Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu tác dụng và bước đầu tìm hiểu cơ chế hóa sinh chống trầm cảm của cao chiết hương nhu tía (ocimum tenuifloruml )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

DƢƠNG THÚY LINH
MSV: 1301230

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG VÀ
BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU CƠ CHẾ
HÓA SINH CHỐNG TRẦM CẢM CỦA
CAO CHIẾT HƢƠNG NHU TÍA
(OCIMUM TENUIFLORUM L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

DƢƠNG THÚY LINH
MSV: 1301230

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG VÀ
BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU CƠ CHẾ
HÓA SINH CHỐNG TRẦM CẢM CỦA
CAO CHIẾT HƢƠNG NHU TÍA
(OCIMUM TENUIFLORUM L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Lập
2. TS. Lê Thị Xoan


Nơi thực hiện:
Khoa Dƣợc lý Sinh hóa – Viện Dƣợc liệu

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, quan tâm nhiệt tình đến từ các cá nhân, tập thể. Đó là những hỗ trợ
và động lực to lớn giúp em có thể hoàn thành khóa luận một cách trọn vẹn.
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Xoan –
Khoa Dược lý Sinh hóa – Viện Dược liệu, là người thầy, người chị luôn luôn tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ em ngay từ những bước chập chững đầu tiên trong nghiên cứu khoa
học.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Lập đã tạo điều kiện
cho em tham gia làm khóa luận tại Viện Dược liệu và luôn hết lòng giúp đỡ, đóng góp
những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các anh chị khoa
Dược lý Sinh hóa – Viện dược liệu. Được làm việc và gắn bó với các anh chị trong
suốt quá trình làm khóa luận là một điều may mắn và cũng là khoảng thời gian vô
cùng đáng nhớ đối với em.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo trường
Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho em học tập và tham gia nghiên cứu khoa
học, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt 5 năm học.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đã luôn động viên
và giúp đỡ em, làm động lực và chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp em vượt qua khó
khăn trong học tập và cuộc sống.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Dương Thúy Linh



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1. Tổng quan về rối loạn trầm cảm. ..........................................................................2
1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................2
1.1.2. Dịch tễ học .........................................................................................................2
1.1.3. Phân loại .............................................................................................................3
1.1.4. Cơ chế hóa sinh của rối loạn trầm cảm .............................................................. 3
1.1.4.1. Giả thuyết monoamin ..................................................................................3
1.1.4.2. Giả thuyết dinh dưỡng thần kinh .................................................................5
1.1.4.3. Một số giả thuyết khác .................................................................................6
1.2. Các mô hình trầm cảm trên động vật thực nghiệm ............................................6
1.2.1. Các khía cạnh chung của một mô hình trầm cảm ..............................................6
1.2.1.1. Các tiêu chí của một mô hình trầm cảm lý tưởng........................................6
1.2.1.2. Các hành vi liên quan đến trầm cảm có thể mô hình hóa trên động vật ......7
1.2.2. Các test đánh giá hành vi trầm cảm trên động vật thực nghiệm ........................8
1.2.2.1. Thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức................................................................ 9
1.2.2.2. Thử nghiệm treo đuôi ................................................................................10
1.2.3. Mô hình cắt bỏ thùy khứu giác (Olfactory bulbectomy, OBX) .......................11
1.3. Nhuộm hóa mô miễn dịch đánh dấu protein doublecortin (DCX) vùng hồi
răng của hồi hải mã .....................................................................................................12
1.4. Tổng quan về hƣơng nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) ....................................13
1.4.1. Vị trí phân loại .................................................................................................13
1.4.2. Đặc điểm thực vật ............................................................................................ 13
1.4.3. Phân bố, sinh thái ............................................................................................. 14

1.4.4. Thành phần hóa học .........................................................................................14
1.4.5. Tác dụng dược lý.............................................................................................. 14
1.4.5.1. Tác dụng chống viêm giảm đau hạ sốt ......................................................14
1.4.5.2. Tác dụng kháng khuẩn ...............................................................................15


1.4.5.3. Tác dụng chống oxy hóa ............................................................................15
1.4.5.4. Tác dụng hạ đường huyết ..........................................................................16
1.4.5.5. Tác dụng trên tâm - thần kinh ....................................................................16
1.4.6. Tính vị, công năng............................................................................................ 18
1.4.7. Công dụng ........................................................................................................18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................19
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị .......................................................................................19
2.1.1. Nguyên liệu ......................................................................................................19
2.1.2. Động vật thí nghiệm .........................................................................................19
2.1.3. Hóa chất, trang thiết bị .....................................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 20
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................20
2.3.1. Chuẩn bị cao chiết nghiên cứu .........................................................................20
2.3.2. Đánh giá tác dụng dược lý ...............................................................................21
2.3.2.1. Thiết kế thí nghiệm ....................................................................................21
2.3.2.2. Phẫu thuật cắt bỏ thùy khứu giác (Olfactory bulbectomy- OBX) .............22
2.3.2.3. Thử nghiệm treo đuôi ................................................................................23
2.3.2.4. Thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức.............................................................. 24
2.3.3. Nhuộm hóa mô miễn dịch – bước đầu tìm hiểu cơ chế hóa sinh chống trầm
cảm của hương nhu tía ............................................................................................... 25
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................26
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................27
3.1. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm của cao chiết hƣơng nhu tía ....................27
3.1.1. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm bằng thử nghiệm treo đuôi chuột ............27

3.1.2. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm bằng thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức ...28
3.1.2.1. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm trên thông số thời gian bất động .......29
3.1.2.2. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm trên thông số thời gian trèo ...............30
3.2. Bƣớc đầu tìm hiểu cơ chế hóa sinh chống trầm cảm của hƣơng nhu tía ........32
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 34
4.1. Về tác dụng chống trầm cảm của cao chiết hƣơng nhu tía trên mô hình chuột
bị cắt bỏ thùy khứu giác (OBX) .................................................................................34


4.1.1. Về tác dụng chống trầm cảm của hương nhu tía qua thử nghiệm treo đuôi
chuột ........................................................................................................................... 35
4.1.2. Về tác dụng chống trầm cảm của hương nhu tía qua thử nghiệm chuột bơi
cưỡng bức ...................................................................................................................36
4.2. Về kết quả cải thiện mức độ tăng sinh tế bào thần kinh vùng hồi răng của não
chuột của cao chiết cồn hƣơng nhu tía ......................................................................37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................39


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chuột OBX

Chuột phẫu thuật loại bỏ thùy khứu giác

ICD-10

International Classification of Desease 10th
(Phân loạn bệnh quốc tế lần thứ 10)

