Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hỗ trợ đầu tư theo luật đầu tư năm 2014 ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.11 KB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THU HÀ

HỖ TRỢ ĐẦU TƯ THEO LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THU HÀ

HỖ TRỢ ĐẦU TƯ THEO LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2014

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đào Thu Hà


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ...........................................................8
1.1. Khái quát về hỗ trợ đầu tư ................................................................................8
1.2. Quá trình phát triển của pháp luật hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam .........................21
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc sử dụng hỗ trợ đầu tư để thu hút
vốn đầu tư ..............................................................................................................26
Kết luận chương 1 .....................................................................................................34
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ THEO LUẬT
ĐẦU TƯ NĂM 2014 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH ĐÓ ................35
2.1. Khái quát các quy định về hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014 và thực
tiễn áp dụng các quy định đó .................................................................................35
2.2. Nhận xét, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về hỗ trợ đầu
tư ở Việt Nam ........................................................................................................57
Kết luận chương 2 .....................................................................................................63
Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2014 VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ
ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM .......................................................................................64

3.1. Yêu cầu, định hướng hoàn thiện các quy định hỗ trợ đầu tư và tăng cường
thực thi các quy định hỗ trợ đầu tư ........................................................................64
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư 2014 ...66
3.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện hỗ trợ đầu tư ....................................76
Kết luận chương 3 .....................................................................................................79
KẾT LUẬN ...............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó hỗ
trợ đầu tư được thiết kế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng thực hiện việc
đầu tư và khích lệ những người đang đầu tư tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh
doanh. Ở Việt Nam, những quy định về hỗ trợ đầu tư được đề cập lần đầu tiên trong
Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, và sau đó tiếp tục được đề cập
trong Luật đầu tư 2005 và Luật đầu tư 2014.
Trong thời gian qua, các quy định về hỗ trợ đầu tư này đã phần nào góp phần
khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, nhưng mặt khác,
nhiều hoạt động hỗ trợ đầu tư trên cơ sở quy định pháp luật trong thực tế còn thiếu
hiệu quả và lãng phí, chưa thực sự tạo được động lực, huy động các nguồn lực trong
và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Không những vậy, trong bối cảnh hội nhập
kinh tế thế giới và khu vực ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay, các quy
định về hỗ trợ đầu tư còn phải phù hợp với các thông lệ quốc tế về thương mại và
đầu tư, đồng thời cũng phải tạo ra sức cạnh tranh cho môi trường đầu tư của Việt
Nam so với các quốc gia khác. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp
luật về hỗ trợ đầu tư hiện nay là việc cần thiết, sao cho có thể thông qua đó mà phục
vụ sự phát triển và đáp ứng được sự phát triển. Muốn như vậy thì cần phải nghiên
cứu kỹ những vấn đề lý thuyết về hỗ trợ đầu tư, hiểu biết cụ thể về pháp luật về hỗ
trợ đầu tư hiện hành ở Việt Nam, đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ

đầu tư hiện hành với mục đích phát triển để từ đó đưa ra những góp ý nhằm hoàn
thiện pháp luật về hỗ trợ đầu tư, đáp ứng mục tiêu phát triển và hội nhập của Việt
Nam. Với lý do như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư
năm 2014” là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các nghiên cứu khoa học trong thời gian qua ở Việt Nam chưa có nghiên cứu
nào tập trung nghiên cứu độc lập về chính sách hỗ trợ đầu tư, mà chủ yếu là nghiên cứu
chính sách ưu đãi đầu tư hoặc nghiên cứu chung về khuyến khích đầu tư nhưng cũng
1


chỉ đề cập một cách sơ lược về hỗ trợ đầu tư. Các nghiên cứu của các tác giả về lĩnh
vực pháp luật đầu tư và khuyến khích đầu tư tập trung vào các vấn đề như:
Các nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật cho đầu tư kinh doanh hay xây
dựng khung pháp lý cho nền kinh tế thị trường, các nghiên cứu này đề cập đến
nhiều khía cạnh tổng thể của pháp luật đầu tư, pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam, trong đó hỗ trợ đầu tư chỉ là một trong những khía cạnh và các nghiên
cứu này chỉ để cập rất hạn chế và sơ sài về pháp luật hỗ trợ đầu tư, các nghiên cứu
này đều không phân tích chi tiết về tính pháp lý và đánh giá việc thực thi đối với
các biện pháp hỗ trợ đầu tư. Những nghiên cứu này gồm: Nguyễn Tiến Đông,
(1997) Hoàn thiện pháp luật cho đầu tư kinh doanh, một nhiệm vụ cấp bách của
hoạt động quản lý nhà nước (tạp chí Quản lý nhà nước, số 3/1997); Đặng Văn
Thanh, (2005) Dự thảo Luật Đầu tư: Đảm bảo bình đẳng trong hoạt động đầu tư
(Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2005); Đoàn Trung Kiên (2008), Luật đầu tư
năm 2005 – một số vấn đề bất cập (Tạp chí Luật học số 5/2008); Hoàng Phước Hiệp
(2009), Xu hướng hài hòa hóa pháp luật về đầu tư trong khuôn khổ ASEAN (tạp chí
Luật học số 3/2009); Phạm Thị Sơn (2020), Pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt
Nam sau khi gia nhập WTO (tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 4/2010).
Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư,
trong các nghiên cứu này các tác giả thường đi sâu phân tích các yếu tố để thu hút

