Liều thường dùng là 30 - 160 mg/kg/ngày, tùy theo chỉ định. Thuốc được dùng tiêm
hoặc uống, chia đều ngày 2 lần hoặc 3 - 4 lần. Nên dùng thuốc uống nếu người bệnh
uống được. Cũng có thể dùng thuốc tiêm để uống nếu như phải ngừng dùng dạng tiêm.
Trường hợp nặng, có thể tăng liều lên tới 12 g/ngày và dùng theo đường truyền tĩnh
mạch.
- Ðiều trị dài ngày các hội chứng tâm thần thực thể ở người cao tuổi: 1,2 - 2,4 g một
ngày, tùy theo từng trường hợp. Liều có thể cao tới 4,8 g/ngày trong những tuần đầu.
- Ðiều trị nghiện rượu: 12 g một ngày trong thời gian cai rượu đầu tiên. Ðiều trị duy trì:
Uống 2,4 g/ngày.
- Suy giảm nhận thức sau chấn thương não (có kèm chóng mặt hoặc không): Liều ban
đầu là 9 - 12 g/ngày; liều duy trì là 2,4 g thuốc, uống ít nhất trong ba tuần.
- Thiếu máu hồng cầu liềm: 160 mg/kg/ngày, chia đều làm 4 lần.
- Ðiều trị giật rung cơ, piracetam được dùng với liều 7,2 g/ngày, chia làm 2 - 3 lần. Tùy
theo đáp ứng, cứ 3 - 4 ngày một lần, tăng thêm 4,8 g mỗi ngày cho tới liều tối đa là 20

g/ngày. Sau khi đã đạt liều tối ưu của piracetam, nên tìm cách giảm liều của các thuốc
dùng kèm.
 Lưu ý:
- Vì piracetam được thải qua thận, nên nửa đời của thuốc tăng lên liên quan trực tiếp với
mức độ suy thận và độ thanh thải creatinin. Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho
người bệnh bị suy thận. Cần theo dõi chức năng thận ở những người bệnh này và
người bệnh cao tuổi.


- Khi hệ số thanh thải của creatinin dưới 60 ml/phút hay khi creatinin huyết thanh trên
1,25 mg/100 ml thì cần phải điều chỉnh liều:
- Hệ số thanh thải creatinin là 60 - 40 ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,25 - 1,7
mg/100 ml (nửa đời của piracetam dài hơn gấp đôi): Chỉ nên dùng 1/2 liều bình
thường.
- Hệ số thanh thải creatinin là 40 - 20 ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,7 - 3,0 mg/100
ml (nửa đời của piracetam là 25 - 42 giờ): Dùng 1/4 liều bình thường.
Câu 8: Trình bày tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng và những lưu ý khi sử dụng
Digoxin trong điều trị?
Trả lời
 TD:
- Digoxin tác dụng bằng cách làm tăng lực co cơ tim, tác dụng co sợi cơ dương tính.
Như vậy, làm giảm tần số mạch ở người suy tim vì tăng lực co cơ tim đã cải thiện
được tuần hoàn.
- Digitalis còn có tác dụng làm giảm điều nhịp trực tiếp (tác dụng trực tiếp trên tần số
tim) và làm giảm tần số tim thông qua kích thích thần kinh đối giao cảm (kích thích
dây thần kinh phế - vị).
- Làm chậm sự dẫn truyền trong nút nhĩ - thất.
 CĐ:
Suy tim, rung nhĩ và cuồng động nhĩ nhất là khi có tần số thất quá nhanh, nhịp nhanh trên
thất kịch phát

 CCĐ:
- Blốc tim hoàn toàn từng cơn, blốc nhĩ - thất độ hai;
- Loạn nhịp trên thất gây bởi hội chứng Wolff - Parkinson - White;
- Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn (trừ khi có đồng thời rung nhĩ và suy tim, nhưng phải
thận trọng). Phải thận trọng cao độ bằng giám sát điện tâm đồ nếu người bệnh có nguy
cơ cao tai biến tim phải điều trị.
 Liều dùng:
- Liều dùng người lớn
+ Ðiều trị chậm bằng digoxin: Liều bình thường dùng một lần trong ngày là 125 - 500
microgam (0,125 - 0,500 mg) dưới dạng viên nén; hoặc 100 - 350 microgam (0,10 0,35 mg), dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch. Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho người
không uống được viên nén. Có thể chia liều hàng ngày thành 2 lần Sáng – Chiều. Mức
liều điều trị dự định (trạng thái ổn định) đạt được trong vòng 5 - 10 ngày, nếu người
bệnh có chức năng thận bình thường. Ðiều quan trọng là phải dùng liều duy trì với thời
biểu dùng thuốc rất đều đặn.
+ Ðiều trị cấp tính, nhanh bằng digoxin: Áp dụng phương pháp này ở người bệnh cần
đạt mức liều điều trị nhanh. Không bao giờ cho thuốc mà không có sự theo dõi liên tục
người bệnh. Bác sỹ chịu trách nhiệm điều trị người bệnh phải bảo đảm sự theo dõi liên
tục qua ghi điện tim và nhân viên y tế đã được huấn luyện.


