Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN KINH NGHIỆM CHỈ đạo bồi DƯỠNG học SINH để THI học SINH GIỎI KHỐI 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.36 KB, 13 trang )

KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH
ĐỂ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 4

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Dân tộc Việt nam của chúng ta có truyền thống hiếu học. Từ khi Đảng ra
đời, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Nhân tài
là sản phẩm quý giá của quốc gia. Vì vậy phải phát hiện sớm và tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng theo những hình thức thích hợp.
“ Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi
dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và
sử dụng đúng lúc đúng chỗ...”( Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại Đaị
hội VI, 1996)
Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi được quy định rõ trong điều 1quy chế thi chọn học sinh giỏi: “ Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và thi
chọn học sinh giỏi nhằm động viên khích lệ những học sinh giỏi và giáo viên
dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất
lượng của công tác quản lý, chỉ đạo cấp giáo dục tỉểu học. Đồng thời phát hiện
học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở các cấp học cao hơn, nhằm đào
tạo nhân tài cho đất nước”.


Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trong đời trẻ tham gia vào hoạt động học
với tư cách là hoạt động chủ đạo, nhờ có nội dung giáo dục toàn diện mà các
em có khả năng, năng khiếu. Nếu gia đình, bạn bè và đặc biệt là thầy cô giáo
sớm phát hiện, nâng đỡ và bồi dưỡng mầm mống năng khiếu, kích thích niềm
say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu sẽ ngày càng rõ hơn, năng khiếu
được định hướng sớm sẽ phát triển và dần dần định hình trở thành học sinh
năng khiếu.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở Tiểu học là phát huy hết” khả năng,
tiềm năng” của trẻ là tạo nguồn học sinh giỏi cho cấp học tiếp theo thực hiện
chiến lược “ Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mặt khác chất lượng giáo dục


đại trà hiện nay đã được nâng lên một bước đáng kể do đó kết quả bồi dưỡng
học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá của nhà trường. Thành
tích giáo dục mũi nhọn khẳng định uy tín của nhà trường, mỗi học sinh giỏi
không những là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô mà còn là niềm tự hào của cả
cộng đồng.
Chính việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã giúp cho người ta phát hiện ra
những sở trường, những khả năng đó mà đối với mỗi cá nhân là cả cuộc đời, có
khi là nghề nghiệp, là sự cống hiến, đội ngũ giáo viên trường tiểu học Vân cơ
đã có nhận thức đúng về điều đó. Qua điều tra, 100% giáo viên cho rằng việc
bồi dưỡng học sinh giỏi là “ rất quan trọng, rất cần thiết” và nó trở thành một
nhu cầu của mỗi giáo viên trong trường .Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của
nhà trường một số năm gần đây từ là một trường có thành tích khiêm tốn trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đến năm học 2012-2013 là trường có đội ngũ
học sinh giỏi cấp Quốc gia ,học sinh giỏi cấp Tỉnh, học sinh giỏi cấp thành phố
đứng tốp đầu của thành phố.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I-

Cơ sở lý luận của vấn đề:
2


Phát hiện và tuyển chọn đúng mang lại ý nghĩa định hướng phát triển đúng đắn cho
một nhân cách. Vì thế phát hiện và tuyển chọn được học sinh năng khiếu là bước bản
lề, là xuất phát điểm cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời nó mang ý nghĩa
giáo dục rất lớn. Định hướng sai khả năng phát triển của học sinh gây nên sự miễn
cưỡng, gò bó, rất có hại cho một nhân cách đang hình thành và phát triển.