vốn đầu tư hoặc giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó có đề cập đến một số
biện pháp hỗ trợ đầu tư được áp dụng ở Việt Nam nhưng chưa đầy đủ và góc độ
nghiên cứu thường dưới góc độ quản lý nhà nước chứ không phải dưới góc độ
nghiên cứu pháp luật. Các nghiên cứu này gồm: Tào Hữu Phùng (1999), Vốn đầu tư
và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư pháp triển nông nghiệp nông thôn (tạp chí Cộng
sản, số 1/1999); Dương Quốc Huy (2003), Hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (luận văn thạc sĩ); Đậu Thị Đức
(2009), Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bản Hà Nội (luận văn thạc
sĩ); Nguyễn Thế Anh (2010), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ở các tỉnh
duyên hải miền trung (tập chí Quản lý nhà nước, số 6/2010); Hoàng Thị Bích Loan

2


(2011), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam (tạp chí Quản lý nhà nước, số 6/2011); Nguyễn Thị Minh Khuê (2011), Điều
chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
(luận văn thạc sĩ); Phan Thị Tố Oanh (2011), Một số vấn đề cần quan tâm trong thu
hút đầu tư nước ngoài ở nước ta (tạp chí Quản lý nhà nước, số 8/2011); Phạm Việt
Hùng (2013), Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (tạp chí Cộng
sản, số 2/2013); Khổng Văn Thắng (2013), Cải cách hành chính – động lực thu hút
đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh (tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6/2013); Đinh Như Hoa
(2015), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thái Nguyên (tạp chí Quản lý
nhà nước, số 7/2015); Nguyễn Xuân Khôi (2016), Chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế (tạp chí Thanh tra, số 5/2016);
Phạm Thị Ngọc Anh (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư và định
hướng thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam (tạp chí Quản lý nhà nước, số 3/2016).
Các nghiên cứu về môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh quốc gia của các tác
giả hiện nay cũng đề cập đến một số biện pháp hỗ trợ đầu tư nhưng cũng chỉ đề cập đến
các biện pháp này dưới góc độ kinh tế, tương ứng với một số yếu tố của môi trường đầu

tư và yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Các nghiên cứu này đều không đề cấp đến hỗ trợ đầu tư dưới góc độ là một vấn đề
pháp lý. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này gồm: Nguyễn Thị Dung (1998), Sự cần thiết
và phương hướng cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (tạp chí Luật học, số
3/1998); Bùi Xuân Anh (2011), Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương (luận văn thạc sĩ); Bùi Thúy Tuyết Anh (2014), Hoàn
thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải
Phòng (luận văn thạc sĩ); Lê Minh Hiền (2006), Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (luận văn thạc sĩ);
Các nghiên cứu về pháp luật khuyến khích đầu tư hiện nay có một số nghiên
cứu như: Trần Đình Khánh, (1998) Pháp luật đảm bảo và khuyến khích đầu tư trực
tiếp của nước ngoài tại Việt Nam (luận văn thạc sĩ); Đinh Thanh Tâm, (2005) Pháp
luật về bảo hộ và khuyến khích đầu tư tại Việt Nam (luận văn thạc sĩ); Dương

