Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận môn quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần vicem hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.54 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LỚP CAO HỌC CH26P
-------o0o-------

BÀI TẬP
NHÓM
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM HẢI PHÒNG
Môn học

: Quản trị tài

Giáo viên hướng dẫn:

: TS. Lê Đức

chính

Hoàng
Nhóm sinh viên thực hiện: Vũ Đăng Mạnh
Hà Thị Nghị
Nguyễn Thị
Hoàng Bảo Anh
Nguyễn Thanh
Nga
Bùi Nữ Linh
Trang

MỤC LỤC
1




LỜI MỞ ĐẦU

........................................................................................1

PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ NGÀNH NHỰA TẠI VIỆT NAM.........................................2
Tổng quan về ngành Nhựa - Bao bì tại Việt Nam:..........................2
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP BAO BÌ VICEM HẢI
PHÒNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH CHỈ SỐ BCTC............................................7
2.1. Tổng quan tình hình tài chính của công ty cổ phần bao bì
Vicem Hải Phòng(BXH).........................................................................7
2.1.1. Thông tin Công ty cổ phần Bao bì Vicem Hải Phòng:.......7
2.1.2. Khái quát về tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty:
..............................................................................................................7
2.2.3. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:....9
2.2. Phân tích chỉ số tài chính của công ty cổ phần bao bì nhựa
Vicem Hải Phòng.................................................................................11
2.2.1. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Vicem
bao bì Hải Phòng:.............................................................................11
2.2.2. Đánh giá khả năng hoạt động tại Công ty cổ phần Vicem
bao bì Hải Phòng:.............................................................................14
2.2.3. Phân tích khả năng sinh lời thông qua các hệ số............16
2.2.4. Phân tích các hệ số nhóm khả năng cân đối vốn – quản trị
nợ:.......................................................................................................20
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ
VICEM HẢI PHÒNG(BXH)............................................................................22
3.1. Ưu điểm.........................................................................................22
3.2. Hạn chế.........................................................................................22
KẾT LUẬN...................................................................................................23


2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu,
ngành công nghiệp Nhựa – Bao Bì ngày càng gia tăng nhanh chóng và phát triển
không chỉ về sản lượng sản xuất mà còn nâng cao cả về chất lượng. Đây là ngành
công nghiệp tiêu biểu cho hoạt động sản xuất trong nước, thu hút một lượng lớn lao
động tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với xu hướng toàn
cầu hoá đã mở ra những cơ hội cùng những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Để
có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn phải biết được điểm mạnh, điểm
yếu của doanh nghiệp mình, nắm bắt được những biến động trên thị trường và có kế
sách ứng phó kịp thời. Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp,
chúng ta sẽ có cái nhìn chung nhất về thực trạng tài chính của doanh nghiệp đó, giúp
các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp xác định được trong điểm trong công tác quản
lý tài chính, tìm ra những giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đưa ra cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về tình hình tài chính của một
doanh nghiệp cụ thể trong ngành Nhựa – Bao Bì, nhóm 2 sẽ đi dâu phân tích với đề
tài: “Đánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần bao bì Vicem Hải Phòng”
Bài thảo luận được chia làm 3 phần chính:
Phần 1: Đánh giá ngành Nhựa tại Việt Nam
Phần 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần bao bì Vicem Hải
Phòng(BXH) thông qua phân tích chỉ số BCTC
Phần 3: Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần bao bì Vicem Hải
Phòng(BXH)

1



PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ NGÀNH NHỰA TẠI VIỆT NAM
Tổng quan về ngành Nhựa - Bao bì tại Việt Nam:
Ngành Nhựa tại Việt nam có quy mô 12,6 tỷ đô la Mỹ vào năm
2016 với hơn 2.000 doanh nghiệp. Trong đó, bao bì là phân khúc lớn
nhất, chiếm 38% tổng quy mô thị trường.
Chính phủ đề ra mục tiêu đẩy mạnh đầu tư và chuyển dịch sang
các phân phúc nhựa kỹ thuật và nhựa xây dựng có giá trị gia tăng
cao, phục vụ nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo
khác như sản xuất ô tô và các thiết bị khác làm từ nhựa.
Quy mô ngành Nhựa Việt Nam theo phân khúc cụ thể:

Nguồn: StoxPlus, Hiệp hội Nhựa Việt Nam
2


Dữ liệu lịch sử (1995 – 2015) từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam, dự báo dựa trên Quy
hoạch tổng thể ngành nhựa Việt Nam theo Quyết định số 2922/QĐ-BCT. Quy
mô thị trường được ước tính dựa trên hạt nhựa nguyên sinh nhập khẩu và cấu
trúc chi phí tiêu chuẩn

Ngành nhựa tại Việt Nam có sự thâm hụt thương mại 10,3 tỷ đô
la Mỹ trong năm 2017 do sự phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập
khẩu
Bao bì Nhựa là phân khúc lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất với quy mô xấp

Nguồn: StoxPlus, Tổng cục Hải quan
Phân loại hàng hóa dựa trên “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa

hàng hóa” (mã HS), 2017e = dữ liệu ước tính xấp xỉ 4,7 tỷ đô la Mỹ trong
năm 2016.

3


Nguồn: StoxPlus

Quy mô thị trường theo phân khúc được tính toán dựa trên tổng
doanh thu, được ước tính bởi StoxPlus dựa trên hạt nhựa nguyên sinh nhập
khẩu và cấu trúc vốn tiêu chuẩn.

Bao bì Nhựa là phân khúc lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất với quy mô xấp xỉ 4,7 tỷ đô la Mỹ trong năm 2016.
Bao bì nhựa mềm bao gồm phân khúc bao bì đơn lớp và bao bì
phức hợp. Trong đó, phân khúc bao bì đơn lớp phân tán với rất nhiều
doanh nghiệp gia đình vừa và nhỏ trong khi phân khúc bao bì phức
hợp phục vụ nhu cầu ngày càng tăng từ ngành thực phẩm và đồ
uống với giá trị ước đạt 953 triệu đô la Mỹ trong năm 2016.
Phân khúc bao bì cứng bao gồm các công ty sản xuất chai nhựa,
khuôn lót và ống PET/HDPE,LDPE dùng để đóng gói.

4


Nguồn: StoxPlus

Quy mô thị trường theo phân khúc được tính toán dựa trên tổng
doanh thu, được ước tính bởi StoxPlus dựa trên hạt nhựa nguyên sinh
nhập khẩu và cấu trúc vốn tiêu chuẩn.


Thị trường bao bì nhựa mềm của Việt Nam bị chiếm lĩnh bởi 14
doanh nghiệp đầu ngành với 53,9% thị phần năm 2016:
- Mười bốn doanh nghiệp đầu ngành như Bao bì nhựa Tân Tiến,
Liksin, BATICO, J.S Packaging và Saplastic chiếm 54% thị phần năm
2016.
- Các công ty nhựa mềm nước ngoài như Huhtamaki (Phần Lan),
J.S Packaging (Hàn Quốc), Tong Yuan (Đài Loan), và Ngai Mee
(Singapore) gia nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1996. Đây là
những công ty con của các tập đoàn bao bì nhựa mềm trên toàn cầu
phục vụ các khách hàng đa quốc gia như Unilever trong một thời
gian dài. Các doanh nghiệp ngoại đang cạnh tranh gay gắt với các
công ty trong nước, tận dụng các máy móc và trang thiết hiện đại,
cũng như chuyên môn về bao bì nhựa mềm.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thị trường phân tán với 30 doanh nghiệp vừa (doanh thu thuần
5


là 3-5 triệu đô la Mỹ) và 306 các doanh nghiệp nhỏ (doanh thu thuần
đạt 1 triệu đô la Mỹ).

- Việt Nam vẫn lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để
đáp ứng nhu cầu sản xuất bao bì nhựa trong nước do cơ sở hạ tầng
ngành hóa dầu chưa phát triển.
- Thị trường trong nước cung cấp 626.000 tấn hạt nhựa nguyên
sinh, đáp ứng 12% nhu cầu nguyên liệu đầu vào hiện tại.
Các rủi ro xuất hiện:
- Thuế nhập khẩu áp dụng trên hạt nhựa PP tăng (từ 0% trong
năm 2016 lên đến 3% từ ngày 1/1/2017 trở đi) làm giảm khả năng

cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
- Chỉ số giá hạt nhựa nguyên sinh sẽ ảnh hưởng đáng kể đến
hoạt động của các công ty nhựa.
- Tỷ giá cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc nhập
khẩu nguyên liệu thô của các công ty nhựa
6