Việc triển khai tuyển chọn phát hiện học sinh giỏi đây là một bước quan trọng
trong việc tổ chức thi học sinh giỏi của nhà trường. Xuất phát từ thực tế không

phải mọi học sinh có xếp loại học sinh giỏi đều là học sinh có năng khiếu, từ
đó tuyển chọn và tiến hành tuyển chọn học sinh giỏi cho từng khối lớp là công
việc quan trọng. Ở nhà trường thông thường đội ngũ giáo viên cố định, năng
lực cuả các đồng chí về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đều có kinh nghiệm,
nhưng ta thấy kết quả không cao nguyên nhân:
Các năm về trước đội tuyển học sinh giỏi nhà trường khi đi thi học sinh
giỏi được tuyển do các đồng chí giáo viên giảng dạy tự lựa chọn đưa lên lập
danh sách để đi thi, Các đồng chí giáo viên dựa theo kết quả học tập của các
em trong năm học.
Qua việc nhà trường cho các em thi học sinh giỏi cấp trường để nhà trường
chon lựa được các em thực sự có năng khiếu để thi học sinh giỏi, vì em có kết
quả học tập ở lớp đã có năng khiếu. Do vậy kết quả thi học sinh giỏi của nhà
trường ngày càng tiến bộ.
Trong các vấn đề cần nghiên cứu, công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh
giỏi của nhà trường để thực hiện có hiệu quả có nhiều vấn đề
. Qua nghiên cứu thực tiễn chỉ đạo nhà trường của mình, qua nghiên cứu
tài liệu của đồng nhiệp .Tôi xin trình bầy về một vấn đề nghiên cứu:
- Kế hoạch chỉ đạo Ban giám hiệu( BGH) nhà trường phát hiện và
tuyển chọn học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng cho

3


học sinh thi học sinh giỏi cấp Thành phố , cấp tỉnh, quốc gia để đạt
được kêt quả cao.
II- Thực trạng của vấn đề:
Đối với trường tiểu học Vân cơ cũng như nhiều trường tiểu học khác trong
toàn thành phố xuất phát từ chất lượng học sinh đại trà cũng như chất lượng
học sinh giỏi 2 năm học:
Stt

1
2
3
4

Giải

Năm học

Năm học

Nhất
Nhi
Ba
kk
Tổng số

2010-2011
6
8
26
34
74

2011-2012
5
10
38
29
82


Qua bảng tổng hợp ta thấy số lượng giải học sinh giỏi, cũng như chất
lượng giải học sinh có nhiều tiến bộ mới qui mô nhà trường đông học sinh, và
đội ngũ giáo viên đông đảo có trình độ cao. Chất lượng học sinh giỏi nhà
trường chưa cao so với số lượng HS là trường trung tâm của thành phố do
những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: Do nhận thức của cán bộ giaó viên, của học sinh,
phụ huynh học sinh nhà trường chưa nhận thức được cần thiêt trong công tác
học sinh giỏi .Do vậy chưa được quan tâm, được đầu tư, có kế hoạch bồi
dưỡng học sinh giỏi.
- Nguyên nhân thứ hai: Chưa có kế hoạch để chọn lựa học sinh có năng
khiếu, có trình độ để bồi dưỡng học sinh và khen thưởng động viên học sinh .
- Nguyên nhân thứ ba: Chưa có kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng,
khen thưởng đội ngũ giáo có viên học sinh giỏi chưa được quan tâm nhiều.
- Nguyên nhân thứ tư: Việc huy động các lực lượng cũng như cộng đồng
xã hội quan tâm học sinh giỏi cùng cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều hạn
chế .
4


Qua nhận thức được nguyên nhân cùng thấy vai trò, trách nhiệm của nhà
trường với nhân dân cũng như với nghành. Cần phải đưa chất lượng nhà
trường đi lên, cụ thể chất lượng học sinh giỏi ngày càng cao, ban giám hiêu
nhà trường cần phải có kế hoạch, có biện pháp cụ thể, tích cực trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm dần đưa chất lượng giảng dạy của nhà trường,
chất lượng học sinh giỏi ngày càng đi lên.
III- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Qua nghiên cứu thực trạng học sinh giỏi của nhà trường vầ chất lượng
học sinh giỏi nhà trường trong các năm qua. Nhằm để thực hiện nhiệm vụ này
ban giám hiệu nhà trường cần thực hiện các giải pháp như sau:

