Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hòa thượng khánh anh (1895 1961) với phong trào chấn hưng phật giáo ở nam bộ thế kỷ XX ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.79 KB, 110 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TẤN NGHỀ

HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH (1895 - 1961)
VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO
Ở NAM BỘ THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TẤN NGHỀ

HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH (1895 - 1961)
VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO
Ở NAM BỘ THẾ KỶ XX
Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TÂM ĐẮC



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nào
khác. Các đoạn trích dẫn và thông tin sử dụng trong luận văn đều được dẫn
nguồn hợp pháp và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi tìm hiểu của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Phạm Tấn Nghề


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn chân thành, tôi xin gửi đến Học Viện Khoa học Xã hội
(Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) nói chung, quý thầy cô Khoa Tôn
giáo học nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong
suốt quá trình học tập chương trình thạc sĩ Tôn giáo học.
Tôi xin tri ân người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong thời
gian học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Tâm Đắc, người
đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý giá
giúp tôi hoàn thành luận văn.
Học viên

Phạm Tấn Nghề



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

Chƣơng 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHONG TRÀO CHẤN HƢNG
PHẬT GIÁO Ở NAM BỘ VÀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP
CỦA HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH

16

1.1. Bối cảnh lịch sử phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ

16

1.2. Thân thế và sự nghiệp của Hòa thượng Khánh Anh

35

Chƣơng 2: ĐÓNG GÓP CỦA HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH ĐỐI
VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở
NAM BỘ
2.1. Hòa thượng Khánh Anh với công tác đào tạo Tăng tài

44
44

2.2. Hòa thượng Khánh Anh với công tác dịch thuật và truyền bá
Phật học


55

2.3. Hòa thượng Khánh Anh với công tác lãnh đạo các tổ chức
Phật giáo

61

Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TỪ ĐÓNG GÓP CỦA HÕA THƢỢNG KHÁNH ANH
ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO
Ở NAM BỘ

66

3.1. Một số nhận xét về đóng góp của Hòa thượng Khánh Anh
đối với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ

66

3.2. Một số bài học kinh nghiệm từ đóng góp của Hòa thượng
Khánh Anh với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ

71

KẾT LUẬN

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

HT

:

Hòa thượng

KHXH

:

Khoa học xã hội

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGVN

:

Phật giáo Việt Nam

ST


:

Chính trị Quốc gia - Sự thật

TĐBK

:

Từ điển Bách khoa

tr

:

trang

TK

:

Thế kỷ

TP

:

Thành phố



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo sớm du nhập vào Việt Nam, đến nay trải qua khoảng 20 thế kỷ.
Có thể nói, lịch sử thăng trầm của Phật giáo Việt Nam là một bộ phận không thể
tách rời dòng chảy lịch sử Việt Nam. Trong diễn trình ấy, có lúc Phật giáo hưng
thịnh, có lúc Phật giáo suy vi. Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy, trong mọi hoàn
cảnh, giáo lý từ bi, vô ngã, vị tha của đạo Phật vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, là nét
đẹp trong văn hóa và đời sống của người dân Việt, là chất keo cố kết sức mạnh
đoàn kết dân tộc vượt qua những khó khăn của thời cuộc, để cùng chấn hưng đất
nước sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt.
Đầu thế kỷ XX, nước ta bị chia thành ba kỳ đặt dưới chế độ thuộc địa, nửa
thuộc địa và bảo hộ của nước Pháp, triều đình nhà Nguyễn không còn thực quyền
cai trị đất nước. Xã hội Việt Nam, nhất là Nam Bộ, có những biến chuyển mạnh
mẽ, nhiều giá trị phương Tây ồ ạt du nhập vào. Chính sách cai trị của thực dân
Pháp tạo ra nhiều bất cập trong xã hội. Những giá trị truyền thống phải đối mặt
với yếu tố ngoại lai ngày một nhiều hơn. Điều này đặt ra cho những người trí thức
yêu nước bấy giờ làm sao vực dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
trên cơ sở tiếp thu những giá trị bên ngoài cho phù hợp với thời đại. Các phong
trào kháng chiến chống Pháp nổ ra nhiều nơi. Các phong trào duy tân của những
nhà trí thức được hưởng ứng nồng nhiệt. Tất cả đều mong tìm ra một tương lai
sáng lạn hơn cho dân tộc và đất nước.
Phật giáo Việt Nam trong hoàn cảnh đó, một số nhà sư trí thức đã có
những ưu tư trước tiền đồ Phật pháp, muốn tìm ra hướng đi mới cho Phật giáo
Việt Nam trước nguy cơ tồn vong mà những biến chuyển nhanh chóng của xã
hội. Bối cảnh đó làm xuất hiện phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ vào
cuối thập niên 20 đầu thập niên 30 của thế kỷ XX. Những nhân vật tiêu biểu cho
khởi đầu phong trào là các danh tăng như Khánh Hòa, Thiện Chiếu, Khánh Anh,
Huệ Quang,v.v… Phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ nói
riêng, cả nước nói chung không những tạo ra một luồng sinh khí mới, khơi dậy


