Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quản lý nhà nước về đào tạo đại học từ thực tiễn trường đại học công nghiệp hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.41 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ THANH TÂM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Ngành: Luật hiến pháp - Luật hành chính
Mã số: 8 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP - LUẬT HÀNH CHÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ HỒNG VÂN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGÔ THỊ THANH TÂM


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


QLNN:

Quản lý nhà nước

QPPL:

Quy phạm pháp luật

UBND:

Ủy ban nhân dân

ĐH:

Đại học

CĐ:

Cao đẳng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ......................................................................................................... 9
1.1. Quan niệm quản lý nhà nước về đào tạo đại học ....................................... 9
1.2. Đặc điểm và nội dung của quản lý nhà nước về đào tạo đại học ............. 14
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI..................... 35

2.1. Một vài nét về đặc điểm của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ....... 35
2.2. Thực tiễn hoạt động quản lý đào tạo đại học tại trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội ................................................................................................. 38
2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý đào tạo đại học của trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội........................................................................................ 58
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI HIỆN NAY ..................................................................................... 66
3.1. Những quan điểm chỉ đạo ........................................................................ 66
3.2. Các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về đào tạo đại học tại trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội. ......................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện tại khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang gõ cửa,
thế giới đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin, truyền thông, tiếp tục tạo ra làn sóng tồn cầu hóa mạnh mẽ
trên tồn thế giới.
Để thích ứng với tồn cầu hóa, hệ thống giáo dục đại học phải được định
hướng lại về cấu trúc và chức năng đồng thời phải chú trọng nâng cao năng lực đào
tạo để đối mặt với thách thức của quá trình tồn cầu hóa. u cầu hội nhập quốc tế
về giáo dục đại học là tất yếu và đang phát triển theo hai hướng. “Một là hợp tác
truyền thống: coi giáo dục đại học là lợi ích cơng. Hai là coi giáo dục đại học là dịch
vụ thương mại vì lợi nhuận. Nhìn chung các nước có xu hướng coi giáo dục đại học
vừa là lợi ích cơng, vừa là lợi ích tư” [13].
Sự thay đổi này khiến chính phủ các nước phải xem xét lại cơ chế quản lý
nhà nước về giáo dục đại học, bổ sung hệ thống pháp luật mới về giáo dục đại học

nhằm thích ứng với những điều kiện mới và yêu cầu mới của thực tế hoạt động giáo
dục đại học.
Tại Đại hội XII(2016), Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” và tiếp tục khẳng định
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đây là một trong ba lĩnh vực then chốt cần đột
phá để làm chuyển động tình hình kinh tế - xã hội, tạo bước chuyển mạnh về phát
triển nguồn nhân lực. Hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, cơ
cấu kinh tế của đất nước đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa các ngành kinh tế và
ngay trong nội bộ từng ngành. Điều này tác động mạnh mẽ đến hoạt động của nền
giáo dục đại học, mà cốt yếu là hoạt động đào tạo, tác động đến cơ cấu đào tạo đại
học Việt Nam (cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền).
Tuy nhiên, giáo dục đại học Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế và
yếu kém. Điều này đã được chỉ rõ trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước cũng
như nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học. Tại báo cáo của một nhóm giáo sư và
chuyên gia thuộc Đại học Harvard về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt

1


Nam giai đoạn 2010 - 2020 gửi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (năm 2008) đã viết:
“…Các trường đại học Việt Nam bị xem là kém nhất so với hầu hết các nước đang
phát triển ở khu vực Đông Nam Á chứ chưa cần so sánh với Đông Á” [14]. Hiện
nay với những sự nỗ lực của nhà nước, nền giáo dục nước nhà từng bước được cải
thiện nhưng giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng vẫn đang
loay hoay trong q trình tìm đường chấn hưng, tìm đường cải cách. “Có nhiều
ngun nhân của tình hình trên, nhưng ngun nhân căn bản chính là sự yếu kém
trong quản lý Nhà nước về giáo dục đại học và sự yếu kém trong quản lý của bản
thân các trường đại học, cao đẳng” [8, tr1].
Như vậy trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học, vai trị của cơ chế quản lý
nổi bật lên. Nó là yếu tố quyết định sự vận hành của cả hệ thống giáo dục đại học có

