Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của ủy ban nhân dân cấp xã theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn huyện thanh oai, thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.53 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẠCH VANG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG HOÀ GIẢI
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THEO LUẬT ĐẤT ĐAI
NĂM 2013 TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________

NGUYỄN THẠCH VANG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG HOÀ GIẢI
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THEO LUẬT ĐẤT ĐAI
NĂM 2013 TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Đặng Vũ Huân

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn không có sự trùng lặp với bất kỳ công
trình nào đã công bố.
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thạch Vang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ ........................................................ 7
1.1. Khái quát về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà
giải ......................................................................................................................... 7
1.2. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của uỷ ban nhân dân cấp xã ... 17
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG HOÀ GIẢI CỦA UỶ BAN
NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... 24
2.1. Thực trạng quy định của luật đất đai năm 2013 về giải quyết tranh chấp đất
đai bằng hoà giải của uỷ ban nhân dân cấp xã .................................................... 24
2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của uỷ ban nhân dân

cấp xã tại huyện thanh oai, thành phố Hà Nội .................................................... 33
Chương 3. MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG HOÀ GIẢI CỦA
UBND CẤP XÃ .................................................................................................. 56
3.1. Một số yêu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà
giải của uỷ ban nhân dân cấp xã.......................................................................... 56
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội với
nhiều đặc điểm và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở Việt Nam, khi
kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất đai được trả lại giá trị thực vốn
có của nó thì tình trạng tranh chấp đất đai phát sinh ngày càng gia tăng về số
lượng, phức tạp về tính chất, nó có thể gây nên hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tới
sự phát triển kinh tế, sự ổn định chính trị, xã hội.
Trong thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp đất đai phát sinh diễn ra
phổ biến hơn, ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là các vùng ven đô thị, đáng
chú ý có những tranh chấp phát sinh diễn ra gay gắt, kéo dài, nhiều xung đột đã
trở thành “điểm nóng” gây mất ổn định an ninh, chính trị, xã hội. Tính phức tạp
của tranh chấp đất đai không chỉ xuất phát từ lợi ích kinh tế, từ nguyên nhân có
tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ, mà có phần từ sự
thiếu hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, sự bất hợp lý và thiếu tính đồng bộ của hệ thống chính
sách, pháp luật đất đai... Việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là vô cùng
cần thiết, là công việc khó khăn, phức tạp nhưng lại là khâu yếu hơn trong công
tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung.
Hoà giải là một phương thức giải quyết cho một số trường hợp tranh chấp

theo quy định của Luật Đất đai. Hoà giải là quá trình tự nguyện khi các bên
tranh chấp cùng thương lượng để đạt tới một giải pháp đồng thuận với sự gi p
đ của một người nhóm người trung gian và trung lập. Hoà giải trở thành một
xu hướng được ưa chuộng trên thế giới như một cách giải quyết tranh chấp hiệu
quả và thân thiện hơn so với khiếu kiện ở Tòa án.
Các biện pháp hoà giải đã tồn tại từ rất lâu, có thể tìm được trong phong
tục tập quán của nhiều cộng đồng trên thế giới. Tuy hòa giải được coi là một giải
pháp thay thế cho khiếu kiện ở Tòa án, các nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy
1


hòa giải tranh chấp đất đai ở Việt Nam có tỷ lệ thành công rất thấp. Nguyên nhân
là do yếu k m trong hệ thống pháp luật, năng lực hòa giải của các chủ thể có trách
nhiệm chưa cao, bản chất phức tạp của các vụ tranh chấp đất đai ở Việt Nam.
Luật Đất đai năm 2013 có nhiều sửa đổi, bổ sung liên quan đến các quy
định về biện pháp hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai và đã đi vào cuộc
sống, song việc áp dụng những quy định về hoà giải trong giải quyết tranh chấp
đất đai vẫn còn nhiều lúng túng nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ những
vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ
ban nhân dân cấp xã và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện
pháp hoà giải của chính quyền cấp xã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với nhận
thức đó, nên tác giả đã lựa chọn vấn đề “Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà
giải của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Luật Đất đai năm 2013 từ thực tiễn huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, hiện nay tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra
khá gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trên cả nước và trở thành vấn đề
được cả xã hội quan tâm. Xuất phát từ nhu cầu thực tế về giải quyết tranh chấp
đất đai, nhận thấy trong thời gian qua nhiều tác giả đã có công trình nghiên cứu
khoa học, bài viết đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai dưới các góc

