Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ VÀ HIỆN NAY TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.31 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------

Đề tài 8: TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ
TOÁN CÔNG Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ VÀ
HIỆN NAY TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LUẬT NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC

GVHD: PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH
LỚP : Cao học Kế toán K26 – Thứ 7
MÔN : Kế toán công
NHÓM: 08
1. Phạm Thị Bé Tý
2. Võ Ngọc Hồng Phúc
3. Trần Thị Phúc Thư
4. Nguyễn Đỗ Thư Hương

TP. Hồ Chí Minh, 12/2017

1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPI- Chỉ số già tiêu dùng
NSNN - Ngân sách Nhà nước


HCSN- Hành chính sự nghiệp
IMF - Quỹ tiền tệ quốc tế
NSĐP - Ngân sách địa phương
BTC- Bộ Tài chính
NSTW – Ngân sách trung ương
NSĐP- Ngân sách địa phương
HĐND – Hội đồng nhân dân
TNDN- Thu nhập doanh nghiệp
BHXH – Bảo hiểm xã hội
KBNN – Kho bạc Nhà nước
TABMIS- Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong
một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Lạm phát ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trong
trường hợp lạm phát cao hoặc siêu lạm phát và không dự đoán được sẽ gây ra những
tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối, làm cho
hoạt động của của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn thu ngân
sách nhà nước giảm do sản xuất bị suy thoái… Chính vì vậy nhà nước phải áp dụng
những biện pháp thích hợp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua thời kỳ lạm phát nghiêm trọng. Diễn biến
lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016 có thể được chia theo
các thời kỳ chính như sau:
- Giai đoạn từ 2000 đến 2003: Lạm phát tương đối thấp (dưới 4%),
-


Giai đoạn từ 2004 đến 2011: Lạm phát tăng vọt (từ 6,6% - 19,9%). Đặc biệt, lạm phát
tăng cao kỷ lục vào năm 2008. Cụ thể: 7 tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) đã vượt 25%; Tháng 7/2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra khiến CPI

-

âm vào 5 tháng cuối năm 2008, kéo CPI cả năm xuống ở mức 19,9%.
Giai đoạn từ 2012 đến 2015: Lạm phát giảm mạnh sau khi Chính phủ thực hiện quyết
liệt chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; điển hình như: khởi đầu là
Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011, tiếp sau đó các Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày
3/1/2012), Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 7/1/2013), Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày

-

2/1/2014) lần lượt ra đời;
Giai đoạn từ năm 2016 đến nay: Với việc kinh tế Việt Nam dần phục hồi, lạm phát đã
có xu hướng tăng trở lại (CPI năm 2016 lên đến 4,74%).
Tình hình trên đã gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng như: làm
cho tiền tệ mất chức năng thước đo cũng như chức năng tích trữ giá trị, làm cho các
yếu tố của thị trường bị sai lệch, đời sống nhân dân trở nên khó khăn … Việc ngăn
chặn lạm phát trở thành một yêu cầu cấp bách của nền kinh tế xã hội.
Một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt nam hiện nay là tình
trạng thâm hụt ngân sách, khiến cho nhà nước không thể quản lý tiền tệ và chỉ số giá
một cách hiệu quả. Thâm hụt ngân sách được gây ra do chi tiêu vượt quá khoản thu

4


của Chính phủ. Để quản lý việc chi tiêu này, Chính phủ cần phải kiện toàn hệ thống

quản lý tài chính công (Bộ Tài Chính, 2013). Một trong các công cụ hiệu quả nhất để
quản lý tài chính công là kế toán công. Như vậy, một trong những nhu cầu cấp bách
của xã hội là phải làm thay đổi hệ thống kế toán công để quản lý tài chính công hiệu
quả hơn, từ đó, giảm thiểu thâm hụt ngân sách và góp phần ngăn chặn lạm phát.
Hệ thống kế toán công là một tập hợp các yếu tố, các cấu phần có quan hệ chặt
chẽ với nhau trong mộ thể thống nhất phục vụ các nhiệm vụ, mục tiêu của kế toán
công trong mỗi thời kỳ gắn chặt với lãnh đạo, quản lý, quản trị, cung cấp thông tin
trong lĩnh vực công quyền.
Hệ thống kế toán công phải đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước
(NSNN), nợ nhà nước, các quỹ công ngoài NSNN, tài sản nhà nước khác, … Hệ
thống kế toán công phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch, công khai, dễ kiểm tra,
kiểm soát; đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết với phí ít
nhất, … Hệ thống kế toán công vừa phải tuân thủ tính thống nhất của kế toán nói
chung trong nền kinh tế, vừa phải phù hợp với đặc thù của lĩnh vực hoạt động kinh tế
tài chính công và chuẩn mực quốc tế để đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế.
Hệ thống kế toán công thay đổi theo những yêu cầu phát triển, quản lý, quản trị
của nhà nước, ở những thời kỳ khác nhau, hệ thống kế toán công bao gồm những chế
độ, chính sách kế toán khác nhau phụ thuộc vào tổ chức hệ thống tài chính công.
Hệ thống kế toán công được tiến hành theo các quy định về pháp lý và về kỹ
thuật, quy định về kế toán công có ở tất cả các cấp độ pháp lý.
Hệ thống kế toán công được áp dụng tại các đơn vị có sử dụng nguồn ngân sách,
các quỹ tài chính của Nhà nước; có vai trò là một công cụ phục vụ cho quá trình quản
lý NSNN, phục vụ cho các quyết định của đơn vị, là công cụ để kiểm tra, giám sát
hoạt động kinh tế - tài chính của nhà nước, chứng minh việc chấp hành chế độ sử
dụng ngân sách của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong xu hướng toàn cầu hóa,
kế toán công của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cải cách, đổi mới để
tiếp cận gần nhất với những thông lệ quốc tế.
-

Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2003: Hệ thống kế toán công được mở rộng ra nhiều