- Giá hạt nhựa nguyên sinh giảm trong nửa năm đầu cùng với
giá dầu, tuy nhiên đã hồi phục kể từ quý 3 năm 2016. Nguyên liệu
đầu vào để sản xuất hạt nhựa chủ yếu là các sản phẩm từ dầu thô
và khí ga tự nhiên, vì vậy giá hạt nhựa nguyên sinh phụ thuộc vào
biến động của giá dầu cũng như giá của khí ga tự nhiên.
- Hạt nhựa PP và PE là hai loại nguyên liệu phổ biến nhất trong
kim ngạch nhập khẩu do nhu cầu từ phân khúc bao bì

Mục tiêu ngành Nhựa Việt Nam sẽ đạt giá trị sản xuất công nghiệp 78.5 nghìn tỷ
đồng vào năm 2015 và 181.57 nghìn tỷ đồng vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất trong giai đoạn 2011 – 2020 theo kế hoạch được duyệt sẽ ở mứ 17.5%/năm,
ngành công nghiệp nhựa sẽ chiếm 5.5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp vào năm
2020. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15%
để đạt 2.15 tỷ USD vào năm 2015 và 4.3 tỷ USD vào năm 2020.
7


PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP BAO BÌ
VICEM HẢI PHÒNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH CHỈ SỐ BCTC
2.1. Tổng quan tình hình tài chính của công ty cổ phần bao bì
Vicem Hải Phòng(BXH)
2.1.1. Thông tin Công ty cổ phần Bao bì Vicem Hải Phòng:

Trụ sở chính: Số 3 đường Hà Nội, Quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng
Điện thoại:

(84-31) 3.821.973

Fax: (84-31) 3.540.272
Website:www.hcpc.vn
Email:
Giấy CNĐKKD: Số 0203001018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu ngày 21/09/2004 và sửa đổi lần
hai ngày 29/12/2007.
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VND
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
Theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0203001018 đăng ký thay đổi lần
thứ hai do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp
ngày 29/12/2007, ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm:
- Sản xuất và kinh doanh vỏ bao bì xi măng và các loại vỏ bao bì
khác
- Sản xuất nguyên vật liệu cho ngành sản xuất bao bì
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh nguyên vật liệu cho ngành sản xuất
bao bì
- Cho thuê văn phòng, kho, bến, bãi.
8


2.1.2. Khái quát về tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công
ty:
Biến động qua các năm, cụ thể năm 2015 tổng tài sản đạt 125
tỷ đồng, năm 2016 đạt 132 tỷ đồng, tuy nhiên sang năm 2017 giá trị
tổng tài sản của công ty lại giảm còn 119 tỷ đồng. Trong cơ cấu tổng

tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều
so với tài sản dài hạn nguyên nhân là do doanh nghiệp đã hoạt động
sản xuất lâu năm trong ngành nên tài sản cố định đã dần được khấu
hao hết qua các năm. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn có sự cân đối
giữa nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu. Cụ thể chi tiết các khoản mục
như sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Nếu như trong 2 năm
2015 và 2016 khoản mục này không có sự thay đổi lớn duy trì ở mức
hơn 8 tỷ đồng thì năm 2017 có sự sụt giảm mạnh 31/12/2017 giá trị
khoản mục này còn khoảng 2,26 tỷ đồng. Nguyên nhân có thể là do
công ty thay đổi chính sách dùng tiền thanh toán các khoản công nợ
ngắn hạn vào thời điểm cuối năm 2017. Có thể thấy năm 2015 và
2016 các khoản nợ ngắn hạn phải trả người bán khá cao ở cuối năm.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng lớn nhất là
các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, đây cũng là khoản
mục lớn nhất trong tổng tài sản của công ty chiếm 68,07% tổng tài
sản, và chiếm đến 76,42% tài sản ngắn hạn. Tập trung chủ yếu ở
các khách hàng lớn như công ty tnhh mtv xi măng vicem hải phòng,
ctcp xi măng điện biên, ctcp xi măng vicem bút sơn, công ty tnhh tô
tây… công ty thường xuyên duy trì chính sách công nợ lớn đối với
các khách hàng. Nhưng cũng cần chú ý rằng, khoản công nợ lớn
nhất của công ty tập trung tại công ty thành viên xi măng vicem hải
phòng.
- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho qua các năm có sự tăng trưởng
tương ứng với sự tăng trưởng tổng tài sản công ty, cụ thể năm 2015
9