OBX


Olfactory Bulbectomy of mice
(Thùy khứu giác trên chuột)

HN400

Lô chuột OBX xử lý với cao chiết cồn hương nhu tía liều 400 mg/kg

i.p

Đường tiêm phúc mạc

NA

Noradrenalin

5-HT

Serotonin

DA

Dopamin

MAO

Monoamin oxidase

BDNF

Brain-derived neurotrophic factor

(Yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não)

TCA

Tricyclic antidepressant
(Thuốc chống trầm cảm ba vòng)

SSRI

Selective serotonin reuptake inhibitor
(Thuốc ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin)

IMAO

Monoamin oxidase inhibitor
(Thuốc ức chế monoamin oxidase)

FST

Forced swimming test
(Thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức)

TST

Tail suspension test
(Thử nghiệm treo đuôi chuột)

DCX

Doublecortin


IHC

Immunohistochemistry
(Nhuộm hóa mô miễn dịch)

EtOH

Ethanol

EtOAc

Etyl Acetat

n-BuOH

n-Butanol

HN-Tổng

Lô chuột OBX xử lý với cao chiết cồn hương nhu tía liều 400 mg/kg


HN-nHexan

Lô chuột OBX xử lý với cao chiết phân đoạn n-hexan hương nhu tía
liều 400 mg/kg

HN-EtOAc


Lô chuột OBX xử lý với cao chiết phân đoạn etyl acetat hương nhu tía
liều 400 mg/kg

HN-nBuOH

Lô chuột OBX xử lý với cao chiết phân đoạn n-butanol hương nhu tía
liều 400 mg/kg

CRH

Corticotropin-releasing hormone
(Hormon giải phóng corticotropin)

ICR

Institute of Cancer Research

REM

Rapid eye movement

DOPAC

3,4-Dihydroxyphenylacetic acid

NT-3

Neurotrophin 3

NT-4/5


Neurotrophin 4/5

NGF

Nerve growth factor
(Yếu tố tăng trưởng thần kinh)

TrkB

Tropomyosin receptor kinase B

SEM

Standard error of the mean
(Độ lệch chuẩn của giá trị trung bình)

Sham

Lô chứng sinh lý

CIDI

Composite International Diagnostic Interview

DAB

3,3’- Diaminobenzidine

NGS


Normal goat serum
(Huyết thanh dê)

HRP

Horseradish peroxidase

IC50

Nồng độ ức chế 50%

MWM

Morris water maze
(Mê cung nước Morris)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại hành vi liên quan đến trầm cảm có thể mô hình hóa trên động vật..7
Bảng 1.2. Các test sử dụng để đánh giá một số hành vi trầm cảm ở động vật [31] ........8
Bảng 2.1. Hóa chất sử dụng trong đề tài .......................................................................19
Bảng 2.2. Các lô chuột tiến hành thử tác dụng dược lý ................................................21
Bảng 3.1. Thời gian bất động của chuột trong thí nghiệm treo đuôi ............................ 27
Bảng 3.2. Thời gian bất động của chuột trong thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức ........29
Bảng 3.3. Thời gian trèo của chuột trong thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức ................30
Bảng 3.4. Số lượng tế bào dương tính DCX trên vùng hồi răng của hồi hải mã ..........32


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Tăng sinh tế bào thần kinh trong vùng hồi răng của hồi hải mã ...................13
Hình 1.2. Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) ......................................................13
Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm đánh giá tác dụng chống trầm cảm của hương nhu tía .....22
Hình 2.2. Quy trình loại bỏ thùy khứu giác (OBX) trên chuột .....................................23
Hình 2.3. Thử nghiệm treo đuôi chuột..........................................................................24
Hình 2.4. Thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức .................................................................25
Hình 3.1. Thời gian bất động ở các lô chuột trong thử nghiệm treo đuôi ....................28
Hình 3.2. Thời gian bất động ở các lô chuột trong thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức .30
Hình 3.3. Thời gian trèo ở các lô chuột trong thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức .........31
Hình 3.4. Tế bào dương tính DCX (bắt màu nâu) trên vùng hồi răng của hồi hải mã .32
Hình 3.5. Số lượng tế bào dương tính DCX trên vùng hồi răng của hồi hải mã não
chuột .............................................................................................................................. 33


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn trầm cảm đã và đang trở thành mối lo ngại trên toàn cầu do số lượng
người mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), cho đến năm 2030, trầm cảm nặng sẽ trở thành một trong những nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến gánh nặng bệnh tật và khuyết tật nghiêm trọng cho cộng đồng [66].
Việc điều trị trầm cảm đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian, kết hợp sử dụng các liệu pháp
khác nhau như: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa dược, liệu pháp sốc điện [11]. Trong đó
liệu pháp hóa dược vẫn được coi là liệu pháp điều trị chính. Trên thực tế lâm sàng, các
thuốc chống trầm cảm với nhiều cơ chế cho đáp ứng tốt trong điều trị nhưng thường đi
kèm với nhiều tác dụng phụ cùng chi phí điều trị rất cao. Do đó, việc phát triển các
liệu pháp mới, an toàn, hiệu quả và ít tốn kém cho chứng bệnh này là rất cần thiết.
Hương nhu tía còn gọi là é tía, có tên khoa học Ocimum tenuiflorum L.
(Ocimum sanctum L.) là một loại dược liệu được trồng và sử dụng từ hàng nghìn năm
nay trong y học cổ truyền Ấn Độ với tác dụng làm cân bằng các quá trình trong cơ thể
và giúp cơ thể thích nghi với stress. Ở Việt Nam, hương nhu tía cũng đã được nhân
dân ta sử dụng rộng rãi để làm thuốc giảm lo âu, trị ho, hen suyễn, tiêu chảy, sốt, kiết