o Người bệnh cân nặng 70 kg và không béo, nói chung có thể cần 1000 microgam (1
mg) digoxin tiêm tĩnh mạch, hoặc 1500 microgam (1,5 mg) uống. Dùng liều này nhƣ
sau: Bắt đầu 500 - 750 microgam (0,50 - 0,75 mg) tiêm tĩnh mạch, hoặc 750 - 1000
microgam (0,75 - 1 mg) uống. Khi cần, thì cho một liều khác: 250 microgam (0,25
mg) tiêm tĩnh mạch, cứ 3 giờ một lần, hoặc 500 microgam (0,50 mg) uống, cứ 6 giờ
một lần, cho tới khi đạt tác dụng đầy đủ.
o Tổng liều ngày đầu không được quá 1500 microgam (1,5 mg) tiêm tĩnh mạch, hoặc
không được quá 2000 microgam (2 mg), nếu uống.
o Liều người cao tuổi: Dùng liều digoxin quá thấp cho ngƣời cao tuổi không thỏa đáng
(liều như vậy thường cho 1 nồng độ dưới mức điều trị) và liều phải cho tùy theo

người bệnh (62,5 microgam/ngày).
- Liều trẻ em:
o Không dùng viên nén digoxin cho trẻ em dưới 5 tuổi. Có thể dùng thuốc tiêm tĩnh
mạch digoxin cho trẻ em nhỏ tuổi hơn. Khi dùng digoxin cho trẻ nhỏ, phải tính liều
theo những thay đổi quan trọng về khả năng thải trừ digoxin của đứa trẻ, trong 6
tháng đầu sau khi đẻ.
o Trẻ sơ sinh: Liều cần thiết trung bình 20 microgam/kg (0,02 mg/kg) thể trọng là liều
tiêm tĩnh mạch để điều trị nhanh bằng digoxin, và sau đó 7 microgam /kg (0,007
mg/kg) thể trọng mỗi ngày là liều duy trì. Với trẻ sơ sinh đẻ non, phải giảm liều nhiều
so với mức liều dùng cho trẻ sơ sinh đẻ đủ tháng.
o Trẻ em 6 tháng tuổi: Trung bình có thể cần 30 microgam/kg (0,03 mg/kg) thể trọng là
liều tiêm tĩnh mạch để điều trị nhanh bằng digoxin, và sau đó, 10 - 20 microgam/kg
(0,01 - 0,02 mg/kg) thể trọng mỗi ngày, là liều tiêm tĩnh mạch duy trì.
o Liều cần thiết tính theo kg thể trọng giảm xuống chậm trong năm đầu sau khi đẻ. Ở
trẻ 2 tuổi, liều cần thiết lại bằng liều ở 6 tháng tuổi. Ở trẻ lớn hơn, liều cần thiết gần
bằng liều tính theo kg thể trọng dùng cho người lớn có thận bình thường, nghĩa là 15
microgam/kg (0,015 mg/kg) là liều tiêm tĩnh mạch để điều trị nhanh bằng digoxin, và
7 microgam/kg/ngày (0,007 mg/kg/ngày) là liều uống duy trì. Thường dùng liều duy
trì cho trẻ em cứ 12 giờ một lần.
 Lưu ý:
- Nguy cơ cao tác dụng có hại (ADR) về tim ở người có nhịp tim chậm nhiều, hậu quả
của nhịp nút xoang, nhịp tim nhanh nhĩ hoặc rung và cuồng động nhĩ.
- Ở người có nhồi máu cơ tim cấp tính, nguy cơ ADR tim cũng tăng lên, nhƣng thƣờng
có nhu cầu cao về digitalis.
- Với người suy giảm chức năng thận và người thiểu năng tuyến giáp, cần điều chỉnh
liều và theo dõi chặt chẽ.
- Tính nhạy cảm với ADR tăng lên ở người có giảm kali huyết, tăng calci huyết và
người cao tuổi.
Câu 9: Trình bày tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng
Nitroglycerin trong điều trị?

Trả lời


 TD:
- Nitroglycerin lam giãn tất cả cơ trơn, không ảnh hưởng đến cơ tim và cơ vân, tác dụng
rõ trên cả động mạch và tĩnh mạch lớn nên làm giảm tiền gánh và hậu gánh dẫn đến
giảm sử dụng oxy cơ tim và giảm công năng tim.
- Nitroglycerin giãn mạch toàn thân trực tiếp và thoáng qua nên giảm lưu lượng tim,
giãn mạch vành làm lưu lượng mạch vành tăng tạm thời, giảm sức cản ngoại biên và
lưu lượng tâm thu vì vậy hạ HA.
- Ngoài ra, thuốc còn phân phối lại máu cho tim, tăng tuần hoàn phụ cho vùng tim thiếu
máu có lợi cho vùng dưới nội tâm mạc
 CĐ:
- Là thuốc đầu bảng điều trị cơn đau thắt ngực ở mọi thể, cắt cơn đau nhanh chóng, có
tác dụng rất tốt với cơn đau thắt ngực Prinzmetal.
- Dự phòng cơn đau thắt ngực
- Điều trị tăng HA
- Nhồi máu cơ tim: do thuốc làm hẹp được diện tích thiếu máu và hoại tử
- Điều trị suy tim sung huyết
- Điều trị hỗ trợ trong bệnh suy tim trái nặng bán cấp.
 CCĐ:
- Không được kê toa cho Bn đang điều trị hoặc vẫn còn tác động của bất kỳ dẫn xuất
nitrat nào tối thiểu trong 24h
- Tình trạng quá mẫn với nitrat, thiếu máu nghiêm trọng, hạ HA trầm trọng, suy tuần
hoàn cấp, tăng áp lực nội nhãn hay tăng áp lực nội sọ
- Tăng nhãn áp
- HA thấp
 Liều dùng:
Dùng bằng đường uống. Liều hữu hiệu phải đạt tới từ từ và do bác sĩ điều trị quyết định
- Đau thắt ngực: trung bình mỗi ngày 2-3 viên, chia đều trong ngày

- Hỗ trợ điều trị suy tim trái nặng bán cấp: trung bình mỗi ngày 15 – 30 mg, chia đều
trong ngày
 Lưu ý:
- Uống thuốc không nhai, hoặc ngậm
- Sử dụng liều cao kéo dài có thể gây dung nạp thuốc làm thuốc giảm hiệu lực
- Sdung quá liều gây Met-Hb huyết
- Gây hạ HA khi dùng quá liều
Câu 10: Trình bày tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng
Amlor trong điều trị?
Trả lời
Amlor (HC: Amlodipin)


