Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MỘT SỐ NĂNG LỰC CẦN THIẾT KHI DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.22 KB, 7 trang )

MỘT SỐ NĂNG LỰC CẦN THIẾT KHI DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
I. Đặt vấn đề
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết,
từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục phổ thông (nội dung,
phương pháp, thi, kiểm tra, đánh giá), các chính sách, cơ chế và các điều kiện bảo đảm
chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, ở cả Trung ương và
địa phương, ở mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đổi mới để tạo ra chuyển
biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân.
Một trong những điểm đổi mới trong giáo dục đào tạo là xây dựng các chủ đề dạy
học trong mỗi môn học. Trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định
trong chương trình giáo dục phổ thông, các thầy ,cô giáo, các cán bộ giảng dạy (gọi chung
là người dạy) từ trung ương đến địa phương, từ đại học đến Tiểu học, mầm non,... được
chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học theo chương trình đổi mới
phương pháp dạy học với các chủ đề tích hợp, liên môn, xuyên môn, tiếp cận năng lực
người học với mục đích là nhằm khuyến khích người dạy học sáng tạo, gắn liền với thực
tiễn; góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy
học;... khuyến khích người học tự lĩnh hội kiến thức và tham gia vào nhiều hoạt động
khác nhau, cảm thấy quá trình học tập có ý nghĩa vì nó giải quyết được một tình huống,
một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống từ đó có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.
II. Cơ sở lý luận
1.Khái niệm năng lực, dạy học tiếp cận năng lực.
Theo quan điểm tâm lí học thì năng lực là tổng hợp các đặc điểm thuộc tính tâm lí
của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo
cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Năng lực của con người không phải hoàn toàn tự
nhiên mà có, phần lớn do công tác và tập luyện tạo nên.
+ Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành
công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể [OECD, 2020].
+ Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân có thể học


được để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó
tính sẵn sàn hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách

1


thành công và có trách nhiệm các giải pháp trong những tình huống thay đổi (Weinert,
2001).
+ Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua các giá trị, cấu trúc như
là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, thực hiện hóa qua
ý chí (John Erpenbeck).
Chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào việc mô tả chi tiết
chất lượng đầu ra, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn
nhằm chuẩn bị cho người học những năng lực cần thiết để giải quyết các tình huống của
cuộc sống và nghề nghiệp.
2. Năng lực chuyên môn
Khi hướng dẫn, giảng dạy theo chương trình tiếp cận năng lực đòi hỏi người dạy
cần phải có năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tốt cũng như khả năng đánh giá
kết quả chuyên môn một cách độc lập, phương pháp làm việc khoa học và chính xác.
Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng
lực toán học, năng lực âm nhạc, năng lực nghệ thuật, năng lực tổ chức…
Người dạy có năng lực chuyên môn cao thường cần phải:
+ Nắm vững và hiểu biết rộng về chuyên môn mình phụ trách.
+ Thường xuyên quan tâm và theo dõi xu hướng phát triển đến lĩnh vực chuyên môn.
+ Say mê nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng tự học, tự bồi
dưỡng …
Ví dụ:
Khi dạy bài “Quan hệ tương đương” trong học phần “ Toán và phương pháp cho trẻ
mầm non làm quen với toán” đối tượng là sinh viên hệ cao đẳng mầm non chính quy.
Nếu giảng viên có năng lực chuyên môn tốt thì ngoài việc cho sinh viên trình bày định nghĩa

quan hệ tương đương :
Một quan hệ hai ngôi R trong X được gọi là quan hệ tương đương nếu nó có các tính chất:
1- Tính phản xạ : x � X : (x,x) � R
2- Tính đối xứng: x, y � X : nếu xRy thì yRx.
3- Bắc cầu: x, y, z � X : nếu xRy, yRz thì xRz.
Thì người giảng viên cần tổ chức các hoạt động cho sinh viên tìm hiểu quan hệ tương đương
gắn với thực tế trong trường mầm non như:

2


Sinh viên thảo luận quan hệ “là bạn” trong tập hợp các cháu lớp mẫu giáo 4 tuổi có
là quan hệ tương đương không? Nó thỏa mãn các tính chất nào?
Chứng minh rằng quan hệ cùng tuổi, cùng họ trên tập hợp các học sinh trong 1 lớp
học là quan hệ tương đương.
Hệ thống các hoạt động đó giúp cho sinh viên có hứng thú học tập hơn bởi nó gắn
liền với thực tế công việc sau này của sinh viên.
3. Năng lực xây dựng nôi dung và chương trình dạy học
Như chúng ta đã biết chương trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực không
quy định nội dung dạy học chi tiết mà chỉ quy định những kết quả đầu ra mong muốn của
quá trình giáo dục, chính vì vậy đòi hỏi người dạy cần phải có năng lực xây dựng nội dung
và chương trình hướng dẫn, giảng dạy phù hợp đáp ứng được kết quả đầu ra.
Khi xây dựng nội dung chương trình dạy học người dạy cần phải giảm bớt khối
lượng kiến thức hàn lâm, giảm bớt những thông tin buộc người học phải thừa nhận và ghi
nhớ một cách máy móc, người dạy cần tăng cường những gợi ý để người học tự nghiên
cứu, tăng cường câu hỏi phát triển trí thông minh, tăng tình huống để người học tự xử lí
giải quyết vấn đề, ưu tiên kiến thức gắn bó với thực tiễn, tăng cường thực hành việc vận
dụng trong công việc nghề nghiệp.
Ví dụ
Trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ cao đẳng chính quy có học phần

Xác suất và thống kê toán. Với chương trình dạy học tiếp cận năng lực thì trường CĐSP
Thái Nguyên đã chuyển học phần này từ học phần bắt buộc sang học phần tự chọn và
giảm bớt các kiến thức hàn lâm, ít liên quan đến công việc của giáo viên tiểu học như
giảm tiết lí thuyết khi dạy các bài : Các công thức tính xác suất, ước lượng và kiểm định.
Tăng cường cho sinh viên thực hành tính các giá trị dặc trưng mẫu do nội dung kiến thức
của phần này có liên quan niều đến công việc của giáo viên tiểu học.
4. Năng lực đánh giá và phân loại sinh viên
Khi dạy học theo chương trình tiếp cận năng lực để đảm bảo những tiêu chí chuẩn
đầu ra thì người dạy cần quan tâm hơn nữa đối với người học bởi vì mỗi người học có sự
nhận thức khác nhau trong quá trình tiếp thu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Năng lực đánh giá và phân loại cho người học là năng lực quan trọng đối với mỗi
người dạy, thông thường để phân loại được khả năng tiếp thu kiến thức người dạy có thể
căn cứ vào các yếu tố sau như: Trình độ nhận thức, hứng thú và phong cách học tập, văn
hóa, tôn giáo và giới tính…từ đó xây dựng nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học
phù hợp với các đối tượng sinh viên đảm bảo đạt kết quả cao trong quá trình dạy học.

3


Người dạy có năng lực đánh giá và phân loại sinh viên cần phải
+ Dự đoán được những thuận lợi và khó khăn của người học.
+ Có tính thần trách nhiệm, yêu thương, săn sàng giúp đỡ người học
+ Am hiểu tâm lí học của người học và tâm lí học sư phạm.
+ Xác định được khối lượng kiến thức, năng lực phù hợp với các đối tượng người học.
Ví dụ.
Khi dạy bài 1 Khái niệm về tập hợp trong chương 1 học phần Toán học dành cho đối
tượng sinh viên hệ cao đẳng sư phạm ngành giáo dục tiểu học để đánh giá được sinh viên thì
giảng viên cần căn cứ vào mục tiêu của bài dạy có thể chia làm 3 bậc:
Bậc 1:
- Sinh viên trình bày được khái niệm tập hợp, lấy được ví dụ minh họa.