đi đến mục tiêu đã định hay không. Sự yếu kém của quản lý sẽ kéo theo sự yếu kém
khác của cả hệ thống giáo dục đại học.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đề cập đến quản lý
nhà nước về giáo dục, đào tạo đại học và đã đặt nền tảng về lý luận và thực tiễn cho
vấn đề này. Các nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề ở cấp độ hệ thống hoặc ở các
trường đại học lớn, tại các thành phố lớn và các khu vực phát triển, nhưng chưa có
một nghiên cứu nào đề cập đến quản lý nhà nước về đào tạo đại học của một trường
đại học thuộc bộ ngành.
Trong hệ thống các trường đại học ở nước ta hiện nay, Đại học Công nghiệp
Hà Nội là một trong những trường kỹ thuật có quy mơ và số lượng sinh viên lớn
nhất, là một trong 08 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương. Mục tiêu
và nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nhân lực trình độ cao và nghiên cứu khoa
học đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước và của ngành.
Việc thực hiện tốt vai trò quản lý về đào tạo đại học là yếu tố tiên quyết quyết định
thành công của nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Đó là lý do chính để
tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về đào tạo đại học từ thực tiễn trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Nghiên cứu về quản lý nhà nước
Trong thời gian qua ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý
giáo dục đại học ở dạng sách giáo khoa, tập bài giảng ở các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, cơng chức như: Giáo trình Quản lý nhà nước của Học việc Chính trị
- Hành chính Quốc gia HCM (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007); giáo trình
Luật hành chính Việt Nam của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2010); giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của trường Đại học
Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005); giáo trình Quản lý hành chính

nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo, của Trường Đại học sư phạm Hà
Nội (Nxb Đại học Sư phạm, 2004)…
Các công trình nói trên đã khái qt những vấn đề cơ bản về quản lý nhà
nước, phân biệt quản lý nhà nước với các loại hình quản lý khác. Tuy nhiên, những
cơng trình này mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản có tính lý luận
về quản lý, quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực mà chưa
có những nghiên cứu chuyên sâu giải quyết những vấn đề cụ thể trong quản lý. Do
vậy, các cơng trình có tính ‘giáo khoa” có tính tham khảo để nghiên cứu chun sâu
tiếp theo
2.2 . Nghiên cứu về giáo dục và quản lý giáo dục
Trong lĩnh vực này nhiều cơng trình đã được cơng bố:
- Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn của trường Đại học
Quốc gia Hà Nội (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012),
- Quản lý giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển của Học viện Quản lý
Giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016.
- Đỗ Văn Chấn: Một số vấn đề phương pháp luận quản lý giáo dục, thành tự
và xu hướng kinh tế học giáo dục, Hà Nội năm 1996.
- Phạm Minh Hạc: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI,
Nxb CTQG, Hà Nội, 1999.
- Đậu Hồn Đơ, Nguyễn Công Giáp, Đào Văn Vy: Phân cấp quản lý giáo
dục ở Việt Nam, thực trạng và xu hướng, Hà Nội, 2003.

3


- Đặng Xuân Hải: Một số cơ sở pháp lý của vấn đề quản lý nhà nước và quản
lý giáo dục, Hà Nội, 2004.
Ngồi ra cịn có các bài đăng trên các báo, tạp chí như: Bài viết của Phạm
Thành Nghị “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực giáo dục - đào
tạo”, Tạp chí giáo dục số 11 năm 2004; GS Hoàng Tụy “Một số vấn đề khoa học và