1


sức mạnh nội tại Phật giáo nước nhà, mà còn là tiền đề đi đến thành lập các tổ
chức Phật giáo các giai đoạn sau này - tiền thân của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam ngày nay.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa kỷ niệm 35 năm thành lập, tổng kết thành
quả đạt được trong suốt chặn đường xây dựng và phát triển cho đến hôm nay.
Thành quả ấy không phải tự nhiên có được chỉ trong 35 năm vừa qua, mà là kết quả
của một quá trình gần một thế kỷ kể từ khi phong trào chấn hưng Phật giáo khởi
phát ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX, cho đến sự ra đời của các tổ chức Phật giáo
khắp 3 miền, trải qua nhiều thế hệ tăng ni chung sức xây dựng. Trong đó, có thể
nói, công lao đầu tiên phải kể đến là các vị cao tăng tiền bối.
Nhằm ghi nhận và đánh giá những cống hiến của các vị danh tăng đối với
công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam gần đây đã
có những hội thảo khoa học về sư Thiện Chiếu, HT. Khánh Hòa...Gần đây nhất,
ngày 20/5/2017, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam kết hợp với Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật
giáo Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Hòa thượng Khánh Hòa và phong
trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam”. Sự kiện này là nguồn động viên rất lớn, thôi
thúc tôi tìm hiểu đầy đủ hơn và toàn diện hơn về vai trò của các danh tăng cùng
cộng tác với HT. Khánh Hòa trong công cuộc chấn hưng, trong đó tôi đặc biệt chú ý
đến một nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với Hội Phật học Lưỡng Xuyên
nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung, góp phần đưa đến sự thành công của
phong trào chấn hưng Phật giáo thế kỷ XX, đó là HT. Khánh Anh.
Cuộc đời và đạo nghiệp của HT. Khánh Anh đặt ra nhiều vấn đề cần làm
sáng tỏ, nhất là những cống hiến của ông đối với công cuộc chấn hưng Phật giáo
Việt Nam, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong mối liên hệ với
tình hình Phật giáo Việt Nam ngày nay.
Với những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hòa thượng

Khánh Anh (1895-1961) với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ thế kỷ
XX” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phong trào chấn hưng
Phật giáo ở Việt Nam
2.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước
Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là đề tài quan
tâm nghiên cứu của nhiều học giả ở nước ngoài. Bởi vì, phong trào chấn hưng ở
Việt Nam không phải đơn độc hay tự phát, mà còn có sự liên đới nhiều mặt với
phong trào chấn hưng Phật giáo ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới vào
thời bấy giờ. Tiêu biểu nhất là sự ảnh hưởng tư tưởng của HT. Thái Hư, thủ lĩnh
phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc, đối với các vị cao tăng Việt Nam
dẫn đến công cuộc vận động chấn hưng Phật giáo ở nước ta đương thời như: Khánh
Hòa, Thiện Chiếu, Khánh Anh,v.v.. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu ở nước
ngoài về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.
Hồ Trần Lê Ngọc, Thái Hư pháp sư với phong trào chấn hưng Phật giáo
Việt Nam cận đại (太虚法师与近代越南佛教振兴运动), Luận văn cao học
chuyên ngành Tôn giáo học, Trường Đại học Sư phạm Phúc Kiến, 2017. Luận
văn trình bày khái lược lịch sử 20 thế kỷ của Phật giáo Việt Nam, bối cảnh xã
hội quốc tế và bối cảnh xã hội Trung - Việt đầu thế kỷ XX, giới thiệu khái quát
phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, đi sâu phân tích ảnh hưởng của Đại
sư Thái Hư đối với phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam cận đại, trên cơ sở
đó bước đầu nêu lên tác dụng đối với Phật giáo Việt Nam đương đại. Nhìn
chung, nội dung luận văn này phản ánh sự liên hệ giữa Phật giáo Trung Hoa và
Phật giáo Việt Nam cận đại trong phong trào chấn hưng Phật giáo qua sự tiếp thu
tư tưởng từ Đại sư Thái Hư.

