Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tìm hiểu kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc thái trong khai thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm tại bản nà đồ xã chiềng khoa – huyện vân hồ tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 108 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu kiến thức bản địa
của cộng đồng dân tộc Thái trong khai thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ có nguồn
gốc thực vật làm thực phẩm tại bản Nà Đồ - xã Chiềng Khoa – huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La.
Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Đinh Văn Thái, Thầy đã nhiệt tình hướng
dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, những ý tưởng và giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Tây bắc, Khoa
Nông Lâm, các thầy cô trong Bộ môn Lâm học đã giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn bà con nhân dân các dân tộc bản Nà Đồ và cán
bộ UBND xã Chiềng Khoa, cán bộ bản Nà Đồ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện
khóa luận một cách thuận lợi nhất.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nghiêm túc trong công việc, song do khả
năng còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lò Thị My


DANH LỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ



1

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông ngiệp Liên Hiệp Quốc

2

ICRAF

Trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế

3

KTBĐ

Kiến thức bản địa

4

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

5

STT

6


UBND

Uỷ ban nhân dân

7

WHO

Tổ chức y tế thế giới

Số thứ tự


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ..................................... 3
1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 3
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................... 5
PHẦN 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 8
2.1. Mục tiêu.......................................................................................................... 8
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8
2.2.1. Đối tượng..................................................................................................... 8
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 8
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 8
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 9
2.4.1. Phương pháp thực hiện nội dung 1 và 2: .................................................... 9
2.4.2. Phương pháp thực hiện nội dung 3 ........................................................... 10
2.4.3. Phương pháp thực hiện nội dung 4 ........................................................... 11

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CÚU ........................................ 12
3.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội của xã Chiềng Khoa ........................................ 12
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 12
3.1.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội ........................................................ 13
3.2. Điều kiện tự nhiên - xã hội của bản Nà Đồ .................................................. 15
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 15
3.2.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội bản Nà Đồ....................................... 16
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 19
4.1. Tính đa dạng của các loài LSNG tại bản Nà Đồ - xã Chiềng Khoa – huyện
Vân Hồ - tỉnh Sơn La. ......................................................................................... 19
4.1.1. Danh mục các loài LSNG có nguồn gốc thực vật được người dân sử dụng
tại bản Nà Đồ - xã Chiềng Khoa – huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. ...................... 19


4.1.2. Kết quả điều tra KTBĐ Các loài LSNG có nguồn gốc thực vật được người
dân sử dụng làm thực phẩm tại bản Nà Đồ - xã Chiềng Khoa - huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La .......................................................................................................... 27
4.2. KTBĐ về khai thác và sử dụng các loài LSNG có nguồn gốc thực vật làm
thực phẩm ............................................................................................................ 43
4.2.1. Kiến thức bản địa trong việc khai thác...................................................... 43
4.2.2. Kiến thức bản địa trong việc sử dụng ....................................................... 44
4.3. Xây dựng cơ sở dữ liê ̣u một số LSNG có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm
tại địa phương ...................................................................................................... 45
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển LSNG có nguồn gốc thực vật làm
thực phẩm tại địa phương. ................................................................................... 69
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................... 72
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 72
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 72
5.3. Khuyến nghị ................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 75
PHỤ BIỂU



DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1: Kết quả ghi cụ thể phiếu điều tra tuyến:.............................................. 10
Biểu 3.1: Thống kê sử dụng đất và tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Chiềng
Khoa…. ............................................................................................................... 14
Biểu 3.2: Thống kê sử dụng đất và tình hình sản xuất nông nghiệp tại bản Nà Đồ.........16
Biểu 4.1: Danh lục một số loài LSNG thường được người dân sử dụng làm thực
phẩm tại địa phương ............................................................................................ 20
Biểu 4.2: Các loài thực vật được người dân sử dụng làm thực phẩm tại bản Nà
Đồ - xã Chiềng Khoa - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La.......................................... 27


DANH LỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Một số hình ảnh về đặc điểm sinh thái khu vực nghiên cứu .............. 19
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái các loài cây dùng làm thực phẩm......... 43
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện cách sử dụng các loài cây làm thực phẩm ............... 44
Hình 4.4: Một số hình ảnh liên quan đến cây Rau sắng ..................................... 45
Hình 4.5: Một số hình ảnh liên quan đến Rau bò khai ....................................... 46
Hình 4.6: Một số hình ảnh liên quan đến cây Cà dại .......................................... 48
Hình 4.7: Một số hình ảnh liên quan đến cây Chuối rừng .................................. 49
Hình 4.8: Một số hình ảnh liên quan đến cây Sảng nhung ................................. 50
Hình 4.9: Một số hình ảnh liên quan đến cây Cà muối....................................... 51
Hình 4.10: Một số hình ảnh liên quan đến cây Ban ............................................ 53
Hình 4.11: Một số hình ảnh liên quan đến cây Rau dớn..................................... 54
Hình 4.12: Một số hình ảnh liên quan đến cây Cọ.............................................. 55
Hình 4.13: Một số hình ảnh liên quan đến cây Trám đen ................................... 57
Hình 4.14: Một số hình ảnh liên quan đến cây Dâu da đất ................................. 58
Hình 4.15: Một số hình ảnh liên quan đến Củ mài ............................................. 59
Hình 4.16: Một số hình ảnh liên quan đến cây Me rừng .................................... 60