giáo dục: góc nhìn cuộc sống” báo cáo tại hội thảo “Tiếp tục đổi mới để phát triển”,
Đà Nẵng, 7/2005 và “Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển là giáo dục”, Báo Tuần
Việt Nam, 3/2011; Phạm Phụ “Nhận dạng một số khoảng cách và sự khác biệt giữa
thế giới và Việt Nam về giáo dục đại học trước xu thế tồn cầu hóa”, báo cáo tại
diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc
tế”, Hà Nội 6/2004.
Nhìn chung những cơng trình nghiên cứu nói trên về giáo dục, quản lý nhà
nước về giáo dục chủ yếu được nhìn nhận từ góc độ quản lý nhà nước hoặc từ góc
độ xã hội học của vấn đề giáo dục vào đào tạo. Do đó các cơng trình này mới chỉ đề
cập một cách chung nhất và khái quát nhất mà chưa xem xét vấn đề một cách hệ
thống, đặc biệt là ít phân tích về thể chế pháp luật từ góc nhìn của khoa học Luật.
2.3 Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo đại học
Đã có một số cơng trình nghiên cứu phân tích thực trạng về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực đào tạo theo cấp độ khác nhau, và đưa ra nhiều đề xuất về hoàn thiện
quản lý đào tạo đại học.
- Nghiên cứu ở góc độ pháp lý, liên quan đến hoạt động xây dựng, thực hiện
và bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục đại học, Nguyễn Đức Cường trong đề
tài nghiên cứu: Hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học
năm 2009 đã phân tích, nhận định về quá trình phát triển cũng như những hạn chế
đáng lưu ý của pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng từ 1998 đến 2009
và thông qua kinh nghiệm quốc tế đã đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện
nội dung pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng. Luận án cũng rút ra các
quan điểm chỉ đạo việc hoàn thiện các quy định về pháp luật quản lý các trường đại
học, cao đẳng và tham khảo một số quy định của pháp luật nước ngoài nhằm hoàn
thiện pháp luật về quản lý các trường cao đẳng, đại học Việt Nam.

4



- Nghiên cứu ở góc độ chương trình mơn học trong đào tạo đại học, Trần
Hữu Hoan trong đề tài nghiên cứu: Quản lý xây dựng và đánh giá chương trình mơn
học trình độ đại học trong học chế tín chỉ (Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục năm
2011) đã xây dựng một cách hệ thống và chi tiết hoạt động quản lý xây dựng và
đánh giá chương trình mơn học trình độ đại học theo học chế tín chỉ; giới thiệu một
số mơ hình xây dựng chương trình đào tạo theo những tiêu chuẩn mới tiến bộ hiện
nay; đưa ra những giải pháp tổng thể để khắc phục những hạn chế trong xây dựng
và đánh giá chương trình mơn học trình độ đại học hiện nay. Cao Thị Châu Thủy
trong đề tài nghiên cứu: Quản lý quá trình đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, 2016 tiếp cận vấn đề quản lý
đào tạo ở góc độ chương trình đào tạo theo tín chỉ tại một trường đại học lớn.
- Nghiên cứu hoạt động kiểm tra, đánh giá trong đào tạo đại học, Cấn Thị
Thanh Hương trong đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục
năm 2011) đã phân tích thực trạng của hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập trong giáo dục đại học Việt Nam, tác giả đã đưa ra ba nhóm giải pháp mới
đó là: Hồn thiện chính sách về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; Thay đổi môi
trường kiểm tra, đánh giá trong trường đại học; Đổi mới mơ hình quản lý kiểm tra,
đánh giá.
- Về vấn đề tự chủ đại học – một xu hướng tất yếu trong phát triển đại học
hiện nay, Lê Thanh Tâm trong đề tài nghiên cứu: Cơ sở khoa học về quản lý trường
Đại học thuộc Bộ Công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội, Luận án
tiến sĩ Khoa học Giáo dục năm 2014, tác giả đã đưa ra kinh nghiệm của một số
nước trên thế giới về thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý
giáo dục đại học; khái quát thực trạng của vấn đề này tại các trường đại học thuộc
Bộ Công thương. Tác giả khẳng định: “Tự chủ đại học bản thân nó đã là tâm điểm
của mối quan hệ giữa nhà nước, nhà trường và xã hội. Mức độ và năng lực thực
hiện tự chủ và trách nhiệm xã hội nói lên trình độ trưởng thành của mỗi trường đại
học và cả hệ thống đại học”. Do vậy, tự chủ đại học là một xu thế và yêu cầu cần
thiết trong đào tạo đại học. Để thực hiện điều này, tác giả đã đưa ra những giải pháp

cần thiết và đã khảo sát và thử nghiệm một số giải pháp cho kết quả tốt.