độ khác nhau. Cụ thể: Các công trình luận văn, bài viết chuyên đề như: “Thủ
tục hòa giải ở cấp cơ sở đối với tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất
đai năm 2003” của TS. Nguyễn Minh Hằng, Tạp chí Kiểm sát, số 3 2008; Bài
viết về “hòa giải tranh chấp đất đai” của tác giả Phạm Thái Quý đăng trên Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, số 11 2009; Bài viết “Vấn đề hòa giải tranh chấp đất
đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn” của tác giả Nguyễn Văn Hương
đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân, số 02 2012; Bài viết “Hòa giải tranh chấp
đất đai theo Điều 135 Luật Đất đai và một số vấn đề đặt ra” của tác giả Mai Thị
T Oanh, Tạp chí Toà án nhân dân, số 21 2012 v.v...
2


Đáng ch ý là có Báo cáo khảo sát nghiên cứu về “Hòa giải tranh chấp
đất đai tại Việt Nam - Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến
nghị cho cải cách” của Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển
(PLD) vào năm 2012.
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành, đã có thêm một số công
trình nghiên cứu về vấn đề này như: Bài viết “Một số đi m mới về giải quyết
tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2013” của các tác giả PGS.TS.
Nguyễn Quang Tuyến

ThS. Nguyễn Vĩnh Diện đăng trên Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật số 9 2014; Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Hảo về
“Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai” tại Khoa Luật Đại học Quốc gia
năm 2014; Chuyên đề: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai và hoà giải tranh
chấp đất đai – PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến giảng tại Hội thảo tập huấn Hoà
giải viên, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư tại Ph
Yên và Sóc Trăng, năm 2015 (do Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp tổ chức); Hoà giải
tranh chấp đất đai tại Việt Nam- Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và

khuyến nghị cho cải cách – do Quỹ Châu Á và Cơ quan phát triển quốc tế
Australia (AusAID), Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển
(PLD) phát hành, Hà Nội, tháng 10 năm 2013…
Ngoài ra, vấn đề này cũng được đề cập đến trong công trình nghiên cứu
của nước ngoài như: Pryan A. Garner (2004), Việc giải quyết tranh chấp thông
qua hoà giải, Black’s Law Dictionary, tái bản lần 8, NXB West, Thomson;
Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã giải quyết và tiếp cận ở
nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau về hoà giải nói chung và một số bài viết,
công trình nghiên cứu đề cập một số khía cạnh về hoà giải tranh chấp đất đai.
Từ kết quả của các công trình nghiên cứu trên sẽ là tư liệu tham khảo quý
giá để tác giả làm sâu sắc thêm đề tài “Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà
giải của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Luật Đất đai năm 2013 từ thực tiễn huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội”, nhất là khi Luật Đất đai năm 2013 được ban
3


hành với rất nhiều quy định mới về giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp
hoà giải.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm nghiên cứu để làm rõ các vấn
đề lý luận và thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải
của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Luật Đất đai năm 2013 ở huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội, từ đó, đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
cũng như tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức giải
quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận pháp luật về hoà giải tranh chấp đất

đai của Uỷ ban nhân dân cấp xã bao gồm:
+ Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết
tranh chấp đất đai bằng hoà giải nói riêng.
+ Các hình thức hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
+ Khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp đấ đai bằng hoà giải của
Uỷ ban nhân dân cấp xã.
+ Giá trị pháp lý của giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ
ban nhân dân cấp xã.
- Làm rõ thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng phương thức giải
quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức
thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp
đất đai bằng hoà giải của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề lý luận và thực
tiễn pháp luật về giải tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Ủy ban nhân dân cấp
xã. Các quy định của pháp luật đất đaà các quy định pháp luật có liên quan về
hòa giải các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn từ khi Luật Đất đai năm 2013 có
hiệu lực thi hành và qua thực tiễn thực hiện pháp luật về vấn đề này tại Ủy ban
nhân dân cấp xã tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin, kết hợp các phương

pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, khái
quát hóa..., trong đó, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu
các quy định của Luật hiện hành về phương thức giải quyết tranh chấp đất đai;
phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra đề xuất, kiến
nghị nhằm góp phần hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp đất đai theo
Luật Đất đai năm 2013; phương pháp lịch sử, trao đổi với chuyên gia cũng được
tác giả sử dụng để làm sâu sắc hơn nội dung nghiên cứu của mình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, Luận văn là một tài liệu tổng hợp, phân tích các quy định
của pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của
UBND cấp xã theo Luật Đất đai năm 2013, góp phần nhận diện và làm sâu sắc
hơn các vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai và bản
chất cũng như tính ưu việt trong đời sống xã hội của biện pháp hoà giải trong
việc giải quyết tranh chấp đất đai của chính quyền cấp xã.
5


Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về luật học cũng như
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật. Một số kiến
nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai bằng
hoà giải của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ ban nhân dân cấp xã tại huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải

quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1. Khái quát về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
bằng hoà giải
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai
1.1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội ở
các thời kỳ lịch sử khác nhau. Tranh chấp đất đai phát sinh manh nha từ những
bất đồng, mâu thuẫn giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc giữa họ với tổ
chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ hay lợi ích trong quá trình quản lý, sử
dụng đất. Trong bất kỳ xã hội nào, đất đai luôn có vai trò, vị trí quan trọng đối
với đời sống con người, nó cũng góp phần vào sự phồn vinh của mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển sản xuất và đời sống, nhu cầu sử dụng đất đai trở thành
hiện tượng bình thường, phổ biến trong xã hội, đặc biệt là trong nền kinh tế thị
trường, khi mà đất đai được trả lại giá trị thực vốn có của nó. Tranh chấp đất đai
là một thuật ngữ đã trở lên khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, xét
dưới góc độ học thuật thì tranh chấp đất đai là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Tranh chấp là những bất đồng, trái
ngược nhau” [14, tr.808]. Như vậy, theo ngôn ngữ học, tranh chấp được hiểu là
những bất đồng trái ngược nhau giữa hai hoặc nhiều người trong quan hệ xã hội.
Trên thực tế, tranh chấp xảy ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội với những
loại hình rất phong ph , đa dạng. (Ví dụ: Tranh chấp về lối đi, tranh chấp hợp
đồng, tranh chấp tài sản thừa kế…)
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học thì: “Tranh chấp đất đai là

những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai
về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai” [34, tr.74]. Sổ
7


tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng cũng giải thích tương tự về thuật ngữ này, cụ
thể: “Tranh chấp đất đai là những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử
dụng đất đai” [13.tr.383].
Theo Giáo trình Luật Đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Tranh
chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và
nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai”
[33.tr.455]. Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất
đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều
bên trong quan hệ đất đai.”
Như vậy, x t về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu nước ta quan niệm tranh
chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất
trong quá trình sử dụng đất giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc giữa họ
với tổ chức, cá nhân khác. Ví dụ: Tranh chấp đất đai giữa ông A và ba anh chi em
là ông B bà C, ông D về thừa kế 500m2 đất thổ cư do cha mẹ mất để lại...
1.1.1.2. Đặc đi m của tranh chấp đất đai
Quan hệ đất đai là một dạng đặc biệt của quan hệ dân sự, nên tranh chấp
đất đai có đặc trưng chung của tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai
còn mang những đặc điểm riêng khác với tranh chấp dân sự, tranh chấp thương
mại… sự khác biệt đó thể hiện ở một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ th của quan hệ tranh chấp đất đai không phải là chủ sở
hữu đất đai. Do tính đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta, đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao đất, cho thuê
đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất) sử dụng
ổn định, lâu dài hoặc công nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất. Vì vậy, người sử dụng đất chỉ có thể là
chủ thể quản lý đất đai hoặc chủ thể sử dụng đất, chứ không phải là chủ sở hữu
đất đai.
8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×