lị, khớp, các bệnh về mắt, đau tai… Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng
chống stress, oxy hóa của hương nhu tía [42], [74], cũng như một số công bố về tác
dụng trên tâm thần kinh bao gồm cải thiện trí nhớ, nhận thức và chống trầm cảm, lo âu
của hương nhu tía [24], [38]. Đó là những cơ sở khoa học cho thấy tiềm năng của loài
dược liệu này trong điều trị các rối loạn tâm thần kinh nói chung và chứng trầm cảm
nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước về tác dụng chống trầm
cảm của hương nhu tía còn rất hạn chế, cơ chế tác dụng và thành phần hoạt chất vẫn
chưa được làm sáng tỏ, liều dùng còn cao nên giảm khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài ―Nghiên cứu tác dụng
và bƣớc đầu tìm hiểu cơ chế hóa sinh chống trầm cảm của cao chiết hƣơng nhu
tía (Ocimum tenuiflorum L. )” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá được tác dụng chống trầm cảm của các cao chiết phân đoạn hương
nhu tía trên chuột thực nghiệm.
2. Bước đầu tìm hiểu được cơ chế hóa sinh chống trầm cảm của hương nhu tía.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về rối loạn trầm cảm.
1.1.1. Khái niệm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường
gặp, được đặc trưng bởi các triệu chứng: buồn chán, mất hứng thú, cảm giác tội lỗi, tự
ti, rối loạn giấc ngủ và rối loạn cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, khó tập trung, duy trì
trong thời gian tối thiểu 2 tuần [69].
Theo Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (DSM-5), rối loạn trầm cảm được định nghĩa là
sự có mặt của giảm khí sắc và/hoặc giảm quan tâm/hứng thú với hầu hết các hoạt động
thường ngày kèm theo ít nhất 4 triệu chứng khác. Các triệu chứng kèm theo bao gồm:
rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ li bì), rối loạn cảm giác ngon miệng hoặc thay đổi
cân nặng (tăng hoặc giảm), mệt mỏi, kích thích hoặc suy giảm tâm thần vận động, cảm

giác bất lực hoặc tội lỗi quá mức không rõ nguyên nhân, giảm khả năng tập trung hoặc
thiếu quyết đoán, nghĩ nhiều về cái chết hoặc có ý định tự tử hoặc cố gắng thực hiện
hành vi tự tử nhiều lần [10].
1.1.2. Dịch tễ học
Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần phổ biến, với tần suất nguy cơ mắc trong
suốt cuộc đời mỗi người lên đến 12-17%. Các ước tính gần đây cho thấy tỷ lệ mắc trên
toàn thế giới đang ở mức cao. Trong một phân tích tổng hợp từ các nước châu Âu,
châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương cho thấy tỷ lệ này là 6,7% [82]. Một
nghiên cứu khảo sát tại Mỹ phát hiện 16,2% dân số có tiền sử mắc rối loạn trầm cảm
tại bất kì thời điểm nào và 6,6% đã trải qua một đợt cấp trong vòng 12 tháng trước đó.
Nguy cơ khởi phát bệnh phụ thuộc vào độ tuổi, trong đó các đối tượng trước tuổi vị
thành niên có nguy cơ rất thấp và nguy cơ này tăng dần theo tuổi [52]. Tỉ lệ mắc bệnh
ở nữ giới cao gấp đôi so với nam giới [69].
Ở Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm đang có xu hướng gia tăng. Trong giai đoạn 20012003, ngành Tâm thần Việt Nam đã tiến hành điều tra 8 vùng khác nhau, sử dụng bộ
câu hỏi CIDI kết hợp khám lâm sàng và test Beck. Kết quả cho thấy trầm cảm xuất
hiện trên 2,8% dân số [4]. Một nghiên cứu cộng đồng khác ở lứa tuổi 14-25 cho thấy
tỷ lệ tự tử cao nhất ở nam thanh niên, đặc biệt là khoảng 18-21 tuổi, trong đó tỷ lệ
6,4% đối với những người sống ở các vùng đô thị và 4,1% đối với những người sống ở
khu vực nông thôn [3]. Trong một nghiên cứu về trầm cảm sau sinh ở Việt Nam, 33%
2


phụ nữ tham gia khám sức khỏe tổng quát tại thành phố Hồ Chí Minh có trầm cảm và
19% trong số đó đã thừa nhận là từng có ý định tự sát [37].
1.1.3. Phân loại
Theo hệ thống phân loại bệnh quốc tế (ICD-10), rối loạn trầm cảm đặc trưng bởi
3 triệu chứng điển hình bao gồm: (1) giảm khí sắc; (2) mất quan tâm, thích thú; (3)
giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động. Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm
cũng có thể gặp các triệu chứng phổ biến khác nhau như giảm khả năng tập trung và
chú ý, giảm tự trọng và sự tự tin, cảm giác tội lỗi, không xứng đáng, có cái nhìn ảm

đạm, bi quan về tương lai, có ý định hoặc hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát, rối
loạn giấc ngủ và mất cảm giác ngon miệng.
Theo đó, ICD-10 phân loại giai đoạn trầm cảm theo 2 dạng chính: giai đoạn trầm
cảm đơn độc và giai đoạn trầm cảm tái diễn, tương ứng với các mức độ nghiêm trọng
của bệnh gồm nhẹ (ít nhất 2 triệu chứng điển hình và 2 triệu chứng khác), trung bình (
ít nhất 2 trong 3 triệu chứng điển hình và 3 hoặc 4 triệu chứng khác) và nặng ( cả 3
triệu chứng điển hình và ít nhất 4 triệu chứng khác) [70].
1.1.4. Cơ chế hóa sinh của rối loạn trầm cảm
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một cơ chế thống nhất để giải thích cho
quá trình sinh bệnh học của rối loạn trầm cảm. Hai giả thuyết phổ biến nhất hiện nay
bao gồm giả thuyết thiếu hụt monoamin và giả thuyết dinh dưỡng thần kinh.
1.1.4.1. Giả thuyết monoamin
Giả thuyết monoamin được đề xuất lần đầu tiên vào những năm 1960 sau phát
hiện tình cờ về tác dụng chống trầm cảm của imipramin và iproniazid [19], [77]. Giả
thuyết này cho rằng các triệu chứng chính của trầm cảm gây ra do sự sụt giảm số
lượng và chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh hệ monoaminergic gồm
noradrenalin (NA), serotonin (5-HT) và có thể có cả dopamin (DA) ở vỏ não và hệ
viền (limbic) [16].
Cơ chế dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh tại synap đã được mô tả
thông qua các chất trung gian hóa học. Theo đó, quá trình này bắt đầu bằng sự tổng
hợp 5-HT và NA trong các tế bào thần kinh chuyên biệt từ các acid amin tương ứng là
tryptophan và tyrosin dưới xúc tác của tryptophan hydroxylase và tyrosin hydroxylase.
Sau khi được tổng hợp, các chất này được vận chuyển vào các bọc dự trữ ở tận cùng
sợi trục tế bào thần kinh theo cơ chế vận chuyển tích cực và cuối cùng được giải phóng

3


vào khe synap bởi một tiến trình phụ thuộc Ca2+. Tại khe synap, các chất truyền tin
này gắn vào các thụ thể tương ứng trên màng tế bào thần kinh hậu synap và tạo ra đáp

