Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát tỉnh Long An 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 51 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT
GẠCH ĐỒNG PHÁT

ĐỊA ĐIỂM
CHỦ ĐẦU TƯ

: XÃ THỦY ĐÔNG, HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN
: CÔNG TY TNHH ĐỒNG PHÁT

Long An - Tháng 06 năm 2014


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT
GẠCH ĐỒNG PHÁT
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH ĐỒNG PHÁT
(Giám đốc)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN


CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Phó Tổng Giám đốc)

NGUYỄN THÀNH VIỆT

NGUYỄN BÌNH MINH

Long An - Tháng 06 năm 2014


CÔNG TY TNHH ĐỒNG PHÁT
Số: 01/ĐP - 2014/TTr-DA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------Long An, ngày tháng 06 năm 2014

TỜ TRÌNH XIN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG MỞ RỘNG CÔNG TRÌNH
Dự án: Mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát
Kính gửi:

- UBND tỉnh Long An;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An;
- Sở Xây dựng tỉnh Long An;
- Sở Công thương tỉnh Long An;
- UBND huyện Thạnh Hóa;
- Các cơ quan có thẩm quyền liên quan.


 Căn cứ Luật Xây dựng số 16 ngày 26/11/2003;
 Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;
 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý
vật liệu xây dựng;
 Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
 Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v
ban hành Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;
 Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu
xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;
 Báo cáo số 1007/ĐKT ngày 7 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Long An v/v báo cáo
kết quả kiểm tra việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh;
 Công văn 2403/UBND-KT ngày 11 tháng 7 năm 2013 của UBND Tỉnh Long An v/v
thỏa thuận địa điểm đầu tư;
 Căn cứ các chủ trương của Huyện ủy& UBND huyện Thạnh Hóa;
 Căn cứ các văn bản hiện hữu của Công ty TNHH Đồng Phát;
Nhằm phát huy tiềm năng của địa phương cũng như lợi thế về kinh doanh trong lĩnh
vực sản xuất gạch ngói của chủ đầu tư, Công ty TNHH Đồng Phát chúng tôi lập dự án này
với mong muốn mở rộng diện tích nhà máy, đầu tư thêm công nghệ mới để sản xuất thêm
gạch không nung nhằm thực hiện đúng yêu cầu, chủ trương của Chính phủ về việc tiết kiệm
đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm


chi phí xử lý phế thải của của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu
quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho việc mở rộng sản xuất, công ty TNHH Đồng Phát đã
có được chủ trương số 2403/UBND-KT và đang tiến hành chuyển nhượng một số thửa đất,
tuy nhiên chúng tôi còn trong giai đoạn chờ sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An làm
thủ tục sang tên để chúng tôi xin giấy phép xây dựng thì công việc này mới được hoàn thành.
Vì vậy, Công ty chúng tôi kính đề nghị các cấp, các ngành tỉnh Long An cho phép đầu
tư dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát” với các nội dung sau:
1. Tên dự án
: Mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát
2. Chủ đầu tư
: Công ty TNHH Đồng Phát
3. Trụ sở
: Quốc lộ 62, ấp Bến Kè, xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh
Long An
4. Địa điểm xây dựng : Xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
5. Diện tích mở rộng : khoảng 75,000 m2
6. Mục tiêu đầu tư
: Mở rộng diện tích nhà máy để đủ điều kiện thay đổi công nghệ,
sản xuất gạch không nung với công suất khoảng 12 triệu viên/năm
7. Hình thức đầu tư
: Đầu tư xây dựng mới
8. Tổng mức đầu tư : 14,152,112,000 đồng
Vốn chủ đầu tư
: 50% tổng đầu tư tương ứng với 7,076,056,000 đồng
Vốn vay
: 50% tổng đầu tư tương ứng với 7,076,056,000 đồng.
9. Vòng đời dự án
: 50 năm bắt đầu từ năm 2015
10. Đánh giá hiệu quả:
Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát” có nhiều tác động tích cực đến sự
phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước & địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế
GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu
nhập cho chủ đầu tư.
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV = 10,837,119,000 đồng >0
Suất sinh lợi nội tại là:
IRR = 27% > WACC
Thời gian hoàn vốn tính là 9 năm (bao gồm cả thời gian xây dựng)
 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
11. Kết luận: Công ty TNHH Đồng Phát kính trình UBND các cấp của tỉnh Long An, Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An, Sở Xây dựng
tỉnh Long An, Sở Công Thương tỉnh Long An, UBND huyện Thạnh Hóa và các cơ quan có
thẩm quyền khác xem xét cho phép đầu tư dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng
Phát” này.
CHỦ ĐẦU TƯ
Nơi nhận:
- Như trên
CÔNG TY TNHH ĐỒNG PHÁT
- Lưu TCHC.
(Giám đốc)