Hình 4.17: Một số hình ảnh liên quan đến cây Nhội .......................................... 61
Hình 4.18: Một số hình ảnh liên quan đến cây Gấc ............................................ 62
Hình 4.19: Một số hình ảnh liên quan đến cây Dâu da xoan .............................. 63
Hình 4.20: Một số hình ảnh liên quan đến Lá cẩm ............................................. 64
Hình 4.21: Một số hình ảnh liên quan đến cây Sấu ............................................ 66
Hình 4.22: Một số hình ảnh liên quan đến cây Núc Nác .................................... 67
Hình 4.23: Một số hình ảnh liên quan đến cây Rà đẹt lửa .................................. 68


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường
sống. Từ xưa tài nguyên rừng đã gắn bó với đời sống của nhân dân ta, đặc biệt đối
với đồng bào dân tộc sống ở vùng núi và trung du. Rừng không những có giá trị
về kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học,
điều hoà khí hậu, hạn chế thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo cảnh quan
phục vụ cho du lịch... mà rừng còn giữ vai trò trong việc cung cấp gỗ và LSNG.
Đặc biệt là những loài được sử dụng làm thực phẩm đã được biết đến từ lâu
LSNG là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng. Ngay từ thuở sơ
khai, con người đã có những hiểu biết cơ bản về giá trị của rừng đối với cuộc
sống của họ. Họ khai thác và sử dụng LSNG như là một trong những kế sinh
nhai tất yếu cũng như nhu cầu hưởng lợi về rừng. Rừng là nơi cung cấp lương
thực, thực phẩm, dược liệu phục vụ cuộc sống của họ. Đồng bào các dân tộc
vùng núi lâu nay sống ở rừng, các loài rau rừng được coi là nguồn lương thực
thực phẩm chính.
Khoa học công nghệ phát triển đã cho phép chúng ta có cách tiếp cận
khác hơn về rừng, có kế thừa và phát triển những kinh nghiệm quý báu của đồng
bào các dân tộc sống ở miền rừng núi, đồng thời áp dụng các thành tựu khoa học
công nghệ mới để phát triển và sử dụng LSNG với quy mô công nghiệp và
thương mại để vừa có nguồn thu nhập đáng kể từ tài nguyên rừng, vừa có thể
bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.

Ngoài ra lâm sản ngoài gỗ còn đóng góp không nhỏ vào kinh tế đất nước.
Theo cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá là 80% dân số các nước đang phát
triển dùng lâm sản ngoài gỗ để chữa bệnh và làm thực phẩm. Về giá trị xã hội
lâm sản ngoài gỗ giúp ổn định và an ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào
rừng, tạo việc làm và bảo tồn kiến thức bản địa. Giá trị về mặt môi trường,
chúng góp phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi
trường và quan trọng hơn là bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, thông tin về

1


các loài thực vật cho LSNG có giá trị kinh tế còn hạn hẹp và rất ít ỏi nên chưa
phát huy được đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG.
Xã Chiềng Khoa là một xã vùng sâu vùng xa, đời sống văn hóa, y tế, giáo
dục còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các thôn, bản là đồng bào dân tộc,
trình độ dân trí còn thấp. Cuộc sống của họ dựa vào tài nguyên rừng, đặc biệt là
việc sử dụng các loài rau rừng. Các hoạt động khai thác sử dụng không theo một
quy luật nào và cũng không có sự quản lý nào. Trên thực tế hiện nay nhiều loài
đã bị khai thác cạn kiệt do người dân chỉ biết khai thác mà chưa chú ý tới việc
gây trồng, chăm sóc, quản lý và khai thác hợp lý
Trước yêu cầu phải bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên lâm
sản ngoài gỗ cho sinh kế của người dân địa phương thì việc tìm hiểu thực trạng
khai thác và sử dụng các loại lâm sản này là cần thiết. Vì vậy tôi thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái trong khai
thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm tại
bản Nà Đồ - xã Chiềng Khoa – huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La”.