ứng. Quá trình giải phóng các chất trung gian hóa học nói trên được điều hòa bởi các
tự thụ thể tiền synap là 5-HT1A serotonergic và α2 adrenergic. Hoạt hóa các tự thụ thể
này dẫn đến ức chế quá trình tổng hợp và giải phóng 5-HT và NA từ bọc dự trữ, làm
giảm nồng độ các chất này ở khe synap và do đó tránh kích thích quá mức thụ thể hậu
synap [18]. Dẫn truyền tín hiệu thông qua 5-HT và NA kết thúc khi các monoamin này
được tái thu hồi theo cơ chế vận chuyển tích cực trở lại các tế bào thần kinh tiền synap
và/hoặc bị giáng hóa bởi monoamin oxidase (MAO).
Những bằng chứng đầu tiên ủng hộ cho giả thuyết monoamin bắt nguồn từ thực
tế lâm sàng cho thấy một thuốc chống tăng huyết áp là reserpin làm giảm dự trữ NA,
5-HT và DA tiền synap, dẫn đến các biểu hiện trầm cảm trên một nhóm bệnh nhân
dùng thuốc [54]. Trái lại, thuốc điều trị lao iproniazid đã thể hiện tác dụng làm tăng
hưng phấn trên các bệnh nhân lao và trầm cảm nhờ hoạt tính ức chế monoamin
oxidase (MAO) [35]. Gây thiếu hụt tryptophan thực nghiệm trên người mặc dù không
gây trầm cảm trên người khỏe mạnh nhưng dẫn đến tái phát trầm cảm trên các bệnh
nhân trầm cảm đã được điều trị thành công bằng một thuốc ức chế tái thu hồi
serotonin. Tương tự, sử dụng một chất ức chế tyrosin hydroxylase là α-methyl
paratyrosin gây tái phát trên các bệnh nhân trầm cảm đã được điều trị bằng thuốc ức
chế tái thu hồi noradrenalin nhưng không ảnh hưởng đến người bình thường [73]. Đặc
biệt, hầu hết các thuốc điều trị trầm cảm hiện nay đều đã được chứng minh tác động
lên hệ monoamin và làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền 5-HT, NA hay DA tại khe
synap [65].
Như vậy giả thuyết monoamin xuất phát chủ yếu từ cơ chế của các thuốc chống
trầm cảm hiện có thay vì bản thân rối loạn trầm cảm, do đó giả thuyết này còn tồn tại
một số hạn chế khi chưa giải thích được đầy đủ một số thực tế sau: (1) một số nghiên
cứu cho thấy không có sự thay đổi về chức năng cũng như nồng độ các monoamin trên
bệnh nhân trầm cảm; (2) một số tác nhân đối kháng glutamat, chủ vận melatonin hoặc
tác động lên thụ thể glucocorticoid trung ương thể hiện tác dụng chống trầm cảm mặc
dù không tác động trực tiếp lên hệ monoamin; (3) có hiện tượng đề kháng toàn bộ hay
một phần đối với các thuốc điều trị trầm cảm hiện nay cũng như thời gian khởi phát
tác dụng thường mạn tính (hiệu quả điều trị không xuất hiện ngay mặc dù nồng độ các


4


monoamin tăng ngay sau khi dùng thuốc) [45], [63]. Sự thay đổi trong chức năng của
hệ monoamin có thể chỉ là một bước trung gian trong cơ chế bệnh sinh phức tạp của
trầm cảm. Dù vậy, giả thuyết monoamin vẫn mang lại nhiều giá trị và có tính phù hợp
cao với thực tế lâm sàng.
1.1.4.2. Giả thuyết dinh dưỡng thần kinh
Giả thuyết dinh dưỡng thần kinh cho rằng trầm cảm là kết quả của sự suy giảm
dinh dưỡng thần kinh, dẫn tới teo các tế bào thần kinh, giảm sinh tế bào thần kinh hồi
hải mã và mất các tế bào đệm [33]. Các yếu tố dinh dưỡng thần kinh, bao gồm yếu tố
dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), yếu tố tăng trưởng thần kinh
(NGF), yếu tố dinh dưỡng thần kinh NT-3 và yếu tố dinh dưỡng thần kinh NT-4/5 là
những chất điều hòa quan trọng của hoạt động thần kinh, bao gồm quá trình biệt hóa,
tồn tại và tính khả biến synap. Trong đó, BDNF (bản chất là một glycoprotein) là một
yếu tố dinh dưỡng thần kinh hoạt động mạnh trong hệ thần kinh trung ương và được
xem là có vai trò trung tâm trong giả thuyết này [23]. BDNF được cho là ảnh hưởng
đến sự tồn tại và phát triển tế bào thần kinh bằng cách hoạt hóa các thụ thể TrkB ở cả
tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm. Sự suy giảm nồng độ BDNF và mức độ biểu
hiện thụ thể TrkB cũng đã được ghi nhận trong máu và não ở những bệnh nhân trầm
cảm. Truyền trực tiếp BDNF vào vùng não giữa, vùng đồi hải mã và não thất bên làm
tăng nồng độ BDNF và tăng sinh tế bào thần kinh, tạo đáp ứng chống trầm cảm trên
các mô hình động vật [22], [34]. Vai trò của BDNF trong sự tăng sinh tế bào thần kinh
hồi hải mã cũng đã được khẳng định bởi kết quả từ nhiều nghiên cứu. Trước hết, các
yếu tố dinh dưỡng nói chung và BDNF nói riêng được cho là có khả năng làm tăng
mạnh khả năng sống sót của các tế bào thông qua ức chế sự chết tế bào theo chương
trình [64]. Truyền trực tiếp BDNF vào vùng hải mã làm tăng đáng kể số lượng các tế
bào thần kinh mới sinh, ngay cả ở phía bên kia vị trí tiêm, gợi ý rằng tác dụng này
không phải là kết quả của một mình cơ chế tác động trực tiếp lên các tế bào gốc hay tế

bào thần kinh chưa trưởng thành [76].
Giả thuyết này có thể giải thích thuyết phục hiện tượng suy giảm thể tích hồi hải
mã trên bệnh nhân trầm cảm. Tuy nhiên, các kết quả hiện có chủ yếu chỉ dừng lại ở mô
hình động vật và chưa có nhiều bằng chứng lâm sàng, do đó cần thêm thời gian để làm
sáng tỏ hơn các cơ chế dẫn đến sự thay đổi các yếu tố liên quan khác có vai trò trong
sinh lý bệnh trầm cảm đã được khẳng định trước đây.