Elise A. Devido, Ảnh hưởng của Thái Hư đại sư đối với Phật giáo Việt
Nam ( 太 虛 大 師 對 越 南 佛 教 的 影 響 - The Influence of Master Taixu on
Buddhism in Vietnam), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, kỳ 38, tháng 12/2007, trang
211-248, Trường Đại học Quốc lập Sư phạm Đài Loan. Bài viết cũng được đăng
trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Phật giáo thời đại mới: cơ hội và thách thức tại
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam năm 2005.

3


Bài nghiên cứu trước hết bàn về sự phục hưng của Phật giáo Trung Quốc,
kế đến là những nhà cải cách Phật giáo ở Việt Nam (giai đoạn 1920-1951), những
nguồn nhân lực, vật lực giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Quốc. Theo
đó, từ những năm 1920 ở Việt Nam, không những Phật giáo mà còn các tôn giáo
nội sinh mới hình thành như Cao Đài, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Phật giáo Hòa
Hảo,… đều lấy cảm hứng từ tư tưởng cải cách của Đại sư Thái Hư. Đó là sự nỗ
lực khôi phục truyền thống và tinh thần dân tộc để đối phó với những thách thức
và khủng hoảng của thời đại. Tác giả nhấn mạnh, sự phục hưng của Phật giáo Việt
Nam trong nửa đầu của thế kỷ XX đã đặt nền móng cho hai khía cạnh. Một là, sự
phát triển khả quan của tinh thần “Phật giáo nhập thế ” những năm 1960-1970.
Hai là, khuynh hướng ảnh hưởng và phát triển về mặt tổ chức giáo hội từ năm
1940 cho đến nay. Ảnh hưởng của Đại sư Thái Hư đối với Phật giáo Việt Nam
gián tiếp thông qua các bài viết của ngài và các vị đệ tử của ngài; cũng như trực
tiếp thông qua 2 cuộc viếng thăm Phật giáo Việt Nam của ngài vào năm 1928 và
năm 1940.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, cho tới nay có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu
hay sơ lược về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam. Ngoài những luận
văn, luận án trực tiếp nghiên cứu về chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, các công
trình nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam ít nhiều đề cập đến các nhân vật hay

sự kiện liên quan đến phong trào chấn hưng Phật giáo.
Thiện Chiếu là một nhà sư nổi lên trong báo giới với những bài viết kêu
gọi chấn hưng Phật giáo từ rất sớm như: Cái vấn đề chấn hưng Phật giáo ở nước
nhà (1927), Về việc chấn hưng Phật giáo (1927) tạp chí Phật hóa tân thanh niên
(1929), Tại sao tôi cảm ơn đạo Phật (1936), tạp chí Tiến hóa (1938) Có thể
khẳng định, sư Thiện Chiếu là một nhà cải cách Phật giáo lớn, là một trong
những người tiên phong trong việc khởi xướng và viết nhiều về phong trào chấn
hưng Phật giáo ở Việt Nam.
Tờ báo Phật giáo chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam là Pháp âm xuất bản
ngày 31/8/1929 do HT. Khánh Hòa (1877-1947) làm chủ nhiệm với chủ trương

4


“Từ bi, Bác ái, Tự giác và Giác tha” đánh dấu một cột mốc quan trọng trong diễn
trình chấn hưng Phật giáo nước nhà, tờ báo như là nhật ký ghi lại tiến trình vận
động kêu gọi chấn hưng của HT. Khánh Hòa vào những năm 20 của thế kỷ XX.
Nội dung tờ tạp chí này lần đầu tiên trình bày thực trạng đau lòng của Phật giáo
Việt Nam lúc bấy giờ, thiết tha kêu gọi một phong trào chấn hưng Phật giáo.
Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, Nhà in Tân Việt, 1944. Xuất bản
lúc phong trào chấn hưng Phật giáo vẫn đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp
nước ta, nên có thể xem cuốn sách này là một trong những công trình đầu tiên đề
cập đến phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, dù dung lượng tương đối
khiêm tốn và giản lược đúng như tên gọi.
Trí Quang, Tăng già Việt Nam, Nhà in Đuốc Tuệ, 1952. Tác giả dành
phần cuối cuốn sách để giới thiệu về Đại sư Thái Hư cùng với công cuộc chấn
hưng Phật giáo ở Trung Quốc, giải thích ba nội dung cơ bản trong tư tưởng cải
cách Phật giáo Trung Quốc của Đại sư Thái Hư gồm: cách mạng giáo lý, cách
mạng giáo giáo chế và cách mạng giáo sản. Phần viết này có thể tham khảo đối
chiếu sự giống nhau và khác nhau trong chấn hưng Phật giáo giữa Trung Quốc