đơn vị khác nhau như: Hệ thống kế toán kho bạc nhà nước hạch toán thu, chi NSNN
theo mục lục NSNN; Hệ thống kế toán thuế; Hệ thống kế toán hải quan; Hệ thống kế

5


toán hành chính sự nghiệp (HCSN); Hệ thống kế toán NSNN và một số hệ thống đơn
vị khác. Trong giai đoạn này, tất cả những vấn đề kinh tế của kế toán công được thực
-

hiện theo Luật NSNN năm 1996.
Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2015: Nền kinh tế Việt Nam luôn luôn phát triển theo
xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Để phù hợp với những thay đổi chung của
toàn xã hội, kế toán khu vực công luôn tuân thủ những quy tắc, quy định áp dụng tại
Việt Nam để hòa nhập với những thông lệ quốc tế. Năm 2002, Luật NSNN được
thông qua và chính thức áp dụng cho các đơn vị công từ năm 2004. Cùng với sự ra đời
của Luật Kế toán năm 2003, kế toán công đã có nhiều đổi mới so với giai đoạn trước.
Hệ thống kế toán kho bạc nhà nước và hệ thống kế toán NSNN được hợp nhất thành
hệ thống kế toán NSNN và nghiệp vụ kho bạc nhà nước dựa trên cơ sở là Luật NSNN
và Luật Kế toán. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 08/2013/TT-BTC
hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý ngân
sách và kho bạc (TABMIS); Các hệ thống kế toán khác tiếp tục được sửa đổi và hoàn
thiện.
Như vậy, có thể thấy, kế toán công được thực hiện ở nhiều hệ thống đơn vị khác
nhau, chính vì vậy mà thông tin kế toán thu thập được chưa khớp nhau do thiếu đồng
bộ, căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học. Điều này dẫn đến những hạn chế trong quản lý
NSNN, dẫn đến nhiều hoạt động tài chính của nhà nước chưa được phản ánh đầy đủ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích mối quan hệ giữa thực trạng kế toán khu vực công ở Việt Nam qua các
thời kỳ và hiện nay với Luật Ngân sách Nhà nước.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng kế toán khu vực công ở Việt Nam qua các thời kỳ và hiện nay có
mối quan hệ với Luật Ngân sách Nhà nước như thế nào?
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là mối quan hệ của thực trạng kế
toán khu vực công Việt Nam qua các thời kỳ và hiện nay với Luật Ngân sách Nhà
nước.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các giai đoạn phát triển của kế toán công ở Việt Nam.
- Luật Ngân sách Nhà nước 1996, 2002, 2015.

6


6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các tài liệu bao gồm: pháp lệnh, luật, nghị định, quyết định, thông
tư và các văn bản khác có liên quan đến kế toán công của Việt Nam; sau đó phân tích
và tiến hành phỏng vấn một số cá nhân đang làm việc tại một số tổ chức thuộc khu
vực công.

7


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN KHU VỰC CÔNG, KẾ TOÁN CÔNG VÀ
LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Tổng quan về khu vực công

1.1.1 Khái niệm về khu vực công
Jones (1996) khẳng định rằng thuật ngữ “khu vực công” được sử dụng lần đầu
tiên trên thế giới vào năm 1952. Theo ông, người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này là

nhà kinh tế học Theodore Surányi-Unger, người Hungary. Tuy Surányi-Unger sử dụng
thuật ngữ khu vực công trong các nghiên cứu của mình, ông không đưa ra khái niệm
hay định nghĩa cho thuật ngữ này.
Nhiều năm sau, thuật ngữ “khu vực công” được sử dụng nhiều trong các sách
và các nghiên cứu về khu vực kinh tế có liên quan đến Nhà nước và Chính phủ. Lane
(2000) đã tổng hợp các định nghĩa về “khu vực công” và nhận định rằng có 4 định
nghĩa được sử dụng:
- Khu vực công là hoạt động của Chính phủ và kết quả hoạt động này.
-

Khu vực công là khu vực ra quyết định tổng thể mang tính nhà nước và kết quả của
các quyết định này.
- Khu vực công là khu vực tiêu dùng, đầu tư và chuyển giao của Chính phủ.
- Khu vực công là khu vực tiêu dùng và đầu tư của Chính phủ.
Rosen (2005) cũng đưa ra một định nghĩa về khu vực công:
- Khu vực công là khu vực sản xuất của Chính phủ

Có thể nói, các định nghĩa về “khu vực công” được sử dụng cho đến năm 2005
đều xoay quanh chủ đề là Chính phủ. Tuy vậy, mỗi định nghĩa lại nhắc đến một phần
khác nhau trong hoạt động của chủ thể này, từ khu vực sản xuất đến khu vực đầu tư,
khu vực tiêu dùng và rộng nhất là khu vực ra quyết định. Việc có quá nhiều định nghĩa
khác nhau được sử dụng không có tính thống nhất như thế này sẽ khiến cho các nhà
kinh tế không thể hiểu lẫn nhau khi đọc các công trình nghiên cứu.
Năm 2011, Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ (viết tắt là IIA) đã ban hành một văn
bản, trong đó hướng dẫn định nghĩa khu vực công như sau: “Khu vực công bao gồm
các cơ quan Chính phủ và các cơ quan đại diện, doanh nghiệp và các tổ chức khác, với
đặc điểm: cung cấp các chương trình, hàng hóa hay dịch vụ công”.
Tuy đưa ra định nghĩa, IIA (2011) vẫn cho rằng không thể xác định chính xác
xem một tổ chức nào đó là có hay không nằm trong cái gọi là “khu vực công” này. IIA