2



PHẦN 1
TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ năm 1980 đã có nhiều nghên cứu chứng minh giá trị thực của thực vật
LSNG,cũng như chỉ ra vai trò to lớn của nó đối với sự nghiệp phát triển bền
vững. Đầu tiền phải kể đến những phát hiện về khả năng đặc biệt của thực vật
LSNG như phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định,
có thể kim doanh liên tục và khai thác chúng thường ít phá hủy hệ sinh thái. Vì
vậy, bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên,việc bảo tồn có thể
khai có thể nuôi dưỡng được tính đa dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trường
sinh thái. Bảo tồn có khai thác sẽ cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một
bộ phận của xã hội một cách bền vững.Nghiên cứu của mendelsohn(1992) đã
chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong quá
trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên.Thực vật
LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm
như thực vật ăn được, nhựa, thuốc nhuộn, tanin, sợi cây làm thuốc,…[4]
LSNG được hiểu khác nhau dựa vào các định nghĩa của các nhà khoa học
vào thời kỳ khác nhau: Debeer (1989) đã quan niệm LSNG mà chúng ta khai thác
được từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu của con người. LSNG bao gồm thực
phẩm,thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây,keo dán, chất đốt,song mây, nứa,….
Theo wicken (1991): LSNG bao gồm tất cả các sinh vật, gỗ làm dăm, gỗ
làm giấy có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia
đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa xã hội, việc sử dụng sinh thái
cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm thuộc lĩnh vực dịch
vụ của rừng.
Theo FAO (1999): LSNG là các lâm sản có nguồn gốc từ các sinh vật,loại
trừ gỗ lớn có ở rừng,ở đất và các cây ở bên ngoài rừng.[2]
Năm 2000, JennH.DeBeer định nghĩa LSNG như sau: LSNG bao gồm
các nguyên liệu cố nguồn gốc sinh vật, không phải gỗ được khai thác từ rừng để


3


phục vụ con người, chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu
nhựa,động vật hoang dã,… [3]
Việc định nghiã thế nào là lâm sản ngoài gỗ là vấn đề khó khăn và không
có một định nghĩa duy nhất. Nó có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế,
xã hội, quan điểm và nhu cầu khác nhau khác nhau của các địa phương cũng
như từng thời điểm khác nhau
Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị của LSNG về kinh tế rất lớn.
Nghiên cứu của Peter(1989) cho thấy giá trị thu nhập hiện tại của LSNG
có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại của bất kì loại hình thức sử dụng dất nào.
Hay như cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá là 80% dân số các nước
đang phát triển cùng LSNG để chữa bệnh và làm thực phẩm, vài triệu gia đình
phụ thuộc vào những sản phẩm loại này của rừng để tiêu dùng và là thu nhập.
Mặt khác thực vật LSNG có ý nghĩa rất lớn trong việc xuất và tăng thêm
nguồn thu ngoại tệ cho nhiều quóc gia. Đối với các nước Đông Nam Á, chỉ
riêng hàng song mây thành phẩm đã có gần 3 tỉ USD trao đổi thương mại hàng
năm, ở thái lan năm 1987 xuất khẩu LSNG dạng thô với giá trị bằng 80% xuất
khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ, chỉ khiêm tốn thì giá trị xuất khẩu là 32 triệu USD.
Thu nhập dược liệu từ 1ha rừng thứ sinh cũng có thu nhập cao hơn giá trị
thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp có cùng diện tích, ở một số vùng thu
nhập LSNG còn cao hơn cả gỗ. Nghiên cức của heinzman (1990) cho biết việc
kim doanh từ các cây họ dừa ở Guatemala cho hiệu quả cao hơn nhiều so với
kiểu rừng kinh doanh gỗ. Ở Zimbabwe có 237.000 làm việc liên quan tới
LSNG. trong khi đó 16.000 làm trong nghành lâm nghiệp khai thác và chế biến
gỗ. Cơ quan y tế (WHO) đánh giá là 80% dân số đang phát triển dùng lâm sản
ngoài gỗ để chữa bệnh và làm thực phẩm. vài triệu người phụ thuộc vào những
sản phẩm loại này của rừng để tiêu dùng và nguồn thu nhập.[2]
Chính từ đó, phát hiện và lợi ích mà nhiều quốc gia tổ chức đã thể hiện

quan tâm đến thực vật LSNG bằng những hành động cụ thể. Chẳn hạn như ở
châu phi,dưới sự hỗ trợ của tổ chức FAO đã có những trương trình dự án chú
trọng tới phát triển lâm sản ngoải gỗ mũi nhọn, hay như trung tâm nghiên cứu
4