 TD:
- Amlodipin có tác dụng chống tăng huyết áp bằng cách trực tiếp làm giãn cơ trơn
quanh động mạch ngoại biên và ít có tác dụng hơn trên kênh calci cơ tim. Vì vậy thuốc
không làm dẫn truyền nhĩ thất ở tim kém đi và cũng không ảnh hưởng xấu đến lực co
cơ.
- Amlodipin cũng có tác dụng tốt là giảm sức cản mạch máu thận, do đó làm tăng lưu
lượng máu ở thận và cải thiện chức năng thận. Vì vậy thuốc cũng có thể dùng để điều
trị người bệnh suy tim còn bù.
- Amlodipin không ảnh hưởng xấu đến nồng độ lipid trong huyết tương hoặc chuyển
hóa glucose, do đó có thể dùng amlodipin để điều trị tăng huyết áp ở người bệnh đái
tháo đường. Tuy nhiên, chưa có những thử nghiệm lâm sàng dài ngày để chứng tỏ rằng
amlodipin có tác dụng giảm tử vong. Ở nhiều nước, điều trị chuẩn để bảo vệ người
bệnh tăng huyết áp khỏi tai biến mạch máu não và tử vong vẫn là thuốc chẹn beta và
thuốc lợi tiểu, các thuốc này được chọn đầu tiên để điều trị. Tuy vậy, amlodipin có thể
dùng phối hợp với thuốc chẹn beta cùng với thiazid hoặc thuốc lợi tiểu quai và cùng
với thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin. Amlodipin có tác dụng tốt cả khi
đứng, nằm cũng như ngồi và trong khi làm việc. Vì amlodipin tác dụng chậm, nên ít có

nguy cơ hạ huyết áp cấp hoặc nhịp nhanh phản xạ.
- Tác dụng chống đau thắt ngực: Amlodipin làm giãn các tiểu động mạch ngoại biên, do
đó làm giảm toàn bộ lực cản ở mạch ngoại biên (hậu gánh giảm). Vì tần số tim không
bị tác động, hậu gánh giảm làm công của tim giảm, cùng với giảm nhu cầu cung cấp
oxy và năng lượng cho cơ tim. Ðiều này làm giảm nguy cơ đau thắt ngực. Ngoài ra,
amlodipin cũng gây giãn động mạch vành cả trong khu vực thiếu máu cục bộ và khu
vực đƣợc cung cấp máu bình thường. Sự giãn mạch này làm tăng cung cấp oxy cho
người bệnh đau thắt ngực thể co thắt (đau thắt ngực kiểu Prinzmetal). Ðiều này làm
giảm nhu cầu nitroglycerin và bằng cách này, nguy cơ kháng nitroglycerin có thể
giảm. Thời gian tác dụng chống đau thắt ngực kéo dài 24 giờ. Người bệnh đau thắt
ngực có thể dùng amlodipin phối hợp với thuốc chẹn beta và bao giờ cũng dùng cùng
với nitrat (điều trị cơ bản đau thắt ngực).
 CĐ:
Ðiều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo
đường) và điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định.
 CCĐ:
Không dùng cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định.
Quá mẫn với dihydropyridin.
 Liều dùng:
Ðể điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực, liều phải phù hợp cho từng người bệnh. Nói
chung, khởi đầu với liều bình thường là 5 mg, 1 lần cho 24 giờ. Liều có thể tăng đến 10
mg cho 1 lần trong 1 ngày.
Nếu tác dụng không hiệu quả sau 4 tuần điều trị có thể tăng liều. Không cần điều chỉnh
liều khi phối hợp các thuốc lợi tiểu thiazid
 Lưu ý:


- Thời gian bán hủy của amlodipine kéo dài ở những bệnh nhân suy gan và chưa xác
định được liều khuyến cáo, nên thận trọng khi sử dụng cho BN suy gan.
- Không được tự ý ngưng thuốc, giảm thuốc hoặc tăng thêm thuốc,

Câu 11: Trình bày một số dạng thuốc bôi sử dụng trong da liễu?
Trả lời
 Thuốc bôi ngoài da
- Là loại thuốc rất cần thiết trong chuyên ngành da liễu vì hầu hết các bệnh ngoài da đều
phải sử dụng. Thuốc bôi ngoài da rất phong phú đa dạng, có nguồn gốc khác nhau. Tác
dụng điều trị của thuốc phụ thuộc rất nhiều vào các dạng thuốc.
- Khi dùng thuốc bôi ngoài da cần biết rằng thuốc không chỉ có tác dụng tại chỗ mà còn
có tác dụng toàn thân và phải tuân thủ theo các nguyên tắc là: dùng thuốc khi đã được
các thầy thuốc chẩn đoán xác định bệnh da; chỉ định các loại thuốc, dạng thuốc và cách
dùng phải phù hợp với tình trạng của bệnh.
- Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da vì có thể gây các biến chứng và
hậu quả nguy hiểm.
- Cấu tạo chung của một công thức thuốc bôi: thường gồm 2 thành phần chính
 Hoạt chất: có tác dụng điều trị, như iốt có tác dụng diệt nấm, axit salicylic làm
bong vẩy...
 Tá dược: là phương tiện vận chuyển hoạt chất, đưa dẫn hoạt chất ngấm vào da, bản
thân tá dược không có tác dụng điều trị, nhưng nó vẫn có một vai trò quan trọng,
thuốc ngấm nông hay sâu phụ thuộc vào dạng thuốc, tá dược được dùng trong công
thức thuốc bôi.
Tá dược thường được dùng là: nước, cồn, vaselin, lanolin, bột...
Khi chọn tá dược cần chú ý tác dụng lý, hoá học của hoạt chất, tính hoà tan và
tương kỵ.
 Các dạng thuốc bôi thông dụng nhất gồm:
- Thuốc kem (kẽm oxýt 10%...):
Có thể coi kem là một loại thuốc mỡ có thêm glycerin và nước.
Thành phần gồm vaselin, lanolin, glycerin, stearat.
Có tác dụng mát da, bảo vệ da, độ ngấm vừa phải.Thường dùng dạng thuốc kem cho tổn
thương da giai đoạn bán cấp.
- Thuốc mỡ (salysilic 5%, Daivonex, Panoxyl 5-10…): là dạng thuốc bôi ngoài da phổ biến
nhất, thành phần gồm pha dầu và hoạt chất.