hàng tồn kho duy trì ở mức 15 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên 22 tỷ
đồng và năm 2017 đạt 23 tỷ đồng. Hàng tồn kho chiếm 19,33% tổng

tài sản và chiếm tỷ trọng 21,7% so với tài sản ngắn hạn của công ty.
Hàng tồn kho của công ty đa phần là nguyên liệu, vật liệu khoảng
8,9 tỷ đồng năm 2017 và thành phẩm đạt hơn 7 tỷ đồng năm 2017.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng chiếm 1 phần không nhỏ
trong hàng tồn kho. Điều này phù hợp với đặc thù ngành sản xuất
thường nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho khá cao trong tài sản
ngắn hạn.
- Tài sản ngắn hạn khác: Chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tài sản
ngắn hạn và tổng tài sản công ty, chủ yếu là thuế GTGT được khấu
trừ.
- Tài sản cố định hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tài sản dài hạn, đạt tỷ lệ 10,08% trong tổng sản của công
ty. Tài sản của công ty giảm dần qua các năm điều này phù hợp với
tính chất của doanh nghiệp sản xuất là đầu tư vào nhà máy dây
chuyền sản xuất ban đầu rất lớn, khi hoạt động thì dây chuyền sản
xuất và tài sản cố định này giảm dần giá trị qua các năm do khấu
hao tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định ban đầu khá lớn với
gần 100 tỷ đồng, sau nhiều năm hoạt động giá trị tài sản còn lại còn
khoảng hơn 12 tỷ đồng.
- Tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng không đáng kể trong
tài sản dài hạn cũng như tổng tài sản. Chủ yếu là các phần mềm
phục vụ hoạt động sản xuất hoạt động kinh doanh của công ty. Và
đã được khấu hao hết theo phương pháp đường thẳng trong vòng
03-05 năm.
- Phải trả người bán ngắn hạn: Khoản phải trả người bán
chiếm 30% nợ ngắn hạn năm 2017 tương đương 18 tỷ đồng. Năm
2016 khoản mục này chiếm 43% tài sản ngắn hạn đạt 34 tỷ đồng.
Khả năng chiếm dụng vốn của công ty khá tốt, công ty duy trì công
10



nợ phải trả khá cao qua các năm. Chủ yếu là ở các đối tác quen
thuộc như CTCP TM Đầu tư Hưng Phước, CTCP Nhựa bao bì Ngân
Hạnh, CTCP giấy Hoàng Văn Thụ, công ty TNHH SX&TM Đoàn
Phong…. Đây là những doanh nghiệp làm ăn lâu năm với công ty
nên khả năng duy trì công nợ nhằm chiếm dụng vốn.
- Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn: năm 2017 giá trị khoản
mục này là gần 38 tỷ đồng chiếm 61,29% tài sản ngắn hạn tăng so
với năm 2016 đạt 27,7 tỷ đồng chiếm 35,51% tài sản ngắn hạn.
Khoản mục này là khoản vay nợ ngăn hạn của công ty tại NH TMCP
Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hồng Bàng với mục đích vay
nhằm bổ sung vốn lưu động, thời hạn trên từng giấy nhận nợ phù
hợp với chu kỳ luân chuyển vốn nhưng tối đa không quá 6 tháng.
- Vốn chủ sở hữu: trong cơ cấu vốn chủ sở hữu thì vốn góp chủ
sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất tương đương 52,63% tổng vốn chủ sở
hữu, đạt gần 30 tỷ đồng năm 2017, năm 2016 không có sự thay đổi
trong nguồn vốn góp chủ sở hữu. Ngoài ra trong nguồn vốn chủ sở
hữu còn có các khoản quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối cũng chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân là do công ty
chuẩn bị cho việc đầu tư mới hoặc nâng cấp bảo trì hệ thống dây
chuyền sản xuất khi các tài sản cố định hiện tại hết giá trị khấu hao
và cần phải sữa chữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
2.2.3. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không có sự
thay đổi lớn qua các năm và đa phần phụ thuộc vào tình hình ngành
xi măng, xây dựng. Năm 2015, doanh thu của công ty đạt gần 176
tỷ đồng, có sự tăng trưởng năm 2016 đạt 218 tỷ đồng, tuy nhiên
năm 2017 giá trị doanh thu giảm còn 181 tỷ đồng. Hơn nữa, có thể
thấy rằng phần lớn doanh thu của công ty chủ yếu đến từ Công ty
TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng là công ty thành viên thuộc

