VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN TUẤN ANH
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN TUẤN ANH
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Võ Đình Toàn
Hà Nội, 2018
LỜI CẢM ƠN
Khi tham gia học chương trình Thạc sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội, tôi đã
có cơ hội được học tập và nghiên cứu chuyên sâu về khoa học pháp lý thông qua
các môn học cụ thể trong chương trình học tập do các giảng viên của Viện Khoa
học Xã hội giảng dạy.
Với vốn kiến thức thu được trong quá trình học tập và qua tìm hiểu, nghiên
cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật, các bài báo, bài viết trên các tạp
chí chuyên ngành, cùng với sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn TS. Võ
Đình Toàn, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, vấn đề nghiên cứu tương đối
rộng và phức tạp, sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên bài viết chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý chia
sẻ của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực hợp đồng xây
dựng để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Học viên, giảng viên
hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Tuấn Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Tuấn Anh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS
: Bộ luật Dân sự
HĐXD
: Hợp đồng xây dựng
LXD
: Luật Xây dựng
NĐ
: Nghị định
TT
: Thông tư
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ... ………………………………………………………………………….1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY
DỰNG, ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ..............6
1.1. Khái quát về hợp đồng xây dựng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây
dựng
.................................................................................................................... 6
1.2. Khái quát pháp luật và nguồn luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây
dựng..................... ......................................................................................................15
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TẾ THI HÀNH PHÁP
LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG Ở
VIỆT NAM ..............................................................................................................24
2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 24
2.2. Thực tế thi hành pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng ở
Việt Nam ..................................................................................................................52
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
XÂY DỰNG .............................................................................................................62
3.1. Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật .............................................62
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng...........................................................65
KẾT LUẬN ...............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................76
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư xây dựng ngày nay là một trong những hoạt động kinh tế phát
triển rất mạnh mẽ và được sự quan tâm của chính quyền các cấp, chiếm một phần cơ
cấu không nhỏ trong các hoạt động kinh tế tại Việt Nam, nhất là trong giai đoạn thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành xây dựng cơ bản ngày càng có vai trò to lớn
trong việc xây dựng đất nước, hình thành nền kinh tế vững mạnh có chiều sâu. Hợp
đồng xây dựng là một trong những công cụ quan trọng nhằm đạt được điều mong
muốn đó. Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ
chức trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu. Sản phẩm của hoạt động xây dựng
thường có thời gian sử dụng lâu dài, gắn liền với nguồn vốn đầu tư lớn. Do vậy, để
một dự án đầu tư xây dựng vận hành thực sự có hiệu quả về cả chất lượng, sử dụng
hợp lí chi phí đầu tư, yêu cầu đòi hỏi tất yếu là giữa các chủ thể là phải có hợp đồng
xây dựng thoả mãn được nhu cầu lợi ích của các chủ thể và hơn hết là tuân thủ đúng
quy định của pháp luật. Chế định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trở thành
một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam. Điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng chính là sự tạo lập ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên giao
kết, là hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tham gia. Một hợp đồng
được ký kết, nếu không có hiệu lực thì hợp đồng đó chưa thể tạo ra quyền và nghĩa
vụ giữa các bên, chưa ràng buộc các bên với nhau và pháp luật cũng chưa tác động
đến cách xử sự của các bên theo qui định của hợp đồng đó.
