Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh nam định ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.52 KB, 102 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG NGỌC HƯNG

CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG NGỌC HƯNG

CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. Lương Thanh Cường

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn không trùng lặp
với các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố.
Tác giả luận văn

Lương Ngọc Hưng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Thanh
Cường là người hướng dẫn trực tiếp cho tôi cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Học viện Khoa học Xã hội; xin cảm ơn các
anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ và
đóng góp ý kiến trao đổi để tôi hoàn thành Luận văn này.
Lương Ngọc Hưng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CƯỠNG
CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...................................................................... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cưỡng chế thi hành án dân sự ....... 6
1.2. Thẩm quyền, thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự ............................ 11

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cưỡng chế thi hành án dân sự .................... 14
Chương 2: THỰC TRẠNG CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ Ở TỈNH NAM ĐỊNH ...................................................................... 21
2.1. Tình hình thực tiễn cưỡng chế thi hành án dân sự ở tỉnh Nam Định ... 21
2.2. Thực trạng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự và các yếu
tố ảnh hưởng đến cưỡng chế thi hành án dân sự ở tỉnh Nam Định. ........... 34
2.3. Nhận xét về cưỡng chế thi hành án dân sự ở tỉnh Nam Định .............. 59
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU LỰC,
HIỆU QUẢ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC
TIỄN TỈNH NAM ĐỊNH .............................................................................. 63
3.1. Phương hướng bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cưỡng chế thi hành án
dân sự từ thực tiễn tỉnh Nam Định .............................................................. 63
3.2. Giải pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự
từ thực tiễn tỉnh Nam Định ......................................................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHV

: Chấp hành viên

LTHADS

: Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được
sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014


TAND

: Tòa án nhân dân

THA

: Thi hành án

THADS

: Thi hành án dân sự

VKSND

: Viện Kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước
trong việc góp phần đảm bảo hiệu lực thi hành bản án, Quyết định dân sự của Tòa án
và quyết định của Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc canh tranh. Đây là
công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho Bản án, Quyết định của Tòa
án được thi hành nghiêm chỉnh, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Để hiện thực hóa các
quyền, nghĩa vụ đã ghi nhận trong Bản án, Quyết định của Tòa án cũng như quyết định
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự thì
bên cạnh việc thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, trong nhiều trường hợp cần
áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Cưỡng chế thi hành án dân sự là một trong những biện pháp được áp dụng trong

thi hành án dân sự và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thi hành án. Trước
đây, các Pháp lệnh thi hành án dân sự các năm 1989,1993 và 2004 đều có quy định về
cưỡng chế thi hành án dân sự nhưng chưa đầy đủ, thiếu tính cụ thể và hệ thống. Trên
cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự trong các văn
bản trước đây, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014
(gọi chung là Luật Thi hành án dân sự) đã có những quy định chi tiết, cụ thể hơn về
cưỡng chế thi hành án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định về cưỡng
chế thi hành án dân sự cho thấy các quy định này còn nhiều hạn chế, khó khăn, vướng
mắc và tồn tại khi áp dụng pháp luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng án tồn đọng, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ một cách kịp thời và hiệu quả
quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án và quyền lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức khác trong thi hành án dân sự.
Mặt khác, cưỡng chế thi hành án dân sự tác động trực tiếp đến quyền về tài sản,
quyền về nhân thân của người phải thi hành án và những người có liên quan, làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do vậy, các quy định
về cưỡng chế thi hành án dân sự cần phải đảm bảo hiệu quả việc thi hành án, chống lại

1


hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối, trì hoãn, đồng thời bảo đảm tôn trọng quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Với tất cả những lý do đã nêu trên, việc chọn đề tài “Cưỡng chế thi hành án
dân sự từ thực tiễn tỉnh Nam Định” làm luận văn thạc sĩ luật học là cấp thiết và có ý
nghĩa thực tiễn. Việc nghiên cứu về vấn đề cưỡng chế thi hành án dân sự góp phần đem
lại quyền và lợi ích thực tế cho cá nhân, tổ chức, góp phần xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa công bằng, văn minh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm vừa qua, trước những đòi hỏi khách quan của công tác THADS, đã
có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề THADS, cụ thể là:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế
định Thừa phát lại", mã số 95-98-114/ĐT do Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ
Tư pháp và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện;
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án",
mã số 96-98- 027/ĐT do Cục THADS - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện;
- Đề tài cấp Nhà nước: "Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt
động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới" do Bộ Tư pháp chủ trì;
- Đề tài: " Thi hành án dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện của Dự án
VIE/98/001" do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Triển khai áp dụng Luật thi hành án dân sự trong
công tác đào tạo nghiệp vụ thi hành án”, Học viện Tư pháp, 2010.
Một số luận án và công trình nghiên cứu khác như:
- Luận án Tiến sĩ Luật Học “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở nước ta
hiện nay” của tác giả Nguyễn Thanh Thủy, Hà Nội, năm 2008;
- Luận án Tiến sĩ Luật học “Pháp chế XHCN trong hoạt động THADS ở Việt
Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Quang Thái, Hà Nội năm 2008;
- Luận án Tiến sĩ Luật học “Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân
sự ở Việt Nam” của tác giả Đặng Đình Quyền, Hà Nội năm 2012;
- Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong
thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Tuấn An, Hà Nội, 2014;