5


1.1.4.3. Một số giả thuyết khác
Ngoài hai giả thuyết trên, trầm cảm cũng được cho là có liên quan đến một số bất
thường nội tiết, trong số đó có bất thường ở trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng
thận (HPA) trên bệnh nhân trầm cảm nặng. Bệnh nhân trầm cảm thường có nồng độ
cortisol tăng, không làm ức chế giải phóng hormon thượng thận (ACTH) trong test ức
chế dexamethason, và làm tăng cao mạn tính nồng độ hormon giải phóng corticotropin
(CRH). CRH phân bố rộng rãi trong não và có ảnh hưởng đến hành vi. Khi được tiêm
vào trong não của động vật thí nghiệm, CRH mô phỏng một số khía cạnh của bệnh
trầm cảm trên người, ví dụ như giảm hoạt động, mất cảm giác ngon miệng và có dấu
hiệu tăng lo lắng. Bệnh nhân suy giáp lâm sàng thường có biểu hiện trầm cảm, được
điều trị bằng cách bổ sung hormon tuyến giáp. Hormon tuyến giáp cũng thường được
sử dụng kết hợp với các thuốc chống trầm cảm để tăng hiệu quả điều trị. Steroid sinh
dục cũng được cho là có vai trò trong cơ chế bệnh sinh trầm cảm: sự thiếu hụt estrogen
ở phụ nữ sau sinh và mãn kinh hay sự thiếu hụt testosteron ở nam giới được cho là liên
quan đến các triệu chứng trầm cảm, từ đó liệu pháp thay thế hormon ở nam giới và nữ
giới có suy giảm chức năng sinh dục được áp dụng để cải thiện tâm trạng và triệu
chứng trầm cảm [50].
Một số cơ chế bệnh sinh khác của trầm cảm cũng đã được đề cập như thay đổi
dẫn truyền thần kinh thông qua hệ glutamatergic, giảm hoạt tính hệ GABAergic, giảm
tổng hợp các steroid thần kinh, giảm chức năng opioid nội sinh, mất cân bằng

monoamin-acetylcholin…[13]. Tuy nhiên do sự giao thoa phức tạp của các hệ thống
khác nhau tại não, những giả thuyết này vẫn có thể chỉ dừng lại ở những thay đổi thứ
phát của trầm cảm mà chưa chỉ ra được nguyên nhân thực sự của rối loạn này.
1.2. Các mô hình trầm cảm trên động vật thực nghiệm
1.2.1. Các khía cạnh chung của một mô hình trầm cảm
1.2.1.1. Các tiêu chí của một mô hình trầm cảm lý tưởng
Hiện nay, có nhiều mô hình thực nghiệm đã được xây dựng dựa trên những
nguyên lý khác nhau mô phỏng sinh lý bệnh và các triệu chứng của trầm cảm. Để xây
dựng một mô hình, hầu hết các tác giả đều sử dụng bộ 3 tiêu chí [29]:
-

Khả năng tái hiện các triệu chứng lâm sàng trên người (face validity).

-

Tương đồng về nguyên nhân hoặc cơ chế sinh lý bệnh với trầm cảm lâm sàng
(construct/etiology validity).

6


Đáp ứng với các thuốc chống trầm cảm hiện có (predictive validity).

-

Trong thực tế chưa có mô hình nào có thể đáp ứng đầy đủ được cả 3 tiêu chí trên
do:
Có nhiều triệu chứng trầm cảm trên người không thể mô phỏng trên động vật

-


như buồn chán, cảm giác tội lỗi hay ý định tự tử [7].
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của trầm cảm vẫn chưa được làm sáng tỏ

-

hoàn toàn [29].
Các thuốc chống trầm cảm hiện này đều có tác dụng lên hệ monoamin, việc

-

thẩm định dựa trên đáp ứng với các thuốc này có thể sẽ loại trừ các mô hình
nhạy với các thuốc chống trầm cảm theo cơ chế khác [14].
Tuy nhiên một mô hình trầm cảm không nhất thiết phải tái hiện tất cả các bất
thường về hành vi liên quan đến trầm cảm, cũng giống như một bệnh nhân trầm cảm
thường chỉ biểu hiện một số triệu chứng nhất định của bệnh.
1.2.1.2. Các hành vi liên quan đến trầm cảm có thể mô hình hóa trên động vật
Trầm cảm được cấu thành bởi các nhóm hành vi, những hành vi này có thể được
mô phỏng một cách độc lập và đánh giá được trên động vật thí nghiệm. Bên cạnh rối
loạn hành vi, trầm cảm cũng bao gồm những bất thường về sinh lý, nội tiết và thay đổi
giải phẫu bệnh học (Bảng 1.1) [31].
Bảng 1.1. Các loại hành vi liên quan đến trầm cảm có thể mô hình hóa trên động
vật
Kiểu hành vi

Mô tả

Giảm hứng

Giảm/mất hứng thú đối với các hoạt động ưa thích được coi là


thú

triệu chứng quan trọng nhất của rối loạn trầm cảm. Giảm hứng

(anhedonia)

thú ở loại gặm nhấm có thể được đánh giá bằng cách đo mức độ
tiêu thụ đồ ăn/đồ uống hoặc vị trí trú ngụ ưa thích hoặc nghiệp
pháp tự kích thích nội sọ.

Hành vi tuyệt

Hành vi tuyệt vọng cũng là một triệu chứng quan trọng của rối

vọng, bất lực

loạn trầm cảm. Có thể đánh giá hành vi này trên động vật bằng
test bơi cưỡng bức, test treo đuôi và test gây bất lực thụ nhiễm.

Hành vi lo âu

Lo âu là những triệu chứng mắc kèm thường gặp của trầm cảm.
Do vậy, động vật thường được gây trầm cảm thực nghiệm cũng
thường biểu hiện hành vi lo âu trên test chữ thập nâng cao

7


(EPM), test môi trường mở (OFT)...

Rối loạn thần

Bệnh nhân trầm cảm thường có rối loạn trục dưới đồi – tuyến yên

kinh nội tiết

– tuyến thượng thận (HPA). Chức năng của trục HPA có thể được
đánh giá bằng test ức chế dexamethason hoặc test kết hợp
dexamethason và CRF.

Tiêu thụ thức

Trầm cảm ở người thường gắn liền với những thay đổi lớn về

ăn hoặc thay

cảm giác thèm ăn hoặc tăng/giảm cân và có thể dễ dàng phát hiện

đổi cân nặng

được ở các loài gặm nhấm.