với Việt Nam.
Thích Thiện Hoa, 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam-tập 1, Sài Gòn,
1970. Cuốn sách tổng kết nguyên nhân hình thành phong trào chấn hưng Phật
giáo, quá trình thành lập các tổ chức Phật giáo, các tờ báo Phật giáo, các nhân
vật Phật giáo chính yếu trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ 1920.
Hoàng Xuân Hào, Phật giáo và chánh trị tại Việt Nam ngày nay, Luận án
tiến sĩ Luật học, Viện Đại học Sài Gòn, 1972. Công trình này chú trọng tìm hiểu
hoàn cảnh chính trị xã hội tác động đến diễn trình chấn hưng Phật giáo qua 3 giai
đoạn: 1930 - 1948, 1948 - 1963 và từ 1963 về sau. Đây là một luận án công phu
lấy đối tượng nghiên cứu là PGVN với hướng tiếp cận Luật học. Do vậy, công
cuộc chấn hưng PGVN không phải là nội dung chính của luận án, tuy vậy vẫn là
một tài liệu đáng tham khảo.
Vân Thanh, Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam (qua các thời đại và phát
nguồn của các giáo phái Phật giáo hiện đại), Phật học viện và các chùa xuất

5


bản, Sài Gòn, 1974. Các chương X - XII của cuốn sách trình bày về cuộc vận
động chấn hưng Phật giáo ở 3 miền thông qua quá trình hình thành các tổ chức
Phật giáo trong bối cảnh chính trị xã hội đương thời. Tuy nhiên, do tính chất
lược khảo nên nội dung nhiều vấn đề của cuốn sách chưa chi tiết và cụ thể về
phong trào chấn hưng Phật giáo thế kỷ XX.
Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách
mạng tháng Tám, tập 2, Nxb. KHXH, 1975 (Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
tái bản năm 1993) đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến phong trào chấn hưng
Phật giáo, tiêu biểu như tình hình xã hội và Phật giáo trước khi phong trào xuất
hiện, người đương thời phê bình Phật giáo và phong trào chấn hưng Phật giáo.
Tác giả cũng đề cập tới những vấn đề tư tưởng mà phong trào chấn hưng Phật
giáo ở nước ta đương thời đặt ra.

Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Lá Bối, 1985 (Nxb. Văn
học in lại năm 1994, Nxb. Phương Đông tái bản năm 2012). Bộ sách nổi tiếng
này vừa mang giá trị sử học vừa mang giá trị văn học quan trọng đối với giới
nghiên cứu khi tìm hiểu về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi thuỷ đến hiện đại
bởi khối lượng thông tin đồ sộ của nó. Tác phẩm cung cấp nhiều tư liệu quý giá
và nghiêm túc về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và lịch sử phong trào
chấn hưng Phật giáo Việt Nam nói riêng. Trong đó, nội dung chấn hưng Phật
giáo nằm ở tập 3, với sự khái quát về phong trào chính thức từ 1930 ở cả 3 miền.
Tư liệu và lý giải của tác giả từng bước làm sáng tỏ khá nhiều vấn đề của lịch sử
Phật giáo Việt Nam, trong đó có phong trào chấn hưng Phật giáo. Tuy vậy, do
gói gọn diễn trình lịch sử PGVN gần 20 thế kỷ chỉ trong 3 tập sách, nên tác giả
không thể trình bày chi tiết các nhân vật và sự kiện của phong trào chấn hưng
Phật giáo ở nước ta.
Thích Thanh Duệ, Tìm hiểu thêm về phong trào chấn hưng Phật giáo đầu
thế kỷ XX, Luận văn cử nhân, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,
1994. Dưới góc nhìn lịch sử, tác giả trình bày nguyên nhân và diễn biến sự kiện
theo hệ thống riêng với một dung lượng khiêm tốn, nên chưa bao quát được
nhiều vấn đề trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×