1- Nâng cao nhận thức về bồi dưỡng học sinh giỏi của nhân dân, của cán
bộ giaó viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhà trường, Cần được đầu tư, phải
có kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Cần có kế hoạch tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi. Để chọn
lựa học sinh có năng khiếu, trình độ để bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi.
khen thưởng kịp thời để động viên cô giáo và học sinh khi đạt kết quả các cuộc
thi ngay lập tức.
2- Tổ chức tuyển chọn và phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng học
sinh giỏi, khen thưởng động viên đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
một cách xứng đáng.
3- Tổ chức xây dựng, huy động các lực lượng cũng như cộng đồng xã hội
quan tâm công tác học sinh giỏi của nhà trường. giúp trường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi.
4- Một số nghiên cứu học tập đồng nghiệp của các tỉnh bạn về kinh bghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi:

Để nâng chất lượng học sinh giỏi nhà trường, các trường học trong toàn
quốc nhiều đồng chí cán bộ quản lý, nhiều đồng chí giáo viên cũng có nhiều
5


phương pháp, nhiều cách khác nhau để thực hiện công việc này. Tuy nhiên qua
nghiên cứu tìm hiểu cho thấy các đ/c đó đều có chung một số quan điểm như
tôi đã nêu trên ví dụ: Đề tài
“Một số ý kiến về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi”
Của thầy đặng ngọc hòa PTTH chuyên Lý Tự Trọng Cần thơ.

+ Sáng kiên kinh nghiệm “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
trường THCS Hương Toàn” Của thầy Hoàng Ngọc Kiều trường THCS Ngọc
kiều - Thưa Thiên- Huế năm 2011 giải thành phố.

+ Sáng kiến kinh nghiệm của cô Nguyễn Thị Thảo trường THCS Đức
chính - Đông Triều- Quảng Ninh với bài:
”Công tác chỉ đạo thúc đẩy phong trào bồi dưỡng, năng cao chất lượng
mũi nhọn” v.v.
Tất cả các bài viết trên tập chí, các sang kiến kinh nghiệm đều định
hướng về công tác của các nhà quản lý giáo dục chỉ đạo công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi nhà trường nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn đưa chất lượng
giáo dục nhà trường đi lên..
5- Từ những vấn đề nêu trên cho ta thấy rằng tổ chức phát hiện và tuyển chọn
học sinh giỏi cần được quán triệt tới mọi giáo viên trong nhà trường. Trước hết
coi đó là nghĩa vụ của người giáo viên và sau đó là việc phổ biến phương pháp,
cách thức phát hiện để việc tuyển chọn được chu đáo, kết quả của quá trình
phát hiện và tuyển chọn này là không bị nhầm, không bỏ sót học sinh, có năng
khiếu, ngăn ngừa những quan hệ cá nhân của người tuyển chọn.
Để tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi ở trường, Hiệu trưởng
cần có kế hoạch rõ ràng, chi tiết về các hoạt động giáo dục này. Cụ thể xây
dựng kế hoạch thành lập đội tuyển và bồi dưỡng đội tuyển, việc này phải được
sự chỉ đạo để từng giáo viên đưa vào kế hoạch giảng dạy và chủ nhiệm.
6


Cụ thể trước khi thi học sinh giỏi cấp thành phố từ một đến hai tháng .Hiệu
trưởng nhà trường lên kế hoạch thi học sinh giỏi cấp trường cho tất cả các môn
thi mà học sinh giỏi các cấp theo kế hoạch năm học của phòng giáo dục, của sở
giáo dục, của bộ giáo dục đề ra.
Việc chẩn bị đề thi giao cho đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn có trách nhiệm sưu tầm và kết hợp với các đồng chí giáo viên có kinh
nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lâu năm . Sau đó ban giám hiệu nhà
trường chọn lựa làm đề thi.
Do lực lượng học sinh nhà trường đông một khối học sinh thông thường