nông lâm kết hợp quốc tế (ICRAF) đã có những biện pháp chọn lọc và quản lý
các loài cây cung cấp thực vật LSNG hoang dại và xem chúng như chìa khóa
mở đường trong nhiều hoạt động và được áp dụng ở một số mô hình nông lâm
kết hợp như mô hình trồng song, mây dưới tán rừng ở châu Á, mô hình cau dừa
(đã thuần hóa và bán hoang dã) được gây trồng cùng các loài thân gỗ và thân
thảo ở vùng nhiệt đới.
Kinh doanh LSNG đang mở ra triển vọng phát triển bền vững, nó có thể
kết hợp với kinh doanh rừng gỗ làm thành mô hình kinh doanh có hiệu quả trên
mọi mặt.[5]
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ở nước ta, một nước nhiệt đới, rất nhiều loại LSNG có giá trị, có sản
lượng lớn có thể khai thác. Trước năm 1975, nhà nước chỉ chú trọng tới một số
lâm sản phụ như: tre, nứa, son, mây và việc quản lí những sản phẩn này theo ý
nghĩa tận thu, chỉ chú trọng việc khai thác chứ chưa chú trọng việc gây trồng.
Nước ta có nguồn tài nguyên lâm sản phong phú, có nhiều loài và có giá
trị cao: Số cây làm thuốc chiếm tới 22% tổng số loài thực vật ở Việt Nam, có
khoảng trên 500 loài thực vật cho tinh dầu (chiếm 7,14% số loài), khoảng 600
loài cho tanin và rất nhiều loài cho dầu nhờn, dầu béo, cây cảnh. Bên cạnh đó,
song mây, tre nứa (hiện nay tổng diện tích tre của nước ta là 1.942.000 ha,với
khoảng 4.181.800.000 cây) không chỉ là nguyên liệu truyền thống của nhân dân
ta từ xưa tới nay mà còn là nguyền nguyên liệu quan trọng ch nghề thủ công mỹ
nghệ,tạo ra sản phẩm vô cùng đẹo mắt,có khả năng xuất khẩu mang giá trị
cao.Hiện nay lâm sản ngoài gỗ của việt nam được xuất khẩu sang 90 nước và
vùng lãnh thổ, với tỏng kim ngạch đạt gần 200 triệu USD/năm. Tuy nhiên việc

xuất khẩu LSNG vẫn chưa xứng với tiềm năng của các kiểu rừng Việt Nam.
Với địa hình chia cắt phức tạp lại trải dài trên nhiều vĩ độ địa lý, đã tạo
cho Việt Nam có nhiều kiểu rừng có những đặc trưng về đa dạng sinh học.
Trong hầu hết các kiểu rừng ở Việt Nam ngoài thành phần các loài gỗ còn có rất
nhiều lâm sản ngoài gỗ. Đó không chỉ là nguồn sống của cư dân sống xung
quanh khu vực có rừng mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu từ các LSNG. Để
5


quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên, Việt Nam đã thiết lập
được 129 khu rừng đặc dụng, với tổng diện tích hơn 2,3 triệu ha, chiếm 11,8%
tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 6,7% tổng diện tích đất tự nhiên; trong
đó có 29 vườn quốc gia với diện tích gần 1 triệu ha, 62 khu bảo tồn thiên nhiên
với diện tích 1,2 triệu ha và 38 khu rừng bảo vệ cảnh quan với diện tích hơn 100
ngàn ha. Hiện nay, có khoảng 30/64 tỉnh có hoạt động gây trồng và thu hái
LSNG, trong đó diện tích thu hái từ rừng tự nhiên gần 1,2 triệu ha và gây trồng
gần 500.000 ha. Các loài cây chủ yếu được gây trồng hoặc thu hái là tre trúc,
song mây, thông lấy nhựa, quế, hồi, thảo quả, bời lời đỏ... nhưng các hoạt động
thu hái này vẫn còn mang tính tự phát, phân tán, chưa có quy hoạch, kỹ thuật
giống và lâm sinh còn lạc hậu. [6]
LSNG rất đa dạng, phong phú, đó là các loài LSNG làm thức là những
sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng ngày vừa là hàng hóa thương mại.
Các loài dược liệu được dùng để chữa bệnh và chế biến các vị thuốc đóng vai
trò rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó
khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại.
Không chỉ có giá trị sử dụng ở trong nước, LSNG của nước ta hiện đã
được xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Giai đoạn 2005-2007, giá
trị xuất khẩu LSNG đem lại nguồn thu 400-500 triệu USD, bằng gần 20% tổng
giá trị xuất khẩu đồ gỗ. Năm 2013, các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như mây, tre,
cói, thảm… ước đạt 227 triệu USD.