Thực tiễn cho thấy vấn đề hiệu lực của hợp đồng xây dựng đã được qui định
khá cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015, Luật Xây dựng 2014. Tuy nhiên, thực tiễn
thực hiện một số quy định về điều kiện hiệu lực hợp đồng xây dựng cũng đã bộc lộ
nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác giải quyết các tranh chấp có liên quan.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật về điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng xây dựng trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nhằm tạo
điều kiện phân tích chỉ ra những điểm mạnh cần phát huy và một số bất cập của
pháp luật, cung cấp luận cứ khoa học để hoàn thiện các chế định của pháp luật. Bên
1
cạnh đó, việc phân tích và nghiên cứu cũng giúp các chủ thể tránh được các rủi ro
pháp lý có thể phát sinh từ hợp đồng xây dựng, từ đó đảm bảo cho chủ thể kinh
doanh có một môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi hơn. Xuất phát từ những
yêu cầu về thực tiễn nêu trên, tác giả xin lựa chọn đề tài “Điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để làm đề tài luận văn thạc
sỹ của mình.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về hiệu lực của hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan như:
Ở nước ngoài: có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật hợp đồng nói
chung, trong đó có đề cập đến các vấn đề có liên quan đến điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng như: các sách chuyên khảo về Luật hợp đồng The Modern Law of
Contract, 5th ed của Richard Stone, European Contract Law, Vol 1 – Formation,
Validity and Content of Contract của Hein Kotz & Axel Flessner, Elements of the
Law of Contract của MacMillan C.A. & R. Stone, The German Law of Contract – A
Comparative Treaties, 2nd ed. của Basil Markesinis & others.
Ở trong nước: theo tra cứu của tác giả có một số công trình liên quan như sau:
-
“Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu” Luận án tiến sĩ của TS. Lê Thị Bích Thọ; năm 2002; nội dung của Luận án là
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng kinh tế vô hiệu, thực
thực tiễn hợp đồng kinh tế và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu. Luận văn nêu
những vướng mắc của thực tiễn áp dụng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế theo quy
định hiện hành và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện lý luận về hợp
đồng kinh tế vô hiệu nhằm nâng cao năng lực áp dụng pháp luật trong lĩnh vực
này;
-
“Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật hiện
hành” - Khoá luận tốt nghiệp của Thạc sỹ Trần Thị Nhường; năm 2010; nội dung
cơ bản là phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý của việc không tuân thủ
2
các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Ngoài ra còn có một số sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu có liên quan
tới một số khía cạnh pháp lý của vấn đề hiệu lực hợp đồng, như “Chế định hợp
đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Khánh - Nxb. Tư
pháp, xuất bản năm 2007; “Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản
án”, của TS. Đỗ Văn Đại - Nxb. Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 2014, nội dung
chính là đưa ra các bản án liên quan đến hợp đồng và bình luận, rút ra những nhận
xét pháp lý về các bản án đó. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề hiệu lực của
hợp đồng mà tác giả nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:“Báo cáo phúc trình đề
tài hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng” của Bộ Tư pháp năm 2002;
“Báo cáo tổng kết thực hiện Luật dân sự 2005” của Bộ Tư pháp năm 2009.
Đề tài mà tác giả lựa chọn về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là
chủ đề không quá mới, nhưng các tài liệu, bài báo, công trình nghiên cứu viết về vấn đề
này mới chỉ là những nghiên cứu chung về điều kiện hiệu lực của hợp đồng. Các chủ
đề chuyên sâu về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng trong thời gian gần đây
theo tác giả tìm hiểu là chưa có sách chuyên khảo hay công trình nghiên cứu nào cụ thể
chi tiết về vấn đề này.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào thực sự đi sâu vào việc
nghiên cứu pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng, đặc biệt là
nghiên cứu trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Chính vì vậy, việc lựa
chọn đề tài “Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt
Nam hiện nay” để làm đề tài luận văn thạc sỹ là không trùng lặp với các công trình
khoa học đã được công bố.
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ và phân tích một cách có hệ thống
các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng, từ đó
đối chiếu với thực trạng các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện
nhằm đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng tại Việt
3
Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được đặt ra là:
-
Làm rõ một số vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng xây dựng; điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng xây dựng;
-
Chỉ ra thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng xây dựng ở Việt Nam;
-
Chỉ ra một số bất cập, đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là các vấn đề pháp lý liên quan đến điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng theo pháp luật của Việt Nam được quy
định tại các văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Xây dựng 2014, Luật
Thương mại 2005 và các văn bản pháp lý liên quan đến hợp đồng xây dựng hiện
hành. Đề tài không nghiên cứu các vấn đề liên quan tới vấn đề kinh tế - xã hội, văn
hóa, truyền thống, trừ khi tác giả Luận văn chủ động đề cập tới nhằm mục đích
nghiên cứu nói trên.
Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi pháp luật hiện hành ở Việt Nam mà
không nghiên cứu sâu về lịch sử của lĩnh vực pháp luật này trừ khi cần xử lý những
thông tin liên quan để đáp ứng mục đích nghiên cứu của đề tài theo sự lựa chọn của
tác giả Luận văn. Phạm vi nghiên cứu của tác giả trong luận văn chủ yếu về điều
kiện có hiệu lực của các hợp đồng thi công xây dựng trong lĩnh vực xây dựng nói
chung, không đi sâu vào phân tích về từng loại hợp đồng xây dựng (như hợp đồng
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo mẫu Thông tư 09/2016/TT-BXD, mẫu
hợp đồng xây dựng FIDIC...). Luận văn tập trung nghiên cứu về các hợp đồng xây
dựng có đối tượng là các công trình xây dựng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Thời
gian nghiên cứu là đối với các hợp đồng xây dựng được giao kết sau thời điểm Luật
Xây dựng 2014, Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành.
4
5.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận là phép duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản
Việt Nam về Nhà nước và pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử
dụng là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp khái quát hoá.
6.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học, thông qua nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
xây dựng dưới góc độ pháp luật và so sánh với quy định của một số quốc gia trong
khu vực và trên thế giới, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cơ quan chuyên
môn hoặc những người muốn tìm hiểu pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng xây dựng.
Về mặt thực tiễn, đề tài là một công trình hệ thống những vấn đề thực tiễn, qua
đó đưa ra kiến nghị để góp phần sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng tại Việt Nam.
7.
Cơ cấu của luận văn
Đề tài có cơ cấu gồm: lời nói đầu, phần nội dung, phần kết luận và tài liệu
tham khảo. Phần nội dung của đề tài được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng xây dựng, điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng xây dựng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tế thi hành pháp luật về điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng xây dựng ở Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật
về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng.
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ
HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG, ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC
CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1.1. Khái quát về hợp đồng xây dựng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
xây dựng
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng xây dựng
a)
Khái niệm
Trong xã hội hiện đại, hợp đồng là phương tiện pháp lý phố biến để các chủ
thể thực hiện giao dịch nhằm phục vụ mục đích trong xã hội. Ở Việt Nam, trước đây
hợp đồng được thể hiện dưới các dạng thuật ngữ như khế ước, văn tự, cam kết...,
được định nghĩa trong Bộ Dân Luật Bắc và Dân Luật Trung. Lấy ví dụ khế ước
được định nghĩa là một hợp ước của một người hay nhiều người cam kết với một
hay nhiều người cam kết với một hay nhiều người khác trong đó hợp ước là một sự
thoả thuận của hai hay nhiều ý chí với mục đích tạo lập cải đổi hay tiêu diệt quyền
lợi [21, tr.26]. Theo Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp giải
thích hợp đồng là: “sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ” [39, tr.388]. Ở Việt Nam, các quy định về hợp
đồng không được thể hiện một cách tập trung thành một văn bản quy phạm pháp
luật mà mỗi loại hợp đồng được quy định rải rác trong từng văn bản pháp lý chuyên
ngành. BLDS 1995 quy định về hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Quy định này cũng
đồng thời là quy định về hợp đồng dân sự theo Điều 388 BLDS 2005. Theo Điều
385 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Định nghĩa trên đây
của BLDS 2015 được xem là khá hợp lý và thuyết phục nhất ở Việt Nam từ trước
đến nay vì có nội dung ngắn gọn, chuẩn xác; vừa mang tính khái quát cao, phản ánh
đúng bản chất của thuật ngữ hợp đồng, vừa thể hiện rõ vai trò của hợp đồng như là
một căn cứ pháp lý (phổ biến) làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
6
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full