2


- Luận án Tiến sĩ Luật học “Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay”
của tác giả Hoàng Thế Anh, Hà Nội, 2015;
- Luận án Tiến sĩ Luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi
hành án dân sự ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn, Hà Nội, 2017;
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: "Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực
tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện", của tác giả Nguyễn Công Long, Hà Nội, 2000;

- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Thi hành án hành chính ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Văn Vạn, Hà Nội, 2013;
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: "Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành
án dân sự", của tác giả Trần Công Thịnh, Hà Nội, 2007;
- Luận văn Thạc sĩ Luật học "Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Hà Nội" của tác giả Vũ Thu
Huyền, Hà Nội, 2017.
Bên cạnh đó là một số bài viết đăng trên các tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp
chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật…
Những công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về thi hành án dân sự ở
nhiều khía cạnh, góc độ và mức độ khác nhau. Trong một số công trình cũng đã đề cập
đến việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ở một số địa phương cụ
thể, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về các biện pháp cưỡng chế THADS
được áp dụng từ thực tiễn tỉnh Nam Định.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản
về cưỡng chế thi hành án dân sự, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp
luật về thi hành án dân sự, nêu thực trạng áp dụng các biện pháp cưỡng chế từ thực tiễn
tỉnh Nam Định để đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần cho việc bảo đảm hiệu lực,
hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và pháp lý về cưỡng
chế thi hành án dân sự.

3


Thứ hai, đánh giá chân thực và toàn diện thực trạng cưỡng chế THADS và các
yếu tố ảnh hưởng đến cưỡng chế thi hành án dân sự ở tỉnh Nam Định, từ đó phân tích

những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn đọng trong việc áp dụng các biện
pháp cưỡng chế trên địa bàn tỉnh Nam Định từ thực tiễn.
Thứ ba, đề xuất phương hướng, giải pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cưỡng chế
THADS từ thực tiễn tỉnh Nam Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề cơ bản như sau:
- Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về cưỡng chế thi hành án dân sự,
gồm: “Khái niệm, đặc điểm, phân loại cưỡng chế thi hành án dân sự; mối quan hệ
giữa cưỡng chế THADS với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước; căn cứ,
thẩm quyền, thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự; mức độ hoàn thiện pháp luật về thi
hành án dân sự và các yếu tố ảnh hưởng đến cưỡng chế THADS”.
- Các quy định của pháp luật hiện hành về cưỡng chế thi hành án dân sự và các
văn bản pháp luật khác có liên quan đến cưỡng chế thi hành án dân sự.
- Thực tiễn áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn
tỉnh Nam Định thông qua các số liệu cụ thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề lý luận và pháp
lý cơ bản về cưỡng chế THADS và thực tiễn áp dụng pháp luật về cưỡng chế THADS
trên địa bàn tỉnh Nam Định, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, phân loại cưỡng chế thi hành án dân sự;
mối quan hệ giữa cưỡng chế THADS với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà
nước; căn cứ, thẩm quyền, thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự; mức độ hoàn thiện
pháp luật về thi hành án dân sự và các yếu tố ảnh hưởng đến cưỡng chế THADS”.
- Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS trên địa bàn
tỉnh Nam Định để đề xuất phương hướng, giải pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
cưỡng chế thi hành án dân sự.

4



- Thực tiễn áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS trên địa bàn tỉnh Nam Định
được nghiên cứu và lấy số liệu cụ thể trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật. Các phương pháp cụ thể được sử dụng kết hợp, đó là: Phương pháp
nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, tổng hợp. Cụ thể
qua các chương như sau:
Chương 1: Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích, tổng
hợp những vấn đề lý luận và pháp lý về cưỡng chế thi hành án dân sự.
Chương 2: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để đánh
giá khách quan và toàn diện thực tiễn cưỡng chế THADS trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Chương 3: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp lý
luận cơ bản ở chương 1 và thực tiễn áp dụng ở chương 2 để đề xuất phương hướng,
giải pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cưỡng chế THADS từ thực tiễn tỉnh Nam Định.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn đã nghiên cứu tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống
các văn bản pháp luật hiện hành về cưỡng chế thi hành án dân sự.
Về thực tiễn, luận văn đã đánh giá được thực trạng cưỡng chế thi hành án dân
sự và các yếu tố ảnh hưởng đến cưỡng chế thi hành án dân sự ở tỉnh Nam Định. Các đề
xuất của Luận văn góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc từ thực tiễn thi hành
pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về cưỡng chế thi hành án dân sự.
Chương 2: Thực trạng cưỡng chế thi hành án dân sự và các yếu tố ảnh hưởng
đến cưỡng chế thi hành án dân sự ở tỉnh Nam Định.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cưỡng chế thi

hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nam Định.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CƯỠNG CHẾ
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cưỡng chế thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng
quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án
dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có
điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án. [31. Tr 195]
1.1.2. Đặc điểm của cưỡng chế thi hành án dân sự
Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền năng đặc biệt
của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. [31. Tr 195]
Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được chấp hành viên áp dụng
trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ
phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của tòa án. [31. Tr 196]
Thứ ba, đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hoặc
hành vi của người phải thi hành án. [31. Tr 197]
Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, người bị áp dụng
ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong bản án, quyết định do tòa án tuyên họ còn
phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.[31.Tr 197]
Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp dụng
không những có hiệu lực đối với người phải thi hành án dân sự mà còn có hiệu lực cả
đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. [31.Tr 198]
1.1.3. Phân loại cưỡng chế thi hành án dân sự
Điều 71 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) đã quy định 06

biện pháp cưỡng chế THADS gồm:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải
thi hành án.

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×