Khai thác, chế biến LSNG đã thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu
là ở nông thôn, miền núi. Kết quả nghiên cứu của dự án lâm sản ngoài gỗ cho
thấy, thu nhập cho hộ gia đình từ LSNG lên đến 59%. Như vậy LSNG nước ta
rất phong phú và đa dạng, đang còn tiềm ẩn nhiều loài cây, con có giá trị kinh tế
cho thu nhập cao cho cộng đồng người dân sống gần rừng. [1]
Tuy nhiên, hiện nay, người dân chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên sẵn
có, ít quan tâm đến bảo tồn và phát triển LSNG. Điều này dẫn đến nguồn tài
nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, làm suy giảm tính đa dạng sinh học của rừng
và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân sống dựa vào rừng. Ngoài
6


ra, đối với công tác quản lý cũng chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể về phát
triển LSNG. Những năm gần đây, Nhà nước tuy đã có chính sách giao rừng và
đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nhưng chỉ mới chú ý đến
phát triển về cây gỗ, còn với lâm sản ngoài gỗ vẫn bị thả nổi chưa được quan
tâm thực sự.
Để thị trường LSNG phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của sản
phẩm, cần ưu tiên vốn hỗ trợ thực hiện chính sách đầu tư về khoa học công
nghệ cho công tác bảo tồn một số loài LSNG có giá trị kinh tế cao đang có nguy
cơ tuyệt chủng, nâng cao chất lượng cho các mặt hàng xuất khẩu. [1]

7


PHẦN 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
- Tổ ng hơ ̣p KTBĐ của cô ̣ng đồ ng người dân t ộc Thái trong việc sử du ̣ng

lâm sản ngoài g ỗ có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm tại bản Nà Đồ - xã
Chiềng Khoa – huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La
- Xây dựng cơ sở dữ liệu một số lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật
người dân sử dụng làm thực phẩm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc
thực vật làm thực phẩm tại địa phương.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng
Các loài LSNG có nguồn gốc thực vật được sử dụng làm thuốc.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Bản Nà Đồ – Xã Chiềng Khoa – Huyện Vân Hồ
– Tỉnh Sơn La.
Phạm vi về nội dung: Kiến thức bản địa của cộng đồng người dân tộc
Thái trong việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm
tại bản Nà Đồ – Xã Chiềng Khoa – Huyện Vân Hồ – Tỉnh Sơn La.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Tính đa dạng của các loài LSNG tại bản Nà Đồ – Xã
Chiềng Khoa – Huyện Vân Hồ – Tỉnh Sơn La.
Danh mục các loài lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật mà người dân
sử dụng
- Nội dung 2: Nghiên cứu kiến thức bản địa về sử dụng các loài LSNG tại
bản Nà Đồ – Xã Chiềng Khoa – Huyện Vân Hồ – Tỉnh Sơn La.
+ Kiến thức về khai thác
+ Kiến thức về sử dụng

8


- Nội dung 3: Xây dựng cơ sở dữ liê ̣u m ột số lâm sản ngoài g ỗ có nguồn
gốc thực vật làm thực phẩm tại địa phương.

- Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lâm sản ngoài gỗ
có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm tại địa phương.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thực hiện nội dung 1 và 2:
Điều tra ngoại nghiệp
* Điều tra tuyến.
Dựa trên cơ sở bản đồ địa hình của khu vực, nhà nghiên cứu cần xác định
các sinh cảnh chỉnh cần đánh giá, và thu mẫu. Trên cơ sở địa hình chúng ta cần
xác định khu vực và lập tuyến điều tra, số tuyến điều tra và số lần lặp lại.
Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra có thể được xác định dựa trên thực
trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để đảm bảo
tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra đi qua các địa hình và
thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, lấy trung tâm cộng đồng
làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời
gian và nhân lực sẵn có và thực tế đã điều tra 3 tuyến, mỗi tuyến điều tra ở 3 địa
hình khác nhau.
Cự li các tuyến: Khoảng cách điều tra của các tuyến phụ thuộc vào mức
độ chi tiết của chương trình nghiên cứu. khoảng cách các tuyến từ 50-100m.
Khoảng cách giữa các tuyến điều tra thường là 500m.
Đầu tuyến phải được đánh dấu bằng các vật liệu không bị phai mờ do mưa
gió sau nhiều năm như: Bằng nilon đỏ trên cành cây, vết sơn đỏ trên cây gỗ, …
Tuyến điều tra được lập bằng địa bàn và cọc tiêu. Tuyến được phát dọn rõ
ràng, dễ đi lại. Trên tuyến điều tra giám sát cần đánh dấu chia đoạn theo cự ly
100m để phục vụ công tác nghiên cứu. Nếu các tuyến đi qua nhiều sinh cảnh
khác nhau thì phải đánh dấu các mốc cho sinh cảnh đó, mỗi sinh canh được đánh
dấu coi như là một cung đoạn.

