Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn xét xử tại thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.45 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THANH NGA

QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THANH NGA

QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HIỂN


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA BỊ CÁO
LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI .......................................................................... 9
1.1. Các vấn đề lý luận về quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi ................. 9
1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xét xử vụ án hình sự mà bị cáo
là người dưới 18 tuổi ....................................................................................... 18
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
VÀ THỰC TIỄN BẢO ĐẢM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................... 20
2.1. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của bị cáo là
người dưới 18 tuổi ........................................................................................... 20
2.2. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi tại thành
phố Hà Nội ...................................................................................................... 39
2.3. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong
việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi .................................... 53

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................. 60
3.1. Giải pháp pháp luật bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi .... 60
3.2. Các giải pháp khác bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi
tại thành phố Hà Nội ....................................................................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCA

:

Bộ Công an

BCT

:

Bộ Chính trị

BLHS

:

Bộ luật hình sự

BLTTHS


:

Bộ luật tố tụng hình sự

HĐTP

:

Hoạt động tư pháp

NCTN

:

Người chưa thành niên

QCN

:

Quyền con người

TAND

:

Tòa án nhân dân

TTHS


:

Tố tụng hình sự

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quyền con người (QCN) là một trong những quyền thiêng liêng, cơ bản
và cũng luôn luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Quyền con người được
sinh ra và đồng thời cũng phải bảo đảm thực hiện như một lẽ tự nhiên. Cho
nên, nó không chỉ là vấn đề trọng yếu trong luật pháp quốc tế mà còn là chế
định pháp lý cơ bản trong pháp luật của các quốc gia.
Bảo vệ QCN là mục tiêu của các thiết chế Nhà nước dân chủ và tiến
bộ. Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt. Song song, với
việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng chăm lo xây dựng một Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật
bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do dân chủ của công dân là những

quan điểm cơ bản được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước
ta.Trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, đã
có những bước phát chuyển biến tích cực; an ninh chính trị được giữ vững,
trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Trong thực tiễn, người dưới 18 tuổi phạm tội là hiện tượng tồn tại
trong tất cả các xã hội. Tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam
nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng diễn biến rất phức tạp, tăng cả về số
vụ án và số bị cáo là người dưới 18 tuổi. Do chưa phát triển đầy đủ về thể
chất, tinh thần, tâm sinh lý chưa hoàn thiện, chưa có khả năng nhận thức,
kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình, họ dễ bị chi phối, kích động bởi
tác động bên ngoài và thực hiện các hành vi thiếu suy nghĩ chín chắn, dễ bị
lôi kéo những hoạt động phạm tội.
Tình hình tội phạm nói chung và tội phạm do người dưới 18 tuổi thực
hiện vẫn chưa có chiều hướng giảm và có diễn biến phức tạp với tính chất
mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng cao, thủ đoạn ngày càng tinh vi và
1


liều lĩnh. Đây là vấn đề không chỉ Đảng, chính quyền, các cơ quan bảo vệ
pháp luật, các cơ quan tư pháp quan tâm mà các ngành, các cấp và toàn thể
nhân dân cả nước đang hết sức quan tâm. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về vấn đề giải quyết tội phạm đối với người dưới 18 tuổi không chỉ mang
tính răn đe, nghiêm trị mà còn hướng đến giáo dục, ngăn chặn và cảm hóa, vì
đây là nhóm tội phạm còn trẻ, thiếu hiểu biết, chủ yếu do tác động của quá
trình phát triển của xã hội. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các
quyền của người phạm tội dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo quá trình xét xử các vụ
án do người dưới 18 tuổi thực hiện đều đảm bảo được các quyền con người
nói chung và quyền đặc thù riêng của nhóm tội phạm này. Quán triệt tinh thần
đó, Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi

bổ, sung năm 2017) đều dành một chương để quy định những chế định riêng
về người dưới 18 phạm tội.
Nhiều năm qua, theo quy định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố
tụng tại thành phố Hà Nội đã tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống vi
phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong đó có quyền của người dưới 18
tuổi. Song, trong xét xử quyền con người của bị cáo là người dưới 18 tuổi có
lúc, có nơi chưa được tôn trọng, còn bị vi phạm, chưa có biện pháp bảo đảm
hữu hiệu. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội đặt ra nhiệm vụ cấp
bách, hoàn thiện pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm quyền người dưới 18
tuổi nhất là quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử các
vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội là vấn đề đặc biệt quan tâm, nhằm nhận
thức đầy đủ và đúng đắn về đặc điểm, tầm quan trọng của áp dụng pháp luật
trong việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét
xử, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập còn tồn tại,
tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, từ đó kiến nghị một số giải
2


pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội
hiện nay là vô cùng cần thiết.Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quyền của bị cáo là
người dưới 18 tuổi từ thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội”làm luận văn
Thạc sĩ Luậthọc chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự tại Học viện
Khoa học và Xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà
khoa học về quyền con người, quyền công dân và quyền của bị can, bị cáo
trong hoạt động tố tụng hình sự. Có thể kể đến trong một số những công trình
nghiên cứu sau:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Luật tố tụng hình sự Việt Nam
với việc bảo vệ quyền con người”, trường Đại học Quốc Gia, năm 2011.
- Luận án phó tiến sĩ Luật học:“Nguyên tắc công bằng trong luật hình
sự Việt Nam”của tác giả Võ Khánh Vinh, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp
luật, năm 1993 [32].
- Luận án phó tiến sĩ Luật học:“Xây dựng và hoàn thiện đảm bảo
pháp luật thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam
hiện nay”, của tác giả Nguyễn Văn Mạnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, năm 1995 [12].
- Luận án tiến sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền con người của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng Hình Sự Việt Nam”, của tác giả Lại
Văn Trình, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 [26].
- Luận án tiến sĩ Luật học: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác
giả Trần Hưng Bình, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện
khoa học xã hội, năm 2013[2].
- Luận án tiến sĩ Luật học: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là
người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả
3


Nguyễn Hữu Thế Trạch, trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, năm
2014. [24].
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là
người chưa thành niên: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, của tác giả
Nguyễn Thu Huyền, Khoa luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007. [8].
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm pháp lý về quyền con người ở
Việt Nam hiện nay”, của tác giả Trần Thị Phương Thảo, Khoa Luật, trường
Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2008. [22].
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Quyền con người và vấn đề bảo đảm

quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam”, của tác giả Đỗ Thị Hường,
Khoa Luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2011. [7].
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền con người trong hoạt
động xét xử vụ án hình sự”, của tác giả Ngô Thị Thanh, Khoa luật, trường
Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013.[21].
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự
Việt Nam”, của tác giả Trần Thị Thanh Thúy, trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2013. [23].
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền con người trong hoạt
động xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu”, của tác giả
Đỗ Thị Huệ, Viện Nhà nước và pháp luật, trường Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, năm 2013. [5].
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa
thành niên theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả Đỗ Xuân
Hồng, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014. [6].
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền của người chưa thành
niên phạm tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn
thành phố Hải Phòng”, của tác giả Phạm Hữu Trường, Viện Hàn lâm, Khoa
học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học và xã hội, năm 2014. [28]
4


- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của người
chưa thành niên phạm tôi, từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, của tác giả
Trần Thị Tuyết Nhung, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện
khoa học xã hội, năm 2016. [13]
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị
buộc tội chưa thành niên, theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tỉnh Quảng Trị”, của tác giả Nguyễn Thị Thủy Tiên, Viện Hàn lâm, Khoa
học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2016. [25]

- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Xét xử sơ thẩm đối với người chưa
thành niên phạm tội, từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, của tác giả
Trương Hồng Tú, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa
học xã hội, năm 2016. [30]
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
mà bị cáo là người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Phạm Hồng Khải, Viện Hàn
lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. [10]
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
mà bị cáo là người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, của tác giả Bùi Thị Dung, Viện Hàn lâm,
Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. [3]
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
mà bị cáo là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự Việt nam, từ thực
tiễn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Lê Thị Phơ, Viện Hàn
lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. [14]
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là
người dưới 18 tuổi (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh), của tác
giả Nguyễn Thị Tú An, Khoa luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
2017. [1]
5


- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền con người của người bị
buộc tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án Quân sự
Quân khu 5”, của tác giả Nguyễn Văn Huy, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội
Việt Nam, Học viện khoa học và xã hội, năm 2017. [9]
Các công trình khoa học bài viết này hoặc là tổng quát, hoặc đi sâu
nghiên cứu, phân tích, luận giải một số nội dung về quyền con người, các biện
pháp bảo đảm quyền con người, vấn đề bảo vệ quyền con người hoặc đề cập

đến cả quá trình giải quyết vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi từ giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử cho đến thi hành án...
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống
quy định của pháp luật nước ta hiện nay về bảo đảm quyền của bị cáo là
người dưới 18 tuổi từ thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội. Lần đầu tiên tác
giả nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp
luật trong công tác xét xử vụ án đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội
trong giai đoạn xét xử từ thực tiễn thànhphố Hà Nội. Từ đó khẳng định sự cần
thiết bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong hoạt động xét xử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự có Bị cáo là
người dưới 18 tuổi phạm tội, luận văn làm sáng tỏ quyền của Bị cáo là người dưới
18 tuổi và quá trình áp dụng các quy định này từ thực tiễn xét xử tại Tòa án. Qua
đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhất chất lượng xét xử các vụ án hình sự
mà bị cáo là người dưới 18 tuổi , đảm bảo được các quyền của con người, quyền
của bị cáo là người dưới 18 tuổi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của thủ tục xét xử
vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi. Trong đó tập trung nghiên cứu
các vấn đề:
6


- Những vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật về đảm bảo
quyền đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi;
- Thực tiễn việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực
tiễn xét xử các vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội;
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo là
người dưới 18 tuổi.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm
quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ
án hình sự tại thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về việc bảo đảm quyền bị cáo là người
dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hà
Nội từ năm 2013 đến năm 2017.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
và pháp quyền; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước ta về quyền con người, quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi
trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp chuyên ngành.
Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa
học từng vấn đề tương ứng, như: Hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ
thể, thống kê, so sánh, phân tích...
7


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×