8


(2011) cũng khẳng định rằng thuật ngữ “khu vực công” rộng hơn thuật ngữ “Chính
phủ” và có thể bao trùm cả các tổ chức không hoạt động vì lợi nhuận cũng như một
phần của khu vực tư. Như vậy, khu vực công sẽ chắc chắn bao gồm Chính phủ, các cơ
quan đại diện và các doanh nghiệp công ích. Ngoài các đối tượng này ra, các đối
tượng có sử dụng quỹ công cũng như các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể (nhưng
phần lớn là không) thuộc về khu vực công.
Năm 2013, Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (viết tắt IPSASB) đưa ra
định nghĩa: “khu vực công” đề cập đến chính quyền trung ương, chính quyền khu vực,
chính quyền địa phương và các tổ chức thuộc Chính phủ (Trần Văn Thảo, 2014).
1.1.2 Vai trò của khu vực công
Thứ nhất, khu vực công đảm bảo quyền lợi, sự ổn định và điều kiện thuận lợi
cho các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua pháp luật và các chính sách. Vai trò
này có thể thể hiện qua các hoạt động:
-

Ban hành và thực thi pháp luật,
Sử dụng các chính sách để ổn định nền kinh tế,
Đầu tư vào các lĩnh vực mà khu vực tư ít quan tâm,
Can thiệp vào các lĩnh vực kém của nền kinh tế,
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp…

Thứ hai, khu vực công cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công và các hàng hóa,
dịch vụ tư nhưng được đối xử như là hàng hóa, dịch vụ công vì tính chất cần thiết
trong việc đảm bảo điều kiện sống của con người trong nền kinh tế. Vai trò này có thể
thể hiện qua các hoạt động:
-


Quản lý các lĩnh vực trong xã hội như tài nguyên, môi trường, lao động, an ninh, quốc

-

phòng, …
Cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công như chiếu sáng công cộng, làm sạch không khí

-

…;
Cung cấp một phần lớn trong cách hàng hóa, dịch vụ được đối xử như là hàng hóa,
dịch vụ công như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, …;
Tuy các vai trò của khu vực công được liệt kê tách rời nhau, nhưng giữa chúng
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xã hội ổn định chính là điều kiện cần thiết để cung
cấp các hàng hóa, dịch vụ công và các hàng hóa, dịch vụ được đối xử như là hàng hóa,
dịch vụ công. Việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công và các hàng hóa, dịch vụ
được đối xử như là hàng hóa, dịch vụ công cũng là một trong các công cụ để khu vực

9


công ổn định xã hội, thônq qua cung cầu thị trường, thông qua việc nâng cao mức
sống của người dân.

Hình 1 - Hệ thống cơ quan hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
1.2 Tổng quan về kế toán công
1.2.1 Khái niệm kế toán công
Hệ thống kế toán áp dụng trong khu vực công được gọi là kế toán công. Adams
(2004) định nghĩa kế toán công là một quá trình ghi chép, truyền thông, tổng hợp,

phân tích và diễn giải báo cáo tài chính và thống kê của Chính phủ ở cả 2 mức độ:
tổng hợp và chi tiết. Kế toán công liên quan đến các vấn đề về tiếp nhận, sử dụng, giải
ngân và giải trình trách nhiệm quản lý đối với các quỹ công đã được cấp.
Trần Văn Thảo (2014) định nghĩa “kế toán công” là kế toán cho khu vực công.
Khu vực công là gì thì phải tùy theo định nghĩa của khu vực công do từng chủ thể xác
định. Như vậy, với cách định nghĩa này thì định nghĩa “kế toán công” sẽ gắn liền với
định nghĩa “khu vực công”.
1.2.2 Vai trò của kế toán công
Kế toán công là công cụ phục vụ cho quá trình quản lý Ngân sách Nhà nước,
phục vụ cho các quyết định của đơn vị sử dụng ngân sách, công cụ để kiểm tra, giám

10


sát hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước, công cụ chứng minh việc tranh chấp
Ngân sách của đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước.
Phản ánh các hoạt động về kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị để có thể cung
cấp các thông tin về tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách,
khai thác, sử dụng nguồn thu và các hoạt động khác tại đơn vị thông qua các báo cáo
kế toán đến các đối tượng sử dụng có liên quan. Thông tin kế toán khu vực công có
vai trò quan trọng đến các đối tượng sử dụng có liên quan để ra các quyết định đúng
đắn.
1.3 Ngân sách Nhà nước
Trong hệ thống tài chính, NSNN là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan
trọng để nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình. Mặt khác nó còn là công cụ quan
trọng để nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội.
Xét theo biểu hiện bên ngoài: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những
khoản chi cụ thể và được định hướng các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ
– quỹ NSNN và các khoản đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Những khoản thu nộp
và cấp phát qua quỹ NSNN là các quan hệ được xác định trước, được định lượng và

nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Bởi vậy, trên phương diện
-

kinh tế, có nhiều định nghĩa về NSNN khác nhau:
Dưới góc độ hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi tài chính hàng năm của
nhà nước do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội quyết định và giao cho chính phủ

-

thực hiện.
Dưới góc độ về thực thể: NSNN bao gồm các nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ
thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ và các
khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Thu chi quỹ này có quan hệ ràng buộc
nhau gọi là cân đối ngân sách đây là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường.
Xét về bản chất kinh tế chứa đựng trong NSNN: Các hoạt động thu chi Ngân
sách đều phản ánh những quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã
hội gắn với quá trình tạo lập quản lý và sử dụng quỹ NSNN. Hoạt động đó đa dạng
được tiến hành trên hầu khắc các lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã
hội. Những quan hệ thu nộp cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác định
trước, được định lượng và nhà nước sử dụng chúng để điều tiết vĩ mô kinh tế xã hội.
Như vậy, trên phương diện kinh tế có thể hiểu NSNN phản ánh các quan hệ kinh
tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của