trên 100 em, số học sinh đi thi học sinh giỏi thành phố, tỉnh lại hạn chế ( 1520% mà số học sinh giỏi ở cá môn ở các lớp có nhiều. Với lớp chất lượng cao
ta có thể cho học sinh thi nhiều hơn.
Sau khi nhà trường cho tổ chức thi chọn học sinh giỏi các môn để chọn
lựa được đội tuyển học sinh giỏi nhà trường, nhằm tham gia dự thi học sinh
giỏi cấp thành phố có kết quả tốt, với chỉ đạo nghiêm túc, công bằng nhằm
chọn lựa được các em học sinh có năng khiếu, học giỏi có điểm thi cao để vào
đội tuyển ôn tập học sinh giỏi nhà trường.
Qua công việc thực hiện thiết kế và qui trình việc làm của mình như trên
cho thấy:
Không hẳn là các em các em học lực có kết quả điểm trung bình bộ môn
cao khi thi học sinh giỏi trường, và thi học sịnh giỏi thành phố đạt giải.
Qua thi tuyển chọn học sinh các lớp những em học sinh các lớp đều được
tham gia. Khi đạt kết quả cấp trường giải cao đều cho các em dự thi cấp thành
phố và các em đều đạt giải có giải cao cấp thành phố và đội tuyển dự thi cấp
Tỉnh và cấp quốc gia đạt giải cao
IV- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
7


Qua những vấn đề tôi đã nêu ra ở trên hiệu quả để nghiên cứu là:
- Kế hoạch chỉ đạo BGH nhà trường phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi,
học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng cho học sinh thi học sinh giỏi cấp Thành
phố, cấp Tỉnh, cấp quốc gia để đạt được kêt quả cao.
Qua biện pháp nghiên cứu trên, cùng với một số biện pháp khác học sinh giỏi
nhà trường tôi năm học vừa qua đã có một số kết quả vượt bậc cụ thể:
Stt

Giải

Năm học


Năm học

Năm học

2010-2011

2011-2012

2012-2013
Quóc gia : 1,

1

Nhất

6

5

2
3
4
5

Nhi
Ba
kk
Tổng số đạt giải


8
26
34
74

10
38
29
82

Tỉnh 5
14
25
56
87

Nhìn vào bảng trên thấy kết quả đã đạt được các giải học sinh giỏi nhà trường
trong các năm qua cho ta thấy: Khi các biện chỉ đạo của nhà trường về công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong đó biện pháp “Tổ chức tuyển chọn đội ngũ
học sinh giỏi nhà trường là một khâu quan trọng để có được kết quả tôt.”
Với kết quả trên so sánh những năm học trước là: Từ năm học 2007-2008
trở về trước học sinh toàn trường đông trên 400 học sinh nhưng khi tuyển chọn
đội ngũ học sinh thi học sinh giỏi cấp thành phố thường dựa theo kết quả học
tập học sinh có điểm trung bình môn học sinh cao nhất và đôi khi tuyển chọn
theo tình cảm dẫn đến kết quả thi học sinh giỏi các cấp của nhà trường không
cao.
Từ năm học 2009-2010 trở về đây số học sinh của nhà ngày càng tăng do
cơ học, dân số tăng theo điều kiện tự nhiên : Khu công nghiệp Thuỵ Vân ngày
càng mở rộng, Trường Đại học Hùng Vương , các trường cao đẳng nghề cũng
phát triển cùng với thương hiệu của nhà trường ngày càng được khẳng định ,