NGUYỄN THÀNH VIỆT


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN .......................................................... 1
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ....................................................................................................... 1
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án ................................................................................................. 1
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN ........................................................... 5
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án.................................................... 5
II.1.1. Lợi ích của vật liệu xây dựng không nung ...................................................................... 5

II.1.2. Chính sách phát triển vật liệu không nung ...................................................................... 5
II.1.3. Nhu cầu xây dựng của tỉnh .............................................................................................. 6
II.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô ............................................................................................. 7
II.2.2. Thị trường gạch không nung cả nước................................................................................ 8
II.2.3. Các ưu đãi của Chính phủ ............................................................................................... 12
II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư ......................................................................................... 12
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ................................................................................. 13
III.1. Địa điểm đầu tư ............................................................................................................... 13
III.2. Địa hình ........................................................................................................................... 14
III.3. Địa chất............................................................................................................................ 14
III.4. Khí hậu ............................................................................................................................ 14
III.5. Khoáng sản ...................................................................................................................... 14
III.6. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án...................................................................................... 14
III.6.1. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................................. 14
III.6.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật .......................................................................................... 15
III.7. Nhận xét chung ................................................................................................................ 15
CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ................................................. 16
IV.1. Quy mô dự án .................................................................................................................. 16
IV.2. Hạng mục công trình ....................................................................................................... 16
IV.3. Máy móc thiết bị ............................................................................................................. 16
IV.4. Thời gian thực hiện dự án ............................................................................................... 17
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................................. 18
V.1. Gạch không nung .............................................................................................................. 18
V.2. Nguồn nguyên liệu ........................................................................................................... 18
V.3. Công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu ....................................................................... 19
V.4. Sản phẩm .......................................................................................................................... 20
Gạch không nung lát vỉa hè ...................................................................................................... 24
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ............. 25
VI.1. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng .......................................................................................... 25
VI.2. Giải pháp quy hoạch nhà máy ......................................................................................... 25

VI.3. Giải pháp kỹ thuật ........................................................................................................... 26
VI.3.1. Hệ thống điện ............................................................................................................... 26
VI.3.2. Hệ thống cấp thoát nước .............................................................................................. 26
VI.3.3. Hệ thống chống sét ....................................................................................................... 26
VI.3.4. Hệ thống Phòng cháy chữa cháy .................................................................................. 26


VI.3.5. Hệ thống thông tin liên lạc ........................................................................................... 26
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .................................................... 28
VII.1. Đánh giá tác động môi trường ....................................................................................... 28
VII.1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................................... 28
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .......................................................... 28
VII.2. Tác động của dự án tới môi trường................................................................................ 28
VII.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án ........................................................................................... 29
VII.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ................................................................ 29
VII.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ................................................................................ 29
VII.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án ........................................................................................... 29
VII.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ................................................................ 30
VII.4. Kết luận .......................................................................................................................... 30
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ................................................................... 31
VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ........................................................................................... 31
VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư ............................................................................................ 31
VIII.2.1. Nội dung .................................................................................................................... 31
CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................. 36
IX.1. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn .......................................................................................... 36
IX.2. Tiến độ sử dụng vốn ........................................................................................................ 36
IX.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ............................................................................................. 36
IX.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay ............................................................... 37
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH ................................................................ 39
X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán ............................................................................ 39

X.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án .......................................................................................... 41
X.2.1 Báo cáo thu nhập của dự án ............................................................................................ 41
Báo cáo thu nhập của dự án: .................................................................................................... 41
X.2.2 Báo cáo ngân lưu dự án .................................................................................................. 42
X.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.................................................................................... 44
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 45
XI.1. Kết luận ........................................................................................................................... 45
XI.2. Kiến nghị ......................................................................................................................... 45
XI.3. Cam kết của chủ đầu tư ................................................................................................... 45


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư
: Công ty TNHH Đồng Phát
 Mã số thuế
: 1100829547
 Ngày đăng ký lần đầu : 13/2/2008
 Ngày thay đổi lần 5 : 14/08/2012
 Nơi cấp
: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An
 Đại diện pháp luật
: Nguyễn Thành Việt
Chức vụ
: Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở

: Quốc lộ 62, ấp Bến Kè, xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, Long
An
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án
: Mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát
 Địa điểm xây dựng : Xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
 Diện tích mở rộng
: khoảng 75,000m2
 Mục tiêu đầu tư
: Mở rộng nhà máy sản xuất gạch không nung với công suất
khoảng 15 triệu viên/năm.
 Mục đích đầu tư
: + Cung cấp gạch không nung cho thị trường tỉnh Long An và các
tỉnh lân cận, góp phần phát triển ngành vật liệu xây dựng;
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội, môi trường tại địa phương;
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh
doanh;
 Hình thức đầu tư
: Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý
: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư
: 14,152,112,000 đồng
+ Vốn chủ đầu tư : 50% tổng đầu tư tương ứng với 7,076,056,000 đồng.
+ Vốn vay
: 50% tổng đầu tư tương ứng với 7,076,056,000 đồng.
 Vòng đời dự án
: 50 năm bắt đầu từ năm 2015