11


nhà nước khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực
hiện các chức năng của mình trên cơ sở luật định.
Trên phương diện pháp lí, NSNN được định nghĩa khác nhau trong pháp luật
thực định và trong khoa học pháp lí. NSNN được định nghĩa là “một đạo luật đặc biệt,

do Quốc Hội thông qua để cho phép Chính Phủ thi hành trong một thời hạn xác định,
thường là một năm”. Với định nghĩa này, các luật gia đã nhìn nhận NSNN ở một góc
độ khác, như là “một đạo luật đặc biệt”, chứ không phải là một bản dự toán các khoản
thu và chi tiền tệ của nhà nước như cách quan niệm của các nhà kinh tế hay các nhà
làm luật.
1.4 Luật Ngân sách Nhà nước
1.4.1 Khái niệm Luật Ngân sách Nhà nước
Luật Ngân sách là cơ chế tài chính (của lĩnh vực công) đưa ra những quy định
mang tính pháp quy của nhà nước đối với hoạt động tài chính của đơn vị nhà nước
nhằm đảm bảo hoạt động của đơn vị được lành mạnh, hiệu quả, cân bằng, phản ánh
trung thực tình hình tài chính theo pháp luật nhà nước. Cơ chế tài chính đề cập đến
những nội dung chủ yếu: Nguồn vốn và sử dụng vốn; Vay và trả nợ các khoản vay;
Tài sản và quản lý tài sản, sử dụng tài sản.
1.4.2 Tóm lược nội dung chính của Luật Ngân sách Nhà nước 1996, 2002,
2015
1.4.2.1 Luật Ngân sách Nhà nước 1996
Luật ngân sách nhà nước năm 1996 bao gồm 8 chương 82 điều quy định cụ thể
việc lập, chấp hành, quyết toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước và
về quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước các cấp trong việc lĩnh vực ngân
sách nhà nước.
Nội dung 1 - Phạm vi NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong
dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Tất cả các
khoản thu, chi của ngân sách Nhà nước phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách
Nhà nước.
Nội dung 2 -Về công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình: Ngân sách Nhà
nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, có phân
công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Quốc

12



hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước; phê
chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
Nội dung 3 - Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước: Ngân sách Nhà nước
được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số
chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường
hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng
thu, chi ngân sách.
Nội dung 4 - Nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách các cấp: Nguồn thu,
nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp từ trung ương đến địa phương (tỉnh; huyện; xã, thị
trấn; phường). Tiêu thức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để cân
đối thu, chi ngân sách: dân số; điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội.
Nội dung 5 -Lập dự toán NSNN: Dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm được
lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh
tế và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. Các khoản chi trong dự toán ngân
sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quản lý Nhà
nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập
dự toán còn phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu
chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Nội dung 6 - Chấp hành NSNN: chỉ cơ quan thuế và cơ quan Nhà nước giao
nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách Nhà
nước. Nghiêm cấm tăng chi về quỹ tiền lương đã ghi trong dự toán ngân sách được
duyệt, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.
Nội dung 7 - Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước: Các tổ chức, cá nhân
có nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và
quyết toán theo đúng chế độ kế toán Nhà nước. Kết dư ngân sách trung ương, ngân
sách cấp tỉnh được trích năm 50% chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào
ngân sách năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại

vào ngân sách năm sau. Kết dư ngân sách cấp huyện, ngân sách xã, thị trấn, phường
chuyển vào ngân sách năm sau.

13


Nội dung 8 - Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm: Kiểm toán
Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện việc kiểm toán, xác định đúng đắn,
hợp pháp của các số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các
đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
1.4.2.2 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 bao gồm 8 chương 77 điều quy định cụ thể
việc lập, chấp hành, quyết toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước và
về quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách
nhà nước.
Nội dung 1 -Về phạm vi ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước được quy định rõ ràng đó là toàn bộ các khoản thu, chi của
nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Tất cả
các khoản thu, chi NSNN phải được hạch toán đầy đủ vào NSNN.
Nội dung 2 - Về mức dư nợ của ngân sách địa phương
Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng
cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh. Qui định như vậy nhằm góp phần
giữ vững an ninh tài chính quốc gia, nhất là đối với những tỉnh nghèo, có nguồn thu
ngân sách thấp.
Nội dung 3 - Về quy trình ngân sách nhà nước
- Giai đoạn lập dự toán ngân sách nhà nước;
- Giai đoạn quyết định ngân sách của cơ quan dân cử (Quốc hội và Hội đồng
nhân dân);
- Giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước;

- Giai đoạn quyết toán ngân sách nhà nước;

14


Nội dung 4 -Về vấn đề công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình
“Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách
nhiệm”. Ngân sách nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán, các tổ chức, cá nhân được
ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công khai dự toán và quyết toán ngân sách, tạo điều
kiện thuận lợi để phát huy dân chủ cũng như tăng cường giám sát của các cơ quan, tổ
chức và nhân dân đối với toàn bộ hoạt động Ngân sách nhà nước và quản lý, sử dụng
tài sản của Nhà nước. Việc công khai được thực hiện một cách toàn diện.
Nội dung 5 - Về trách nhiệm giải trình trước cơ quan dân cử
Luật Ngân sách nhà nước hiện hành qui định trách nhiệm báo cáo giải trình dự
toán, phân bổ dự toán, thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước trước Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp chủ yếu tập trung vào các cơ quan tổng hợp (cơ quan tài
chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư các cấp).
1.4.2.3 Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 bao gồm 7 chương 77 điều quy định cụ
thể việc lập, chấp hành, quyết toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước
và về quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước các cấp trong việc lĩnh vực ngân
sách nhà nước.
Nội dung 1: Bảo đảm toàn diện, đồng bộ và chặt chẽ trong quản lý ngân sách
nhà nước. Nội dung về phân cấp quản lý NSNN phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội
giữa các cấp chính quyền cũng được rà soát để phù hợp với quy định hiện hành. Bám
sát quy định tại Điều 55 của Hiến pháp năm 2013 và Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc
hội tại điều 70. Thể hiện sự thống nhất xuyên suốt trong các quy định về chính sách
thu, chi ngân sách, định mức phân bổ ngân sách, bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung
có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp.