9



Phương pháp xác định độ nhiều của loài trong quá trình điều tra: trong các
tuyến điều tra tần xuất xuất hiện của loài < 5 lần thì độ nhiều nhỏ, tần xuất xuất
hiện của loài >5 lần thì độ nhiều lớn.
Biểu 2.1: Kết quả ghi cụ thể phiếu điều tra tuyến:
STT

Tên loài

Số lƣợng

Sinh thái

Hình thái

Phẩm chất

* Phỏng vấn bán định hướng
Số hộ dự kiến phỏng vấn: 30 hộ, trong đó có cả hộ giàu, nghèo, trung bình.
Dựa vào số hộ gia đình trong bản ta sẽ phỏng vấn như sau:
- Trên 100 hộ phỏng vấn 30%;
- Dưới 100 hộ phỏng vấn 30 phiếu.
Chủ đề phỏng vấn:
- Những loài lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm tại
địa phương.
- Từng loài loài lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm
tại địa phương có đặc điểm về hình thái và sinh thái như thế nào.
- Từng loài loài lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm
tại địa phương được sử dụng như thế nào.
- Từng loài loài lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm
tại địa phương có được gây trồng và phát triển tại gia đình không? Lý do gây

trồng, hướng phát triển.
2.4.2. Phương pháp thực hiện nội dung 3
Xây dựng cơ sở dữ liệu:
+ Định loại thực vật: (họ, loài) Tên phổ thông; Tên địa phương; Tên khoa học
+ Đặc điểm hình thái
+ Đặc điểm sinh thái
+ Phân bố
+ Giá trị
10


+ Cách khai thác và sử dụng tại địa phương
+Tình trạng bảo tồn
+ Một số hình ảnh
2.4.3. Phương pháp thực hiện nội dung 4
- Tổng hợp kết quả phỏng vấn bán định hướng theo nội dung 1.

11


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CÚU
3.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội của xã Chiềng Khoa
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý: xã Chiềng Khoa nằm tại tọa độ địa lí 20° 49′ 50″ Bắc,
104° 49′ 18″ Nam, là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của huyện,Tổng diện tích
tự nhiên 6608 ha; đất nông nghiệp 2211.94ha; đấ t lâm nghiê ̣p 2200ha; đất chưa
sử dụng 2196.5 ha.Dân cư toàn xã có 1167 hô ̣; 4942 người, mật độ dân số 75
người/km2.

Có 2 dân tộc anh em chung sống đoàn kết. Trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ
lệ 92,7%, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 7,3%
+ Phía Đông giáp xã Mường Men.
+ Phía Tây giáp xã Phiêng Luông.
+ Phía Nam giáp xã Lóng Luông.
+ Phía Bắ c giáp xã Tô Múa.
3.1.1.2. Địa hình
Chiềng Khoa là một xã miền núi có địa hình phức tạp, có độ dốc lớn, bị
chia cắt bởi các dãy núi.Hướng núi chạy từ Tây Bắc sang Đông Nam, độ cao
trung bình khoảng 1.100-1.300m so với mực nước biển, toàn xã có gần 90%
diện tích có độ dốc lớn tư 25% trở lên. Địa hình dốc, nhiều khe suối.
3.1.1.3. Khí hậu – thủy văn
Khí hậu Chiềng Khoa được chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ
mùa hạ đến mùa thu thường mưa nhiều, chiếm phần lớn lượng mưa cả năm, từ
mùa đông đến mùa xuân ít mưa. Tuy nhiên do nằm ở vùng có độ cao lớn, nên
Chiềng Khoa là địa bàn chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc. Thêm
vào đó là ảnh hưởng của vùng nhiệt đới, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ từ 18 đến
230C, nền nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 80C, độ ẩm cao từ 80-90%.
Lượng nước bốc hơi trung bình 572 mm/năm, lượng mưa khá dồi dào, số ngày
12


mưa trung bình 186 ngày/năm,lượng mưa từ 1400-1500 mm/năm, số ngày
sương mù lên trên 80 ngày/năm.
Với địa hình dốc, nhiều khe suối, điển hình là suối Tân, suối Khoòng, suối
Páng, thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và
nhỏ. Từ năm 1995 đến năm 2010 trên địa bàn xã đã xây dựng 2 công trình thủy
điện suối Tân I và thủy điện Nà Chá,góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã
hội của địa phương.
3.1.1.4. Địa chất – thổ nhưỡng