I.3. Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

1


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật
liệu xây dựng;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu
nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều luật phòng cháy và chữa cháy;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh
dự toán xây dựng công trình;

 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

2


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Thông tư 134/2007/TT-BTC quy định sản phẩm block nhẹ thuộc diện đặc biệt ưu đãi về
thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 4 năm- giảm thuế 50% trong 9 năm);
 Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
 Quyết định số 15/2004/QD- BXD ngày 10/06 năm 2004 của Bộ Xây Dựng về việc ban
hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN316:2004” block betông nhẹ yêu cầu kỹ thuật”.
 Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v
ban hành Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;
 Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây
không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số

957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Báo cáo số 1007/ĐKT ngày 7 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Long An v/v báo cáo
kết quả kiểm tra việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh;
 Căn cứ các chủ trương của Huyện ủy& UBND huyện Thạnh Hóa;
 Căn cứ các văn bản hiện hữu của Công ty TNHH Đồng Phát;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
 Các tiêu chuẩn áp dụng
Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát được thực hiện trên những tiêu
chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
 TCVN 2737-1995
: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCXD 45-1978
: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
 TCVN 5760-1993
: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
 TCVN 5738-2001
: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
 TCVN-62:1995
: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
 TCVN 4760-1993
: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
 TCVN 5576-1991
: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
 TCXD 51-1984
: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;

 11TCN 19-84
: Đường dây điện;
 TCXD 123: 1984
: Gạch không nung- yêu cầu kỹ thuật;
 TCXD 191: 1996
: Bê tông và vật liệu làm bê tông- yêu cầu kỹ thuật;
 TCVN 7959: 2011
: Bê tông nhẹ- Gạch bê tông khí chưng áp (AAC)- Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN);
 TCVN 9028: 2011
: Vữa cho bê tông nhẹ- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ
3628/QĐ-BKHCN);
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

3


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

 TCVN 9029: 2011
: Bê tông nhẹ- Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp- Yêu cầu kỹ
thuật (QĐ 3628/QĐ-BKHCN);

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

4



Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án
II.1.1. Lợi ích của vật liệu xây dựng không nung
Trong công tác xây dựng bao giờ vật liệu cũng đóng vai trò chủ yếu. Vật liệu là một
trong các yếu tố quyết định chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình. Thông
thường chi phí về vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng giá thành xây
dựng: 75 - 80% đối với các công trình dân dụng và công nghiệp, 70-75% đối với các công
trình giao thông, 50 - 55% đối với các công trình thủy lợi. Cùng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ
giản đơn đến phức tạp, chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao. Vật liệu xây dựng gồm
nhiều loại, trong đó có gạch không nung, một loại gạch xây được sử dụng trong thời đại mới,
có những tính năng vượt trội so với gạch nung.
So sánh với gạch đất nung về hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, gạch
không nung có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung:
- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia vì đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây
lương thực, đang là mối đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay.
- Không dùng nhiên liệu như than, củi…để đốt giúp tiết kiệm nhiên liệu năng lượng và
không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm, chống
nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu được kết cấu
cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa xây làm giá thành hạ.
- Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác
nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc.
- Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế
nhiều về mặt bằng sản xuất.

- Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giải pháp khống
chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Có hiệu quả trong
xây dựng rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
II.1.2. Chính sách phát triển vật liệu không nung
Trong suốt thời gian dài, ở khắp nơi trên đất nước ta, tình hình sản xuất và tiêu thụ
gạch đất sét nung bằng lò thủ công vẫn diễn ra phổ biến. Trước những thiệt hại mà gạch nung
gây ra, ảnh hưởng đến môi trường và xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 115
như sau: trong năm 2010, các lò gạch thủ công sẽ bị cấm triệt để. Do đó, nhiều địa phương
đang thực hiện nghiêm chỉnh quyết định này của Chính phủ. Thời gian tới, khi vào mùa xây
dựng gạch sẽ thiếu nghiêm trọng, vì vậy cần nhanh chóng mở rộng gạch không nung trên quy
mô toàn quốc.
Nhằm khẳng định vị trí của gạch không nung, ngày 01/08/2010 Chính phủ một lần nữa
đã ký Quyết định số 567; đồng thời chỉ đạo phát triển vật liệu xây không nung để từng bước
thay thế gạch đất sét nung, hạn chế sử dụng đất sét và than - nguồn tài nguyên không tái tạo,
góp phần bảo vệ an ninh lương thực, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO 2. Ngoài
ra, việc sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp như tro, xỉ, mạt đá… để sản xuất vật liệu
xây dựng cũng góp phần giảm một lượng đáng kể các chất thải rắn ra môi trường.
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