Bảo đảm tính đồng bộ với các Luật có liên quan trong hệ thống các luật về tổ chức bộ
máy nhà nước như Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Kiểm toán

15


nhà nước, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ
công.
Nội dung 2 - Các nguyên tắc về cân đối, quản lý ngân sách nhà nước
Nhóm các nguyên tắc về cân đối, quản lý ngân sách nhà nước trong 4 điều luật
cụ thể, đó là: Nguyên tắc cân đối NSNN; Nguyên tắc quản lý NSNN; Nguyên tắc
phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách; Nguyên
tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương. Những
nguyên tắc xuyên suốt, bất di bất dịch trong quản lý NSNN đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nội dung 3 - Nguyên tắc thu, chi: quy định các nguyên tắc thu, chi tại Khoản
3, 4 Điều 8 và Khoản 11 Điều 18 phù hợp với Điều 55 Hiến pháp quy định: “Các
khoản thu, chi phải được dự toán và do luật định”.
Nội dung 4 - Thực hiện phân cấp, phân quyền: Thực hiện phân cấp, phân
quyền khá đầy đủ, toàn diện, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế. Hội đồng nhân
dân có quyền giao tăng chỉ tiêu thu NSNN trên địa bàn. Điều này phù hợp với thực tế
hiện nay khi Thủ tướng Chính phủ thực hiện giao dự toán thu NSNN trên địa bàn cho
từng tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.
Nội dung 5 - Phạm vi chi ngân sách nhà nước cho các quỹ tài chính nhà nước
ngoài ngân sách nhà nước: Quy định nguồn thu nào thuộc phạm vi ngân sách thì phải
nộp về NSNN và điều kiện để NSNN hỗ trợ vốn điều lệ cho các quỹ nhằm hạn chế
việc thành lập mới các quỹ ngoài ngân sách.
Nội dung 6 - Quy trình ngân sách, lịch biểu tài chính: Quy định thời gian lập
dự toán NSNN bắt đầu từ 15/5 để phù hợp với Luật Đầu tư công và quy định rõ về
quy trình lập dự toán NSNN tại Điều 44.

Nội dung 7 - Bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên
cho ngân sách cấp dưới: Bổ sung quy định tại khoản 8 Điều 9 tăng cường trách nhiệm

16


của các địa phương phát triển kinh tế, tăng quy mô ngân sách, góp phần bảo đảm cân
đối NSNN vững chắc.
Quy định 4 trường hợp được ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu. Số bổ
sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo
định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả
năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới,
để hỗ trợ ngân sách cấp dưới trong các trường hợp cụ thể.
Nội dung 8 - Quy định về bội chi ngân sách địa phương: Lần đầu tiên Luật
NSNN mới quy định bội chi ngân sách địa phương (NSĐP) là một phần trong bội chi
NSNN.
Chỉ NSĐP cấp tỉnh mới được phép bội chi. Bội chi NSĐP chỉ được sử dụng để
đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công 5 năm đã được Hội đồng Nhân dân
(HĐND) cấp tỉnh quyết định,… Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội
chi NSĐP để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội
chi chung của NSNN. Bên cạnh đó, Luật NSNN mới cũng đã nêu rõ những quy định
về mức dư nợ vay của NSĐP.
Nội dung 9 - Các khoản thu ngân sách nhà nước: Thu từ hoạt động xổ số kiến
thiết và thu tiền sử dụng đất đều đưa vào cân đối NSNN (như Luật NSNN năm 2002)
nhưng không sử dụng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa
NSTW và NSĐP hoặc xác định số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP.
Quy định rõ các khoản thu NSNN bao gồm thu từ đầu tư ra nước ngoài, thu từ
cổ tức thuộc vốn cổ phần của Nhà nước và thu tiền bán vốn, tài sản Nhà nước sau khi
giảm trừ chi phí cổ phần hoá, thu lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy
định của pháp luật tại các doanh nghiệp Nhà nước,… để bảo đảm tính bao quát và

toàn diện các khoản thu NSNN.
Nội dung 10 - Dự phòng ngân sách: không quy định về dự phòng ngân sách tại
một số bộ, ngành trung ương, vì cho rằng nếu quy định thì sẽ mâu thuẫn với nguyên

17


tắc giao, phân bổ ngân sách phải bảo đảm đủ, đúng cho các cơ quan sử dụng NSNN
theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung 11 - Khắc phục một số vấn đề tồn tại trong điều hành ngân sách nhà
nước hiện nay: Quy định việc ứng trước dự toán năm sau tại Điều 57 để bảo đảm kỷ
cương tài chính; quy định về thưởng cho ngân sách địa phương tại khoản 4 điều 59;
Quy định tại khoản 3 Điều 64 về chuyển nguồn ngân sách để hạn chế chi chuyển
nguồn.
Nội dung 12 - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi: Luật NSNN mới quy định
thu NSTW được hưởng theo phân cấp chiếm bình quân khoảng 66-70% tổng thu
NSNN, nếu tính cả bội chi NSNN chiếm khoảng 70-75% tổng nguồn thu NSNN, thu
NSĐP theo phân cấp (chưa kể số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ NSTW
cho NSĐP) chiếm bình quân khoảng 25-30% tổng nguồn NSNN, do vậy, NSTW đã
chiếm vai trò chủ đạo.
Một số nguồn thu lớn tiếp tục là nguồn thu của NSTW nhưng đồng thời chuyển
khoản thu thuế TNDN của các đơn vị hạch toán tập trung thành khoản thu phân chia
giữa NSTW và NSĐP được thể hiện rõ tại Điều 35, Điều 37 của Luật.
Nội dung 13 - Quy định về quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra: Giao Chính
phủ quy định việc thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ
(khoản 15 Điều 25); đồng thời, tại khoản 1 điều 61 quy định vai trò quản lý của thủ
trưởng đơn vị sử dụng ngân sách. Bổ sung làm rõ về nội dung, ý nghĩa, thủ tục lập Kế
hoạch tài chính 5 năm tại Điều 17. Qui định về công khai ngân sách và giám sát ngân
sách của cộng đồng tại Điều 15 và 16. Quy định việc kế toán, quyết toán thu, chi
NSNN tại điều 13, quy định về quản lý ngân quỹ nhà nước tại điều 62.