Thuốc mỡ làm tăng khả năng hấp thu của da, ngấm sâu hơn các dạng thuốc khác nhiều, mềm
da, nhưng, làm trở ngại sự bài tiết của da ,gây bít da, hạn chế bốc mồ hôi, gây xung huyết.
Không dùng dạng thuốc mỡ trên các tổn thương đang ở giai đoạn cấp tính hoặc chảy
nước.Thường dùng dạng thuốc mỡ cho tổn thương giai đoạn mãn tính.
- Thuốc hồ (hồ Brocq, hồ nước, hồ tetraped…): Tác dụng thoáng da hơn thuốc mỡ, không
ngấm sâu bằng thuốc mỡ, làm giảm viêm, giảm xung huyết, chống ngưng tụ huyết, làm
khô da, không hạn chế sự bài tiết và bốc hơi ở da, thường dùng cho tổn thương da ở giai
đoạn bán cấp.
- Thuốc bột (bột talc…):


Có tác dụng làm mát da, chống xung huyết, giảm viêm, hút nước làm khô da, làm giảm
cảm giác chủ quan (ngứa, nóng...).
Tá dược thường dùng là hai loại bột: bột thảo mộc và bột khoáng chất.
- Dung dịch (Jarish, Lugol, Milian, Caslellani…): Có loại dung dịch trong nước và trong
cồn.
Hoạt chất được pha trong tá dược (thường là các dung môi lỏng) thành một chất lỏng đồng
đều, không vón, không tủa.
Tá dược thường là nước, cồn, các chất hoà tan dễ bốc hơi (ête, axêton, clorofoc, đôi khi
dùng glycerin), các chất này ngấm mạnh.
Dạng thuốc này có tác dụng nhất thời dùng trong giai đoạn cấp tính. Các dung dịch màu
nên bôi vào buổi chiều tối, tránh nắng. Bởi vì, các hoạt chất màu dễ mẫn cảm với ánh sáng
để trở thành chất cảm quang gây viêm da do ánh sáng.
- Dạng gel (Metrogylgel, Erythrogel) dễ sử dụng, bôi nhanh khô tạo cảm giác dễ chịu.
- Ngâm tắm :
Sử dụng các dung dịch nói ở phần trên.
Ngâm: thường dùng cho các tổn thương ở đầu chi, mỗi ngày ngâm 1-2 lần.
Tắm cho trường hợp tổn thương toàn thân.
Câu 12: Trình bày một số lưu ý khi sử dụng thuốc trong da liễu?
Trả lời

- Thuốc bôi không những có tác dụng tại chỗ mà còn có tác dụng toàn thân, thuốc bôi
ngấm vào da, ngấm vào mạch máu, tác động vào thần kinh, qua đó tác động lên toàn bộ
cơ thể (ví dụ: bôi mỡ salicylic diện rộng nên bệnh nhân thấy chóng mặt, nhức đầu...).
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da phải phù hợp với tính chất bệnh lý, giai đoạn bệnh, mức độ
bệnh, vùng da, có khi cả tuổi, giới, thời tiết, nghề nghiệp. Ví dụ: eczema cấp đang trợt,
chảy dịch, mủ, vảy tiết cần chỉ định dạng dung dịch đắp gạc, ngâm, rửa, thuốc màu...
Eczema mãn dùng dạng mỡ giảm viêm, giảm cộm, bạt sừng, vùng nếp kẽ nên hạn chế
bôi dạng mỡ gây lép nhép, bí da. Một số thuốc không bôi được ở vùng mặt, vùng sinh
dục.
- Với các bệnh căn nguyên bệnh sinh còn chưa rõ, nếu nhận định chính xác tổn thương, chỉ
định thuốc bôi phù hợp có thể làm bệnh đỡ hoặc khỏi.
- Với các tổn thương đang có nhiều dịch mủ, vẩy tiết nên cho ngâm rửa, đắp gạc các dung
dịch sát khuẩn 1 - 3 - 5 ngày cho giảm viêm, sạch mủ, bở vảy tiết, sau đó chỉ định tiếp
các thuốc bôi phù hợp với giai đoạn sau.
- Không nên bôi một thuốc thời gian quá dài, cũng không nên liên tục thay thuốc làm khó
đánh giá kết quả điều trị, cũng như nhận định chẩn đoán đúng sai... Thường một đợt bôi
thuốc khoảng 10 - 15 ngày.
- Cần lưu ý một số thuốc bôi cổ điển (goudron...) vẫn có tác dụng tốt, một số biệt dược
mới có thể có tai biến tác dụng phụ chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa có nhiều kinh
nghiệm sử dụng trên lâm sàng.
- Theo dõi kỹ bệnh nhân trong thời gian dùng thuốc để có thể điều chỉnh kịp thời.
- Theo dõi phản ứng da của từng bệnh nhân vì thuốc bôi có thể gây dị ứng.