5


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

 Quan điểm phát triển của tỉnh Long An:
Trước mắt tập trung đầu tư phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng mà tỉnh có nhu
cầu lớn và triển vọng khoáng sản sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ và một phần cho bên
ngoài như vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng, vật liệu ốp lát, bê tông thương phẩm và các

sản phẩm bê tông đúc sẵn.
Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Long An đặt trong mối quan hệ vùng, của các tỉnh lân
cận và cả nước. Thường xuyên giao lưu sản phẩm, công nghệ với các địa phương; tăng cường
giao lưu và hội nhập Quốc tế để tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đa dạng và chất lượng cao
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An với quy mô hợp lý
nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, tận dụng các cơ sở sản xuất hiện có, hạn chế và xóa bỏ
các cơ sở sản xuất thủ công với công nghệ lạc hậu và năng suất lao động thấp gây ô nhiễm
môi trường.
 Mục tiêu phát triển vật liệu xây của tỉnh:
Định hướng đối với các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công từng bước xóa bỏ hoặc
chuyển đổi sang công nghệ sản xuất mới tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường .
Khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu không nung để hạn chế sử dụng đất sét, giảm
tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường. Khuyến khích phát triển vật liệu xây mới: Gạch bê
tông nhẹ (nhẹ, cách âm, cách nhiệt, chống cháy...) phục vụ nhu cầu xây dựng theo hướng
ngày càng hiện đại.
II.1.3. Nhu cầu xây dựng của tỉnh
Theo thống kê của Cục Đầu Tư Nước Ngoài – Bộ Kế hoạch & Đầu tư - tính đến cuối
tháng 11 năm 2012, Long An là tỉnh đứng đầu thu hút vốn FDI năm 2012 ở khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long. Sở dĩ hiện nay tỉnh Long An đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư
nước ngoài đến đầu tư, làm ăn là nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với Tp.HCM, có
đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia và là cầu nối giao thương với các tỉnh
thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long; ngoài ra, quỹ đất dành cho Khu công nghiệp vẫn còn
rộng lớn, từ đó lực lượng công nhân ngày càng gia tăng trong đó đa số là dân nhập cư nên có
khoảng 70% có nhu cầu về xây dựng nhà ở, công trình,...
Bên cạnh đó, căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Long An từ năm 2010 đến năm 2020, sẽ có rất nhiều dự án đầu tư vào tỉnh, do đó nhu cầu về
vật liệu xây dựng rất lớn, trong đó vật liệu xây dựng gạch là một trong những vật tư không thể
thiếu.
Tóm lại, mặc dù 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với lĩnh vực bất động sản, lĩnh

vực xây dựng, nhưng nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở xã hội ở
tỉnh Long An vẫn rất cao.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

6


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án
II.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
 Môi trường kinh tế
Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp thành phố Hồ Chí Minh,
lại là cửa ngõ của vùng Tây Nam Bộ, nên luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà
đầu tư. Những yếu tố này góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển nhanh mạnh trong
những năm qua.
Trong 10 năm 1991 - 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh đạt 7.6%. Tổng sản
phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 9.4%. Trong 9
tháng đầu năm 2012, do tình hình khó khăn chung nên nền kinh tế tỉnh đạt mức tăng trưởng
thấp. Tổng sản phẩm (GDP) 9 tháng đầu năm 2012 ước đạt 12,604 tỷ đồng (theo giá so sánh
1994), tăng trưởng 9.9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2011 tăng trưởng 11.7%).
Trong đó khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản (KV I) tăng 3.3% (cùng kỳ tăng 5.6%); khu vực
công nghiệp, xây dựng (KV II) tăng 14.9% (cùng kỳ tăng 17.4%); khu vực thương mại, dịch
vụ (KV III) tăng 11.4% (cùng kỳ tăng 12.1%).
Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực, nhất là từ sau năm 1995 đến nay.
Xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng khu vực I (Nông - Lâm - Ngư nghiệp) đồng thời tăng
dần tỷ trọng khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng). Tuy nhiên, tỷ trọng của khu vực III

(Thương mại - Dịch vụ) ít có sự thay đổi. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản
trở thành một tỉnh công nghiệp.
 Môi trường tự nhiên
Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, có đường
ranh giới chung với thành phố Hồ Chí Minh, thông qua hệ thống giao thông đường bộ như:
quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 62, quốc lộ N2, các tỉnh lộ: 823, 824, 825 v.v . . . Đường thủy
liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới. Đây là những
điều kiện thuận lợi để tỉnh giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