1.5 Các giai đoạn phát triển của Kế toán Việt Nam
1.5.1 Giai đoạn 1945 – 1975
Trong giai đoạn này, do điều kiện thực tế của đất nước lúc này là tất cả phục vụ
cho kháng chiến với điều kiện kinh tế nhiều khó khăn. Khi đó vấn đề đặt ra là làm thế
nào để Chính phủ có tiền tiêu ngay và tài chính nhà nước quan tâm chủ yếu đến tập

18


trung các nguồn thu cho Nhà nước mà chưa thực sự quan tâm đến các yêu cầu đảm
bảo an toàn tài sản và yêu cầu hiệu quả trong sản xuất và sử dụng kinh phí.
Ngày 29/05/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha
Ngân khố trực thuộc BTC – một cơ quan chuyên môn đặc trách giải quyết các vấn đề
tài chính, tiền tệ. Lúc này, kế toán Nhà nước chưa được tổ chức một cách hệ thống.
Chưa có sự phân biệt về kế toán giữa đơn vị, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với
các đơn vị sử dụng ngân sách thuần tuý của Nhà nước. Các nguyên tắc, phương pháp
kế toán mới manh nha hình thành và việc thực hiện ở mỗi đơn vị cơ sở, mỗi địa
phương qua từng thời gian chưa được quy định thống nhất. Có thể nói công tác quản
lý nhà nước về kế toán nói chung và kế toán Nhà nước nói riêng chưa được xác định
rõ ràng.
Để thực hiện chính sách động viên tài chính, ổn định tiền tệ và nghĩa vụ đóng góp
của nhân dân, cố gắng để có thể cân đối được thu, chi ngân sách đồng thời đẩy mạnh
sản xuất, phát triển lưu thông hàng hoá, ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; đồng thời giải tán Nha
Ngân khố và Nha Tín dụng sản xuất trực thuộc BTC, giao Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam làm nhiệm vụ cho vay phát triển sản xuất và quản lý quỹ ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/07/1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 107-TTg thành lập
Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia và chịu sự quản lý của Bộ tài chính.
Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ thu, chi cho quỹ Quốc gia và được tổ chức như sau: ở
Trung ương có Kho bạc Nhà nước Trung ương, ở các khu có Kho bạc liên khu, ở các

tỉnh, thành phố có Kho bạc tỉnh, thành phố. Ở những nơi chưa thành lập chi nhánh
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có thể thành lập Kho bạc Nhà nước. Trưởng Ngân
hàng Quốc gia cấp nào kiêm chủ nhiệm Kho bạc cấp ấy.
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa
coi công tác kế toán là công cụ để lãnh đạo, chỉ đạo nền kính tế quốc dân phát triển
nhanh, có kế hoạch. Ngay từ khi Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa Xã hội, Hội đồng Chính phủ đã ký Nghị định số
175/CP ngày 18/10/1961 ban hành Điều lệ Tổ chức kế toán Nhà nước. Đây là văn bản

19


pháp lý đầu tiên, cao nhất ở Việt Nam sau ngày giải phóng miền Bắc quy định tính
thống nhất và sự quản lý nhà nước về kế toán. Điều này cho thấy, kế toán Việt Nam đã
từng bước được pháp lý hoá và được quản lý mang tính nhà nước có hệ thống và
thống nhất.
Năm 1966, chế độ kế toán tổng dự toán đã ra đời giúp cho cơ quan tài chính chủ
động hơn trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Kế toán tổng dự toán
có mục đích chủ yếu là theo dõi việc chấp hành ngân sách so với dự toán được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở chứng từ thu, chi do ngân hàng gửi đến, cơ
quan tài chính tổ chức hạch toán kế toán theo dõi kịp thời số thu, chi ngân sách phục
vụ cho việc điều hành, kiểm tra và quyết toán ngân sách nhà nước.
1.5.2 Giai đoạn 1976 – 1990
Trong giai đoạn này, có một số mốc quan trọng như: giai đoạn 1976 -1980 là giai
đoạn hình thành ngân sách cấp huyện; giai đoạn 1979-1988 có những bước phát triển
rất quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính nhà nước mà trọng tâm là quản lý
Ngân sách nhà nước. Các nhà soạn thảo chế độ kế toán đã có quan niệm rõ ràng về
phạm vi kế toán nhà nước đó là “bao gồm chế độ kế toán đơn vị dự toán, kế toán các
cấp ngân sách và kế toán quản lý quỹ ngân sách”.
Ngày 01/07/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định

số 56/NH-QĐ ban hành “Chế độ kế toán Quỹ ngân sách nhà nước thuộc hệ thống
Ngân hàng Nhà nước các cấp”. Đây là chế độ kế toán quỹ ngân sách hoàn chỉnh nhất
từ trước đến thời điểm đó. Chế độ kế toán này là một tham khảo chủ yếu cho việc xây
dựng Hệ thống Kế toán quỹ ngân sách tại Kho bạc Nhà nước sau này.
Nhìn lại sự ra đời và phát triển của quản lý tài chính và kế toán Nhà nước từ những
ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám đến 1988, chúng ta có thể thấy rằng hệ thống
quản lý tài chính nhà nước mà trọng tâm là quản lý ngân sách nhà nước đã có những
bước phát triển rất quan trọng.
1.4.3 Giai đoạn 1991 đến nay - kế toán theo cơ chế thị trường
Trên cơ sở kinh nghiệm đã được tích luỹ trong những năm hoạt động của Ngân
khố Quốc gia, qua tham khảo kinh nghiệm tổ chức Kho bạc, kế toán Nhà nước của
Cộng hòa Pháp và một số nước khác trên thế giới và đặc biệt là kết quả làm thí điểm

