Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN tiêu họcmot so bien phap nang cao quan ly to CM doai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.61 KB, 18 trang )

1


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của SKKN
KẾT LUẬN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chuyên môn

CM

2

Trang
1
3
3
5
7
11
12


Sáng kiến kinh nghiệm
Tổng số giáo viên


Giáo viên

SKKN
TSGV
GV

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công tác quản lý giáo dục ở các trường phổ thông. Tổ chuyên
môn là một tổ công tác cực kỳ quan trọng. Nó chiếm một vị trí rất lớn trong
việc hình thành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường.

3


Tổ chuyên môn được hình thành rất lâu và nó tồn tại song song với sự hình
thành sự nghiệp giáo dục của đất nước ta. Từ khi kiểu trường Tiểu học ra
đời. Tổ chuyên môn phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học, là sự tham
mưu tích cực cho Hiệu trưởng trong việc quản lý. Nó là một bộ phận quan
trọng trong chức năng quản lý nhà nước.
Sự lúng túng về cách quản lý, chức năng vị trí của tổ chuyên môn trở
thành vấn đề cần bàn. Vì nó là cơ sở quản lý trực tiếp giáo viên thực hành
chuyên môn.
Tất cả những điều đó cần có một lối giải thoát khoa học, thoả đáng để
giúp cho người tổ trưởng vận dụng và quản lý một tổ chuyên môn có hiệu
quả cao.
Từ những lý do trên mà tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình về
việc: "Nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chuyên môn trong nhà trường Tiểu
học".
Để tổ chuyên môn hoạt động đạt hiệu quả cần dựa vào:
- Điều lệ trường Tiểu học.

- Luật giáo dục.
- Thực tế nhà trường, các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến
chuyên môn .
- Tư liệu tổ chuyên môn
- Tìm hiểu và đưa ra được những vấn đề cơ bản qua kinh nghiệm quản
lý của bản thân có liên quan đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.
- Đưa ra những kết luận về quy trình quản lý của tổ chuyên môn.
- So sánh đối chiếu phương pháp quản lý được để hình thành khái niệm
về phương pháp quản lý mới của tổ chuyên môn
- Bằng thực tế.

4


- Khảo sát kết quả quản lý tổ trưởng chuyên môn. So sánh, phân tích đối
chiếu tổng hợp, khái quát vấn đề.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:

5


Dạy và học là một quá trình, muốn nâng cao chất lượng dạy và học thì
phải tạo được một sự chuyển biến về quản lý chuyên môn mà cải tiến khâu
trực tiếp là tổ chuyên môn, bản chất của quá trình dạy và học.
Quá trình dạy và học là quá trình thống nhất luận chứng của việc chỉ đạo
và tự chỉ đạo.
* Nhiệm vụ của dạy và học là cung cấp cho học sinh những tri thức
khoa học cơ bản, hệ thống, chính xác.

+ Làm cho học sinh phát triển năng lực , nhận thức và năng lực chủ
động sáng tạo.
+ Hình thành thế giới quan chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Giáo dục ngay
trên cơ sở truyền đạt tri thức cho học sinh. Mà sự thể hiện đúng đắn nhất là
quá trình dạy học mang tính Đảng, tính khoa học và tính phát triển. Quá trình
dạy và học là quá trình hình thành phẩm chất, hành vi.
"Nhà trường chúng ta phải dạy cho học sinh những tri thức cơ bản,
dạy cho học sinh tạo ra quan điểm cộng sản và đào tạo ra con người học
thức" (Lê- Nin ) .
"Dạy học tức là trang bị cho các em những tri thức khoa học đồng thời
rèn luyện cho các em về đạo đức ". ( Lê Duẩn).
Muốn duy trì và phát huy bản chất dạy học thì công tác quản lý. Nhất
là tổ chuyên môn giữ vị trí rất quan trọng.
* Trong điều lệ trường Tiểu học có ghi :
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện,
thiết bị giáo dục. mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. tổ chuyên môn có tổ tr ưởng,
nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a, Xây dựng kế hạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục.