Trên khu vực xã có các loại đất chính sau:
- Đất nâu trên đá vôi.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
- Đất Feralit mùn vàng đỏ trên đá vôi
Hầu hết các loại đất có độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới từ trung
bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, ít chua,
nghèo bazơ trao đổi và các chất dễ tiêu, phù hợp cho việc trồng các loại cây đặc
sản như: Chè, ngô, cây ăn quả các loại (đào, mận, mơ...).
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của xã chiềng khoa khá phong phú với diện tích đất lâm
nghệp có rừng là 2200 ha, có phân bố một số loại gỗ quý trên địa bàn như:
Nghiến, Lim, Chò... Tài nguyên động vật cũng tương đối đa dạng với sự xuất
hiện của các loài động vật như:Gấu, Hoẵng, Lợn rừng...
3.1.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân tộc- dân số
Tính đến năm 2010, dân số xã Chiềng Khoa là 1079 hộ, với 4680 nhân
khẩu, được phân chia thành 13 bản chính: Mường Khoa, Khoòng I, Khoòng II,
Phú Khoa, Chiềng Lè, Tin Tốc, Páng I, Páng II, Nà Ngần, Đoàn Kết, Nà Chá,
Nà Đồ, Nà Tén. Gồm 2 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái
chiếm tỷ lệ 92,7%, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 7,3%. Dân số tập trung không đều,
chủ yếu tập trung ở các khu vực trung tâm, khu vực thuận tiện cho trồng trọt,
chăn nuôi.
13


3.1.2.2. Tình trạng kinh tế
Biểu 3.1: Thống kê sử dụng đất và tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã
Chiềng Khoa
STT


Lĩnh vực thống


Đơn vị tính

Xã Chiềng

Tỉ lệ

Khoa

(%)

I

Trồng trọt

Ha

2211.94

100%

1

Lúa mùa

Ha

161.16


7.29

2

Lúa xuân

Ha

185.78

8.39

3

Nương ngô

Ha

1307

59.09

4

Sắn

Ha

123


5.56

5

Dong giềng

Ha

57

2.85

6

Chè

Ha

346

15.64

7

Rau đậu

Ha

15


0.68

8

Cỏ chăn nuôi

Ha

17

0.77

II

Chăn nuôi

Con

36414

100%

1

Trâu

Con

879


2.41

2



Con

3245

8.91

3

Lợn

Con

2860

7.86

4

Gia cầm

Con

28700


78.82

5



Con

730

2

Ha

4396.5

100%

Ha

2200

50

Ha

1957.4

44.52


Ha

239.1

5.44

Chăm sóc và
III

bảo vệ phòng
chóng cháy
chữa cháy

1

2
3

Tổng diện tích
rừng tự nhiên
Đất đồi núi, đất
chống
Đất khác

(Nguồn: UBND xã Chiềng Khoa năm 2017)
14


3.1.2.3. Giáo dục – y tế

Văn hóa xã hội tiếp tục được phát triển, sự nghiệp giáo dục tăng cả về quy
mô, số lượng và chất lượng; chất lượng dạy học được nâng lên, hoàn thành mục
tiêu đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, duy trì kết quả phổ cập giáo dục chống mù chữ, đẩy nhanh tiến độ phổ cập trung học cơ sở. Thực hiện tốt chương
trình y tế quốc gia, công tác văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao từng bước phát
triển, các chính sách xã hội được quan tâm chăm lo, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân từng bước được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội được đảm bảo, thế trận quốc phòng toàn dân được củng cố vững chắc, phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh.
Y Tế: cơ sở vật chất, hạ tầng không ngừng được nâng cao,chú trọng tuyên
truyền ý thức phòng tránh bệnh cho nhân dân, cải thiện tình hình dân sinh,
không ngừng nâng cao ý thức, thái độ tiếp đón, chăm sóc bệnh nhân. Qua đó, đã
tạo được niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
3.1.2.4. Quốc phòng an ninh
Trên địa bàn xã Chiềng Khoa tình hình chính trị ổn định, quốc phòng - an
ninh bảo đảm. Để đạt được kết quả đó, xã Chiềng Khoa đã tăng cường công tác
quân sự - quốc phòng; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; công
tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo...
3.2. Điều kiện tự nhiên - xã hội của bản Nà Đồ
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1.Vị trí địa lý
Bản Nà Đồ có tổng diện tích đất tự nhiên là: 476ha.
- Phía Bắc giáp Bản Nà Chá.
- Phía Nam giáp Bản Khoòng II.
- Phía Đông giáp Bản Nà Chá và Bản Nà Tén.
- Phía Tây giáp Bản Đoàn Kết.
3.2.1.2. Khí hậu
Khí hậu bản Nà Đồ được chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
15