Câu 13: Trình bày phương pháp tra thuốc tại mắt? So sánh ưu, nhược điểm của tra thuốc nước
và thuốc mỡ?
Trả lời
 Phương pháp tra thuốc tại mắt:
Thuốc dùng tại chỗ được tra vào kết mạc cùng đồ dưới, từ đó thuốc sẽ thấm qua giác
mạc và kết mạc để vào phần trước nhãn cầu. Khoảng 80% lượng thuốc vào mắt thông

qua con đường giác mạc, phần còn lại qua đường kết mạc hoặc lệ đạo. Biểu mô giác
mạc là một trở ngại cho thuốc đi qua, khi biểu mô giác mạc bị tổn thương do các quá
trình bệnh lí thì khả năng thấm qua giác mạc của thuốc được cải thiện rất nhiều. Tuy
nhiên, một lượng thuốc đáng kể thuốc tra mắt được hấp thụ vào cơ thể và có thể gây ra
những phản ứng phụ toàn thân, nhất là các phản ứng nhiễm độc (chẳng hạn atropin,
adrenalin, v.v.).
 So sánh:
Ưu điểm

Nhược điểm

Thuốc nước
Dễ dùng và không ảnh hưởng đến
thị lực

Thuốc mỡ
Ít kích thích, ít hấp thụ qua lệ đạo
Bền vững hơn thuốc nước và thời
gian tồn tại ở mắt dài hơn nên có
thể giảm số lần dùng thuốc
Thời gian tồn tại ở bề mặt kết –
Tạo thành 1 lớp mỏng trước giác
giác mạc rất ngắn (90% thuốc bị
mạc làm mắt nhìn bị mờ, gây dính
loại khỏi mắt sau 1-2 phút), vì vậy các lông mi và thường gây viêm da
để tăng hiệu quả của thuốc thì số
tiếp xúc
lần dung thường phải nhiều hơn
và ko nên chớp mắt nhiều sau khi
tra thuốc.


Câu 14: Trình bày nhóm thuốc kháng sinh, kháng nấm dùng để điều trị tại mắt?
Trả lời
 Nhóm thuốc kháng sinh dùng để điều trị tại mắt:
1. Kháng sinh nhóm Beta-lactam:
- Khả năng thấm qua hàng rào máu mắt kém. Tuy nhiên, khả năng thấm tăng ở mắt bị
viêm và khi uống cùng probenecid.
- Kháng sinh penicilin:
 Phổ tác dụng: Phổ kháng khuẩn rộng, nhưng hiệu quả tốt nhất trên vi khuẩn Gram
dương.
 Không bền vững trong dạng dung dịch và khó thấm qua giác mạc nên không được pha
chế để tra mắt.
 Hay gây dị ứng nên hiện nay ít dùng.
-

Kháng sinh cephalosporin:

 Phổ tác dụng: tương tự penicilin.


 Không có chế phẩm tra mắt nhưng cephalosporin có thể được dùng để điều trị loét giác
mạc do vi khuẩn dưới dạng thuốc tra mắt được pha chế theo đơn (0,5%) từ thuốc tiêm
khi cần thiết.
 Cefotaxim thấm qua hàng rào máu - mắt tốt hơn so với các cephalosporin khác
2. Các sulfonamid:
- Phổ tác dụng: Kháng sinh kìm khuẩn, phổ kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩn Gram
dương và Gram âm. Hiệu quả tăng khi phối hợp với trimethoprim.
- Dung dịch tra mắt sulfacetamid (10 - 30%) thấm qua biểu mô giác mạc tốt.
-


Chế phẩm: sulfacetamid dạng bào chế có cả dung dịch, mỡ tra mắt, đơn độc hoặc phối
hợp với corticoid. Do tỷ lệ kháng thuốc cao và gây nhiều tác dụng không mong muốn
khi tra mắt (kích ứng, phù hốc mắt,...) nên hiện nay ít sử dụng. Hơn nữa, nó còn tương
kỵ với các thuốc tê tra mắt như procain và tetracain.

3. Các tetracyclin:
- Phổ tác dụng: Phổ rộng, ưu thế trên vi khuẩn Gram âm. Hiện nay hiệu quả điều trị của
nhóm này giảm mạnh, tỷ lệ kháng thuốc tăng nên hầu như không còn được lựa chọn để
điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, tetracyclin vẫn hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa
viêm kết mạc sơ sinh, phối hợp đường uống trong điều trị nhiễm Chlamydia tại mắt và
điều trị chức năng tuyến mi mắt.
-

Tetracyclin thấm tốt qua biểu mô giác mạc khi tra mắt.

- Chế phẩm: viên nén, nang 250mg; thuốc mỡ tra mắt nồng độ 1%.
4. Cloramphenicol:
- Phổ tác dụng: Rickettsia, Chlamydia, Mycoplasma... (P. aeruginosa kháng thuốc này).
-

Cloramphenicol thấm tốt qua biểu mô giác mạc khi tra mắt, qua được hàng rào máu mắt khi dùng toàn thân. Chỉ định dùng toàn thân chỉ áp dụng khi nhiễm khuẩn nặng đe
doạ tính mạng mà vi khuẩn kháng lại hết các thuốc ít độc khác.

- Chế phẩm: Tại mắt, cloramphenicol có dạng mỡ, dung dịch tra mắt 0,4%, hiệu quả cao
trong điều trị nhiễm khuẩn ngoài nhãn cầu.
5. Các aminoglycosid: Neomycin, gentamycin, tobramycin, amikacin...
- Phổ tác dụng: Phổ rộng, nhưng tác dụng mạnh hơn trên vi khuẩn Gram âm.
- Kém hấp thu khi qua đường tiêu hóa nhưng hấp thu tốt khi tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp.
Không dễ dàng xâm nhập hàng rào máu - mắt nhưng có thể dùng tra mắt dạng nước,
mỡ hoặc tiêm cạnh nhãn cầu.