6


b, Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá
chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của
các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
c, Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên Tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt

khác khi có nhu cầu công việc.( Điều 18).
Vậy nền tảng hoạt động của tổ chuyên môn chính là thực hiện 3 giúp
nhau về tư tưởng, về chuyên môn và quản lý. Đồng thời giúp nhau 3 quản:
Quản lý chuyên môn, quản lý sinh hoạt và quản lý lao động, vai trò quản lý
chuyên môn phải được thể hiện trong công tác dạy và học.
+ Tổ chuyên môn quản lý chỉ đạo và là động tác trung tâm của các cấp
lãnh đạo.
Quản lý chuyên môn phải tập trung vào nguyên tắc quản lý theo lý
luận về khoa học quản lý giáo dục "Sẽ là không tưởng nếu mà người ta xây
dựng - cái gì cũng muốn làm một tý trong thời gian ngắn", "các công việc
như một cái xích phải tìm ra mắt xích nào là chủ yếu" ( Lê- Nin).
Đối với trường chúng ta, mắt xích chủ yếu là Dạy và Học vì hoạt động
nhà trường thu hút thầy và trò. Nhà trường là một hệ xã hội cho nên hoạt
động nó rất đa dạng, phức tạp vì thế mà phải chọn hoạt động nào là trọng
tâm.
+ Xây dựng tổ, khối chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học.
Một mắt xích trong chu trình quản lý là khâu tổ chức thực hiện, nó phụ
thuộc vào năng lực thực hiện của cán bộ quản lý.
- Tổ chuyên môn là hệ con của hệ nhà trường về cơ cấu chức năng, tổ
chuyên môn phải làm hết chức năng tham mưu cho nhà trường.

7


- Tổ chuyên môn là một tế bào trong điều kiện nước ta do trình độ dân
trí bất cập khác nhau cho nên chất lượng muốn nâng lên phải phụ thuộc vào
tổ chuyên môn.
- Về góc độ kinh tế tổ chuyên môn gắn trực tiếp với người làm ra sản
phẩm ( giáo viên) chất lượng hoàn toàn do nó thúc đẩy và hoàn chỉnh. Nó là
tiền đề để xây dựng tổ lao động giỏi.

- Tổ chuyên môn có nhiệm vụ: Theo dõi quản lý chỉ đạo giáo viên,
xây dựng và thực hiện kế hoạch ( kế hoạch tổ, kế hoạch giảng dạy, chủ
nhiệm, cá nhân). Thúc đẩy công tác bồi dưỡng và là nòng cốt phong trào thi
đua toàn trường.
- Tổ trưởng chuyên môn là đầu mối (hạt nhân) của tổ, tiếp thu trực tiếp
những chỉ đạo của Hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch và điều hành tổ hoạt
động, vận hành bộ máy của tổ tốt hay không đi đúng hướng hay không thì tổ
trưởng là người cầm lái, đứng mũi chịu sào.
2. Thực trạng của vấn đề
Trong các nhà trường Tiểu học, tổ chuyên môn do Hiệu trưởng chỉ
định, chưa qua học quản lý, hầu hết là từ kinh nghiệm cá nhân hoặc học qua
đồng nghiệp đã làm để quản lý tổ.
a- Cơ cấu của tổ chuyên môn:
Trường Tiểu học quy mô nhỏ, nên có hai tổ chuyên môn: Tổ 1+ 2+3,
tổ 4+5. Trình độ chuyên môn trong tổ khác nhau, đây là mấu chốt cực kỳ khó
khăn cho tổ trưởng chuyên môn.
b- Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn:
Do sự khập khiễng nhau về chuyên môn. Sự quản lý của tổ nhiều khi
chỉ là hoạt động hình thức. Do đặc thù riêng của trường Tiểu học, một giáo
viên dạy nhiều môn cho nên rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng

8


giảng dạy không thể tự kiểm tra, dự giờ và đánh giá một cách chính xác năng
lực và chất lượng chuyên môn của giáo viên.
Thực chất quản lý bằng hình thức, kế hoạch của giáo viên các thủ tục
hành chính quy phạm như: Thực hiện giờ lên lớp, giáo án, dự giờ chủ yếu là
thăm nắm quy trình sư phạm - giáo viên giảng dạy còn đóng góp chất lượng
kiến thức chỉ là bề ngoài.

Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn nói chung là tốt: hàng tuần
sinh hoạt chuyên môn vào chiều thứ sáu. Mỗi giáo viên trong một năm được
kiểm tra toàn diện hoặc chuyên đề một lần, còn một số tiết do tổ chuyên môn
tổ chức. Từ đó giúp giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy cũng như
kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn.
Phần chất lượng như tôi trình bày ở trên là hiệu quả hoạt động của tổ
chuyên môn. Nhiều tổ trưởng rất sáng tạo trong quản lý để nâng cao chất
lượng công việc và hiệu quả giảng dạy, sự tìm tòi về phương pháp quản lý và
quản lý đúng bài bản thì tổ chuyên môn sẽ đỡ gánh nặng rất lớn về tâm lý
quản lý của Hiệu trưởng.
Nhà trường chúng tôi lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt. Đầu năm đã
giao công việc kế hoạch chỉ đạo xác định nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên
môn. Quản lý nắm bắt tổ chuyên môn hoàn toàn phải qua tổ trưởng. Chính
chức năng và cách làm việc đó mà uy tín, trách nhiệm của tổ trưởng chuyên
môn được nâng lên. Hiệu quả công việc chất lượng hơn và vai trò quản lý
nhà nước của Hiệu trưởng không bị chồng chéo. Hệ thống quản lý của nhà
trường xuôi chiều, đồng bộ và có ảnh hưởng lẫn nhau. Từ đó nâng cao chất
lượng quản lý của nhà trường.
c- Những biện pháp thích hợp bản thân đã vận dụng.
- Điều tra cơ bản tình hình nhà trường, đội ngũ giáo viên toàn trường,

9


phân loại sắp xếp phù hợp, phần này làm tốt sẽ có tác dụng trong công tác
quản lý. Về yếu tố tâm lý cá nhân: Giáo viên rất cần có sự công bằng.
- Chọn và đề bạt tổ trưởng chuyên môn: Phải là người có năng lực thật
sự về chuyên môn và công tác quản lý. Yếu tố bằng cấp rất cần thiết nhưng
không quan trọng bằng uy tín chuyên môn.
*Ví dụ:

+ Tổ 1+2+3: Tổ trưởng chuyên môn là đồng chí Lê Thị Lý đạt Giáo
viên có trình độ chuyên môn vững vàng.
+ Tổ 4+5: Tổ trưởng chuyên môn là đồng chí Phạm Minh Loan đạt Giáo
viên giỏi cấp Thành phố , cấp Tỉnh.
- Tổ chức tập huấn phương pháp xây dựng thiết kế chương trình hoạt
động của tổ:
- Ba năm liền trường tôi đã làm: Hướng dẫn cho hai tổ trưởng phương
pháp tổ chức hội nghị khoa học tổ, xây dựng kế hoạch và khoán kế hoạch
cho giáo viên và lớp chủ nhiệm.
- Giao trách nhiệm quản lý cho tổ trưởng: Thay mặt Hiệu trưởng để:
Kiểm tra chuyên môn, việc thực hiện kế hoạch của tổ, tổ chức các hội nghị
bàn về chuyên môn: Kiến tập, thực tập, học tập chuyên đề. Giao cho tổ
trưởng phân công kiểm tra chéo giáo án các tổ viên trong tổ.
Khi được giao quyền này: Hầu hết các tổ chuyên môn làm tốt, có nề
nếp tuy rằng chất lượng chưa cao, nhưng đã có hiệu quả, thúc đẩy hoạt động
chuyên môn của nhà trường. Qua điều tra kết quả hằng năm: Tổ trưởng làm
tốt, làm có trách nhiệm.
* Cụ thể: Năm học 2009 -2010 tổ 4+ 5 đạt danh hiệu Tổ Tiên tiến.
Năm học 2010 -2011 tổ 1+2+3 đạt danh hiệu Tổ Tiên tiến.
Năm học 2011 – 2012 tổ 1+2+3 đăng ký tổ Tiên tiến xuất sắc.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