3


Nguyệt Nga, (2009) Pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích
đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (luận án tiến sĩ), những nghiên cứu
này khi đề cập đến pháp luật về khuyến khích đầu tư thì đề cập đến cả quy định ưu
đãi đầu tư và quy định về hỗ trợ đầu tư, nhưng thường tập trung nghiên cứu kỹ hơn
các biện pháp ưu đãi đầu tư, còn hỗ trợ đầu tư hầu như đề cập ở mức độ khái quát,
mà không có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ đầu tư
được áp dụng trong thực tế, do đó, chưa có những đề xuất hoàn thiện các biện pháp
hỗ trợ đầu tư sao cho hiệu quả, tránh lãng phí. Ngoài các nghiên cứu này còn có một
số nghiên cứu pháp lý khác về lĩnh vực bảo đảm đầu tư nước ngoài với tư cách là
một nhân tố để thu hút vốn đầu tư nước ngoài như: Trần Thị Huyền Nga, (1996)
Vấn đề bảo đảm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (luận văn thạc sĩ); Trần Thị Ngọc
Quyên (2005), Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư (luận văn thạc sĩ).
Về tình hình nghiên cứu nước ngoài, do điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau

nên hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia có những đặc trưng khác nhau, trên thế
giới không phải quốc gia nào cũng có Luật đầu tư, theo thống kê trong báo cáo
nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số nước của Bộ Kế hoạch và đầu tư (2014)
thì ngoài Việt Nam chỉ có thêm 43 quốc gia khác có Luật đầu tư và 5 quốc gia khác
có đạo luật chứa đựng quy định về đầu tư nhưng chỉ quy định về một số hoạt động
đầu tư. Năm quốc gia đó gồm Australia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và
Thái Lan. Có thể thấy quan điểm và chính sách của mỗi nước về khuyên khích đầu
tư và cụ thể là hỗ trợ đầu tư có rất nhiều điểm khác nhau. Vì vậy những nghiên cứu
ngoài nước về pháp luật hỗ trợ đầu tư tương ứng như mục đích nghiên cứu của đề
tài này là hạn chế. Một số công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài về đầu tư
và chính sách, pháp luật về đầu tư cũng có đề cập đến vấn đề hỗ trợ đầu tư nhưng
dưới góc độ là sự hoạt động hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một
quốc gia khác, hoặc chỉ giới thiệu rất sơ lược về chính sách hỗ trợ đầu tư cho các
nhà đầu tư nước ngoài, mà cơ bản là có nhiều điểm khác với chính sách và pháp luật
hỗ trợ đầu tư hiện được áp dụng ở Việt Nam (đó là những biện pháp hỗ trợ đầu tư
mà tạo ra những điều kiện thuận lợi mà tất cả các nhà đầu tư tại một thời điểm,

4


trong một khoảng không gian đều được hưởng như nhau – là một trong những cách
thức để khuyến khích, thu hút các nguồn lực đầu tư tại Việt Nam).
Như vậy, cho đến nay tình hình nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước
chưa cho một nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể, trực tiếp và riêng biệt về pháp luật hỗ
trợ đầu tư tại Việt Nam, mà chỉ có những nghiên cứu về pháp luật hỗ trợ đầu tư với tư
cách là một bộ phận/một phần nhỏ của nghiên cứu, do đó các nghiên cứu về pháp luật
hỗ trợ đầu tư hiện này chưa thực sự đầy đủ, toàn diện và kỹ càng về vấn đề này, hạn
chế của các nghiên cứu hiện tại là chưa đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về hỗ trợ đầu
tư và phân tích nội hàm của thuật ngữ này, chưa phân tích sự khác biệt của hỗ trợ đầu
tư với ưu đãi đầu tư; chưa có những đánh giá về thực tiễn thực hiện các biện pháp hỗ

trợ đầu tư, cũng như không có những đánh giá về hiệu quả thực tế của các biện pháp hỗ
trợ đầu tư được áp dụng để từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách
pháp luật về hỗ trợ đầu tư sao cho có thể thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài
nước và tiếp tục tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và
sự cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Tóm lại, đề tài nghiên cứu của luận văn này là có tính
mới và rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu các quy định về hỗ trợ
đầu tư theo Luật đầu tư 2014 ở Việt Nam. Các nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
- Nghiên cứu lý thuyết về hỗ trợ đầu tư;
- Thực trạng pháp luật và đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về hỗ trợ
đầu tư ở Việt Nam;
- Rút ra các yêu cầu đối với pháp luật về hỗ trợ đầu tư trong bối cảnh phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam;
- Các đề xuất để hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 ở
Việt Nam;

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Quy định về hỗ trợ đầu tư tại Luật đầu tư 2014, các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật đầu tư 2014, các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể các
biện pháp hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư 2014 như: Luật đất đai, Luật giáo dục,
Luật khoa học và công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa…
Thực tiễn thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư theo quy định pháp luật tại