- Độc tính cao cho thính lực và tiền đình nên hạn chế sử dụng toàn thân. Khi tra tại mắt
trong thời gian dài có thể gây độc với biểu mô giác mạc, trợt biểu mô dạng đốm, chậm
liền biểu mô, thiếu máu, phù kết mạc.... Amikacin ít độc hơn so với các aminoglycosid
khác.
- Các chế phẩm:
 Neomycin: dung dịch, mỡ tra mắt, đơn độc hoặc phối hợp kháng sinh polymyxin B
hoặc với corticoid...


 Gentamycin: ống tiêm 40mg/1ml, 80mg/2ml; dung dịch hoặc mỡ tra mắt nồng độ
0,3%. Trên lâm sàng đôi khi sử dụng gentamycin ống tiêm để pha chế thành dung
dịch truyền rửa tại mắt cho những trường hợp nhiễm khuẩn giác mạc nặng do trực
khuẩn mủ xanh.
 Tobramycin: dung dịch hoặc mỡ tra mắt nồng độ 0,3%, đơn độc hoặc phối hợp với
corticoid.
 Amikacin: Không có chế phẩm thuốc tra mắt trên thị trường. Trên lâm sàng, đôi khi
sử dụng ống tiêm pha thành dung dịch tra mắt nồng độ 10 - 20mg/ml; Chế phẩm
thuốc tiêm dùng tiêm nội nhãn trong điều trị viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn hoặc loét
giác mạc do vi khuẩn, phối hợp với kháng sinh penicilin kháng penicilinase hoặc
cephalosporin hoặc vancomycin.
6. Các fluroquinolon: Norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, levofloxacin, ciprofloxacin,
enoxacin, lomefloxacin, temafloxacin, fleroxacin, tosufloxacin,...
- Phổ tác dụng: Phổ rộng, tác dụng lên các vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
- Ít gây độc với biểu mô giác mạc hơn so với kháng sinh aminoglycosid (ngoại trừ
ciprooxacin gây lắng đọng trắng trên giác mạc).
-

Khả năng thấm qua giác mạc tốt khi dùng đường tra mắt (nồng độ ooxacin trong thủy
dịch cao hơn so với các thuốc khác), khả năng xâm nhập qua hàng rào máu – mắt tốt
khi dùng đường toàn thân.


- Chế phẩm: Trên thị trường có lưu hành các chế phẩm dung dịch, mỡ tra mắt ooxacin
0,3%; dung dịch tra mắt ciprooxacin 0,3%, levooxacin 0,5%, moxioxacin 0,5%,
gatioxacin 0,3%...
7. Các macrolid
- Erythromycin:
 Phổ tác dụng: Phổ rộng nhưng ưu thế trên vi khu ẩ n Gram dương, tuỳ tác nhân mà
có tác dụng diệt khuẩ n hoặc kìm khu ẩn.
 Có thể đưa thuốc theo đường uống hoặc tra mắt song khả năng thấm qua hàng rào
máu mắt kém. Thường được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn mạn tính mi mắt hoặc
dùng thay thế tetracyclin trong trường hợp người bệnh dị ứng với tetracyclin hoặc
trẻ em, đặc biệt có tác dụng điều trị trong bệnh mắt hột và viêm kế t mạc do
Chlamydia.
 Chế phẩm: viên bao phim tan trong ruột hoặc dạng ester hóa, thuốc mỡ tra mắt.
- Azithromycin:
 Điều trị mắt hột ở người lớn, viêm kết mạc do Chlamydia,...
 Chế phẩm: Không có chế phẩm dạng tra mắt.
8. Các kháng sinh khác:
- Vancomycin:
 Phổ tác dụng: Hiệu lực rất mạnh trên vi khuẩn Gram dương.


 Dùng điều trị các nhiễm khuẩn ở người bệnh bị dị ứng hoặc không đáp ứng với
kháng sinh nhóm penicilin hoặc cephalosporin và điều trị các tụ cầu kháng
methicillin.
 Chế phẩm: trên thị trường không có chế phẩm tra mắt, trên lâm sàng, đôi khi sử dụng
thuốc tiêm vancomycin pha thành dung dịch tra mắt với nồng độ 50 mg/ml trong
điều trị viêm giác mạc nhiễm khuẩn, 5 mg/ml để điều trị viêm kết mạc mi mắt do tụ
cầu nhạy cảm; bột pha tiêm 500mg, 1g.
- Polymyxin B:

 Phổ tác dụng: là kháng sinh diệt khuẩn, vi khuẩn Gram âm nhạy cảm bao
gồm Enterobacter, Klebsiella, P. aeruginosa...
 Dùng tra mắt hoặc tiêm mắt để điều trị loét giác mạc.
 Chế phẩm: dạng tra mắt phối hợp với kháng sinh hoặc kháng viêm khác (neomycin,
corticoid...)
- Bacitracin:
 Phổ tác dụng: Chủ yếu tác dụng trên vi khuẩn Gram dương.
 Chủ yếu điều trị viêm bờ mi.
 Chế phẩm: dạng mỡ tra mắt, đơn độc hoặc phối hợp với polymyxin và neomycin.
 Nhóm thuốc kháng nấm dùng để điều trị tại mắt:
- Các thuốc nhóm này dùng để điều trị các bệnh nhiễm nấm, ví dụ như viêm loét giác
mạc do nấm.
- Các thuốc chống nấm có thể chia ra làm 3 nhóm:
 Nhóm Imidazoles
hnNhóm này gồm 3 thuốc: Clotrimazole 1%, Miconazole 10% -10ml, Econazole
1%.Các thuốc này có tác dụng tốt với nhiều loại nấm như Aspergillus, Fusarium,
Curvularia, Penicilium, Cephalosporium, nấm nem Candian. Riêng Miconazole tác
dụng kém với Fusarium.
 Nhóm Polyenes
Nhóm này gồm Amphotericin B, Natamycin 5% -thuốc mỡ hoặc nước. Các thuốc này
có tác dụng tốt với nhiều loại nấm, đặc biệt tốt đối với Fusarium, nhưng thấm vào giác
mạc kém vì không hòa tan, kích thích và chậm quá trình liền sẹo giác mạc. Riêng
Amphotericin B khá độc.
 Flucytosine 1- 1,5% chỉ tác dụng đối với nấm men Candida.