7


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

Ngoài ra, Long An có diện tích 4,493.8 km2, đất đai còn nhiều nên rất thuận lợi cho
việc đặt địa điểm nhà máy sản xuất. Các nguyên vât liệu dồi dào, thuận lợi cho việc hoạt động
nhà máy dễ dàng, giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Về cơ bản, điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho
việc xây dựng các nhà máy, phê duyệt các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.
 Môi trường chính trị, pháp luật
An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở Đảng và đảng viên được nâng cao; lòng tin của quần chúng đối với Đảng, chính
quyền và sự nghiệp đổi mới của đất nước ngày càng được củng cố.
 Môi trường văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa xã hội đa dạng phong phú, năng động và tích cực. Luôn thúc đẩy,
tạo đà cho các cá nhân có ý tưởng, ý chí vươn lên trong cuộc sống, luôn nâng cao tính sáng

tạo, phát triển cho các doanh nghiệp.
II.2.2. Thị trường gạch không nung cả nước
Từ cuối năm 2010 trở lại đây, chúng ta đang đứng trước những thách thức chung:
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn, lạm phát cao, thị trường bất
động sản khó khăn, lãi suất ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu thuận lợi,... Tuy nhiên, Quyết
định số 567/QD-TTg do Thủ Tướng ban hành ngày 28/4/2010 đã trở thành một dấu mốc quan
trọng cho ngành vật liệu không nung. Kể từ tháng 5 năm 2010 và nhất là từ đầu năm 2011 tới
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

8


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

nay, ngành vật liệu không nung có bước phát triển vượt bậc cả về phương diện đầu tư, sản
xuất, nghiên cứu, thiết kế, phát triển công nghệ, hành lang pháp lý, truyền thông.
Bảng: Tình hình phát triển vật liệu không nung tại Việt Nam năm 2011 và dự báo tới năm
2013
Đơn vị: triệu m3
Năm 2013
Dự báo năm 2015
Loại gạch
Số dây Khả năng SX Tiêu thụ
Số dây Khả năng SX
chuyền
2013
2013
chuyền

2015
Gạch xi măng cốt
54*
3,49
2,45
64*
3,92
liệu
Gạch nhẹ
25
1,70
0,85
52
6,25
Tổng
5,19
3,30
10,17
* và nhiều máy gạch block thủ công khác
Tuy việc tiêu thụ loại vật liệu này vẫn chưa đạt được 100% công suất mà các nhà sản
xuất có thể cung ứng nhưng thị trường vẫn đạt tăng trưởng nhất định. Cụ thể việc tiêu thụ
gạch nhẹ đạt 50%, gạch xi măng cốt liệu đạt 70% so với khả năng cung ứng của các nhà sản
xuất. Như vậy tốc độ tăng trưởng về quy mô sản xuất và cung ứng tăng mạnh hơn thực tế số
lượng cung ứng được. Và nhìn chung, gạch đất nung vẫn chiếm tỉ trọng lớn.

Về đầu tư và quy mô sản xuất: Các nhà đầu tư đã quan tâm đến các dự án sản xuất
gạch không nung ngày càng nhiều. Gạch không nung loại nhẹ năm 2011 có khoảng 23 dự án
triển khai mới tăng 85.3% so với 2010. Gạch không nung xi măng cốt liệu có khoảng 19 dự
án triển khai mới, tăng 38.7% so với 2010.
Về sản xuất cung ứng và thị trường: Tuy chưa có tăng trưởng nhiều so với gạch đất

nung, song nó cũng có bước tăng trưởng so với chính mình.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

9


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

Hình: Lượng tiêu thụ 2 loại gạch không nung chính ở Việt Nam (nguồn: DmC Group)

Về truyền thông, tuyên truyền: Chương trình phát triển gạch không nung đến năm 2020
được giới truyền thông đặc biệt lưu tâm. Có nhiều phóng sự, tin tức, đối thoại, diễn đàn…
được thực hiện thông qua các kênh truyền hình, thông tấn, báo chí trong cả nước, từ đó tạo ra
được hiệu ứng mạnh mẽ. Trong năm 2011 đã có nhiều cuộc hội thảo về vật liệu không nung
được tổ chức, đặc biệt là các cuộc hội thảo tại Conbuid, Vietbuid đã đang và sẽ được diễn ra.
Năm 2011 cũng ghi nhận những thành công của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam (VABM)
trong công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗi trợ,… từ những chương trình đã được VABM cùng
các hội viên xúc tiến từ trước đó nhiều năm.
Về hành lang Pháp lý: Viện Vật liệu Xây dựng (VIBM), Viện Kinh tế kỹ thuật (Bộ
Xây dựng) đã có nỗ lực trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, quy trình, quy
phạm,… Hầu hết các tài liệu này đã được xây dựng xong chờ ban hành hoặc đang xúc tiến ở
giai đoạn cuối. Đây sẽ là những hành lang pháp lý-kinh tế-kỹ thuật quan trọng cho sự phát
triển của vật liệu xây dựng không nung.
Sau 2 năm thực hiện chương trình theo Quyết định số 567/QĐ-TTg, kết quả tình hình
phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam như sau: tổng công suất đầu tư vào 3 loại sản
phẩm chính (gạch xi măng cốt liệu, gạch AAC, gạch bê tông bọt) đạt 4.2 tỉ viên QTC/năm,
chiếm từ 16-17% so với tổng sản lượng vật liệu xây năm 2011 (năm 2011 tổng gạch xây ước