Nhiệt độ trung bình năm từ 18-230C. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8.
Mùa khô từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm từ 14001500mm/năm.
3.2.1.3. Đất đai.
- Đất nâu trên đá vôi.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
- Đất Feralit mùn vàng đỏ trên đá vôi
3.2.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội bản Nà Đồ.
3.2.2.1. Dân số, dân tộc
Toàn bản có 79 hộvới 360 nhân khẩu, trong đó nam 176, nữ 170, gồm 2
dân tộc cùng sinh sống là dân tộc Thái và dân tộc Kinh. Trong đó dân tộc thái
chiếm 98%, dân tộc kinh chiếm 2%.
3.2.2.2. Tình trạng kinh tế
Thông qua kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 về
phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp năm 2016 kết quả như sau:
Biểu 3.2: Thống kê sử dụng đất và tình hình sản xuất nông nghiệp tại bản
Nà Đồ
Lĩnh vực thống kê

STT

Đơn vị
tính

Bản Nà Đồ

Tỉ lệ
(%)

I


Trồng trọt

Ha

157.25

100%

1

Lúa mùa

Ha

9.25

5.88

2

Lúa xuân

Ha

11

6.99

3


Nương ngô

Ha

100

63.59

4

Sắn

Ha

5

3.18

6

Chè

Ha

30

19.08

7


Rau đậu

Ha

1

0.64

8

Cỏ chăn nuôi

Ha

1

0.64

II

Chăn nuôi

Con

2595

100%

1


Trâu

Con

20

0.77

16


2



Con

240

9.25

3

Lợn

Con

300


11.56

4

Gia cầm

Con

2000

77.07

5



Con

35

1.35

III

Các loại đất

Ha

476


100%

1

Đất nông nghiệp

Ha

237

49.79

2

Đất lâm nghiệp

Ha

124

26.05

3

Đất phi lâm nghiệp

Ha

79


16.6

4

Đất chưa sử dụng

Ha

36

7.56

(Nguồn: UBND xã Chiềng Khoa ; Trưởng Bản Lò Thị Đúng năm 2017)
3.2.2.3. Văn hóa giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng
- Giáo dục:Bản đã thực hiện các trương trình phổ cập giáo dục xóa mù
chữ. Đa số người dân trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Trình độ học
vấn ngày càng được nâng cao.
Y tế:Tại bản có trạm xá của xã, thuận tiện cho việc chăm sóc sức khỏe, việc
tuyên truyền nâng cao ý thức phòng bệnh cho người dân luôn được chú trọng quan
tâm.
Văn hóa:Văn hóa xã hội tiếp tục được phát triển, sự nghiệp giáo dục tăng
cả về quy mô, số lượng và chất lượng; chất lượng dạy học được nâng lên, hoàn
thành mục tiêu của bản đề ra.
An ninh quốc phòng: Bản Nà Đồ nằm ở khu trung tâm của xã, người dân
chung sống với nhau đoàn kết. Tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ trực sẵn
sàng chiến đấu khi có tình huống xấu sảy ra ở địa bàn, điều chỉnh bổ sung kế
hoạch phồng chống lụt bão tại địa phương. Tăng cường công tác quản lý hộ
khẩu, tạm trú, đấu tranh chống tội phạm giữ vững trật tự an toàn xã hội.
3.2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn
a. Những thuận lợi

Người dân được tiếp cận với khoa học tiên tiến,, áp dụng các giống cây
trồng mới do nhà nước cung cấp. việc áp dụng này vào quá trình sản xuất làm
tăng năng suất cây trồng. Đời sống của người dân dần được cải thiện và nâng
17


cao.
Chuyển biến nhận thức của nhân dân tương đối khá. Đồng thời, nhân dân
cũng đã sử dụng phân xanh, phân chuồng xuống ruộng đất, hạn chế sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học cũng rất tích cực.
Bản ở vùng cao có khí hậu phù hợp để trồng công nghiệp, như cây chè…,
các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: mận, mơ, …
b. Những khó khăn
Kinh tế ở điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu,
hầu như phải làm lại từ đầu; Trình độ dân trí chưa cao, phong tục tập quán và
nhận thức nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận nhân dân còn hạn chế; tỷ
lệ đói nghèo còn tương đối cao.

18


PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tính đa dạng của các loài LSNG tại bản Nà Đồ - xã Chiềng Khoa –
huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La.
Tại khu vực nghiên cứu hệ sinh thái rừng còn tương đối phong phú và đa
dạng.

Hình 4.1: Một số hình ảnh về đặc điểm sinh thái khu vực nghiên cứu
4.1.1. Danh mục các loài LSNG có nguồn gốc thực vật được người dân sử

dụng tại bản Nà Đồ - xã Chiềng Khoa – huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La.
Trên cơ sở điều tra, tôi đã thu thập được một số loài cây dùng làm thực
phẩm của người dân, các loài cây được xác định theo tiếng địa phương và tên
phổ thông, tên khoa học và họ thực vật. Kết quả được tổng hợp thành bảng sau:

19


×