Câu 15: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng phụ của thuốc
cerebrolyxin?
Trả lời
 CĐ:
- Sa sút trí tuệ: bệnh Alzheimer, bệnh sa sa sút trí tuệ do mạch não.

- Đột quỵ:dùng trong pha cấp và pha phục hồi chức năng của đột quỵ nghẽn mạch và
chảy máu.


- Chấn thương sọ não: dùng trong pha cấp và thời kỳ phục hồi chức năng, đặc biệt sau
chấn động, đụng dập não hoặc phẫu thuật thần kinh
 CCĐ:
- Quá mẫn cảm vs những thành phần của thuốc
- Tình trạng động kinh or động kinh cơn lớn, or người động kinh do tần xuất động kinh
tăng lên
- Suy thận nặng
 Tương tác thuốc:
- Dùng cùng các thuốc chống trầm cảm or IMAO có thể gây tăng tích lũy thuốc. Trong
TH dùng các thuốc này đồng thời nên giảm liều.
- Không pha truyền Cerebrolysin cùng các dung dịch chứa acid amin/
 TD phụ: nói chung thuốc dung nạp tốt
- Nếu tiêm quá nhanh có thể gây ra cảm giác nóng
- Trong 1 số hiếm các TH, phản ứng nhạy cảm có thể đc biểu hiện qua chứng ớn lạnh,
nhức đầu hay tăng nhẹ thân nhiệt. Cho đên nay ko có TH nào có triệu chứng KMM kéo
dài or đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Câu 16: Trình bày dược động học, tác dụng, tác dụng không mong muốn, liều dùng của thuốc
levodopa?
Trả lời
 DĐH:
- Tuy có một lượng đáng kể levodopa bị chuyển hóa trong dạ dày và ruột, nhưng thuốc
được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Khi uống cùng với thức ăn, thuốc được
hấp thu ở đường tiêu hóa chậm hơn.
- Phân bố rộng rãi trong phần lớn các mô. Nửa đời của levodopa trong huyết tương
khoảng 1 giờ. Khi uống phối hợp carbidopa và levodopa, nửa đời của levodopa trong
huyết tương tăng lên khoảng 1,5 - 2 giờ. Ða phần lượng levodopa được hấp thu bị khử

carboxyl thành dopamin. Carbidopa chỉ ức chế sự khử carboxyl của levodopa ở ngoại
biên, vì giống dopa- min, carbidopa không qua được hàng rào máu - não.
- Khoảng 80 - 85% liều levodopa đc bài xuất qua nước tiểu trong vòng 24 giờ
 TD:
- Điều trị tất cả các thể hội chứng Parkinson (ngoại trừ các trường hợp hội chứng ngoại
tháp do thuốc gây ra).
- Bệnh Parkinson tự phát,
- Hội chứng Parkinson sau viêm não,
- Hội chứng Parkinson do xơ cứng động mạch não,
- Hội chứng Parkinson sau tổn thƣơng hệ thần kinh trung ƣơng do nhiễm độc cacbon
mono oxid hoặc bởi mangan.
 TDKMM:


- Thường gặp nhất là ở hệ tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn, thường do tác dụng
ngoại biên của dopamin.
- Thường gặp, ADR > 1/100
Thần kinh trung ương: Ðau đầu, choáng váng, trầm cảm, kích động.
Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn và nôn, xuất hiện trong hầu hết người bệnh ở liều đầu điều
trị.
Nội tiết: Nước tiểu và các dịch cơ thể chuyển màu đỏ nhạt, men gan có sự thay đổi.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh trung ƣơng: Ðau đầu nặng, ra mồ hôi.
Tiêu hóa: Chán ăn, nôn.
Tim mạch: Loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
Tâm thần: Mất ngủ, lú lẫn, trầm cảm, phản ứng loạn thần.
Khác: Chứng tăng động (triệu chứng tắt - bật).
- Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Thần kinh trung ƣơng: Loạn thần.
Máu: Thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Gan: Transaminase tăng
 Liều dùng:
- Liều tối ưu hàng ngày của levodopa (nghĩa là liều cải thiện tối đa được bệnh và dung
nạp được tác dụng không mong muốn), cần phải được xác định và dò liều cẩn thận với
từng người bệnh. Một khi đã xác định được liều, liều duy trì có thể cần phải giảm khi
người bệnh càng cao tuổi.
- Liều khởi đầu gợi ý là 125 mg ngày uống 2 lần, tăng dần cách 3 - 7 ngày/1 lần, tùy
theo đáp ứng, có thể tới 8 g một ngày chia làm nhiều lần. Liều khởi đầu thông thường
là 0,5 g đến 1 g mỗi ngày, chia làm 2 hoặc nhiều lần, uống kèm với thức ăn. Sau đó,
tổng liều hàng ngày được tăng thêm dần từ 100 - 750 mg, cứ 3 - 7 ngày một lần tùy
theo dung nạp.
- Liều duy trì thường từ 2,5 đến 6 g mỗi ngày và không vượt quá 8 g mỗi ngày. Giới hạn
kê đơn thông thường cho người lớn: 8 g/ngày.
Câu 17: Trình bày nhóm thuốc kháng sinh trong điều trị đợt cấp của bệnh phổi tắc ngẽn mạn
tính ( chỉ chịnh, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn).
Trả lời
 Phác đồ:
+ Đợt cấp mức độ nhẹ: Beta-lactam phối hợp với chất ức chế betalactamase (amoxicilinclavulanat; ampicilin-sulbactam) 3g/ngày hoặc cefuroxim 1,5g/ngày hoặc moxifloxacin
400mg/ngày hoặc levofloxacin 750mg/ngày.
+ Đợt cấp mức độ trung bình: Cefotaxim 1g x 3 lần/ngày hoặc ceftriaxon 1g x 3 lần/ngày và
phối hợp với amikacin 15mg/kg/ngày hoặc fluoroquinolon (ciprofloxacin 1g/ngày uống,
levofloxacin 500mg/ngày uống hoặc truyền TM...).
+ Đợt cấp mức độ nặng và nguy kịch: Dùng kết hợp kháng sinh: nhóm cephalosporin thế hệ
3 (ceftazidim 3g/ngày) hoặc imipenem 50mg/kg/ngày kết hợp amikacin 15mg/kg/ngày hoặc
ciprofloxacin 800mg/ngày truyền TM chia 2 lần, levofloxacin 750mg/ngày truyền TM.