- Sinh viên mô tả được các cách xác định một tập hợp
- Sinh viê trình bày được các khái niệm về tập hợp bằng nhau, tập con, các phép toán
giao, hợp, phần bù..
Bậc 2
- Biểu diễn được mối quan hệ bao hàm của hai tập hợp, xác định được số tập con của
một tập hữu hạn
- Sinh viên lây được ví dụ và phản ví dụ về mối quan hệ giữa hai tập hợp
- Sinh viên chứng minh được các tính chất của phép lấy giao, hợp của các tập hợp
Bặc 3
- Lấy được ví dụ về các bài toán tập hợp trong chương trình toán tiểu học
- Phân tích được việ sử dụng lược đồ VEN để giải một số bài toán khó ở tiểu học
Từ mục tiêu gồm 3 bậc như trên giảng viên có thể đánh giá được sinh viên thông qua
việc tổ chức các hoạt động học tập cho sinh viên tìm hiểu về kiến thức tập hợp.
5. Năng lực sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học
Với chương trình dạy học tiếp cận năng lực người dạy đảm nhiệm công việc người
tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ người học tự học, tự nghiên cứu, tích cực lĩnh hội tri thức, chú
trọng phát triển khả năng giải quyết các vấn đề.

4


Nếu chương trình dạy học tiếp cận nội dung chỉ chú trọng việc người học học tập lí
thuyết thì chương trình dạy học tiếp cận năng lực tổ chức lớp học rất đa dạng chú trọng
đến các hoạt động xã hội, ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo…, chính vì những đặc điểm
trên yêu cầu người dạy cần phải có năng lực sử dụng các phương pháp và hình thức tổ
chức, hướng dẫn đa dạng, phù hợp với khả năng tiếp cận năng lực nhận thức của người
học.
Trong quá trình giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực thì người dạy có thể sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học như : Phương pháp dạy học (PPDH) phát hiện
và giải quyết vấn đề, PPDH lí thuyết kiến tạo, PPDH dựa trên dự án, PPDH theo hợp

đồng…có thể kết hợp các PPDH với các hình thức, kỹ thuật dạy học như: Dạy theo nhóm,
dạy học cá nhân, dạy theo góc, kỹ thuật khăn trải bàn, đồng thời có sự liên hệ thực tiễn
vận dụng vào bài học tạo động cơ và hứng thú học tập bởi nó rất thực tế với cuộc sống
hàng ngày
Ví dụ 1
Khi dạy Bài 2 :Công thức và mệnh đề liên hợp trong học phần Toán học 1 dành
cho đội tượng sinh viên hệ cao đẳng sư phạm ngành giáo dục tiểu học. Giảng viên có thể
tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Sinh viên báo cáo kết quả đã chuẩn bị ở nhà
+ Trình bày khái niệm công thức, giá trị chân lí của công thức
+ Lấy 1 vị dụ vè công thức và xác định giá trị chân lí của công thức đó.
Giảng viên cho sinh viên nhận xét, đánh giá sau đó giảng viên chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 2 Sinh viên hoạt động theo nhóm
+ Tìm hiểu khái niệm sự tương đương logic của hai công thức
+ Chứng minh sự tương đương của công thức: p �q

q

p,

+ Lấy ví dụ trong nội dung toán tiểu học minh họa đẳng thức trên
Hoạt động 3 : Phân tích một số ví dụ liên quan về sự tương đương logic trong thực
tế khi dạy toán tiểu học.
+ Số a không chia hết cho 6 tương đương logic với số a không chia hết cho 2 hoặc không
chia hết cho 3
+ Một số giáo viên trong quá trình nhắc nhở học sinh trật tự trong lớp thường hay nhấn
mạnh “Cô cấm em không được mất trật tự trong lớp” , câu nói của cô có chính xác về
mặt logic hay không?