20


Kho bạc Nhà nước tại An Giang và Kiên Giang. Ngày 04/01/1990, Hội đồng Bộ
trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT về việc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước
trực thuộc Bộ tài chính và được tổ chức thống nhất từ trung ương tới huyện, quận và
cấp tương đương. Trong Nghị định có quy định Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ: tổ
chức quản lý hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê các hoạt
động thu, chi NSNN tại ngân hàng, gồm: quỹ ngoại tệ tập trung, quỹ dự trữ tài chính
NN, các tài sản và tiền tạm gửi chờ xử lý, các khoản tịch thu đưa vào tài sản nhà nước.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời để quản lý các nghiệp vụ của
mình, Kho bạc Nhà nước đã tổ chức một hệ thống kế toán và thanh toán riêng trong
nội bộ, độc lập với kế toán ngân sách nhà nước, kế toán thuế, kế toán hải quan và kế
toán đơn vị hành chính sự nghiệp.
Ngày 02/03/1990, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ký quyết định số 75 TC/KBNN ban
hành “Chế độ kế toán thống nhất tạm thời áp dụng trong hệ thống Kho bạc Nhà
nước”, đáp ứng nhu cầu ghi chép, phản ánh và cung cấp thông tin về quỹ ngân sách

nhà nước, đồng thời phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động nghiệp vụ
Kho bạc Nhà nước. Đến ngày 14/05/1990, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 35
TC/NSNN để hạch toán kế toán ngân sách và tài chính của xã.
Để tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Hệ thống Kho bạc Nhà nước trong nền
kinh tế, đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho Kho bạc Nhà nước hoạt động,
ngày 05/04/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP quy định nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Mặc dù, có
một số thay đổi về nhiệm vụ, chức năng những các quy định về kế toán kho bạc vẫn
thể hiện yêu cầu căn bản đó là kế toán thu, chi quỹ ngân sách và quyết toán quỹ ngân
sách nhà nước.
Trước những yêu cầu mới về quản lý kinh tế, tài chính, ngân sách về mở rộng
quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của cấp chính quyền cơ sở là cần thiết, ngày
04/07/1998 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 827/1998/QĐ/BTC về Chế độ kế
toán ngân sách và tài chính xã thống nhất trong toàn quốc. Đây là Chế độ kế toán đặc
thù có tính đến xã vừa là một cấp ngân sách vừa là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách
đã từng bước đáp ứng được các yêu cầu quản lý tài chính tại xã.

21


CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG TRONG MỐI
LIÊN HỆ VỚI LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1 Giới thiệu tổng quan về khu vực công và kế toán công ở Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về khu vực công ở Việt Nam
Theo Trần Văn Thảo (2014), thuật ngữ “khu vực công” ở Việt Nam được sử
dụng từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Hiện nay, tại Việt Nam không có định nghĩa
chính thức về thuật ngữ này nên có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng thuật
ngữ, và một số chủ thể sử dụng thuật ngữ “khu vực công” với ý nghĩa là “khu vực nhà
nước”.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, thuật ngữ “khu vực công” được định

nghĩa theo IIA (2001), tức là bao gồm các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp

22


và một số tổ chức khác như doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp nhà nước, các tổ
chức sử dụng quỹ công mà chịu ảnh hưởng lớn của Chính phủ trong việc cấp kinh phí
và quản lý theo 8 chỉ tiêu do IIA (2001) đưa ra. Tuy nhiên, cốt lõi của khu vực công
vẫn là các đơn vị hành chính sự nghiệp, vốn chiếm số lượng lớn và sử dụng nhiều
kinh phí của Nhà nước hơn các doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp Nhà nước, các
tổ chức sử dụng quỹ công. Như vậy, “khu vực công của Việt Nam” chỉ là một khu vực
của nền kinh tế với các đơn vị hành chính sự nghiệp từ cấp trung ương đến cấp
phường, xã, trải rộng trên khắp lãnh thổ nước Việt Nam và hoạt động trong rất nhiều
lĩnh vực, từ quản lý hành chính đến cung cấp các dịch vụ giáo dục, y tế … cho xã hội.
Với một khu vực công có cơ cấu phức tạp như vậy, hệ thống các quy định liên
quan đến các hoạt động của các đơn vị này cũng cực kỳ phức tạp. Các văn bản điều
chỉnh hoạt động của khu vực công có thể kể ra là Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân
sách, Luật Doanh nghiệp, … Dưới luật còn có các Nghị định, Nghị quyết như Nghị
định quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước, Nghị định quy định về cơ chế tự
chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp, … Mỗi ngành lại có các quy định riêng thể
hiện trong các văn bản từng ngành như các quyết định trong ngành y tế, ngành giáo
dục, …
2.1.2. Tổng quan về kế toán công ở Việt Nam
Không chỉ có các văn bản điều chỉnh về hoạt động của khu vực công Việt Nam
là phức tạp, hệ thống các quy định về kế toán dành cho khu vực công của Việt Nam
hiện nay cũng vô cùng phức tạp. Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Kế toán năm
2003 để thống nhất quản lý kế toán trong nước. Luật kế toán được áp dụng chung cho
kế toán cả khu vực công lẫn khu vực tư. Hiện nay, kế toán khu vực tư đang hoạt động
theo chế độ kế toán doanh nghiệp và chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn

trong khu vực công, hiển nhiên các doanh nghiệp trong khu vực công cũng hoạt động
theo mộ trong các chế độ kế toán trên. Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, Trần
Văn Thảo (2014) liệt kê hơn 10 chế độ kế toán áp dụng cho các ngành khác nhau
trong khu vực công:
- Chế độ kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà

nước,
- Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp,

23


-

Chế độ kế toán Ngân sách và tài chính xã,
Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư,
Chế độ kế toán bảo hiểm xã hội,
Chế độ kế toán dự trữ quốc gia,
Chế đô kế toán công đoàn,
Chế độ kế toán Đảng, Đoàn thể,
Chế độ kế toán nghiệp vụ thuế,
Chế độ kế toán cho các đơn vị ngoài công lập,
Chế độ kế toán quân đội, thi hành án, hội chữ thập đỏ, …