Tổng công ty công nghiệp xi măng việt nam. Việc phụ thuộc vào 1
khách hàng lớn là doanh nghiệp liên quan thì doanh thu của công ty
11


phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu sản phẩm và định hướng của Công ty
TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng.
- Giá vốn hàng bán của công ty chủ yếu là giá vốn của thành
phẩm đều này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu.
Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí nguyên liệu, vật liệu và
nhân công sản xuất. Năm 2017 chi phí nguyên vật liệu hơn 146 tỷ
đồng và chi phí nhân công hơn 25 tỷ đồng, tương ứng năm 2016 là
160 tỷ đồng và hơn 30 tỷ đồng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm phần lớn
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó phần lớn
là chi phí nhân viên trong quản lý doanh nghiệp, năm 2017 giá trị
khoản này hơn 7,3 tỷ đồng, năm 2016 giá trị khoản này gần 8,9 tỷ
đồng. Doanh nghiệp sản xuất thì phần lớn chi phí chủ yếu là từ chi
phí nguyên vật liệu và nhân công sản xuất.
- Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí trả lãi vay
của khoản vay tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn lưu động của công ty.
- Thu nhập khác đều đặn và ổn định qua các năm chủ yếu là
từ việc bán phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất. Đóng góp 1
phần không nhỏ trong tổng thu nhập và lợi nhuận của công ty.
- Lợi nhuận sau thuế: Có thể thấy rằng năm 2017 công ty
hoạt động chưa thực sự hiệu quả khi lợi nhuận sau thuế giảm mạnh
hơn so với năm 2016 đạt 8,5 tỷ đồng và 2015 đạt 5,3 tỷ đồng.
Đánh giá chung: Tình hình tài chính của công ty khá lành
mạnh, tổng tài sản và tổng nguồn vốn khá cân đối, phù hợp với nhu
cầu sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như phù hợp với đặc thù

của doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, việc duy trì các khoản công
nợ phải trả ngắn hạn lớn cũng phần nào áp lực khả năng thanh
khoản của công ty. Các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng khá lớn
cũng gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty một khi các
12


đối tác mất khả năng thanh toán chi trả thì các khoản phải thu này
sẽ là các khoản nợ khó đòi, có thể dẫn đến sự thiếu hụt nguồn vốn
lao động trong kinh doanh.

2.2. Phân tích chỉ số tài chính của công ty cổ phần bao bì
nhựa Vicem Hải Phòng
2.2.1. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty cổ phần
Vicem bao bì Hải Phòng:
Bảng 2.1. Bảng nhóm hệ số khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần
Vicem bao bì Hải Phòng
ĐVT: Triệu VNĐ

(
Nguồn: BCTC CTCP Vicem Bao bì HP giai đoạn 2013-2017)

Để nhìn thấy rõ ràng hơn rủi ro tài chính hay vị trí và mức độ
hoạt động của Công ty cổ phần Vicem bao bì Hải Phòng trong ngành,
cũng như để sự so sánh không bị khập khiễng, đánh giá đúng về
năng lực, tình hình khả năng thanh toán hiện tại của Vicem HP, ta
tiến hành so sánh các hệ số khả năng thanh toán của Công ty cổ
phần Vicem bao bì HP với Công ty cổ phần Vicem bao bì Bỉm Sơn
cùng top quy mô tại thời điểm năm 2013. Vicem BS có số lượng
nhân viên tương đương với số lượng nhân viên của Vicem HP. Sản

13


phẩm kinh doanh chính là bao bì. Tổng tài sản năm 2013 của Vicem
BS là 182,524 triệu VNĐ.
Bảng 2.2. Bảng so sánh khả năng thanh toán giai đoạn 2013-2017
ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: www.cophieu68.vn )

Biểu đồ 2.1. So sánh biến động
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của VICEM BS, VICEM HP, ngành giai đoạn 2013-2017