5


- Nghiên cứu về giáo dục và đào tạo tại trường ĐHCNHN, Vũ Thị Hồng Vân
trong đề tài nghiên cứu: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, đề tài khoa học cấp trường năm
2017, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng việc thực hiện pháp luật về giáo dục
và đào tạo tại trường ĐHCNHN; đánh giá ưu điểm, hạn chế và đưa ra các giải pháp
bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo tại trường ĐHCNHN.
2.4. Nghiên cứu của học giả nước ngoài về giáo dục đại học Việt Nam
Trong những năm qua, nhiều học giả Mỹ đã công bố những nghiên cứu về
thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn
cầu hóa. Có thể kể tới các cơng trình sau đây:
- Thomas Valely và Ben Wilkinson (Trường đại học Kennedy thuộc đại học
Harvard): Giáo dục đại học Việt Nam: khủng hoảng và phản ứng, báo cáo trước Ủy
viên phía Hoa Kỳ thuộc Ủy ban song phương về giáo dục đại học, tháng 11/2008.
- Lựa chọn thành cơng, báo cáo của nhóm giáo sư và chuyên gia thuộc Đại
học Harvard về chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2010-2020 năm 2008.
Những cơng trình trên đã nghiên cứu một cách tồn diện và sâu rộng tình
hình kinh tế xã hội Việt Nam, thực trạng giáo dục đại học Việt Nam và đã đưa ra
nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách giáo dục đại học Việt Nam theo hướng giao
quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục đại học. Những cơng
trình này có giá trị tham khảo quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục đại học và các nhà nghiên cứu.
Kết luận: Các cơng trình nghiên cứu quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó
có giáo dục đại học đã được tiến hành trên những phạm vi rộng, hẹp khác nhau,
xuất phát từ những góc độ khác nhau và thơng qua việc phân tích cơ sở lý luận, cơ
sở thực tiễn, các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về

đào tạo đại học góp phần chấn hưng giáo dục, phù hợp với yêu cầu của công cuộc
đổi mới đất nước.
Tuy nhiên, chưa thấy cơng trình nào nghiên cứu có tính chất hệ thống quản
lý nhà nước về đào tạo đại học và đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này
cho trường ĐHCNHN – trường đại học thuộc Bộ Công thương.

6


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là quản lý nhà nước về đào tạo đại
học tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện có
hạn, Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về đào tạo đại học tại trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội từ năm 2012 đến nay- thời điểm Luật Giáo dục đại học 2012
có hiệu lực.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Về mục đích: nghiên cứu quản lý nhà nước về đào tạo đại học từ thực tiễn
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế trong quản lý đào tạo của trường nói riêng và của các trường đại học
trong cả nước nói chung.
Về nhiệm vụ: Phù hợp với mục đích trên, luận văn giải quyết những vấn đề
sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về đào tạo đại học
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo đại học của
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý đào tại
đại học tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và nhà nước

về giáo dục đại học, đặc biệt là các quan điểm và đường lối phát triển giáo dục đại
học thể hiện trong Đại hội XII, Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục đại học 2012.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học như: phương pháp hệ thống hóa và khái qt hóa; phương pháp phân
tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh; phương pháp mô tả để nêu lên thực trạng quản lý
nhà nước về đào tạo đại học hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những
hạn chế trong quản lý đào tạo đại học tại trường ĐHCNHN.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên đề cập một
cách tồn diện và có hệ thống về vấn đề quản lý nhà nước về đào tạo đại học từ thực

7


tiễn trường ĐHCNHN. Vì vậy về mặt khoa học, luận văn có những đóng góp mới
sau:
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đào tạo
đại học
- Đưa ra được bức tranh thực trạng về quản lý nhà nước về đào tạo đại học
của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo đại học ở trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thế sử dụng để tham khảo, nghiên cứu học
tập, phục vụ công tác quản lý nhà nước về đào tạo đại học; đồng thời những giải
pháp, kết luận trong luận văn có thể được sử dụng vào thực tiễn quản lý đào tạo ở
một số trường đại học, đặc biệt là trường ĐHCNHN và trường đại học thuộc Bộ
Công thương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo đại học
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo đại học tại trường
ĐHCNHN
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo
đại học

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×