 Nhóm kháng sinh
- Beta-lactam



Câu 18: Trình bày nhóm thuốc kháng sinh diệt HELICOBACTER PYLORI trong bệnh lý dạ
dày tá tràng ( chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn)
Trả lời


Amoxicilline: Thuộc nhóm β-lactamin, thuốc nhạy với H.pylori in vitro. Thuốc có tác
động ức chế tổng hợp vách tế bào, tương đối bền với pH acid, hấp thu tốt ở niêm mạc ruột
và dạ dày.



Metronidazole và Tinidazole: Là kháng sinh thuộc nhóm 5 nitroimidazole. Không bị
phụ thuộc vào pH dạ dày, thời gian bán huỷ của thuốc là 8- 12 giờ, có khả năng tập trung
nhiều ở niêm mạc dạ dày, có nồng độ cao trong chất nhầy dạ dày, được bài tiết ở ruột và
nước bọt.




Tetracycline: Còn nhạy cảm 98% với H.pylori . Chưa có tài liệu công bố về sự kháng
thuốc. Thuốc bền vững với môi trường acid, hấp thu tốt ở NMDD, đạt nồng độ cao ở lớp
nhầy sau khi uống thuốc vài giờ.



Clarithromycine: Kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có phổ kháng khuẩn rộng với các vị
khuẩn gram (+) và gram (-). Có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc
không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị, có khả năng lan toả và thấm tốt vào NMDD. Nồng
độ thuốc trong tế bào cao gấp nhiều lần so với Erythromycine và ít gây tác dụng phụ.





Nhóm Quinolon: Vi khuẩn H.pylori có sự kháng tự nhiên với Nalidixic acid (thế hệ I),
Noflaxacin, Ofloxacin (thế hệ II). Thực nghiệm Quinolon có MIC rất thấp, ciprofloxacine
có độ nhạy cảm 100%, song trên lâm sàng lại không có hiệu quả, hơn nữa ngay sau khi
dùng thuốc tỉ lệ kháng thuốc cao.

Câu 19: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của nhóm kháng sinh
điều trị tiêu chảy do E. coli ( nhóm thuốc kháng sinh ưu tiên, nhóm thay thế)
Trả lời
 Thuốc ưu tiên: kháng sinh nhóm quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày (người >12 tuổi) :
+ Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
+ or Norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày.


 Thuốc thay thế:
+ Ceftriaxon đường tĩnh mạch (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.
+TMP-SMX 0,96g x 2 lần/ngày x 5 ngày.
+ Doxycyclin 100 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.

Câu 20: Trình bày hướng lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi của trẻ em (tên thuốc,
liều dùng)
Trả lời
a)

Viêm phổi trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi

- Ở trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi, tất cả các trường hợp viêm phổi đều là nặng và phải

đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị:
+ Benzyl penicilin 50mg/kg/ngày (TM) chia 4 lần hoặc
+ Ampicilin 100 – 150 mg/kg/ngày kết hợp với gentamycin 5-7,5 mg/kg/ngày (TB hoặc
TM) dùng 1 lần trong ngày. Một đợt điều trị từ 5 -10 ngày
- Trong trường hợp viêm phổi rất nặng có thể dùng:
+ Cefotaxim 100 – 150 mg/kg/ngày (tiêm TM) chia 3-4 lần trong ngày.
b) Viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi
- Viêm phổi (không nặng): Kháng sinh uống vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị
viêm phổi cộng đồng ở trẻ em kể cả một số trường hợp nặng. Lúc đầu có thể dùng:
+ Co-trimoxazol 50mg/kg/ngày chia 2 lần (uống) ở nơi vi khuẩn S. pneumoniae chưa
kháng nhiều với thuốc này.
+ Amoxycilin 45mg/kg/ngày (uống) chia làm 3 lần. Theo dõi 2 - 3 ngày nếu tình trạng
bệnh đỡ thì tiếp tục điều trị đủ từ 5 – 7 ngày. Thời gian dung kháng sinh cho trẻ viêm phổi
ít nhất là 5 ngày (Khuyến cáo 5.10 – Phụ lục 1). Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị
như viêm phổi nặng. Ở những nơi tình trạng kháng kháng sinh của VK S.pneumoniae cao


×