5



Trong ví dụ trên, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài dạy, có thể cho học sinh hoạt động cá nhân, hoặc
hoạt động theo nhóm để học sinh trả lời các câu hỏi. Tùy theo mức độ nhận thức của học
sinh mà giáo viên có thể cho học sinh giải quyết vấn đề bằng cách trả lời các câu hỏi mà
giáo viên đưa ra. Ở đây năng lực sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học là rất
quan trọng nó quyết định đến kết quả của quá trình giáo dục.
Ví dụ 2: Dạy bài Axetilen – Giáo trình Hóa hữu cơ 2- CĐSP
Ví dụ: Khi học về axetilen, người dạy có thể đưa ra tình huống:
Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ?
Người học sẽ nhanh chóng trả lời đó là đất đèn có thành phần chính là canxi
cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit:
CaC2 + 2H2O � C2H2 + Ca(OH)2
Tuy nhiên nếu hỏi chất nào làm cá chết thì người học không dễ giải thích được: Axetilen
có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic, chính chất này làm tổn thương đến hoạt
động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.
Ví dụ 3:
Vì sao ta để muối trong lọ không có nắp khi sử dụng lại dễ bị chảy nước?
Giải thích: Muối ăn có thành phần chính là natri clorua ngoài ra còn có một số muối
khác như magieclorua và chính MgCl 2 rất ưa nước, nó hấp thụ nước trong không khí và
cũng rất dễ tan trong nước.
Ví dụ 4 :
Kiến thức về tứ diện được sử dụng trong việc giải thích các cấu trúc phân tử nước đá và
giải thích các trạng thái của nước đá: Mạng tinh thể nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.
Mỗi phân tử liên kết với bốn phân tử khác gần nó nhất nằm trên bốn ñỉnh của một hình tứ
diện đều. Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá thuộc cấu trúc tứ diện, là cấu trúc rỗng
nên nước đá có tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng, thể tích nước đá ở trạng thái
đông ñặc lớn hơn khi ở trạng thái lỏng
Khi người dạy có sự liên hệ thực tế, cụ thể trong mỗi bài dạy thì kết quả nhận thức

sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, người học hứng thú hơn và lĩnh hội kiến thức sâu hơn, chắc
chẵn hơn,…
6. Năng lực giao tiếp sư phạm
Giao tiếp là một thành phần cơ bản của các hoạt động sư phạm, không có giao tiếp
thì hoạt động của người dạy và người học không diễn ra, để đạt được hiểu quả cao trong
công tác giảng dạy thì đòi hỏi người dạy cần phải có năng lực giao tiếp cơ bản.

6


Người dạy có năng lực giao tiếp sư phạm tốt thường đạt được kết quả cao trong
các hoạt động giáo dục của mình. Năng lực giao tiếp thường được thể hiện qua các kỹ
năng chính như: kỹ năng định hướng giao tiếp,kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc,kỹ
năng sử dụng các phương tiện giao tiếp như: lời nói, cử chỉ, điệu bộ nét mặt, nụ cười, ánh
mắt,…
Trong quá trình giảng dạy tiếp cận năng lực, người dạy thường đứng trước những
tình huống phạm khác nhau đòi hỏi người dạy phải biết cách giải quyết linh hoạt sáng tạo
những tình huống sư phạm đó. Sự khéo léo trong ứng xử sư phạm là kỹ năng trong bất kỳ
trường hợp nào cũng tìm được những tác động sư phạm đúng đắn nhất giúp giải quyết vấn
đề một cách tốt nhất, Biết biến cái bị động thành cái chủ động để giải quyết các vấn đề
phức tạp trong công tác dạy học và giáo dục và nhanh chóng xác định được các vấn đề
xẩy ra và kịp thời áp dụng được các biện pháp thích hợp để xử lí.
III. Kết luận
Đổi mới chương trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là vấn đề rất quan
trọng trong công cuộc đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, để đáp ứng và góp phần
tạo được sự thay đổi đó đòi hỏi người dạy ngoài những năng lực trên cần phải có nhưng
năng lực khác như : Năng lực ngoại ngữ và tin học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng
lực cập nhật thông tin phát huy tính tích cực chủ động, niềm say mê, hứng thú, yêu ngành nghề.
Với kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên trong bài viết này những năng lực đưa
ra có thể chưa đầy đủ rất mong sự góp ý chân thành của quí bạn đọc.

Tài liệu tham khảo
[1]. Trường CĐSP Thái Nguyên , Kỷ yếu Hội thảo khoa học Thực trạng và giải pháp đảm
bảo chất lượng giáo dục, 2012
[2]. TS. Lê Thị Thu Hương , Năng lực dạy học phân hóa- Nội dung quan trọng trong đào
tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Tạp trí giáo dục số 377, 2016.
[3]. Th.s Lê Đức Minh, Dạy học theo hướng phát triển năng lực thực hiện trong giáo dục
nghề nghiệp, Tạp trí giáo dục số 378, 2016.
[4]. Kỷ yếu hội thảo chuyên đề,Tích trong việc biên soạn sách giáo khoa theo định hướng
phát triển năng lực. NXB Giáo dục Việt Nam, tháng 1 năm 2016

7



×