8


học sinh giỏi ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng giải càng tăng .Do
vậy nhà trường được các phụ huynh tin tưởng và gửi gắm con em càng đông.
Một chút bàn luận :
Tuyển chon học sinh giỏi để thi học sinh giỏi các cấp đã có nhiều trường làm,
nhưng cũng có trường không làm. Vì do có thể các trường có ít học sinh,
không đủ học sinh học giỏi để dự thi các môn do nhà trường tổ chức nhất là
khối 3 và khối 4.
Hoặc khi tổ chức thi thì phải làm đề thi học sinh giỏi các bộ môn thường
gặp khó khăn, tốn kém, coi chấm thi mất thời gian. Làm không tốt hiệu quả
không cao.
Qua thực tế của trường đã thực hiện các năm qua và hiệu quả đạt được
đã chứng minh việc tuyển chọn tốt học sinh là cơ sở để bồi dưỡng cho thi học
sinh giỏi đạt kết quả cao. Ta cần duy trì và làm tốt khâu này.
Qua tuyển chọn được đội ngũ học sinh giỏi nhà trường, qua việc tích cực
bồi dưỡng cho các em chắc chắn khi các em dự thi học sinh giỏi cấp thành phố,
cấp Tỉnh, cấp Quốc gia sẽ đạt được kết quả cao so với nhà trường không tuyển
chọn..
KẾT LUẬN :

Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và lịch sử dân tộc
Việt Nam nói riêng đã khẳng định vai trò của người tài. Họ là lực lượng khởi
đầu cho phát triển Kinh tế- Văn hoá -Xã hội, đem đến cho quốc gia nền văn
minh tiến bộ không ngừng. Chính nhà trường là nơi chấp cánh cho các nhân tài
phát triển.
Giáo dục tiểu học chính là sự hình thành ở học sinh những yêu cầu cơ bản
ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, nó là nền tảng cho các cấp học tiếp theo.

9


Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh giỏi Tiểu học một cách có hiệu quả là
chuẩn bị cho học sinh hành trang và tâm thế tiếp tục học giỏi ở bậc học tiếp
theo
Phát triển sự nghiệp giáo dục là nói đến vấn đề “ Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong đó bồi dưỡng nhân tài là một vấn đề
rất quan trọng ở bậc tiểu học nên việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài được
làm tốt sẽ làm nền tảng cho năng khiếu của học sinh phát triển cao hơn nữa
trong các bậc học tiếp theo. Đây chính là thế hệ nhân tài phục vụ cho sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước.
Đề tài đã nghiên cứu đưa ra giải pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường Tiểu học Vân Cơ như sau:
- Nâng cao nhận thức về bồi dưỡng học sinh giỏi cho nhân dân, cho cán bộ
giaó viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhà trường, cần được đầu tư, phải có
kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Cần có kế hoạch tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi. Để chọn
lựa học sinh có năng khiếu, trình độ để bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi.
khen thưởng động viên học sinh khi đạt kết quả một cách kịp thời, xứng đáng.
- Tổ chức tuyển chọn và phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh
giỏi, khen thưởng động viên đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức xây dựng, huy động các lực lượng cũng như cộng đồng xã hội quan
tâm công tác học sinh giỏi của nhà trường. giúp trường cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Kế hoạch chỉ đạo BGH nhà trường phát hiện và tuyển chọn học sinh
giỏi, học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng cho học sinh thi học sinh gỏi cấp
Huyện để đạt được kêt quả cao là một việc không thể thiếu.
Đã minh chứng cho kết quả nghiên cứu hiệu quả đạt được tốt.


10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Bộ GDĐT xuất bản 2009

- Hướng dẫn viết đề tài khoa học sư phạm ứng dụng – PGD Kiến Thụy năm
2010
- Sáng kiến kinh nghiệm cô Nguyễn Thị Hà trường Tiểu học Thọ Sơn- Việt
Trì- Phú thọ.
- Sáng kiến kinh nghiệm của cô Nguyễn Thị Thiện – Trường Tiểu học Dữu Lâu
-Việt Trì- Phú Thọ

11


MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - PHỤ LỤC
*) Minh chứng cho đề tài nghiên cứu
- Tổng hợp kết quả học sinh giỏi cấp Thành phố năm học 2008-2009
- Tổng hợp kết quả học sinh giỏi cấp Thành phố năm học 2009-2010
- Tổng hợp kết quả học sinh giỏi cấp Thành phố, Tỉnh năm học 2010-2011
- Tổng hợp kết quả học sinh giỏi cấp Thành phố, Tỉnh năm học 2011-2012

12


13




×