Có thể nói, trong kế toán công ở Việt Nam, các quy định về kế toán là dày đặc và
hầu như chưa có một chuẩn chung thống nhất nào. Tuy chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp có vai trò như là một chế độ chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng
mỗi loại đơn vị đặc thù đều dần dần được ban hành một chế độ kế toán riêng. Như
vậy, có thể thấy việc ban hành chế độ kế toán trong khu vực công ở Việt nam mang
tính chất đối phó, không thể hiện tầm nhìn bao quát. Mai Thị Hoàng Minh (2014) đã

liệt kê các hạn chế của hệ thống kế toán công Việt Nam như sau:
-

Hệ thống kế toán công Việt Nam chưa được hình thành thống nhất, chưa tuân thủ
thông lệ quốc tế và chưa có sự thống nhất giữa các lĩnh vực có liên quan đến nhau

-

trong khu vực công.
Số liệu kế toán giữa các đơn vị có liên quan đến nhau chưa đồng bộ nên không thể

-

tổng hợp và phân tích một cách hợp lý
Hệ thống thông tin kế toán chưa tập trung, chưa thể tích hợp nên không thể giúp cho

-

các chủ thể sử dụng thông tin có cái nhìn tổng thể để đưa ra quyết định đúng đắn.
Các quy định pháp lý về kế toán chưa thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế.
Năng lực và trình độ của nhân viên kế toán trong một số lĩnh vực của khu vực công

-

vẫn còn hạn chế.
Hạ tầng công nghệ và kỹ thuật dùng để phục vụ cho kế toán khu vực công còn hạn
chế.
Như vậy, nhìn chung, kế toán công ở Việt Nam còn rất nhiều mặt hạn chế và
không thể cung cấp được các thông tin để phục vụ quản lý.
2.2 Thực trạng kế toán khu vực công ở Việt Nam

2.2.1 Giai đoạn 1996 – 2003 với Luật ngân sách Nhà nước năm 1996
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2003: hệ thống kế toán công được mở rộng ra
nhiều đơn vị khác nhau dựa trên Pháp lệnh kế toán và thống kê được công bố theo
Lệnh số 06/LCT/HĐNN ngày 205/1998 của Hội đồng Nhà nước và Điều lệ tổ chức kế
toán Nhà nước như: Hệ thống kế toán kho bạc Nhà nước hạch toán thu, chi NSNN

24


theo mục lục NSNN; Hệ thống kế toán thuế; Hệ thống kế toán hải quan; Hệ thống kế
toán hành chính sự nghiệp (HCSN); Hệ thống kế toán NSNN và một số hệ thống đơn
vị khác. Trong giai đoạn này, tất cả những vấn đề kinh tế của kế toán công được thực
hiện theo Luật NSNN số 47 – L/CTN có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997.
Hệ thống kế toán kho bạc Nhà nước, hệ thống kế toán ngân sách Nhà nước:
Để phù hợp với yêu cầu quản lý mới về ngân sách trong điều kiện kinh tế thị trường
có sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà Nước, ngày 20/03/1996, Quốc hội đã ban
hành Luật Ngân sách Nhà Nước và có hiệu lực ngày 1/1/1997. Để đáp ứng yêu cầu
quản lý ngân sách mới đồng thời tránh việc ban hành chế độ kế toán chấp vá như
trước đây, Bộ trưởng BTC đã ra Quyết định số 1276/1998/QĐ-BTC ngày 24/09/1998
ban hành chế độ kế toán Kho bạc Nhà nước. Đây được xem là chế độ kế toán hoàn
chỉnh đầu tiên kể từ khi thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước. Chế độ này không chỉ
đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành ngân sách nhà nước mà còn tạo điều kiện
cho tổ chức thực hiện công tác kế toán một cách thống nhất, toàn diện trong hệ thống
Kho bạc Nhà nước. Công tác hạch toán thu, chi NSNN được thực hiện theo hướng dẫn
chi tiết trong mục lục ngân sách. Hệ thống kế toán NSNN (kế toán ngân sách trung
ương, huyện, tỉnh) do sở tài chính, bộ tài chính, phòng tài chính quận/huyện thực hiện:
báo cáo toàn bộ thông tin cho KBNN, cơ quan thuế, cơ quan tài chính cấp dưới, đơn
vị sự nghiệp ghi để phản ánh số liệu thu chi ngân sách của trung ương, địa phương (kế
toán trùng lấp). Tuy nhiên, việc ghi thu, ghi chi này không được tổng hợp dựa trên các
căn cứ số liệu thực tế chứ không dựa trên các phương pháp thống nhất.

Hệ thống kế toán thuế (thuế TNDN, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá
nhân, …): số liệu thu thuế được hạch toán để phục vụ theo yêu cầu quản lý của cơ
quan thuế. Thực tế số liệu hạch toán này không trùng khớp hoàn toàn với số liệu kế
toán ghi thu tại Kho bạc Nhà nước. Chưa có chế độ kế toán áp dụng chung cho các sắc
thuế. Hệ thống kế toán thuế (nội địa) thực hiện theo một số cơ sở pháp lý khác được
ban hành và có hiệu lực thi hành song song với Luật Ngân sách Nhà nước năm 1996.
Cụ thể như sau:
-

Luật thuế TNDN số 03/1997/QH9 được Quốc Hội khóa IX tại kỳ họp thứ 11 thông

-

qua ngày 10/05/1997 có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 thay thế cho thuế Lợi tức.
Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính Phủ quy định chi tiết thi
hành Luật thuế TNDN.

25


×