10


a - Công tác xây dựng kế hoạch:
Kế hoạch là hệ thống các dự kiến xuất phát từ mục tiêu sắp xếp theo
một trình tự. Kế hoạch bao gồm kế hoạch hoá và quản lý bằng kế hoạch.
Công tác của tổ chuyên môn gồm hai bộ phận chính: Một là: Các loại
kế hoạch mang tính pháp chế ( kế hoạch giảng dạy, các quy định thực hiện

trong năm học, kế hoạch của tổ chuyên môn). Hai là: Kế hoạch cá nhân. Hai
loại này được tiến hành đồng thời không được coi nhẹ. Vì kế hoạch là công
cụ chủ yếu, là phương pháp quan trọng trong mắt xích quản lý.
* Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo bốn bước :
Bước 1: Điều tra cơ bản (bắt buộc từ giáo viên trong tổ quản lý, số học
sinh, chất lượng đầu năm của lớp, hoàn cảnh cá nhân tổ viên. Những yếu tố
chủ quan, khách quan. Tác động trực tiếp đến xây dựng kế hoạch.
Bước 2: Dự thảo kế hoạch. Căn cứ vào số liệu cơ bản, chất lượng khảo
sát đầu năm, đăng ký thi đua của giáo viên để tổ trưởng viết kế hoạch thành
văn bản duyệt qua Hiệu trưởng.
Bước3: Thông qua tổ chuyên môn đóng góp xây dựng kế hoạch (pháp
chế).
Bước 4: Triển khai kế hoạch- thông qua tổ chuyên môn. Thông qua
Hội nghị công chức đầu năm.
* Cơ cấu nội dung bản kế hoạch:
+ Phân tích tình hình.
- Xác định những nội dung cụ thể.
- Các chỉ tiêu (căn cứ nội dung)
+ Biện pháp (là cách thức quản lý đôn đốc các chỉ tiêu).
- Kế hoạch thực hiện: Học kỳ I, học kỳ II ( cả năm) thống nhất
một số quy định về nội dung.
b- Công tác bồi dưỡng:

11


Tổ trưởng chuyên môn phải chủ động thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ của nhà trường và cấp trên( ngành).
Lý do: Do giáo viên khác nhau về trình độ, khác nhau về chuyên môn
đào tạo. Bồi dưỡng là điều kiện cần thiết để đuổi kịp các yêu cầu khoa học

hiện nay.
Động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy như: Soạn bài trên máy vi tính, dạy học học bằng giáo án điện
tử…
Do yêu cầu của ngành chuẩn hoá về đội ngũ, trình độ do vậy phải tích
cực trong hoạt động này.
Nội dung:
+ Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, tình
cảm, tay nghề.
+ Bồi dưỡng giúp nhau nắm vững chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tổ chức các chuyên đề: Toán, Tiếng Việt, Dạy 2 buổi/ngày… Phải
được coi như thực hiện có tính nguyên tắc nghiên cứu tìm tòi. Nâng cao hiểu
biết của mình và giúp cho đồng nghiệp.
c- Công tác thi đua:
- Công tác thi đua là phương thức kích thích hoạt động, phát huy tính
độc lập sáng tạo, làm chủ tập thể, công khai công bằng. Nó còn thể hiện được
tính kiểm tra.
- Các nội dung thi đua :
+ Thi đua dạy tốt, học tốt ( Thi GV dạy Giỏi cấp trường, cấp
Thành phố)
+ Thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Hình thức:

12


- Các đợt thi đua phải có chủ đề rõ ràng, định hướng nội dung các chỉ
tiêu cụ thể.
- Kết hợp với tổ chức trong và ngoài nhà trường, nâng cao chất lượng
hoạt động, có tác dụng kích thích thi đua giữa các cá nhân trong tổ, giữa các

tổ chuyên môn với nhau.
- Nêu cao chức năng động viên là chính. Hết sức tránh sự trù dập; ý
thức cá nhân, thiếu khách quan, thiếu tính tập thể trong thi đua.
- Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp .

13


4. Hiệu quả của SKKN
Qua nhiều năm thực hiện tôi thấy các tổ chuyên môn sinh hoạt theo đúng
kế hoạch của nhà trường đề ra trong buổi Hội nghị Cán bộ viên chức đầu
năm:
- Dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường các tổ đã xây dựng được kế
hoạch hoạt động tổ CM, đề ra các chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn trường theo từng năm học.
- Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ hàng tháng, hàng tuần theo kế
hoạch nhà trường đề ra. Rút kinh nghiệm dự giờ của giáo viên trong tổ , triển
khai các văn bản của cấp trên.
- Do có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn, tổ CM
đã tổ chức thực tập theo chuyên đề nên giúp giáo viên bồi dưỡng để đổi mới
phương pháp dạy học nâng cao trình độ chuyên môn. Cụ thể các giờ dạy
được đánh giá xếp loại tốt, khá tăng dần lên. Giờ đạt yêu cầu giảm và hầu
như không còn. Cụ thể:
Năm học

TS

Xếp loại GV 2 năm liền kề

GV


Ghi
chú

Tốt
%
Khá
%
TB
%
2009 - 2010 25
17
68
8
32
0
0
2010 - 2011 26
23
88
3
12
0
0
- Giáo viên học tập được nhiều kinh nghiệm của đồng nghiệp, và cảm
thấy yêu nghề, yêu trường, yêu lớp.
- Qua sinh hoạt chuyên môn tổ giúp cho các đồng chí giáo viên xây
dựng khối đoàn kết nhất trí cao, duy trì được ý thức thi đua trong giáo viên.
Từ đó giúp cho nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và mục tiêu giáo
dục đã đề ra.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

14


1. Kết luận:
Tổ chuyên môn là một hệ thống trong công tác quản lý giáo dục của
trường Tiểu học nói chung. Giữa lý luận quản lý và thực tiễn quản lý tổ
chuyên môn còn là khoảng cách xa. Nó còn mang yếu tố chủ quan. Những
vấn đề nêu trên nó chỉ là những vấn đề ở một đơn vị mà tôi trực tiếp chỉ đạo
tổ chuyên môn được rút ra từ lý luận dạy học và kinh nghiệm quản lý của
nhà trường. Một chu trình tổ chuyên môn mới chỉ là hé mở. Còn cả là một
quá trình vận dụng nó vào thực tế muôn màu muôn vẻ. Kết quả đó mới
khẳng định phần lý luận đúng hay sai.
- Để quản lý tổ CM trong nhà trường đạt hiệu quả thì người cán bộ quản
lý phải làm cho giáo viên nắm vững được nhiệm vụ của tổ CM là:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục
khác.
+ Thực hiện bồi dưỡng CM, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng
hiệu quả giờ dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị dạy học của các
thành viên trong tổ của nhà trường.
+ Tham gia đánh giá xếp loại giáo viên theo quy định ( chuẩn nghề
nghiệp giáo viên Tiểu học) và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó CM.
- Tổ chức cho tổ CM sinh hoạt 02 lần/tháng với nội dung phong phú,
đạt hiệu quả.
+ Thực hiện tốt sinh hoạt CM theo hướng đổi mới ( dự giờ sinh hoạt
CM 01 lần/ tháng ( vào tuần thứ 3 hàng tháng).
* Cụ thể: Thực hiện sinh hoạt theo chuyên đề dạy học 2 buổi/ ngày,học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh, giáo dục môi trường…

15


Khi tổ CM đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trên thì hoạt động của tổ CM
được nâng cao rõ rệt.
2. Những ý kiến đề xuất
* Với nhà trường:
- Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đầy đủ ngay từ đầu năm học.
- Sinh hoạt chuyên môn theo đúng sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
- Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên môn theo hướng đổi mới.
- Xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
- Tổ chức học tập và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên
cho giáo viên.
Trên đây là SKKN của cá nhân tôi, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
đã giúp tôi và các bạn đồng nghiệp rút ra nhiều điều bổ ích. Do điều kiện khả
năng còn có hạn, SKKN này còn nhiều thiếu sót, trong quá trình thực hiện
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những vướng mắc. Bởi vậy rất mong được sự
đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để SKKN
của tôi đạt kết quả tốt hơn và được vận dụng vào thực tế của các tổ CM trong
nhà trường Tiểu học.
Ngày 25 tháng 11 năm 2011
Người viết

Cù Thị Đoài

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật giáo dục .
Điều lệ trường Tiểu học.
Nhiệm vụ năm học của Phòng giáo dục.
Kế hoạch năm học của nhà trường.
Kế hoạch hoạt động CM của tổ.

17


18



×