Sự thay đổi

Rối loạn nhịp sinh học và đặc biệt rối loạn cấu trúc giấc ngủ

trong cấu trúc thường được ghi nhận trên những bệnh nhân trầm cảm. Cấu trúc
giấc ngủ như giấc ngủ REM ở các loài gặm nhấm, có thể quan sát

giấc ngủ


qua điện não đồ (EEG).
Giải phẫu

Các đối tượng trầm cảm cho thấy có sự giảm thể tích vùng hồi

thần kinh

hải mã qua hình ảnh cộng hưởng từ. Động vật gặm nhấm tiếp xúc
với stress mạn tính hoặc dư thừa glucocorticoid sẽ có các dấu
hiệu tương tự như giảm thể tích vùng hồi hải mã và teo tế bào
thần kinh đệm.

1.2.2. Các test đánh giá hành vi trầm cảm trên động vật thực nghiệm
Các test đánh giá tác dụng chống trầm cảm hay còn được gọi là mô hình gây
stress cấp tính thường được sử dụng để sàng lọc tác dụng của các thuốc chống trầm
cảm mới. Các test này không tạo ra được những thay đổi hành vi ổn định trong động
vật nhưng có ưu điểm là dễ thực hiện, chi phí thấp và có giá trị dự đoán cao, thích hợp
để thăm dò bước đầu tác dụng chống trầm cảm của một thuốc.
Bảng 1.2. Các test sử dụng để đánh giá một số hành vi trầm cảm ở động vật [31]
Ƣu điểm

Test

Nhƣợc điểm

Dựa vào hành vi tuyệt vọng
Bơi cưỡng bức

Nhạy với nhiều thuốc


Chỉ đánh giá được các

Bơi cưỡng bức cải tiến

chống trầm cảm

thuốc tác dụng trên hệ

Dễ thực hiện

mononergic

Độ lặp lại cao

Nguy cơ hạ thân nhiệt

Treo đuôi

Nhạy cảm với nhiều thuốc Chỉ đánh giá được các
chống trầm cảm
8

thuốc tác dụng trên hệ


Dễ thực hiện

mononergic


Độ lặp lại cao

Chỉ áp dụng với một số
chủng chuột nhắt nhất định

Dựa trên hành vi được thưởng
Tiêu thụ saccarose

Đánh giá trạng thái cảm

Chưa đáp ứng được tính

Tự kích thích nội sọ

xúc và động lực

hiệu lực trong mô hình

Đáp ứng với điều trị trầm

trầm cảm

cảm mạn tính
Dựa trên hành vi lo âu
Giảm ăn do môi trường

Nhạy với thuốc chống

Chủ yếu phản ánh tác dụng


mới

trầm cảm mạn tính

giải lo âu của thuốc chống

Không bị thiếu thức ăn

trầm cảm

Môi trường mở (OFT)

Nhạy với thuốc giải lo âu

Khó phân biệt giữa giảm né

Chữ thập nâng cao

Đánh giá hành vi liên

tránh do lo âu với tăng tìm

(EPM)

quan đến lo âu như một

kiếm trong môi trường mới

Hộp 2 ngăn sáng tối


kiểu hình đi kèm với trầm

Đáp ứng với thuốc chống

(light/dark box)

cảm

trầm cảm không đáng tin
cậy

Rối loạn thần kinh nội tiết
Nhịp sinh học tiết

Nhạy với thuốc chống

Là một test xâm lấn do

corticosteron

trầm cảm mạn tính

phải lấy máu chuột để đánh
giá

Ức chế bằng

Cho phép đánh giá cơ chế

Thể tích máu chuột nhắt có


dexamethason

tác dụng của thuốc chống

hạn, trong khi test đánh giá

Phối hợp dexamethason

trầm cảm trước, trong và

cần lấy máu nhiều giai

và CRH

sau khi điều trị

đoạn và có thể phải lấy
nhiều mẫu

1.2.2.1. Thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức
Thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức (forced swim test, FST) là mô hình dược lý
được sử dụng rộng rãi để đánh giá hoạt tính chống trầm cảm. Trong test này, động vật
được đặt vào một bình trụ chứa đầy nước và không thể thoát ra [71]. Ban đầu, động
vật sẽ cố gắng để trốn thoát, nhưng cuối cùng trạng thái stress sẽ tiến triển thành tư thế
9


bất động, đặc trưng bởi việc chuột không có bất cứ chuyển động nào khác ngoại trừ
những hoạt động cần thiết để duy trì cho đầu/mũi ở trên mặt nước. Thử nghiệm này

thường gồm 2 giai đoạn. Ở giai đoạn luyện tập, từng con chuột được thả vào trong bể
nước 6-15 phút. 24 giờ sau, giai đoạn thử nghiệm được tiến hành với việc thả chuột
vào bể nước trong thời gian 6 phút. Tùy vào mục đích của người nghiên cứu, các
thông số đánh giá sẽ được thu thập chủ yếu trong 5 phút cuối: thời gian bất động
(immobile time), thời gian trèo (climbing time, được hiểu là những chuyển động dọc,
mạnh mẽ của chuột sử dụng 2 chân trước, hướng vào thành bể nước), thời gian bơi
(swimming time, là chuyển động ngang, qua lại trong bể nước)…
FST dễ sử dụng, có độ lặp lại cao và được dùng để đánh giá các loại thuốc chống
trầm cảm mới. Các nhóm thuốc chống trầm cảm khác nhau làm giảm thời gian bất
động trong FST, tăng thời gian bơi hay thời gian trèo/lặn. Các thuốc ảnh hưởng đến
dẫn truyền thần kinh hệ noradrenergic (ví dụ: desipramin) làm tăng hành vi trèo/lặn
(chuyển động dọc), trong khi các thuốc ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh hệ
serotonergic (ví dụ: fluoxetin, citalopram) làm tăng thời gian bơi (chuyển động ngang)
[21]. Tác dụng của thuốc chống trầm cảm trên hành vi ở FST tương đối rõ ràng do nó
không làm tăng hoạt động tự nhiên của chuột, không kích thích tâm thần như
amphetamin và cocain [49].
1.2.2.2. Thử nghiệm treo đuôi
Thử nghiệm treo đuôi (tail suspension test, TST) là một mô hình thực nghiệm
phổ biến dùng để phân tích trạng thái tâm thần trên các loài gặm nhấm. Thử nghiệm
này dựa trên nguyên tắc khi động vật phải chịu các stress ngắn hạn, không thể trốn
thoát như bị treo đuôi thì sẽ rơi vào trạng thái bất động [28]. Trong TST, chuột bị treo
đuôi trong khoảng thời gian 6 phút ở độ cao 30 cm so với mặt sàn và thời gian bất
động sẽ được đánh giá chủ yếu trong 5 phút cuối. Các thuốc chống trầm cảm có xu
hướng làm giảm thời gian bất động trên chuột và làm tăng hành vi theo xu hướng trốn
thoát.
Ưu điểm lớn của thử nghiệm treo đuôi là thiết kế đơn giản, ít tốn kém và có thể
tự động hóa, không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hạ thân nhiệt gặp trong FST [58], tuy
nhiên chỉ áp dụng được trên chuột nhắt và giới hạn trong các chủng không có xu
hướng leo lên đuôi. Cả TST và FST đều không phản ánh được sự khởi phát chậm tác