1.51
1.49

1.76

1.73

1.49

1.50

1.52
1.44

2013

2014


1.51

VICEM HP

2015
Ngành Nhựa - Bao bì

1.79
1.55

2016

1.73

1.66
1.46

2017

VICEM BS

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy:
-Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Vicem HP có xu
hướng tăng dần qua từng năm và tăng mạnh tại thời điểm 2017, hệ
số khả năng thanh toán ngắn hạn của Vicem BS có xu hướng tăng
nhanh vào năm 2014, sau đó tăng đều và cao hơn hệ số KNTT ngắn
hạn của Vicem HP, tuy nhiên Vicem BS có xu hướng giảm khả năng
14



thanh toán ngắn hạn tại năm 2017. Giai đoạn 2013-2016, HSTTNH
của Vicem HP luôn thấp hơn HSTTNH của Vicem BS tuy nhiên luôn
cao hơn hệ số ngành Nhựa – Bao bì. Năm 2017, HSTTNH của Vicem
HP đạt 1.73, kể so với giai đoạn liền kề và cao hơn HSTTNH của
Vicem BS và ngành. Sở dĩ HSTTNH của Vicem HP lại cao trội vào năm
2017 như vậy là vì tốc độ giảm của nợ ngắn hạn mạnh hơn tốc độ
giảm của TSNH tại Vicem HP. Dựa vào bảng số liệu 2017 có thể thấy
tốc độ tăng của TSNH mạnh hơn tốc độ tăng nợ ngắn hạn tại Vicem
BS dẫn đến KNTTNH của Vicem BS năm 2017 giảm mạnh so với giai
đoạn trước, tuy nhiên HSTTNH của Vicem BS và Vicem HP đều cao
hơn HSTTNH của ngành Nhựa – Bao bì cho nên có thể nói với
HSTTNH như trên là tương đối an toàn trong ngành. Nhìn chung, 5
năm gần đây, Vicem HP đều có HSTTNH lớn hơn 1 và lớn hơn
HSTTNH của ngành. Đây là một dấu hiệu tốt, biểu hiện khả năng
thanh toán ngắn hạn của Vicem HP đang ở mức an toàn. Tài sản
ngắn hạn sẵn có của công ty lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn hiện
tại, đáp ứng cân bằng tài chính, là dấu hiệu lành mạnh. Năm 2017,
HSTTNH có xu hướng tăng đáng kể, cho thấy công ty đang quản lý
rất tốt nợ ngắn hạn.

Biểu đồ 2.2. So sánh biến động
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của VICEM BS, VICEM HP, ngành giai đoạn 2013-2017
1.57

1.56

1.26

1.31


1.26

0.87

0.91

2014

2015

1.44
1.24
1.23
0.95

2013

1.04

VICEM HP

Ngành Nhựa - Bao bì

2016

1.49
1.35

0.96


2017

VICEM BS

15


-Hệ số khả năng thanh toán nhanh của hai công ty trong
giai đoạn 2013-2017 biến động cùng chiều với hệ số thanh toán hiện
thời. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy trong giai đoạn
2013-2017, HSTTN của Vicem HP luôn cao hơn hệ số ngành và thấp
hơn Vicem BS. Tuy nhiên trong năm 2017, HSTTN của Vicem HP có
xu hướng tăng lên trong khi Vicem BS và ngành Nhựa – bao bì có xu
hướng giảm nhẹ. Sự biến động này cho thấy tỉ trọng hàng tồn kho
trong tổng TSNH của Vicem HP và Vicem BS là tương đương nhau.
Đồng thời HSTTN của Vicem HP qua 5 năm đều lớn hơn 0.5 và lớn
hơn hệ số ngành. Điều đó cho thấy công ty có thể sẵn sàng trả nợ
ngắn hạn bất kì lúc nào, khả năng thanh toán nhanh của Vicem HP ở
mức an toàn, rủi ro thấp. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến sự gia
tăng của hàng tồn kho qua từng năm, Vicem HP cần có những biện
pháp và chính sách quản lý HTK tốt hơn nữa.