đạt được 25 tỉ viên) trong khi vào năm 2008 tỉ lệ này chỉ vào khoảng 8.0-8.5%. Hiện nay gạch
xi măng cốt liệu đang đạt khoảng 70%, gạch nhẹ khoảng 28.6% so với tổng số gạch xây
không nung.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

10


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

- Về gạch xi măng cốt liệu: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên tòa quốc
đã đầu tư khoảng hơn 1000 dây chuyền có công suất dưới 7 triệu viên/ năm và khoảng 50 dây
chuyền có công suất từ 7 đến 40 triệu viên/ năm. Tổng công suất khoảng 3 tỉ viên/ năm, tổng
giá trị đầu tư khoảng 1,500 tỉ đồng. Trong đó thị trường tiêu thụ đạt 85-90% lượng sản xuất
(khoảng 2.7 tỉ viên).
- Về gạch bê tông khí chưng áp AAC: Hiện nay trên toàn quốc đã có khoảng 22 doanh
nghiệp lập dự án đầu tư với tổng công suất thiết kế 3.8 triệu m3/năm. Trong đó có 9 dự án
(tổng công suất 1.5 triệu m3 - tương đương 945 triệu viên QTC/ năm) giá trị đầu tư khoảng
650 tỉ đồng đã đi vào sản xuất, 13 dự án còn lại (tổng công suất 2.3 triệu m3 - tương đương
1.45 tỉ viên QTC/năm) giá trị đầu tư khoảng 1,000 tỉ đồng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu
tư và lắp đặt thiết bị dự kiến đi vào sản xuất năm 2012. Ngoài ra còn 13 dự án đang làm thủ
tục đầu tư với tổng công suất 2,3 triệu m3/ năm; Về gạch bê tông bọt: hiện nay có 17 cơ sở
sản xuất với tổng công suất hơn 190.000m3, giá trị đầu tư khoảng 120 tỉ đồng. Tình hình sản
xuất gạch nhẹ chỉ đạt 20-30% công suất, chỉ duy nhất 1 công ty đạt gần 50% công suất. Tình
hình tiêu thụ gạch nhẹ còn rất hạn chế, đa số tiêu thụ được 50-60% sản lượng, đơn vị tiêu thụ
tốt nhất cũng chỉ đạt 90-95% sản lượng, một số doanh nghiệp không tiêu thụ được nên đã
ngừng sản xuất.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

11


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

II.2.3. Các ưu đãi của Chính phủ
Chính phủ đã có hơn 5 năm để chuyển đổi tư vật liệu nung (gạch nung từ đất sét), sang
vật liệu không nung qua các văn bản, chỉ thị cụ thể,....mở ra các chính sách ưu đãi đầu tư,
khuyến khích, cấp đất cho nhà máy, ưu đãi thuế,...nhằm tạo đà hình thành và chuyển hướng
thay đổi cho gạch không nung.
Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
sửa đổi bổ sung bởi nghị định 96/2010/NĐ-CP: doanh nghiệp sản xuất gạch nhẹ, vật liệu
mới...được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp chỉ có 10% và được miễn-giảm đến 13
năm, được miễn tiền thuê đất hoặc miễn tiền sử dụng đất khi được thuê hoặc giao đất.
Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về Chương trình phát triển Vật liệu xây
không nung đến năm 2020 và Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về sản phẩm cơ khí trọng điểm:
doanh nghiệp mua thiết bị gạch nhẹ, thiết bị sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất từ 7
triệu viên/năm trở lên...được vay vốn tín dụng nhà nước ưu đãi ở Ngân hàng Phát triển Việt
Nam đến 85% giá trị đầu tư.
Được vay vốn ở Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam: www.vepf.vn và có thể bán chứng
chỉ giảm khí thải nhà kính.
II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Qua tìm hiểu, Công ty TNHH Đồng Phát chúng tôi nhận thấy nhu cầu xây dựng ở tỉnh
Long An ngày càng cao, kéo theo nhu cầu lớn về gạch xây. Nhưng nguồn cung gạch nung lại
không đáp ứng đủ, đặc biệt khi đất nông nghiệp- nguyên liệu làm nên gạch nung ngày càng
khan hiếm cũng như việc sản xuất loại sản phẩm này đang bị Nhà nước hạn chế và bắt buộc