Việt Nam, với số liệu cụ thể của việc thực hiện các biện pháp này trong thời gian từ
tháng 11/2014 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn này được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa Marx – Lenin bao gồm phương pháp duy vật biện
chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để
nghiên cứu luận văn gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. Các phương
pháp này được sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.
Trong đó, phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
kinh nghiệm của các nước để ứng dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Phương
pháp so sánh được sử dụng trong trường hợp này nhằm bổ sung cho các phương
pháp phân tích và tổng hợp khi nghiên cứu kinh nghiệm các nước, có như vậy mới
xác định được những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật hỗ trợ đầu tư ở các quốc
gia thành công có thành tự trong hoạt động hỗ trợ đầu tư. Bên cạnh đó, sử dụng
phương pháp so sánh mới có thể xác định được kinh nghiệm nên và không nên được
áp dụng tương ứng với các điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng phổ biến trên cơ sở
phương pháp luật duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu về hệ
thống pháp luật hỗ trợ đầu tư hiện hành ở Việt Nam, xác định mức độ hiệu quả
của pháp luật hỗ trợ đầu tư hiện hành đối với tăng trưởng kinh tế - xã hội, rút ra
yêu cầu về hoàn thiện pháp luật hỗ trợ đầu tư trong bối cảnh kinh tế - xã hội

6


hiện nay, từ đó nhằm đề xuất hoàn thiện pháp luật hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam
trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: luận văn đã phân tích và làm rõ khái niệm hỗ trợ đầu tư;

phân biệt hỗ trợ đầu tư với ưu đãi đầu tư, và với trợ cấp trong thương mại quốc tế;
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ban hành và thực thi các quy định pháp
luật về hỗ trợ đầu tư; nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng các hình thức hỗ trợ đầu tư
trong thu hút vốn của một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra những gợi ý cho
Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ đầu tư.
- Ý nghĩa thực tiễn: luận văn đã hệ thống hoá các quy định về hỗ trợ đầu tư
theo Luật đầu tư 2014, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hỗ trợ đầu tư. Trên cơ sở đó đề xuất những
phương hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về
hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn
đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Nội dung nghiên cứu đề tài dự kiến gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về hỗ trợ đầu tư
Chương 2: Thực trạng các quy định về hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư 2014
và thực tiễn áp dụng các quy định đó
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam

7


Chương 1
LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
1.1. Khái quát về hỗ trợ đầu tư
Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn là động lực
quan trọng của sự phát triển, do đó, thu hút vốn đầu tư chính là cách thức tạo ra
động lực để tăng trưởng kinh tế, cũng như đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác. Để thu hút vốn đầu tư, mỗi quốc gia đều thiết lập hệ thống chính sách
phù hợp với điều kiện riêng của mình. Các chính sách thu hút vốn thường bao gồm
bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư. Trong đó, khuyến khích đầu tư có thể được
phân chia thành ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư. Ở Việt Nam, thuật ngữ hỗ trợ đầu tư

được nhắc tới lần đầu trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994, sau đó tiếp
tục được đề cập trong Luật đầu tư 2005 và Luật đầu tư 2014, tuy nhiên trong các
văn bản này đều chưa đưa ra khái niệm về hỗ trợ đầu tư. Bên cạnh đó, các nghiên
cứu khoa học trong thời gian qua ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào tập
trung nghiên cứu về pháp luật hỗ trợ đầu tư, mà chủ yếu là nghiên cứu chính sách
ưu đãi đầu tư hoặc nghiên cứu chung về khuyến khích đầu tư nhưng cũng chỉ đề cập
một cách sơ lược về hỗ trợ đầu tư, do đó, khái niệm về hỗ trợ đầu tư hiện vẫn chưa
được làm rõ và phân tích đầy đủ. Trong khi đó, hệ thống chính sách khuyến khích
đầu tư ở Việt Nam bao gồm cả hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư nên việc xác định rõ
khái niệm và nội hàm của thuật ngữ hỗ trợ đầu tư là rất cần thiết cho việc nghiên
cứu về chính sách này. Trong nội dung phần này của luận văn sẽ phân tích, làm rõ
khái niệm hỗ trợ đầu tư và các vấn đề liên quan đến hỗ trợ đầu tư.

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hỗ trợ đầu tư
Trong các cuốn từ điển tiếng Việt hiện nay, bao gồm cả từ điển ngôn ngữ và
các từ điển chuyên ngành pháp lý hay chuyên ngành kinh tế đều chưa giải thích trực
tiếp thuật ngữ “hỗ trợ đầu tư”, mà chỉ có giải thích đơn lẻ từ “hỗ trợ” và từ “đầu tư”.
Cụ thể như hỗ trợ được giải thích là “giúp nhau” [52, tr.385]; hoặc hỗ trợ là “giúp
đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào” [137, tr.592], trong đó giúp hay giúp đỡ được hiểu

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×