10


dụng chống trầm cảm như đã quan sát thấy trên người và các test này không có khả
năng mô phỏng triệu chứng cũng như cơ chế bệnh sinh tương tự trên người [28].
1.2.3. Mô hình cắt bỏ thùy khứu giác (Olfactory bulbectomy, OBX)
Mô hình cắt bỏ thùy khứu giác (OBX) trên các loài gặm nhấm là một mô hình
thực nghiệm được các phòng thí nghiệm về thần kinh trên thế giới sử dụng rộng rãi để
đánh giá tác dụng của thuốc hay liệu pháp điều trị trên các chứng rối loạn về tâm thần
trong đó có bệnh trầm cảm. Chuột được gây mê và sau đó phá hủy thùy khứu giác
bằng dụng cụ chuyên dụng, đối chứng sinh lý (sham operation) được tiến hành tương
tự nhưng bỏ qua bước loại bỏ thùy khứu giác. Nhiều bằng chứng cho thấy có sự tương
đồng giữa chuột OBX và các biểu hiện của rối loạn trầm cảm:
-

Mô hình cắt bỏ thùy khứu giác được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên chuột
cống. Chuột bị cắt bỏ thùy khứu giác biểu hiện nhiều thay đổi hành vi bao gồm
trạng thái kích thích, hiếu động và nồng độ corticosteroid cao trong máu, đồng
thời giảm khả năng tránh thụ động (passive avoidance learning). Tất cả những
thay đổi này được đảo ngược bởi các thuốc chống trầm cảm [83].

-

Chuột OBX liên quan đến sự suy giảm các biểu hiện ưa thích trong điều kiện
tăng cocain [20], lượng dung dịch sucrose và saccharin dùng hàng ngày, hoạt
động giao phối, chạy trong mê cung tìm thức ăn và chạy bánh xe khi so sánh
với nhóm chứng [51]. Những thay đổi hành vi này cho thấy đặc điểm giảm
hứng thú do cắt bỏ thùy khứu giác ở chuột OBX.

-


Việc lấy đi thùy khứu giác trên chuột dẫn đến một loạt thay đổi về cấu trúc và
chức năng tại các vùng não. Thay đổi lớn bao gồm sự nới rộng não thất bên và
não thất ba. Hình ảnh cộng hưởng từ cũng cho thấy sự thay đổi cường độ tín
hiệu ở vỏ não, đồi hải mã, vùng hạch và vùng đuôi [84]. Những thay đổi này
phù hợp với các báo cáo trên bệnh nhân trầm cảm bao gồm kích thước não thất
tăng, giảm khối lượng thùy trán, vùng hạch và đuôi cũng như những tổn thương
ở thùy trán và hạch nền [32].

-

Trong một nghiên cứu của Hellweg và cộng sự, chuột nhắt bị loại bỏ thùy khứu
giác biểu hiện những thay đổi hành vi như vận động quá mức và chậm tăng cân,
được cho là liên quan tới trạng thái trầm cảm. Tại các vùng đồi hải mã, vỏ não
trước và vùng dưới đồi, tỉ lệ acid 5 hydroxyindoleacetic/serotonin (5-HT) giảm
cho thấy việc giảm chuyển hóa serotonin. Tương tự, có sự suy giảm chức năng

11


chuyển hóa rõ rệt của dopamin (DA) chỉ ở vùng dưới đồi, thể hiện bởi việc
giảm tỉ lệ acid 3,4 dihydroxyphenylacetic/DA với mức DA tăng. Ở các vùng
não khác khi nghiên cứu nồng độ DA, chất chuyển hóa của nó là DOPAC và
norepinephrine không thay đổi. Như vậy phẫu thuật loại bỏ thùy khứu giác có
thể coi là một mô hình động vật có giá trị trên chuột nhắt liên quan đến rối loạn
chức năng hệ serotonergic tương tự như trên mô hình chuột cống đã được biết
đến trước đây [44].
1.3. Nhuộm hóa mô miễn dịch đánh dấu protein doublecortin (DCX) vùng hồi
răng của hồi hải mã
Nhuộm hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry, IHC) là một kĩ thuật nhằm

phát hiện các kháng nguyên (protein) trong tế bào dựa trên nguyên tắc sử dụng kháng
thể gắn đặc hiệu vào kháng nguyên mong muốn của mô sinh học. IHC được sử dụng
phổ biến trong nghiên cứu cơ bản để tìm hiểu vị trí và phân bố của các chỉ dấu
(marker) sinh học và các protein biểu hiện khác nhau tại các phần của mô [72].
Sự suy giảm số lượng tế bào thần kinh mới sinh trên vùng hồi răng (dentate
gyrus) của hồi hải mã (hippocampus) não bộ được cho là một yếu tố đóng vai trò quan
trọng trong cơ chế bệnh sinh của rối loạn trầm cảm [47]. Nghiên cứu cho thấy, ở vùng
hồi răng của não bộ động vật gặm nhấm, tế bào thần kinh hạt được tạo ra trong suốt
cuộc đời từ các tế bào tiền thân phân chia liên tục cư trú ở vùng cận tế bào hạt
(subgranular zone). Các neuron mới sinh sau đó di chuyển vào lớp tế bào hạt, biệt hóa,
mở rộng sợi trục và biểu hiện các chỉ dấu protein (protein marker) thần kinh [36]
(Hình 1.1). Việc đánh giá mức độ tăng sinh tế bào thần kinh hiện nay chủ yếu dựa trên
kĩ thuật đánh dấu các tế bào thần kinh mới sinh qua các chỉ dấu protein, trong đó
doublecortin (DCX) là một protein liên kết vi ống biểu hiện ở hầu hết tất cả các tế bào
tiền thân trong hệ thần kinh trung ương đang phát triển, chủ yếu ở vùng hồi hải mã và
tiền não thất bên. Trong quá trình tăng sinh tế bào, DCX biểu hiện từ khi nguyên bào
thần kinh hình thành, đạt đỉnh ở tuần thứ hai và biến mất đồng thời với sự xuất hiện
của chỉ dấu protein tế bào thần kinh trưởng thành (NeuN). Từ đó nghiên cứu đã chứng
minh DCX là một chỉ dấu protein đặc hiệu và đáng tin cậy có thể sử dụng để phản ánh
mức độ tăng sinh tế bào thần kinh trong não bộ ở điều kiện bình thường hoặc bệnh lý
[26].