đóng cửa do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, sớm hay muộn người tiêu dùng
cũng sẽ dần chuyển hướng sang sử dụng gạch không nung.
Trong các dòng gạch không nung, gạch xi măng cốt liệu (XMCL) lại có tiềm năng
phát triển hơn cả bởi ngoài việc đảm bảo chất lượng tốt, loại gạch này còn sở hữu ưu điểm về
giá thành và quy trình xây dựng thông dụng. Do tận dụng được nguồn nguyên liệu đá mạt có
sẵn ở các địa phương và nguồn xi măng dồi dào hiện nay, giá gạch XMCL rẻ hơn so với gạch
nung đỏ truyền thống từ 15 - 20%. Loại gạch này lại sử dụng vữa xây trát thông thường,
không làm thay đổi tập quán và thói quen thi công nên sản phẩm có tính phổ dụng cao. Chính
vì vậy việc đầu tư xây dựng nhà máy gạch vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại vừa
bám sát nhu cầu thực tế của thị trường.
Từ thực tế trên cộng với những thuận lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước,
Công ty TNHH Đồng Phát chúng tôi khẳng định việc xây dựng “Mở rộng nhà máy sản xuất
gạch Đồng Phát” là rất cần thiết, đây là một hướng đầu tư đứng đắn, mang lại hiệu quả cao về
mặt kinh tế và xã hội, phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam nói chung và Long An nói riêng trong thời gian tới.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

12


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
III.1. Địa điểm đầu tư
Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát tiếp giáp với nhà máy gạch hiện
hữu, thuộc tờ bản đồ số 4 xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.


Hình: Trích lục bản đồ địa chính do Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Thạnh Hóa
lập ngày 15/3/2012

Vị trí khu đất:
+ Phía Bắc: giáp đất nông nghiệp của dân
+ Phía Tây: giáp kênh Bến Kè
+ Phía Đông: giáp phần đất nông nghiệp của dân
+ Phía Nam giáp: phần đất nhà máy hiện hữu của công ty

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

13


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

III.2. Địa hình
Địa hình đơn giản, bằng phẳng, cao trung bình khoảng 0.75 m so với mực nước biển
tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát.
III.3. Địa chất
Địa chất tại khu vực xây dựng dự án là đất phù sa, đất phèn, đất xám và đất xáo trộn,
địa chất công trình tương đối tốt để xây dựng các công trình kiên cố mà không cần những giải
pháp gia cố nền móng đặc biệt. Cường độ chịu lực của đất nền tương đối cao đạt >1.5 kg/cm2.
III.4. Khí hậu
Thạnh Hóa, Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do tiếp giáp giữa
2 vùng, cho nên khí hậu tỉnh vừa mang các đặc tính chung của vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông Nam Bộ.
- Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27.2 – 27.7oC. Tháng 4 có nhiệt độ cao nhất (28.9oC).

Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (25.2oC).
- Số giờ nắng trong năm từ 2,500 – 2,800 giờ, bình quân khoảng 6.8 – 7.5 giờ/ngày.
Tổng nhiệt lượng trong năm khoảng 9,700 – 10,100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong
năm dao động từ 2 - 4oC.
- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1,350 đến 1,880 mm, 90% lượng mưa
trong năm tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Mưa phân bổ không đều, giảm
dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện
phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò
cao; đồng thời mưa kết hợp với triều, lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
của cư dân.
- Chế độ gió: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%;
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70% từ biển thổi vào, mang
hơi nước, gây mưa nhiều.
III.5. Khoáng sản
Than bùn: Thạnh Hoá có trữ lượng than bùn lớn, chiều dày lớp than từ 1.5 đến 6 m.
Than bùn ở đây có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng làm chất đốt và
phân bón, nguyên liệu sản xuất gạch không nung.
Đất sét: trữ lượng không lớn, có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.
Cát: trữ lượng lớn, có thể khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng.
III.6. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án
III.6.1. Hiện trạng sử dụng đất
Nhà máy sản xuất gạch hiện tại có diện tích 32,311m2. Phần diện tích này công ty
TNHH Đồng Phát đã hoàn thành thủ tục đất đai và được UBND tỉnh giao đất, được Sở Tài
nguyên &Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BC 110034 CT02475 ngày
12/7/2010. Công ty đã xây dựng nhà xưởng và đưa vào sản xuất gạch nung tuynel từ khoảng
giữa năm 2010.
Nay công ty muốn mở rộng diện tích thêm khoảng 75,000m2 để sản xuất gạch không
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh


14


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

nung. Hiện tại mảnh đất này là đất nông nghiệp và sẽ được công ty chuyển đổi mục đích sử
dụng đất.
III.6.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Các hạ tầng từ giao thông, điện, thông tin liên lạc và hệ thống cấp thoát nước đã có sẵn
và hoạt động tốt.
III.7. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận
lợi để tiến hành thực hiện. Thứ nhất là gần các nguồn vật liệu có thể tạo nên viên gạch: xỉ
than, cát,… để giảm chi phí vận chuyển vật liệu đầu vào. Thứ hai là có nguồn nước, điện và
tiện việc giao thông vận tải để có thể phát triển sản xuất và bán được hàng ngay sau khi ra
thành phẩm. Thứ ba là ở vùng ngoại ô, xa dân cư như vậy sẽ tránh được các tranh chấp không
cần thiết có thể xảy ra.
Như vậy, chúng tôi có thể khẳng định, địa điểm xây dựng dự án Mở rộng nhà máy sản
xuất gạch Đồng Phát hội tụ đủ những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

15


Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

Báo cáo kinh tế kỹ thuật


CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
IV.1. Quy mô dự án
Dự án mở rộng diện tích nhà máy thêm khoảng 75,000m2 để sản xuất gạch không nung
với công suất 12 triệu viên/năm.
IV.2. Hạng mục công trình
Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

- Phân xưởng sản xuất gạch

m2

4,500

- Bãi chứa nguyên liệu

m2

7,200

- Khu chứa thành phẩm

m2

11,200


-Cây xanh, mặt nước

m2

28,340

m2
Trạm

23,760
1

m2

1

- Sân đường giao thông
- Trạm điện hạ thế
- Hệ thống xử lý nước thải
IV.3. Máy móc thiết bị
Hạng mục
Dây chuyền sản xuất
- Máy ép và cắt gạch
- Máy tính điều khiển
- Bàn ép
- Bộ phận chuyển động bàn ép
- Bộ phận điều phối nguyên liệu
- Bộ phận lấy sản phẩm ra khỏi bàn ép
- Khuôn ép
- Bộ phận xếp gạch thành phẩm

- Băng tải dây đai dạng II
- Máy trộn trục đôi dạng nằm JS500
- Linh kiện và dụng cụ theo máy
- Xe nâng tay ( 2 cái) xe nâng máy (2 cái)
Phương tiện vận tải
- Xe cần cuốc Komatsu
- Xe ủi Komatsu
- Xe đòn đẩy gạch chính
- Xe 2 bánh đẩy gạch mộc phơi
- Xe ben
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Đơn vị

Số lượng

Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái


1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
4

Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

1
1
6
8
4
16


Báo cáo kinh tế kỹ thuật


Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

IV.4. Thời gian thực hiện dự án
Mở rộng nhà máy sản xuất gạch không nung bắt đầu xây dựng từ quý 3 năm 2014 và
đi vào hoạt động vào quý 3 năm 2015.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

17


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
V.1. Gạch không nung
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình, không phải sử dụng
nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch
không nung được gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
Gạch nung có khoảng 70÷100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn khác nhau.
Tại Việt Nam gạch này có kích thước chung là 210x110x60; nhưng gạch không nung thì có
khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch khác nhau, sức nén viên gạch
không nung tối đa đạt 35Mpa. Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá
của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử
nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch
đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc,
Nhật Bản.
V.2. Nguồn nguyên liệu
Nguyên vật liệu chủ yếu là tất cả các loại đất (trừ đất mùn), tận dụng các nguồn đất

xấu, ít có giá trị kinh tế như đất đồi (các loại) tại các vùng trung du và miền núi, đất tải từ các
công trình đào móng nhà, hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá phế phẩm tại các công trường khai
thác quặng …
Sử dụng vật liệu độn bằng các vật liệu trơ từ các nguồn phế thải rắn (không độc) như
bê tông, gạch vỡ, át, đá sỏi, xỉ lò, các bã thải quặng … bê tông hóa rác thải.
- Mạt đá
- Phế thải xây dựng
- Xỉ than, quặng
- Cát xây dựng

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

18


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gạch Đồng Phát

V.3. Công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu

Cấp nguyên liệu: Sử dụng các phễu chứa liệu (1.2m3 đến 1.6m3), băng tải liệu, cân định
lượng, bộ phận cài đặt phối liệu. Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các phễu (nhờ máy
xúc), chỉ một phần nguyên liệu được đưa xuống trạm cân theo công thức phối trộn đã cài đặt
từ trước (cấp phối bê tông đã quy định). Qua khâu này, nguyên liệu được cấp theo công thức
phối trộn đã cài đặt.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

19



×