2.2.2. Đánh giá khả năng hoạt động tại Công ty cổ phần
Vicem bao bì Hải Phòng:
Bảng 2.3. Bảng đánh giá hệ số khả năng hoạt động tại Công ty cổ phần
Vicem bao bì Hải Phòng
ĐVT: Triệu VNĐ

16



(Nguồn: BCTC CTCP Vicem bao bì HP giai đoạn 2013-2017)

Bảng 2.4. Bảng so sánh khả năng hoạt động giai đoạn 2013-2017
ĐVT: Triệu đồng

17


Biểu đồ 2.3. Khả năng hoạt động của Vicem Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
200.00
181.15

180.00
160.00
152.13
140.00

161.75
148.55

140.55

120.00
100.00
80.00
60.00
40.00
20.00

11.80
9.03
1.66
0.00
2013

14.26
10.30
1.81
2014

12.86
9.23
1.46
2015

Vòng quay HTK
Hiệu suất sử dụng TSCĐ

18.13
9.74
1.69
2016

15.55
6.97
1.44
2017

Kỳ thu tiền bình quân

Hiệu suất sử dụng tổng TS

Biểu đồ 2.4. Khả năng hoạt động của VIcem Bỉm Sơn giai đoạn 2013-2017
250.00
210.02

200.00
179.06
150.00
128.01

181.59

138.47

100.00

50.00
13.17
9.46
1.80
0.00
2013

49.48
10.38
10.31
1.66
2014
Vòng quay HTK

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

13.88
12.16
1.65
2015

25.60
12.45
1.65
2016

11.20
1.43
2017

Kỳ thu tiền bình quân
Hiệu suất sử dụng tổng TS

18


Nhận xét:
-Số vòng quay hàng tồn kho biến động không ổn định, tăng
giảm không đều nhau qua từng năm, đồng thời số vòng quay HTK
của Vicem Hải phòng luôn ít hơn số vòng quay HTK của Vicem Bỉm
Sơn. Sở dĩ như vậy là do giá vốn hàng bán không ổn định. Vicem HP
cần có biện pháp ổn định giá nguyên vật liệu đầu vào, hạn chế tình
trạng tăng giá vốn hàng bán, dẫn đến ảnh hưởng không tốt tới tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty

-Kì thu tiền bình quân: biến động không ổn định. Năm 2014
giảm, 2015 tăng, 2016 lại tiếp tục giảm, 2017 tăng. Trong giai đoạn
2013-2015, kỳ thu tiền bình quân của Vicem HP dài hơn Vicem Bỉm
Sơn, tuy nhiên 2016 và 2017, kỳ thu tiền bình quân của Vicem HP đã
có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Lý do là doanh thu bình quân ngày
của Vicem HP tăng lên và các khoản phải thu đã có chiều hướng
giảm. Tuy nhiên ngược lại, doanh thu bình quân ngày của Vicem BS
giảm đi và các khoản phải thu tăng lên dẫn đến kì thu tiền bình quân
dài hơn. Việc để lưu lại các khoản phải thu và đòi nợ chậm, dẫn đến
tình hình thiếu vốn trong công ty, cần thiết phải thu được nợ tồn
đọng, giảm thiểu các khoản phải thu, tăng cường vốn cho công ty
trong thời gian tới, khi mà càng ngày càng có nhiều dự án.
-Hiệu suất sử dụng TS cố định: Hiệu suất sử dụng TSCĐ của
Vicem HP có xu hướng biến động không ổn định do TSCĐ ròng ngày
càng giảm trong khi doanh thu bình quân ngày biến động không ổn
định. Đây là một dấu hiệu ko mấy tích cực thể hiện công ty đang
không sử dụng tối đa giá trị của TSCĐ. Trong khi đó Vicem BS sử
dụng TSCĐ rất tốt, phát huy được tối đa giá trị của TSCĐ. Vicem HP
cần ổn định doanh thu của công ty, tối đa hóa giá trị sử dụng TSCĐ
-Hiệu suất sử dụng tổng TS: Hiệu suất sử dụng Tổng TS của
Vicem HP có xu hướng biến động không ổn định do Tổng TS có xu
hướng tăng trong khi doanh thu bình quân ngày biến động không ổn
19


định. Đây là một dấu hiệu ko mấy tích cực thể hiện công ty đang
không sử dụng tối đa giá trị của Tổng TS. Bên cạnh đó, Vicem Bỉm
Sơn có xu hướng sử dụng tổng TS chưa được tốt. Tính đến năm
2017, Vicem HP có hiệu suất sử dụng tổng TS lớn hơn Vicem bỉm sơn
là 0.01.