12


Hình 1.1. Tăng sinh tế bào thần kinh trong vùng hồi răng của hồi hải mã
Chú thích: TB: tế bào; TBTK: tế bào thần kinh.
1.4. Tổng quan về hƣơng nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.)
1.4.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại Takhtajan.

Hương nhu tía thuộc:
 Giới Thực vật (Plantae)
 Ngành Ngọc Lan (Magnolopsida)
 Phân lớp Bạc hà (Lamiales)
 Họ Bạc hà (Lamiaceae)

Hình 1.2. Hương nhu tía
(Ocimum tenuiflorum L.)

 Chi Ocimum L.

Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L. (Ocimum sanctum L. )
Tên thường gọi: hương nhu tía, é đỏ, é tía.
1.4.2. Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ sống hằng năm hay sống dai, cao đến gần 1m. Thân, cành màu đỏ tía, có
lông mịn. Lá mọc đối, có cuống dài, hình mác hoặc thuôn, dài 2 – 5 cm, rộng 1 – 3 cm,
mép khía răng cưa, hai mặt màu tím tía, có lông mềm [2], [5].

13


Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chum xim phân nhánh, lá bắc nhỏ, hoa màu trắng
hay tím tía, xếp thành từng vòng 5 – 6 hoa trên một cụm hoa, những thùy bên rất ngắn,
tràng hoa có cánh hơi lượn sóng ở mép, nhị 4 vượt ra ngoài tràng.
Quả bẻ tư, gần hình cầu, hơi dẹt, màu nâu nhạt hoặc đỏ có đốm đen nhỏ nằm
trong đài tồn tại. Mùa hoa quả: tháng 5 – tháng 7 [5].
1.4.3. Phân bố, sinh thái
Hương nhu tía vốn là cây cổ nhiệt đới Châu Á, được trồng rải rác ở Trung Quốc,
Lào, Thái Lan để làm thuốc và làm rau gia vị.
Ở Việt Nam hương nhu tía được trồng trong các vườn gia đình hoặc trong các cơ

sở chữa bệnh theo y học cổ truyền. Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung
bình năm 23 – 30oC; lượng mưa 1800 – 2600 mm/năm. Ở các vùng núi cao có khí hậu
cận nhiệt đới và hơi lạnh, không thấy trồng [5].
Hương nhu tía mọc từ hạt vào khoảng cuối mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong
mùa hè, đến cuối mùa thu hay đầu đông thì tàn lụi. Cây ra hoa quả nhiều. Quả chín tự
mở, hạt rơi xuống đất và nảy mầm sau 5 – 6 tháng. Cây trồng dễ dàng bằng hạt [2],
[5].
1.4.4. Thành phần hóa học
Tinh dầu: đây là thành phần đáng chú ý và có giá trị cao trong cây hương nhu tía.
Hàm lượng tinh dầu khi cây bắt đầu có hoa đến lúc ra hoa là 1,08 – 1,62%. Dược điển
Việt Nam IV quy định hàm lượng tinh dầu không dưới 0,5% (tính theo dược liệu khô
tuyệt đối) [1]. Các thành phần hóa học chính của tinh dầu hương nhu tía Việt Nam là
eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-carophylen [5].
1.4.5. Tác dụng dược lý
Hương nhu tía đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trong y học cổ truyền Ấn Độ
để giúp cân bằng các quá trình trong cơ thể và giúp cơ thể thích nghi với stress. Trên
thế giới, nhiều tác dụng dược lý của hương nhu tía đã được chứng minh bằng các
nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật và các thử nghiệm in vitro.
1.4.5.1. Tác dụng chống viêm giảm đau hạ sốt
Dịch chiết bằng methanol và nhũ tương được điều chế từ cao chiết hương nhu tía
đã được thử nghiệm về tác dụng chống viêm, giảm đau hạ sốt.
Tác dụng chống viêm:

14


Các dạng bào chế đều ức chế phù gan bàn chân chuột cống trắng do carragenin
gây nên trên mô hình viêm cấp tính và ức chế sự hình thành dịch rỉ viêm, tổ chức hạt
trong mô hình gây viêm mãn tính do tiêm crotom. Tác dụng chống viêm của dịch chiết
và nhũ tương hương nhu tía ở mức liều 500 mg/kg tương đương đương với natri

salicylate liều 300 mg/kg [53].
Nghiên cứu của Singh năm 1998 đã chỉ ra rằng hiện nay acid linoleic trong tinh
dầu hương nhu tía có khả năng ức chế cả cyclooxygenase và lipoxygennase trên con
đường chuyển hóa acid arachidonic, từ đó có tác dụng chống viêm [79].
Tác dụng giảm đau:
Dịch chiết cồn từ lá hương nhu tía (50, 100 mg/kg (i.p) và liều 50, 100, 200
mg/kg (p.o) ) giúp làm giảm số lần đau thắt trong thử nghiệm trên chuột sử dụng acid
acetic bằng để gây đau thắt [53].
1.4.5.2. Tác dụng kháng khuẩn
Trong nghiên cứu của Singh và cộng sự, hàm lượng acid linoleic trong tinh dầu
hương nhu tía có thể góp phần vào hoạt tính kháng khuẩn của nó. Các thành phần
trong tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn nhạy cảm sau:
Staphylococcus aureus, Bacillus pumius và Pseudomonas aeruginosa [79].
Kết quả từ một nghiên cứu của Geeta và cộng sự cho thấy dịch chiết nước của
hương nhu tía ở liều 60 mg/kg cho đường kính vòng vô khuẩn lớn hơn so với chiết
xuất cồn với chủng Klebsiella, E.coli, Proteus, Vibrio cholerae trong phương pháp
khuếch tán thạch [12].
Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu hương nhu tía cũng đã được nghiên cứu ở
Việt Nam bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn: với Bacillus mycoides có vòng vô
khuẩn 22 mm; B.subtilis (60 mm); E.coli (15 mm); Klebsiella sp (12 mm);
Staphylococus aureus (20 mm). (Bộ Y tế - Công trình nghiên cứu khoa học y dược
1997 - 1998) [5].
1.4.5.3. Tác dụng chống oxy hóa
Khả năng chống oxy hóa của tinh dầu trong một số loài của chi Ocimum đã được
đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao (HPLC) dựa vào
hàm lượng hypoxanthin xanthin oxidase. Trong nghiên cứu này, tác dụng chống oxy
hóa mạnh mẽ nhất thu được ở Ocimum tenuiflorum L. (IC50 = 0,46 µl/ml) [74].

15



×