2.2.3. Phân tích khả năng sinh lời thông qua các hệ số

Bảng 2.5. Bảng hệ số khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Vicem bao bì
Hải Phòng
ĐVT: Triệu VNĐ

(Nguồn: BCTC CTCP Vicem bao bì HP giai đoạn 2013-2017)

20


Bảng 2.6. Bảng so sánh khả năng sinh lời giai đoạn 2013-2017
ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 2.5. So sánh lợi nhuận biên của Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hải Phòng và ngành giai đoạn 2013-2017
0.090
0.080

0.080

0.070
0.060
0.060

0.070
0.060

0.050

0.051


0.044
0.040

0.039

0.036
0.030
0.026

0.080

0.029
0.028

0.042

0.030

0.020

0.017

0.010
0.000
2013

2014
VICEM HP


2015
VICEM BS

2016

2017

Ngành Nhựa - Bao bì

21


Biểu đồ 2.6. So sánh biến động
ROE của VICEM BS, VICEM HP, ngành giai đoạn 2013-2017
25.00%

20.00%
18.57%
18.00%

20.00%
18.00%
16.00%

15.00%

12.73%
10.00%
9.84%


9.63%

17.86%

18.00%

16.20%
13.95%
11.83%
10.68%

5.65%

5.00%

0.00%
2013

2014
VICEM HP

2015
Ngành Nhựa - Bao bì

2016

2017

VICEM BS


Biểu đồ 2.7. So sánh biến động
ROA của VICEM BS, VICEM HP, ngành giai đoạn 2013-2017
12.00%
10.00%

10.00%

9.00%
8.00%
7.24%

9.00%
8.00%

6.63%

6.00%
4.64%
4.00%

8.46%

5.22%
4.72%

5.92%

6.05%

4.45%

2.50%

2.00%
0.00%
2013

8.00%

2014
VICEM HP

2015
Ngành Nhựa - Bao bì

2016

2017

VICEM BS

Nhận xét:
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Trong
giai đoạn 2013-2017, lợi nhuận biên của Vicem HP có xu hướng giảm
22


vào năm 2014, 2015, tăng vào năm 2016 và tiếp tục giảm vào năm
2017. Cụ thể năm 2013, LNB của Vicem HP đạt 4%, năm 2014 đạt
3%, giảm so với năm trước 1%. Năm 2015 cùng mức với năm 2014,
năm 2016 tăng đạt 4%. Năm 2017 giảm còn 2%. Nguyên nhân khiến

LNB biến động không ổn định như vậy là do lợi nhuận sau thuế biến
động không ổn định. Có thể thấy 1 đồng doanh thu ngày càng ít tạo
ra lợi nhuận hơn cho Vicem HP. Bên cạnh Vicem HP, Vicem BS đã lội
ngược dòng vươn lên từ năm 2014, vượt qua Vicem HP về lợi nhuận
biên, lý do là vì lợi nhuận sau thuế của Vicem BS ngày càng được cải
thiện, trong khi Vicem HP đang có xu hướng giảm mạnh LNST vào
năm 2017, đây là 1 dấu hiện báo động đối với công ty.
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROA: Sự
biến động của ROA phụ thuộc rất nhiều vào sự biết động của lợi
nhuận. Tuy rằng tổng TS bình quân rất bền vững, tăng trưởng khá
đều qua các năm, giảm nhẹ vào năm 2017, nhưng LNST biến động
không ổn định, dẫn đến ROA tăng giảm thất thường. Cho thấy hiệu
quả sử dụng tổng tài sản của công ty còn chưa cao. Tuy nhiên nhìn
vào biểu đồ, ta thấy có sự đồng điệu giữa chiều biến động của cả 3
đơn vị so sánh, cùng tăng mạnh vào năm 2016 và giảm mạnh vào
năm 2017, cho thấy đây có lẽ là diễn biến chung trong ngành nhựa –
bao bì.
-Tỷ suất

lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE:

Tương tự như ROA, sự biến động của ROE phụ thuộc rất nhiều vào sự
biết động của lợi nhuận. Tuy rằng vốn CSH rất bền vững, tăng trưởng
khá đều qua các năm, nhưng LNST biến động không ổn định, dẫn
đến ROE tăng giảm thất thường. Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ
sở hữu của công ty còn chưa cao. Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ, ta
thấy có sự đồng điệu giữa chiều biến động của cả 3 đơn vị so sánh,
cùng giảm vào năm 2015, tăng mạnh vào năm 2016 và giảm mạnh
vào năm 2017, cho thấy đây có lẽ là diễn biến chung trong ngành
nhựa – bao bì.

23


×